4 Teacher Chemistry11 Chapter1 PracticeQuestions 1st 2024-2025

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HOÁ 11

LUYỆN TẬP: CÂN BẰNG HOÁ HỌC (LẦN 1)

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền vào chỗ trống.
Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
CO2(g) + C(s) 2CO(g) ∆rH = +173 kJ.
a. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều ____________, tức là chiều ______
b. Khi lấy một lượng khí CO ra, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ nồng độ khí CO,
tức là chiều ______
c. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ áp suất, tức là chiều ______
d. Khi cho thêm carbon vào, cân bằng __________________
(Answer: a. nghịch; b. thuận; c. nghịch; d. không chuyển dịch)

Câu 2: Điền vào chỗ trống.


Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
Fe3O4(s) + CO(g) 3FeO(s) + CO2(g) ∆rH = +38,0 kJ.
a. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều ____________, tức là chiều ______
b. Khi cho thêm khí CO2 vào, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ nồng độ khí CO2, tức
là chiều ______
c. Khi lấy một ít khí CO ra, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ nồng độ khí CO, tức là
chiều ______
d. Khi giảm áp suất, cân bằng __________________
(Answer: a. thuận; b. nghịch; c. nghịch; d. không chuyển dịch)

Câu 3: Điền vào chỗ trống.


Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) ∆rH = −197 kJ.
a. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ____________, tức là chiều ______
b. Khi cho thêm khí O2 vào, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ nồng độ khí O2, tức là
chiều ______
c. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm ______ áp suất, tức là chiều ______
d. Khi cho chất xúc tác vào, cân bằng __________________
(Answer: a. nghịch; b. thuận; c. thuận; d. không chuyển dịch)

Trang 1
Câu 4: Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín:
2NO2(g) N2O4(g)
màu nâu đỏ không màu
Giả sử phản ứng đang ở trạng thái cân bằng. Nếu giảm thể tích của bình thì màu của hỗn hợp khí
trong bình sẽ đậm lên, nhạt đi hay không đổi? Giải thích.
(Answer: nhạt đi do cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận)

Câu 5: Phản ứng sau diễn ra trong một bình kín:


H2(g) + I2(g) 2HI(g)
không màu màu tím không màu
Giả sử phản ứng đang ở trạng thái cân bằng. Nếu giảm thể tích của bình thì màu của hỗn hợp khí
trong bình sẽ đậm lên, nhạt đi hay không đổi? Giải thích.
(Answer: không đổi do cân bằng không chuyển dịch)

Câu 6: Phản ứng sau được tiến hành trong một bình kín ở một nhiệt độ xác định:
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) ∆rH = 177,8 kJ.
Xác định (không cần giải thích) chiều chuyển dịch vị trí cân bằng của phản ứng trong mỗi trường hợp
sau.
a. Cho thêm một lượng CO2(g) vào. b. Lấy một lượng CaCO3 ra.
c. Cho một vài giọt dung dịch NaOH vào. d. Tăng nhiệt độ.
(Answer: a. nghịch; b. không chuyển dịch; c. thuận; d. thuận)

Câu 7: Khoảng 75% hydrogen (H2) dùng trong công nghiệp được sản xuất bằng quá trình steam-
reforming, được thực hiện theo 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Cho methane (CH4) tác dụng với hơi nước theo phương trình:
CH4(g) + H2O(g) CO(g) + 3H2(g) ∆rH = 206 kJ
• Giai đoạn 2: Lượng methane còn dư được cho tác dụng với không khí theo phương trình:
1
CH4(g) + 2 O2(g) CO(g) + 2H2(g) ∆rH = 35,7 kJ

Theo nguyên lí Le Chatelier, để tăng hiệu suất của hai phản ứng trên, ta cần thực hiện chúng ở
a. nhiệt độ cao hay thấp? Giải thích. b. áp suất cao hay thấp? Giải thích.
(Answer: a. cao; b. thấp)

Trang 2
Câu 8: Viết biểu thức hằng số cân bằng Kc cho các phản ứng sau.
a. 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g).

b. 5CO(g) + I2O5(s) I2(g) + 5CO2(g).

1
c. Cu2O(s) + 2 O2(g) 2CuO(s).

d. CH3COOH(l) + C2H5OH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l).

Câu 9: Xét các phản ứng sau:


Phản ứng Hằng số cân bằng ở 50°C
COCl2(g) CO(g) + Cl2(g) Kc = 6,37 × 105
2COCl2(g) 2CO(g) + 2Cl2(g) Kc’ = x × 1011
1 1 1
Kc” = y × 10−3
2 CO(g) + 2 Cl2(g) 2 COCl2(g)
Tìm các giá trị x và y (làm tròn các kết quả đến hàng phần trăm).
(Answer: a. 4,06; b. 1,25)

Câu 10: Phản ứng sau được tiến hành ở một nhiệt độ xác định:
N2(g) + 3Cl2(g) 2NCl3(g).
Cho nồng độ cân bằng của các chất: [NCl3] = 1,9 × 10−1 M; [N2] = 1,4 × 10−3 M; và [Cl2]
= 4,3 × 10−4 M. Giá trị hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở nhiệt độ trên là a × 1011. Tìm giá trị của
a (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
(Answer: 3,2)

Câu 11: Phản ứng sau được thực hiện ở một nhiệt độ xác định:
CO2(g) + H2(g) CO(g) + H2O(g)
Tại cân bằng, [CO] = 4,73 × 10−3 M, [H2O] = 5,21 × 10−3 M, và [CO2] = 3,99 × 10−2 M. Biết giá trị
hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở nhiệt độ trên là 5,21 × 10−3. Tính nồng độ cân bằng của H2 (làm
tròn kết quả đến hàng phần nghìn).
(Answer: 0,119 M)

Trang 3
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Gọi vt và vn lần lượt là tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch (vn) của phản ứng
thuận nghịch. Phương trình nào sau đây đúng?
A. vt = vn = 0. B. vt = vn ≠ 0. C. vt < vn. D. vt > vn.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng?
A. Phản ứng thuận đã xảy ra hoàn toàn.
B. Các chất dừng phản ứng với nhau.
C. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch và bằng 0.
D. Nồng độ các chất không đổi.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phản ứng thuận nghịch?
A. Các phản ứng thuận và nghịch xảy ra trong cùng một điều kiện.
B. Khi các phản ứng thuận và nghịch đạt tốc độ bằng nhau thì cân bằng hoá học được thiết lập.
C. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của các chất không thay đổi.
D. Ở trạng thái cân bằng, các chất dừng phản ứng với nhau.

Câu 4: Cho các phát biểu sau về một phản ứng thuận nghịch?
(a) Các phản ứng thuận và nghịch xảy ra trong các điều kiện phản ứng khác nhau.
(b) Khi các phản ứng thuận và nghịch đạt tốc độ bằng nhau thì cân bằng hoá học được thiết lập.
(c) Ở trạng thái cân bằng hoá học, các phản ứng thuận và nghịch dừng lại.
(d) Cân bằng hoá học là một cân bằng tĩnh.
(e) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm không đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: “Hiện tượng một hệ phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để hình thành trạng thái cân bằng mới do
tác động từ …(1)… được gọi là …(2)…”
Thông tin thích hợp cho các chỗ trống (1) và (2) lần lượt là
A. bên ngoài hệ; sự chuyển dịch cân bằng. B. bên trong hệ; sự thay đổi hằng số cân bằng.
C. bên trong hệ; sự chuyển dịch cân bằng. D. bên ngoài hệ; sự thay đổi hằng số cân bằng.

Câu 6: Khi tăng nồng độ của một chất thì vị trí cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều
A. thuận. B. nghịch.
C. chiều tăng nồng độ chất đó. D. chiều giảm nồng độ chất đó.

Câu 7: Phản ứng N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) đang ở trạng thái cân bằng. Khi tăng áp suất thì vị
trí cân bằng sẽ
A. chuyển dịch theo chiều tăng áp suất.
B. chuyển dịch theo chiều giảm áp suất.
C. chuyển dịch theo chiều giảm tổng số phân tử khí.
D. cả B và C đều đúng.

Câu 8: Khi thay đổi áp suất, vị trí cân bằng của phản ứng nào sau đây không chuyển dịch?
A. H2O(l) H2O(g).
B. CuSO4 · 5H2O(s) CuSO4(s) + 5H2O(g).
C. 2NO(g) + 2H2(g) N2(g) + 2H2O(g).
D. S(s) + 2HCl(g) H2S(g) + Cl2(g).

Câu 9: Vị trí cân bằng của phản ứng nào sau đây phụ thuộc vào áp suất?
A. 2HI(g) H2(g) + I2(g) B. 3Fe(s) + 4H2O(g) Fe3O4(s) + 4H2(g).
Trang 4
C. S(s) + 2HCl(g) H2S(g) + Cl2(g). D. CO2(g) + C(s) 2CO(g).

Câu 10: Chất xúc tác là chất


A. thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
B. tăng hằng số cân bằng của phản ứng.
C. cung cấp năng lượng cho phản ứng.
D. rút ngắn thời gian đạt trạng thái cân bằng.

Câu 11: Bảng sau cho biết các hiệu suất của phản ứng N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) ở 2 điều kiện
khác nhau:
Điều kiện Nhiệt độ 450°C và áp suất 200 atm Nhiệt độ 450°C và áp suất 400 atm
Hiệu suất x% y%
Nhận xét nào sau đây đúng nhất?
A. x = y. B. x > y. C. x < y. D. 2x = y.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây luôn không làm vị trí cân bằng chuyển dịch?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của chất xúc tác đến phản ứng thuận
nghịch?
A. Làm tăng hiệu suất phản ứng.
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
C. Không ảnh hưởng tới các tốc độ của các phản ứng thuận và nghịch.
D. Giúp phản ứng thuận nghịch nhanh đạt trạng thái cân bằng hơn.

Câu 14: Xét phản ứng: CO2(g) + C(s) 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng Kc của phản ứng

[CO2(g)] × [C(s)] [CO(g)]2
A. Kc = . B. Kc = [CO (g)] × [C(s)] .
[CO(g)]2 2
[CO2(g)] [CO(g)]2
C. Kc = [CO(g)]2 . D. Kc = [CO (g)] .
2

Câu 15: Hằng số cân bằng Kc của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác.

Câu 16: Hằng số cân bằng Kc của phản ứng 2HI(g) H2(g) + I2(g) ở 440°C là 0,0194. Vậy hằng
1 1
số cân bằng Kc của phản ứng HI(g) 2 H2(g) + 2 I2(g) ở 440°C là
A. 0,139. B. 9,70 × 10−3. C. 0,0388. D. 3,76 × 10−4.

Câu 17: Cho 2 phản ứng xảy ra trong 2 bình kín riêng biệt:
(1) 2HI(g) H2(g) + I2(g); (2) C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g).
Khi tăng áp suất, các vị trí cân bằng của (1) và (2) sẽ chuyển dịch theo chiều nào?
A. Các vị trí cân bằng của (1) và (2) đều không chuyển dịch.
B. Vị trí cân bằng của (1) không chuyển dịch; vị trí cân bằng của (2) chuyển dịch theo chiều thuận.
C. Vị trí cân bằng của (1) không chuyển dịch; vị trí cân bằng của (2) chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. Vị trí cân bằng của (1) chuyển dịch theo chiều thuận; vị trí cân bằng của (2) chuyển dịch theo
chiều nghịch.

Trang 5
Câu 18: Phản ứng sau xảy ra trong một bình kín: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g). Vị trí cân bằng
của phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Lượng CO2(g). B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Lượng CaO(s).

Câu 19: Trong một hỗn hợp khí gồm SO2, O2 và SO3 tồn tại cân bằng:
2SO2(g) + O2 (g) 2SO3(g).
Khi ta tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí H2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi
nói về cân bằng trên?
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt; cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi ta tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch thu nhiệt; cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi ta tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt; cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi ta tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận thu nhiệt; cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi ta tăng nhiệt độ.

Câu 20: Cho 1,0 mol NOCl(g) vào một bình thuỷ tinh kín có dung tích 2,0 L. Nung nóng bình ở 35°C
để thực hiện phản ứng:
2NOCl(g) 2NO(g) + Cl2(g)
Biết hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở nhiệt độ 35°C là 1,6 × 10−5. Tính nồng độ của mỗi chất ở
trạng thái cân bằng.

Trang 6

You might also like