Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

BỘ LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THACO


-------------------------------

GIÁO TRÌNH
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG/ TRUNG CẤP/ SƠ CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 2018

KS. NGUYỄN ĐÌNH OANH

Tài liệu lƣu hành nội bộ


Quảng Nam, năm 2018
TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 1
HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 4


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ ............ 5
1.1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ ...........................5
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHIỆT ............................................................5
1.2.1. Khái niệm về nhiệt ..............................................................................................5
1.2.2. Định luật về truyền nhiệt .....................................................................................5
1.2.3. Các loại truyền nhiệt ...........................................................................................6
1.2.4. Sự thay đổi trạng thái của môi chất.....................................................................7
1.2.5. Mối tƣơng quan giữa áp suất và nhiệt độ ............................................................7
1.3. MÔI CHẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA ........................................................8
1.3.1. Môi chất công tác ................................................................................................9
1.3.2. Môi chất R134a ...................................................................................................9
1.4. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA .......10
1.4.1. Cấu tạo ..............................................................................................................10
1.4.2. Nguyên lý hoạt động .........................................................................................10
1.5. CÁC LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG DỤNG:..........................................12
BÀI 2 CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ ..... 18
2.1. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA .......................................18
2.1.1. Máy nén .............................................................................................................18
2.1.2. Ly hợp máy nén.................................................................................................21
2.1.3. Giàn nóng (Bộ ngƣng tụ) ..................................................................................21
2.1.4. Giàn lạnh (Bộ hóa hơi) ......................................................................................23
2.1.5. Van giãn nở .......................................................................................................25
2.1.6. Lọc ga ................................................................................................................28
2.1.7. Các bộ phận khác ..............................................................................................28
2.2. HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU HÒA ...............................................................................31
2.2.1. Sơ đồ mạch điện. ...............................................................................................31
2.2.2. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh ......................................................................32
2.2.3. Điều khiển chu kỳ máy nén...............................................................................32
2.2.4. Thiết bị bảo vệ ...................................................................................................36
BÀI 3 HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG ............................................. 39
3.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG .................39
3.1.1. Giới thiệu điều hòa không khí tự động .............................................................39
3.1.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa không khí tự động ....................................40
3.2. CÁC CẢM BIẾN .....................................................................................................41
3.2.1. Cảm biến cƣờng độ sáng mặt trời .....................................................................41
3.2.2. Cảm biến nhiệt độ môi trƣờng ..........................................................................41
3.3. CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN .........................................................................42

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 2


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

3.3.1. Điều khiển nhiệt độ ...........................................................................................42


3.3.2. Điều khiển giàn sƣởi .........................................................................................42
3.3.3. Điều khiển các chế độ làm việc ........................................................................43
3.3.4. Hệ thống điều khiển điều hòa điện tử (EEC) ....................................................44
BÀI 4. KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ .............. 46
4.1. AN TOÀN KHI BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA. ..................................................46
4.2. KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA .....46
4.2.1. Kiểm tra rò rỉ hệ thống ......................................................................................46
4.2.2. Kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điều hòa bằng đồng hồ áp suất.........................49
4.3.4. Chẩn đoán và giải pháp khắc phục các hƣ hỏng hệ thống điều hòa. ................54
4.3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA. ...................................................................60
4.3.1. Quy trình xả môi chất........................................................................................60
4.3.2. Quy trình hút chân không. .................................................................................61
4.3.3. Quy trình nạp môi chất lạnh vào hệ thống ........................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 63

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 3


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm tạo ra bộ tài liệu để đào tạo kiến thức và kỹ năng về hệ thống điều hòa
không khí cho sinh viên ngành công nghệ ô tô. Khoa Công nghệ Ô tô Trƣờng cao đẳng
Thaco thực hiện biên soạn giáo trình “Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không
khí trên ô tô” dùng cho trình độ cao đẳng/ trung cấp/ sơ cấp

Giáo trình trình bày kiến thức về nhiệt, môi chất, cấu tạo và nguyên lý hoạt động,
kỹ năng kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô làm cơ sở hình thành
kỹ năng bảo dƣỡng và sửa chữa ô tô cho học viên, giáo trình gồm có 4 bài:

Bài 1: Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

Bài 2: Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

Bài 3: Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô.

Bài 4: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

Giáo trình cập nhật kiến thức hệ thống điều hòa không khí trên ô tô giúp cho học
viên tiếp cận nhanh với thực tế.

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 4


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


TRÊN Ô TÔ
1.1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ
Hệ thống điều hòa trên ô tô thực hiện các chức năng sau:
- Làm mát và sƣởi ấm không khí.
- Lƣu thông không khí.
- Lọc không khí.
- Giảm độ ẩm không khí.
Các chức năng trên là cần thiết để ngƣời ngồi trong xe cảm thấy thoải mái so với
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trƣờng bên ngoài xe.
Một ngƣời bình thƣờng cảm thấy thoải mái khi môi trƣờng chung quanh có nhiệt
độ 21 – 26oC và độ ẩm (tƣơng đối) 45 – 50%.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHIỆT
1.2.1. Khái niệm về nhiệt
Để hiểu rõ nguyên lý làm việc của
hệ thống điều hòa, phải hiểu đƣợc bản
chất của nhiệt.
- Nhiệt là một dạng năng lƣợng.
Trong tự nhiên, nhiệt đƣợc sinh ra từ sự
cháy, từ ma sát, từ tia nắng mặt trời chiếu
đến quả đất....
- Lƣợng nhiệt phù hợp mang lại
cảm giác thoải mái. Lƣợng nhiệt quá
nhiều hoặc quá ít so với nhu cầu tạo ra
cảm giác khó chịu. Hình 1.1. Sự truyền nhiệt
Vì vậy, kiểm soát lƣợng nhiệt ở
môi trƣờng xung quanh thông qua kiểm soát nhiệt độ giúp tạo môi trƣờng thoải mái là
chức năng của hệ thống điều hòa.
- Con ngƣời cảm thấy một vật “nóng” khi nhiệt độ của nó cao hơn thân nhiệt của
mình. Ngƣợc lại, cảm thấy một vật “lạnh” khi nhiệt độ của nó thấp hơn thân nhiệt.
1.2.2. Định luật về truyền nhiệt
Nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp, từ vật có nhiệt
độ cao đến vật có nhiệt độ thấp.
Quá trình truyền nhiệt giữa hai vật có nhiệt độ khác nhau và tiếp xúc nhau sẽ diễn
ra cho đến khi cân bằng nhiệt, nghĩa là cho đến khi hai vật có nhiệt độ nhƣ nhau. Ngƣời
ta gọi đó là định luật về truyền nhiệt.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 5


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Khi ta để ly nƣớc nóng trên bàn, nó nguội dần. Nhiệt truyền từ ly nƣớc nóng
(90 C) ra môi trƣờng chung quanh (25oC). Sau một thời gian, nhiệt độ của ly nƣớc bằng
o

nhiệt độ của môi trƣờng chung quanh.

Khi xe đang chạy hoặc đỗ dƣới trời nắng, nhiệt truyền vào trong xe từ các nguồn
sau:
- Không khí chung quanh.
- Tia nắng mặt trời.
- Nhiệt tỏa ra từ động cơ.
- Nhiệt từ mặt đƣờng.
- Nhiệt từ ống xả.
Nhiệt từ các nguồn trên truyền vào làm tăng nhiệt độ không khí bên trong xe.
Trong những ngày nắng nóng (nhiệt độ không khí 37OC), nếu đỗ xe dƣới nắng
nóng, nhiệt độ trong xe có thể lên đến 65 – 70OC.

Hình 1.2. Sự truyền nhiệt vào xe


Nhiệt động cơ/ Engine heat, Nhiệt từ mặt trời/ Sunload, Nhiệt khí thải/ Exhaust heat

1.2.3. Các loại truyền nhiệt


- Trao đổi nhiệt là quá trình truyền nhiệt trong không gian và truyền từ vật thể này
sang vật thể khác.
- Có ba phƣơng pháp truyền nhiệt trong không gian: dẫn nhiệt, đối lƣu và bức xạ.
+ Truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu trong các vật rắn.
+ Truyền nhiệt bằng đối lƣu là quá trình trao đổi nhiệt đƣợc thực hiện nhờ sự
chuyển động của chất lỏng hay chất khí giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau hoặc sự
truyền nhiệt từ một hệ rắn sang một hệ lỏng (hoặc khí) và ngƣợc lại. Có hai hình thức
truyền nhiệt đối lƣu đó là đối lƣu tự nhiên và đối lƣu cƣỡng bức.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 6


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

+ Truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt là sự trao đổi nhiệt thông qua sóng điện từ. Bức
xạ nhiệt có thể truyền qua mọi loại vật chất cũng nhƣ qua chân không

1.2.4. Sự thay đổi trạng thái của môi chất


a. Sự hóa hơi
Hiện tƣợng chất lỏng chuyển thành hơi gọi là sự
hóa hơi.

Chất lỏng có thể chuyển thành hơi bằng cách bay


hơi (khi sự hóa hơi xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng)
hay sôi (sự hóa hơi xảy ra ngay cả bên trong khối chất
lỏng). trong quá trình hoá hơi chất lỏng hấp thụ nhiệt.
Ví dụ: Khi cấp nhiệt cho nƣớc (đun nƣớc), nƣớc sẽ
nhận nhiệt và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái Hình 1.3. Sự hóa hơi
hơi.
b. Sự ngưng tụ
- Hiện tƣợng hơi biến thành chất lỏng là sự ngƣng
tụ.
- Ngƣng tụ là quá trình ngƣợc lại với hóa hơi.
- Ngƣng tụ xảy ra khi hơi toả nhiệt (truyền nhiệt
cho vật khác hoặc cho môi trƣờng)

Hình 1.4. Sự ngƣng tụ

c. Sự đông đặc
Hiện tƣợng chất lỏng chuyển sang thể rắn đƣợc
gọi là sự đông đặc.
Sự đông đặc xảy ra khi chất lỏng bị làm lạnh đến
mức độ hóa rắn.
Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định,
nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc.
Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở
nhiệt độ đó. Hình 1.5. Sự đông đặc

1.2.5. Mối tƣơng quan giữa áp suất và nhiệt độ


Khi tăng hay giảm áp suất trên bề mặt chất lỏng, nhiệt độ sôi của chất lỏng đó
cũng thay đổi theo.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 7


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Áp suất trên bề mặt chất lỏng càng cao thì nhiệt độ sôi của nó càng cao.

Hình 1.6. Mối tƣơng quan giữa áp suất và nhiệt độ


Ví dụ tại két nƣớc của hệ thống làm mát động cơ: Nắp két nƣớc đóng kín và chỉ
mở ra khi áp suất bằng 110 kPa (1,1 kg/cm2). Nhờ vậy, nƣớc trong hệ thống chỉ bốc hơi
khi đạt đến 126 oC.
Bảng điểm sôi của nước
Áp suất Nhiệt độ sôi Áp suất Nhiệt độ
sôi
0 100 82.7 120.1
13.8 103.4 96.5 123.1
27.6 106.8 110.3 123.1
41.4 110.1
55.2 113.4
69.0 116.8

Hình 1.7. Áp suất và nhiệt độ của két nƣớc

1.3. MÔI CHẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA


Trong lĩnh vực nhiệt, hệ thống nhiệt là phần đối tƣợng đƣợc tách riêng ra để xem
xét, nghiên cứu.
Trong khi hoạt động, giữa hệ và môi trƣờng có thể trao đổi vật chất và năng lƣợng.
Tùy theo sự trao đổi này mà ngƣời ta chia hệ làm ba loại:
- Hệ cô lập: Là hệ không trao đổi vật chất và năng lƣợng với môi trƣờng.
- Hệ kín : Giữa hệ và môi trƣờng chỉ có sự trao đổi về mặt năng lƣợng.
- Hệ hở : Hệ và môi trƣờng có sự trao đổi cả về mặt vật chất lẫn năng lƣợng.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 8


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.3.1. Môi chất công tác


Trong các thiết bị và quá trình nhiệt, năng lƣợng không biến đổi từ dạng này sang
dạng kia một cách trực tiếp mà phải thông qua các chất trung gian đƣợc gọi là môi chất
công tác (hay vắn tắt hơn: môi chất).
Trong các thiết bị và quá trình nhiệt, năng lƣợng không biến đổi từ dạng này sang
dạng kia một cách trực tiếp mà phải thông qua các chất trung gian đƣợc gọi là môi chất
công tác (hay vắn tắt hơn: môi chất).
Ví dụ, trong các động cơ xăng hay diesel, khi nhiên liệu cháy sinh ra nhiệt. Nhiệt
này sẽ cung cấp cho không khí, áp suất không khí tăng lên tác động lên pít - tông. Khi pít
- tông di chuyển sẽ sinh công. Nhƣ vậy không khí là chất trung gian để chuyển nhiệt
thành công không khí là môi chất trong các động cơ này.
Trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, công dƣới dạng cơ năng từ động cơ
đƣợc cung cấp để kéo máy nén. Khi máy nén hoạt động, môi chất lạnh, ở dạng lỏng với
nhiệt độ và áp suất thích hợp, sẽ di chuyển đến giàn lạnh của hệ thống điều hòa. Ở đây,
không khí sẽ truyền nhiệt cho môi chất qua giàn lạnh và nhiệt độ không khí sẽ xuống
thấp trƣớc khi đi vào trong xe. Nhƣ vậy môi chất lạnh là chất trung gian, nhận công từ
động cơ để làm nhiệt độ không khí giảm xuống ở giàn lạnh. Môi chất lạnh là môi chất
trong hệ thống điều hòa trên ô tô.
1.3.2. Môi chất R134a
Từ năm 1993, các nƣớc có ngành công nghiệp ô tô phát triển bắt đầu sử dụng môi
chất lạnh (refrigerant) HFC 134a, là môi chất không gây tác động đến tầng ozone, có tên
gọi hóa học là Tetra Fluoroethane, thƣờng gọi là R134a.
- R134 đƣợc sử dụng thay thế R12 vì R12 có chứa chlorine gây phá hủy tầng
ozone.
- R134a và nƣớc cùng có khả năng thay đổi trạng thái, nhƣng R134a có thể thay
đổi trạng thái nhanh hơn và ở nhiệt độ thấp hơn. R134a chuyển từ trạng thái lỏng sang
trạng thái hơi ở -26.3 OC và khi hóa hơi, R134a hấp thụ nhiều nhiệt năng, nhờ vậy làm
tăng hiệu suất làm mát cho hệ thống điều hòa.
Bảng 1.1. Đặc tính của R134a

Công thức phân tử CH2FCF3

Khối lƣợng phân tử 102.03

Điểm sôi ( 1 atm oC) -26.3

Điểm đông đặc oC -108

Nhiệt độ tới hạn oC 101.29

Áp suất hơi bảo hòa 2.98 kg/cm2

Kích thƣớc phân tử 4.2

Thời gian tồn tại trong khí quyển 8 ÷ 11 năm

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 9


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.4. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU


HÒA

1.4.1. Cấu tạo

Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

1.4.2. Nguyên lý hoạt động


Hệ thống điều hòa là hệ kín, trong đó môi chất luân chuyển tuần hoàn và chia
thành 2 phía:
- Phía cao áp (màu đỏ)
- Phía thấp áp (màu xanh).
Hai phía đƣợc phân cách với nhau bằng máy nén khí và van giãn nở (hoặc van tiết
lƣu)
- Phía cao áp
Môi chất dạng hơi có áp suất
thấp đi vào máy nén và đƣợc nén đến áp
suất cao.
Môi chất cùng dầu lạnh đi vào
giàn nóng (bộ ngƣng tụ).
Môi chất ở trang thái hơi có áp
suất/nhiệt độ cao đi qua giàn nóng,
truyền nhiệt cho không khí có nhiệt độ
thấp hơn tại giàn nóng để ngƣng tụ
thành môi chất ở trạng thái lỏng. Hình 1.9. Phía áp cao
Môi chất dạng lỏng có áp suất
cao đi qua bộ lọc đến van giãn nở có lỗ
tiết lƣu nhỏ.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 10


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Phía thấp áp
Áp suất thấp phía đƣờng hút của
máy nén kéo môi chất ở trạng thái lỏng
đi qua lỗ tiết lƣu của van giãn nở phun
vào phía đƣờng hút của máy nén khí.
Môi chất lúc này nhận nhiệt của
dòng khí thổi qua giàn lạnh (bộ hóa
hơi) chuyển sang trạng thái hơi và đi
vào máy nén. Hình 1.10. Phía áp thấp

- Quá trình trao đổi nhiệt.


+ Môi chất ở phía thấp áp có nhiệt độ thấp trong bộ hóa hơn hấp thụ lƣợng nhiệt
lớn của dòng không khí đi qua giàn lạnh và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi.
+ Môi chất ở phía cao áp có nhiệt độ cao trong giàn nóng truyền lƣợng nhiệt lớn
cho dòng không khí đi qua giàn lạnh và chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.
Lưu ý
+ Khi môi chất có áp suất thấp, nhiệt độ của nó cũng thấp.

+ Khi môi chất có áp suất cao, nhiệt độ của nó cũng cao.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 11


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.5. CÁC LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG DỤNG:


- Hệ thống điều hòa: Với van giãn nở dạng khối, giàn nóng kiểu xoắn, giàn lạnh
kiểu xoắn.

Giàn lạnh

Van
giãn
nở

Máy nén

Lọc

Hình 1.11. Hệ thống điều hòa: Với van giãn nở dạng khối, giàn nóng kiểu xoắn,
giàn lạnh kiểu xoắn

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 12


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Hệ thống điều hòa: Với van giãn nở loại thường, giàn nóng kiểu song song,
giàn lạnh kiểu song song.

Van giãn nở

Giàn lạnh

Máy nén

Giàn nóng kiểu song song


Lọc

Hình 1.12. Hệ thống điều hòa: Với van giãn nở loại thƣờng, giàn nóng kiểu song song,
giàn lạnh kiểu song song, kiểu xoắn, giàn lạnh kiểu xoắn

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 13


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Hệ thống điều hòa: Với van giãn nở ống tiết lưu, bộ tích môi chất, giàn nóng
kiểu song song, giàn lạnh kiểu song song.

Bộ tích năng

Máy nén

Giàn lạnh kiểu song song

Hình: 1.13. Hệ thống điều hòa: Với van giãn nở ống tiết lƣu, bộ tích môi chất, giàn nóng
kiểu song song, giàn lạnh kiểu song song.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 14


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Hệ thống điều hòa đôi: Với 2 van giãn nở phụ, 2 giàn nóng kiểu xoắn, 2 giàn
lạnh kiểu xoắn, 2 van điện ngắt môi chất.

Hình 1.14. Hệ thống điều hòa đôi: Với 2 van giãn nở phụ, 2 giàn nóng kiểu xoắn, 2 giàn
lạnh kiểu xoắn, 2 van điện ngắt môi chất.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 15


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Hệ thống điều hoà trên xe Bus: hệ thống điều hoà đƣợc bố trí theo kiểu treo trần

Hình 1.15. Hệ thống điều hoà xe Bus

- Hệ thống điều hoà xe County Bus

Hình 1.16. Hệ thống điều hoà County Bus

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 16


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Hệ thống điều hoà xe du lịch

Hình 1.17. Hệ thống điều hoà xe du lịch

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 17


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

BÀI 2 CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


TRÊN Ô TÔ
2.1. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA

2.1.1. Máy nén


Trong hệ thống điều hòa, máy nén có chức năng tạo ra áp suất và nhiệt độ cao cho
môi chất, giúp môi chất và dầu bôi trơn luân chuyển trong hệ thống.
Có nhiều loại máy nén khác nhau nhƣ: loại pit-tông, loại tấm xoắn, loại đĩa
nghiêng, loại thay đổi hành trình, loại cánh gạt.
a. Máy nén loại đĩa nghiêng (Sanden Wobble plate)
Ở loại máy nén này, các pit-tông chuyển động lên xuống với hành trình cố định
theo sự quay của đĩa nghiêng.
Đĩa nghiêng đƣợc gắn với trục nên khi trục quay, đĩa nghiêng cũng quay theo làm
các pit-tông chuyển động lên xuống, hút môi chất vào, nén môi chất đến áp suất và nhiệt
độ cao, sau đó đẩy môi chất ra đƣờng ống dẫn đến giàn nóng.
- Máy nén loại hành trình thay đổi (Delphi - V5 variable displacement
compressor)

Hình 2.1. Cấu tạo của máy nén loại đĩa nghiêng
Ở loại máy nén này, hành trình của pit-tông thay đổi, qua đó thay đổi lƣợng môi
chất luân chuyển để thích ứng với yêu cầu của hệ thống điều hòa.
Máy nén có đĩa nghiêng có thể thay đổi góc nghiêng và thƣờng có 5 pit-tông (V5)
Hành trình pit-tông đƣợc điều khiển bởi van nằm trên nắp máy nén. Khi ngƣời lái
thay đổi yêu cầu về độ lạnh, áp suất ở phía thấp áp cũng thay đổi theo. Sự thay đổi áp

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 18


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

suất này thông qua van điều khiển làm thay đổi áp suất ở khoang dƣới máy nén, đồng
thời làm thay đổi góc của đĩa nghiêng, qua đó thay đổi hành trình nén của pit-tông.
Nói chung, áp suất tại đầu ra của máy nén lớn hơn nhiều so với áp suất ở khoang
dƣới máy nén, và áp suất khoang dƣới máy nén chỉ tƣơng đƣơng áp suất ở phía thấp áp.
Pit-tông làm việc ở hành trình lớn nhất khi áp suất khoang dƣới máy nén bằng với áp suất
ở phía thấp áp. Ở chế độ bình thƣờng, nói chung áp suất khoang dƣới máy nén cao hơn
áp suất ở phía thấp áp.

Hình 2.2. Cấu tạo của máy nén loại hành trình thay đổi
b. Máy nén loại cánh gạt (Panasonic - Rotary Vane compressor) Máy nén loại
cánh gạt gồm có một rô-to quay với 3 hay 4 cánh gạt và có các chi tiết nhƣ hình vẽ.

Hình 2.3. Cấu tạo của máy nén loại cánh gạt

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 19


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Gá lắp và dẫn động máy nén


Bao gồm các giá đỡ để lắp máy nén vào động cơ, pu-ly đỡ, dây đai, pu-ly trục
khuỷu...
Giá đỡ
Đƣợc làm bằng tấm thép hoặc nhôm, gang đúc, giá đỡ có khả năng giảm tiếng ồn,
đặc biệt khi kết hợp với máy nén loại pit-tông.
Pu-ly căng đai
Là pu-ly nhỏ có cơ cấu căng đai, dùng để tăng sức căng đai và giảm rung cho dây
đai.
Pu-ly kéo: Trong một số trƣờng hợp, ngƣời ta dùng pu-ly bắt thêm vào pu-ly trục
khuỷu để kéo chứ không kéo trực tiếp từ pu-ly trục khuỷu.

a. Dẫn động đai nhiều dây đai b. Dẫn động đai một dây đai
Hình 2.4. Các kiểu dẫn động máy nén

- Bôi trơn
Dầu bôi trơn (dầu lạnh) dùng để giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động trong
máy nén. Dầu bôi trơn luân chuyển trong hệ thống điều hòa dƣới dạng hòa tan trong môi
chất.
Nếu không có đủ lƣợng dầu bôi trơn trong hệ thống, thì máy nén không đƣợc bôi
trơn tốt. Mặt khác nếu lƣợng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều, thì sẽ ảnh hƣởng đến sự
trao đổi nhiệt trong quá trình ngƣng tụ và hóa hơi, làm giảm hiệu quả quá trình trao đổi
nhiệt và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm xuống. Vì vậy, cần phải duy trì
một lƣợng dầu đúng qui định trong hệ thống điều hoà.
Lưu ý:
- R134a là môi chất có khả năng bôi trơn hệ thống. Tuyệt đối không đƣợc vận
hành hệ thống khi chƣa nạp môi chất và sẽ gây hƣ hỏng máy nén và các bộ phận khác.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 20


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Chỉ dùng số lƣợng và chủng loại dầu bôi trơn theo đúng chỉ định của nhà sản
xuất.
2.1.2. Ly hợp máy nén
Ly hợp là bộ phận kết nối pu-ly và trục máy nén thông qua từ trƣờng của cuộn dây
bên trong ly hợp. Ly hợp đóng ngắt cơ năng truyền từ trục khuỷu của động cơ đến máy
nén khí thông qua dây đai.
Khi không có dòng điện đến ly hợp, trục của máy nén không làm việc và pu-ly
quay tự do. Khi có dòng điện đến ly hợp, cuộn dây tạo ra lực điện từ hút đĩa ép, kết nối
pu-ly và đĩa ép qua đó kéo trục máy nén quay theo. Trục máy nén làm việc nén và đẩy
môi chất luân chuyển trong hệ thống điều hòa.

Hình 2.5. Áp suất và nhiệt độ của két nƣớc


2.1.3. Giàn nóng (Bộ ngƣng tụ)
Giàn nóng thực hiện chức năng của bộ trao đổi nhiệt, để nhiệt từ môi chất có nhiệt
độ cao truyền sang không khí có nhiệt độ thấp hơn đi qua nó.
Hơi R134a khi đi vào giàn nóng có áp suất và nhiệt độ cao. Khi đi qua các ống của
giàn nóng, nhiệt đƣợc truyền qua không khí có nhiệt độ thấp hơn, môi chất ở trạng thái
hơi ngƣng tụ và chuyển sang trạng thái lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp hơn.
- Các kiểu giàn nóng
+ Kiểu xoắn
Giàn nóng kiểu xoắn là một ống dài uốn cong để dẫn môi chất. Chung quanh
ống có các lá tản nhiệt mỏng để giúp quá trình trao đổi nhiệt hiệu quả hơn.
+ Kiểu song song (Thường dùng cho môi chất R134a)
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất đều làm giàn nóng kiểu song song vì nó tăng
hiệu suất tỏa nhiệt lên 25% so với kiểu ống xoắn.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 21


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 2.6. Các kiểu giàn nóng: a. Kiểu xoắn, b. Kiểu song song
Lớp xốp cách ly
Lớp xốp này làm kín khe hở
giữa giàn nóng và két nƣớc, ngăn
không cho không khí nóng thoát ra
chung quanh qua khe hở nói trên (thông
thƣờng khoảng 25 mm).

Nhiệt độ không khí sẽ tăng lên


khi đƣợc quạt hút qua giàn nóng. Nếu
có khe hở giữa giàn nóng và két nƣớc,
khí nóng có thể đi ra và lại bị hút vào Hình 2.7. Giàn nóng không có lớp xốp cách ly
giàn nóng, làm tăng nhiệt độ giàn nóng
dẫ đến làm giảm hiệu quả làm việc của giàn nóng.

- Quạt giàn nóng


Hiện nay trên ô tô thƣờng
dùng động cơ điện dẫn động quạt
giàn nóng để đẩy hoặc hút dòng
không khí đi qua giàn nóng (tùy theo
vị trí lắp quạt). Hầu hết hệ thống điều
hòa sử dụng môi chất lạnh R134a
phải có quạt giàn nóng vì hệ thống
làm việc ở áp suất cao hơn và vì do
các xe có diện tích mặt ca-lăng nhỏ Hình 2.8. Các kiểu quạt giàn nóng
hơn.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 22


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Hệ thống điều hòa điều khiển quạt giàn nóng thông qua khác phần tử:

Hình 2.9. Các kiểu quạt giàn nóng


+ Công tắc áp suất trung gian.
+ Nối gián tiếp với ly hợp máy nén.
+ Điều khiển từ ECM.
+ Lấy tín hiệu từ công tắc điều hòa.

2.1.4. Giàn lạnh (Bộ hóa hơi)


Giàn lạnh thực hiện chức năng của bộ trao đổi nhiệt, để nhiệt từ dòng không khí
có nhiệt độ cao truyền sang môi chất có nhiệt độ thấp trong giàn lạnh khi dòng không khí
đi qua giàn lạnh.
R134a đi vào giàn lạnh dƣới trạng thái lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp. Khi môi
chất đi qua giàn lạnh, nhiệt truyền từ dòng không khí có nhiệt độ cao hơn vào môi chất
qua các cánh trao đổi nhiệt của giàn lạnh. Không khí có nhiệt độ thấp sẽ đƣợc quạt giàn
lạnh thổi vào trong xe làm mát bên trong xe.
Khi nhận nhiệt từ dòng không khí, môi chất sẽ chuyển từ trạng thái lỏng có áp
suất và nhiệt độ thấp sang dạng hơi có nhiệt độ thấp (Ẩn nhiệt hóa hơi).
Khi dòng không khí đi qua các cánh trao đổi nhiệt, hơi nƣớc trong không khí (hơi
ẩm) sẽ ngƣng tụ trên các cánh trao đổi nhiệt. Hơi ngƣng tụ sau đó sẽ ra ngoài qua ống
thoát phía dƣới hộp vỏ giàn nóng.

- Các kiểu giàn lạnh


+ Giàn lạnh kiểu xoắn:

Có thiết kế giống giàn nóng kiểu xoắn nhƣng chiều rộng ống gấp khoảng 5 lần so
với giàn nóng.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 23


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 2.10. Giàn lạnh kiểu xoắn

+ Giàn lạnh kiểu song song


Có thiết kế tƣơng tự kiểu giàn nóng song song, dòng môi chất đi qua nhiều ống
đồng thời để tăng cƣờng diện tích trao đổi nhiệt.

Hình 2.11. Giàn nóng kiểu song song

Hình 2.11. Giàn lạnh kiểu song song

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 24


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

2.1.5. Van giãn nở


Van giãn nở có chức năng
thay đổi môi chất từ trạng thái lỏng
có áp suất và nhiệt độ cao sang
trạng thái lỏng có áp suất và nhiệt
độ thấp, chuẩn bị cho sự hóa hơi.

Dòng môi chất đi qua giàn


lạnh phải đƣợc kiểm soát để đạt
đƣợc hiệu quả hóa hơi tốt nhất,
đồng thời toàn bộ dung môi lỏng
phải đƣợc hóa hơi.

- Kiểm soát áp suất

Trong hình vẽ, van giãn nở


kiểm soát dòng môi chất bằng cách
tạo ra các vùng có áp suất khác Hình 2.12. Van giãn nở ở trạng thái mở
nhau: 1. Từ lọc, 2. Đến đầu vào giàn lạnh, 3. Ống cảm định
nhiệt, 4. Lỗ định lƣợng, 5. Van bi, 6. Lò xo, 7. Màng
F1 - Ống cảm nhận nhiệt độ ngăn, 8. Môi chất, 9. Ống bù áp
Trong ống chứa môi chất
lạnh. Môi chất cũng điền đầy phía
trên màng (7). Ống cảm nhận nhiệt
độ đƣợc gắn trên mặt giàn lạnh,
phía đầu ra.
F2 - Ống bù áp: Là ống rỗng
nối với đầu ra của giàn lạnh để nhận
biết áp suất môi chất R134a khi ra
khổi giàn lạnh (Các van khác không
có ống này vì đƣờng ống nằm bên
trong van).
F3 – Lò xo.
Lò xo này (6) đƣợc gắn dƣới
van bi (5)
Trạng thái mở
Khi nhiệt độ ở đầu ra giàn
lạnh tăng cao, môi chất (3) bên Hình 2.13. Van giãn nở ở trạng thái đóng
trong ống cảm nhận nhiệt độ giãn
nở, đẩy màng (7) xuống dƣới và chốt đẩy (A) cũng đi xuống theo, làm van bi (5) rời khỏi
lỗ định lƣợng (4), cho phép R134a đi vào giàn lạnh nhiều hơn, làm giảm nhiệt độ đầu ra
giàn lạnh.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 25


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Trạng thái đóng: Khi nhiệt độ đầu


ra giàn lạnh thấp xuống, môi chất trong ống
cảm nhận nhiệt độ (3) co lại. Lực F2 và F3
làm màng (7) và chốt (A) đi lên, cho phép
van bi dịch chuyển hƣớng về lỗ định lƣợng
(4), ngăn bớt dòng R134a. Nhiệt độ ở đầu
ra giàn nóng tăng lên và quá trình cứ thế
tiếp tục.

- Van giãn nở dạng khối


Van giãn nở dạng khối khác với van
giãn nở thƣờng ở chỗ nó có 4 cổng, cho dù
nguyên lý làm việc là nhƣ nhau. Hoạt động
của van cũng dựa trên sự giãn ra/co lại của
môi chất bên trên màng (11), nhƣng không
dùng ống cảm nhận nhiệt độ riêng biệt. Nó
cảm nhận nhiệt độ thông qua sự thay đổi về
Hình 2.14. Van giãn nở ở trạng thái mở
nhiệt độ và áp suất của môi chất đi qua van
từ đầu ra giàn lạnh. 1. Từ lọc, 2. Đến đầu vào giàn lạnh, 3. Từ
giàn lạnh ra, 4. Đến máy nén, 5. Lỗ định
Khi môi chất từ phía đầu ra của giàn lƣợng, 6. Bi, 7. Lò xo, 8. Chốt đẩy, 9. Môi
lạnh đi đa phần tử cảm nhận (12), sự giãn chất, 10. Khoang bù áp dƣới màng, 11.
nở hoặc co lại của của môi chất xảy ra Màng kim loại, 12. Phần tử cảm nhận
khiến chốt (8) đẩy hoặc kéo van bi (6) ra xa
hoặc lại gần lỗ định lƣợng. Điều này làm tăng hoặc giảm lƣợng môi chất đi vào giàn
nóng.
Kiểm soát áp suất
Trong hình vẽ, van giãn nở kiểm
soát dòng môi chất bằng cách tạo ra các
vùng có áp suất khác nhau:
F1 - Cảm nhận nhiệt độ
Là màng kín và cảm biến chứa đầy
môi chất lạnh. Khi môi chất đi ra khỏi giàn
lạnh qua phần tử cảm biến (12), lƣợng môi
chất (9) phía trên màng (11) giãn nở đẩy
chốt (8) đi xuống ép van bi (6) ra xa lỗ định
lƣợng (5).

Hình 2.15. Van giãn nở ở trạng thái đóng

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 26


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

F2 - Bù áp suất
Là khoang số (10) của van giãn
nở, phía đƣờng ống ra. Ở đó, môi chất sẽ
tạo nên áp suất phía dƣới màng (11) giúp
điều khiển lƣợng môi chất đi vào giàn
lạnh.
F3 – Lò xo.
Lò xo này (7) đƣợc gắn dƣới van
bi (5) để tạo lực đối kháng ép van bi (6)
vào lỗ định lƣợng (12) nhằm giảm lƣợng
môi chất đi vào giàn lạnh.
Hình 2.16. Tính toán hơi quá nhiệt
- Hơi quá nhiệt
Tại một giá trị nhiệt độ nhất định bên trong giàn lạnh, môi chất R134a sẽ hóa hơi
hoàn toàn. Sau đó, nếu hơi R134a tiếp tục hấp thu nhiệt thì đƣợc gọi là hơi quá nhiệt.
Giá trị quá nhiệt là mức chênh lệch nhiệt độ thực tế so với điểm hóa hơi của
R134a.
Các thông số của van giãn nở đƣợc điều chỉnh tại nhà máy để bù cho hiện tƣợng
quá nhiệt. Vì vậy, khi thay thế van giãn nở, phải thay thế đúng loại.
Nhiệt độ hóa hơi: Là nhiệt độ mà tại đó môi chất chuyển từ trạng thái lỏng sang
trạng thái hơi ở áp suất nhất định.
Nhiệt độ thực tế: Nhiệt độ của môi chất tại đầu ra giàn lạnh
Ví dụ: Tính toán hơi quá nhiệt: Nhiệt độ thực tế: 10OC, nhiệt độ hóa hơi: 5OC, độ
quá nhiệt: 10OC – 5OC = 5OC
- Ống tiết lưu

Hình 2.16. Ống tiết lƣu

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 27


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Tại ống tiết lƣu, R134a đƣợc đẩy qua lỗ tiết lƣu làm giảm áp suất khi đi vào giàn
lạnh.
Lƣu lƣợng môi chất qua lỗ phụ thuộc độ chênh áp phía trƣớc và sau lỗ.
Ống tiết lƣu có lƣới lọc mịn ở 2 phía đầu vào và đầu ra ngăn không cho từ đƣờng
ống đi vào bộ hóa hơi.
Ống tiết lƣu có nhiều cỡ tùy thuộc vào hệ thống điều hòa. Các cỡ này đƣợc xác
định theo màu của ống nhựa bao ngoài ống tiết lƣu.
2.1.6. Lọc ga
Lọc ga dùng để lọc các hạt bẩn, để
chứa dung môi và quan trọng nhất là để hút
ẩm.
R134a ở nhiệt độ cao và có hơi ẩm sẽ
tạo ra a-xit hydro cloric (hydrochloric acid).
Các hạt keo si-lic trong lọc ga hấp thụ hơi ẩm
trong dung môi để ngăn ngừa việc hình thành
a-xit.
Hầu hết lọc R134a không có mắt ga.
Bởi vì ở nhiệt độ 70OC của môi chất, dầu
lạnh có dạng bọt dễ gây nhầm lẫn về tình
trạng thiếu ga. Nếu sử dụng lọc có mắt ga
cho hệ thống điều hòa sử dụng môi chất
R134a, phải cẩn thận khi xác định lƣợng ga
bằng mắt ga.
Chú ý:
- Vị trí nối có chữ “IN” trên lọc đƣợc
nối với ống từ giàn nóng. Hình 2.17. Lọc ga

- Không dùng lọc R12 cho hệ thống R134a.

2.1.7. Các bộ phận khác


a. Bộ tích môi chất (Cho hệ thống dùng ống tiết lưu)
Chức năng của bộ trữ ga là để giữ môi chất lạnh, lọc hạt bẩn, hút ẩm và tách
R134a trạng thái hơi ra khỏi R134a trạng thái lỏng.
Môi chất R134a ra khỏi giàn lạnh ở trạng thái lỏng và hơi. Ở trạng thái lỏng,
dung môi vào bộ trữ ga và nằm ở dƣới đáy và sẽ từ từ hóa hơi để đi vào máy nén. Ở
trạng thái hơi, dung môi tiếp tục đi vào máy nén.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 28


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 2.18. Bộ tích môi chất


b. Vòng đệm (cao su)
Vòng đệm dùng cho hệ thống điều hòa sử dụng môi chất R134a làm từ cao su
HNBR (hydrogenated nitrile butadiene rubber) và có màu xanh.

Hình 2.19. Vòng đệm

c. Ống dẫn mềm


Ống dẫn mềm R134a có kích thƣớc phân tử nhỏ hơn và áp suất làm việc lớn hơn
so với R12, nên trong ống dẫn mềm có lớp nhựa dẻo. Lớp nhựa này nhằm ngăn sự thẩm
thấu dung môi qua lớp cao su có lỗ xốp.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 29


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 2.20. Ống dẫn mềm R12 và R134a


d. Các đầu nạp

- Các đầu nạp đƣợc bố trí trên các chi tiết nhƣ: đƣờng ống, bộ lọc.
- Các đầu nạp cho phép kiểm tra, sửa chữa hệ thống khi làm việc.
- Các đầu nạp ở các phía cao áp và thấp áp có kích thƣớc khác nhau.

Đầu nạp R12 Đầu nạp R134a

Hình 2.21. Các loại đầu nạp

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 30


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

2.2. ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA


2.2.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hoà

Hình 2.22. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa


Cầu chì/ Fuse Cuộn dây ly hợp máy nén/ Compressor
Công tắc quạt gió/ Blower switch Clutch Field Coil
Công tắc A/C /A/C Switch Nối mát rơ le A/C điều khiển từ ECM/ A/C
Công tắc áp suất thấp/ Low Pressure Switch relay Energised only if the ECM provides
Công tắc áp suất cao/ High Pressure Switch the Earth
Công tắc Thermostatic/ Thermostatic switch
Rơ le A/C/ A/C relay

Các công tắc áp suất đấu nối tiếp với cuộn dây ly hợp máy nén. Nếu áp suất hệ
thống quá thấp hoặc quá cao so với thiết kế, công tắc áp suất sẽ “ngắt mạch”, cắt nguồn
đến ly hợp máy nén.
Trên xe có hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử, ECM đƣợc kết nối với mạch
điện điều hòa. Khi bật công tắc điều hòa, tín hiệu sẽ đƣợc gửi đến ECM. Nếu hệ thống
điều hòa ở trạng thái bình thƣờng, ví dụ các công tắc áp suất không ở trạng thái ngắt,
ECM sẽ kích hoạt rơ-le bằng cách nối đất và nguồn sẽ đƣợc cấp đến ly hợp máy nén.
Nếu động cơ ở trạng thái không tải, ECM sẽ tăng tốc độ để động cơ không bị tắt.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 31


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

2.2.2. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh


a. Kiểu điện trở cuộn
Bộ điều khiển tốc độ quạt là các điện trở
dạng cuộn đấu nối tiếp. Khi làm việc, dòng điện
sẽ chạy qua một mạch nhiều các điện trở. Sự
thay đổi điện trở của mạch làm thay đổi tốc độ
quạt.

Hình 2.23. Kiểu điện trở cuộn

b. Kiểu điện tử
Chức năng của bộ điều khiển điện tử là
chuyển đổi tín hiệu dòng điện có cƣờng độ nhỏ từ
ECM thành dòng điện có cƣờng độ cao hơn để
thay đổi điện áp của động cơ quạt. Tốc độ quạt có
thể thay đổi vô cấp hoặc lên đến 13 cấp.
Kiểu điều khiển tốc độ này thƣờng đƣợc
dùng trên hệ thống Electronic Climate Control
(ECC). Khi chọn vị trí tốc độ quạt lớn nhất, nguồn
sẽ cấp trực tiếp cho quạt qua rơ-le. Hình 2.24. Kiểu điện tử

a. Điện trở kiểu cuộn b. Điện trở kiểu điện tử


Hình 2.25. Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh

2.2.3. Điều khiển chu kỳ máy nén


a. Công tắc điều chỉnh nhiệt (Thermostat) (thiết bị chống đóng băng)
Bộ điều chỉnh nhiệt đƣợc đấu nối tiếp với ly hợp máy nén. Khi nhiệt độ của giàn
lạnh xuống gần 0OC, bộ điều chỉnh nhận biết thông qua ống cảm nhận gắn trên giàn lạnh.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 32


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Các tiếp điểm bên trong


công tắc điều chỉnh nhiệt bị hở
khi môi chât bên trong ống cảm
nhận bị co lại (giàn lạnh quá
lạnh) và ngắt mạch điều hòa, nên
máy nén không hoạt động.

Khi nhiệt độ giàn lạnh


tăng lên đạt đến giá trị cài đặt (4-
5OC), môi chất trong ống cảm
nhận giãn nở và đóng các tiếp
điểm lại, cung cấp nguồn điện
đến ly hợp máy nén. Hình 2.26. Công tắc điều chỉnh nhiệt (Thermostat)

Hình 2.27. Sơ đồ mạch điện công tác điều chỉnh nhiệt


Cực âm ắc quy/ Ground Động cơ quạt gió/ Blower motor
Công tắc máy/ Ignition switch Bộ điều chỉnh nhiệt/ Themostat
Điện trở/ Resistor Cuộn dây ly hợp/ Clutch coil
b. Điện trở nhiệt và bộ khuếch đại (Thermistor và amplifier)
Có chức năng tƣơng tự nhƣ công
tắc điều chỉnh, nhƣng đƣợc điều khiển
bằng điện tử.
Điện trở nhiệt là đầu đo nhiệt
dùng để đo nhiệt độ không khí ra khỏi
giàn lạnh.
- Điện trở nhiệt

Trong mạch điện có lắp cảm biến


nhiệt độ có hệ số nhiệt độ âm (Negative
Temperature Co-efficient). Hình 2.28. Các điều khiển chu trình máy nén

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 33


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

- Bộ khuếch đại
Một thiết bị điện tử nhỏ chứa mạch điện và các linh kiện điện. Giá trị điện trở
nhiệt đƣợc khuếch đại và dùng để điều khiển đóng ngắt ly hợp máy nén điều hòa.
c. Chế độ tiết kiệm
Chức năng này thƣờng dùng với hệ
thống có bộ khuếch đại. Ở chế độ tiết kiệm
(ECON), ngƣỡng nhiệt độ ngắt ly hợp máy nén
đƣợc cài đặt cao hơn bình thƣờng. Nghĩa là máy
nén sẽ làm việc ít hơn, giảm tải cho động cơ
giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tính vận hành
cho động cơ.
Nhiệt độ tại các cửa ra của hệ thống điều
hòa cũng cao hơn một ít do nhiệt độ ngắt ly hợp
máy nén đƣợc cài đặt cao hơn. Hình 2.29. Công tắc ECON

d. Công tắc chu kỳ áp suất – Bằng điện

Hình 2.30. Công tắc chu kỳ áp suất


Một số ô tô sử dụng ống tiết lưu chu kỳ ly hợp (CCOT) dùng công tắc áp suất lắp ở
phía áp suất thấp giữa giàn lạnh và máy nén của hệ thống điều hòa để điều khiển máy
nén.
Trong mạch điện, công tắc áp suất đƣợc đấu nối tiếp với ly hợp máy nén.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 34


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Khi áp suất phía thấp áp giảm đến 200 kPa (2 kg/cm2), các tiếp điểm của công tắc
áp suất hở ra, ly hợp máy nén bị cắt nguồn. Áp suất phía thấp áp giảm đến 200 kPa
tƣơng ứng với nhiệt độ giàn lạnh giảm xuống 0.4OC (trên điểm đông đặc).
Khi máy nén không làm việc, áp suất phía thấp áp sẽ tăng lên do nhiệt độ của
giàn lạnh tăng. Đến một giá trị áp suất định sẳn, công tắc áp suất lại đóng mạch ly hợp
máy nén. Máy nén lại làm việc và nhiệt độ giàn lạnh lại thấp xuống.
Chú ý: Thông thƣờng công tắc ngắt mạch áp suất thấp không dùng đồng thời với
công tắc chu kỳ áp suất vì công tắc chu kỳ áp suất cũng đc lắp trên phía thấp áp, và hoạt
động giống nhƣ công tắc ngắt mạch áp suất thấp.
e. Van điều khiển áp suất – Kiểu cơ khí
- Chế độ lạnh nhiều
Khi ở chế độ lạnh nhiều, áp suất phía thấp áp sẽ lớn hơn giá trị cài đặt của van
điều khiển. Lúc này, van điều khiển sẽ thông đƣờng đƣờng nạp với cac-te.Vì vậy áp
suất ở cac-te sẽ bằng áp suất đƣờng nạp. Và do đó, góc của đĩa nghiêng cũng nhƣ hành
trình của pit-tông sẽ lớn nhất.
- Chế độ lạnh ít
Khi ở chế độ lạnh ít, áp suất phía thấp áp sẽ thấp hơn giá trị cài đặt của van điều
khiển. Lúc này, van điều khiển sẽ thông đƣờng đƣờng xả với cac-te và cách ly cac-te
với đƣờng nạp. Và do đó, góc của đĩa nghiêng cũng nhƣ hành trình của pit-tông sẽ nhỏ
hoặc thấp nhất. Lúc này, hành trình của pit-tông chỉ đạt 5-10% giá trị cực đại.

Hình 2.31. Nguyên lý hoạt động của van điều khiển áp suất

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 35


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

2.2.4. Thiết bị bảo vệ


a. Diode ly hợp

Hình 2.32. Diode ly hợp


Cuộn dây ly hợp là cuộn dây điện từ có từ tính mạnh khi dòng điện chạy qua. Từ
trƣờng là không đổi khi ly hợp làm việc. Khi ngắt nguồn điện, từ trƣờng giảm đột ngột và
phát sinh xung cao áp. Xung điện này gây nhiễu ECM và phải đƣợc loại bỏ. Vì vậy, một
diode đƣợc lắp song song với cuộn dây từ tạo nhánh nối đất. Diode này thƣờng đƣợc gắn
bên trong đầu nối dây ly hợp.
b. Công tắc bảo vệ quá nhiệt.
Công tắc bảo vệ quá nhiệt thƣờng đƣợc gắn
trên thân máy nén. Công tắc nhằm bảo vệ máy nén
khỏi bị hƣ hỏng do ma sát bên trong. Công tắc này
cảm nhận nhiệt độ của thân máy nén và khi giá trị
nhiệt độ đạt đến trị số định trƣớc, mạch điện của ly
hợp máy nén sẽ bị ngắt. Vì công tắc bảo vệ đấu nối
tiếp với ly hợp máy nén nên khi nhiệt độ của máy
nén hạ xuống giá trị định trƣớc, ly hợp sẽ lại đóng.

Hình 2.33. Công tắc bảo vệ quá nhiệt.


c. Công tắc áp suất môi chất
- Công tắc áp suất thấp áp
Đƣợc dùng để ngắt mạch điện đến ly hợp
máy nén khi áp suất môi chất quá thấp hoặc có
hỏng hóc xảy ra trong hệ thống điều hòa.

- Công tắc áp suất cao áp


Đƣợc dùng để ngắt mạch điện đến ly hợp máy
nén khi áp suất môi chất quá cao hoặc có hỏng
hóc xảy ra trong hệ thống điều hòa.

Hình 2.34. Công tắc áp suất.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 36


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

d. Điều khiển quạt giàn nóng

Hình 2.35. Điều khiển quạt giàn nóng


Áp suất trung bình
Dùng để đóng quạt giàn nóng ở giá trị áp suất môi chất định trƣớc.
Ví dụ: Quạt giàn nóng hoạt động ở tốc độ cao khi áp suất dung môi đạt 1770
kPa (17.7 kg/cm2).
Các công tắc trên có thể riêng rẽ hoặc kết hợp 2 hoặc 3 giá trị áp suất.
e. Bộ chuyển đổi áp suất
Bộ chuyển đổi áp suất là thiết bị đo và biến đổi tín hiệu áp suất thành tín hiệu
điện áp. Điện áp làm việc của nó là 5V và tín hiệu điện áp đầu ra là 0.5V.

Hình 2.36. Bộ chuyển đổi áp suất

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 37


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Khi làm việc, cảm biến của bộ chuyển đổi cảm nhận áp suất thông qua biến dạng
của 2 màng gốm là các bản cực của tụ điện. Thay đổi điện dung dƣới áp suất biến thành
tín hiệu tƣơng tự nhờ mạch điện bên trong bộ chuyển đổi. Ƣu điểm của bộ chuyển đổi áp
suất so với công tắc áp suất bình thƣờng là bộ chuyển đổi liên tục theo dõi áp suất và gửi
tín hiệu về ECM, còn các công tắc bình thƣờng chỉ đóng ngắt mạch khi giá trị áp suất cao
hơn hoặc thấp hơn một giá trị định sẵn. ECM ngoài việc đóng ngắt máy nén theo giá trị
áp suất, còn lƣu trữ thông tin để máy chẩn đoán có thể trích xuất khi cần thiết.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 38


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

BÀI 3. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG


3.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG
3.1.1. Giới thiệu điều hòa không khí tự động
Các bộ điều khiển (Engine Control Module (ECM), Body Control Module (BCM),
Power Train Module (PCM)) đƣợc dùng để đóng ngắt mạch điện điều khiển máy nén và
quạt giàn nóng.
Tín hiệu từ các cảm biến tốc độ động cơ, tốc độ xe, nhiệt độ nƣớc làm mát, công
tắc A/C, công tắc áp suất, công tắc điều chỉnh nhiệt, vị trí bƣớm ga và chân ga đƣợc liên
tục theo dõi bởi ECM, BCM, PCM. Các tín hiệu này đƣợc các bộ điều khiển tính toán
để:
- Ngắt máy nén của hệ thống điều hòa khi áp suất trong hệ thống quá thấp/quá cao.
- Ngắt máy nén của hệ thống điều hòa khi đạp hết ga.
- Đóng và ngắt quạt giàn nóng.
- Nâng tốc độ không tải của động cơ khi bật điều hòa.
- Ngắt máy nén khi khởi động động cơ.
- Kích hoạt két nƣớc ở nhiệt độ định trƣớc.
- Ngắt máy nén của hệ thống điều hòa khi nhiệt độ nƣớc làm mát động cơ vƣợt
quá giá trị định trƣớc.
- Ngắt máy nén của hệ thống điều hòa khi bƣớm ga mở hết.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 39


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

3.1.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa không khí tự động

Hình 3.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa không khí tự động

Không có rơ le

Hình 3.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển ly hợp máy nén không có rơ le

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 40


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Có rơ le

Hình 3.3. Sơ đồ mạch điện điều khiển ly hợp máy nén có rơ le

3.2. CÁC CẢM BIẾN


3.2.1. Cảm biến cƣờng độ sáng mặt trời
Cảm biến cƣờng độ sáng là loại đi-ốt
quang hóa (PCD), đƣợc lắp trên tap-lô. Cảm
biến này gửi tín hiệu cƣờng độ sáng đến Bộ
điều khiển (Electrical Climate Control
Module - ECCM) vì độ sáng ảnh hƣởng đến
nhiệt độ trong xe. ECCM sẽ điều khiển độ
lạnh và tốc độ quạt giàn lạnh tùy theo cƣờng
độ sáng.

Hình 3.4. Cảm biến mặt trời/ Sunload sensor

3.2.2. Cảm biến nhiệt độ môi trƣờng


a. Khái niệm
Cảm biến nhiệt độ môi trường: Là
loại cảm biến NTC có điện áp làm việc
thấp. Điện trở của cảm biến thay đổi theo
nhiệt độ môi trƣờng chung quanh.
b. Vị trí
Cảm biến lắp ở vị trí đón dòng
không khí từ bên ngoài vào nhƣ: phía sau
cản trƣớc, phía lƣớc lƣới tản nhiệt (ca-

Hình 3.5. Cảm biến nhiệt độ môi trƣờng

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 41


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
lăng). Cảm biến cho biết thông tin về nhiệt độ môi trƣờng và hiển thị trên táp-lô.

3.3. CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN


3.3.1. Điều khiển nhiệt độ
Cửa hòa trộn không khí

a. Dòng không khí ở chế độ nóng nhất b. Dòng không khí ở chế độ lạnh nhất

Hình 3.6. Điều khiển nhiệt độ kiểu trộn khí

Việc điều khiển nhiệt độ tại các cửa qua giàn sƣởi thông qua các cần nối hoặc dây
nối. Các cửa này lắp phía trên giàn sƣởi và ở chế độ làm lạnh, các cửa đóng lối qua giàn
sƣởi. Ở chế độ làm nóng, các cửa mở ra cho dòng không khí đi qua giàn sƣởi để nhận
nhiệt và hòa trộn với không khí đi qua để đi vào làm ấm trong xe.

3.3.2. Điều khiển giàn sƣởi


Van giàn sƣởi đƣợc điều khiển bằng
chân không và đóng hoàn toàn ở chế đội lạnh
tối đa khi nối thông hoàn toàn với đƣờng ống
nạp động cơ. Lúc này, van khóa hoàn toàn
dòng nƣớc nóng từ động cơ đến giàn sƣởi.

Ở chế độ sƣởi, công tắc điều khiển


chân không sẽ thông một phần giúp mở van
khóa để đƣa nƣớc nóng từ động cơ vào giàn
sƣởi.

Hình 3.7. Điều khiển giàn sƣởi

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 42


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
3.3.3. Điều khiển các chế độ làm việc
a. Các bộ chấp hành điều khiển bằng chân
không- một và hai vị trí.
Các cửa hƣớng dòng không khí lắp trên vỏ giàn
lạnh và giàn sƣởi và đóng mở nhờ các bộ chấp hành là
các buồng chân không.
Các buồng chân không gồm có vỏ bằng kim loại
hoặc nhựa, một lò xo, màng cao su và cần đẩy. Khi có
chân không, màng cao su bị hút làm cần đẩy dịch
chuyển theo làm đóng/mở các cửa thông qua các thanh
nối. Khi không có chân không, lò xo hồi vị đẩy cần về
lại vị trí ban đầu. Hình 3.8. Loại một vị trí

Hình 3.9. Điều khiển bằng chân không loại hai vị trí

- Mạch chân không


Có chức năng thông mạch chân không
từ đƣờng nạp động cơ đến các buồng chân
không của bộ chấp hành.

Hình 3.10. Mạch chân không


b. Điều khiển bằng động cơ hòa trộn khí
Động cơ điện hòa trộn không khí thực tế là một biến trở cân bằng (Potentiometer
Balance Resistor - PBR). Nó gồm có một động cơ điện cỡ nhỏ, các bánh răng truyền
động, trục chủ động và mạch điện tử. Trục xoay gắn với cửa gió để hƣớng dòng không
khí đi qua hay không đi qua giàn sƣởi để thay đổi nhiệt độ.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 43


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Bộ điều khiển điều hòa điện tử (Electronic
climate control module - ECC) gửi tín hiệu điện áp
điều biến độ rộng xung đến để làm quay động cơ qua
đó làm xoay cửa gió đến 1 vị trí định trƣớc để đáp
ứng nhiệt độ theo yêu cầu. Động cơ đồng thời cũng
gửi một tín hiệu phản hồi vị trí cửa gió về ECC để
hoàn thiện quá trình điều khiển
Hình 3.11. Điều khiển bằng
động cơ hòa trộn khí

c. Điều khiển bằng cụm van điện từ đóng


mở chân không.
Phƣơng pháp điều khiển các bộ chấp
hành chân không thƣờng kết hợp với việc sử
dụng ECC và là kiểu điều khiển điện tử. Đƣờng
ống chân không đến các bộ chấp hành đƣợc
điều khiển thông qua các cụm van điện từ. Các
van điện từ cùng các mạch điều khiển đƣợc bố
trí trong một hộp.
Mỗi đƣờng chân không qua van điện từ
gắn với một bộ chấp hành, khi ECC điều khiển
van điện từ, chân không sẽ đƣợc truyền đến
hoặc ngắt khỏi bộ chấp hành.

Hình 3.12. Điều khiển bằng


cụm van điện từ đóng mở chân không

3.3.4. Hệ thống điều khiển điều hòa điện tử (EEC)


Hệ thống ECC vận hành tƣơng tự nhƣ điều khiển bằng tay. Sự khác nhau cơ bản
là hệ thống ECC có thể tự động duy trì mức độ lạnh mà ngƣời lái cài đặt khi chọn chế độ
tự động.
Các cảm biến điện tử cho phép ECC thích ứng với sự thay đổi cƣờng độ sáng mặt
trời, nhiệt độ trong xe và nhiệt độ môi trƣờng. Hệ thống ECC sẽ tự động điều chỉnh chế
độ làm việc sao cho nhiệt độ bên trong xe luôn ở giá trị mà ngƣời lái đã chọn thông qua
việc điều chỉnh: Tốc độ quạt giàn lạnh, vị trí các chế độ trộn khí, đóng ngắt điều hòa,
đóng ngắt van khóa giàn sƣởi, vị trí các cổng hòa trộn khí, chế độ lấy không khí
trong/ngoài.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 44


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 3.12. Hệ thống điều khiển điều hòa điện tử


Cảm biến nhiệt độ môi trƣờng/ Ambient temperature sensor

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh/ Evaporator temperature sensor


Cảm biến nhiệt độ nƣớc làm mát/ Water temperature sensor
Điện trở điều chỉnh tốc độ quạt/ Blower speed resistor
Máy nén/ Compressor; Cụm van điện từ điều khiển chân không/ Vacuum solenoil pack
Động cơ dẫn động cửa trộn khí/ Air mix door motor
Cảm biến nhiệt độ trong xe/ In car temperature sensor
Cảm biến nhiệt độ mặt trời / Sunload sensor
Khi chọn chế độ AUTOMATIC, các chức năng điều khiển bằng tay sẽ không có
tác dụng. Khi chọn chế độ điều khiển bằng tay bằng cách chọn điều khiển tốc độ quạt,
chọn các chế độ bằng công tắc, thì chế độ tự động sẽ hết tác dụng.
Một lợi ích nữa của hệ thống EEC là hệ thống có ghi lại lỗi để giúp cho quá trình
chẩn đoán nhanh chóng hơn.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 45


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

BÀI 4. KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
4.1. AN TOÀN KHI BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA.

Môi chất R134a có điểm sôi rất thấp nên phải đƣợc bảo quản cẩn thận. Sau đây là
biện pháp an toàn phòng ngừa nhƣ sau:
- Luôn đeo kính bảo vệ mắt.
- Đeo găng tay.
- Không để cho R134a dính lên da vì điều này gây ra bỏng lạnh cho da.
- Không để nguồn nhiệt cao gần môi chất R134a.
- Chú ý thông gió khi nạp hoặc thu hồi R134a vì nó nặng hơn không khí.
- Tránh hít hơi môi chất.

Hình 4.1. Dụng cụ bảo hộ

Hình 4.2. Không đặt bình môi chất nơi có nguồn nhiệt cao.

4.2. KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA

4.2.1. Kiểm tra rò rỉ hệ thống


- Rò rỉ môi chất lạnh phải đƣợc phát hiện và sửa chữa nếu không sẽ thiếu môi chất
lạnh gây trục trặc cho hệ thống.
- Không khí và hơi ẩm có thể nhập vào hệ thống tại các điểm rò rỉ và gây ra ăn mòn
bên trong các bộ phận.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 46


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

a. Phương pháp xác định rò rỉ


- Quan sát bằng mắt để xác định rò rỉ.

Hình 4.3. Các vị trí rò rỉ


Khi một vị trí xảy ra rò rỉ môi chất lạnh thì dầu bôi trơn và môi chất thoát ra ngoài hệ
thống. Môi chất, dầu bôi trơn và bụi bám xung quanh ống nối, chổ nối và phụ kiện tại điểm
xảy ra rò rỉ.
- Phương pháp xác định bằng xà phòng.
Một hỗn hợp xà phòng và nƣớc cho lên xung quanh các đƣờng ống hệ thống điều
hòa và bộ phận sẽ hình thành bong bóng tại các điểm rò rỉ.

Hình 4.4. Kiểm tra rò rỉ bằng xà phòng

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 47


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
- Máy phát hiện rò rỉ bằng điện từ.
Xác định rò rỉ của hệ thống: Dùng các đầu dò cảm biến thu nhận âm thanh phát ra tại
các vị trí rò rỉ, âm thanh tích tắc nhỏ có thể đƣợc lắng nghe phát ra tại vị trí rò rỉ. Đầu dò
cảm biến của thiết bị càng gần vị trí rò rỉ thì âm thanh thu đƣợc tại vị trí rò rỉ càng lớn. Ta di
chuyển đầu cảm biến chậm quanh mặt dƣới của các bộ phận và phụ kiện ở khoảng cách
khoảng 5 mm.

Hình 4.5. Kiểm tra rò rỉ bằng máy phát hiện rò rỉ


Lưu ý: bằng điện từ.

Không cho phép các đầu cảm biến tiếp xúc với các bộ phận hoặc phụ kiện để tránh
đọc sai và hƣ hỏng đầu dò cảm biến.
- Xác định rò rỉ bằng máy huỳnh quang.
Dùng máy huỳnh quang chiếu qua mỗi bộ phận trong hệ thống điều hòa. Nếu vị trí
nào xảy ra rò rỉ môi chất thì tại vị trí đó ánh sáng chiếu vào vết môi chất lạnh rò rỉ sẽ thay
đổi màu. Phƣơng pháp này phát hiện rất tốt các điểm rò rỉ nhỏ.

Hình 4.6. Kiểm tra rò rỉ bằng máy huỳnh quang

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 48


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
4.2.2. Kiểm tra, chẩn đoán hệ thống điều hòa bằng đồng hồ áp suất.
a. Kiểm tra đồng hồ đo

Hình 4.7. Đồng hồ đo áp suất

Luôn kiểm tra để kim đồng hồ chỉ số 0 khi chƣa có áp suất. Nếu kim chỉ giá trị khác
0, tháo các dây nối và nới lỏng van, điều chỉnh kim về vị trí 0.
+ Các chỉ số trên đồng hồ áp suất khi hệ thống làm việc bình thường
Áp suất phía áp thấp và nhiệt độ môi trường

Hình 4.8. Đồ thị tham chiếu giữa áp suất phía áp ấp và nhiệt độ môi trƣờng.
Ví dụ: Nhiệt độ môi trƣờng là 25 oC. Áp suất thấp áp là 1.62 ÷ 2,4 bar (23,5 ÷ 34,8)
psi.
Những điểm biểu diễn đồ thị thuộc vùng áp suất bình thƣờng (vùng màu vàng trên đồ
thị).

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 49


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Áp suất phía cao áp và nhiệt độ môi trường

Hình 4.9. Đồ thị tham chiếu giữa áp suất phía cao áp và nhiệt độ môi trƣờng.
Ví dụ: Nhiệt độ môi trƣờng là 25 OC thì áp suất phía cao áp là 10,2 ÷ 15 bar (147,9 ÷
217,5) psi.
Những điểm biểu diễn đồ thị thuộc vùng áp suất bình thƣờng (màu vàng trên đồ thị).
b. Chẩn đoán hệ thống điều hòa bằng đồng hồ đo áp suất
- Trường hợp 1: Các chỉ số trên đồng hồ áp suất bình thường, nhưng điều hòa không
lạnh (Áp suất bình thường dựa vào đồ thị tham chiếu)

Hình 4.10. Các chỉ số trên đồng hồ bình thƣờng.

Nguyên nhân
+ Khí nóng rò rỉ vào giàn lạnh hoặc vào trong xe.
+ Nƣớc nóng tràn vào giàn sƣởi.
+ Giàn lạnh bị đóng băng.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 50


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
- Trường hợp 2: Đồng hồ áp suất thấp bình thường hoặc thấp hơn áp suất bình
thường, đồng hồ áp suất cao thấp hơn áp suất bình thường.(Áp suất bình thường dựa vào
đồ thị tham chiếu).

Hình 4.11. Đồng hồ áp suất thấp bình thƣờng hoặc thấp hơn áp suất bình thƣờng, đồng hồ áp
suất cao thấp hơn áp suất bình thƣờng.

Nguyên nhân
+ Là bình thƣờng nếu nhiệt độ môi trƣờng rất thấp.
+ Thiếu 70-75% lƣợng môi chất.
+ Van giãn nở bị kẹt giữa chừng.
+ Bị tắc bên cao áp hoặc thấp áp, đoạn giữa lọc và giàn lạnh.
+ Tắc ở phía cao áp đoạn giữa máy nén và ống nối giàn nóng - lọc, nhƣng ở trƣớc
chỗ nối đồng hồ áp suất cao.
- Trường hợp 3: Đồng hồ áp suất thấp cao hoặc bình thường, đồng hồ áp suất cao
thì cao hơn áp suất bình thường (Áp suất bình thường dựa vào đồ thị tham chiếu).

Hình 4.12. Đồng hồ áp suất thấp cao hoặc bình thƣờng, đồng hồ áp suất cao thì cao hơn
áp suất bình thƣờng.
Nguyên nhân
+ Là bình thƣờng nếu nhiệt độ môi trƣờng rất cao.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 51


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
+ Dƣ môi chất hơn 5-30%.
+ Giàn nóng quá nóng.
+ Có khí trong hệ thống điều hòa.
+ Van điều chỉnh của máy nén hỏng.
+ Tắc ở phía cao áp đoạn giữa máy nén và ống nối giàn nóng-lọc, nhƣng ở sau chỗ
nối đồng hồ cao áp.
- Trường hợp 3: Đồng hồ áp suất thấp có giá trị xấp xỉ giá trị đồng hồ áp suất
cao.

Hình 4.13. Đồng hồ áp suất thấp có giá trị xấp xỉ giá trị đồng hồ áp suất cao.

Nguyên nhân

+ Dây đai máy nén bị chùng (có thể do các puly bị lệch)

+ Ly hợp điện từ của máy nén không làm việc.

+ Máy nén bị hƣ hỏng.

+ Van điều chỉnh của máy nén hỏng.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 52


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
- Trường hợp 4

Hình 4.14. Áp suất đồng hồ áp suất thấp cao hơn bình thƣờng, áp suất đồng
hồ áp suất cao bình thƣờng hoặc thấp hơn áp suất bình thƣờng

Áp suất đồng hồ áp suất thấp cao hơn bình thường, áp suất đồng hồ áp suất cao
bình thường hoặc thấp hơn áp suất bình thường (Áp suất bình thường dựa vào đồ thị
tham chiếu).

Nguyên nhân

+ Ống cao áp và ống thấp áp gắn vào máy nén bị đảo ngƣợc.

+ Ly hợp của máy nén không làm việc.

+ Van giãn nở bị kẹt (nếu máy nén là "loại hành trình thay đổi"), phía áp suất thấp có
dao động nhỏ nhƣng nhanh.

+ Van điều chỉnh bị điều chỉnh sai hoặc bị hỏng.

+ Máy nén bị hỏng.


- Trường hợp 5: Áp suất đồng hồ thấp áp thấp hơn bình thường, áp suất đồng hồ áp
suất cao thì cao hơn hoặc bình thường (Áp suất bình thường dựa vào đồ thị tham chiếu).

Hình 4.15. Áp suất đồng hồ thấp áp thấp hơn bình thƣờng, Áp suất đồng hồ áp suất cao thì
cao hơn hoặc bình thƣờng

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 53


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Nguyên nhân
+ Lọc bão hòa với độ ẩm (không thể lọc ẩm thêm đƣợc nữa)
+ Van điều chỉnh máy nén bị kẹt trạng thái mở lƣu lƣợng tối đa.
+ Tắc ở phía cao áp hoặc nhánh thấp áp giữa lọc và giàn lạnh.
4.3.4. Chẩn đoán và giải pháp khắc phục các hƣ hỏng hệ thống điều hòa.
a. Hệ thống điều hòa ồn.
Tiếng ồn nghe liên tục trong hệ thống điều hòa thì kiểm tra một trong những nguyên
nhân sau đây và áp dụng các giải pháp tƣơng ứng.
Stt Nguyên nhân Giải pháp
1 Dây đai bị mòn hoặc trƣợt Kiểm tra độ mòn và độ căng của dây
đai.
2 Puly căng đai ồn Thay thế
3 Đĩa ly hợp điện từ bị trƣợt Điều chỉnh khe hở giữa puly máy nén
và đĩa ly hơp khoảng 0.3 ÷ 0.5 mm
4 Rung và cộng hƣởng của giá đỡ máy nén. Xiết chặt các bu lông và tấm giá đỡ lắp
đúng vị trí.
5 Van giãn nở có tiếng kêu Thay thế

b. Hệ thống điều hòa có mùi hôi.


Dƣới những điều kiện nhất định, nấm mốc và vi khuẩn (thƣờng có trong không khí)
có thể hình thành trên bề mặt của lõi giàn lạnh, gây mùi khó chịu trong xe.
- Sử dụng một sản phẩm kháng khuẩn để xử lý mùi ở giàn lạnh.
- Trƣớc khi tắt hệ thống điều hòa một vài phút trƣớc khi tắt xe, để quạt chạy (điều
này sẽ khô lõi giàn lạnh không tạo độ ẩm để vi khuẩn phát triển).
c. Giàn nóng giải nhiệt chưa tốt.
Stt Nguyên nhân Giải pháp
1 Luồng không khí bị chặn bởi bụi tích tụ Làm sạch bộ tản nhiệt và giàn nóng
trên các bộ trao đổi nhiệt, két nƣớc, giàn một cách triệt để.
ngƣng.
2 Công tắc áp suất không đúng áp suất và Kiểm tra các kết nối điện đến các điều
ống cảm ứng nhiệt độ không đúng mức khiển. Thay thế bộ phận bị hỏng nếu cần
nhiệt độ. thiết.
3 Quạt giàn nóng không hoạt động. Cung cấp nguồn cho quạt điện, thay thế
nếu nó vẫn không hoạt động.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 54


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
4 Quạt giàn nóng hoạt động không đúng Quạt phải “hút” khi đặt giữa bộ trao đổi
chức năng (không đúng chiều quay). nhiệt và động cơ. và "thổi" nếu đặt giữa
các bộ trao đổi nhiệt và không khí bên
ngoài.
5 Nƣớc động cơ quá nóng làm cho giàn Đảm bảo hệ thống làm mát động cơ ban
nóng tăng nhiệt độ nên giàn nóng không đầu làm việc đúng.
giải nhiệt.
6 Giàn nóng không đúng vị trí. Đảm bảo khoảng cách giữa các tản nhiệt
và giàn nóng là 15- 20 mm, nếu các ống
dẫn khí phải đƣợc bố trí ở vị trí đúng.

d. Lượng môi chất lạnh thiếu hoặc thừa. Có không khí hoặc khí còn sót lại trong hệ
thống hoặc có hơi nước trong hệ thống điều hòa.

Nguyên nhân

- Lƣợng môi chất lạnh thừa 30-35% hoặc thiếu 70-75% .

- Môi chất lạnh bị nhiễm bẩn.

- Lọc bão hòa với độ ẩm (không thể lọc ẩm thêm đƣợc nữa)

Giải pháp

- Nạp đủ môi chất lạnh cho hệ thống A/C.

- Thay lọc hệ thống điều hòa (nếu bộ lọc bị bão hòa với độ ẩm).

- Làm sạch hệ thống điều hòa bằng cách chạy máy hút chân không trong thời gian 15
-20 phút.

- Kiểm tra các đệm làm kín dùng trong đồng hồ đo áp suất.

- Nạp lại lƣợng môi chất lạnh cho hệ thống và loại dầu đi kèm với môi chất lạnh.

e. Van điều chỉnh của máy nén hỏng (Chỉ dành cho máy nén loại hành trình thay đổi
)

Nguyên nhân

- Van bị tắc bởi các tạp chất.

- Lò xo điều chỉnh của van lắp đặt chƣa đúng.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 55


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
Giải pháp

- Thay thế van điều chỉnh của máy nén.

- Làm sạch hệ thống điều hòa bằng cách chạy máy hút chân không trong thời gian 15
-20 phút.

- Nạp lại lƣợng môi chất lạnh cho hệ thống và loại dầu đi kèm với môi chất lạnh.

f. Van giãn nở hỏng

Nguyên nhân

- Ống điều chỉnh nhiệt độ của van hỏng.

- Các cơ cấu điều khiển của van bị kẹt

Giải pháp

- Thay thế van giãn nở.

- Làm sạch hệ thống điều hòa bằng cách chạy máy hút chân không trong thời gian 15
-20 phút.

- Nạp lại lƣợng môi chất lạnh cho hệ thống và loại dầu đi kèm với môi chất lạnh.

* Chẩn đoán van giãn nở.

Nếu khi tiến hành chẩn đoán bằng đồng hồ đo áp suất có hai trƣờng hợp sau:

+ Van mở hoàn toàn – Đồng hồ áp suất cao và đồng hồ áp suất thấp đều cao.

+ Van đóng hoàn toàn - Đồng hồ áp suất thấp bằng không đến áp suất chân không;
sau đó tiến hành thực hiện nhƣ bên dƣới.

- Kiểm tra van giãn nở

+ Tháo giàn lạnh và lấy ra.

+ Tháo ống TX của van bù áp và đầu cảm ứng nhiệt từ phía giàn lạnh.

+ Đánh dấu các khu vực lắp đặt đầu cảm ứng nhiệt.

+ Kiểm tra van mở: Làm ấm đầu cảm ứng nhiệt, van TX bây giờ sẽ mở cửa hoàn
toàn. Điều này có thể đƣợc xác nhận bằng cách thổi qua van.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 56


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

a. b.
Hình 4.16. Kiểm tra van giãn nở: a. Kiểm tra van mở; b. Kiểm tra van đóng
+ Kiểm tra van đóng: Đặt đầu cảm ứng nhiệt vào một thùng chứa nƣớc và nghiền nát
băng sau đó nhẹ nhàng khuấy trộn, van TX bây giờ sẽ đƣợc đóng hoàn toàn. Điều này có
thể đƣợc xác nhận bằng cách thổi qua van.
g. Ly hợp điện từ không đóng

Stt Nguyên nhân Giải pháp


1 Thiếu môi chất làm lạnh 70-75% Tìm vị trí rò rỉ môi chất
2 Cuộn dây ly hợp không có nguồn Cấp dòng điện cho cuộn dây xem có
dƣơng hoặc bị đứt nguồn dƣơng. làm việc hay không, nếu cuộn dây
không làm việc thì thay thế cuộn
dây mới.
3 Khe hở giữa puly máy nén và đĩa ly hợp Khe hở: 0.3 ÷ 0.5 mm
không đúng.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 57


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Hình 4.17. Đo điện áp các vị trí trên mạch điện hệ thống điều hòa

h. Đóng băng trên lõi của giàn lạnh.


Stt Nguyên nhân Giải pháp
1 Lỗi do bộ điều chỉnh nhiệt hoặc đầu Đảm bảo dòng điện đến bộ điều chỉnh
cảm ứng nhiệt. nhiệt hoặc đầu cảm ứng nhiệt trong
điều điện tốt và cảm biến ở vị trí
đúng. Thay thế bất kỳ bộ phận hƣ
hỏng nếu cần.
2 Lỗi do quạt giàn lạnh Kiểm tra mạch điều khiển quạt gió.

3 Van điều chỉnh máy nén bị hỏng (loại Kiểm tra hoạt động của van điều
máy nén có hành trình thay đổi) chỉnh của máy nén.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 58


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

i. Máy nén bị hỏng


- Nguyên nhân
+ Van điều chỉnh bị cong
+ Máy nén bị kẹt
- Giải pháp
+ Thu hồi lại môi chất lạnh từ hệ thống điều hòa.
+ Thay thế máy nén cho hệ thống điều hòa.
+ Nếu máy nén bị kẹt thì phải súc rửa hệ thống A/C bằng dung dịch riêng biệt và
thay thế bộ lọc ẩm.
+ Lắp máy nén mới.
+ Hút chân không để hơi nƣớc và các khí còn lại trong hệ thống hóa hơi ra ngoài, hút
chân không ít nhất 20 phút.
+ Nạp lại lƣợng môi chất lạnh cho hệ thống và loại dầu chuyên dụng của hệ thống
điều hòa.
j. Không khí nóng thâm nhập vào trong khoang hành khách, nước nóng thâm nhập
vào trong giàn sưởi.

Stt Nguyên nhân Giải pháp


1 Van nƣớc của giàn sƣởi đóng không Kiểm tra các cơ cấu đòn bẩy hoặc động
đúng cơ điều khiển van.

2 Cửa trộn khí hoặc cửa luân chuyển Kiểm tra các cơ cấu đòn bẩy hoặc động
không hoàn toàn kín. cơ điều khiển van. Tháo ra khỏi giàn
sƣởi nếu cần thiết.

3 Đệm làm kín của giàn lạnh làm kín Đảm bảo các bộ phận của giàn lạnh là
không tốt. làm kín tốt, và các đầu nối với két sƣởi
bảm bảo độ kín, để ngăn chặn không khí
ấm xâm nhập ra bên ngoài.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 59


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

a. Dòng khí nóng tối đa b. Dòng khí lạnh tối đa

Hình 4.18. Dòng khí đi qua cửa trộn gió

4.3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.


4.3.1. Quy trình xả môi chất

Hình 4.19. Đồng hồ đo áp suất

1. Nối các ống cao áp và ống thấp áp của đồng hồ đo áp suất vào đầu nối trên hệ
thống.
2. Mở van dần dần trên đồng hồ ở hai phía ống nối cao áp và thấp áp để điều chỉnh
lƣợng môi chất lạnh đi vào thiết bị lƣu trữ.

Lƣu ý: Nếu môi chất lạnh thoát ra ngoài quá nhanh, dầu máy nén cũng sẽ bị kéo ra
khỏi hệ thống theo và sử dụng thiết bị thu hồi môi chất khi sửa chữa hệ thống điều hòa
không khí.

- Trong trƣờng hợp xả hết môi chất, mở van cho áp suất của hệ thống tiến về 0.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 60


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
- Trong trƣờng hợp xả một phần môi chất, mở van cho đến khi áp suất của hệ thống
xấp xỉ 5 kg/cm2 (Dựa vào đồ thị tham chiếu) và tiếp tục thực hiện bƣớc 3.

3. Khởi động động cơ và bật điều hòa.

4. Quan sát đồng hồ đo áp suất và đặt nhiệt kế vào bên trong cửa gió để đo nhiệt độ.

- Nếu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép 5 ÷ 7 oC, áp suất bên thấp áp và áp suất
bên cao áp của đồng hồ đo nằm trong giới hạn làm việc bình thƣờng theo bảng tham chiếu
thì ngừng xả môi chất.

- Nếu nhiệt độ đo ở nhiệt kế và áp suất trên đồng hồ đo áp suất không nằm trong giới
hạn làm việc bình thƣờng thì tiếp tục xả môi chất và sau đó tiếp tục đo nhiệt độ và áp suất
cho đến khi nhiệt độ và áp suất nằm trong vùng làm việc bình thƣờng.

4.3.2. Quy trình hút chân không.

Hình 4.20. Kết nối máy hút chân không.

1. Kết nối ống thấp áp và ống cao áp của đồng hồ đô áp suất với các đầu nối áp thấp
và áp cao trên hệ thống điều hòa.

2. Kết nối ống trung gian đồng hồ đo áp suất với ống hút của máy hút chân không.

3. Khởi động máy hút chân không

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 61


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
4. Quan sát giá trị trên đồng hồ áp thấp < -0,7 kg/cm2 . Hút chân không khoảng 15 –
20 phút.

4.3.3. Quy trình nạp môi chất lạnh vào hệ thống

1. Hút chân không hệ thống trong thời gian 15 - 20 phút. Sau đó đóng cả hai van áp
cao và áp thấp.

2. Kết nối một đầu ống nối trung gian của đồng hồ đo áp suất vào đầu nối của bình
chứa môi chất sau đó xả một lƣợng môi chất nhỏ để đuổi khí trong ống nối trung gian và
khóa van của bình chứa môi chất, đầu còn lại của ống nối trung gian kết nối với đồng hồ đo
áp suất.

3. Đặt bình chứa môi chất lạnh trên một cái cân để xác định lƣợng môi chất nạp vào
hệ thống.

4. Mở từ từ 2 van áp suất thấp và áp suất cao cho môi chất lạnh từ bình chứa đi vào
hệ thống, lúc này áp suất hệ thống xấp xỉ 5 kg/cm2. Sau đó khóa van áp suất cao lại.

5. Khởi động động cơ, bật hệ thống điều hòa, cho động cơ hoạt động ở tốc độ: 1500
÷ 1700 (vòng/ phút), chỉnh tốc độ quạt cao nhất, nhiệt độ lạnh nhất.

6. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống một lƣợng môi chất lạnh nhất định nhà sản xuất
quy định (định lƣợng môi chất nhờ vào cân).

7. Khóa van thấp áp, tháo đầu nối của ống nối thấp áp và ống nối áp cao.

Lưu ý:

- Khi nạp môi chất lạnh vào hệ thống, ta tiến hành trên nạp trên đƣờng áp thấp. Nếu
nạp môi chất lạnh không đúng phƣơng pháp thì hệ thống sẽ bị hƣ hỏng nặng.

- Lƣợng môi chất lạnh mới đƣợc nạp vào hệ thống điều hòa tùy thuộc vào từng dòng
xe, do nhà sản xuất quy định.

- Theo dõi nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh 5 -7 OC, áp suất thấp và áp suất cao thì tra
theo đồ thị tham chiếu.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 62


HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình công nghệ ô tô phần điện, Tổng cục dạy nghề, Nhà xuất bản lao động.

[2]. Điện lạnh ô tô, Nguyễn Oanh, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

[3]. Giáo trình trang bị điện – điện tử trên ô tô, PGS Đỗ Văn Dũng, Nhà xuất bản
giao thông vận tải.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Trang 63

You might also like