Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chuyên đề lãnh đạo đa thế hệ

Câu cô hỏi là: theo em các công ty công nghệ hiện nay sa thải người lao động lâu năm
có phải xuất phát từ vấn đề thế hệ?
1. (Trâm) Là một nhà lãnh đạo trong môi trường đa thế hệ nhưng đồng thời cũng thuộc
một trong các thế hệ, liệu nhà lãnh đạo có mắc sai lầm khi áp dụng tư duy của chính
thế hệ mình vào việc lãnh đạo các thế hệ khác. Làm cách nào khắc phục được điều
đó.
Nếu không có các kỹ năng lãnh đạo, người lãnh đạo rất có thể rơi vào trường hợp dùng tư
tưởng của thế hệ bản thân mà đánh giá các thế hệ khác. Để tránh trường hợp trên nhà lãnh
đạo cần rèn luyện các kỹ năng về đánh giá, phân tích vấn đề, giải quyết xung đột, tư duy lãnh
đạo cần cởi mở, đa chiều hơn. Tích cực làm việc và học hỏi từ các thế hệ có thể giúp nhà
lãnh đạo có cái nhìn toàn diện, khách quan, thấu hiểu hơn giữa các thế hệ, giúp cho quá trình
lãnh đạo được hiệu quả.
2. (Phúc) Theo bạn gen Z sẽ có những tiềm năng gì khiến cho một nhà lãnh đạo
quyết định ưu tiên tuyển chọn hơn so với các thế hệ khác?
Gen Z có năng lực nhìn nhận vấn đề bằng góc độ đa chiều một cách vượt trội hơn nhiều so
với bất kỳ thế hệ nào khác.
Gen Z là một nhóm trưởng thành, tự chủ, tháo vát, cởi mở và họ được thúc đẩy bởi tính cộng
đồng, là "chúng tôi" thay vì "tôi". Họ có lẽ là những con người nhanh nhẹn, kết nối và đồng
cảm,linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận tính cá nhân và sự hòa nhập.
3. (Ngân) Ngoài những xung đột thường thấy thì môi trường làm việc đa thế hệ đã
mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp ?
Môi trường làm việc đa thế hệ mang đến những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp. Có thể
kể đến những lợi ích tiêu biểu như:
 Khi làm việc trong một môi trường đa thế hệ, mọi vấn đề xảy ra sẽ có nhiều hướng
giải quyết hơn.
 Môi trường làm việc có nhiều thế hệ sẽ giúp bạn tìm hiểu được đúng nhu cầu của
người tiêu dùng. Bởi như đã nói, những người cùng một thế hệ thường sẽ có suy nghĩ
và tư duy giống nhau.
 Có thể thấy, ở những doanh nghiệp, họ luôn khuyến khích và nỗ lực đào tạo nguồn
nhân lực của mình. Giúp Nhân viên có thêm nhiều kiến thức chuyên môn cũng như kỹ
năng để hoàn thành tốt công việc. Và giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất chính
là tận dụng nguồn nhân lực dày dặn kinh nghiệm, sẵn có trong doanh nghiệp.
4. (Quân) Với sự vượt trội về kinh nghiệm, việc gen X áp đặt quan điểm lên thế hệ
khác sẽ mang đến lợi ích cho tổ chức, vì sao phải hạn chế sự áp đặt này?
- vì quan điểm của gen X tương đối cổ hủ và chưa thể cập nhật những tiến bộ nhanh của thời
đại như những thành viên thuộc thế hệ khác, vì vậy quan điểm của gen X đôi khi sẽ mang
tính chủ quan, thiếu toàn diện. Trong môi trường hiện đại nên đề cao tính phổ quát của nhiều
quan điểm khác nhau của nhiều thế hệ khác nhau để có nhiều góc nhìn, từ đó dễ dàng nhìn
nhận ra hướng giải quyết tối ưu nhất
5. (Thư đã gửi nhóm 2 chuyên đề 3) Mỗi thế hệ có tính cách, sở thích, quan điểm
khác nhau và đều có những cách làm việc, cách sống khác biệt nhau. Vậy các thế
hệ học hỏi được gì từ các thế hệ còn lại?
TL:
 Những điều có thể học hỏi từ gen X:
 GenX cũng có xu hướng hướng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
 Gen X là thế hệ trưởng thành trong thời kỳ suy thoái kinh tế, do đó họ có tư duy thực
tế và không mơ mộng.
 Gen X được biết đến là thế hệ có ý chí mạnh mẽ, luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu
của mình, nhưng vẫn luôn thận trọng.
 Gen X có xu hướng tìm kiếm công việc có ý nghĩa và cảm thấy hài lòng, gắn bó lâu
dài với công việc mà họ làm.
 Thế hệ X có khả năng thích ứng cao với những thay đổi của thế giới.
 Những điều có thể học hỏi từ gen Y:
 Gen Y có trình độ giáo dục và nghề nghiệp tốt hơn, tự làm chủ cao hơn các thế hệ
trước.
 Gen Y có mục tiêu rõ ràng cũng như kế hoạch chinh phục mục tiêu.
 Gen Y luôn chú trọng việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
 Gen Y luôn đặt câu hỏi và không ngừng tìm tòi, khám phá.
 Gen Y cũng quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội và môi trường, họ thường mong
muốn đóng góp những điều tích cực hơn cho cộng đồng và xã hội.
 Gen Y được cho là có sự giao tiếp và hòa nhập tốt. Gen Y cũng có xu hướng tích cực
tham gia vào các hoạt động cộng đồng, thích tìm kiếm trải nghiệm và đa dạng.
 Thế hệ này cũng có khả năng đa nhiệm với nhiều công việc và hoạt động khác nhau
cùng một lúc.
 Những điều có thể học hỏi từ gen Z:
 Gen Z thường cởi mở và chân thực hơn khi nói về sức khỏe tinh thần.
 Thế hệ Gen Z là thế hệ luôn tạo ra xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang,
âm nhạc, văn hóa, công nghệ,..
 Họ có xu hướng đầu tư, tiết kiệm một cách thông minh, sử dụng công cụ để quản lý và
theo dõi các khoản đầu tư của mình.
 Gen Z thường được xem là thế hệ có tính cởi mở và đón nhận sự thay đổi, đặc biệt là
trong lĩnh vực xã hội, công nghệ.
 Thế hệ Z thích làm việc trong môi trường đa dạng, tôn trọng sự khác biệt.
6. (Hoàng Anh) Làm thế nào để dung hòa các thế hệ khác nhau tại nơi làm việc.
 Những thách thức của khoảng cách thế hệ là rất lớn nhưng bạn có thể vượt qua chúng
bằng nhiều cách như
 thách thức định kiến giữa các thế hệ
 cung cấp các chương trình đào tạo giúp mọi nhân viên thích ứng với môi trường làm
việc
 tạo cơ hội để các thể hệ cùng nhau làm việc và vui chơi cùng nhau
 và đặc biệt “tương đồng làm lu mờ những khác biệt”: Mỗi thế hệ đều mang đến những
điều độc đáo cho lực lượng lao động của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là việc
quản lý chỉ tập trung vào sự khác biệt.
Quản lý những khác biệt chính giúp bạn mang lại một nơi làm việc an toàn và bổ ích cho tất
cả nhân viên của mình.
7. (Bích) Đứng trước một đội ngũ nhân sự Gen Z tài năng, đa nhiệm và không ngại
thử thách, các nhà lãnh đạo cần gì để có thể dẫn dắt thành công thế hệ này và có
thể là thế hệ tiếp theo - Gen Alpha?
1.Tin tưởng các giá trị tiềm năng của Gen Z trong tương lai:
Để lãnh đạo thành công, các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị cần phải ủng hộ và hỗ trợ
các thế hệ trẻ tiềm năng. Những người cần khai thác tầm nhìn và năng lượng sáng tạo của
mình, nuôi dưỡng tham vọng đối phó với những thách thức toàn cầu và xây dựng nên một
tương lai tích cực
2.Chấp nhận những tiêu chuẩn của thế hệ:
Lãnh đạo một thế hệ với những kinh nghiệm sống khác biệt có nghĩa là bắt đầu từ việc chấp
nhận các tiêu chuẩn của họ và đánh giá cao kinh nghiệm của họ, hiểu và kết nối với thực tế
của họ một cách không phán xét. Gen Z sẽ sẵn sàng rời đi nếu thấy nơi họ làm việc chỉ hứa
suông về sự đa dạng, hoặc không được thể hiện các giá trị mà họ nói.
3.Thấu hiểu các nguyện vọng khác biệt của Gen Z:
Clifford lập luận rằng: "Những người trẻ tuổi muốn làm những việc mà họ cho là có giá trị,
chứ không chỉ làm cho sếp hài lòng". Ông nói thêm: "Họ muốn tự chủ và làm việc có mục
đích". Tham vọng của những tài năng trẻ Gen Z không còn gắn với những công việc tài
chính, pháp luật, hành chính nhà nước hay những ngành nghề truyền thống đáng mơ ước như
trước kia. "Tham vọng của họ là tạo dựng điều gì đó - sản phẩm, đội ngũ, công ty.
8. Thế hệ Gen Z hiện tại đang bắt đầu tiến vào thị trường lao động, và sẽ chiếm
phần lớn lực lượng lao động ở tương lai gần. Với những tư duy, quan điểm và góc
nhìn mới của Gen Z liệu có thể giúp họ trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và làm
tốt vai trò lãnh đạo hơn so với những nhà lãnh đạo ở các thế hệ trước hay
không ? (Khang)

Hoàn toàn có thể. Thế hệ Z được tiếp cận sớm với công nghệ, phát triển những đặc tính nổi
bật trong bối cảnh đời sống hiện đại do vậy họ sẽ có những suy nghĩ, tư duy có phần khác
biệt so với những nhà lãnh đạo thế hệ trước. Lãnh đạo Gen Z là những người linh hoạt, sáng
tạo, sẵn sàng đổi mới để tạo ra những giá trị riêng biệt. Họ ý thức được hoạt động kinh doanh
ngày càng thách thức, doanh nghiệp cần có những sự đổi mới cần thiết để không bị tuột lại
phía sau. Với tư duy cởi mở, lãnh đạo gen Z có những cách tiếp cận mạnh mẽ trong kinh
doanh và chủ động thực hiện thay đổi trong tổ chức. Thế hệ Z đề cao hạnh phúc của nhân
viên và quan tâm sức khoẻ tinh thần đội ngũ. Họ cởi mở và quan tâm những vấn đề khó khăn
trong đời sống tinh thần và sức khoẻ của đội ngũ nhân viên. Có thể đưa ra những chính sách
bổ sung những chính sách phúc lợi phù hợp với nhân viên. Lực lượng này cũng mong muốn
tạo ra một nền văn hoá làm việc có ý nghĩa, giá trị chia sẻ sứ mệnh và tầm nhìn chung, làm
việc gắn với đam mê nhưng phải luôn đặt trách nhiệm công việc lên hàng đầu. Dù hiện tại
hay sau này, những gì mà thế hệ Gen Z đang tiếp thu, học tập và trải nghiệm sẽ là nền tảng
để họ phát huy hết tư duy để có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi ở tương lai.

9.Hiển
Câu hỏi:
Với Gen Z, “nhảy việc” đã trở nên rất đỗi bình thường để tìm kiếm cơ hội việc làm mới
dù họ chỉ cảm thấy một chút không thoải mái.” Có thể thấy, với xu hướng ngày càng
đổi mới và đa dạng của thị trường lao động cũng làm thiếu đi tính gắn kết của tổ chức
với nhân sự đa thế hệ - đặc biệt là thế hệ Z. Chính vì vậy, để quản trị và tạo tính gắn
kết cho nhân sự thế hệ này nhà lãnh đạo cần phải làm gì ?
Trả lời:
-Thứ nhất, nâng cao tính minh bạch: Trong công việc, sự cởi mở và minh bạch từ người sử
dụng lao động giúp thế hệ Z biết được họ đã đóng góp gì cho công ty và cần cải thiện ở điểm
nào. Tính minh bạch không chỉ giúp nhà lãnh đạo lao động cải thiện giao tiếp và sự tin cậy
với thế hệ Z, mà việc xem họ như một phần quan trọng trong định hướng và hoạt động của tổ
chức sẽ thu hút nhân sự thế hệ này gắn bó lâu dài hơn.
- Thứ hai, làm việc thoải mái và linh hoạt: Một môi trường quá khắt khe sẽ khiến họ cảm
thấy ngột ngạt, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo
khuyến khích thế hệ Z có không gian để sáng tạo, nếu có thể, nhà lãnh đạo cần để họ tự mắc
lỗi và rút kinh nghiệm.
- Thứ ba, tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động hướng đến cộng đồng/xã hội
- Thứ tư, luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên: Thế hệ Z có nhiều tham vọng trong thăng tiến sự
nghiệp. Do đó, nhà lãnh đạo cần có sự cam kết đối với sự phát triển sự nghiệp của nhân viên.
Cụ thể, doanh nghiệp cần giúp đỡ nhân viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp, giúp
nhân viên thế hệ Z chủ động bày tỏ những mục tiêu trong sự nghiệp tại tổ chức.

10. (Quân) Với cùng một vai trò lãnh đạo có thể dung hòa lợi ích giữa các thế hệ thì
lãnh đạo thuộc thế hệ X, Y hay Z sẽ làm tốt nhất?
- vấn đề dung hòa lợi ích thì không nằm ở độ tuổi hay thế hệ mà nó thuộc về kỹ năng và trình
độ nhận thức của người lãnh đạo. Có khi gen X mất rất nhiều thời gian để thay đổi cách ứng
xử với thế hệ khác và cũng có khi gen Y, Z có sự thiếu hụt về kinh nghiệm và nhận thức để
làm hài hòa với đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Nhưng trên hết, những kỹ năng này đều có thể học
hỏi và nâng cấp dù ở bất kỳ thế hệ nào. Vì vậy thế hệ X, Y hay Z đều có thể làm người lãnh
đạo biết dung hòa lợi ích giữa các bên nếu thật sự mong muốn và cố gắng cải thiện phong
cách ứng xử trong tổ chức.

You might also like