Vải thiều lục ngạn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỤC LỤC

I. Tìm hiểu chung về huyện Lục Ngạn, Bắc Giang…………………………….1


I.1 Vị trí địa lý……………………………………………………………………...1
I.2 Khí hậu………………………………………………………………………….1
I.3 Địa hình…………………………………………………………………………1
I.4 Kinh tế-xã hội……………………………………………………………………2
II. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang…………………………………….2
II.1Giới thiệu về vải thiều Lục Ngạn……………………………………………….
2.1.1 Nguồn gốc…………………………………………………………………
2.1.2 Đặc điểm………………………………………………………………….
II.2Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn………………………………
II.3Hiệu quả kinh tế mang lại……………………………………………………….
III. Định hướng các giải pháp bền vững cho phát triển sản phẩm vải thiều Lục
Ngạn, Bắc Giang………………………………………………………………
III.1 Ứng dụng khoa học công
nghệ………………………………………………….
III.2 Sản xuất và tiêu thụ thông minh trong cách mạng
4.0…………………………
III.3 Một số giải pháp
khác………………………………………………………….
IV. Kết luận…………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢ
I. Tìm hiểu chung về huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
I.1 Vị trí địa lý
Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc
Giang. Huyện Lục Ngạn nằm ở phía đông tỉnh Bắc
Giang, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía
đông, có vị trí địa lý:
 Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện
Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.
 Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam tỉnh
Bắc Giang. Nguồn ảnh:
bandovietnam.com.vn
 Phía Đông giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Lục Ngạn là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Giang, có địa hình đồi
và núi xen lẫn.
I.2 Khí hậu
Lục Ngạn nằmtrong vùng Đông Bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt
đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,5 vào tháng 6 cao nhất là 27,8,
tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,8.
Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân
cả năm là 1729 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày là 4,4 giờ. Với đặc điểm bức
xạ nhiệt như vậy là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng.
Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là vùng có
lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ không khí không
quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện
cho cây ăn quả (như vải thiều) đậu quả tốt hơn khi ra khoa thụ phân so với các
huyện khác trong tỉnh Bắc Giang.

1
I.3 Địa hình: có 2 dạng địa hình chính
Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng này
địa hình bị chia cắt mạnh, độ đóc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nới
thấp nhất là 170 m so với mực nước biển. Hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng
và chủ
yếu là diện tích rừng tự nhiên. Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có
mật độ dân só thấp, khoảng 110 người/km2, kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất
đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn
quả.
Địa hình vùng đồi thấp: Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình
từ 0 — 120 m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một
số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng
này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều... Đặc
biệt là cây vải thiều, vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh
vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển
công nghiệp chế biến hoa quả. Trong tương lai còn có tiềm năng phát triên du lịch
sinh thái kiểu miệt vườn.
I.4 Kinh tế - xã hội
Nền kinh tế của huyện tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt
cây ăn quả, điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na... Có nhà máy chế biến hoa quả
trên địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước. Vì là một
huyện miền núi cơ sở vật chất hạ tầng của Lục Ngạn vẫn chưa phát triển hoàn
toàn. Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh lớn phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng, du lịch tâm linh... song hiện nay cơ sở vật chất còn sơ sài, thiếu thốn,
cơ sở lưu trú gần như chưa có, đường giao thông đi lại khó khăn... Ngoài ra cần có
nhiều chính sách để thu hút nguồn nhân lực đến với Lục Ngạn.
II. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang
II.1 Giới thiệu về vải thiều Lục Ngạn
II.1.1 Nguồn gốc

2
Vải thiều Lục Ngạn có nguồn gốc từ vải thiều Thanh Hà. Theo đó vào năm 1953,
gia đình ông Nguyễn Đức Trụ, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương có quê gốc thuộc
tỉnh Hải Dương đã rời quê lên Lục Ngạn lập nghiệp. Gia đình ông Nguyễn Đức
Trụ được coi là một trong những hộ dân đầu tiên di thực cây vải thiều Thanh Hà
về Lục Ngạn. Sau đó cây dần được nhân giống và mở rộng diện tích trồng vải sang
một số xã vùng thấp trong huyện như Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Quý Sơn, Nam Dương
và thị trấn Chũ. Theo số liệu thống kê thì năm 1986, toàn huyện Lục Ngạn mới chỉ
có 42ha vải thiểu. Sản lượng vải ước đạt là 100 tấn.
Đến những năm 1990, khi vải thiều thực sự trở thành hàng hóa cho giá trị kinh tế
cao cùng với chủ trương phủ xanh đất trồng đồi núi trọc của huyện Lục Ngạn thì
phong trào trồng cây vải thiều mới được nhân dân ở các xã, thị trấn thực hiện hiệu
quả, trở thành cây ăn quả chủ lực của huyện.
II.1.2 Đặc điểm
Đặc điểm sinh trưởng cây: Cây vải thiều Lục Ngạn có chiều cao từ 2 – 6m, cây có
tán lá tròn tạo thành hình cầu. Cành cây vải dày, nhiều lá nhỏ, phiến bóng.
Hình thái quả: Đặc điểm vải thiều Lục Ngạn là quả vải thiểu có hình cầu hoặc hơi
thuôn, dài khoảng 3 – 4cm, đường kính khoảng 3cm. Nếu sinh trưởng tốt thì cây
có thể cho quả to bằng chén nước uống trà. Quả vải khi chín sẽ có màu đỏ hồng
tươi, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước.
Hương vị: Hương vị vải thiều Lục Ngạn cũng mang những nét đặc trưng riêng.
Vải thiều Lục Ngạn có vị ngọt thanh rất đặc biệt.
Thời gian thu hoạch: Vải thiều Lục Ngạn bắt đầu chín từ khoảng cuối tháng 5 tới
đầu tháng 7 dương lịch hàng năm.
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
Năm 2022, diện tích trồng vải thiều toàn huyện gần 17,4 nghìn ha (tăng hơn 1,9
nghìn ha so với năm 2021), trong đó diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP
gần 13 nghìn ha. Do thời tiết lạnh kéo dài không phù hợp cho sự sinh trưởng của
cây vải thiều nhưng trong hai năm liên tiếp sản lượng vải thiều vẫn ổn định đạt
hơn 126,6 nghìn tấn.

3
Trước tác động của dịch Covid-19, đặc biệt chính sách “Zero Covid” và các biện
pháp phòng, chống dịch chặt chẽ của Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, cụ
thể của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh, huyện Lục Ngạn đã
chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng
thị trường. Nhờ đó vải thiều tiêu thụ thuận lợi, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 3,8
nghìn tỷ đồng (giảm 410 tỷ đồng so với năm 2021), xuất khẩu đạt hơn 1,25 nghìn
tỷ đồng. Trong đó, 84,7 nghìn tấn được tiêu thụ nội địa, chiếm 66,95% tổng sản
lượng; 41,8 nghìn tấn được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, gồm: Trung
Quốc, Úc, Nhật Bản, các nước EU, các nước Đông nam Á: Cam Pu Chia, Thái
Lan..., thị trường Trung Quốc chiếm gần 95%.
Trung Quốc nguồn tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn lớn nhất phải đóng cửa biên giới
do tình hình dịch bệnh, tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn đã năng động, sáng tạo
đưa hơn 6,9 nghìn tấn vải thiều lên bán qua các sàn giao dịch điện tử. Tỉnh Bắc
Giang đã phối hợp chặt chẽ của chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo
“luồng xanh” ưu tiên xe chở vải thiều được kiểm dịch, tiêu thụ thuận lợi tại thị
trường nội địa. Ngoài ra các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tìm cách đưa
thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đến với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ mới như:
Mỹ, Úc, Nhật Bản, một số nước Châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á...
Ngoài hình thức tiêu thụ vải thiều tươi, các hình thức chế biến vải ngày càng được
huyện chú trọng và đưa vào sử dụng. Tổng sản lượng vải thiều chế biến khoảng
gần 16 nghìn tấn, chủ yếu là sấy khô; còn lại chế biến bằng ép nước, tách cùi đóng
hộp, sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Austraia, Hàn Quốc, Nhật
Bản...Đặc biệt năm 2022 một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công
nghệ dùng nhiệt sấy bằng điện, tạo ra sản phẩm sạch, không bị ô nhiễm bởi khói
bụi.
2.3 Hiệu quả kinh tế mang lại
Năm 2022, Lục Ngạn đã có vụ vải thành công khi tiêu thụ hết gần 145 nghìn tấn;
giá bán bình quân 22.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 3,2 nghìn tỷ đồng,
tăng 67 tỷ đồng so với năm 2020. Sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80

4
nghìn tấn (chiếm 38,07% tổng sản lượng). Năm 2022 tổng sản lượng và doanh thu
các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6,780 tỷ đồng, tương đương với năm 2021.
Doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt hơn 1,5 nghìn tỷ đồng. Việc tiêu
thụ vải thiều, cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng cũng được huyện quan tâm đẩy
mạnh, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch Covid - 19. Do đó, tiêu thụ thuận lợi,
thị trường được mở rộng, chất lượng và giá trị ngày càng được nâng cao.
Nhờ chất lượng quả vải thiều ngày càng được nâng cao, cộng với việc đẩy mạnh
xúc tiến thương mại cho thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” bay xa nên thị trường
tiêu thụ không ngừng được mở rộng. Chỉ riêng thị trường tiêu thụ vải thiều tại địa
phương, mỗi năm đã thu hút từ 500 đến hơn 1.000 điểm thu mua vải thiều của tiểu
thương ở khắc mọi nơi trong và ngoài nước đến thu mua vải thiều cho người dân
Lục Ngạn. Giá cả thu mua sản phẩm vải thiều tại thị trường trong huyện nhiều khi
còn cao hơn cả thị trường ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác.
Trong 9 tháng năm 2022, có 2 địa phương tăng trưởng GRDP trên 20% nhưng
không phải là Hà Nội hay TP.HCM. Trong khi đó, Bắc Giang là địa phương có
mức tăng trưởng cao nhất cả nước với 23,9%. Chỉ cách Hà Nội hơn 50km nhưng
Bắc Giang lạ lẫm đối với nhiều du khách nhưng lại là cái tên quen thuộc với đặc
sản vải thiều. Vải thiều Lục Ngạn không chỉ có mặt ở các tỉnh thành trên cả nước
mà hiện đã xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu. Mùa đặc sản
vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang bắt đầu từ giữa tháng 5 và sẽ kết thúc vào đầu
tháng 7. Ngoài thu lợi nhuận từ buôn bán vải thiều huyện còn thu hút khách du
lịch đến tham quan các vườn vải.
III. Phương hướng phát triển trong tương lai
3.1 Ứng dụng khoa học công nghệ
Với mục tiêu đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất,
trồng trọt cây ăn quả nói chung, cây vải thiều Lục Ngạn nói riêng, tỉnh Bắc Giang
đã hỗ trợ hình thành và phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp sinh học; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất –

5
tiêu thụ đặc sản địa phương bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc tế, phục vụ mục tiêu xuất khẩu.
Đến nay, tỉnh đã có nhiều giải pháp được nghiên cứu, đầu tư để bảo quản trái vải
thiều sau thu hoạch như: bảo quản trong kho lạnh, chế biến nước vải đóng lon, sấy
khô để kéo dài cũng như nâng cao chất lượng quả vải sau thu hoạch. Bên cạnh đó,
công nghệ bao gói khí điều biến (MAP) và phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ
tia Gamma cũng được áp dụng vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Đặc biệt, năm 2015, Bộ KH&CN phê duyệt cho tỉnh Bắc Giang đề tài độc lập cấp
quốc gia “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công ty Juran (Israel) bảo quản
tươi quả vải và một số loại quả khác phục vụ xuất khẩu”, tại Công ty CP Xuất
nhập khẩu Toàn cầu. Với công nghệ dây chuyền xử lý không xông S02 bằng công
nghệ Isarel cho quả vải thiều, hệ thống xử lý giữ nguyên màu đỏ tự nhiên của vỏ
quả trong 4-5 tuần, loại bỏ hiện tượng nâu hóa sau 3 ngày, kéo dài thời gian cho
sản phẩm. Quả vải thiều sau khi xử lý bằng công nghệ này có đủ điều kiện xuất
khẩu vào thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, Nhật Bản. Hiện nay hãng Juran đã lắp
đặt dây chuyền xử lý quả vải cho Trung Quốc, Thái Lan và Úc.
Bên cạnh đó, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là một
hướng đi bền vững, đặc biệt là với các loại cây ăn quả như vải thiều. Hiện nay,
trên địa bàn huyện Lục Ngạn có khoảng 13.000 héc-ta vải thiều được sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP; sản lượng ước đạt khoảng trên 90.000 tấn; diện tích vải thiều
sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP khoảng 218 héc-ta, được Mỹ cấp mã số
IRADS cho 394 hộ sản xuất. Chất lượng quả vải sau khi áp dụng đạt tốt hơn, mẫu
mã đẹp, vỏ sáng, ít bị sâu bệnh, đặc biệt tỷ lệ quả bị sâu đục mép, đục cuống và
bệnh thân hư ít hơn so với ngoài vùng dự án. Giá bán sản phẩm vải đạt tiêu chuẩn
VietGAP cao hơn giá sàn từ 10-20%, hiệu quả sản xuất vải trên đơn vị diện tích
tăng 5-10%.
Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng KHCN hoặc áp dụng quy trình của VietGAP,
GlobalGAP, các hộ nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư cao,
thiếu vốn sản xuất, thiếu kỹ thuật, thiếu nguồn cây giống tốt, thiếu thông tin, nhận

6
thức của một bộ phận người dân về sản xuất nông sản ứng dụng công nghệ cao
còn hạn chế; đầu ra sản phẩm chủ yếu thông qua thương lái, … nhưng quan trọng
nhất là đầu ra còn bấp bênh, không ổn định, giá bán thấp nên hiệu quả chưa cao.
3.2 Sản xuất và tiêu thụ thông minh trong cách mạng 4.0
Ngày nay nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của
Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên việc ứng dụng các công nghệ cao, tiên tiến
dựa trên số hóa và kết nối, tạo ra các mô hình sản xuất hiện đại, thông minh vào
các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vẫn còn hạn chế. Vì vậy thay đổi phương thức
quản lý, thay đổi phạm vi, quy mô sản xuất là điều rất cần thiết. Ví dụ như việc
thay vì như trước đây người nông dân bán vải thiều cho thương lái, thì nay nên
tiếp cận với những đại lý và công ty xuyên quốc gia kết nối thẳng với các cơ sở để
thu mua. Chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản này sẽ phát huy hiệu quả trong việc kiểm
soát nguồn gốc chất lượng sản phẩm vải thiều Lục Ngạn trên thị trường thúc đẩy
tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Như vậy, để “cuộc cách mạng 4.0” phát huy vai trò là đòn bẩy trong lĩnh vực trồng
trọt, theo các chuyên gia, cần huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội, trong đó
ngân sách Nhà nước, của tỉnh cần ưu tiên hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án,
nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp. Và trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là hướng đi cần thiết để nông
sản của Việt Nam nói chung, vải thiều Lục Ngạn nói riêng có thể nâng cao vị thế
trên thị trường quốc tế. Và hơn hết là chứng minh vai trò của KHCN trong nông
nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao chuỗi giá
trị sản phẩm theo hướng phát triển bền vững.
3.3 Một số giải pháp khác
Giải pháp về bảo quản, chế biến: Do địa bàn huyện là ở vùng núi cao, điều kiện
giao thông đi lại khó khăn, xa nơi tiêu thụ, giá bán vải quả tươi lại thấp, nếu cùng
trên 1 đơn vị diện tích mà đem sấy khô thì hiệu quả kinh tế cao hơn so với bán quả
tươi. Vì vậy trong thời gian tới, cần tập trung hơn để phát triển về vải sấy khô, để
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

7
Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng: Hiện nay ở Lục Ngạn đã có chợ đầu mối
bán buôn nông sản ở vùng sản xuất tập trung. Song bước đầu đi vào hoạt đồng
chưa đạt kết quả cao. Trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa để xây dựng trung
tâm thương mại, các cơ sở bảo quản sản phẩm (kho lạnh) ở vùng có sản lượng
hàng hoá lớn và ở trung tâm tiêu thụ lớn. Đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi để
cung cấp nước tưới cho vải. Đặc biệt vùng vải ở vùng núi cao thường xuyên thiếu
nước vào mùa khô hanh. Nâng cấp các tuyến giao thông vào vùng sản xuát, tạo
điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lớn vào tiêu thụ sản phẩm vải cho nông
dân.
Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại: Tổ chức cho nông dân trồng vải
tiếp cận với thị trường, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh để
cung cấp sản phẩm theo nhu cầu. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm ký kết hợp
đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua Công ty thương nghiệp huyện hoặc
công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lý bán và giới thiệu sản
phẩm ở các chợ lớn, ở các thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh.Thành lập hiệp hội
trái cây huyện Lục Ngạn, giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho Hiệp
hội quản lý và sử dụng. Xây dựng, ban hành các quy định quản lý, sử dụng nhãn
hiệu vải thiều Lục Ngạn, tiến hành đăng ký xây dựng thương hiệu vải thiều Lục
Ngạn và hoàn thành chỉ dẫn địa lý, đồng thời đẩy mạnh quảng bá vải thiều Lục
Ngạn trên các phương tiện thông tin đại trúng. Phát huy vai trò chủ động của nông
dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải, tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại
vào Nhà nước.
Giải pháp về chính sách cho sản xuất vải: Cần khoanh vùng quy hoạch sản xuất
vải, khắc phục tình trạng đất manh mún bằng biện pháp đẩy nhanh tiến độ dồn
điền đổi thửa, đồng thời đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho người dân. UBND huyện cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cho phát triển sản
xuất vải chín sớm trên một số lĩnh vực sau: Hỗ trợ mắt ghép, đầu tư kinh phí cho
khuyến nông và xây dựng các mô hình vải thiều chín sớm bằng phương pháp ghép
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao

8
thông nông thôn và hệ thống chợ bán buôn nông sản để giúp cho nông dân vận
chuyển hàng hoá dễ dàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, giảm chi phí lưu thông
hàng hoá. Thực hiện tốt chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi như: giảm bớt thủ
tục khi cho vay, nâng cao lượng vốn vay, giảm lãi suất... để giúp các tác nhân
giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ của mình.
IV. Kết luận

Lục Ngạn là địa phương có thế mạnh phát triển kinh tế cây ăn quả, trong đó cây vải
thiều vẫn được coi là cây ăn quả chủ lực, trong ba năm gần đây, giá trị thu về từ vải
thiều luôn đạt trên 1.000 tỷ đồng, chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.
Hiện vải thiều Lục Ngạn đã được tiêu thụ ở khắp các vùng trong cả nước và được xuất
khẩu sang thị trường các nước như: Trung Quốc, Singapore, Campuchia, Lào… và
một số nước Đông Âu. Huyện Lục Ngạn đã và đang tổ chức tập huấn, chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho nhân dân về quy trình sản xuất vải thiều VietGAP, hướng tới
trung bình mỗi năm đưa diện tích vải thiều VietGAP (vải thiều chất lượng cao) tăng
lên từ 1.000 đến 1.500 ha. Cùng đó, huyện sẽ tăng cường công tác kiểm tra, rà soát
các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất vải thiều nhằm phát hiện
và xử lý kịp thời những địa điểm có vật tư nông nghiệp kém chất lượng; vào thời
điểm trước vụ thu hoạch vải thiều, huyện sẽ tăng cường giải phóng hành lang an toàn
giao thông, tu bổ đường giao thông liên huyện, liên xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho vận chuyển hàng hoá; trong thời điểm vụ thu hoạch vải thiều, UBND sẽ chỉ đạo
các cơ quan chức năng tăng cường bảo đảm an ninh trật tự và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước về địa phương thu mua, chế biến, tiêu thụ vải thiều
thuận lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Vũ Đoàn (2022), Lục Ngạn: Tổng kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2022,
https://lucngan.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/Enp27vgshTez/
content/luc-ngan-tong-ket-san-xuat-tieu-thu-vai-thieu-nam-2022, truy cập ngày
14/12/2022.

9
2. Giải pháp bền vững cho vải thiều Lục Ngạn (2020),
https://kinhdoanhvatiepthi.vn/giai-phap-ben-vung-cho-vai-thieu-luc-ngan/, truy
cập ngày 14/12/2022.
3. Kiều Thủy (2022), Lục Ngạn: Bức tranh kinh tế - xã hội với những gam màu tươi
sáng https://consosukien.vn/huyen-luc-ngan-buc-tranh-kinh-te-xa-hoi-voi-nhung-
gam-mau-tuoi-sang.htm, truy cập ngày 15/12/2022.
4. Giới thiệu khái quát huyện Lục Ngạn (2019), https://vansudia.net/gioi-thieu-
huyen-luc-ngan/#, truy cập ngày 14/12/2022.
5. Ngọc Quỳnh (2022), Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang: Kinh tế tăng trưởng, vải thiều
bội thu, https://thitruongvietnam.vn/van-hoa--xa-hoi/huyen-luc-ngan-bac-giang-
kinh-te-tang-truong-vai-thieu-boi-thu-391592.html, truy cập ngày 15/12/2022.

10
11
12

You might also like