Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 192

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

TS Nguyễn Thị Hoa

0984893618
hoamaiftu@gmail.com
Mục tiêu
Về kiến thức:
- Hiểu những khái niệm căn bản về cấu trúc của ngôn ngữ, về từng bộ phận ngữ
âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp
- Hiểu một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ như : giao tiếp, nhận thức, quan hệ
ngôn ngữ và tư duy, văn tự...

Về kĩ năng
- Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được giới thiệu.
- Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện các
đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ.

Về thái độ, hành vi


- Thông qua những dẫn chứng cụ thể về ngôn ngữ, sinh viên sẽ hiểu thêm về tiếng
Việt dưới góc độ ngôn ngữ học. Qua đó, người học sẽ được bồi dưỡng và có thái
độ đúng đắn cũng như tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ.
- Thấy được tầm quan trọng của những kiến thức ngôn ngữ cơ bản khi tiếp cận với
một ngoại ngữ bất kỳ.
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết.
2006. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục: Hà Nội.

Tài liệu tham khảo


1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. 2006. Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục: Hà Nội.
2. Nguyễn Thiện Giáp. 2008. Giáo trình Ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp. 2009. Dẫn luận ngôn ngữ
học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đánh giá học phần
Tỷ lệ Hình thức đánh giá Thời gian

Điểm chuyên cần 10% Điểm danh Các buổi học

Điểm giữa kỳ 30% -Thuyết trình


- Thảo luận nhóm - Làm 01 bài kiểm tra 60 phút
- Kiểm tra giữa kỳ giữa kỳ (tự luận)

Điểm thi 60% Thi trắc nghiệm 60 phút


(không sử dụng tài liệu)
1. Nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Anh
2. Nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt
3. Tìm hiểu về nguyên âm tiếng Việt, đối chiếu tiếng Anh
4. Tìm hiểu về phụ âm tiếng Việt, đối chiếu tiếng Anh
5. Tìm hiểu về hình vị trong tiếng Việt, đối chiếu tiếng Anh
6. Tìm hiểu về nguồn gốc của chữ viết và chữ viết tiếng Việt
7. Tìm hiểu về nguồn gốc chữ Viết và chữ viết tiếng Anh
8. Tìm hiểu về từ tiếng Việt, đối chiếu từ tiếng Anh
9. Tìm hiểu về cụm từ cố định tiếng Việt, đối chiếu với tiếng Anh
10. Tìm hiểu về câu đơn tiếng Việt, đối chiếu với tiếng Anh
NỘI DUNG MÔN HỌC
Stt Nội dung

1 Chương 1: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ

2 Chương 2: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ

3 Chương 3: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

4 Chương 4: Ngữ âm

5 Chương 5: Từ vựng

6 Chương 6: Ngữ pháp

7 Chương 7: Chữ viết

8 Chương 8: Các ngôn ngữ trên thế giới

9 Chương 9: Ngữ dụng


Vấn đề 1: Dẫn nhập DLNNH
1. Khái niệm ngôn ngữ

2. Khái niệm ngôn ngữ học.

3. Phân biệt: ngôn ngữ, lời nói

4. Khái niệm ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học và ngữ
dụng học

5. Quan điểm của Ănghen về nguồn gốc của ngôn ngữ

6. Ngôn ngữ trên thế giới hiện nay như thế nào? Tiếng Anh? Tiếng
Viêt

7. Phân loại các ngôn ngữ trên thế giới theo nguồn gốc và loại hình
Khái niệm

Khái niệm
- Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu bao gồm hệ thống những âm,
những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những người
trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao
tiếp với nhau.

- Ngôn ngữ gồm ba bộ phận cấu thành: ngữ âm, từ vựng và


ngữ pháp
Khái niệm và nhiệm vụ của Ngôn ngữ học

Khái niệm
Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu các ngôn ngữ
Nhiệm vụ
- Miêu tả tất cả các ngôn ngữ và nguồn gốc của chúng
- Tìm ra các quy tắc, quy luật khái quát để giải thích được các hiện
tượng của ngôn ngữ
Bộ phận cấu thành ngôn ngữ
- Ngữ âm
- Từ vựng
- Ngữ pháp
Các bộ môn của ngành ngôn ngữ học
Ngữ âm học
Nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ
Ngữ âm có 2 mặt: tự nhiên và xã hội
- mặt tự nhiên là những thuộc tính về âm học (cao độ, trường
độ, âm sắc) và cấu âm (hoạt động của các cơ quan tạo ra âm thanh).
- mặt xã hội là quy định, giá trị mà cộng đồng sử dụng gán cho
các đặc trưng âm thanh.
Từ vựng học
Nghiên cứu từ và những đơn vị tương đương từ (cụm từ cố
định, thành ngữ, quán ngữ, ngữ định danh)
Ngữ pháp học
Nghiên cứu các hình thức biến đổi từ, kết hợp từ và các kiểu
câu. Gồm 2 môn: Từ pháp học và cú pháp học.
Phân biệt ngôn ngữ và lời nói

Têu chí Ngôn ngữ Lời nói


Cấp độ ngữ âm Âm vị Âm tố

Cấp độ từ vựng Từ vị Từ tố

Cấp độ cú pháp Câu Phát ngôn

Sản phẩm Tập thể Cá nhân

Số lượng Hữu hạn Vô hạn

Tính Khái quát Cụ thể/Tạm thời


Một số giả thuyết về vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ
ĐỌC THÊM

- Thuyết cảm thán

- Thuyết tượng thanh

- Thuyết tiếng kêu trong lao động

- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ

- Thuyết khế ước xã hội


ĐỌC THÊM
Thuyết tượng thanh

• Manh nha từ thời cổ đại và phát triển mạnh vào thế kỷ XVII-XIX
• Cơ sở của các quan điểm trên là tất cả các thứ tiếng có một số
lượng nhất định các từ tượng thanh, từ sao phỏng
mèo, bò, bình bịch,lom khom, ép, úp, mỉm…trong tiếng Việt
Thuyết cảm thán ĐỌC THÊM

• Phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII-XX


• Quan điểm này cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những
cảm xúc của con người (mừng, vui, buồn, đau đớn…)
• Cơ sở: sự tồn tại tron các ngôn ngữ những thán từ và những từ
phái sinh từ thán từ
ối, ái, a, ha, … trong tiếng Việt
AX, OX, AXATb, OXATb … trong tiếng Nga
ĐỌC THÊM
Thuyết tiếng kêu trong lao động

• Xuất hiện vào thế kỷ XIX


• Quan điểm: ngôn ngữ xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động
tập thể
Thuyết khế ước xã hội ĐỌC THÊM

• Bắt nguồn từ một số ý kiến của các nhà triết học cổ đại Đêmôcơrit,
thịnh hành vào thế kỷ XVIII
• Theo thuyết này: ngôn ngữ là do con người thỏa thuận với nhau
mà quy định ra
ĐỌC THÊM
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ

• Thịnh hành vào thế kỷ XIX-XX


• Theo thuyết này ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng,
để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay
Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ
theo quan điểm của Ăng ghen

- Học thuyết này có sức thuyết phục nhất


- Theo Ăng ghen, điều kiện để nảy sinh, phát triển tiếng
nói của con người là:
+ Sự hoàn thiện của các cơ quan và bộ máy phát âm
+ Sự phát triển của não kéo theo sự phát triển của vùng
tiếng nói.
+ Quá trình lao động. (Nhờ có lao động, con người liên
kết với nhau thành cộng đồng rồi tổ chức xã hội. Cuộc
sống cộng đồng sẽ phát sinh nhu cầu trao đổi, bàn bạc-
nhu cầu giao tiếp).
Quá trình phát triển của ngôn ngữ

Thời kỳ công xã nguyên thủy


- Chưa có ngôn ngữ chung
- Ngôn ngữ thời kỳ này đi theo hai hướng: phân ly và hợp nhất
Chế độ xã hội có giai cấp
- Hình thành ngôn ngữ quốc gia
Thời kỳ hình thành dân tộc với một ngôn ngữ dân tộc thống
nhất
- Hình thành ngôn ngữ dân tộc
Nguyên nhân và cách thức phát triển

- Nguyên nhân
+ NN nội bộ ngôn ngữ học
+ NN bên ngoài: các điều kiện kinh tế, văn hóa, luật pháp (đặc
biệt chính sách ngôn ngữ), điều kiện tự nhiên…
- Cách thức
Ngôn ngữ không phát triển một cách đột biến mà phát triển
từ từ nhưng liên tục.
Tìm hiểu sơ lược về ngôn ngữ trên thế giới và
ở Việt Nam

• Có bao nhiêu ngôn ngữ hiện đang được sử


dụng trên thế giới?

• Hãy liệt kê 05 ngôn ngữ có số người nói như


bản ngữ nhiều nhất theo thứ tự từ cao đến
thấp?

• Có bao nhiêu người bản ngữ nói tiếng Anh ở


Anh? ở Mỹ? Trên thế giới?
Tìm hiểu sơ lược về ngôn ngữ trên thế giới và
ở Việt Nam

• Ở Việt Nam hiện có bao nhiêu ngôn ngữ? Ước


có khoảng bao nhiêu phần trăm người nói tiếng
Việt như người bản ngữ trên tổng dân số?

• Có bao nhiêu người bản ngữ nói tiếng Việt ở


Anh? Ở Mỹ?
Ngôn ngữ ở các Châu Lục
(Tờ The Washington Post )
Ngôn ngữ được sử dụng như người bản địa
(Tờ The Washington Post )
Số lượng quốc gia sử dụng ngôn ngữ
(Tờ The Washington Post )
Ngôn ngữ được nhiều người học
(Tờ The Washington Post )
Theo The Ethnologue @ www.ethnologue.com

Area Living languages Number of speakers

Count Percent Count Percent Mean Median


Africa 2,110 30.5 726,453,403 12.2 344,291 25,200
Americas 993 14.4 50,496,321 0.8 50,852 2,300
Asia 2,322 33.6 3,622,771,264 60.8 1,560,194 11,100
Europe 234 3.4 1,553,360,941 26.1 6,638,295 201,500
Pacific 1,250 18.1 6,429,788 0.1 5,144 980

Totals 6,909 100.0 5,959,511,717 100.0 862,572 7,560


Theo The Ethnologue @ www.ethnologue.com

• Năm ngôn ngữ có số người bản ngữ theo thứ tự từ thấp


đến cao là Tiếng Trung Quốc (1 tỷ 2 người), tiếng Tây
Ban Nha (329 triệu), tiếng Anh (328 triệu), tiếng Ả rập
(221 triệu), tiếng Hindi (118 triệu). Tiếng Việt xếp thứ 14/
6.909.

• Ở Việt Nam hiện có 107 ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ bằng
tay cho người câm điếc). Có khoảng 65,8 triệu người bản
ngữ nói tiếng Việt, theo số liệu 1999, trong tổng số 68,6
triệu người dân.

• Tiếng Anh được nói như ngôn ngữ thứ nhất (first
language) ở 112 quốc gia. Ở Vương quốc Anh, có khoảng
58,1 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh. Ở Mỹ quốc, có
khoảng 215 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh
Theo The Ethnologue @ www.ethnologue.com
• Tiếng Việt được sử dụng ở 23 quốc gia khác
nhau, ngoài Việt Nam ra, còn có Australia,
Cambodia, Canada, China, Côte d’Ivoire, Czech
Republic, Finland, France, Germany, Laos,
Martinique, Netherlands, New Caledonia,
Norway, Philippines, Russian Federation (Asia),
Senegal, Taiwan, Thailand, United Kingdom,
United States, Vanuatu.

• Có khoảng 1,9 triệu người nói tiếng Việt ở Mỹ


và khoảng 22 ngàn người ở Vương quốc Anh
Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc
Cơ sở phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc

Ngữ tộc= họ-dòng-nhánh-chi nhánh - ngôn ngữ cụ thể


họ ngôn ngữ cụ thể
chi nhánh
dòng nhánh

VD: Nam Á- Môn Khmer – Môn - Việt Mường - Tiếng Việt (Mường)
Ấn Âu - Giécman-Tây-Anh (Hà Lan, Đức...)
Ấn Âu - Giécman-Bắc-Thụy Điển (Đan Mạch, Na Uy...)

Phương pháp so sánh - lịch sử


- Tìm ra quy luật tương ứng các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp và xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ.
Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
Cơ sở phân loại
- Căn cứ vào cấu trúc và chức năng.
Phương pháp so sánh – loại hình
- So sánh hai hoặc hơn hai ngôn ngữ về loại hình để tìm ra những nét giống
và khác nhau về kết cấu của hai hay nhiều ngôn ngữ.
Các loại hình ngôn ngữ
- Loại hình đơn lập:
Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Lào
- Loại hình không đơn lập
+ Các ngôn ngữ niêm kết (chắp dính):
Nhật, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ
+ Các ngôn ngữ hòa kết (khuất chiết):
Anh, Nga, Hy Lạp
+ Các ngôn ngữ hỗn nhập (hay đa tổng hợp):
Bắc Mỹ
Loại hình đơn lập
- Từ không biến đổi hình thái ăn -> qk: ăn, htai: ăn, tương lai: ăn
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ
yếu bằng hư từ và trật tự từ (hư từ: phó từ, liên từ... không chưa chẳng đã
đang sẽ rất quá lắm
- Tính phân tiết rõ ràng về mặt âm tiết, không có hiện tại nối âm (Tiếng Anh: shout out,
shut up
- Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất và hành động
không phân biệt nhau về mặt cấu trúc
Loại hình không đơn lập
Ngôn ngữ niêm kết (chắp dính)
- Sử dụng rộng rãi phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan
hệ khác nhau
- Mỗi phụ tố chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, mỗi ý nghĩa ngữ
pháp chỉ biểu thị bằng một phụ tố
Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng)
- Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị,
sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp được gọi là «biến tố bên
trong»
- Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và cùng một ý
nghĩa có thể diễn đạt băng nhiều phụ tố khác nhau
- Sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị trong từ
Ngôn ngữ hỗn nhập
- Một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác
BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

1. Anh chị hãy chứng minh ngôn ngữ là hiện tượng


xã hội?

2. Ngôn ngữ còn là hiện tượng xã hội đặc biệt?

3. Hai chức năng quan trọng của ngôn ngữ là gì?


Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên
- QN 1: Ngôn ngữ giống như một cơ thể sống: nảy sinh, trưởng thành,
hưng thịnh, suy tàn và diệt vong.
QN này chưa hợp lý vì Ngôn ngữ luôn kế thừa cái cũ và phát triển cái mới,
không bao giờ bị huỷ diệt hoàn toàn.
- QN 2: Đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người, tức là
hoạt động nói năng cũng có tính chất bản năng như các hoạt động ăn,
khóc, cười, chạy…của con người.
QN này không được chấp nhận vì:
+ Các hiện tượng cười, khóc, ăn…hoàn toàn có thể tôn tại và phát triển
ngoaì xã hội loài người, ngôn ngữ chỉ có thể phát triển gắn liền với xã hội
loài người.
+ Các đặc điểm sinh học của con người có thể mang tính di truyền nhưng
ngôn ngữ không mang tính di truyền.
+ Ngôn ngữ của con người không đồng nhất với tiếng kêu của động vật.
Kết luận: Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại ngoài ý
muốn chủ quan của con người. Ngôn ngữ chỉ nảy sinh và phát triển trong
xã hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con người.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân

- Ngôn ngữ không phải là sản phẩm của cá nhân, mà là sản


phẩm của thể, phục vụ xã hội.
- Ngôn ngữ chỉ nảy sinh do nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin
giữa con người với con người.
- Ngôn ngữ phục vụ xã hội (mỗi dân tộc có phong tục, tập quán
khác nhau nên từ
- Tính chất xã hội của ngôn ngữ được thể hiện ở sự quy ước
trong mỗi cộng đồng. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán và
cách thức cộng cư khác nhau nên từ ngữ thể hiện chúng cũng
khác nhau ở mỗi dân tộc.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì so với những
hiện tượng xã hội khác, nó có nhiều điểm khác biệt:

+ Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng vì nó không phụ
thuộc vào cơ sở hạ tầng, không do cơ sở hạ tầng quyết định. Khi
cơ sở hạ tầng cũ sụp đổ, ngôn ngữ cũng không mất đi.

+ Kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích
của giai cấp còn ngôn ngữ mang tính dân tộc phục vụ cho toàn
xã hội chứ không riêng giai cấp nào.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

quan trọng nhất của con người


- Phi ngôn ngữ: các cử chỉ, các dấu hiệu, kí hiệu (kí hiệu toán học,
tín hiệu đèn giao thông, hàng hải…), những kết hợp của âm
thanh trong âm nhạc, màu sắc trong hội họa.
- Ngôn ngữ cử chỉ nghèo nàn, không thể thay thế ngôn ngữ thành
tiếng.
- Những dấu hiệu, kí hiệu (kí hiệu toán học, tín hiệu đèn giao
thông, hàng hải…) chỉ được áp dụng trong một phạm vi hạn chế,
không phải là phương tiện giao tiếp toàn xã hội, chỉ bổ sung cho
ngôn ngữ thành tiếng.
- Những kết hợp của âm thanh trong âm nhạc, màu sắc trong hội
họa không truyền đạt tư tưởng, tình cảm chính xác rõ ràng nên
không thể thay thế cho ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất. Tuy không sản xuất ra
sản phẩm nhưng thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh
giai cấp (đấu tranh trên cả mặt trận quân sự, chính trị và ngoại
giao) “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ; Mỗi vần thơ bom đạn
phá cường quyền”.

Vậy, ngôn ngữ có thể biểu thị mọi thứ mà con người cần truyền đạt,
kể cả các trạng thái tình cảm sâu kín nhất, tinh tế nhất. Các
phương tiện giao tiếp khác có phạm vi phổ biến hẹp hơn và hạn
chế hơn ngôn ngữ
Hướng dẫn TL2
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
“Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy - ngôn ngữ là ý thức thực
tại, thực tiễn” (Mác)
- Ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy. Mọi suy nghĩ của
con người đều được thể hiện thông qua ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư
tưởng. Mọi tư tưởng, ý nghĩ chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu
hiện bằng ngôn ngữ.
Chú ý: Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau nhưng không
đồng nhất vì:
* Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần.
* Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc.
* Những đơn vị của tư duy không đồng nhất với các đơn vị
của NN.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
Câu hỏi TL3

1. Anh (chị) hãy nêu khái niệm hệ thống, kết cấu, tín hiệu?

2. Vì sao ngôn ngữ cũng được coi là một hệ thống??

3. Anh (chị) hãy chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống tín
hiệu đặc biệt.
Khái niệm hệ thống, kết cấu, tín hiệu

- Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có mối quan hệ qua
lại và quy định lẫn nhau.

- Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống, là cách thức
tổ chức hệ thống.

- Tín hiệu là sự vật (thuộc tính vật chất) kích thích vào giác quan
của con người, làm cho người ta tri giác, lý giải và suy diễn tới
một cái gì đó ngoài sự vật, hiện tượng hoặc thuộc tính. Tín hiệu
có hai mặt: biểu hiện và được biểu hiện
Ví dụ: đèn đỏ - cấm đi
Ngôn ngữ là một hệ thống
Ngôn ngữ là một hệ thống vì thỏa mãn và đáp ứng những tiêu chí cần yếu
của khái niệm hệ thống. Hệ thống ngôn ngữ bao gồm nhiều tiểu hệ thống.
Đơn vị và cấu trúc trong hệ thống ngôn ngữ bao gồm:
- Các đơn vị: Câu-Từ-Hình vị-Âm vị. Các đơn vị phân biệt nhau về chức
phận,vị trí trong hệ thống và cấu tạo của mình.Mỗi loại đơn vị này lại làm
thành một tiểu hệ thống (cấp độ): Cấp độ câu, cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp
độ âm vị.
- Kết cấu hay các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ:
+ Quan hệ thứ bậc: là quan hệ giữa các đơn vị không đồng loại, những
đơn vị khác nhau về cấp độ (khác nhau về phẩm chất, chức năng mà chúng
đảm nhận trong hệ thống ngôn ngữ).
+ Quan hệ ngữ đoạn (qh tuyến tính, qh hàng ngang): là quan hệ giữa
các yếu tố, các đơn vị nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính.
+ Quan hệ liên tưởng (qh dọc): là quan hệ “xâu chuỗi” một yếu tố xuất
hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể
thay thế cho nó.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
1. CM ngôn ngữ là một hệ thống (xem lại slide trước)
2. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ
- Ngôn ngữ có hai mặt: âm thanh (biểu hiện) và ý nghĩa, khái niệm
(được biểu hiện)
Ví dụ: Âm: Cây
CÂY Ý nghĩa: là loại thực vật có thân lá rễ.
- Yếu tố(ngôn ngữ) là sv, thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác
quan của con người, gợi ra một cái gì đó ko phải là chính nó.
- Tính võ đoán (mqh giữa hình thức ngữ âm và khái niệm không có mối
tương quan bên trong nào.
4. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vì:
+ Bao gồm cả yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không
xác định
+ Mặt biểu hiện (âm thanh) là cái nghe được chứ ko nhìn thấy được, có
tính hình tuyến (tức tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động thì lần lượt
hiện ra từ cái này đến cái khác thành chuỗi)
+ Cái biểu hiện có thể tương ứng với nhiều cái được biểu hiện
Vấn đề 4: NGỮ ÂM HỌC

1. Nêu định nghĩa khái niệm ngữ âm?

2. Nêu định nghĩa khái niệm ngữ âm học?

3. Bản chất ngữ âm từ góc độ cấu âm (sinh học), âm


học (vật lý) và xã hội?
Định nghĩa ngữ âm
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
và tồn tại trước tiên dưới hình thức âm thanh. Đến tận ngay nay
cũng chưa có dân tộc nào dùng một ngôn ngữ phi âm thanh để trao
đổi tư tưởng.
Vì vậy, ngữ âm là hình thức của NN, là vỏ vật chất của NN. Bất
kỳ âm nào do con người phát ra nếu không có chức năng giao tiếp
thì không được gọi là ngữ âm.
- Ngôn ngữ là tín hiệu gồm hai mặt: Hình thức và nội dung. Hình
thức của ngôn ngữ là âm thanh; nội dung của ngôn ngữ là nghĩa do
âm thanh ấy tạo ra.
VD: Vui: - Hình thức: /v/ + /u/ + /i/
- Nội dung: chỉ cảm xúc, trạng thái của con người
- Vỏ ngữ âm của ngôn ngữ được thể hiện trực tiếp bằng lời nói (nói
thành tiếng). Muốn lưu lại lời nói phải dùng chữ viết. Vậy chữ viết
là sự thể hiện của ngữ âm, là vỏ vật chất của ngữ âm. Còn ngữ âm là
vỏ vật chất của ngôn ngữ.
Định nghĩa ngữ âm học done

Ngữ âm học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về mặt âm


thanh của ngôn ngữ.
- Ngữ âm có mặt tự nhiên và mặt xã hội.
+ Mặt tự nhiên là những thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ,
cường độ, âm sắc…) và những thuộc tính về mặt cấu âm (hoạt
động của bộ máy hô hấp và chuyển động của cơ quan phát âm
như môi, lưỡi…tạo ra một âm nào đó).
+ Mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm là những quy định, những
giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gắn
cho các đặc trưng âm thanh
- Nội dung nghiên cứu của ngành k.h này là: toàn bộ phương tiện
ngữ âm trong tất cả hình thái và chức năng của nó; mối liên hệ
giữa hình thức âm thanh và chữ viết của ngôn ngữ
Bản chất của ngữ âm
1. Ngữ âm nhìn từ góc độ vật lý (âm học)
Khi phát âm, các âm có sự khác nhau về: cao độ, cường độ, trường
độ.
+ Độ vang: vang >< không vang
Nguyên âm là âm vang: o, a, e… Phụ âm là âm không vang: b, c,
t…
+ Độ mạnh: Mạnh>< yếu
Nguyên âm yếu, phụ âm mạnh
+ Độ cao: Cao>< thấp
Nguyên âm hàng trước (i, e,ê…) và phụ âm đầu lưỡi (t,d,đ,l,n…)
là âm cao.
Nguyên âm hàng giữa, sau và phụ âm môi, phụ âm cuối lưỡi là
âm thấp (u,o,ô; p,m,b; ng, kh, g, gh…)
Ngữ âm nhìn từ góc độ sinh học (cấu âm)

- Cơ quan tham gia vào hoạt động phát âm: khoang mũi,
khoang miệng, khoang yết hầu hay môi, răng, lưỡi, ngạc
cứng, ngạc mềm, lưỡi con…

- Cơ chế phát âm: Hơi thở từ phổi đi qua thanh hầu làm dây
thanh rung động, cọ sát vào các bộ phận phát âm khác tạo
nên các sóng âm có tần số khác nhau-> được cộng hưởng
ở khoang miệng, khoang mũi - tạo ra giọng nói và tiếng
nói khác nhau.
Bản chất xã hội của ngữ âm

- Âm thanh ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con người phát ra


khác so với sự cọ sát của các vật thể, tiếng của các loại động
vật phát ra. Âm thanh ngôn ngữ do con người phát ra mang ý
nghĩa và dùng để giao tiếp.

- Âm thanh do con người phát ra khi sử dụng ngôn ngữ không


phải là vô hạn. Mỗi dân tộc có cách sử dụng ngôn ngữ riêng
của mình.

Ví dụ: Âm '‘rác'' và '‘rắc'' của TV có nghĩa hoàn toàn khác nhau


nhưng ở tiếng Nga thì khi phát âm /Pak/ hay /rak/ cũng đều có
nghĩa là “con tôm''.

=> âm thanh trong NN có tính xác định, tính hệ thống.


Âm tố và việc phân loại các âm tố
1. Nêu khái niệm định nghĩa âm tố

2. Anh/ chị phân biệt nguyên âm và phụ âm

3. Hãy nêu ra 03 tiêu chí để phân loại nguyên âm

4. Anh (chị) hãy thử miêu tả nguyên âm [i] trong tiếng Việt
và nguyên âm [e] trong tiếng Anh

5. Hãy nêu ra 03 tiêu chí để phân loại phụ âm

6. Anh (chị) thử miêu tả phụ âm [t]trong tiếng Việt và phụ


âm [S] trong tiếng Anh
Khái niệm âm tố
- Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa
- Phân biệt âm tố với các chữ cái ký hiệu âm thanh.
Ví dụ: [k] - “c,q.k”
[c] – “ch”
-Ký hiệu: để thống nhất cách ghi cho mọi ngôn ngữ, hội Ngữ âm
học quốc tế đã đưa ra bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế, được xây
dựng trên cơ sở chữ cái La Tinh. Ký hiệu âm tố là chữ cái đặt
trong ngoặc vuông [ ]. Ngoài ra, khi phát âm có thể có sắc thái
phụ đi kèm, mà người ta gọi là nét rườm. Người ta thêm ký hiệu
phụ để biểu thị nét rườm này.
Ví dụ: [t’] - th
Phân biệt nguyên âm và phụ âm

Tiêu chí Nguyên âm Phụ âm


phân loại
Khái niệm Khi phát âm luồng không Khi phát âm luồng không khí
khí từ phổi qua các khoang từ phổi phổi qua các khoang
phát âm không bị cản ở bất phát âm bị cản trở ở một vị trí
cứ vị trí nào đó. nào đó.
Đặc trưng - Nguyên âm bao giờ cũng - Phụ âm bao giờ cũng là tiếng
-Về mặt là tiếng thanh vì khi phát ồn vì khi phát âm các luồng
cấu âm âm các luồng không khí không khí bị cản ở một vị trí
-Về mặt chuyển động với chu kỳ nào đó khiến tần số âm thanh
âm học đều đặn, nhịp nhàng. không ổn định tạo nên tiếng
- khi phát âm, bộ máy phát nổ, xát, không êm ái.
âm căng thẳng toàn bộ làm - khi phát âm, bộ máy phát âm
luồng hơi phát ra có cường khi căng khi trùng khiến luồng
độ yếu, không bị cản ở vị trí không khí thoát ra có cường
nào. độ mạnh.
Ba tiêu chí phân loại nguyên âm

a. vị trí của lưỡi


- nguyên âm hàng trước: khi phát âm đầu lưỡi đưa về phía trước
- nguyên âm hàng giữa: khi phát âm mặt lưỡi nâng lên phía ngạc
- nguyên âm hàng sau: khi phát âm lưỡi lùi về phía sau
b. độ mở của miệng
- nguyên âm có độ mở hẹp
- nguyên âm có độ mở hơi hẹp
- nguyên âm có độ mở rộng
- nguyên âm có độ mở hơi rộng
c. hình dáng của môi
- nguyên âm tròn môi
- nguyên âm không tròn môi
• một số cách phân loại khác
- theo trường độ có nguyên âm dài và nguyên âm ngắn
- theo tính chất cố định hay không cố định của âm sắc có nguyên âm đôi
và nguyên âm đơn
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi
làm âm chính:
/i, e, ε, , ˇ, a, , ă, u, o, , ˇ, εˇ, ie, , uo/

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt


Hướng dẫn TL5
Hình thang nguyên âm quốc tế
Hướng dẫn TL5
Hình thanh nguyên âm tiếng Anh
* Các nguyên âm (Vowel sounds):
- /i/ /i:/ i dài eg: he, we, week, green, sleep, three,
eat, leave…
- /I/ /i/ i mạnh + e nhẹ eg: in, is, it’s, this, six, sit, live…
- /e/ e miệng nhỏ eg: end, men, men, pen, ten, well,
twelfth…
- /„/ e miệng hả to eg: am, at, ask, bad, back, man, map…
- / / / :/ o tròn, dài eg: call, saw, tall, pour, door, floor…
- /a:/ a miệng hả to eg: arm, cat, star, hard, laugh, farmer…
- / / /o/ o mạnh + a nhẹ eg: on, hot, not, clock, got, copy, doctor…
- /u/ / / u mạnh + ư nhẹ eg: book, good, football, look, put,
woman…
- /u:/ u dài eg: do, two, new, cool, you, should,
room…
- /^/ ă/ â eg: cup, son, run, young, skull, unhappy,
Sunday…
- /ә/ ơ lướt eg: ago, seven, today, banana, telephone,
umbrella…
- /з:/ ơ nuốt hơi eg: first, girl, learn, nurse, word, work,
color…
* Điệp trùng âm (Dipthongs):
- /ai/ ai eg: I, my, five, nine,
time, like, light…
- /a / ao eg: now, how,
brown, our, house, flower…
- /eә/ /εә/ e mạnh + ơ nhẹ eg: hair, there,
chair, heir, bare, parent, various…
- /ei/ ê mạnh + i nhẹ = ây eg: A.M, date, day,
May, name, page, eight…
- /iә/ /jә/ i mạnh + ê nhẹ eg: tear, bear, near,
career…
- /i / /ju/ i mạnh + u nhẹ eg: student, tune,
cure, nute, pure…
- /эi/ o mạnh + i nhẹ eg: boy, voice, join,
coin…
- /ә / /o / â mạnh + u nhẹ = âu eg: go, no, old, cold,
home, close, open…
- / ә/ u mạnh + ơ nhẹ eg: poor, sure
Thực hành miêu tả nguyên âm
tiếng Việt và tiếng Anh

Tiếng Việt: [i]


Tiếng Anh: [e]
Tiếng Việt: [i]
- Vị trí của lưỡi: trước
- Hình dáng của môi: không tròn môi
- Độ mở của miệng: hẹp
vd: kim, chỉ

Tiếng Anh: [e]


- Vị trí của lưỡi: trước
- Hình dáng của môi: không tròn môi
- Độ mở của miệng: hơi hẹp
vd: men, pen
Hai tiêu chí phân loại phụ âm
1. Dựa theo phương thức cấu âm
Âm tắc: b, d, t…
Âm xát: f, v, z
Âm mũi: m, n, ng
Âm rung: r
2. Dựa theo vị trí cấu âm
Âm môi - môi: b, m
Âm môi – răng: v, f
Âm lưỡi: đầu lưỡi – răng (t,d, th), âm đầu lưỡi quặt: s, tr
Âm mặt lưỡi: c, n, ng (mặt lưỡi, ngạc)
Âm gốc lưỡi: k, g
Âm thanh hầu: h
3. Dựa theo đặc trưng âm học
Âm vang
Âm ồn: hữu thanh và vô thanh
Thực hành miêu tả phụ âm
tiếng Anh và tiếng Việt

1. Phụ âm tiếng Việt: [t]

2. Phụ âm tiếng Anh: [s]


Hướng dẫn TL5

Tiếng Việt: /t/


- Phương thức cấu âm: tắc
- Vị trí cấu âm: đầu lưỡi

Tiếng Anh: /S/


- Phương thức cấu âm: xát
- Vị trí cấu âm: đầu lưỡi, chân răng
Hướng dẫn TL5
Thực hành đọc
phiên âm quốc tế tiếng Việt
Vấn đề 7: Âm vị và phương pháp xác
định âm vị
Câu hỏi TL7

1. Nêu khái niệm âm vị.

2. Giải thích nét khu biệt

3. Phân biệt âm vị và âm tố

4. Âm vị có những loại biến thể nào?

5. Anh (chị) hiểu thế nào là âm vị đoạn tính và âm


vị siêu đoạn tính
Khái niệm Âm vị
- Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một
ngôn ngữ dùng để cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của
các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Nói ngắn gọn: âm vị
là đơn vị khu biệt, đơn vị chức năng.
- Ký hiệu âm vị: / /
Nét khu biệt của âm vị
- Để tìm ra nét khu biệt của mỗi âm vị, người ta so sánh đặc trưng
ngữ âm của âm vị này với đặc trưng ngữ âm của đơn vị khác để
tìm ra các nét khu biệt.
Ví dụ: Âm vị trong tiếng Việt /s/ được tạo nên bởi 4 đặc trưng: âm đầu
lưỡi, xát, ồn và vô thanh.
Tính chất đầu lưỡi phân biệt với /f/, tính chất xát phân biệt với /l/. Bốn
đặc trưng đó được gọi là các nét khu biệt hay dấu hiệu khu biệt.
Như vậy, âm vị được xác định bằng các đặc trưng khu biệt.
Định nghĩa: Âm vị là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng
khu biệt được thể hiện đồng thời.
- Âm tố là sự thể hiện cụ thể của âm vị của mỗi cá nhân trong
một hoàn cảnh nhất định nên ngoài những nét khu biệt trên, nó
còn bao gồm những nét không khu biệt
Hướng dẫn TL7
Phân biệt âm vị và âm tố
Âm tố Âm vị
Là sự thể hiện của âm vị (là Âm vị được thể hiện ra bằng các
những biến thể của âm vị) âm tố

Là yếu tố âm thanh tự nhiên cụ Mang chức năng khu biệt âm


thể (mặt tự nhiên của ngữ âm) thanh
Số lượng vô hạn Số lượng hữu hạn

Cả những nét đặc trưng khu biệt Gồm những nét đặc trưng khu
lẫn không khu biệt biệt

Là đơn vị của lời nói (tất cả các Là đơn vị của ngôn ngữ (đơn vị
âm được dùng trong lời nói đều nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức
là âm tố) năng cấu tạo và khu biệt vỏ âm
thanh của đơn vị có nghĩa)
Biến thể của âm vị

- Mỗi âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Biến thể của
âm vị là âm tố
- Các loại biến thể:
+ Biến thể kết hợp: biến thể bị quy định bởi vị trí, bối cảnh
của ngữ âm. Đây là biến thể bắt buộc.
+ Biến thể tự do: cách thể hiện âm vị ở mỗi người nói. Gọi là
tự do nhưng không tự do hoàn toàn. Lỗi phát âm quá xa lạ
với xã hội sẽ không được chấp nhận và được coi là ngọng.
Âm vị đoạn tính và Âm vị siêu đoạn tính
Trong ngữ âm học, có các đơn vị có thể phân đoạn trong chuỗi lời
nói theo tuyến tính (âm tố, âm vị, âm tiết) và các đơn vị không phân
đoạn một cách độc lập, đi kèm với các đơn vị khác:
- Âm vị đoạn tính là âm vị diễn ra theo một trật tự trước sau chứ
không đồng thời.

- Âm vị siêu đoạn tính không phân đoạn mà đi kèm đơn vị khác, có


chức năng giống như các âm vị (cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh
của các đơn vị có nghĩa):
+ trọng âm (gắn với từ)
+ thanh điệu (gắn với âm tiết)
+ ngữ điệu (gắn với câu)
Vấn đề 8
ÂM TIẾT, NGÔN ĐIỆU VÀ HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI
NGỮ ÂM

1. Nêu khái niệm, định nghĩa âm tiết.


2. Chỉ ra 02 loại âm tiết.
3. Nêu khái niệm, định nghĩa ngôn điệu.
4. Chỉ ra khái niệm, chức năng của thanh điệu,
trọng âm, ngữ điệu.
5. Phân biệt ngữ âm với chữ viết
6. Nêu khái niệm chữ viết và các loại chữ viết
7. Chỉ ra đặc điểm và cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Khái niệm âm tiết

- Một chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm


nhiều khúc đoạn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn
nhất được coi là âm tiết.
- Ba giai đoạn khi phát âm âm tiết:
+ tăng cường độ căng của cơ thịt
+ giữ đỉnh điểm độ căng
+ giảm dần độ căng
Phân loại

+ âm tiết mở là những âm tiết kết thúc bằng


nguyên âm.

+ âm tiết đóng (khép) là những âm tiết kết


thúc bằng phụ âm.
Khái niệm ngôn điệu
- Ngôn điệu là khái niệm ngữ âm được dùng để chỉ các
hiện tượng âm thanh ngôn ngữ thường xảy ra đồng thời
với âm tố và trên một đơn vị lớn hơn âm tố:
- ngữ điệu
- thanh điệu
- trọng âm
Ngữ điệu
- Khái niệm: Ngữ điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng
nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn từ (tổ hợp
từ, câu)
- Chức năng:
+ phân đoạn: cùng với chỗ dừng thì ngữ điệu là
phương tiện phân đoạn lời nói
+ liên kết: nhờ ngữ điệu mà các từ liên kết được với
nhau một cách chặt chẽ, làm cho lời nói liền mạch, không
rời rạc
+ biểu cảm: thể hiện đa dạng các sắc thái cảm xúc của
lời nói
+ ngữ pháp: thể hiện các loại câu: trần thuật, hỏi, cảm
thán, cầu khiến
Thanh điệu
Khái niệm: là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết.
Chức năng: cấu tạo hoặc khu biệt vỏ âm thanh của âm tiết hoặc từ
Trọng âm
- Khái niệm: Trọng âm là sự nêu bật một đơn vị lớn hơn âm tố (âm tiết, từ, ngữ
đoạn, câu) để phân biệt với các đơn vị khác cùng cấp độ. Thông thường
đơn vị ngôn ngữ được nêu bật là âm tiết.
- Cách thể hiện trọng âm:
+ nhấn mạnh
+ kéo dài
+ tăng hoặc giảm độ cao
- Phân loại
+ trọng âm cố định: trọng âm luôn ở một vị trí nhất định trong từ
+ trọng âm tự do: trọng âm luôn ở vị trị không cố định trong từ
+ trọng âm đặc biệt hay còn gọi là trọng âm logic
- Chức năng:
+ chức năng phân giới: chỉ những ngôn ngữ có trọng âm cố định thì trọng
âm mới có chức năng phân giới. Dựa vào trọng âm cố định, người ta có
thể biết khi nào bắt đầu và kết thúc một từ.
+ chức năng khu biệt: chức năng này thuộc về trọng âm tự do, di động
như trong tiếng Anh, Nga
Sự khác biệt giữa ngữ âm và chữ viết
Khái niệm chữ viết
-Chữ viết là hệ thống ký hiệu dùng để cố định hóa ngôn
ngữ âm thanh

-Sự ra đời của chữ viết đánh dấu bước phát triển của nhân
loại. Chữ viết đã khắc phục nhiều nhược điểm của ngôn
ngữ nói (về không gian, thời gian)

- Hạn chế của chữ viết: Sau một thời gian sử dụng, hệ
thống chữ viết có thể sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu so với
ngôn ngữ nói.
Các loại chữ viết
Chữ ghi ý
- Là chữ viết cổ nhất của loài người. Nguyên tắc của
chữ ghi ý là mỗi chữ biểu thị một nội dung, ý nghĩa
của từ
- Các giai đoạn phát triển của chữ ghi ý:
+ chữ hình vẽ

+ chữ tượng hình

+ chữ ký hiệu hoàn toàn võ đoán


% : > < $
Chữ ghi ý
– Đặc điểm của chữ ghi ý:
+ có thể biểu thị cả khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
+ không có quan hệ về mặt âm thanh với các từ mà chỉ quan
hệ về mặt ý nghĩa. Do vậy, những từ đồng âm sẽ được ghi
bằng những chữ khác nhau.
+ hình chữ ghi ý ngày càng có tính quy ước cao
+ mỗi chữ ghi ý đều biểu thị trực tiếp nội dung, ý nghĩa của
từ nên mỗi từ phải có một ký hiệu riêng. Do vậy, số lượng
chữ thì nhiều mà khả năng ghi nhớ của con người có hạn.
Để khắc phục, người ta bổ sung thêm một số biện pháp.
Vd. Đối với chữ Hán và Nôm thì người ta dùng: Hội ý,
Hình thanh, Chuyển chú và Giả tá
Chữ ghi âm
- Chữ ghi âm ghi lại chuỗi âm thanh của từ, không quan hệ
gì với ý nghĩa
- Chữ ghi âm cũng trải qua các giai đoạn phát triển
+ chữ ghi âm tiết
+ chữ ghi âm tố
- Đặc điểm:
+ chữ ghi âm đơn giản hơn chữ ghi ý vì số lượng ký
hiệu dùng để ghi âm ít hơn so với ghi ý. Do vậy, con
người sẽ tiết kiệm thời gian trong cách đọc
+ nếu dùng chữ ghi âm, những từ đồng âm sẽ được
viết như nhau
+ chữ ghi âm đảm bảo ghi lại một cách chính xác các
cấp độ như: hình thái, đặc điểm ngữ pháp, các thành
phần âm vị, từ vựng…
+ các ký hiệu ghi âm càng ngày càng đạt tới độ hoàn
chỉnh, đơn giản
• Chữ ghi âm tiết: mỗi ký hiệu biểu thị một âm
tiết. Chữ Triều Tiên, Nhật Bản là chữ ghi âm
tiết trong từ
• Chữ ghi âm tố: mỗi ký hiệu biểu thị một âm tố
trong từ. Đây có thể xem là loại chữ khoa học
nhất và thuận lợi nhất. Ngày nay, ở các ngôn
ngữ có chữ viết ghi âm tố, người ta vẫn kết
hợp sử dụng bổ sung thêm chữ ghi ý và chữ
ghi âm tiết.
Vd: các biển chỉ đường√♀♂
Cấu tạo âm tiết Tiếng Việt

*Hệ thống âm đầu:


Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, , s, ş, c, , , l, k, χ, ŋ, , h, /
*Hệ thống âm đệm:
*Hệthốngâmchính:
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm
chính: /i, e, ε, , ˇ, a, , ă, u, o, , ˇ, εˇ, ie, , uo/
*Hệ thống âm cuối:
Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối, trong đó
có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.
*Hệ thống thanh điệu:
Tiếng Việt có 6 thanh điệu.
Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, , s, ş, c, , , l, k, χ, ŋ, , h, /
Hệ thống âm chính
Hệ thống âm cuối
Cấu tạo âm tiết Tiếng Việt

THANH ĐIỆU
PHẦN VẦN

PhẦN ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI


Phân tích cấu tạo âm tiết tiếng Việt

Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mù che đỉnh trường Sơn sớm chiều
VẤN ĐỀ 9: TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA
Câu hỏi TL9
1. Nêu khái niệm từ vựng.
2. Nêu khái niệm, định nghĩa từ.
3. Anh (chị) hãy chỉ ra các biến thể của từ.
4. Đơn vị cấu tạo từ là gì?
5. Anh (chị) hãy chỉ ra các loại từ xét theo phương thức cấu tạo.
6. Từ tiếng Việt có đặc điểm gì?
7. Nhiều người cho rằng từ được cấu tạo bởi các hình vị. Hãy cho
ví dụ bằng tiếng Anh và phân tích các loại hình vị được sử dụng.
Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt có khác của từ trong
tiếng Anh không? Nếu có thì khác biệt như thế nào? Cho ví dụ
8. Nêu khái niệm, định nghĩa cụm từ cố định
9. Anh (chị) hãy chỉ ra 02 đặc điểm của cụm từ cố định
KHÁI NIỆM TỪ VỰNG

Từ vựng là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ


trong một ngôn ngữ. Đơn vị tương đương với từ là các ngữ
cố định (thành ngữ, quán ngữ…).

Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay trong bị, con gái
rượu, tóc rễ tre, của đáng tội,… trong tiếng Việt
hoặc wolf in sheep's clothing (sói đội lốt
cừu), like a bat out of hell (ba chân bốn cẳng)… trong
tiếng Anh.
ĐỊNH NGHĨA TỪ

- Định nghĩa về từ rất phong phú. Hiện nay có khoảng


hơn 300 định nghĩa về từ.
- Các định nghĩa về từ đều bao hàm các đặc điểm sau
của từ
+ từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có
+ có hình thức ngữ âm và ý nghĩa
+dùng để xây dựng câu và xây dựng lời nói
- Có thể chấp nhận định nghĩa sau, có thể coi là định
nghĩa đơn giản và đã nêu bật được những đặc điểm cơ
bản nhất của từ:
“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý
nghĩa và hình thức”
Nhìn lại một số khái niệm…

Từ trong tiếng Anh: Khi phân tích cấu trúc của


những từ thuộc ngôn ngữ biến hình (inflecting
language) có tính tổng hợp (syntheticity) thì từ
(word form) chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có
nghĩa của ngôn ngữ mà nó còn được tạo nên
bởi những thành tố nhỏ hơn gọi là từ tố (hình
vị-morpheme).
Các biến thể
- Biến thể từ vựng - hình thái học: là những hình thái ngữ
pháp khác nhau của một từ (hay còn gọi là những từ hình)

- Biến thể ngữ âm - hình thái học: là những biến dạng của
từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ chứ không phải là những
hình thái ngữ pháp của nó

- Biến thể từ vựng - ngữ nghĩa: mỗi từ có thể có nhiều ý


nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng, chỉ một trong những ý
nghĩa của nó được hiện thực hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện
thực hóa như vậy là một phần biến thể từ vựng ngữ nghĩa
Đơn vị cấu tạo từ: Từ tố hay Hình vị

- Từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa của ngôn ngữ.


Nếu phân xuất từ thành những đơn vị nhỏ hơn ta có các từ tố
(hình vị)

- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa trong ngôn ngữ. Hình


vị là đơn vị cấu tạo nên từ

- Phân loại từ tố: căn cứ vào ý nghĩa


+ chính tố: hình vị mang ý nghĩa từ vựng
+ phụ tố: hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa
ngữ pháp
Các kiểu từ xét theo phương thức cấu tạo

- Từ đơn: Từ được cấu tạo bởi một chính tố

- Từ phái sinh: Từ được cấu tạo bởi chính tố và phụ tố


cấu tạo từ

- Từ phức: Từ được cấu tạo bởi hai chính tố trở lên

- Từ láy: Từ được cấu tạo bằng cách láy lại toàn bộ hay
một phần âm thanh của một từ
HÌNH VỊ (morpheme): là đơn vị nhỏ nhất có
nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ

Hình vị có thể được phân chia thành nhiều loại


dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau (tự do/cố
định), (chức năng/từ vựng bổ sung)…
Từ trong tiếng Việt

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ


âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên,
được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói
để tạo câu.

Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt là các TIẾNG,


(ngữ âm học gọi là âm tiết)
Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị
trong các ngôn ngữ khác, còn được gọi là các hình tiết
(morphemsyllable)

Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia
cấu tạo từ:
- Có những tiếng tự thân nó mang ý nghĩa: cây, trời, cỏ,
nước

- Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu vào một đối


tượng: (dai) nhách, (xanh) lè, (áo) xống, (tre) pheo

- Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu vào một đối


tượng, và xuất hiện cùng với một tiếng tương tự: mồ-hôi,
bồ-hòn, mì-chính
Phương thức cấu tạo từ tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG VIỆT
TIẾNG ANH
- Dùng một tiếng làm một từ: tôi, bác, à,
- Dùng một hình vị để tạo thành một từ: in, nếu
house, web - Phương thức tổ hợp các tiếng:
- Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo từ + Từ ghép đẳng lập:
o Phương thức phụ gia: o Các thành tố đều rõ nghĩa: ăn ở, ăn
 Thêm vào tiền tố: pre-war nói
o Có thành tố không rõ nghĩa: chợ
 Thêm vào hậu tố: homeless
búa, bếp núc, sầu muộn, các mú
 Thêm vào trung tố:
+ Từ ghép chính phụ:
singabloodypore o Các thành tố đều rõ nghĩa: tàu hoả,
o Phương thức ghép các yếu tố gốc từ: đường sắt, sân bay
 Nghĩa tổng hợp: Newspaper, o Có thành tố không rõ nghĩa: dưa
motion sickness hấu, xanh lơ, đỏ chót
 Nghĩa đặc biệt: greenhouse, + Từ ngẫu kết: bồ hòn, thằn lằn, kỳ nhông
lighthouse, blackboard + Tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà âm: từ
o Phương thức láy: láy (đôi, ba, tư)
 zig zag, willy-nilly, ding-dong, flip- o Có một từ gốc có nghĩa: xanh xao,
flop, higgledy-piggledy nhanh nhảu
o Không có từ gốc có nghĩa: ra rả,
rừng rực
Phương thức cấu tạo từ trong
tiếng Anh và tiếng Việt

+ Từ chỉ màu sắc:


o Phương thức láy:
 đo đỏ, đen đen, trăng trắng, xanh xanh, vàng vàng, nâu nâu,
hồng hồng, tim tím, xam xám.
 đỏ đắn, đen đúa, xanh xao, vàng vọt, xám xịt, tím tái,
hồng hào
o Phương thức khác: màu hạt dẻ, màu khói, màu cà rốt, màu lông
ngựa, màu boóc đô
Cụm từ cố định
Định nghĩa: Cụm từ cố định là các cụm từ (có cấu tạo là cấu
tạo của cụm từ, có ý nghĩa là ý nghĩa của cụm từ) nhưng
được cố định hóa nên có tính chất chặt chẽ, sẵn có như từ

Đặc điểm: tính thành ngữ và tính cố định


- tính thành ngữ: nghĩa của cụm từ cố định mang tính
biểu trưng, không phải giản đơn là trung bình cộng của
nghĩa các yếu tố cấu thành
S≠ S1+S2+S3+…Sn
- tính cố định: kết cấu của cụm từ cố định về cơ bản
là chặt chẽ, ổn định. Nhưng có một số trường hợp có thể
chêm xen giữa các yếu tố khác (nhất là trong văn nói)
Phân loại
- Quán ngữ
- Thành ngữ
- Ngữ cố định định danh
Vấn đề 9: Nghĩa của từ và ngữ
Câu hỏi TL9

1. Nêu khái niệm Nghĩa của từ

2. Anh (chị) hãy chỉ ra 02 loại nghĩa của từ.

3. Phân biệt Nghĩa biểu niệm và khái niệm.


Khái niệm nghĩa của từ

Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong


thực tế khách quan được phản ánh vào trong ngôn ngữ,
được ngôn ngữ hoá (hay là những nội dung tinh thần mà
từ đó có thể gợi ra được).
VD: "đi": Sự di chuyển, dời chỗ của đôi chân với vận
tốc vừa phải trên mặt đất.
Các loại nghĩa của từ
Nghĩa ngữ pháp
- là ý nghĩa chung cho nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp
- nghĩa ngữ pháp bao gồm:
+ ý nghĩa từ loại
+ ý nghĩa phái sinh
+ ý nghĩa hình thái
+ ý nghĩa quan hệ
Các loại nghĩa của từ
Nghĩa từ vựng
- Là ý nghĩa riêng của từng từ, mỗi ý nghĩa từ vựng thuộc về một từ,
không có tính chất chung đồng loạt cho nhiều từ
- Trong nghĩa từ vựng của từ có những thành phần sau: nghĩa biểu
vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái
+ Nghĩa biểu vật: là phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc
phạm vi sự vật trong thế giới mà từ gợi ra. Ý nghĩa biểu vật của từ
không phải chính chính sự vật hiện tượng trong thực tế khách
quan mà chỉ là mối liên hệ giữa hình thức âm thanh của từ với sự
vật trong thực tế (có chứng minh)
+ Nghĩa biểu niệm: là phần nghĩa liên quan đến hiểu biết của con
người về ý nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa biểu niệm là tập hợp
các nét nghĩa (nét nghĩa phản ánh đặc điểm của sự vật) được sắp
xếp theo một trật tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, từ chung
đến riêng.
+ Nghĩa biểu thái: là phần ý nghĩa của từ chỉ ra thái độ, cảm xúc,
cách đánh giá mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
Nghĩa biểu niệm Khái niệm
Dựa vào kinh nghiệm, thói Phản ánh mặt bản chất của sự
quen và sự quan sát bằng mắt vật, hiện tượng. Khái niệm có
được nhờ quá trình lao động
kiên trì thông qua kiểm tra, thực
nghiệm của các nhà khoa học
Vì thế, ý nghĩa biểu niệm Phản ánh được cả những
không phản ánh được các thuộc thuộc tính bản chất bên trong
tính bên trong mà chỉ dừng lại ở của sự vật hiện tượng
các đặc điểm bên ngoài, đủ để
phân biệt các đối tượng cùng
loại
Chủ yếu thực hiện chức năng Thực hiện chức năng nhận thức
tổ chức ngôn ngữ
Mang tính dân tộc Mang tính nhân loại
Vấn đề 10: Sự biến đổi nghĩa của từ
Câu hỏi TL10
1. Hãy chỉ rõ nguyên nhân làm biến đổi nghĩa
của từ.

2. Hãy nêu các hiện tượng biến đổi nghĩa của


từ
Hướng dẫn TL10
Nguyên nhân của sự biến đổi nghĩa từ
1. Nguyên nhân ngôn ngữ học
- từ trong ngôn ngữ nằm trong một hệ thống rất chặt chẽ. Vì vậy, một yếu tố
nhất định của hệ thống biến đổi thì cũng ảnh hưởng đến nghĩa của từ và
ngược lại.
- có thể có các nguyên nhân sau:
+ Nghĩa gốc của từ mất đi và từ được sử dụng theo nghĩa mới
+ Sự xuất hiện của một số từ Hán Viet gần nghĩa với từ thuần việt đang sử
dụng làm hai từ đó chế ước nhau
+ Hoàn cảnh ngôn ngữ mới có thể làm từ xuất hiện thêm nghĩa mới
2. Nguyên nhân ngoài ngôn ngữ
- hiện tượng cấm kị ở một số tộc người nguyên thủy
- do mục đích diễn đạt
Ví dụ như: muốn diễn đạt bóng bẩy, muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự, muốn
giữ bí mật trong nhóm…
- ngoài ra, hiện tượng thay đổi môi trường sử dụng cũng làm nghĩa của từ
thay đổi
- yếu tố tâm lý xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sử dụng
của từ.
Hướng dẫn TL10
Những hiện tượng biến đổi nghĩa của từ

Hiện tượng thu hẹp và mở rộng nghĩa


- Mở rộng nghĩa: nghĩa của từ biến đổi từ cái riêng đến cái
chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng
- Thu hẹp nghĩa: phạm vi nghĩa của từ biến đổi từ cái
chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể.

Hiện tượng chuyển nghĩa


- Ẩn dụ
- Hoán dụ
Hướng dẫn TL10

Ẩn dụ
- Định nghĩa: là phương thức chuyển nghĩa của từ, trong
đó, người ta lấy tên gọi sự vật A để gọi sự vật B, dựa
trên sự quan hệ giống nhau giữa A và B

- Phân loại:
• Ẩn dụ hình thức
• Ẩn dụ chức năng
• Ẩn dụ cách thức
• Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
• Ẩn dụ nhân hóa
Hướng dẫn TL10

Hoán dụ
- Định nghĩa: là phương thức chuyển nghĩa của từ, trong đo,
người ta lấy tên gọi sự vật A để gọi sự vật B, dựa trên sự
quan hệ tương cận giữa A và B (quan hệ gần gũi, hay đi
đôi với nhau trong thực tế)

- Phân loại:
• Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận-toàn thể
• Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức
năng
• Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa dấu hiệu sự vật và sự vật
Một số hiện tượng liên quan đến nghĩa của từ
Câu hỏi TL11

1. Nêu định nghĩa, khái niệm từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa


2. Chỉ ra các loại từ đa nghĩa
3. Nêu định nghĩa khái niệm hiện tượng đồng âm
4. Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm
5. Nêu định nghĩa khái niệm hiện tượng trường nghĩa và chỉ
ra 03 loại trường nghĩa
6. Nêu khái niệm định nghĩa hiện tượng đồng nghĩa và chỉ ra
02 loại đồng nghĩa
7. Nêu khái niệm định nghĩa hiện tượng trái nghĩa
8. Chỉ ra 02 kiểu đối lập trong từ trái nghĩa
Hướng dẫn TL11
Quan niệm về từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa

Từ đơn nghĩa: Là từ chỉ có một nội dung, ý nghĩa nghĩa


thường dùng làm thuật ngữ khoa học. Từ đơn nghĩa
không phụ thuộc vào văn cảnh.
Từ đa nghĩa: Là những từ có nhiều nghĩa khác nhau.
Các nghĩa của từ không tồn tại rời rạc, lẻ tẻ mà quy
định lẫn nhau, làm thành một kết cấu và có liên quan ít
nhiều đến nghĩa chính.
VD: Ăn => đưa thức ăn vào miệng nhai và nuốt; ăn =>
tàu vào bến ăn than, ăn đậm (làm ăn)…
Đi => hoạt động của đôi chân…; đi => Bác đã đi rồi
sao Bác ơi!
Chú ý: Từ đơn thường nhiều nghĩa hơn từ phức
Hướng dẫn TL11

Các loại từ đa nghĩa


- Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ với sự vật:
• Nghĩa trực tiếp
• Nghĩa chuyển tiếp
- Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ đối với nhận
thức:
• Nghĩa thông thường (nghĩa biểu niệm) và Nghĩa thuật ngữ
(Khái niệm)
• Nghĩa đen và Nghĩa bóng
+ Nghĩa đen: Là nghĩa vốn có của từ, nghĩa được hiểu một
cách trực tiếp
VD: Mùa xuân => chỉ tháng đầu tiên bắt đầu của một năm
+ Nghĩa bóng: Là nghĩa được suy ra từ nghĩa đen, bắt nguồn
từ nghĩa đen, được hiểu một cách gián tiếp
VD: Chị ấy có tấm lòng vàng (phẩm chất tốt)
- Căn cứ vào sự hình thành và phát triển các nghĩa:
• Nghĩa gốc
• Nghĩa phái sinh
Hướng dẫn TL11

Hiện tượng đồng âm

• Là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ


âm nhưng khác nhau về ý nghĩa
• Là hiện tượng mang tính chất ngẫu nhiên,
không bị chi phối bởi các quy luật ngữ nghĩa
trong hệ thống ngôn ngữ
Chú ý: Đồng âm thực sự là đồng âm giữa các
đơn vị cùng cấp độ. Không nên xem các
trường hợp phát âm lệch chuẩn (do lối phát
âm của địa phương) là từ đồng âm
Hướng dẫn TL11
Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm

* Giống nhau: Cả hai đều là hiện tượng một vỏ ngữ âm của từ


nhưng biểu thị nhiều sự vật, hiện tượng. Chúng đều phản ánh
một mâu thuẫn lớn trong ngôn ngữ: mâu thuẫn giữa cái hữu hạn
của cái biểu hiện với cái vô hạn của cái được biểu hiện.
* Khác nhau:
Hiện tượng đồng âm Hiện tượng đa nghĩa

Các ý nghĩa của từ hoàn toàn Các ý nghĩa của từ có sự liên hệ, ý
khác nhau, không có mối liên nghĩa này phát sinh ý nghĩa kia
hệ nào
Các ý nghĩa không có nét Giữa các nghĩa của từ đa nghĩa
chung thường có một nghĩa tố chung, kết
hợp lại với nhau thành một kết cấu
Hướng dẫn TL11

Hiện tượng trường nghĩa

- Khái niệm: là tập hợp các từ ngữ có sự đồng


nhất với nhau, xét ở bình diện ngữ nghĩa.
- Các loại trường nghĩa
• Trường nghĩa dọc: trường nghĩa biểu vật và
trường nghĩa biểu niệm
• Trường nghĩa ngang: trường tuyến tính
• Trường nghĩa liên tưởng
Hướng dẫn TL11

Hiện tượng đồng nghĩa


Quan niệm 1: Hiện tượng đồng nghĩa là hiện
tượng các từ có nghĩa giống nhau
-> Quan niệm này bị phê phán vì đã không tính
đến hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Hầu hết các từ
nhiều nghĩa chỉ đồng nghĩa với nhau ở một hay một vài
nghĩa nào đó.
Quan niệm 2: Từ đồng nghĩa là từ có thể thay thế
được cho nhau trong những ngôn cảnh giống nhau mà
ý nghĩa chung của ngôn cảnh không thay đổi về cơ bản.
-> Quan niệm này cũng chưa hợp lý vì có những
từ có thể thay thế được cho nhau trong những ngôn
cảnh giống nhau mà ý nghĩa ngôn cảnh không thay đổi,
nhưng chúng phải là những từ đồng nghĩa. Ngược lại,
không phải tất cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế
cho nhau trong một ngôn cảnh.
Hướng dẫn TL11

Hiện tượng đồng nghĩa


Quan niệm 3: Đây là quan niệm đầy đủ nhất về từ đồng
nghĩa
- Muốn xác định được các đơn vị đồng nghĩa phải căn cứ vào
hai tiêu chí: ngôn cảnh và ý nghĩa nhưng ý nghĩa vẫn là chủ
yếu.
- Đồng nghĩa là hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ
từ vựng. Các từ đồng nghĩa trước hết phải có quan hệ về
ngữ nghĩa.
- Điều kiện để các từ đồng nghĩa với nhau:
+ Các từ đồng nghĩa là các từ có chung ít nhất một nét nghĩa.
Như vậy, các từ chỉ đồng nghĩa với nhau khi đã cùng một
trường nghĩa.
+ Từ đồng nghĩa không chỉ có số lượng nét nghĩa chung mà
các nét nghĩa đó không loại trừ nhau.
- Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ, tùy
vào số lượng nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng
nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đó có tất cả các nét nghĩa
hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau.
Hướng dẫn TL11
Phân loại các từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa tuyệt đối


VD: Máy bay, tàu bay, phi cơ

- Từ đồng nghĩa tương đối (sắc thái)


VD: Mẹ, má, u, mế,bủ, bầm…
Hướng dẫn TL11
Hiện tượng trái nghĩa
Bản chất hiện tượng trái nghĩa
- Các từ trong một trường nghĩa có quan hệ đồng nhất và
đối lập nhau (đồng nhất là cơ sở để phân các từ vào
cùng một trường còn đối lập là cơ sở để phân tách
trường lớn thành các trường nhỏ hơn)
- Một nét nghĩa rộng có thể được phân hóa thành những
nét nghĩa hẹp hơn. Khi nét nghĩa này được phân hóa
một cách cực đoan thành hai cực, ta có các từ trái nghĩa.
- Như vậy, trái nghĩa là một dạng quan hệ giữa các từ trong
cùng một trường. Bản chất hiện tượng trái nghĩa là sự
phân hóa các từ đồng nhất với nhau về một ý nghĩa nào
đó thành hai cực đối lập nhau.
Hướng dẫn TL11
Đặc điểm hiện tượng trái nghĩa
- Trái nghĩa xuất hiện khi chúng ta phân hóa trường lớn
thành các trường nhỏ, đối lập nhau
- Hiện tượng trái nghĩa mang tính đồng loạt, không chỉ là
hiện tượng xảy ra giữa hai từ
- Hiện tượng trái nghĩa không xảy ra với toàn bộ ý nghĩa của
từ mà chỉ xảy ra với bộ phận nghĩa của từ (một nghĩa của
từ trái nghĩa này với một nghĩa của từ trái nghĩa kia)
- các từ trong một trường nghĩa, nhất là các từ đồng nghĩa
thường chuyển nghĩa theo một hướng. Hiện tượng trái
nghĩa cũng vậy.
Hướng dẫn TL11
Hai kiểu đối lập nhau trong từ trái nghĩa

- Đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm


chất của sự vật, hiện tượng

- Đối lập loại trừ nhau


* Bài tập: Phân tích các cặp từ đồng nghĩa,
trái nghĩa, đồng âm trong các VD sau
Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cày thì không.
( Ca dao )
Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
( Dương Hương Ly )

Mình về với Bác đường xa


Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
( Tố Hữu )
Bao nhiêu người làm thơ đèo ngang
Mà không biết tới con đèo chạy dọc.
( Phạm Tiến Duật )
Vấn đề 12: Hệ thống từ vựng
Câu hỏi TL12

1. Nêu định nghĩa từ toàn dân,


2. Nêu định nghĩa từ địa phương
3. Nêu định nghĩa tiếng lóng
4. Nêu định nghĩa từ nghề nghiệp
5. Nêu định nghĩa thuật ngữ khoa học
6. Nêu định nghĩa từ vay mượn
Hướng dẫn TL12
Từ phổ thông ( từ toàn dân )
Là từ được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn
quốc (Ai cũng dùng và ai cũng sử dụng được)

VD: mưa, nắng, núi, sông, mặt mũi, chân, tay, nhà,
cửa,đi, đứng, nói, cười….
Hướng dẫn TL12
Từ địa phương (phương ngữ)
Khái niệm: Là những từ chủ yếu sử dụng trong một phạm vi nhỏ
hẹp tại một địa phương nhất định hoặc một vùng nhất định.
VD: MN: heo, miệt vườn, vô…
MTR: o, chi, mô…

Phân loại:
- Từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (ngôn ngữ văn học)
VD: tô/ bát, cây viết/ cây bút, ghe/ thuyền…

-Từ địa phương đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân.


VD: hòm (quan tài - Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Bộ) / hòm (đồ đựng
quần áo), nón / nón (mũ), chén / chén (bát)

- Từ địa phương không có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân


VD: NBộ (sầu riêng, măng cụt, mù u, chao…); Nghệ An, Hà Tĩnh
(Nhút, chẻo - nước chấm…) Hải Dương, Hưng Yên (Thưng - đơn vị
đong thóc gạo…)
Hướng dẫn TL12

Từ nghề nghiệp

Khái niệm: Là những từ ngữ được sử dụng phổ


biến trong phạm vi lao động của những người cùng
làm một nghề nhất định.
VD: Giáo án, lên lớp, thao giảng, giảng viên,…
Đặc điểm: Từ nghề nghiệp mang tính chính xác,
cụ thể, đơn nghĩa. Là thuật ngữ khoa học cấp thấp.
Làm phong phú, giàu có cho vốn từ toàn dân.
Hướng dẫn TL12

Từ lóng
Khái niệm: Từ lóng là một cách nói "mã hoá" từ
ngữ, trong một nhóm người nào đó, trong XH mà
những người khác khó hiểu hoặc không hiểu.
VD: HS: ngỗng (2 điểm), gậy (một điểm), cóppy (quay bài)…
Buôn bán: Gãy cầu (thua lỗ), thắng quả đậm (được lãi
lớn)….
Tán, cưa => chinh phục một ai đó, cớm => công an….
Từ lóng khác với từ nghề nghiệp.
Được sử dụng giữ bí mật. Ít được sử dụng trong
tầng lớp XH khi giao tiếp.
Hướng dẫn TL12

Thuật ngữ khoa học


Khái niệm: Là một bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ.Gồm những từ
và cụm từ cố định biểu thị các khái niệm trong những ngành khoa học
khác nhau.
VD: Các ngôn ngữ trong ngôn ngữ học: Âm vị, âm tiết, cụm từ, câu, tu từ…
Các thuật ngữ trong toán học: hàm số, tích phân, đại số….
Các thuật ngữ trong sinh học: tế bào, di truyền, gien…
Đặc điểm
- Tính đơn nghĩa, không có sắc thái tình cảm. Nghĩa của thuật ngữ
hoàn toàn trùng với sự vật, hiện tượng mà nó gọi tên, trùng với khái
niệm mà nó biểu thị.
-Tính chính xác: Thể hiện ở cả mặt nghĩa và mặt hình thức: Mặt nghĩa
(rõ ràng, minh xác) và mặt hình thức (cụ thể, chặt chẽ, ngắn gọn)
-Tính hệ thống: vd: Lớp, giới, họ, giống…=>Thuộc hệ thống thuật ngữ
sinh học, không thể tách chúng ra khỏi hệ thống đó được.
- Tính quốc tế: Biểu hiện ở cả mặt ngữ nghĩa, hình thức (biểu thị khái
niệm khoa học dùng cho tất cả các quốc gia trên thế giới, các k.n KH
này là tài sản chung của toàn nhân loại; hình thức ngữ âm giống nhau
hoặc gần giống nhau: rađiô, ôxy, têlêphôn, gien…
Hướng dẫn TL12

Từ vay mượn
Từ Hán Việt:
Là những từ tiếng Việt vay mượn của tiếng Hán, nhưng đã
được Việt hoá trong cách phát âm cho phù hợp với hệ thống
ngữ âm của tiếg Việt.
VD: - Lĩnh vực chính trị: Chế độ, pháp luật, quốc hội chính phủ, cương lĩnh, chính
sách…
- Lĩnh vực quân sự: chiến trường, trận địa, cảnh giới, chỉ huy, tiểu đội, đại đội…
- Lĩnh vực tư pháp: Nguyên cáo, bị cáo, tố cáo, tố cáo, tố tụng, xử lý công tố
viên…
- Lĩnh vực văn hoá, giáo dục: học tập, thí sinh, giám khảo, giám thị phúc khảo, lưu
ban, điện ảnh, diễn, diễn viên, nhạc công…

• Lưu ý: - Nghĩa của các từ ghép Hán Việt đa số là từ ghép và


các từ ghép HV thường được hình thành theo phương thức
hợp kết, hợp nghĩa và có thể "triết tự".
VD: Giang sơn, Phi cơ => phi là bay, cơ là máy, hải phận => hải là biển, phân là
vùng, khu vực, hải đăng => hải là biển, đăng là đèn, thí sinh => thí là thi, sinh là
trò, phong ba => phong là gió, ba là sóng, lưu ban => lưu là ở lại, ban là lớp, thập
tử nhất sinh => mười chết một sống, bách chiến bách thắng => bách là trăm,
chiến là chiến thắng, thắng là thắng lợi…
Hướng dẫn TL12
Từ vay mượn
Từ vay mượn ngôn ngữ khác (Ngôn ngữ Ấn Âu).
- Tiếng Anh: mít tinh, bốc (đấm bốc), ten nít, gôn
(bóng đá),
- Tiếng Nga: bôn sê vích, xô viết…
- Tiếng Nhật (qua tiếng Hán): kinh tế, đại bản doanh,
biện chứng Pháp…
=> đối với ngôn ngữ Ấn Âu cần sử dụng cho đúng và
chỉ nên sử dụng khi cần thiết.VD: bê-xê-lin (pê-ni-xê-
lin), mét tinh (mít tinh).
Hướng dẫn TL12
Bài tập Từ vay mượn
Tổ quốc là một từ ghép gốc Hán. Hãy tìm
một số từ ghép khác trong đó có tiếng "tổ"
(tổ: ông cha từ thời xa xưa). Tìm một số từ
ghép khác có tiếng "quốc" (quốc: Nước, đất
nước).
- Tương tự với các từ Hán Việt khác: giang
sơn, cổ tích (cổ: cũ, xưa)…
Vấn đề 13: NGỮ PHÁP HỌC
Câu hỏi TL13
1. Nêu định nghĩa khái niệm ngữ pháp
2. Nêu định nghĩa khái niệm ngữ pháp học
3. Nêu định nghĩa khái niệm ý nghĩa ngữ pháp
4. Có mấy loại ý nghĩa ngữ pháp
5. Nêu định nghĩa khái niệm phương thức ngữ pháp
6. Anh (chị) hãy liệt kê các phương thức ngữ pháp phổ
biến
7. Nêu định nghĩa khái niệm phạm trù ngữ pháp
8. Hãy liệt kê các phạm trù ngữ pháp phổ biến
9. Nêu định nghĩa khái niệm phạm trù từ vựng ngữ pháp
10. Hãy liệt kê các phạm trù từ vựng ngữ pháp phổ biến
11. Nêu định nghĩa khái niệm quan hệ ngữ pháp
12. Hãy liệt kê các kiểu quan hệ ngữ pháp
13. Nêu định nghĩa khái niệm đơn vị ngữ pháp
14. Hãy liệt kê các đơn vị ngữ pháp
Hướng dẫn TL13
Khái quát về ngữ pháp học

Khái niệm ngữ pháp:


- Là một trong ba bộ phận cấu thành của một
ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
- Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc cấu tạo, quy
tắc kết hợp và biến đổi những đơn vị ngôn ngữ
tạo nên sản phẩm lời nói
Đặc điểm: Tính khái quát cao
Tính ổn định, bền vững
Hướng dẫn TL13
Khái quát về ngữ pháp học

- Khái niệm ngữ pháp học là bộ môn ngôn


ngữ học nghiên cứu cách thức và phương tiện
cấu tạo từ và câu
- Ngữ pháp học bao gồm:
+ Từ pháp học (nghiên cứu các phương diện cấu
tạo từ)
+ Cú pháp học (nghiên cứu các phương diện cấu
tạo cụm từ và câu)
Hướng dẫn TL13
Nghĩa ngữ pháp

Khái niệm:
Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho hàng loạt
các đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng
những phương tiện ngữ pháp nhất định
Vd: ý nghĩa số nhiều
ý nghĩa giống
Hướng dẫn TL13
ý nghĩa ngữ pháp
Phân loại:
- Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ và ý nghĩa ngữ pháp tự
thân
+ Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ là ý nghĩa chỉ xuất hiện do mối quan hệ
của đơn vị ngôn ngữ này với đơn vị ngôn ngữ khác trong lời nói
+ ý nghĩa ngữ pháp tự thân là ý nghĩa ngữ pháp không phụ thuộc vào
mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ
- Ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm
thời
+ Ý nghĩa ngữ pháp thường trực là ý nghĩa ngữ pháp luôn đi kèm với ý
nghĩa từ vựng và có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị
+ ý nghĩa ngữ pháp lâm thời: ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức
nhất định của đơn vị
Hướng dẫn TL13
Phương thức ngữ pháp

Khái niệm:
- Ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được thể hiện ở những
hình thức ngữ pháp nhất định. Hình thức ngữ pháp rất
phong phú nhưng người ta có thể quy chúng thành một số
kiểu loại nhất định.
Vậy, phương thức ngữ pháp là những hình thức
ngữ pháp chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
Hướng dẫn TL13
Phương thức ngữ pháp

Các phương thức ngữ pháp phổ biến


- Trong ngôn ngữ không đơn lập
+ Dùng phụ tố: thêm tiền tố, hậu tố, trung tố(-able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish,
-less, -ment, -ous…)
work+er=worker, на+ писать = написать
+ Biến dạng chính tố: biến đổi một bộ phận của chính tố
foot – feet tooth-teeth
+ Thay chính tố: thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm
good – better
+ Dùng trọng âm:
pýkи – pykи
пóгада - погáда
+ Dùng ngữ điệu:
Hướng dẫn TL13
Phương thức ngữ pháp

Các phương thức ngữ pháp phổ biến trong ngôn


ngữ đơn lập
+ phương thức hư từ:
gà trống/mái
+ phương thức lặp:
người người, nhà nhà
+ phương thức trật tự từ:
bàn mười/mười bàn
+ phương thức ngữ điệu:
Vâng..âng…âng
Hướng dẫn TL13

Phạm trù ngữ pháp

Khái niệm: Các ý nghĩa ngữ pháp có quan hệ


quy định nhau, có khi đối lập nhau nhưng vẫn có
những điểm thống nhất.
Vậy, Loại ý nghĩa ngữ pháp bao trùm lên ít
nhất 2 ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau gọi là
phạm trù ngữ pháp
Hướng dẫn TL13
Các phạm trù ngữ pháp
1. Phạm trù số
2. Phạm trù giống
3. Phạm trù cách
4. Phạm trù ngôi
5. Phạm trù thời
6. Phạm trù thể
7. Phạm trù thức
8. Phạm trù dạng
9. Phạm trù so sánh
Hướng dẫn TL13
Các phạm trù ngữ pháp
1. Phạm trù số: có phạm trù số của danh
từ, động từ, tính từ
- Trong các ngôn ngữ biến hình gồm có danh
từ số ít và số nhiều. Trong ngôn ngữ không
biến hình: số ít (con mèo), số nhiều (các con
mèo) và số trung (mèo).
- Tiếng Nga, Pháp có số của tính từ còn trong
tiếng Việt không có số của tính từ.
- Số của động từ trong ngôn ngữ biến hình
được chia theo ngôi. Ngôn ngữ không biến
hình không có số của động từ.
2.Phạm trù Giống (Gender)

a) (của Danh từ): giống đực, giống cái, giống


trung: le stylo, la table; tiếng Việt không có
giống mặc dù có các danh từ ông, bà, cô,
nam, nữ, trống, mái, đực, cái,...có thể dùng
trước danh từ...Ví dụ: chị Ba, nam sinh viên,
gà trống,...
b) (của Tính từ) đi kèm với giống của Danh
từ.
c) (của Động từ): chia ở ngôi thứ ba số ít...
3.Phạm trù Cách (Case) (của Danh từ) biểu thị mối
quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong
cụm từ, hoặc trong câu.
Ví dụ: tiếng Anh có 2 cách: Cách chung book(s) và
cách sở hữu: book’s, books’;
tiếng Nga có 6 cách...

4.Phạm trù Ngôi (Person) của Động từ biểu thị vai


giao tiếp của chủ thể họat động qua các phụ tố sau
động từ, trợ động từ, ...
Ví dụ:I am, you are, he is, she is, it is, you are, we are,
they are; I have
gone, she has gone...
5.Phạm trù Thời/Thì (Tense) của Động từ biểu thị quan
hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một
thởi điểm nhất định nêu ra trong lời nói. Thời quá khứ,
thời hiện tại, thời tương lai (gần...) được thể hiện bằng
phụ tố hoặc trợ động từ.... Ví dụ: I go– I went -I will go;

6.Phạm trù Thể (Aspect) của Động từ biểu thị cấu trúc
thời gian bên trong của họat động với tính chất là những
quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, hòan thành. Thể thường
xuyên- Thể tiếp diễn, Thể hoàn thành-Thể không hòan
thành thể hiện qua phụ tố, trợ động từ, hư từ...Ví dụ: I go
– I am going – I have gone... Ví dụ: sắp, sẽ,đang, từng,
vừa, mới, đã, rồi, xong, chưa + Động từ tiếng Việt...
anh chị hãy nêu cấc phạm trù ngữ pháp nói chung ?
trong tanh
trong tiếng việt
7.Phạm trù Thức (Mood) của Động từ biểu thị quan hệ
giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói.

*Thức tường thuật (indicative mood) (khẳng định, phủ


định sự tồn tại của họat động, trạng thái...trong thực tế
khách quan).

*Thức mệnh lệnh (imperative mood) (nguyện vọng, yêu


cầu của người nói đối với thực tế khách quan).

*Thức giả định-điều kiện (họat động đáng lý đã có thể


diễn ra trong những điều kiện nhất định). Ví dụ: BE; am,
are, is; were...
8.Phạm trù Dạng (Voice) của Động từ biểu thị quan hệ
giữa họat động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ
của động từ ấy. Dạng chủ động (Active Voice) - Dạng bị
động (Passive Voice). Ví dụ: I kicked the ball. The ball
was kicked by me.

9.Phạm trù So sánh (Comparison) của Tính từ, Trạng


từ (tiếng Ấn Âu) biểu thị quan hệ so sánh ở các mức độ
khác nhau về những thuộc tính có thể so sánh giữa các
sự vật, họat động:
Hướng dẫn 13
Phạm trù từ vựng ngữ pháp
- Khái niệm: phạm trù từ vựng ngữ pháp là phạm trù mang cả ý
nghĩa từ vựng và ngữ pháp
- Tiêu chí xác định:
+ Đặc trưng về nội dung (dự vào ý nghĩa khái quát khác nhau
của các lớp từ để phân chia từ loại). VD: danh từ có ý nghĩa chỉ
sự vật, động từ có ý nghĩa chỉ hoạt động…

+ Đặc trưng về hình thức (dựa vào sự khác nhau của các đặc
điểm hình thức ngữ pháp giữa các lớp từ để phân loại). VD:
danh từ thường kết hợp với số từ trước nó và từ chỉ định này,
ấy, đó (hai người này..); động từ không có khả năng trên nhưng
lại có khả năng kết hợp với các từ chỉ ý nghĩa thời gian, quá trình
như đã, đang, sẽ…

+ Đặc trưng về chức năng. VD: danh từ thường làm chủ ngữ
hoặc bổ ngữ, động từ thường làm vị ngữ…
- Bộ tiêu chuẩn được dùng để xem xét đồng thời đặc
trưng ngữ pháp của từng lớp từ :
+ Đặc trưng ý nghĩa khái quát của từng lớp từ
+ Khả năng kết hợp của từ trong ngữ lưu
+ Chức vụ cú pháp của từ trong câu
Từ loại trong tiếng Anh và Tiếng Việt …
Trong tiếng Việt, theo Mai Ngọc Chừ, có 10 từ
loại: Noun
o Danh từ
o Động từ Open Verb
o Tính từ
wordclass
Adjective
o Số từ
o Đại từ: đại từ nhân xưng, đại từ thay thế (thế Adverb
vậy), đại từ chỉ định, đại từ chỉ lượng (tất cả) Article
o Phụ từ: làm thành tố phụ cho danh từ (những,
các, mọi, mỗi, từng) hoặc vị từ (vẫn, vừa, cứ, Closed Quantifier
đã, rồi) Wordclass
Genitive
o Kết từ: và, còn, mà, thì, vì, nên, nếu, tuy, mặc
dù Demonstrative
o Trợ từ: xuất hiện ở bậc câu, chỉ sự nhấn mạnh
(cả, chính, đúng, đích thị) Wh-words
o Tình thái từ: đánh dấu câu theo mục đích nói: Pronoun
nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán, tường thuật (à,
ừ, nhỉ, nhé, hở, nghen) hoặc nhận xét, thái độ Conjunction
của người nói đối với nội dung nói hoặc người Preposition
nghe (hình như, có vẻ, tất nhiên, đấy, đây)
o Thán từ: cảm xúc, gần với tiếng kêu của loài Interjection
vật: ôi, ồ, oái…
Hướng dẫn TL13
Các phạm trù từ vựng ngữ pháp

Thực từ
- Ý nghĩa: là những từ có ý nghĩa từ vựng, biểu thị
các sự vật, trạng thái, hoạt động, đặc điểm tính
chất, số lượng…
- Hoạt động ngữ pháp: thực từ có khả năng đảm
nhận nhiều chức vụ trong câu (tức làm thành tố
chính trong các ngữ)
- Phân loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
Hướng dẫn TL13
Các phạm trù từ vựng ngữ pháp
Hư từ
- Ý nghĩa: hư từ không có ý nghĩa từ vựng mà chuyên
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ
- Hoạt động ngữ pháp:
+ là những từ đơn chức
+ không có khả năng một mình làm thành một phát ngôn
độc lập
+ nêu các mối quan hệ (về số lượng, thời gian, không
gian, mục đích…) bằng cách đi kèm với thực từ
- Phân loại: phó từ, kết từ, trợ từ
Hướng dẫn TL13
Các phạm trù từ vựng ngữ pháp

Thán từ
- Ý nghĩa: chuyên biểu thị cảm xúc của người nói
- Hoạt động ngữ pháp: là những từ đơn chức
năn và có khả năng đứng một mình làm thành một
phát ngôn độc lập
- Phân loại: từ cảm thán và biểu thức biểu cảm
Hướng dẫn TL13
Quan hệ ngữ pháp
Khái niệm: loại quan hệ giữa các từ trên trục ngang (hình tuyến) và
trục dọc (liên tưởng)
Các kiểu quan hệ ngữ pháp:
- Quan hệ đẳng lập
+ liên hợp: sử dụng các từ và, cùng, với, cũng như, lẫn
+ lựa chọn: sử dụng các từ hay và hoặc
+ giải thích: sử dụng từ là
+ quan lại: tuy…nhưng, nếu..thì, vì…nên
- Quan hệ chính phụ
+ thực từ và hư từ: đã làm, làm xong
+ thực từ và thực từ (dt với định ngữ/đt, tt với bổ ngữ/ đt, tt với trạng
ngữ):
Sách toán/đọc sách/ đi tàu
- Quan hệ chủ vị
Hướng dẫn TL13
Luyện tập
1, Hàng năm, các giáo viên và sinh viên Ngoại thương
tham gia hiến máu cứu người.
2, The magazines and books which are on the table are
mine.
3, Trồng cây là một hành động đẹp để bảo vệ môi
trường sống của con người.
Hướng dẫn TL13
Đơn vị ngữ pháp

Khái niệm: những yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ


thống cái được biểu hiện là đơn vị ngữ
pháp.
Các đơn vị ngữ pháp:
- Hình vị
- Từ, Cụm từ
- Câu
Khái niệm câu

Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ


pháp tự lập, có ngữ điệu kết thúc, mang tư
tưởng tương đối trọn vẹn, có kèm theo thái
độ của người nói, giúp hình thành và biểu
hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư
cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất
Các thành phần của câu
Thành phần nòng cốt:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
Thành phần phụ:
- Trạng ngữ
- Đề ngữ
Thành phần biệt lập:
- Thành phần chuyển tiếp
- Thành phần cảm thán
- Thành phần hô gọi
- Thành phần phụ chú
Cách phân loại câu
Câu chia theo mục đích nói

 Tường thuật (declarative):


 Nghi vấn (interrogative)
 Mệnh lệnh (imperative)
 Cảm thán (exclamative)
Cách phân loại câu
Câu chia theo quan hệ với hiện thực
 Khẳng định (affirmative)
 Phủ định (negative)
Câu chia theo cấu tạo
 Câu đơn (simple sentence)
 Câu đơn 2 thành phần: Chim hót
 Câu đơn đặc biệt: Bom tạ, Cháy nhà
 Câu dưới bậc: tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ.
Chức năng và vinh dự của thơ
 Câu ghép
 Đẳng lập: và, mà, còn (compound)
 Chính phụ: vì, nếu, tuy (complex)
 Qua lại: không những…,mà còn; có…mới;
vừa…đã; mới…đã; càng…càng
 Chuỗi: cái thì thực đẹp, cái thì thực xấu, cái thì
thực mới, cái thì thực cũ
Vấn đề 14: NGỮ DỤNG HỌC

1. Ngữ dụng học là gì?


2. Khái niệm hành động lời nói
3. Các loại hành động lời nói
4. Khái niệm quy chiếu và phân biệt với nghĩa
5. Các loại quy chiếu
6. Phân biệt quy chiếu xác định và định tính
7. Khái niệm trực chỉ
8. Các phương tiện trực chỉ
9. Đặc trưng của các phương tiện trực chỉ
10.Phân biệt trực chỉ và hồi chỉ
11.Một số hiện tượng tác động đến trực chỉ
Ngữ dụng học

1. Khái
niệm: Ngữ dụng học là bộ môn nghiên cứu
những mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ
và những người sử dụng các hình thức ấy.

2. Đối tượng nghiên cứu: Ngữ dụng học nghiên


cứu các cấu trúc trên câu, đó là phát ngôn (phát
ngôn là đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp)
NGÀY MAI VÀO ĂN KHÔNG MẤT TIỀN

Ngày xưa, có một chàng ngốc ra tỉnh, đến một


quán ăn, thấy biển để một hàng chữ to tướng:
Ngày mai vào ăn không mất tiền. Chàng ngốc
mừng thầm, lẳng lặng ra về. Hôm sau, áo quần
chỉnh tề, chàng ngốc lại đến quán ăn đó, ung
dung ngồi vào bàn, gọi thức ăn thức uống ê hề.
Sau khi ăn uống no say, chàng ngốc thản nhiên
ra về. Chủ quán giữ lại đòi tiền, ngốc cãi lại:
“Biển đề ăn không mất tiền kia mà”. Chủ quán từ
tốn trả lời: “Vâng, đúng thế, ngài hãy nhìn kỹ lại
xem. Rõ ràng biển ghi ngày mai vào ăn không
mất tiền chứ đâu phải hôm nay”. Ngốc ta sực
tỉnh: Ngày mai! Ngày mai nghĩa là không bao giờ!
Hoạt động giao tiếp

nhân vật giao tiếp


nội dung giao tiếp

Người phát Phát ngôn Người nhận


(người nói) (người nghe)

mục đích giao tiếp


hoàn cảnh giao tiếp
phương tiện giao tiếp
Khái niệm ngôn cảnh
- Ngôn cảnh là khái niệm đặc biệt quan trọng trong
nghiên cứu ngữ dụng học.
- Ngôn cảnh: là một loại môi trường phi ngôn ngữ
trong đó ngôn ngữ được sử dụng
-Có hai loại: Ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn
hóa
-+ Ngôn cảnh tình huống: là thế giới xã hội và tâm lý
mà trong đó, ở một thời điểm nhất định người ta
dùng ngôn ngữ
-+ Ngôn cảnh văn hóa: là phong tục, tập quán, quan
niệm giá trị, sự kiện lịch sử, tri thức về tự nhiên xã
hội, chính trị, kinh tế…
Khái niệm hành động lời nói

Hành động lời nói là những hành động chứa


những động từ ngôn hành (performative) nhằm
làm một việc gì đó như việc hỏi, việc đánh
cuộc, việc bộc lộ cảm xúc của người nói:tuyên
bố, hứa hẹn, chúc mừng, thông báo…

Ví dụ: - Tôi xin lỗi. (Tôi hứa đến sớm.)

Ngoài ra có những phát ngôn không phải là ngôn


hành nhưng cũng được sử dụng để thực hiện các
hành động.
Ví dụ: - Quê cậu ở đâu? (chào hỏi)
Ba loại hành động lời nói (speech acts)

Hành động tạo lời (locutionary act): sử dụng từ, ngữ để tạo
ra một phát ngôn đầy đủ về hình thức và nội dung.
Tôi là con rê của cụ/ tôi là con rể của cụ
Hành động ở lời (perlocutionary act): là những hành vi
người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng
là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra
một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người
nhận: tuyên bố, lời hứa, lời chào…
Ví dụ: Chào hỏi: đi đâu đấy, ăn cơm chưa, làm gì đấy
Hành động mượn lời (illocutionary act): mượn phương tiện
ngôn ngữ, mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả
ngoài ngôn ngữ nào đó cho người nghe, người đọc hoặc ở
chính người nói:
Ví dụ: Đóng cửa lại!
QUY CHIẾU VÀ CÁC LOẠI QUY CHIẾU

1. Khái niệm: Phạm vi đối tượng của thế giới


được người nói chỉ ra khi dùng một từ ngữ nào
đó trong phát ngôn là quy chiếu của từ ngữ đó.
- Một từ ngữ được tàng trữ trong bộ não thì
không có quy chiếu, chỉ những từ ngữ được
sử dụng trong phát ngôn thì mới có quy chiếu,
và trong các phát ngôn khác nhau, ngữ cảnh
khác nhau thì có quy chiếu khác nhau.
(1a): Nam, giúp mẹ một tay nào!
(1b): Cường, sao cháu hỗn với mẹ thế?
(1c): Bà Y là một bà mẹ anh hùng.
(2a): Người giáo viên này đã già.
(2b): Anh tôi là (một) giáo viên.
(2c): Anh tôi làm giáo viên.
(3a): Nó đánh vợ suốt ngày. Đồ vũ phu!
(3b): Vợ thì nó chưa có.
(3c): Bác nên tính chuyện dựng vợ gả chồng
cho cháu.
(4a): Ra chợ mua con gà, con!
(4b): Con gà bị làm sao ấy. Cắt tiết đi bố!
Theo quan niệm rộng, những từ như: đánh,
đỏ, đẹp... có quy chiếu. Nhưng quy chiếu ở
đây được hiểu theo một cách khác (chỉ vào
một thực thể cụ thể). Mà ở đây các vị từ
đánh, đỏ, đẹp... không chỉ ra một thực thể cụ
thể nào. Nếu muốn xác định quy chiếu của
nó thì phải dựa vào toàn phát ngôn. Do đó,
những vì từ như vậy không mang chức năng
quy chiếu.
-
Nghĩa là một yếu tố bên trong của ngôn
ngữ, là mặt không thể tách rời của tín hiệu
ngôn ngữ. Trong khi đó, quy chiếu lại là sự
vật bên ngoài hệ thống ngôn ngữ. Các từ
ngữ, với thông tin mà nó truyền đạt, đã tạo
ra những con đường, cách thức để xác lập
các quy chiếu. Tuy nhiên, để thực hiện sự
quy chiếu thì nếu chỉ có riêng bản thân từ
ngữ không thể mà để làm điều này nó cần
phải được đi kèm với các nhân tố khác...
Quy chiếu xác định
- Từ ngữ có quy chiếu xác định là những từ
ngữ được người nói sử dụng để chỉ ra và
đồng nhất một hay những đối tượng của
hiện thực. Trong đó, theo đánh giá của
người nói thì người nghe đã được cung cấp
đủ điều kiện cần thiết để nhằm đúng đối
tượng muốn nói tới.
*Quán từ xác định là phương tiện dùng để đánh dấu từ
ngữ có quy chiếu xác định.
Điều này có thể thấy rất rõ trong tiếng Anh (the), nhưng
trong tiếng Việt thì không có phương tiện như vậy. Cho
nên, việc nhận diện sẽ phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh.
Tuy nhiên, có những từn ngữ, trong đại đa số trường
hợp, được dùng với chức năng là chỉ quy chiếu sẵn. Đó
là:
+ Tên riêng, các danh từ chỉ những sự vật đơn nhất;
+ Đại từ có tính trực chỉ hoặc hồi chỉ: tôi, nó, họ, đây,
đấy, bây giờ...
+ Các yếu tố trực chỉ khác: ở đây, năm ngoái...
+ Các danh ngữ có yếu tố hạn định là những từ ngữ trực
chỉ, hồi chỉ.
- Các từ ngữ có quy chiếu xác định, khi sử dụng, phải tuân
theo một số quy tắc, chiến lược:
+ Khi dùng một từ ngữ vào chức năng quy chiếu xác định
thì, thông thường, đối tượng được nói tới phải nằm trong
thế giới nhận thức của cả người nói lẫn người nghe.
+ Tuy nhiên, có một số phạm vi giao tiếp có những cơ chế
riêng (ngoại lệ) cho phép được vi phạm. Trong trường hợp
này, những ngoại lệ đó tuy không được quy ước rõ ràng
nhưng mọi người đều ngầm hiểu với nhau. Những ngoại lệ
này thường có trong văn chương, báo chí.
+ Thường thường, một từ ngữ có quy chiếu xác định phải
dựa vào những mốc (hệ toạ độ), tức là những thông tin đã
biết. Những thông tin này có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ
hoặc được ngầm hiểu (không nói ra thành lời).
Ví dụ: Ø Tết Ø bố về.
Quy chiếu không xác định
- Từ ngữ có quy chiếu không xác định là những từ ngữ
được người nói dùng để chỉ vào một đối tượng tồn tại, và
về nguyên tắc phải có "căn cước, địa chỉ", nhưng ở đây
người nói chỉ cung cấp thông tin chỉ ra phạm trù mà đối
tượng thuộc vào, chứ không đủ để xác định đối tượng.
Vd
Hôm qua, tự nhiên có một thằng cha lao xe máy xuống
sông Tô Lịch.
Nguyên nhân của việc sử dụng như vậy có thể do không
biết, không có hoặc không cần thông tin xác định; cũng có
thể do người nói cố tình lảng tránh. Có thể nói, việc xảy ra
hiện tượng như vậy là do hàng loạt các nhân tố tác động.
Quy chiếu không xác định
- Trong thực tế giao tiếp, nếu tách rời khỏi ngữ cảh thì có
thể hiểu một cách mơ hồ về một biểu thức không xác định:
+ Biểu thức không xác định nhưng có quy chiếu (tức là có
quy chiếu không xác định);
+ Biểu thức không có quy chiếu và không xác định.
Ví dụ:
(1a) X muốn lấy một cô gái làng bên làm vợ.
→ Đối tượng đã tồn tại, anh ta đã gặp gỡ.
(1b) X muốn lấy một cô gái làng bên làm vợ, anh xem có
cô nào thì làm mối...
→ Đối tượng chưa xác định → Không có quy chiếu.
(1c) X yêu tha thiết một cô gái làng bên.
→ "một cô gái làng bên" là một danh ngữ có quy chiếu
không xác định.
Quy chiếu không xác định
(2a) Cậu nên tìm một đại biểu quốc hội mà trình bày.
→ Bất kì ai thuộc phạm vi là "đại biểu quốc hội": không xác
định và không có quy chiếu.
(2b) Hôm nay tôi đã chất vấn gay gắt một đại biểu quốc
hội.
→ Có quy chiếu không xác định
Phân biệt quy chiếu xác định và định tính

(1): Kẻ giết ông A là đồ điên!


+ (1a): có quy chiếu xác định.
+ (1b): chỉ bất kì kẻ nào có thuộc tính "giết ông A"
Cách hiểu (1b) suy ra câu (1) được hiểu định tính.
(2): Người thủ vai Thị Màu rất giỏi.
+ (2a): chỉ một diễn viên xác định → có quy chiếu xác định
+ (2b): bất kì ai thủ vai Thị Màu đều phải là diễn viên giỏi
=>Cách dùng định tính.
(3): Vợ của con trai cả ông Thuận thì khổ lắm.
→ Nỗi khổ ở đây là chính thuộc tính "vợ của con trai cả ông
Thuận" đem lại, chứ nỗi khổ không phải bắt nguồn từ bản
thân người phụ nữ đó.
- Nhận xét về hình thức của cách dùng định tính:
+ Các danh ngữ đều có hình thức của một danh ngữ xác định
+ Tồn tại mối quan hệ nhân quả: Hễ cứ thế này thì sẽ thế kia
Trực chỉ (Chỉ xuất)
Khái niệm:
- Trực chỉ về thực chất là một hiện tượng nằm trong
phạm vi quy chiếu. Cách gọi này bắt nguồn từ
những hành động chỉ xuất ngoài ngôn ngữ. Vì vậy,
chỉ xuất được dùng để áp dụng cho những phương
tiện ngôn ngữ thực hiện chức năng quy chiếu.

- Hay, nói một cách khác, nó chỉ ra và đồng nhất quy


chiếu bằng cách trực tiếp dựa ngay vào những mốc
do hành động phát ngôn của người nói tạo ra.
Những mốc cơ bản là: người nói – lúc nói – nơi nói.
Trực chỉ
Các phương tiện thực hiện chức năng trực chỉ

(1) Những đại từ nhân xưng (personal pronouns): (chúng)


tôi,tao, tớ, ta, mày, mi, bay, nó, hắn, y, (mình)…
Ví dụ: Tôi đã gặp hắn.

(2) Những từ chỉ vị trí (locative), từ chỉ trỏ vị trí


(demonstratives: THIS, THAT, HERE, THERE, đây, đó, này, ấy,
kia…) hoặc từ xác định (determiner: THE):
Ví dụ: Đây là đâu? Cái nầy là cái gì? Come (here)/Go (to
there)/Bring (back here)/Take (from here)

(3) Những từ chỉ thời gian (temporal): hiện nay, mai, lần
sau…
Ví dụ: Hiện nay anh ấy làm ở đây với họ.

Ngoài ra, những phương tiện về phạm trù thời cũng mang
nội dung có tính trực chỉ.
Những đặc trưng chung của các
phương tiện trực chỉ
1. Ngay trong nghĩa của nó đã chứa nhân tố người nói.
→ Hệ quả là:
+ Viện đến nhân tố người nói, lấy người nói như là một yếu
tố chi phối các hệ toạ độ: Lấy cái Tôi làm trung tâm.
+ Phương thức xác định quy chiếu của trực chỉ được gọi là
chỉ xuất có tính chủ quan.
Những đặc trưng chung của các
phương tiện trực chỉ
2. Quy chiếu của yếu tố trực chỉ khả biến theo hành động p
hát ngôn. Và nó chỉ được xác định khi gắn với hành động
phát ngôn mà thôi.
→ Hệ quả là:
+ Các phát ngôn chứa yếu tố trực chỉ sẽ không thể có giá
trị chân thực, không có giá trị giao tiếp xác định (nếu không
xác định được quy chiếu cụ thể của nó). Do vậy, các phát
ngôn có yếu tố trực chỉ có nét gần với các "hàm mệnh đề".
+ Chúng ta phải chú ý có những yếu tố về bản chất và
chức năng điển hình thường thấy là trực chỉ. Nhưng trong
những ngữ cảnh nhất định, trong những cách dùng nhất
định, nó không còn gắn với những mốc do hành động phát
ngôn tạo ra. Trong những cách dùng đó, yếu tố trực chỉ
không còn mang tính trực chỉ.
Những đặc trưng chung của các phương tiện trực chỉ
Ví dụ:
(1): Người du mục thích sống nay đây mai đó.
(2): Tôi tư duy là tôi tồn tại.
(3): Bây giờ là một phương tiện thực hiện chức năng trực chỉ trong
tiếng Việt.
(4): Hãy dùng từ "bây giờ" để đặt câu.
Trong các câu (3) và (4), các yếu tố trực chỉ được coi là những yếu
tố siêu ngôn ngữ.
+ Cần phân biệt trực chỉ với những phương tiện ngôn ngữ khác tuy
trong nghĩa của nó có liên quan đến cái tôi người nói, những từ ngữ
lấy cái tôi làm trung tâm nhưng không phải là trực chỉ. Cụ thể là: yếu
tố tình thái gắn với hành động phát ngôn.
Ví dụ:
(5): Nước vối mà cũng uống! → đánh giá
(6): Nó chưa về à? → ngạc nhiên, thắc mắc và chờ đợi câu trả lời
(7): Nó mua những 5 cân táo! → nhấn mạnh
Phân biệt giữa trực chỉ và hồi chỉ
Giống: Cả hai đều phụ thuộc ngữ cảnh
Khác:
Trực chỉ : Gắn với những thực thể, yếu tố nằm ngoài ngôn ngữ
-- Không cần tiền từ
- - Xác định quy chiếu không thông qua quan hệ đồng quy
chiếu mà dựa vào mốc do hành động phát ngôn tạo ra.
-- Không đòi hỏi duy trì tiêu điểm chú ý.
Hồi chỉ: Gắn với ngữ cảnh bên trong diễn ngôn
- Đòi hỏi phải có một tiền từ
- Xác định quy chiếu thông qua quan hệ đồng quy chiếu với tiền
từ
- Đòi hỏi người nói phải duy trì sự chú ý, đặt tiêu điểm chú ý
vào những yếu tố cho trước.
Ví dụ:
Hôm qua tao đi thăm thằng Nam. Nó vẫn khoẻ như trâu. Thế mà mẹ
nó bảo ốm.
Một số hiện tượng tác động đến trực chỉ

3.1. Thông thường (...và bình thường), yếu tố trực chỉ có


quan hệ trực tiếp với đối tượng, với quy chiếu. Nhung,
trong một số trường hợp, mối quan hệ đó mang tính gián
tiếp. Đặc biệt là những yếu tố trực chỉ bị ảnh hưởng từ các
nhân tố ẩn dụ, hoán dụ, bình thường, nó dựa trên mối
quan hệ đẳng cấu giữa các đối tượng.
Ví dụ:
(1): (Chỉ vào bản đồ) – Quân địch đang co cụm ở đây. Chỗ
này là nơi ta ém quân.
→ đẳng cấu giữa bản đồ và thực địa
(2) Cơm này nhà tao chỉ cho lợn ăn.
→ chỉ loại
Một số hiện tượng tác động đến trực chỉ

3.2. Trong nhiều trường hợp, vì những mục đích ngữ dụng
khác nhau, đặc biệt là vì những nguyên nhân như nhập
cảm, đảm bảo lịch sự, thì yếu tố trực chỉ có thể được sử
dụng không tương xứng với đối tượng và bản chất điển
hình của nó.
Ví dụ:
(trong một bài báo): "Chúng ta thấy rằng"... "Chúng tôi cho
rằng"...
→ trực chỉ về ngôi

You might also like