Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

MỸ HỌC

ThS. Phạm Thị Thu Hương


Chương 1. BẢN CHẤT CỦA MỸ HỌC
1.1. Mỹ học và sự phát triển của lịch sử mỹ học
1.1.1. Khái niệm mỹ học
1.1.2. Quá trình xác định đối tượng của mỹ học
1.1.3. Tiến trình phát triển của lịch sử mỹ học
1.2. Các quan hệ thẩm mỹ
1.2.1. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ
1.2.2. Cấu trúc và đặc trưng cơ bản của quan hệ
thẩm mỹ
1.2.3. Văn hóa thẩm mỹ là biểu hiện tập trung của
các quan hệ thẩm mỹ
1.1. Mỹ học và sự phát triển của lịch sử mỹ học

1.1.1. Khái niệm mỹ học


1.1.2. Quá trình xác định đối tượng của mỹ học
1.1.3. Tiến trình phát triển của lịch sử mỹ học
1.1.1. Khái niệm mỹ học

- Thuật ngữ mỹ học:aesthetica (tiếng Đức);


aesthetic (tiếng Anh); esthetique (tiếng Pháp);
ememuka (tiếng Nga)…
- Bắt nguồn từ một chữ Hi Lạp cổ: aisthetikos,
nghĩa là giác quan, cảm giác, tình cảm.
1.1.2. Quá trình xác định đối tượng của mỹ học
- Khát vọng cái đẹp của con người: ra đời sớm
- Biểu hiện khát vọng cái đẹp: Chế tạo công cụ lao động 
chế tạo vật trang sức
- Bản chất khát vọng cái đẹp:
Các loài vật : bản năng >< Con người: ý thức
- Mỹ học với tư cách khoa học : ra đời muộn (thế kỉ XVIII)
- Tại sao cho đến tận thế kỉ XVIII, mỹ học mới chính thức
trở thành một khoa học độc lập?

liên quan đến việc xác


lập đối tượng đặc thù
1.1.2. Quá trình xác định đối tượng của mỹ học
- Hai quan niệm phổ biến trong lịch sử tư tưởng mỹ học:
Mỹ học là khoa học nghiên cứu cái đẹp

Mỹ học là triết học về nghệ thuật


- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: đối tượng của Mỹ
học là toàn bộ đời sống thẩm mỹ của con người
Đời sống thẩm mỹ

Khách thể Chủ thể Nghệ


thẩm mỹ thẩm mỹ thuật
“Mĩ học là khoa học nghiên cứu phương diện
thẩm mĩ trong đời sống xã hội, nghiên cứu
những đặc điểm và quy luật chung nhất của
mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với
hiện thực, đồng thời nghiên cứu những đặc
điểm, quy luật chung nhất của nghệ thuật –
một hình thái biểu hiện một cách tập trung
nhất mối quan hệ trên”
(Lê Văn Dương, Giáo trình Mĩ học đại cương)
1.1.3. Tiến trình phát triển của lịch sử mỹ học

- Thời nguyên thủy


- Mỹ học Hi Lạp – La Mã ( (-800) – IV)
- Mỹ học thời trung cổ (IV - XIV)
- Mỹ học thời Phục Hưng (XIV - XVI)
- Mỹ học thời kì Cổ điển (XVII)
- Mỹ học Khai sáng (XVIII)
- Mỹ học hiện đại
“Mỹ học” thời nguyên thủy
- Văn minh: đồ đá, săn bắt + hái lượm
- Văn hóa: phồn thực
- Tâm thế thời đại: hướng về Thần linh
- Mẫu người lý tưởng: Có năng lực lao động + sinh đẻ
- Nghệ thuật: bích động, nguyên hợp
Mỹ học Hi Lạp – La Mã ( (-800) – IV)
- Văn minh: đồ sắt
- Chế độ chiếm hữu nô lệ
- Tâm thế thời đại: Khẳng định vẻ đẹp ngoại hình con
người
- Mẫu người lý tưởng: người chiến binh anh hùng, nhà
hiền triết, người khôn ngoan, nhà quán quân thể thao
- Nghệ thuật: đạt nhiều thành tựu trên nhiều loại hình
(kiến trúc, điêu khắc, văn học…)
Quan niệm mỹ học Hi Lạp – La Mã

Platon - Lí luận mĩ học dựa trên hai cơ


sở là thuyết bắt chước và
thuyết thanh lọc
- Coi vẻ đẹp nằm ở sự đăng
đối, sự hài hòa, trong sáng, cái
đẹp gắn với cái thiện và cái có
ích

Aristotle
Mỹ học thời trung cổ (IV - XIV)

- Văn minh : nông nghiệp


- Chế độ phong kiến cát cứ
- Tâm thế thời đại: “Đói trần thế, no
Thiên đường”
- Mẫu người lý tưởng: tận thiện tận mỹ
(Chúa Cha, Chúa Con, Thánh Thần)
- Nghệ thuật: kinh thánh, kiến trúc nhà thờ
Cuộc sống thiếu vắng cái Đẹp
Quan niệm mỹ học thời Trung cổ

Augustine - Tư tưởng mĩ học gắn liền với


tư tưởng tôn giáo.
Thomas – Cái đẹp bị kéo lên thiên
Aquinas đường. “Mọi sinh vật đều làm
Chúa vui sướng, vì mọi thứ đều
tồn tại theo ý Chúa”
Mỹ học thời phục hưng (XIV - XVI)
- Văn minh: công nghiệp
- Văn hóa: nhân văn
- Tâm thế thời đại: khát khao khẳng định vẻ đẹp con
người khổng lồ về mọi mặt
- Mẫu người lý tưởng: người công dân anh hùng,
nhà trí thức tài năng, nhà doanh nghiệp giỏi
- Nghệ thuật: rực rỡ nhiều loại hình, đỉnh cao là hội
họa (thời kì đầu) và kịch (thời kì cuối)
Quan niệm mỹ học thời Phục Hưng

Leon Battista
Alberti Kéo cái đẹp từ thiên đường
xuống trần gian, xem con
người là trung tâm vẻ đẹp của
muôn loài. Con người là phần
Leonar tốt nhất của tự nhiên, có “yếu tố
da Vinci tối thượng và thần thánh, đẹp
hơn tất cả những gì vô sinh”.
Mỹ học thời kì Cổ điển (thế kỉ XVII)
- Xã hội: chế độ quân chủ chuyên chế
- Quan niệm mĩ học: Cái đẹp dung hòa giữa thị hiếu
của giai cấp tư sản và phong kiến
- Mẫu người lí tưởng: con người lí trí, con người thực
hiện nghĩa vụ cộng đồng
- Nghệ thuật: kịch
Ca ngợi nghĩa vụ (Le Cid)
Trừng phạt say mê (Andromaque)
Chê cười dục vọng (Tartuff)
Mỹ học Khai sáng (Thế kỉ XVIII)
- Chế độ quân chủ chuyên chế suy tàn
- Cách mạng tư sản Pháp 1789
- Tâm thế thời đại: lí tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái
- Nghệ thuật: văn học (tiểu thuyết)
Chống phong kiến + ngợi ca cách mạng
Phát hiện ra kiểu nhân vật quần chúng
Quan niệm mĩ học thời Khai sáng
Diderot
- Nghệ thuật như là sự mô
phỏng tự nhiên.
– Cái đẹp gắn với hành
Lessing động thực tiễn.
Mĩ học thế kỉ XVIII - XIX

A.Baumgarten (1714 – 1762)

Mỹ học: “khoa học về


cái đẹp”
Mĩ học thế kỉ XVIII - XIX
G.W.Ph.Hegel
(1770 – 1831)

Mĩ học: “triết lý của


sáng tác nghệ thuật”
- Chỉ nghiên cứu cái
đẹp trong nghệ thuật
- Loại trừ cái đẹp tự
nhiên khỏi đối tượng
Mĩ học hiện đại thế kỉ XX

Các nhà dân chủ Nga

Đối tượng của


Cái đẹp là mĩ học là cái
cuộc sống đẹp và nghệ
thuật
1.2. Các quan hệ thẩm mỹ

1.2.1. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ


1.2.2. Cấu trúc và đặc trưng cơ bản của quan hệ
thẩm mỹ
1.2.3. Văn hóa thẩm mỹ là biểu hiện tập trung
của các quan hệ thẩm mỹ
1.2.1. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ

“Quan hệ thẩm mỹ là một kiểu, dạng trong mối quan


hệ đa dạng của con người với thế giới thực tại. Đó
là mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ - tức chủ thể
người xã hội có nhu cầu và khả năng đánh giá,
thưởng thức, sáng tạo ra các giá trị thẩm mỹ, với
khách thể thẩm mỹ - tức là những thuộc tính, khía
cạnh, phẩm chất thẩm mỹ ở các sự vật và hiện
tượng trong tự nhiên, trong xã hội và con người”.
(Giáo trình / trang 21).
1.2. Các quan hệ thẩm mỹ

1.2.2. Cấu trúc và đặc trưng cơ bản của quan hệ thẩm


mỹ
- Cấu trúc: Quan hệ thẩm mỹ bao quát trong bản thân
nó ba bộ phận quan trọng nhất của đời sống thẩm
mỹ của con người, đó là khách thể thẩm mỹ, chủ thể
thẩm mỹ và nghệ thuật.
- Đặc trưng cơ bản: giáo trình/tr.24.
1.2.3. Văn hóa thẩm mỹ là biểu hiện tập trung của các
quan hệ thẩm mỹ
Chương 2. CHỦ THỂ THẨM MĨ

2.1. Chủ thể thẩm mỹ và các hình thái hoạt động, tồn tại
của chủ thể thẩm mỹ
2.1.1. Khái niệm chủ thể thẩm mỹ
2.1.2. Cấu trúc chủ thể thẩm mỹ
2.1.3. Các hình thái hoạt động, tồn tại của chủ thể thẩm mỹ
2.2. Ý thức thẩm mỹ, phạm trù biểu hiện của chủ thể thẩm
mỹ
2.2.1. Khái niệm ý thức thẩm mỹ
2.2.2. Bản chất cảu ý thức thẩm mỹ
2.2.3. Các thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ
2.1. Chủ thể thẩm mỹ và các hình thái hoạt động,
tồn tại của chủ thể thẩm mỹ
2.1.1. Khái niệm chủ thể thẩm mỹ
2.1.2. Cấu trúc chủ thể thẩm mỹ
2.1.3. Các hình thái hoạt động, tồn tại của chủ thể thẩm mỹ
2.1.1. Khái niệm về chủ thể thẩm mĩ

- Chủ thể là con người, cá nhân, nhóm người,


giai cấp, tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt
động cải tạo thực tiễn (Từ điển triết học)
- “Chủ thể thẩm mĩ là chủ thể người xã hội có
khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm
mĩ thông qua các giác quan tay, mắt và tai được
rèn luyện về sự đồng hóa thế giới về mặt thẩm
mĩ” (Lê Văn Dương, Giáo trình Mĩ học đại
cương, tr. 37).
2.1.2. Cấu trúc chủ thể thẩm mỹ
Chủ thể thẩm mĩ  một hệ thống phức tạp gồm
nhiều thành tố cơ bản có mối quan hệ biện chứng
với nhau tạo ra sự hình thành và phát triển của một
hệ thống:
- Cảm xúc thẩm mỹ
- Biểu tượng thẩm mỹ
- Thị hiếu thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ
- Hình tượng thẩm mỹ
- Lý tưởng thẩm mỹ
(Ý thức thẩm mỹ chính là thể tổng hợp của các hình
thức nói trên).
Chủ thể thẩm mĩ (với quan
điểm thẩm mĩ nhất định)

Cảm xúc Biểu tượng


thẩm mĩ thẩm mĩ
Lí tưởng
thẩm mĩ

Hình tượng thẩm mĩ

Thị hiếu Tình cảm


thẩm mĩ thẩm mĩ
2.1.3. Các hình thái hoạt động, tồn tại
của chủ thể thẩm mỹ

- Chủ thể thưởng thức thẩm mĩ


- Chủ thể sáng tạo thẩm mĩ
- Chủ thể định hướng thẩm mĩ
- Chủ thể biểu hiện thẩm mĩ
- Chủ thể tổng hợp các năng lực thẩm mĩ
2.2. Ý thức thẩm mỹ, phạm trù biểu hiện
của chủ thể thẩm mỹ
2.2.1. Khái niệm ý thức thẩm mỹ:
“Ý thức thẩm mỹ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là một hình thức nhận thức thế giới của con người.”
(Giáo trình / tr.40)
2.2.2. Bản chất của ý thức thẩm mỹ
Là một hình thái ý thức xã hội, song ý thức thẩm mỹ không
đồng nhất với các hình thái ý thức xã hội khác. Đặc trưng
nổi bật nhất của ý thức thẩm mỹ, đó là tính chất hình
tượng, tình cảm, tính chất cảm tính của nó.
2.2.3. Các thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ:
- Tình cảm thẩm mỹ
- Thị hiếu thẩm mỹ
- Lý tưởng thẩm mỹ
Tình cảm thẩm mỹ
- “Đó là trạng thái xúc động trực tiếp nảy sinh khi
con người tri giác các khách thể thẩm mĩ” (Lê
Ngọc Trà).
- Là “trạng thái rung cảm của con người trước các
ấn tượng thẩm mĩ nhận được khi con người tri
giác các khách thể thẩm mĩ trong cuộc sống và
trong nghệ thuật” (Lê Văn Dương).
- “Là năng lực tinh thần mang bản chất người về
tình yêu đối với cái đẹp và sự căm ghét cái xấu”
(Đỗ Văn Khang)
Đặc điểm của tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ vừa là phản ứng tình cảm, vừa
thể hiện năng lực tinh thần của chủ thể
- Tình cảm thẩm mĩ bao gồm tất cả những cung bậc
tình cảm phong phú của con người

Chế giễu
Yêu cái đẹp Tình cảm thẩm mĩ
cái hài

Ghét cái xấu Thán phục


cái cao cả

Xót xa trước
cái bi
Đặc điểm của tình cảm thẩm mỹ

- Tình cảm thẩm mỹ là kết quả của sự gặp gỡ, thống


nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan.

Khách thể Chủ thể


tác động
nảy sinh

Tình cảm thẩm mỹ

- Tình cảm thẩm mỹ có ảnh hưởng tích cực và mạnh


mẽ đến quá trình hình thành, phát triển con người
hoàn thiện, hài hòa cả thể chất lẫn nhân cách.
Đặc điểm của tình cảm thẩm mỹ
- Tình cảm thẩm mỹ chi phối toàn bộ quá trình sáng
tạo và thưởng thức nghệ thuật của con người – chủ thể
thẩm mỹ.

Tác phẩm

Nghệ sĩ Người tiếp nhận


- Trong mối quan hệ với thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng
thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ là cốt lõi của thị hiếu thẩm
mỹ. Mang trong lòng tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm
mỹ sẽ được đúc kết và nâng lên một tầm cao hơn, trở
thành lí tưởng thẩm mỹ.
Thị hiếu thẩm mỹ
- “Thị hiếu thẩm mĩ là khả năng của con người trong
việc tiếp nhận đánh giá một cách có phân hóa các đối
tượng thẩm mĩ khác nhau của hiện thực… Nó biểu thị
năng lực lựa chọn của con người trước cái đẹp, cái
xấu, cái cao cả, cái bi, cái hài… trong đời sống và trong
nghệ thuật” (Lê Văn Dương).
- “Là một bộ phận hợp thành của ý thức thẩm mĩ, thị
hiếu thẩm mĩ thể hiện sự bằng lòng và hứng thú của
chủ thể khi tiếp nhận và đánh giá các đối tượng nhất
định. Trong thị hiếu thẩm mĩ, những cảm xúc thường
có ở một con người đã đi vào thế ổn định và hợp thành
một thực thể tương đối bền vững để biến thành sở
thích thẩm mĩ của người đó” (Lê Ngọc Trà).
Đặc điểm của thị hiếu thẩm mỹ
- Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hòa giữa
cảm xúc và trí tuệ, giữa tình cảm và lí trí

Quan niệm của Quan niệm của


phái duy cảm phái duy lí

THTM là “năng lực


THTM là “cái thu nhận xét về cái mà
hút chúng ta chú đông đảo mọi
ý đến đối tượng người thích hay
bằng tình cảm” không thích”
(Montesquieu) (Rousseau)
Đặc điểm của thị hiếu thẩm mỹ
- THTM là sự thống nhất hài hòa giữa cảm xúc và
trí tuệ, giữa tình cảm và lí trí  Vấn đề THTM cao
và THTM thấp.
- THTM vừa mang tính cá nhân, vừa chịu sự quy
định của các yếu tố xã hội
+ Tính cá nhân: THTM là gout thẩm mĩ riêng của
mỗi người, sở thích cá nhân của mỗi người về
phương diện thẩm mĩ.
+ Các yếu tố xã hội: tính giai cấp, tính dân tộc,
tính thời đại, yếu tố tâm lí lứa tuổi…
Đặc điểm của thị hiếu thẩm mỹ
- THTM và vấn đề “mốt” (Mode, model)
+Khái niệm: “Mốt” là hiện tượng thay đổi từng phần
các hình thức biểu hiện của đời sống văn hóa do tác
động của các nguyên nhân kinh tế, xã hội, đạo đức,
thẩm mĩ khác nhau.
+Ảnh hưởng của “mốt”: “Mốt” phản ánh trình độ và
đặc điểm về THTM của công chúng trong một giai
đoạn lịch sử nhất định.
+Quan hệ giữa “mốt” và lối sống: Mốt là dấu hiệu bên
ngoài của một nội dung cuộc sống đang vận động 
thông qua các sở thích về y phục, âm nhạc, điệu vũ…
có thể thấy sự thay đổi về quan niệm sống, về mức
sống và về lối sống
+Thái độ với “mốt”: tránh chạy theo mù quáng
Lí tưởng thẩm mỹ
* Lí tưởng:
- “Lí tưởng – đó là hình dung, là ước mơ về những
gì hoàn thiện nhất, tốt đẹp nhất mà con người cho
rằng cần phải phấn đấu để đạt tới” (Lê Văn Dương).
- Lí tưởng, “đó là ý niệm về sự hoàn thiện, là ước
mơ về tương lai” (Lê Ngọc Trà)
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”.
Lí tưởng thẩm mỹ
* Bản chất của lí tưởng: là sự phản ánh thực tại
mang tính vượt trước.
- Phản ánh cái đã có và cái chưa có
- Kết hợp hiện thực và ước mơ
- Lãng mạn, bay bổng mà vẫn chân thực.
* Lí tưởng thẩm mỹ: là sự hướng tới cái đẹp hoàn
thiện trong ước mơ và khát vọng của con người. Nó
thường gắn với mẫu người lí tưởng của một thời
đại.
Lí tưởng thẩm mỹ
* Mối quan hệ với tình cảm thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ:

Tình cảm Cảm xúc nảy sinh từ sự tiếp xúc với cái đẹp
thẩm mỹ trong thực tế

Thị hiếu thẩm Sự tổng hợp các kinh nghiệm thẩm mĩ còn
mỹ mang nhiều tính chủ quan

Lí tưởng thẩm Hướng tới cái đẹp trong ước mơ và khát


mỹ vọng
Sự đúc kết các kinh nghiệm thẩm mĩ mang
tính khách quan và sâu sắc
Đặc điểm của lí tưởng thẩm mỹ

Là một bộ phận hợp thành của lí tưởng xã hội, lí


tưởng thẩm mĩ mang đầy đủ tất cả những đặc điểm
của lí tưởng xã hội nói chung.

Lí tưởng thẩm mĩ có sự gắn bó mật thiết với các lí


tưởng xã hội khác gần gũi với nó như lí tưởng chính
trị, lí tưởng đạo đức.
Lí tưởng thẩm mĩ có đặc trưng riêng về đối tượng
phản ánh, đó là phản ánh khía cạnh thẩm mĩ của
hiện thực
Đặc điểm của lí tưởng thẩm mỹ
Về phương thức phản ánh, đối tượng phản ánh của lí
tưởng thẩm mĩ luôn được phản ánh bằng phương thức
tư duy hình tượng.

So với các hình thức còn lại của ý thức thẩm mĩ, lí
tưởng thẩm mĩ tỏ ra tự do hơn trong quá trình phản ánh
đối tượng  Khả năng phản ánh cái đẹp trong ước mơ,
trong khát vọng vươn tới của con người
*Tóm lại: Lí tưởng thẩm mĩ là hình thức biểu hiện cao
nhất của ý thức thẩm mĩ. Mọi hoạt động thẩm mĩ đều
lấy nó làm đích để vươn tới, đều coi nó làm chuẩn mực
để đánh giá hiệu quả và ý nghĩa của mình.
Chương 3. KHÁCH THỂ THẨM MĨ

3.1. Khái niệm chung về khách thể thẩm mĩ


3.2. Một số phạm trù mĩ học cơ bản
3.2.1. Cái đẹp
3.2.2. Cái cao cả
3.2.3. Cái bi
3.2.4. Cái hài
3.1. Khái niệm chung về khách thể thẩm mĩ

“Khách thể thẩm mĩ là các hiện tượng thẩm mĩ


trong thiên nhiên, trong xã hội và con người,
được con người khái quát và thể hiện thông qua
các phạm trù thẩm mĩ cơ bản như cái đẹp, cái
cao cả, cái bi, cái hài...” (Giáo trình Mĩ học đại
cương, Lê Văn Dương)
3.2. Một số phạm trù mĩ học cơ bản

3.2.1. Cái đẹp


- Các quan niệm khác nhau về cái đẹp
- Bản chất thẩm mĩ của cái đẹp
- Các dạng tồn tại của cái đẹp
Các quan niệm khác nhau về cái đẹp

 cái đẹp gắn liền cái tiện lợi, cái có ích


 cái đẹp nằm trong sự hài hòa
 cái đẹp kết tinh trong nghệ thuật
 cái đẹp nằm ở những đánh giá chủ quan
của chủ thể
 cái đẹp là cuộc sống
Bản chất của cái đẹp
Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện
chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ
quan.
- Cơ sở tự nhiên của cái đẹp: vẻ đẹp khách
quan của sự vật hiện tượng tồn tại dưới những
hình thức biểu hiện vô cùng khác nhau, vô cùng
đa dạng, phong phú
- Bản chất xã hội của cái đẹp: trong việc đánh
giá cái đẹp có một phần rất quan trọng ở phía
chủ quan. Con người thường đánh giá đẹp – xấu
theo quan niệm riêng của mình, của cộng đồng
mình.
Bản chất của cái đẹp

- Từ cơ sở xã hội, cái đẹp có:


• Tính giai cấp (khác tính g/c trong ý thức hệ)
• Tính dân tộc (quốc gia,tộc người,vùng miền)
• Tính thời đại (giữ lại, giữ lại có điều chỉnh,
thay đổi hoàn toàn)
Các dạng tồn tại của cái đẹp

Cái đẹp trong tự nhiên:

- Thiên nhiên là nơi khởi nguyên của cái đẹp. Vẻ


đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp
trong đời sống và trong nghệ thuật.
- Thiên nhiên là một trong những đối tượng thể
hiện hấp dẫn nhất của nghệ thuật, là nguồn chất
liệu phong phú cho nghệ sĩ
Các dạng tồn tại của cái đẹp
Cái đẹp trong xã hội:

- Cái đẹp trong đời sống hàng ngày


- Cái đẹp trong lao động
- Cái đẹp trong đấu tranh
Các dạng tồn tại của cái đẹp

Cái đẹp trong nghệ thuật:

- Nghệ thuật là lĩnh vực sản sinh ra cái đẹp một


cách có ý thức nhất, chuyên biệt nhất.
- Cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật mang vẻ
hoàn thiện, đẹp cả về nội dung lẫn hình thức.
3.2. Một số phạm trù mĩ học cơ bản

3.2.2. Cái cao cả


- Khái niệm
- Bản chất thẩm mĩ của cái cao cả
- Mối quan hệ giữa cái cao cả và cái đẹp
- Các dạng tồn tại của cái cao cả
Về khái niệm cái cao cả
 Có nhiều tên gọi khác nhau: cái cao cả, cái trác
việt, cái anh hùng, cái cao thượng, cái hùng vĩ,
cái hùng tráng…
 “Cái cao cả là một phẩm chất thẩm mĩ khách
quan của những sự vật hiện tượng có tầm vóc
lớn, có sức mạnh phi thường gây nên ở con
người cảm xúc ngưỡng mộ, thán phục, sảng
khoái, phấn chấn khi vượt qua trạng thái choáng
ngợp, bối rối ban đầu do chưa làm chủ được đối
tượng.” (Giáo trình Mĩ học đại cương, Lê Văn
Dương).
Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả

 Cái có kích thước, tầm vóc lớn


- Các hiện tượng tự nhiên
- Các sự kiện xã hội
- Các hình tượng nghệ thuật
 Trước cái cao cả, con người
- Cảm giác rợn ngợp ban đầu
- Cảm giác phấn khích khi vượt qua
Bản chất thẩm mĩ của cái cao cả

 Một số hình thái cơ bản:


- Cái cao cả thanh cao
- Cái cao cả huy hoàng
- Cái cao cả rợn ngợp
- Cái cao cả thán phục
Mối quan hệ giữa cái cao cả và cái đẹp

- Cái đẹp là nền tảng cho sự xuất hiện của cái


cao cả.
- Cái cao cả không giống cái đẹp ở cả hai
phương diện đối tượng và chủ thể.
Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả

- Trong tự nhiên
- Trong xã hội
- Trong nghệ thuật
3.2. Một số phạm trù mĩ học cơ bản

3.2.3. Cái bi
- Khái niệm
- Bản chất thẩm mĩ của cái bi
- Các dạng tồn tại của cái bi
Về khái niệm cái bi
 “Với tư cách là một phạm trù mĩ học, cái bi gắn
liền với những xung đột có ý nghĩa xã hội giữa
cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với cái tiêu cực
mà kết quả là sự thất bại, tiêu vong của nhân vật
tích cực – những con người đã đấu tranh đến
cùng vì lí tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính
của con người, qua đó gợi lên những cảm xúc
thẩm mĩ tích cực, khẳng định niềm tin của con
người đối với những giá trị chân chính của cuộc
sống, kích thích con người hướng về phía
trước”. (Giáo trình Đại cương mĩ học, Lê Văn
Dương).
* Như vậy:
Cái bi là tình cảm nảy sinh trong xung đột: Đẹp
>< xấu; Thiện >< ác; Cao cả >< thấp hèn…
Kết quả: cái đẹp, cái thiện, cái cao cả… thất bại,
hy sinh -> xuất hiện tình cảm chia sẻ, ngưỡng
mộ.
 Chỉ có trong xã hội và trong nghệ thuật (nội
dung)
Bản chất thẩm mĩ của cái bi

 Xung đột trong cái bi: những xung đột quyết liệt,
một mất một còn  kết quả là sự tiêu vong của
cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng.
 Tính cách bi kịch: Nhân vật bi kịch là những con
người đại diện cho lí tưởng, cho cái đẹp trong
cuộc đấu tranh không cân sức với cái xấu, cái
ác  thất bại thuộc về phía họ.
 Cảm xúc bi kịch: khả năng thanh lọc và ý nghĩa
nhận thức.
Các dạng tồn tại của cái bi

- Trong xã hội
- Trong nghệ thuật
3.2. Một số phạm trù mĩ học cơ bản

3.2.4. Cái hài


- Khái niệm
- Bản chất thẩm mĩ của cái hài
- Các dạng tồn tại của cái hài
Về khái niệm cái hài
 “Cái hài là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản dùng
để nhận thức và đánh giá về một loại hiện tượng
của đời sống, đó là những cái xấu nhưng lại cố
sức chứng tỏ là đẹp. Khi mâu thuẫn này bị phát
hiện đột ngột sẽ tạo nên tiếng cười tích cực, có
ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh
cái đẹp. Tiếng cười trong cái hài – đó là sự
chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu” (Lê Văn
Dương).
Bản chất thẩm mĩ của cái hài

 Tiếng cười trong cái hài: đi liền với nhận thức,


thấm nhuần trí tuệ, có ý nghĩa xã hội rộng rãi.
 Đối tượng gây cười: cái xấu đội lốt cái đẹp, cái
cao cả.
 Chủ thể cười: người có năng lực trí tuệ phong
phú và mạnh mẽ.
 Các mức độ biểu hiện của cái hài: hài hước
(cung bậc đầu tiên) và châm biếm, đả kích (cung
bậc cuối cùng).
Các dạng tồn tại của cái hài

- Trong xã hội
- Trong nghệ thuật
Chương 4. NGHỆ THUẬT

 4.1. Khái niệm về nghệ thuật


 4.2. Đặc trưng đối tượng của nghệ thuật
 4.3. Phương thức phản ánh của nghệ
thuật
 4.4. Nội dung và hình thức trong nghệ
thuật
 4.5. Các loại hình nghệ thuật
Chương 4. NGHỆ THUẬT
4.1. Bản chất của nghệ thuật
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Đối tượng, chức năng của nghệ thuật
4.1.3. Phương thức phản ánh của nghệ thuật
4.2. Các loại hình nghệ thuật
4.2.1. Tiêu chí phân loại nghệ thuật
4.2.2. Các loại hình nghệ thuật tiêu biểu
4.2.3.Nghệ thuật - hình thái biểu hiện cao nhất của quan
hệ thẩm mỹ
4.1.1. Khái niệm về nghệ thuật

- Nghĩa rộng nhất: nghệ thuật = tài nghệ


- Nghĩa hẹp hơn: mọi hoạt động, mọi sản phẩm
được sáng tạo theo qui luật của cái đẹp
- Nghĩa hẹp nhất: hoạt động và thành phẩm sáng
tạo của người nghệ sĩ
4.1.2. Đối tượng, chức năng của nghệ thuật

Đối tượng của nghệ thuật “là toàn bộ thế giới


hiện thực có ý nghĩa với sự sống của con người,
mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con
người”. (Giáo trình Mĩ học đại cương, Lê Văn
Dương, tr. 141).

Thế giới Con người


4.1.3. Phương thức phản ánh của nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật

Tính cá biệt Tính khách


Lí trí và
và tính khái quan và tính
tình cảm
quát chủ quan
Nội dung và hình thức trong nghệ thuật

Nội dung hiện thực


Nội dung
Nội dung tư tưởng tình cảm
Nội dung và hình thức trong nghệ thuật

cách sử dụng chất liệu


nghệ thuật
Hình thức
cách tổ chức các yếu tố của
tác phẩm

“Less is MORE”
4.2. Các loại hình nghệ thuật

- Kiến trúc
- Điêu khắc
- Hội họa
- Âm nhạc
- Múa
- Kịch
- Điện ảnh
- Văn học
Chương 5.
Giáo dục thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ
5.1. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ
5.1.1. Khái niệm về giáo dục thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ
5.1.2. Đặc trưng cơ bản của giáo dục thẩm mỹ và văn hóa thẩm
mỹ
5.1.3. Giáo dục thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ thông qua các
phẩm chất thẩm mỹ
5.2. Xây dựng hệ thống giáo dục thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ
5.2.1. Giáo dục tình cảm, thị hiếu, lí tưởng thẩm mỹ cao đẹp
5.2.2. Xây dựng đời sống văn hóa thẩm mỹ xã hội tiên tiến
5.2.3. Định hướng phát triển con người Việt Nam toàn diện

You might also like