Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chữ nghiêng là giải thích thêm

Chữ bình thường là nội dung


II- THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ
rõ: lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. C. Mác khẳng
định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với
thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy
không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp
vô sản". V.I. Lênin trong điều kiện nước Nga Xô viết cũng khẳng định:
“Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:

- Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định
phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỹ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa
các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau. Có thể nói đây là thời kỳ của cuộc đấu
tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếu phát triển lịch sử
thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
không là ngoại lệ lịch sử. Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước
nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng
diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài. Nhất
là đối với những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co.
- Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những
nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư
bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra bởi sự phát
triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã
hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp
xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do đó nó cũng cần
phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ
nghĩa.
- Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà sáng lập
chủ nghĩa xã hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa cộng sản:
1) Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với
những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời kỳ
quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển
chưa từng diễn ra.
- Đây là cả một thời kỳ quá độ chính trị lâu dài và khó khăn, từ CNTB
phát triển cao trực tiếp lên CNXH. Đây là một quá trình cách mạng
không ngừng thực hiện không chỉ một điểm quá độ, mà là một giai đoạn
quá độ tất yếu. Trong đó, chính trị (chuyên chính vô sản- CCVS) là điều
kiện tiên quyết để thực hiện quá độ trong mọi lĩnh vực khác của xã hội.
2) Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với
những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Thời kỳ quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Cùng với sự phát
triển lịch đại của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự trải qua các
hình thái do mâu thuẫn bên trong.
- Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội
chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác - Lênin, đều đang trải
qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ phát triển khác nhau.
VD cụ thể: C. Mác còn đề cập đến sự phát triển đồng đại theo chiều ngang
không gian do tương tác qua lại giữa các xã hội. Ông chú ý đến trường hợp
đặc biệt là, hai xã hội thời cổ đại “tác động qua lại làm nảy sinh ra một cái gì
mới, một sự tổng hợp”, “kết hợp cả hai” PTSX và cùng tiến lên một hình
thái kinh tế - xã hội cao hơn. Đó là trường hợp người Giéc-manh từ xã hội
công xã nguyên thủy bỏ qua xã hội nô lệ, cùng người La Mã đi lên xã hội
phong kiến. Từ khi người Giéc-manh bắt đầu lấn át người La Mã vào thế kỷ
thứ II và đánh đổ chế độ nô lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ
cuối công xã nguyên thủy bỏ qua chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến. Nếu
vẫn tồn tại riêng biệt, thì để có sự phát triển đó, họ phải trải qua xã hội nô lệ
hàng nghìn năm.
- C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, không chỉ nước TBCN tiên tiến phương Tây có thể làm
cách mạng vô sản thành công rồi bước vào TKQĐ, mà nước Nga và các nước tiền TBCN nói
chung cũng có thể thực hiện điều đó. Điều kiện quan trọng ở đây là, các nước này được nước
phương Tây phối hợp cùng làm cách mạng vô sản thành công, tiếp tục giúp đỡ về vật chất khi
bước vào TKQĐ. Lúc ấy nước phương Tây thực hiện TKQĐ trực tiếp. Nước được giúp đỡ
“không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN”, “rút ngắn tiến trình đi lên CNXH”, có
nghĩa là rút ngắn chính lịch trình vận động, phát triển của xã hội TBCN. Nhưng nó vẫn phải
thực hiện TKQĐ từ tiền đề vật chất không tự tạo ra ở bên trong, mà được giúp đỡ từ bên
ngoài. Chính vì thế, TKQĐ này không hoàn toàn trực tiếp, mà chỉ là nửa trực tiếp.
- Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, V. I. Lê-nin cho rằng các nước lạc hậu phụ thuộc,
thuộc địa ở phương Đông cũng có thể thực hiện cách mạng XHCN và TKQĐ, khi liên minh
với nước Nga Xô-viết. Trong tư tưởng của V. I. Lê-nin, đương nhiên TKQĐ này sẽ khó khăn
hơn nếu diễn ra đơn độc. Nhưng dù có thực hiện được sự liên minh, thì TKQĐ ấy cũng vẫn
chỉ là gián tiếp và ở trình độ thấp hơn nhiều so với TKQĐ gián tiếp ở nước Nga. Ngoài ra,
phải phân biệt tư tưởng đó của V. I. Lê-nin với một ý kiến khác của chính ông cho rằng, nếu
được giai cấp vô sản các nước tiên tiến giúp đỡ, thì các nước lạc hậu có thể đi lên CNXH
“không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN”. Đây chính là tư tưởng của C. Mác và Ph.
Ăng-ghen về TKQĐ nửa trực tiếp, không giống TKQĐ gián tiếp mà V. I. Lê-nin mới nêu lên.
- Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến
lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm
của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đó là một nhiệm
vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt cháy giai đoạn” được.
- Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta có thể khẳng định:
Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công
nghiệp lần tứ tư, các nước lạc hậu, sau khi giành được chính quyền, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

You might also like