Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG

KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE


------

BÁO CÁO HẾT MÔN DƯỢC LIỆU 1


CÂY BA KÍCH
(Morinda officinalis How.)

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nhóm 21


TS. DS. Huỳnh Lời 1. Nguyễn Thị Nga - MSSV 0123000200
2. Lê Thị Trang - MSSV 0123000194
3. Trần Thị Nhung - MSSV 0123000231

Đồng Nai, Tháng 05/2024


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1


I. GIỚI THIỆU VỀ NHÓM HỢP CHẤT GLYCOSID TIM.........................................2
1.1. Định nghĩa.................................................................................................................2
1.2. Cấu trúc.....................................................................................................................2
1.2.1. Phần aglycon.......................................................................................................2
1.2.2. Phần đường.........................................................................................................4
1.3. Phân bố......................................................................................................................4
1.4. Công dụng.................................................................................................................4
II. THỰC VẬT HỌC.........................................................................................................6
2.1. Đặc điểm của họ Cà phê và chi Nhàu.......................................................................6
2.1.1. Vị trí phân loại....................................................................................................6
2.1.2. Đặc điểm của họ Thiến thảo (Rubiaceae)...........................................................6
1.2.2. Đặc điểm của chi Nhàu (Morinda citrifolia).......................................................7
2.2. Đặc điểm thực vật cây ba kích (Morinda officinalis How).......................................7
2.2.1. Tên gọi................................................................................................................7
2.2.2. Mô tả thực vật.....................................................................................................8
2.2.3. Phân bố – thu hái – chế biến...............................................................................9
2.3. Đặc điểm phân biệt một số loài thuộc chi Nhàu (Morinda)....................................10
III. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC......................................................................................12
3.1. Nhóm Iridoid Glycosid............................................................................................12
3.2. Nhóm Anthraquinon................................................................................................13
3.3. Nhóm Sterol............................................................................................................13
3.5 Nhóm Vitamin..........................................................................................................14
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM RỄ CÂY BA KÍCH......................................16
4.1. Mô tả.......................................................................................................................16
4.2 Vi phẫu.....................................................................................................................16
4.3. Soi bột.....................................................................................................................16
4.4. Định tính..................................................................................................................16
4.5. Độ ẩm......................................................................................................................17
4.6. Tỉ lệ vụn nát.............................................................................................................17
4.7. Tạp chất...................................................................................................................17
V. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA BA KÍCH..................................................................18
5.1. Tác dụng tăng lực....................................................................................................18
5.2. Tác dụng chống độc................................................................................................18
5.3. Tác dụng chống viêm..............................................................................................18
5.4. Tác dụng trên hệ nội tiết..........................................................................................18
5.5. Tác dụng khác.........................................................................................................18
VI. ỨNG DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN...........19
6.1. Ứng dụng y học cổ truyền.......................................................................................19
6.2. Các bài thuốc dân gian từ cây ba kích.....................................................................19
6.2.1. Trị bệnh tăng huyết áp.......................................................................................19
6.2.2. Trị thận hư, dương uỷ, di tinh...........................................................................19
6.2.3. Trị thận hư, di niệu, đái nhiều lần.....................................................................20
6.2.4. Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh.................................20
6.2.5. Trị thoát vị, bìu sưng đau..................................................................................20
VII. CHẾ PHẨM TỪ CÂY BA KÍCH...........................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................22
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc hoá học của Glycosid tim......................................................................2


Hình 1.2. Nhân hydrocarbon có cấu trúc steran..................................................................3
Hình 2.1. Vị trí phân loại của cây Ba Kích..........................................................................6
Hình 2.2. Hoa đồ chi Nhàu..................................................................................................7
Hình 2.3. Cây ba kích..........................................................................................................9
Hình 3.1. Cấu trúc hoá học Monotropein..........................................................................13
Hình 3.2 Cấu trúc hoá học Asperuloside...........................................................................13
Hình 3.3 Cấu trúc hoá học Morindolide............................................................................13
Hình 3.4. Hợp chất của Anthraquinon phân tích từ rễ Ba kích.........................................14
Hình 3.5. Cấu trúc hoá học Lacton (4R, 5S) 5 – hydroxy hexan – 4 olid.........................15
Hình 7.1. Chế phẩm từ cây ba kích....................................................................................21

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Thành phần hoá học trong rễ cây Ba kích.........................................................12
Bảng 7.1. Các chế phẩm từ cây ba kích trên thị trường.....................................................21
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành tiểu luận, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình và hỗ trợ tích cực từ thầy cô, gia đình và bạn bè.

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Thầy/cô ThS.
(Tên thầy/cô) và Thầy/cô ThS. (Tên thầy/cô) – Giảng viên Bộ môn (Tên bộ môn),
Viện (Tên viện), Trường (Tên trường) đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt
quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn (Tên bộ môn), Viện (Tên
viện) đã giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức quý báu để áp dụng thực hiện
nghiên cứu này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng đào tạo – Nghiên cứu khoa học –
Hợp tác quốc tế; phòng Công tác sinh viên trường (Tên trường); thư viện trường (Tên
trường) đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài
liệu cho đề tài này.

Cuối cùng, chúng em xin dành tình cảm và lòng biết ơn vô hạn đến người thân
trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ khó khăn trong thời gian em
học tập để hoàn thành bài tiểu luận này.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Ba kích (Morinda officinalis How) - Còn được gọi là “Ba-Ji-Tian” trong Y
học cổ truyền Trung Quốc, thuộc chi Rubiaceae và được sử dụng rộng rãi cho mục
đích y học ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác [1]. Hơn 100 hợp chất hóa học đã
được phân lập từ loại cây này và thành phần chính được tìm thấy là polysaccharides,
oligosaccharides, anthraquinones và iridoid glycoside. Chiết xuất thô và các hợp chất
tinh khiết của cây này được sử dụng như tác nhân hiệu quả trong điều trị trầm cảm,
loãng xương, mệt mỏi, viêm khớp dạng thấp và điều trị vô sinh do chống trầm cảm,
chống loãng xương, hỗ trợ sinh sản, chống bức xạ, chống bệnh Alzheimer, chống thấp
khớp, chống mệt mỏi, chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống oxy hóa, điều hòa miễn
dịch và chống viêm [2].

Morinda officinalis polysaccharide (MOP) là một trong những thành phần hoạt
chất chính của Cây Ba kích - Morinda officinalis, giúp thúc đẩy sự hình thành xương,
ức chế mất xương và có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm [3].

Cây Ba kích ngoài tự nhiên đang bị khai thác cạn kiệt khiến loài cây này lâm
vào tình trạng gần như tuyệt chủng. Hiện nay, Ba kích thường được nhân giống bằng
giâm cành và gieo hạt [4]. Vì vậy, việc tìm kiếm tài liệu về Ba kích là công việc cần
thiết cho các nghiên cứu thực nghiệm về dược liệu này.

1
I. GIỚI THIỆU VỀ NHÓM HỢP CHẤT GLYCOSID TIM

1.1. Định nghĩa

Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị
có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi là tác
dụng theo quy tắc 3R của Potair (là renforcer = làm nhanh, ralentir = làm chậm,
regulariser = điều hoà). Nếu quá liều thì gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy,
yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và
cuối cùng làm ngừng tim thời kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm trương trên tim động vật
máu nóng.

Glycosid tim còn được gọi là glycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital
(Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim. [5].

1.2. Cấu trúc

Glycosid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hoá học gồm 2 phần: aglycon
và phần đường.

1Hình 1.1. Cấu trúc hoá học của Glycosid tim


1.2.1. Phần aglycon
Phần aglycon có thể chia làm 2 phần: Một nhân hydrocarbon và một mạch nhánh
là vòng lacton.

Nhân hydrocarbon: đây là nhân có cấu trúc steran hay 10,13-dimethyl


cyclopentano-perhydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm chức có oxy.

2
Ở C-3 luôn luôn có đính nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng β, trừ
một vài chất ví dụ carpogenin, carpogenol, epidigitoxigenin có OH C-3 hướng α.

2Hình 1.2. Nhân hydrocarbon có cấu trúc steran


Ở C-14 của hầu hết các glycosid tim có tác dụng sinh học đều có nhóm OH hướng
β. Một vài chất không có nhóm OH này do trong quá trình thủy phân hoặc do sắc ký cột
có xẩy ra sự dehydrat hóa tạo thành nối đôi ở C 14-15. Tuy nhiên, có một số chất do bản
chất tự nhiên không có nhóm OH này như các chất diffugenin, strophanthilin A, β-
anhydro-uzarigenin.

Sự oxy hóa (gắn nhóm OH hoặc carbonyl) còn có thể xảy ra thêm ở các vị trí như
1, 5, 11, 12, 16, 19. Mức độ oxy hóa ở C-19 có thể là CH2OH, CHO, COOH. Các chất
có mức độ oxy hóa khác nhau này thường cùng tồn tại trong cùng một cây. Chất G-
strophanthidin có đến 6 OH trong phần aglycon. Nhóm OH có thể bị acyl hóa ví dụ
oleandrigenin, gitalixigenin. Có trường hợp các nhóm OH gần nhau tương tác với nhau
để tạo nhóm chức epoxy, ví dụ adynerin. Nhóm OH ở C-11 có thể tác dụng với COOH ở
C-19 để tạo thành vòng lacton ví dụ chất sarmentosigenin E có trong Strophanthus
sarmentosus.

Vòng lacton: Phần glycon của glycosid tim ngoài khung hydrocarbon nói trên,
đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này được co
là mạch nhánh.

Hầu hết các chất có tác dụng sinh học đều có vòng lacton ở hướng β. Một số ít ở
hướng α do enzym epimerase có mặt trong cây chuyển hóa mà thành. Có hai loại vòng
lacton: loại thứ nhất có 4 carbon với một nối đôi ở vị trí α-β, những aglycon nào có vòng
lacton này thì có 23 carbon và được xếp vào nhóm “cardenolid”. Loại thứ hai có 5
carbon có 2 nối đôi (vòng γ-pyron hay coumalin), những aglycon nào có vòng lacton này

3
thì có 24 carbon và được xếp vòa nhóm “bufadienolid” (do chữ bufo = cóc, dien = 2 nối
đôi. Trong nhựa cóc có các chất có cấu trúc hoàn toàn giống như aglycon của nhóm này,
ví dụ bufotalin).

Các glycosid tim trong thiên nhiên thường là loại cardenolid; một số ít thuộc loại
bufadienolid như scillaren A có trong Hành biển (Urginea martima L.) hellebrin có trong
cây Helleborus niger L.

1.2.2. Phần đường


Phần đường nối vào OH C-3 của aglycon. Cho đến nay người ta biết khoảng 40
loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như D- glucose, L-rhamnose,
D-xylose, D-fucose có gặp trong những nhóm glycosid khác, còn lại là những đường gặp
trong glycosid tim . Trong những đường này, đáng chú ý là những đường 2,6-desoxy.

Các đường 2,6-desoxy có những đặc tính sau: dễ bị thủy phân, cho phản ứng màu
với thuốc thử Keller-Kiliani và thuốc thử xanthydrol.

Mạch đường có thể là monosaccharid hoặc oligosaccharid. Gitoxincellobiosid


trong Digitalis tía có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn:

Gitoxincellobiosid = Gitoxigenin + (digitoxose)3 + (glucose)2

Người ta nhận thấy rằng ở glycosid tim glucose bao giờ cũng ở cuối mạch (xa
aglycon).

1.3. Phân bố

Người ta tìm thấy glycosid tim có trong các họ thực vật: Apocynaceae,
Asclepiadaceae, Celastraceae, Cruciferae, Euphorbiaceae, Leguminosae, Lili- aceae,
Meliaceae, Moraceae, Ranunculaceae, Scrophulariaceae, Stereuliaceae, Tiliaceae.

Glycosid tim có trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò, nhựa
mủ. Người ta còn phát hiện thấy glycosid tim có mặt trong một số côn trùng nhưng lại
cho rằng những côn trùng này không tổng hợp được glycosid tim mà do chúng lấy từ
thức ăn (cây chứa glycosid tim).

1.4. Công dụng

4
Tác dụng chính của glycozid tim là làm giảm vận chuyển natri ra khỏi tế bào tim
bằng cách ức chế men Na+-K+ATPase (bơm natri). Sự tích tụ natri dẫn đến tăng nồng độ
ion calci nội bào do trao đổi Na+/Ca2+. Điều này gây ra tác dụng làm tăng tính co bóp
sợi cơ tim (inotrope dương tính) của glycozid tim. Bên cạnh đó, tác dụng chống rối loạn
nhịp của các thuốc này có được là do tăng cường sự ức chế của thần kinh lang thang lên
tính tự động của nút xoang và dẫn truyền nút nhĩ thất. Ở nồng độ cao, glycozid tim làm
tăng tính tự động cơ tim do gây quá tải calci nội bào.

Ba tác động chính của glycozid tim là:

Tác động tăng co bóp cơ tim.

Giảm nhịp thất trong rung nhĩ hay cuồng động nhĩ, bằng cách giảm dẫn truyền nhĩ
thất. Tác động này bị giảm bớt khi vận động do giảm trương lực thần kinh lang thang.

Tăng tính tự động cơ tim ở nồng độ cao (độc tính), hay ở nồng độ 'điều trị' nếu có
mặt các yếu tố khác như hạ kali máu.

5
II. THỰC VẬT HỌC

2.1. Đặc điểm của họ Cà phê và chi Nhàu

2.1.1. Vị trí phân loại

Theo hệ thống Taktajan (2009), loài Ba kích (Morinda officinalis How) có vị trí
phân loại như sau:
Giới Thực Vật
(Plantae)

Bộ Hoa vặn - tên khác là Long đởm


(Gentianales)

Họ Cà phê - tên khác là Thiến thảo


(Rubiaceae)

Chi Nhàu
(Morinda citrifolia)

Cây Ba Kích
(Morinda officinalis How)

3Hình 2.1. Vị trí phân loại của cây Ba Kích


2.1.2. Đặc điểm của họ Thiến thảo (Rubiaceae)

Theo tác giả Đặng Văn Sơn và các cộng sự, tại Vườn quốc gia Côn Đảo (Việt
Nam), sau khi phân tích mẫu tiêu bản thu được từ năm 2021 – 2022 nghiên cứu đa
dạng và phân bố họ Cà phê Rubiaceae đã xác định 73 loài thuộc 33 chi. Trong đó, chi
Lấu (Psychotria) có số lượng loài nhiều nhất với 8 loài, chiếm 11,0% tổng số loài
trong họ Cà phê ở vườn quốc gia, kế đến là chi Trang (Ixora) có 6 loài, chiếm 8,2%;
tiếp theo là chi Xú hương (Lasianthus) và chi An điền (Oldenlandia), mỗi chi có 5
loài, chiếm 6,8%; chi Găng (Benkara) và chi Nhàu (Morinda), mỗi chi có 4 loài,
chiếm 5,5% và cuối cùng là chi Dành dành (Gardenia), Bướm bạc (Mussaenda), Dọt

6
sành (Pavetta) và Trèn (Tarenna), mỗi chi có 3 loài, chiếm 4,1%. Các chi còn lại có số
lượng từ 1 đến 2 loài[6].
1.2.2. Đặc điểm của chi Nhàu (Morinda citrifolia)

Hoa thức: K(4-5)C(4-5) A4-5G(2-5-8)

Hoa đồ:

4Hình 2.2. Hoa đồ chi Nhàu

Trên thế giới, chi Nhàu (Morinda) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) với khoảng
hơn 80 loài, phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, Nhàu mọc rải rác trong
rừng, thường xanh hoặc gần mép nước, mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ
suối, bờ sông, mương rạch hoặc ao, hồ ở khắp các tỉnh miền nam và một số tỉnh miền
trung, hay mọc hoang dại ở khắp nơi, cũng thường được trồng, ra hoa gần như quanh
năm. Một số loài thuộc chi Morinda được ghi nhận tại Việt Nam là Nhàu tán (M.
longifolia) ở Thừa Thiên Huế, Nhàu nước (M. persicaefolia) ở Quảng Nam, Nhàu lông
mềm (M. villosa) ở Quảng Bình, Nhàu lá nhỏ (M. parvifolia) ở Thanh Hóa và Hà
Tĩnh. Trong đó, Nhàu là một dược liệu được dùng rất rộng rãi trong y học dân gian ở
nhiều khu vực thuộc Châu Á, để giảm đau trong các bệnh viêm xương khớp, nhuận
tràng, giảm ho, hoạt huyết. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo về thành phần hóa
học có trong Nhàu khá đa dạng, bao gồm anthraquinon, carotenoid, lignan, flavonoid,
glycosid, triterpenoid, sterol, các hợp chất thơm… Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tác
dụng dược lý cho thấy rằng loài này có nhiều tác dụng như kháng ung thư, kháng
viêm, bảo vệ thần kinh, mạch máu và tăng cường hệ miễn dịch [7].

2.2. Đặc điểm thực vật cây ba kích (Morinda officinalis How)

7
2.2.1. Tên gọi

Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How, họ Cà phê


(Rubiaceae). Ngoài ra còn có các tên gọi khác như: ba kích thiên, dây ruột gà, chẩu
phóng xì (Hải Ninh), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, sáy cày (Thái), chày kiang
dòi (Dao), liên châu ba kích, Medicinal indian mulberry (Anh). Ba kích phân bố ở một
số tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía bắc nước ta, bao gồm Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn la, Hòa Bình, Hà Tây, Thanh Hóa; cũng được tìm thấy
và phát triển trong một số tỉnh phía nam: Quảng Nam, Gia lai,... Các bộ phận hoa, lá,
quả và rễ của ba kích đều được sử dụng làm thuốc, trong đó rễ là bộ phận được sử
dụng nhiều nhất. Thành phần hóa học chính của ba kích là anthranoid và irridoids.
Ngoài ra còn có các hợp chất glucosides, sterol, saponintriterpen, lacton, ceton
(officinalisin), một vài acid amin. Riêng vitamin C chỉ có trong ba kích tươi [8].
2.2.2. Mô tả thực vật

Cây Ba kích (Morinda officinalis) là loài thân thảo, sống lâu năm. Thân có dạng
dây leo bằng thân quấn vào cành cây khác hay giàn giá đỡ, thân cây có thể dài tới hàng
mét. Thân cây màu xanh, tròn, phân nhánh. Khi thân, cành còn non thì có lông bao
phủ, thân cành già nhẵn, màu nâu. Lá dạng đơn nguyên, mọc đối. Cuống lá không
phân nhánh chỉ mang một phiến lá, khi lá rụng cả cuống và phiến cùng rụng một lúc.
Lá kèm nhỏ hợp thành màu xám nâu. Phiến lá nguyên hình elip thuôn dài có cấu tạo
lưng bụng với chức năng quang hợp và có hệ thống gân lá nổi rõ, tương ứng với các bó
dẫn ở bên trong làm nhiệm vụ vận chuyển. Gân lá hình lông chim, lá non có lông, lá
già không có lông. Cây Ba kích có hoa tập trung thành cụm tán tròn ở đầu cành, dài
0,3 – 1,5 cm, gồm 8 – 10 hoa. Hoa mẫu 4 (4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị), lúc non màu
trắng sau hơi vàng. Đài hoa hình chén hay hình ống gồm những lá đìa nhỏ hình tam
giác đều phát triển không đều nhau. Tràng hoa 4 cánh màu trắng, dính liền ở dưới
thành ống ngắn. Nhị đính ở đáy của ống tràng. Bầu hạ, hợp, vòi nhụy chẻ đôi ở đỉnh.
Rễ có dạng rễ củ hình trụ tròn, cong queo, thắt thành từng đoạn như ruột gà (nên còn
gọi là cây ruột gà), đường kính 1,5 – 2,0 cm. Vỏ ngoài màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt,
nhám, có vân dọc. Bên trong là lớp thịt củ dày màu trắng, không mùi, vị ngọt nhưng
hơi chát, trong cùng là lõi củ, thông thường khi chế biến phần lõi được loại bỏ. Rễ Ba

8
kích có hình xoắn dài từ 20 – 60 cm, cây lâu năm có thể có rễ dài hơn, đường kính từ 1
– 3 cm [9].

5Hình 2.3. Cây ba kích


2.2.3. Phân bố – thu hái – chế biến

Trên thế giới, Ba kích có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trên thế giới Ba kích phân
bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Úc, New Guinea và Polynesia. Riêng ở
Trung Quốc, Ba kích có phân bố tự nhiên khá rộng ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc
Kiến, Tứ Xuyên, Quảng Tây và đảo Hải Nam. Ở Việt Nam, Ba kích mọc hoang, phân
bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc. Ba kích có
nhiều ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Hà Tây, Hòa Bình [10].

Tại khu vực Trung Trung bộ của Việt Nam, loài ba kích (M. officinalis.) có
phân bố rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
trên địa bàn thuộc 8 huyện và 12 xã. Tại đây, loài phân bố chủ yếu ở các tiểu vùng
sinh thái gò đồi và núi thấp. Giới hạn phân bố phía nam về vĩ độ của loài hiện thời
được xác định là 15°23'7" vĩ bắc. Đặc trưng khí hậu của các địa phương có ba kích
phân bố: nhiệt độ trung bình từ 21 - 24 oC; độ ẩm trung bình từ 84 - 89%; lượng mưa
trung bình năm từ 2.000 – 3.500mm. Độ cao phân bố tập trung từ 100 đến 750 mét so
với mực nước biển, cá biệt có nơi lên tới 1.200 m; Độ dốc phổ biến từ 15 - 20 độ. Ba
kích phân bố trên đất feralit màu đỏ vàng từ đá sét và biến chất (Fs) và đất feralit màu
vàng đỏ từ đá macma axít (Fa). Độ dày tầng đất trung bình, có nơi hơi mỏng. Trạng
thái thực bì phổ biến là trảng cây bụi phục hồi sau nương rẫy và rừng tự nhiên thường
xanh nghèo đến trung bình. Độ tàn che tầng cây gỗ từ 0,1 đến 0,6, phổ biến từ 0,2 -

9
0,4. Hầu hết các quần thể được phát hiện được đều có phạm vi phân bố không gian
hẹp, mật độ cá thể thấp, tình trạng tái sinh tự nhiên không thực sự khả quan. Hiện
thời, mức độ tác động tiêu cực do con người lên các quần thể ở mức báo động ở
nhiều địa phương, chủ yếu do khai thác quá mức [11].

Rễ đào quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đào về rửa sạch đất cát, phơi
hay sấy, khi gần khô người ta đập dẹp rồi phơi lại cho thật khô. Sau khi chế biến, dược
liệu là những mẫu cong queo, thịt đứt thành từng đoạn để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong. Rễ
dài 10 - 20cm, đường kính 0,7 - l,4cm trở lên. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, trên mặt có
nhiều vân dọc. Thịt màu hổng tím, vị hơi ngọt. Loại rễ to, thịt màu tía là loại tốt [5].

Trong đông y ba kích được chế biến trước khi dùng, có ba cách :

- Ba kích thiên: Ba kích nhặt hết tạp chất, đcm hấp chc mém rổi rút lõi gỗ, cắt
thành từng đoạn phơi khô.

- Chích ba kích : sắc nưđc cam thảo, bỏ bã, cho ba kích vào đun đến khi xốp
mềm và nước cam thảo gần cạn thì lây ra rút lõi gỗ khi còn nóng, phơi khô là được. Cứ
100kg ba kích thì đùng 6,40kg cam thảo.

- Diêm Ba Kích : Ba Kích sạch trộn đều vđi nước muối, cho vào chõ đồ, rút lõi
gỗ, phơi khô ( 100 kg ba kích thì dùng 2 kg muối và lượng nưđc vừa đủ hòa tan).

Cây Ba kích có tác dụng bổ thận, tăng cường gân cốt, tăng sức đề kháng, sức
dẻo dai và trị phong thấp, giảm huyết áp, hạ đường huyết, bổ não, giúp ăn ngủ ngon,
giúp điều trị rối loạn cương dương, phụ nữ kinh nguyệt không đều [12]. Bên cạnh đó,
nhiều nghiên cứu còn cho thấy, cao chiết rễ cây Ba kích (Morinda officinalis) đã
chứng minh có tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam trên các mô hình thử
nghiệm sinh học [8, 13].

2.3. Đặc điểm phân biệt một số loài thuộc chi Nhàu (Morinda)

ST Tên Cụm hoa -


Thân Lá Quả
T khoa học Hoa
1. Morinda Cây nhỏ Lá mọc đối, mặt Hoa màu trắng, Quả hình trứng
Citrifolia nhẵn. trên láng bóng tập hợp thành dài 2,5 - 4cm,
L. hình bầu dục, có hình đầu ở quả
mũi ngắn ở nách lá, kép do nhiều

10
đầu, hình nêm ở đường kính 2 - quả dính lại
gổc, dài 12 - 4cm. Cây có với nhau, chín
30cm rộng 6 - hoa vào tháng vào tháng 7-8.
15cm. Lá kèm 1 - 2. Ruột quả có
gần tròn hay lớp cơm mềm
thuôn, ăn được.
nguyên hay chẻ
2 - 3 thùy ở
đỉnh.
2. Morinda Cây mọc Lá có dạng thay Hoa họp thành Quả kép do
Umbellata leo trên các đổi, hình bầu đầu khoảng 6 nhiều quả dính
L. cây bụi dục rộng, thuôn mm đường liền nhau gần
khác, dài có trái xoan hay kính tập trung hình cầu 6 - 1
thể đến hẹp hình mũi thành tán ở 0 cm.
l0m. mác, đài đến ngọn
12,5cm rộng cành, ít khi ở
đến 4cm. nách lá. Hoa
không cuống,
màu trắng.

11
III. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Các thành phần chính của thực vật thuộc chi Morinda chứa nhiều thành phần dược
phẩm và hóa chất hiệu quả khác nhau, bao gồm oligosacarit, anthraquinone, iridoids,
flavonoid, axit amin và các nguyên tố vi lượng, tạo ra các loài có đặc tính chống viêm và
chống oxy hóa [14].
1Bảng 3.1. Thành phần hoá học trong rễ cây Ba kích

Nhóm chất Thành phần các chất Bộ phận dùng


Asperulosid
Monotropein
Morindolid
Iridoid
Glycosid Morofficialosid
Acid Deacetyl Asperulosidic
Acid Asperulosidic
Acetat Asperulosidic
Physcion
Rubiadin-1-methyl ether Rễ câ y
2-hydroxy-1-anthraquinone methoxy-
Anthraquinon 1,2-dihydroxy-3-methyl anthraquinone
1,3,8 – trihydroxy – Anthraquinone 2 – methoxy –
2-hydroxymethyl-3-hydroxyanthraquinone
2-methoxy anthraquinone
β-sitosterol
Sterol
7-Oxo-beta-sitosterol
Lacton (4R, 5S) 5 – hydroxy hexan – 4 olid
Vitamin Vitamin C

3.1. Nhóm Iridoid Glycosid

Monotropein là một monoterpenoid iridoid có 1,4a,7,7a-


tetrahydrocyclopenta[c]pyran được thay thế bằng nhóm beta-D-glucopyranosyloxy ở vị
trí 1, nhóm axit cacboxylic ở vị trí 4 và ở vị trí 7 bằng hydroxy và hydroxymethyl các
nhóm tương ứng (đồng phân không đối quang 1S, 4aS, 7R, 7aS). Nó có vai trò như một
chất chuyển hóa và một chất chống viêm.

12
6Hình 3.1. Cấu trúc hoá học Monotropein

Asperuloside là một glycoside monoterpenoid iridoid được phân lập từ Galium


verum. Nó có vai trò như một chất chuyển hóa. Nó là một monoterpenoid iridoid, beta-
D-glucoside, một dẫn xuất monosacarit, este axetat và gamma-lactone.

7Hình 3.2 Cấu trúc hoá học Asperuloside


Morindolide là một sản phẩm tự nhiên được tìm thấy ở Catunaregam spinosa và
Gynochthodes officinalis, có công thức (4aR,7aS)-7-(hydroxymetyl)-4,4a,5,7a-
tetrahydro-3H-cyclopenta[c]pyran-1-one

8Hình 3.3 Cấu trúc hoá học Morindolide

13
3.2. Nhóm Anthraquinon

9Hình 3.4. Hợp chất của Anthraquinon phân tích từ rễ Ba kích

Theo kết quả nghiên cứu của Qiao-Yan Zhang và cộng sự đã phân tích được 7
hợp chất của anthraquinon từ rễ Ba kích có tác dụng chống loãng xương là: Physicion
(1), rubiadin-1-methyl ether (2), 2-hydroxy-1-anthraquinone methoxy- (3), 1,2-
dihydroxy-3-methyl anthraquinone (4), 1,3,8 - trihydroxy - Anthraquinone 2 –
methoxy - (5), 2-hydroxymethyl-3-hydroxyanthraquinone (6), 2 - methoxy
anthraquinone (7). Trong đó hợp chất 4 và 5 cho thấy tác dụng kích thích đáng kể đến
hoạt động ALP tế bào tạo xương, hợp chất 1 và 5 cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ
hơn với tế bào hủy xương [2].

3.3. Nhóm Sterol

Sterol là một hợp chất hóa học có công thức C 17H28O, với phân tử có nguồn
gốc từ gonane bằng cách thay thế một nguyên tử hydro ở vị trí 3 bằng một nhóm
hydroxyl. Do đó, nó là một loại rượu của gonane.

Beta-sitosterol là một chất tương tự như cholesterol (chứa một liên kết đôi dễ
bị oxy hóa), đặc trưng bởi các tính chống ung thư và chống xơ vữa, giúp giảm mức
cholesterol bằng cách hạn chế lượng cholesterol đi vào cơ thể, ngoài ra Beta-sitosterol
còn có thể liên kết với tuyến tiền liệt giúp làm giảm sưng (viêm).

14
3.4. Nhóm Lacton

10Hình 3.5. Cấu trúc hoá học Lacton (4R, 5S) 5 – hydroxy hexan – 4 olid

Lacton là các este cacboxylic tuần hoàn là các este nội phân tử có nguồn gốc từ
axit hydroxycarboxylic . Chúng có thể bão hòa hoặc không bão hòa. Một số chứa các
dị tố thay thế một hoặc nhiều nguyên tử cacbon của vòng. Lacton được hình thành
bằng quá trình este hóa nội phân tử của các axit hydroxycarboxylic tương ứng, diễn ra
một cách tự nhiên khi vòng được hình thành có năm hoặc sáu cạnh. Lacton có vòng ba
hoặc bốn cạnh (α-lactones và β-lactones) rất dễ phản ứng, khiến việc phân lập chúng
trở nên khó khăn. Các phương pháp đặc biệt thường được yêu cầu để tổng hợp trong
phòng thí nghiệm các lactone vòng nhỏ cũng như các loại có chứa các vòng lớn hơn
sáu cạnh.

3.5 Nhóm Vitamin

Vitamin C (hay acid ascorbic) chỉ có trong ba kích tươi, có vai trò quan trọng
với sự hoạt động của xương, cơ bắp, mạch máu và các mô liên kết. Axit ascorbic cần
thiết trong một số quá trình hydroxyl hóa quan trọng, bao gồm việc chuyển đổi proline
thành hydroxyproline (hình thành collagen, ví dụ như quá trình chữa lành vết thương);
sự hình thành chất dẫn truyền thần kinh 5-hydroxytryptamine từ tryptophan và
noradrenaline từ dopamine, và sinh tổng hợp carnitine từ lysine và methionine. Axit
ascorbic dường như có một vai trò quan trọng trong chuyển hóa ion kim loại, bao gồm
cả sự hấp thụ sắt ở đường tiêu hóa và sự vận chuyển của nó giữa huyết tương và các cơ
quan dự trữ.

15
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM RỄ CÂY BA KÍCH

4.1. Mô tả

Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3 cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở
lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt
ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là
lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu, vị hơi ngọt và hơi chat [15].

4.2 Vi phẫu

Mặt cắt dược liệu hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm 2 - 3 hàng tế bào
hình chữ nhật xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm, trong lớp bần thường có
các tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim, sát lớp bần có các tế bào mô cứng xếp
liền nhau tạo thành vòng. Mô mềm vỏ dày, cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn
xộn, các tế bào ở phần ngoài bị ép bẹp. Phía trong mô mềm là libe, gồm các tế bào nhỏ
tạo thành vòng liên tục. Rải rác trong mô mềm và libe có các bó tinh thể calci oxalat hình
kim. Gỗ gồm các mạch gỗ lớn xếp thành bó, các bó kết hợp với nhau tạo thành lõi hình
sao 5, 6 cạnh. Trong mô gỗ có những đám tế bào không hóa gỗ [15].

4.3. Soi bột

Bột có màu nâu nhạt, vị hơi chát, mùi thơm dịu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh
bần gồm các tế bào hình chữ nhật, mảnh mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều cạnh
thành mỏng, một số tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim. Sợi gỗ. Có nhiều tế bào
mô cứng thành dày hóa gỗ, các lỗ trao đổi rõ. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, dài
khoảng 0,1 mm và các đoạn gẫy của chúng. Rải rác có các hạt tinh bột và nhiều mạch
điểm[15].

4.4. Định tính

A.Lấy 0,10 - 0,20 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hóa sẽ được tinh thể màu
vàng. Khi thêm dung dịch kiềm, sẽ ngả màu đỏ tím.
B. Đun sôi 0,10 g bột dược liệu với 1 ml dung dịch natri hydroxyd (TT) và 9 ml
nước, rồi lọc. Thêm acid hydrocloric (TT) cho đến phản ứng hơi acid và 10 ml ether
ethylic (TT), lắc. Lớp ether sẽ nhuộm màu vàng. Gạn riêng lớp ether, thêm 5 ml dung
dịch amoniac (TT), lắc. Lớp dung dịch amoniac sẽ nhuộm màu đỏ tím bền vững.
16
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng: Silicagel G
Hệ dung môi khai triển: Ether dầu : ethylacetat : acid acetic băng (7,5 : 2,5 : 0,25)
Dung dịch thử: Lấy khoảng 5 g dược liệu thêm 10 ml nước, lắc để nước thấm đều
dược liệu, để yên 15 phút, nghiền dược liệu trong cối sứ thành bột ướt, thêm 40
ml methanol (TT), cho vào bình cầu miệng mài, đun sôi hồi lưu trên cách thủy trong 30
phút, lọc, làm bay hơi dung môi đến cạn. Thêm 5 ml nước và 20 ml ether dầu hỏa
(TT), lắc khoảng 3 - 5 phút, để lắng, gạn lấy phần dịch chiết, làm bay hơi hết dung môi.
Hòa cắn trong 2 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g dược liệu Ba kích (mẫu chuẩn) và tiến hành như đối
với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml dung dịch đối chiếu và dung
dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung
dịch kali hydroxyd trong ethanol (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết (2 - 3
vết) màu đỏ, cùng màu sắc và giá trị R f với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
[15].

4.5. Độ ẩm

Không quá 12%

4.6. Tỉ lệ vụn nát

Không quá 5%.

4.7. Tạp chất

Tạp chất khác: Không quá 1%.


Tỉ lệ dược liệu xơ, hoá gỗ, đường kính dưới 0,3 cm: Không được có

17
V. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA BA KÍCH

5.1. Tác dụng tăng lực

Bằng phương pháp chuột bơi, thực hiện trên chuột nhắt trắng, ba kích với liều 5
– 10g/kg dung liên tiếp 7 ngày trước lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian
chuột bơi [16].

5.2. Tác dụng chống độc

Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng cách tiêm amoni clorur cho chuột
nhắt trắng, ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố
độc hại [16].

5.3. Tác dụng chống viêm

Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin, ba kích dùng với liệu
5 – 10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt [16].

5.4. Tác dụng trên hệ nội tiết

Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ ba kích không có tác dụng
giống androgen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen [16].

5.5. Tác dụng khác

Ngoài các tác dụng trên, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp
ruột, hạ huyết áp. Độc tính cấp: trên chuột nhắt trắng bằng đường uống ba kích có
LD50 bằng 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độ độc rất thấp [16].

18
VI. ỨNG DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN

6.1. Ứng dụng y học cổ truyền

Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Qua điều trị
thử nghiệm đạt kết quả sau: đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác
dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với các trường hợp khả năng giao hợp yếu
và thưa. Tuy không làm tăng đòi hỏi sinh dục, nhưng ba kích có tác dụng chống androgen
trên lâm sàng. Ba kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ
trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng
thái vô sinh tương đối nhẹ và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh
trùng chết nhiều, không có tinh trùng không xuất tinh khi giao hợp, sử dụng ba kích chưa
thấy kết quả [16].

Đối với người cao tuổi, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn ít ngủ,
người gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên, một số trường hợp có
đau mỏi các khớp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ
quan như đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân,
tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp, sau khi dung ba kích dài ngày các
triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt [16].

Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương uỷ di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu
mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, ba kích còn chữa các bệnh
liệt dương xuất tinh sớm, mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp
[16].

6.2. Các bài thuốc dân gian từ cây ba kích

Theo tác giả Đỗ Huy Bích (2006) [16], các bài thuốc dân gian từ cây ba kích được
liệt kê như sau:
6.2.1. Trị bệnh tăng huyết áp
Ba kích, tiêm mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, dương quy, mỗi vị 12g.
Nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 phần uống trong ngày. Thời gian điều trị 3 tháng (Nhị
tiên thang).
6.2.2. Trị thận hư, dương uỷ, di tinh
Ba kích, thục địa, mỗi thứ 15g, sơn thù du, kim anh từ mỗi thứ 12g. Sắc nước
uống.

19
6.2.3. Trị thận hư, di niệu, đái nhiều lần
Ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, mỗi thứ 12g. Sắc hoặc tẩn bột uống.
6.2.4. Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh
Ba kích, tục đoạn, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc nước uống
hoặc tán bột uống với canh.
6.2.5. Trị thoát vị, bìu sưng đau
Ba kích, hạt quýt mỗi thứ 12g, tiểu hồi hương 3,7g, sắc nước uống.

20
VII. CHẾ PHẨM TỪ CÂY BA KÍCH

11Hình 7.1. Chế phẩm từ cây ba kích


2Bảng 7.1. Các chế phẩm từ cây ba kích trên thị trường
Chế phẩm Đóng
STT Thành phần Nhà sản xuất
(đơn giá) gói
Cao dương Dâm dương hoắc 22.5g, Câu kỷ tử 20g, Ngũ vị tử 20g, Ba Công Ty TNHH
Lọ
1 tráng thận Xuân kích 20g, Phục linh 17g, Đỗ trọng 17g, Thục địa 17g, Đông Dược
250ml
Quang Đảng sâm 17g, Hoàng kỳ 10g, Cao dương thận 10g. Xuân Quang
Hộp Công ty cổ phần
Dược Quý Đông trùng hạ thảo, cao ban long, đương quy, nhân sâm,
2 60 Dược Phẩm
Đường ba kích, bạch tật lê, kỷ tử
viên Quốc Tế STP
Liên nhục 88 mg, Ba kích 60 mg, Xuyên khung 28 mg,
Hộp Công ty cổ phần
Sâm nhung bổ Nhung hươu 2,4 mg, Nhân sâm 7,2 mg, Cam thảo 5,0 mg,
3 30 dược phẩm
thận TW3 Bạch linh 40 mg, Đảng sâm 24 mg, Hoài sơn 76 mg,
viên Trung Ương 3
Đương quy 40 mg, Cao đặc dược liệu 300 mg
Công ty trách
Trà thảo mộc Hộp
4 Ba kích 50%, Sâm cau 25%, Bạch tật lê 25% nhiệm hữu hạn
ba kích Vready 20 gói
STD quốc tế
Hộp Công ty TNHH
Thận Khí Công Cao Bách bệnh, Cao Bạch tật lê, Bột Nhân sâm, Cao
5 30 SX KD TM
Đức Nhục thung dung, Cao Ba kích, Cao Câu kỷ tử.
viên CÔNG ĐỨC
Bạch tật lê: 100mg, Nhân sâm: 35mg, Nhục thung dung:
25mg, Dâm dương hoắc: 25mg, Hoàng tinh: 25mg, Mộc
Công ty Dược
Hộp hương: 25mg, Sơn tra: 25mg, Thục địa: 25mg, Xuyên
Sâm nhung bổ phẩm và thương
6 30 khung: 18mg, Ba kích: 15mg, Hà thủ ô đỏ: 15mg, Bách
thận Hoa Đà mại Phương
viên hợp: 15mg, Tục đoạn: 15mg, Xà sàng tử: 15mg, Cam
Đông
thảo: 15mg, Liên nhục: 15mg, Thỏ ty tử: 12mg, Câu kỷ
tử: 10mg, Đương quy: 10mg, Nhung hươu khô: 2mg
Hợp tác xã
7 BAKIGOLD Lọ 80g Ba kích tím, Đẳng sâm, Xà sàng tử Dược liệu xanh
Đông Triều
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] C. W. Mengyun Liu, Hongwei Zhang, Hui Guo, Le Kang, Hongwei Li, Kai Li, "A systematic review
on polysaccharides from Morinda officinalis How: Advances in the preparation, structural
characterization and pharmacological activities," Journal of Ethnopharmacology, vol. 328, 2024.
[2] H.-l. X. Jian-hua Zhang, Yue-ming Xu, Yi Shen, Yu-Qiong He, Hsien-Yeh, Bing Lin, Hong-tao Song,
Juan-Liu, Hai-yue Yang, Lu-ping Qin, Qiao-yan Zhang, Juan Du, "Morinda officinalis How. – A
comprehensive review of traditional uses, phytochemistry and pharmacology," Journal of
Ethnopharmacology, vol. Volume 213, 2018.
[3] C. Zhang et al., "Morinda officinalis Polysaccharides Ameliorates Bone Growth by Attenuating
Oxidative Stress and Regulating the Gut Microbiota in Thiram-Induced Tibial Dyschondroplasia
Chickens," (in eng), Metabolites, vol. 12, no. 10, Oct 10 2022.
[4] B. T. H. Phú, "Nhân giống cây ba kích tím (Morinda officinalis How) bằng phương pháp nuôi cấy
mô tế bào tại Quảng Ninh," ed. Việt Nam: Trung tâm số đại học Thái Nguyên, 2012.
[5] N. V. Thu, Bài giảng dược liệu tập 1. 2004.
[6] N. Q. B. Đặng Văn Sơn, Trương Bá Vương, Trần Bảo Quyên, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Văn Ngà, Trần
Đình Huệ, "ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO," Tạp
chí khoa học Lâm Nghiệp, vol. 3, 2022.
[7] H. V. Q. H. Lê Văn Út, Lâm Bảo Ngân, Võ Thị Bích Ngọc, Lý Hồng Hương Hạ, "Đặc điểm thực vật
học cây Nhàu Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae)." tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ,
vol. 6, 1, 2023.
[8] T. T. T. T. Nguyễn Thị Liên, Hoàng Thị Thanh Thảo, Trần Việt Hùng, "Nghiên cứu tác dụng hướng
sinh dục nam của cao ba kích trên thực nghiệm," Tạp chí dược học, vol. 60, 3, 2020.
[9] H. T. M. Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Phương Dung, "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU
LOÀI BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN," Tạp chí KHOA HỌC &
CÔNG NGHỆ, vol. 177, 1, 2018.
[10] N. V. Tập, "Nghiên cứu bảo tồn những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt
Nam," Đại học Khoa học Tự nhiên, 1996.
[11] T. N. T. Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng, Nguyễn Hợi, Văn Thị Yến, Phạm Thành, Trần Quốc Cảnh,
Đinh Diễn, Lê Nguyễn Thới Trung, Hoàng Thị Hồng Quế, "Đặc trưng phân bố loài ba kích
(morinda officinalis how.) theo các yếu tố địa lý và sinh thái ở khu vực Trung Trung Bộ," Tạp chí
khoa học và công nghệ nông nghiệp trường đại học nông lâm, đại học Huế, vol. 8, no. Tài nguyên
- môi trường, 1, 2024.
[12] N. T. V. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Thị Thúy An, "Một số hợp chất phân lập từ rễ cây ba kích (Morinda
officinalis How.) trồng ở tỉnh Quảng Ninh," Tạp chí dược học, vol. 56, 9, 2016.
[13] N. M. T. T. Trần Mỹ Tiên, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, "NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
HƯỚNG SINH DỤC NAM CỦA BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.)," Tạp chí Y học Thành phố
Hồ Chí Minh, vol. 16, 1, 2012.
[14] Y. Zhang and M. Zhang, "Neuroprotective effects of Morinda officinalis How.: Anti-inflammatory
and antioxidant roles in Alzheimer's disease," (in eng), Frontiers in aging neuroscience, vol. 14, p.
963041, 2022.
[15] B. Y. tế, "Dược điển Việt Nam 5," 2018.
[16] Đ. H. Bích, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Ở Việt Nam Tập 1. NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2006.

You might also like