Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Sinh học lớp 10 Bài 9: Trao đổi chất qua

màng sinh chất


I. Khái niệm trao đổi chất ở tế bào

Trao đổi chất ở tế bào thực chất là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế
bào và trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

Có hai hình thức trao đổi chất qua màng: vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ
động.

II. Sự vận chuyển thụ động qua màng sinh chất

1. Sự khuếch tán

Là sự khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất
tan thấp (xuôi chiều gradient nồng độ) và không tiêu tốn năng lượng của tế bào.

Gồm có ba hình thức: khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường và thẩm thấu.
2. Thẩm thấu

Sự khuếch tán các phân tử nước qua màng tế bào gọi là sự thẩm thấu. Tốc độ thẩm
thấu của nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của tế bào.

Áp suất thẩm thấu của tế bào cao hay thấp phụ thuộc vào nồng độ chất tan trong tế
bào. Dựa vào nồng độ chất tan trong dung dịch có dung môi là nước, người ta chia
môi trường bên trong và bên ngoài tế bào thành 3 loại: ưu trương, đẳng trương và
nhược trương.
III. Vận chuyển chủ động qua màng sinh chất

Là kiểu vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ
chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Các phân tử được vận chuyển qua bơm protein, muốn bơm hoạt động, tế bào phải
cung cấp cho nó ATP.

VD: các tế bào thận sử dụng 90% năng lượng để lọc máu và bơm các amino acid
và glucose từ nước tiểu trở lại máu.
IV. Sự nhập bào và xuất bào

Là hình thức vận chuyển các đại phân tử như protein, đường đa, DNA, … không
thể đi qua protein xuyên màng. Tế bào lấy các chất này vào bằng cách thực bào và
xuất bào.

Tế bào lấy vào các phân tử có kích thước lớn, hoặc thậm chí là cả một tế bào nhờ
sự biến dạng màng tế bào, bọc lấy vật cần chuyển và hình thành bóng chứa tách
khỏi màng và di chuyển vào trong.

Là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn, có thể là các sản phẩm tiết,
chất độc hại, chất thải … ra khỏi tế bào. Bóng chứa chất này tiến lại gần màng tế
bào và liên kết với màng tế bào, giải phóng chất ra bên ngoài.
Sinh học lớp 10 Bài 10: Sự chuyển hóa
năng lượng và enzyme
I. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng ở tế bào

1. Các dạng năng lượng trong tế bào

Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật
chất. Năng lượng trong tế bào tồn tại ở 2 dạng: động năng và thế năng.

2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là năng lượng hóa học. Tế bào sử dụng năng
lượng thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và
sinh sản.

3. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào

Nguồn năng lượng phổ biến nhất cho các phản ứng hóa học của tế bào là ATP
(adenosine triphosphate).
Một phân tử ATP được cấu tạo từ 3 thành phần: 1 gốc adenine + 1 gốc đường
ribose + 3 gốc phosphate. Năng lượng dự trữ trong phân tử ATP nằm ở chính liên
kết hóa học giữa các gốc phosphate.

II. Enzyme

1. Khái niệm, cấu trúc và cơ chế hoạt động

Emzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng
làm tăng tốc độ phản ứng trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể, và không
bị biến đổi sau phản ứng.
Hầu hết enzyme được cấu tạo từ protein. Ngoài ra, một số enzyme có thêm
cofactor (ion kim loại hoặc phân tử hữu cơ). Cofactor có thể liên kết tạm thời hoặc
cố định với enzyme.

Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động - vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất (chất
chịu tác động của enzyme) để xúc tác phản ứng diễn ra. Mỗi enzyme chỉ xúc tác
cho một hoặc một nhóm phản ứng hóa học nhất định (tính đặc hiệu).

2. Vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa

Enzyme khiến phản ứng xảy ra dễ dàng hơn trong cơ thể, giảm năng lượng hoạt
hóa cần thiết để một phản ứng xảy ra, nhờ đó tăng tốc độ phản ứng lên nhiều lần.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme

Hoạt tính enzyme là tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme và được đo bằng lượng
cơ chất bị chuyển đổi trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Nồng độ enzyme và cơ chất


Nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất phản ứng tăng,
đến khi biến đổi hết cơ chất.

Nếu lượng enzyme không đổi, tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng sẽ tăng
đến ngưỡng tất cả các enzyme đều hoạt động hết công suất.

b) Độ pH

Mỗi loại enzyme đều có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả, ngoài
khoảng pH này enzyme không hoạt động (bất hoạt) hoặc giảm hoạt tính.
c) Nhiệt độ

Mỗi loại enzyme chỉ hoặc đồng hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Hầu
hết enzyme trong cơ thể đều hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 độ C.

d) Chất điều hòa enzyme

Chất ức chế và chất hoạt hóa ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme. Chất hoạt hóa
liên kết vào enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme. Chất ức chế liên kết vào
enzyme sẽ cản trở enzyme liên kết với cơ chất và làm giảm hoạt tính enzyme.
Sinh học lớp 10 Bài 11: Tổng hợp và phân
giải các chất trong tế bào
I. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào

Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hóa những chất đơn giản thành
những chất phức tạp trong tế bào với sự xúc tác của enzyme.

Tổng hợp có thể chia thành 2 giai đoạn:

(1) Quang tổng hợp, hóa tổng hợp, quang khử

(2) tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho tế bào

1. Quang tổng hợp (quang hợp)

Là quá trình tế bào thực vật, tảo và một số vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học tính lũy trong hợp chất hữu cơ (C6H12O6) và giải
phóng O2 vào khí quyển.
Vai trò:

- Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp khác

- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào

- Điều hòa không khí

Quang hợp diễn ra ở lục lạp, chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối:
2. Hóa tổng hợp và quang khử

Một số vi khuẩn có khả năng tổng hợp glucose thông qua hóa tổng hợp hoặc quang
khử.

a) Hóa tổng hợp:


Là quá trình tế bào chuyển hóa năng lượng từ các phản ứng oxi hóa - khử thành
năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

Hai giai đoạn:

b) Quang khử:

Là quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn nhờ sắc tố quang hợp nằm trên màng tế
bào.

Phương trình tổng quát:

3, Tổng hợp các phân tử lớn trong tế bào

Từ các chất hữu cơ do tế bào tự tổng hợp hoặc lấy từ thức ăn, tế bào sử dụng chúng
để tổng hợp các phân tử lớn giúp xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng.
II. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào

Là quá trình chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản trong tế bào
nhờ sự giúp đỡ của enzyme.

Quá trình này giải phóng ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế
bào.

Tế bào hấp thu và phân giải glucose giải phóng năng lượng theo hai cách:

1. Hô hấp tế bào

Là chuỗi phản ứng oxi hóa - khử trong ti thể, phân giải hợp chất hữu cơ thành CO2
và H2O đồng thời giải phóng năng lượng tích lũy trong ATP.
Phương trình tổng quát:
2. Lên men

Khi trong tế bào không có O 2, pyruvic acid được giữ lại ở tế bào chất và chuyển
hóa thành lactic acid, ethanol hoặc hợp chất khác theo con đường lên men. Lên
men tạo ra ít năng lượng hơn nhiều so với hô hấp.

III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Quá trình tổng hợp sử dụng năng lượng để tạo nên phân tử phức tạp từ các phân tử
đơn

giản và tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải phá vỡ các phân tử phức tạp thành
phân

tử đơn giản để giải phóng năng lượng.


Hai quá trình này trái ngược nhau nhưng lại thống nhất và liên quan mật thiết với
nhau.

Sinh học lớp 10 Bài 12: Thông tin giữa


các tế bào
I. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

Là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào
khác.

Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, giữa các tế
bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài.
Thông tin được truyền rất đa dạng, chủ yếu là tín hiệu hóa học. Tín hiệu có thể là
amino acid,

peptid ngắn, phân tử protein lớn, hormone hay thậm chí là chất khí như NO.

II. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Bao gồm 3 giai đoạn: (1) tiếp nhận tín hiệu; (2) truyền tín hiệu; (3) đáp ứng tín
hiệu nhận được.
Cùng một loại tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau ở các tế
bào khác
nhau của cơ thể.

Các tế bào không chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin để đưa ra đáp ứng mà chúng
còn có

khả năng điều chỉnh mức độ tiếp nhận thông tin cho phù hợp với nhu cầu của tế
bào.

You might also like