lý thuyết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

II- THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ:
lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa. So với các hình thái kinh tế - xã hội đã xuất hiện trong lịch sử,
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất,
trong đó không có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành
người tự do... Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị.
C. Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản
chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia.
Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của
thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng
của giai cấp vô sản". V.I. Lênin trong điều kiện nước Nga Xô viết cũng
khẳng định: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa
tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”.
Mong muốn có ngay một chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp để thay
thế xã hội tư bản chủ nghĩa bất công, tàn ác, là khát vọng chính đáng;
song theo các nhà kinh điển, điều mong ước ấy không thể có với phép
màu “cầu được ước thấy"; giai cấp vô sản cần phải có thời gian để cải tạo
xã hội cũ do giai cấp bóc lột dựng lên và xây dựng trên nền móng ấy lâu
dài của chủ nghĩa xã hội.
Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập
chủ nghĩa xã hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa cộng sản: 1) Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát
triển. Cho đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ
nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra, 2) Quá độ gián tiếp từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua
chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam
và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác -
Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ phát
triển khác nhau.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là một
trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải
tuân theo mà là kết quả của phong trào hiện thực, các nhà sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học cho rằng: Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai
cấp vô sản đã chiến thắng có thể rút ngắn được quá trình phát triển “với
sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng, các dân tộc lạc hậu có thể
rút ngắn khả nhiều quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ
nghĩa và tránh được phần lớn những đau khổ và phần lớn các cuộc đấu
tranh mà chúng ta bắt buộc phải trải qua ở Tây Âu”. C. Mác, khi tìm hiểu
về nước Nga cũng chỉ rõ: “Nước Nga... có thể không cần trải qua những
đau khổ của chế độ đó (chế độ tư bản chủ nghĩa - T.G) mà vẫn chiếm
đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy”.
Vận dụng và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph. Angghen trong điều
kiện mới, sau Cách mạng Tháng Mười, V.I. Lênin khẳng định: “với sự
giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể
tiến tới chế độ xôviết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến
tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa (hiểu theo nghĩa con đường rút ngắn – T.G)”.
Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta có thể khẳng định:
Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công
nghiệp lần tứ tư, các nước lạc hậu, sau khi giành được chính quyền, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

You might also like