Đặng Thị Hương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đặng Thị Hương – 13 năm vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại

Úc và hành trình khởi nghiệp đầy nhân văn.

Lớp 7 phải nghỉ học vì quá khó khăn, chuyển ra Hà Nội sống, công việc đầu tiên của cô là làm
giúp việc trông trẻ em. Sau 4 năm, Hương quyết tâm quay trở lại học bổ túc. Năm 2006, cô được
được giới thiệu vào KOTO, được đi du học, cuộc đời Hương đã thực sự đổi thay.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở Vĩnh Phúc, bố mất sớm, bốn mẹ con chị
Hương sống trong ngôi nhà vách đất do bà nội Hương vay mượn dựng được. Để trợ giúp cho gia
đình thoát nghèo đói, vào năm 1999, khi vừa học xong lớp 7, mới tròn 13 tuổi nhưng chị Hương
đã phải lên Hà Nội làm ô sin giúp việc, để anh trai và em gái mình vẫn được có cơ hội học tập ở
quê.

Khi ấy phải làm công việc chăm sóc em bé, dọn dẹp nhà cửa cho một gia đình ở Giảng Võ, Hà
Nội, lương tháng của cô chỉ có vỏn vẹn 150.000 đồng, lại còn bị chủ thường xuyên không hài
lòng, thậm chí la mắng. Dẫu vậy, khát khao đi học của cô chưa bao giờ tắt. Chị Hương may mắn
xin được đi học một lớp bổ túc tại một trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng
sau, nhà chủ đuổi cô đi vì thức khuya học bài. Chị chia sẻ về nỗi niềm của mình: "Ngày ấy, việc
tôi đi học bổ túc là điều rất phi lý. Ở quê tôi, con gái 16-17 tuổi thường lấy chồng, sinh con, làm
việc đồng áng. Tôi quyết tâm đó không phải cuộc đời của mình. Tôi vẫn mơ được làm cô giáo và
quyết bám trụ lại Hà Nội".

Khi vẫn đang học bổ túc lớp 12, vào năm 2006, bước ngoặt lớn xảy đến khi chị Hương
trở thành học viên của KOTO - doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ ngành Khách sạn,
tiếng Anh và kỹ năng sống cho trẻ em đường phố.

Sau đó, chị được giới thiệu làm nhân viên phục vụ, thu ngân tại giới thiệu việc làm tại khách sạn
Inter Continental Hồ Tây. Chính trong thời gian này, niềm đam mê học hỏi, phát triển bản thân
đã giúp cô có động lực rèn dũa khả năng tiếng Anh của mình: học trong môi trường làm việc, tự
học qua sách, nghe nhạc, bạo dạn nói chuyện với người nước ngoài,...

"Tôi đặt mục tiêu là phải học đại học để thay đổi cuộc đời. Dù mẹ không đồng ý cho ở lại Hà
Nội, nhưng nếu về quê, đường học của tôi sẽ chấm dứt", chị Hương chia sẻ

Và mọi nỗ lực cũng sẽ mang đến những trái ngọt cho người chịu cố gắng. Một cô bé bỏ học từ
năm lớp 7, lăn lộn kiếm sống trong hơn chục năm nay đã vỡ òa khi được nhận học bổng ngành
Quản trị kinh doanh quốc tế của trường Box Hill Institute ở thành phố Melbourne (Australia) vào
năm 2012.

Dù sau đó đã hoàn toàn có thể định cư tại đất nước phát triển này, làm việc trong một
công ty công nghệ lớn với mức lương cao, nhưng cô vẫn từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam để làm
việc cho chính doanh nghiệp xã hội đã giúp cô thay đổi cuộc đời và chính mình cũng xây dựng
dự án dành cho những phụ nữ bị bạo hành. Động lực trong cô đã thôi thúc kể từ những năm
2013, chứng kiến một người bạn của mình không việc làm, bị chồng bạo hành nhiều năm, cô
quyết tâm rằng chỉ có một cách duy nhất cứu được những người giống bạn mình là giúp họ có
một công việc.

Và như vậy vào tháng 3/2018, HopeBox chính thức được thành lập với 3 thành viên. HopeBox
thuê những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở về giới và cung cấp chỗ ở, việc làm được
trả lương và đào tạo kỹ năng để họ có thể độc lập về tài chính trong tương lai.

Cứ 3 phụ nữ thì 1 người bị bạo hành. Nạn nhân của bạo hành gia đình thường có thu nhập thấp
hơn 35% so với những phụ nữ khác. Từng chứng kiến nhiều phụ nữ xung quanh bị chính người
thân bạo hành, chị Hương đã tự nhủ phải làm điều gì đó để tiếp thêm sức mạnh, giúp các nạn
nhân thoát khỏi tình trạng của mình. Hope Box - chiếc hộp chứa đựng hi vọng về một cuộc sống
tốt đẹp dành cho những người phụ nữ đã từng trải qua biến cố cuộc đời. Nó cũng là tình yêu của
Đặng Hương dành tặng cuộc đời vì đã ưu ái với mình
Thành quả là những chiếc bánh đựng trong các hộp HopeBox được bán ra thị trường cũng là một
thông điệp chứa đựng hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp dành cho những người phụ nữ đã từng

trải qua biến cố cuộc đời, phải chịu đựng những tổn thương về thể chất và tinh thần. Chị Hương
cũng phát triển một số sản phẩm khác để đa dạng hóa cho từng đối tượng cũng như các dịp trong
năm.

Với mong muốn tiếp tục sứ mệnh trao quyền kinh tế và nâng cao năng lực cho những người phụ
nữ đã/đang trải qua các hình thức của bạo lực giới, trong Dự án "Trao quyền kinh tế cho phụ nữ
đã/đang trải qua Bạo lực Giới" năm nay, HopeBox sẽ hỗ trợ cho 15 phụ nữ (từ 20 - 40 tuổi) là
những người đã/đang trải qua các hình thức của Bạo lực trên cơ sở giới.

Khi được nghe chị Hương kể về hành trình gian nan đi đến thành công của mình, nhiều người
bảo rằng chị đang "kể khổ", tuy nhiên, vị CEO này luôn tin vào sự tử tế và những điều tích cực.
Chị từng chia sẻ trên Pháp luật và bạn đọc:

"Tôi kể ra câu chuyện của mình với mong muốn giúp ích phần nào cho những người trẻ để họ
tìm thấy động lực khi lạc bước hay đứng giữa ngã ba đường không biết đi đâu, làm gì. Tôi kể
câu chuyện của mình không phải là muốn các bạn phải giống như tôi. Thế thì còn gì đặc biệt!

Tôi chỉ có một mong muốn đơn giản là chia sẻ từ những trải nghiệm thật nhất của mình sẽ giúp
cho ai đó có thêm thông tin về thế giới ngoài kia. Các bạn sẽ không ngồi ì một chỗ chờ cơ hội
tới. Và quan trọng là để các bạn biết yêu bản thân mình, sống vui vẻ và đầy nhiệt huyết, từ đó
mới yêu được cộng đồng."

You might also like