Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Trường THPT Châu Thành MA TRẬN ÔN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 – HÓA 11

Tổ Hóa – Sinh Năm học 2023-2024


NỘI DUNG : HYDROCARBON, ALCOHOL, PHENOL, DẪN XUẤT HALOGEN, ALDEHYDE,
KETONE, CARBOXYLIC ACID
Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM: 20 câu (5đ)
PHẦN 2: TRẢ LỜI ĐÚNG/ SAI: 2 câu (2đ)
PHẦN 3: TỰ LUẬN : 3 câu (3 đ)
Thời gian kiểm tra: 50 phút
CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần 1: TRẮC NGHIỆM (20 CÂU)
CTPT DÃY ĐỒNG ĐẲNG
Câu 1a. Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng alkyl benzene là
A. CnH2n-6 (n ≥ 6). B. CnH2n+6 (n ≥ 6). C. CnH2n-2 (n ≥ 6). D. CnH2n (n ≥ 6).
Câu 1b. Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n+1OH (n ≥ 1). B. CnH2n+2O (n ≥ 2). C. CnH2nOH (n ≥ 1). D. CnH2n-1OH (n ≥ 2).
Câu 1c: Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n≥1). B. CnH2n+2O2 (n≥1). C. CnH2n+1O2 (n≥1). D. CnH2nO2 (n≥2).
Câu 1d: Công thức tổng quát của aldehyde no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+2O2 (n≥2). B. CnH2nO (n≥1). C. CnH2n-2O2 (n≥1). D. CnH2n-4O2 (n≥1).
ĐỒNG PHÂN
Câu 2a: Số đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 2b: Số đồng phân alcohol có công thức phân tử C4H10O là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 2c: Số đồng phân cấu tạo phenol có công thức phân tử là C7H8O là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2d: Số đồng phân aldehyde có công thức phân tử C5H10O là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2e: Số đồng phân cấu tạo hợp chất carbonyl có công thức phân tử C5H10O là A. 7. B. 4. C. 5. D. 6
Câu 2f: Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2g: Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C5H10O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
DANH PHÁP
Câu 3a: Công thức của formic acid/ acetic acid/ methanal (formaldehyde)/ ethanal/acetone/ methanol/ ethanol/
glycerol/ phenol/ toluene là……….
Câu 3b: Hợp chất CH3CH(CH3)CH2OH có tên thay thế là
A. butan-1-ol. B. 2-methylpropan-1-ol. C. 2-methylpropan-2-ol. D. 3-methylpropan-1-ol.
Câu 3c: Hợp chất CH3CH(C2H5)CH2CHO có tên thay thế là
A. 3-ethylbutanal. B. 3-methylpentanal. C. 3-methylbutanal. D. 3-ethylpentanal.
Câu 3d: Hợp chất CH3CH(CH3)CO-CH3 có tên thay thế là
A. 2-methylbutan-1-one. B. 2-methylbutanone. C. 3-methylbutan-2-one. D. 2-methylbutan-3-one.
Câu 3e: Hợp chất (CH3)2CHCH2COOH có tên thay thế là
A. dimethylpropanoic acid. B. 2-methylbutanoic acid. C. 3-methylbutanoic acid. D. pentanoic acid.
Câu 3f: Hợp chất CH3CH(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên thay thế là
A. 2-ethyl-5-methyl hexanoic acid. B. 2-ethyl-5-methyl nonanoic acid.
C. 5-ethyl-2-methyl hexanoic acid. D. 2-ethyl-5-methyl heptanoic acid.
Câu 3g: Lactic acid là một acid có trong sữa chua, dưa muối, có công thức cấu tạo là: CH3CH(OH)COOH. Tên
thay thế của lactic acid là
A. 2-methylhydroxyethanoic acid. B. 2-methylhydroxyacetic acid.
C. 2-hydroxypropanoic acid. D. 2-hydroxyethanoic acid.
Câu 3h: Tên thay thế của hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau là

A. 2-methylphenol. B. 3-methylphenol. C. 4-methylphenol. D. hydroxytoluene.


TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Câu 4a: Oxalic acid có vị chua của A. giấm. B. chanh. C. me. D. khế.
Câu 4b: Trong các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. C3H8. D. C2H5OH.
Câu 4c: Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là
1
A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, HCOOH. B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. D. C2H6, CH3CHO, HCOOH, CH3COOH, C2H5OH.
Câu 4d: Formalin được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng, … Formalin là
A. dung dịch rất loãng của fomaldehyde. B. dung dịch khoảng 37% acetaldehyde trong nước.
C. dung dịch chứa khoảng 37% fomaldehyde trong nước. D. tên gọi khác của HCH=O.
Câu 4e: Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ
A. 2% →5%. B. 5%→9%. C. 9%→12%. D. 12%→15%.
Câu 4f: Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò,…Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây?
A. formic acid. B. acetic acid. C. lactic acid. D. benzoic acid.
Câu 4g: Formic acid có trong nọc kiến, nọc ong, sâu róm. Nếu bị ong đốt thì nên bôi vào vết ong đốt loại chất
nào sau đây là tốt nhất?
A. kem đánh răng. B. xà phòng. C. vôi. D. giấm.
Câu 4h: Trong số các chất sau, chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường là
A. C2H5OH. B. C2H5Cl. C. C6H5OH. D. C6H5Cl.
Câu 4i: Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?
A. giấm (dung dịch có acetic acid). B. dung dịch NaCl.
C. nước chanh (dung dịch có citric acid). D. xà phòng có tính kiềm nhẹ.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Câu 5a: Phenol là hợp chất hữu cơ có tính
A. acid yếu. B. Base yếu. C. Acid mạnh. D. Base mạnh.
Câu 5b: Chất lỏng X có khả năng làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện thường. X là chất nào sau đây?
A. benzene. B. toluene. C. styrene. D. ethane.
Câu 5c: Cho 2,2-dimethylbutane tác dụng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1) có chiếu sáng, số sản phẩm monochloro
thu được tối đa là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 5d: Cho 2,3-dimethylbutane tác dụng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1) có chiếu sáng, số sản phẩm monochloro
thu được tối đa là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 5e. Benzene có tính thơm là:
A. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa.
B. Khó phản ứng thế, khó phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa.
C. Khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa.
D. Dễ phản ứng thế, dễ phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa.
Câu 5f. Sản phẩm chủ yếu của phản ứng giữa toluene với dd HNO3 đặc, có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng là
A. o – nitrotoluene và m–nitrotoluene. B. p–nitrotoluene và m–nitrotoluene.
C. o – nitrotoluene và p–nitrotoluene. D. m-nitrotoluene.
Câu 5g. Trùng hợp propylene thu được sản phẩm là
A. (-CH(CH3)-CH(CH3)-)n B. (-CH2-CH-CH3-)n C. (-CH2-CH(CH3)-)n D.(-CH2=CH(CH3)-)n.
Câu 5h: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa vàng nhạt?
A. Ethyl alcohol. B. Acetic acid. C. But-2-yne. D. Acetylene.
Câu 5i: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. ethanal, but-1-yne, ethylene. B. fomaldehyde, acetylene, ethylene.
C. acetaldehyde, but-2-yne, acetylene. D. Formic acid, vinyl acetylene, propyne.
Câu 5j: Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH. Số chất trong dãy tham gia phản
ứng tráng gương là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 5k: Tách nước butan-2-ol ở 170 C (xúc tác H2SO4 đặc). Sản phẩm chính thu được là
o

A. but-1-ene. B. 2-methyl but-2-ene. C. but-2-ene. D. but-3-ene.


Câu 5l: Acetaldehyde thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
𝐿𝑖𝐴𝑙𝐻4
A. CH3CH=O + 2[H] → CH3-CH2-OH
𝑡0
B. 2 CH3CH=O + 5 O2 → 4CO2 + 4H2O
C. CH3CH=O + Br2 + H2O  CH3COOH + 2HBr.
D. CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH  CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Câu 5m: Alcohol có phản ứng đặc trưng với Cu(OH)2 là
A. CH3CH(OH)CH2OH. B. CH3CH(OH)CH3. C. HOCH2CH2CH2OH. D. CH3CH2OH.
Câu 5n: Alcohol bị oxi hóa bởi CuO, t0 tạo thành ketone là
2
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH(OH)CH3. C. CH3OH. D. CH3CH2OH.
Câu 5o: Sản phẩm tạo thành chất kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây?
A. dd NaOH. B. Nước bromine. C. Quỳ tím. D. phenolphthalein.
Câu 5p: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. phenol + KOH. B. phenol + K2CO3. C. C6H5ONa + HCl. D. Phenol + HCl.
Câu 5q: Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng benzene của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là
do
A. phenol tan một phần trong nước. B. Phenol có tính acid yếu.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.
D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol.
Câu 5r: Ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng của phenol
với A. dd NaOH. B. dd K2CO3. C. dd HCl. D. dd Br2.
Câu 5s: Thực hiện phản ứng khử hợp chất carbonyl sau:
𝑁𝑎𝐵𝐻4
CH3COCH2CH3 + 2[H] → . Sản phẩm thu được là
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. Butan-1-ol. D. Butan-2-ol.
Câu 5t: Trong số hợp chất sau, hợp chất nào tham gia phản ứng tạo iodoform?
A. HCHO. B. CH3CH=O. C. CH3CH2CH=O. D. CH3CH2CO-CH2CH3.
Câu 5u: Dung dịch acetic acid không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. Mg. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 5v: Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Cu, NaOH, NaCl. B. Zn, CuO, NaCl. C. Zn, CuO, HCl. D. Mg, NaOH, CaCO3.
Câu 5x: Cho các chất sau: H2O (1); C2H5OH (2); C6H5OH (3); CH3COOH (4). Độ linh động của nguyên tử
hydrogen trong nhóm –OH tăng dần theo thứ tự là
A. (1)<(2)<(3)<(4). B. (1)<(2)<(4)<(3). C. (2)<(1)<(3)<(4). D. (2)<(1)<(4)<(3).
NHẬN BIẾT
Câu 6a: Để phân biệt hai chất lỏng: phenol và ethanol, có thể dùng thuốc thử là
A. nước nóng. B. Quì tím. C. Dd NaOH. D. Nước bromine.
Câu 6b: Có ba dung dịch: CH3CHO, CH3COOH, HCOOH đựng trong ba lọ mất nhãn. Hóa chất có thể được
dùng để phân biệt ba dung dịch trên là
A. quỳ tím, CuO. B. Quỳ tím, Na.
C. quỳ tím, dd AgNO3 trong NH3 dư. D. quỳ tím, dd NaOH.
Câu 6c: Thứ tự các thuốc thử để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là
A. quỳ tím, Cu(OH)2. B. dd NaOH, dd Na2CO3.
C. dd Na2CO3 , quỳ tím. D. dd AgNO3 trong NH3 dư, dd Br2.
Câu 6d: Để phân biệt aldehyde và ketone có thể dùng thuốc thử là
A. dd HCl. B. dd NaOH. C. dd Na2CO3. D. dd AgNO3 trong NH3 dư.
Câu 6e: Để phân biệt cồn 900 và cồn tuyệt đối (ethanol nguyên chất) có thể dùng thuốc thử là
A. Na. B. CuSO4 khan. C. CuO, t0. D. Cu(OH)2
Câu 6f: Để phân biệt 3 chất lỏng: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, có thể dùng thuốc thử là
A. quỳ tím, dd NaOH. B. quỳ tím, dd AgNO3 trong NH3 dư.
C. Na, dd AgNO3 trong NH3 dư. D. quỳ tím, dd Na2CO3.
Câu 6g: Để phân biệt 2 chất : pentan-2-one và pentan-3-one, có thể dùng thuốc thử là
A. dd Br2. B. dd AgNO3 trong NH3 dư.
C. dd I2/KI trong NaOH. D. Cu(OH)2.
ỨNG DỤNG
Câu 7a: Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. giấm ăn. B. Nước. C. muối ăn. D. cồn 700.
Câu 7b: Trong khói bếp có một lượng nhỏ chất khí X, chất này có tính sát trùng, diệt khuẩn, chống mọt nên
người ta thường để các vật liệu bằng tre, nứa ở nơi có khói bếp để bảo quản được lâu hơn. Chất X là
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. HCHO. D. NaCl.
Câu 7c: Chất nào sau đây được dùng để tẩy rửa sơn móng tay, tẩy keo siêu dính, tẩy trên đồ gốm sứ, thủy tinh?
A. HCHO. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. CH3COCH3.
Câu 7d: Ứng dụng nào sau đây không phải của ethanol?
A. Là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo. B. Dùng làm dung môi hữu cơ.
C. Dùng làm nhiên liệu. D. Dùng để sản xuất một số chất hữu cơ.
Câu 7e: Ứng dụng nào sau đây không phải của formaldehyde ?
3
A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-formaldehyde. B. Dùng để sản xuất nhựa ure-formaldehyde.
C. Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật. D. Dùng để sản xuất acetic acid.
Câu 7f: Cồn có khả năng thẩm thấu sâu vào tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết. Cồn nào
có tác dụng sát trùng mạnh nhất?
A. Cồn 10o. B. Cồn 20o. C. Cồn 70o. D. Cồn 90o.
ĐIỀU CHẾ
Câu 8a: Phương pháp tổng hợp để điều chế ethanol là
A. phản ứng hợp nước của ethylene. B. lên men glucose.
C. acetaldehyde tác dụng H2. D. thuỷ phân tinh bột.
Câu 8b: Chất được dùng để điều chế ethanol theo phương pháp sinh hóa là
A. ethylene. B. acetylene. C. methane. D. tinh bột.
Câu 8c: Trong công nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?
A. benzene. B. cumene. C. than đá. D. chlorobenzene.
Câu 8d: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra acetaldehyde là
A. C2H6, C2H4, C2H5OH. B. C2H2, C2H4, CH3OH.
C. CH3COOH, C2H6, C2H4. D. C2H2, C2H4, C2H5OH.
Câu 8e: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra acetic acid là
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3. B. CH3CHO, C6H12O6, CH3OH.
C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO. D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.
Câu 8f: Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dd chất nào sau đây?
A. HCOOH. B. CH3CH=O. C. CH3OH. D. C2H5OH.
BÀI TẬP
Câu 9a: CTPT của alcohol no, đơn chức, mạch hở có 52,174% Carbon về khối lượng là
A. CH3OH. B. C4H9OH. C. C2H5OH. D. C3H7OH.
Câu 9b: CTPT của aldehyde no, đơn chức, mạch hở có 10,345% H về khối lượng là
A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. C3H7CHO.
Câu 9c: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai alcohol no, đơn chức, mạch hở liên tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng, thu được 3,9664 lít CO2 (đkc) và 4,14 g H2O. Công thức phân tử hai alcohol đó là
A. CH3OH, C2H5OH. B. CH3OH, C3H7OH. C. C3H7OH, C4H9OH. D. C2H5OH, C3H7OH.
Câu 9d: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một carboxylic acid đơn chức cần V lít O2 ở đkc, thu được 0,15 mol CO2 và
0,1 mol H2O. Giá trị của V là
A. 7,437 lít. B. 4,958 lít. C. 9,916 lít. D. 3,7185 lít.
Câu 10a: Một chai rượu gạo có thể tích 750 mL và có độ rượu là 400. Số mL ethanol nguyên chất có trong chai
rượu đó là A. 40 mL. B. 300 mL. C. 400 mL. D. 60 mL.
Câu 10b: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần
xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2L xăng E5 đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong
lượng xăng trên là A. 50 mL. B. 92 mL. C. 46 mL. D. 100 mL.
Câu 11a: Cho 50 gam dung dịch acetaldehyde tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam
Ag. Nồng độ phần trăm acetaldehyde trong dd ban đầu là
A. 9,74%. B. 8,80%. C. 8,25%. D. 10,48%.
Câu 11b: Cho 1,97 gam dung dịch formalin tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam
Ag. Nồng độ phần trăm formaldehyde trong dd formalin ban đầu là
A. 24,95%. B. 32,17%. C. 45,28%. D. 38,07%.
PHẦN 2: Trong mỗi ý dưới đây ghi đúng hay sai? 2 CÂU (2đ)
Câu 1: a/ Aldehyde vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
b/ Chỉ có ketone tham gia phản ứng tạo iodoform.
c/ Dung dịch carboxylic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
d/ Phenol có tính acid, dd làm quỳ tím hóa đỏ.
e/ Phenol có nhóm chức –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.
f/ Phenol (M=94) và toluene (M=92) có nhiệt độ nóng chảy tương đương nhau do khối lượng phân tử gần bằng nhau.
g/ Phenol tạo được liên kết hydrogen với nước.
h/ Phenol tham gia phản ứng cộng với dd Br2 tạo thành 2,4,6-tribromophenol.
Câu 2: a/ Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no là phản ứng cộng.
b/ Các alkane dễ dàng làm mất màu dung dịch Bromine.
c/ Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

4
d/ Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử
carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
e/ Oxi hóa không hoàn toàn alcohol bậc I bởi CuO, đun nóng, thu được aldehyde.
f/ Oxi hóa không hoàn toàn alcohol bậc II bởi CuO, đun nóng, thu được ketone.

PHẦN 3: TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm) Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
a/ C6H12O6 (1)
C2H5OH  ( 2)
CH3CHO  ( 3)
C2H5OH  ( 4)
C2H4
b/ C2H4 → CH3CHO → C2H5OH → diethyl ether
c/ CH4 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH
d/ C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3COOH→ CH3COONa → CH3COOH → ethyl acetate.
Câu 2a (1 điểm) Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch ethanol loãng. Biết hiệu suất quá trình lên men là
80%, khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,79 g/mL. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Tính khối lượng giấm ăn
5% thu được khi lên men 100 L ethanol 40.
Câu 2b: TNT (2,4,6- trinitrotoluene) được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và
H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Viết PTHH của phản
ứng xảy ra. Tính khối lượng TNT tạo thành từ 230 gam toluene?
Câu 2c: Picric acid (2,4,6-trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta
cho 47 gam phenol phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc/H2SO4 đặc, dư. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Tính khối
lượng picric acid thu được, biết hiệu suất phản ứng là 63%.
Câu 2d: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, hiệu suất phản ứng
ester hoá bằng 50%). Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Tính khối lượng ester tạo thành?
Câu 2e: Điều chế ethyl acetate bằng cách cho 6 gam acetic acid tác dụng với 5,2 gam ethanol có xúc tác là H2SO4 đặc và
đun nóng, thu được 5,28 gam ester. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Tính hiệu suất của phản ứng ester hóa?
Câu 2f: Trộn 20 mL ethanol với 20 mL acetic acid, thêm 10 mL H2SO4 đặc, rồi tiến hành phản ứng ester hóa. Sau
một thời gian, thu được 17,6 gam ester. Cho khối lượng riêng của ethanol và acetic acid lần lượt là 0,789 g/mL và
1,05 g/mL. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Tính hiệu suất của phản ứng ester hóa trên?
Câu 3a (0,5 điểm): Citric acid có nhiều trong quả chanh, có công thức phân tử là C6H8O7. Cho 1 mol citric acid
phản ứng với Na2CO3 thì thấy tỉ lệ mol cần thiết là 2:3. Xác định công thức cấu tạo của citric acid, biết rằng mạch
chính chứa 5 nguyên tử C, chứa các nhóm chức –COOH và –OH và có cấu tạo đối xứng.
Câu 3b: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O2 , nhưng chưa rõ công thức cấu tạo. Để tiến hành xác định
công thức cấu tạo của chất, người ta đã thực nghiệm về tính chất của X, thu được kết quả sau:
+ X làm quỳ tím hóa đỏ;
+ X làm mất màu nước bromine;
+ Khi X tác dụng với Na2CO3 tạo chất khí không màu.
Tìm công thức cấu tạo có thể có của X, gọi tên các đồng phân. Cho biết cấu tạo nào có đồng phân hình học?

You might also like