Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HOÁ 11

LUYỆN TẬP: CÂN BẰNG HOÁ HỌC (LẦN 5)

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau (sử dụng đúng mũi tên và nếu sự điện li không xảy
ra thì vẽ → ).
(a) CuSO4 (c) CuO

(b) HNO2 (d) CaCl2•2MgCl2•12H2O

Câu 2: Khi được thêm vào đất chua, vôi sống (CaO) sẽ khử chua cho đất. Viết các phương trình hoá
học minh hoạ cho quá trình khử chua đó.
(Answer: CaO + H2O → Ca(OH)2; Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH−; H+ + OH− → H2O)

Câu 3: Độ dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) để trong không khí giảm dần theo thời
gian. Hãy giải thích hiện tượng này.
(Answer: Phản ứng CO2(g) + Ca(OH)2(aq) → CaCO3(s) loại bỏ ion khỏi dung dịch)

Câu 4: Cho một lượng khí CO và một lượng khí Cl2 vào một bình kín ở một nhiệt độ xác định. Chúng
phản ứng với nhau theo phương trình CO(g) + Cl2(g) COCl2(g). Đồ thị sau cho thấy sự thay
đổi nồng độ mol của các khí CO và Cl2 theo thời gian:
0,10
nồng độ mol (M)

0,08 CO
0,06 Cl2
0,04
0,02
0,00
0 5 10
thời gian (phút)
(a) Tính nồng độ cân bằng của khí COCl2, sau đó vẽ lên đồ thị trên đường cong thể hiện sự thay
đổi nồng độ mol của khí COCl2 theo thời gian.
(b) Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
(Answer: a. 0,02 M; b. 4)

Trang 1
Câu 5: Tính thể tích nước cần thêm vào 10 mL dung dịch HCl có pH = 1 để thu được dung dịch HCl
có pH = 2.
(Answer: 90 mL)

Câu 6: Tính thể tích nước cần thêm vào 20 mL dung dịch HCl có pH = 2 để thu được dung dịch HCl
có pH = 3?
(Answer: 180 mL)

Câu 7: Cần pha loãng dung dịch HCl có pH = 2 bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH =
3?
(Answer: 10 lần)

Câu 8: Tính thể tích nước cần thêm vào 10 mL dung dịch NaOH có pH = 13 để thu được dung dịch
NaOH có pH = 12. (Các giá trị pH được đo ở 25°C.)
(Answer: 90 mL)

Trang 2
Câu 9: Trộn 250 mL dung dịch chứa H2SO4 0,10 M và HCl 0,20 M với 250 mL dung dịch Ba(OH)2
0,10 M. Tính pH của dung dịch thu được.
(Answer: 1,0)

Câu 10: Trộn 250 mL dung dịch Ba(OH)2 0,50 M với 250 mL dung dịch chứa H2SO4 0,20 M và HCl
0,40 M. Tính pH của dung dịch thu được.
(Answer: 13,0)

Câu 11: Để xác định nồng độ của H2SO4 trong một loại dung dịch mạ điện, người ta tiến hành phép
chuẩn độ 25,0 mL mẫu của dung dịch đó bằng dung dịch NaOH 0,661 M và chất chỉ thị thích hợp.
Biết phép chuẩn độ cần 46,8 mL dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol của H2SO4 trong dung dịch mạ
điện trên (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn).
(Answer: 0,619)

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Saccharose (C12H22O11) là chất không điện li vì hợp chất này
A. tan được trong nước. B. không tan được trong nước.
C. phân li thành ion trong nước. D. không phân li thành ion trong nước.

Trang 3
Câu 2: Tiến hành một phản ứng thuận nghịch ở một nhiệt độ xác định. Cho đồ thị nồng độ các chất
theo thời gian, trong đó hai đường cong tương ứng với H2 và I2 trùng nhau.
0,10
nồng độ mol (M)

0,09
0,08
0,07 H2(g), I2(g)
0,06 HI(g)
0,05
0,04
0,03
0,02
0,01
0,00
0 t 2t
thời gian (phút)
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng nghịch là H2(g) + I2(g) → 2HI(g).
(b) Phản ứng bắt đầu đạt trạng thái cân bằng vào thời điểm khoảng t phút.
(c) Vào thời điểm 2t phút, phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
(d) Phản ứng có giá trị hằng số cân bằng Kc làm tròn tới hàng phần mười là 0,7.
(e) Vào thời điểm 2t phút, nếu thêm một lượng khí H2 vào hỗn hợp cân bằng thì sau đó sẽ thấy
nồng độ I2 giảm.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Quá trình hoà tan của một chất trong nước tạo thành dung dịch được gọi là sự điện li.
B. Quá trình trong đó một chất phân li thành ion trong nước được gọi là sự điện li.
C. Sự điện li là quá trình oxi hoá–khử.
D. Cả B và C đều đúng.

Câu 4: Dung dịch muối ăn (NaCl) dẫn điện được bởi vì trong dung dịch này có
A. các phân tử NaCl hoà tan. B. các ion Na+ và Cl− chuyển động tự do.
C. các electron di chuyển tự do. D. cả B và C.

Câu 5: Một dung dịch H2SO4 có giá trị pH là 2,00. Vậy nồng độ cân bằng của ion H+ trong dung dịch
đó là
A. 1,0  10−7 M. B. 1,0  10−2 M. C. 2,0  10−2 M. D. 5,0  10−3 M.

Câu 6: Một dung dịch Ba(OH)2 có giá trị pH là 12,00. Vậy nồng độ cân bằng của ion H+ trong dung
dịch đó là
A. 1,0  10−2 M. B. 1,0  10−12 M. C. 5,0  10−3 M. D. 5,0  10−13 M.

Trang 4
Câu 7: Dung dịch nào sau đây có giá trị pH nhỏ nhất?
A. Dung dịch HCl 0,10 M. B. Dung dịch CH3COOH 0,10 M.
C. Dung dịch NaCl 0,10 M. D. Dung dịch NaOH 0,10 M.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây có tính acid mạnh nhất?
A. Nước cam ép có pH 3,5. B. Nước ép cà chua có pH 4,2.
C. Cà phê đen có pH 5,0. D. Sữa có pH 6,6.

Câu 9: [H+] của dung dịch nào sau đây có giá trị lớn nhất?
A. Giấm ăn có pH 2,6. B. Sữa rửa mặt có pH 5,5.
C. Nước rửa chén có pH 7,4. D. Dung dịch tẩy rửa có pH 11,5.

Câu 10: Dung dịch nào sau đây có độ kiềm lớn nhất?
A. Nước mưa có pH 6,0. B. Nước biển có pH 8,5.
C. Dung dịch đánh bóng đồ đồng pH 9,5. D. Dung dịch ammonia gia dụng có pH 11,9.

III. BÀI TẬP VỀ NHÀ


Câu 1: Tính thể tích nước cần thêm vào 10 mL dung dịch NaOH có pH = 14 để thu được dung dịch
NaOH có pH = 13. (Các giá trị pH được đo ở 25°C.)
(Answer: 90 mL)

Câu 2: Trộn 250 mL dung dịch chứa NaOH 0,50 M và Ba(OH)2 0,25 M với 250 mL dung dịch chứa
H2SO4 0,20 M và HNO3 0,40 M. Tính pH của dung dịch thu được.
(Answer: 13,0)

Trang 5
Câu 3: Để xác định nồng độ của H2SO4 trong một loại dung dịch mạ điện đồng acid, người ta tiến
hành phép chuẩn độ điện thế 5,00 mL mẫu của dung dịch đó bằng dung dịch NaOH 1,00 M. Biết
phép chuẩn độ cần 19,6 mL dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol của H2SO4 trong dung dịch mạ điện
trên.
(Answer: 1,96)

Trang 6

You might also like