Python

You might also like

Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 18

1.

Khởi động trình biên dịch Python:


C:\Users\YourName> py
2. Chạy ví dụ hello
>>> print("Hello")
3. Tắt trình biên dịch Python trở về chế độ Windows prompt
exit()
4. Chạy file mã nguồn *.py
C:\Users\YourName> py Desktop\hello.py
5. IDE cho Python
Sử dụng Thonny IDE cho người mới bắt đầu
6. Cú pháp Python
- Khoảng lùi dòng (indentation) trong Python
- Khoảng lùi dòng rất quan trọng, để cho biết đó là một khối lệnh
- Khoảng lùi dòng trong cùng khối lệnh phải như nhau, có thể là một
hoặc nhiều dấu cách
+ VD:
Sai: if 5>2:
print('5 lon hon 2')
# Không có khoảng lùi dong
Sai: if 5>2:
print('5 lon hon 2')
print('5 lon hon 2')
# Khoảng lùi dòng không đồng nhất
- Biến trong Python
Python không có câu lệnh khai báo biến, mà biến sẽ được tạo khi ta gán
giá trị cho nó, VD: x = 5 (sẽ tạo một biến kiểu số nguyên giá trị 5)
- Chú thích trong Python:
Python sử dụng ký hiệu # để tạo chú thích
Ví dụ:
# Đây là một chú thích
print("Chú thích trong Python")
8. Chú thích (comments) trong Python
- Để giải thích cho mã Python
- Để làm cho code dễ đọc
- Để ngăn thi hành khi test mã nguồn
- Tạo comment:
Sử dụng # chú thích một hoặc nhiều dòng:
#Đây là một chú thích
#Thêm một chú thích nữa
print("Chào mọi người") #Lại một chú thích nữa
Có thể sử dụng ba dấu """ để tạo chú thích nhiều dòng
"""
Đây là một comment
Thêm một comment nữa
Lại một comment nữa
"""
9. Biến trong Python
- Biến được hiểu là một container lưu trữ giá trị của dữ liệu.
- Biến trong Python không có câu lệnh khai báo, mà biến sẽ được tạo ngay khi
ta gán giá trị cho nó
VD:
x = 5
y = "Minh"
print(x)
print(y)
- Biến không cần phải khai báo với bất cứ kiểu dữ liệu cụ thể nào, và ta có
thể thay đổi kiểu của nó khi cần
VD:
x = 4 # x ở đây có kiểu int
x = "Minh" # x ở đây có kiểu str
print(x)
- Gán kiểu dữ liệu cho một biến (Casting): Khi muốn gán một kiểu dữ liệu xác
định cho một biến
VD:
x = str(3) # x sẽ là '3'
y = int(3) # y sẽ là 3
z = float(3) # z sẽ là 3.0

- Lấy kiểu dữ liệu của một biến ta dùng hàm type()


VD:
x = 5
y = "Minh"
print(type(x)) # Kết quả là <class 'int'>
print(type(y)) # Kết quả là <class 'str'>

- Các biến kiểu chuỗi str có thể khai báo bằng cặp nháy đơn hoặc nháy kép
VD:
x = "Minh" #tương đương
x = 'Minh'
- Quy tắc đặt tên biến:
+ Biến bắt đầu bằng ký tự hoặc dấu gạch dưới, không bắt đầu bằng số
+ Biến chỉ có thể chữa các ký tự: A...z, 0...9, và _
+ Tên biến phân biệt chữ hoa và chữ thường
VD:
a = 4
A = "Minh" # A và a là hai biến khác nhau
+ Một số kiểu khai báo biến dễ đọc:
myVariableName = "John"
MyVariableName = "John"
my_variable_name = "John"

- Gán nhiều giá trị cho nhiều biến


+ Gán nhiều giá trị cho nhiều biến trên 1 dòng
VD:
x, y, z = 1, 3, 5
print(x)
print(y)
print(z)
+ Gán 1 giá trị cho nhiều biến
VD:
x = y = z = 1
print(x)
print(y)
print(z)

+ Unpack a Collection: Python cho phép gán các gia trị của một list
hoặc typle vào các biến tương ứng
VD:
myList = [2,4,6]
x, y, z = myList
print(x)
print(y)
print(z)

- Biến toàn cục và cục bộ trong Python: Biến toàn cục được tạo bên ngoài các
hàm và được sử dụng cả bên trong và bên ngoài các hàm; biến cục bộ được tạo và sử
dụng chỉ bên trong hàm
+ Cách định nghĩa một hàm, cách gọi một hàm
+ Tạo một biến toàn cục và sử dụng nó bên trong một hàm
VD:
x = "Minh Chau"
def myfun():
print("Đây là " + x)
myfun()
+ Tạo một biến cục bộ trong một hàm cùng tên với biến toàn cục
VD:
x = "Minh châu"
def myfun():
x = "Minh Ngọc"
print("Đây là " + x) # in ra giá trị biến cục bộ
myfun()
print("Đây là " + x) # in ra giá trị biến toàn cục
+ Tạo một biến toàn cục bên trong một hàm bằng cách sử dụng từ khóa
global
VD:
def myfun():
global x = "Minh Châu"
print("Đây là " + x)
myfun()
print("Đây là " + x)

+ Thay đổi giá trị của một biến toàn cục bên trong một hàm bằng cách sử
dụng từ khóa global để tham chiếu đến biến
VD:
x = "Minh Châu"
def myfun():
global x
x = "Minh Châu B"
print("Đây là " + x)
myfun()
print("Đây là " + x)

10. Các kiểu dữ liệu trong Python:


- Các kiểu dữ liệu mặc định trong Python: str, int, float, complex; list,
tuple, range; dict; set, frozenset; bool; bytes, bytearray, memoryview
- Dùng hàm type() để xác định kiểu dữ liệu của biến
VD:
x = "Xin chào"
print(type(x))
- Trong Python một biến khi được khai báo có thể tự động nhận kiểu dữ liệu
phù hợp, hoặc có thể chủ động gán kiểu dữ liệu cho biến đó
VD:
x = "Xin chào" #Kiểu dữ liệu mà biến x tự động nhận là str
x = str("Xin chào") #Kiểu dữ liệu mà biến x được gán khi khai báo là
kiểu str
11. Kiểu dữ liệu số trong Python
- Có 3 kiểu: int, float, complex
- Có thể chuyển từ một kiểu dữ liệu này sang kiểu khác, dùng các hàm: int(),
float(), complex()
(chú ý: không thể chuyển kiểu số phức sang kiểu khác)
VD:
x = 1 # int
y = 3.5 # float
z = 1j # complex
# Chuyển từ int sang float
a = int(x)
# Chuyển từ kiểu float sang int
b = int(y)
# Chuyển từ kiểu int sang complex
c = complex(x)

print(a)
print(type(a))
print(b)
print(type(b))
print(c)
print(type(c))

- Số ngẫu nhiên trong Python: Python xây dựng một module để tạo số ngẫu nhiên
được gọi là random
+ Import module và tạo số ngẫu nhiên
VD:
import random
print(random.randrange(1,10)) #Tạo và in ra số ngẫu nhiên từ 1
đến 10 (không bao gồm số 10)

12. Tìm hiểu sâu hơn về Casting trong Python: Python sử dụng các class để định
nghĩa các kiểu dữ liệu; để casting kiểu dữ liệu tới một biến ta dùng hàm dựng
(constructor)
- int(): tạo một số nguyên từ một số nguyên, từ một số thập phân (lược bỏ
phần thập phân), hoặc từ một chuỗi biểu diễn một số nguyên
VD:
x = int(1) # x nhận giá trị = 1
y = int(3.5) # y nhận giá trị = 3
z = int("123") # z nhận giá trị = 123
- float(): tạo một số thập phân từ một số nguyên, một số thập phân, hoặc từ
một một chuỗi biểu diễn một số thập phân hoặc số nguyên
VD:
x = float(5) # x nhận giá trị = 5.0
y = float(3.5) # y nhận giá trị = 3.5
z = float("6.789") # z nhận giá trị = 6.789
w = float("6") # w nhận giá trị = 6.0
- str(): tạo một chuỗi từ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, như các chuỗi, các số
nguyên, các số thập phân
VD:
x = str(123) # x = "123"
y = str(45.678) # y = "45.678"
z = str("str789") # z = "str789"

13. Tìm hiểu sâu hơn về kiểu dữ liệu chuỗi str


- Một chuỗi trong Python được bao bởi cặp nháy đơn ('...') hoặc cặp nháy kép
("...")
VD:
'xin chào' tương đương "xin chào"
- Một chuỗi nhiều dòng được bao bởi cặp 3 nháy đơn ('''...''') hoặc kép
("""...""")
VD:
""" Xin chào các bạn
Đây là một chuỗi nhiều dòng"""

- Trong Python, chuỗi được coi là một mảng của các ký tự unicode (Python
không có kiểu dữ liệu ký tự, một ký tự đơn được coi là mảng độ dài 1);
sử dụng cặp dấu ngoặc [] để truy cập đến các phần tử của chuỗi
VD:
a = "Xin chào bạn"
print(a[1]) # a[1] = "i"
- Các duyệt quan các phần tử của một chuỗi bằng hàm for
VD:
x = "obama"
for y in x: print(y)
- Dùng hàm len() để lấy độ dài chuỗi
VD:
x = "obama"
print(len(x))
- Dùng từ khóa in hoặc not in để kiểm tra một ký tự, một chuỗi có thuộc chuỗi
đã cho hay không. Kết quả trả về là true hoặc false
VD:
txt = "obama là cựu tổng thống mỹ"
print("obama" in txt) # kết quả trả về là true
print("minh châu" in txt) # kết quả là false

print("obama" not in txt) # kết quả là false


print("minh châu" not in txt) # kết quả là true
- Cách trích một chuỗi con ra từ một chuỗi
VD:
x = "Xin chào bạn"
print(x[4:9]) # Thứ tự bắt đầu từ 0; kết quả là "chào"
print(x[:3]) # Lấy từ đầu đến ký tự thứ 2 (không bao gồm 3); kết quả
là "Xin"
print(x[4:]) # Lấy từ vị trí 4 đến hết chuỗi; kết quả là "chào bạn"
print(x[-8:-4]) # Dùng chỉ số âm(-) để trích ngược từ cuối chuỗi; kết
quả là "chào"
- Các cách modify chuỗi:
+ Viết hoa cả chuỗi, viết thường cả chuỗi
VD:
a = "Xin chào các bạn"
print(a.upper())
print(a.lower())
+ Loại bỏ khoảng trống 2 đầu chuỗi
VD:
a = " Chúc mừng năm mới "
print(a.strip())
+ Thay thế một chuỗi bằng một chuỗi khác
a = "Chúc mừng năm mới"
print(a.replace("Chúc mừng", "Chào"))
+ Tách chuỗi bằng phương thức split(): trả về danh sách các chuỗi con
dựa trên dấu hiệu tách
VD:
a = "chúc mừng năm mới, sức khỏe, hạnh phúc, thành công"
print(a.split(","))
+ Nối chuỗi bằng toán tử +
VD:
a = "Xin chào"
b = "các bạn"
c = a + b
print(c)
- Kết hợp giữa chuỗi và số: dùng phương thức format().
+ Phương thức format() sẽ truyền các tham số, định dạng chúng, đặt
chúng vào đúng vị trí được quy định bằng cặp {}
VD:
ten = "Minh châu"
tuoi = 15
txt = "Tên tôi là {}. Tuổi của tôi là {}" #quy định vị trí tham
số sẽ được đặt
print(txt.format(ten,tuoi))
+ Có thể dùng các chỉ số để đặt các tham số đúng vị trí
VD:
ten = "Nguyễn Minh Châu"
lop = "7A5"
truong = "FPT"
txt = "Học sinh {2}, học tại lớp {0}, trường {1}"
print(txt.format{lop,truong,ten})

- Ký tự thoát (escape character) = \ky_tu_dac_biet: dùng để chèn một ký tự


đặc biệt vào trong một chuỗi
ky_tu_dac_biet là ký tự bình thường không thể xuất hiện trong một chuỗi, ví
dụ: " , tab đầu dòng, dòng mới...
VD:
txt = "\t Tên thân mật của tôi là \"Tôm\". \n Tên thật là Châu."
print(txt) # Kết quả câu đầu sẽ bị thụt tab đầu dòng, chữ "Tôm", câu 2
xuống dòng mới
- Một số phương thức thao tác với chuỗi:
+ capitalize(), casefold(), center(), count(), encode(), endswith(),
find().... Tìm hiểu thêm

14. Kiểu dữ liệu Booleans: biểu diễn cho 2 trạng thái đúng (True) và sai (False).
- Khi ta so sánh 2 giá trị, biểu thức sẽ được tính toán và Python sẽ trả về 2
câu trả lời lad True hoặc False
VD:
print(10>9) # sẽ trả về True
print(10 == 9) # sẽ trả về False
- Ước lượng các giá trị và các biến bằng hàm bool(). Hàm bool() sẽ trả về giá
trị True hoặc False
VD:
print(bool(100)) # Trả về True
print(bool("Chào bạn")) # Trả về True
print(bool(0)) # Trả về False
Chú ý: Hầu hết các giá trị sẽ được ước định là True, một vài giá trị là False
+ Một chuỗi là True, các chuỗi rỗng là False
+ Số bất kỳ là True, số 0 là False
+ Các list, tuple, set, dictionary là True, nếu rỗng là False
VD:
True: bool("abc"), bool(123) bool(["apple", "cherry", "banana"])
False: bool(False), bool(None), bool(0), bool(""), bool(()),
bool([]), bool({})

15. Các toán tử trong Python


- Toán tử số học: +, - , *, /, %, **, //
VD:
x = 6
y = 3
print(str(x + y) + ", " + str(x-y) + ", " + str(x*y)) #Kết quả: 9, 3,
18

- Các toán tử gán: =, +=, -=, *=, /=, **=, %=, >>=, <<=...
VD:
x = 6
x += 3 # x= x + 3
print(x) # Kết quả 9
- Các toán tử so sánh: ==, !=, >, >=, <, <=
VD:
x = 10
y = 10
print(x == y) #Trả về True
- Các toán tử logic: and, or, not
VD:
x = 5
print( x < 10 and x > 3)
- Các toán tử định danh để so sánh các đối tượng
+ is: Trả về True nếu 2 biến là cùng một tượng
+ is not: Trả về True nếu 2 biến không là cùng đối tượng
VD:
a = ["Minh Châu", "Minh Ngọc"]
b = ["Minh Châu", "Minh ngọc"]
c = a
print( c is a) #Trả về True vì c và a cùng một đối tượng
print( c is b) #Trả về False vì c và b là 2 đối tượng khác nhau, dù
giống nhau về mặt giá trị
- Các toán tử thành viên in và not in: dùng kiểm tra xem một "sequence" có
thuộc một "object" không
VD:
a = ["Minh Châu", "Minh Ngọc"]
print("Minh Châu" in a)
print ("Minh Ngọc" not in a)
- Các toán tử với bit, dùng thao tác với các số nhị phân: &, |, ^, ~, <<, >>

16. Kiểu dữ liệu danh sách List


- Biến kiểu list dùng để lưu nhiểu items và trong một biến = tập hợp
VD:
myList = [3,5,7,9]
print(myList)
- Các items trong danh sách được sắp thứ tự, thứ tự không bị thay đổi, khi
thêm item mới vào list thì nó sẽ được đặt vào cuối danh sách
- Các items trong danh sách có thể thay đổi giá trị, thêm mới, hoặc loại bỏ
khỏi danh sách
- Cho phép lặp lại cá giá trị, các items trong danh sách có thể có giá trị
giống nhau
VD:
myList = [1,3,3,5,1,7]
- Để xác định có bao nhiêu items trong danh sách, sử dụng hàm len()
VD:
myList = ["abc", "123", 555] #Các items trong danh sách có thể là kiểu
dữ liệu bất kỳ
print(len(myList))
- Sử dùng hàm dựng list() để tạo một danh sách
VD:
myList = list(("abc", 23, 19.5, "my")) #Chú ý cặp 2 dấu ngoặc

- Truy xuất tới các items bằng các chỉ số (chỉ số âm là tính từ cuối danh
sách, bắt đầu bằng -1)
VD:
myList = list(("abc", 123, 55.66, "def", "minh chau"))
print(myList[0])
print(myList[-1])

#Trích một danh sách con từ danh sách đã cho


myList2 = myList[1:3]
` print(myList2)

- Kiếm tra một item có thuộc danh sách


VD:
myList = [12, 55, 88, 99, "minh chau"]
if 88 in myList:
print("Yes, 88 nằm trong danh sách!")
- Thay đổi giá trị các Items trong danh sách
VD:
myList = [12, 55, 88, 99, "minh chau"]
myList[0] = "Minh Ngoc" #Thay đổi một item
myList[1:3] = ["abc", "def"] #Thay đổi một khoảng các items
print(myList)
- Thêm các items vào danh sách
+ Sử dụng phương thức append() để thêm vào cuối danh sách
VD:
myList = [12, 55, 88, 99, "minh chau"]
myList.append("678")
print(myList)
+ Sử dụng phương thức insert() để chèn vào vị trí bất kỳ trong sanh
sách
VD:
myList = [12, 55, 88, 99, "minh chau"]
myList.insert(1,"abc")
print(myList)
+ Sử dụng phương thức extend() để nối 2 danh sách
myList1 = [1,3,5,7]
myList2 = [2,4,6,8]
myList1.extend(myList2)
print(myList1)
Chú ý: Phương thức extend() không chỉ nối các danh sách, mà còn
có thể nối tuple,set,dictionary...
VD:
mylist = [1,2,3,4,5]
mytyple = (7,8,9)
mylist.extend(mytyple)
print(mylist)
- Loại bỏ các items khỏi danh sách
+ Loại một item xác định, dùng phương thức remove()
VD:
myList = [1,3,5,7,9]
myList.remove(5) #loại item giá trị 5 khỏi danh sách
print(myList)
+ Loại một item theo chỉ số trong danh sách, dùng phương thức pop()
VD:
` myList = [1,3,5,7,9]
myList.pop(2) #Nếu không xác định chỉ số, sẽ loại item cuối
danh sách
print(myList)
+ Xóa một item hoặc danh sách, sử dụng từ khóa del
VD:
myList = [1,3,5,7,9]
del myList[2] #Xóa một phần tử
print(myList)
del myList #Xóa danh sách
+ Xóa toàn bộ các items trong danh sách (vẫn giữ danh sách)
VD:
myList = [1,3,5,7,9]
mylist.clear()
print(mylist)
- Duyệt danh sách
+ Dùng hàm for
VD:
myList = [1,3,5,7,9]
for x in myList:
print(x)
+ Dùng các hàm range(), len()
VD:
myList = [1,3,5,7,9]
for x in range(len(myList)):
print(my.List[x])
+ Dùng vòng lặp while
myList = [1,3,5,7,9]
while i < len(mylist):
print(mylist[i])
i = i + 1
- List Comprehension: cú pháp ngắn gọn để tạo một danh sách mới dựa trên các
giá trị của một danh sách đã có, không làm thay đổi danh sách cũ
+ Cú pháp:
newlist = [expression for item in iterable if condition == True]

Trong đó: + condition là điều kiện cần thỏa mãn (tùy chọn có hoặc
không)
+ iterable là đối tượng cho phép ta duyệt qua từng phần
tử của nó, như list, set, tuple...
+ expression là item hiện tại (đang duyệt) trong
iterable, hoặc nó cũng có thể là kết quả mà bạn thao tác với item, hoặc có thể là
một điều kiện
VD1:
fruits = ["apple", "banana", "cherry", "kiwi", "mango"]

newlist = [x for x in fruits if 'a' in x]


print(newlist)

VD2:
newlist = [x for x in range(10)]
print(newlist)

VD3:
fruits = ["apple", "banana", "cherry", "kiwi", "mango"]

newlist = [x.upper() for x in fruits]


print(newlist)
VD4:
fruits = ["apple", "banana", "cherry", "kiwi", "mango"]
newlist = [x if x != "banana" else "orange" for x in
fruits]
print(newlist)
- Sắp xếp danh sách: Dùng phương thức sort(), mặc định theo thứ tự abc hay
tăng dần, ngược lại thêm tham số reverse = True hoặc dùng phương thức reverse()
VD1: sắp xếp danh sách theo thứ tự chữ cái abc
mylist = ["Minh", "Thao", "Chau", "Hieu", "Ngoc", "Duong"]
mylist.sort() #Ngược lại mylist.sort(reverse = True) hoặc
mylist.reverse()
print(mylist)
VD2: sắp xếp danh sách theo thứ tự tăng dần
mylist = [1,4,2,9,5,7]
mylist.sort() #Ngược lại mylist.sort(reverse = True) hoặc
mylist.reverse()
print(mylist)
VD3: Hàm sắp xép tùy chọn: sử dụng tham số key = function
def myfunc(n):
return abs(n-50)
mylist = [90, 100, 80, 60, 10, 50]
mylist.sort(key = myfunc)
print(mylist)

- Copy một danh sách


+ Dùng phương thức copy()
VD:
mylist = [,1,3,5,7,9]
newlist = mylist.copy()
print(newlist)
+ Dùng phương thức list()
VD:
mylist = [,1,3,5,7,9]
newlist = list(mylist)
print(newlist)
+ Nếu dùng phép gán newlist = mylist sẽ không tạo ra danh sách mới, mà
chỉ tạo ra một tham chiếu tới danh sách cũ (2 danh sách bản chất là 1)
- Nối 2 chuỗi: dùng toán tử + hoặc phương thức extend()
VD:
list1 = ['a', 'b', 'c']
list2 = [1,3,5]
newlist1 = list1 + list2 #Nối list2 vào cuối list1
print(newlist1)

list2.extend(list1) #Mở rộng list2 bằng các giá trị trong list1
print(list2)
- Các phương thức của danh sách: append(), clear(), copy(), count(),
extend(), index(), insert(), pop(), remove(), reverse(), sort()

17. Kiểu dữ liệu tuple trong Python: giống với list, chỉ khác là các thứ tự và các
giá trị của các item trong nó là không thể thay đổi
- Khai báo một tuple
VD:
mytuple1 = ("abc", 123, "mn", 5.55) #Khai báo tuple
mytuple2 = tuple(("abc", 333, True, "mp3")) #Khai báo tuple bằng phương
thức tuple()
mytuple3 = ("abc",) #Khai báo tuple 1 phần tử
cần có đấu , nếu không sẽ thành kiểu str
print(mytuple1)
print(len(mytuple2))
print(type(mytuple3))
- Truy xuất các items trong tuple
VD:
mytuple = ("abc", 123, 5.55, "Minh chau")
print(mytuple[1])
print(mytuple[-1])
print(mytuple[1:3])

#Kiểm tra item có thuộc tuple


if "abc" in mytuple:
print("abc nằm trong mytuple.")
- Cập nhật, thêm, bớt giá trị cho tuple: một tuple được tạo mặc định là không
thể thay đổi giá trị, không thể thêm, bớt giá trị.
Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách chuyển tuple thành
list, thao tác trên list, sau đó lại chuyển list thành typle
VD:
mytuple = tuple(("abc", "def", "ghk", 666, 777, 999)) #Khai báo một
tuple
mylist = list(mytuple) #Chuyển tuple qua list
mylist[0] = 111 #Thay đổi giá trị trong
list
mylist.append("aaa") #Thêm vào cuối list một
phần tử
mylist.remove(777) #Xóa phần tử 777 trong
list
mytuple = tuple(mylist) #Chuyển list qua tuple
print(mytuple) #In ra tuple
- Cộng 2 tuple: dùng toán tử +
VD:
mytuple1 = tuple((1,3,5,7))
mytuple2 = (2,4,6,8)
mytuple1 += mytuple2
print(mytuple1)
- Xóa tuple: dùng từ khóa del
VD:
mytuple = (1,2,3,5)
del mytuple

18. Kiểu dữ liệu tập hợp set: là một tập các items không có thứ tự, không thay đổi
giá trị item (có thể thêm mới hoặc loại bỏ item), không được đánh chỉ mục, các giá
trị không trùng lặp
- Khai báo một tập hợp
VD1:
myset = {1, 3, 5, 7, 9}
print(myset) #Các số trong tập hợp sẽ hiển thị ngẫu nhiên (vì
không có thứ tự)
VD2:
myset = set((123, 567, 324, "Abc", True))
print(myste)
- Truy xuất các mục trong tập hợp
VD:
myset = set((123, 567, 324, "Abc", True))
for x in myset:
print(x)
- Thêm mới vào tập hợp
+ Thêm một mục vào set dùng phương thức add
VD:
myset = {1,3,5,7}
myset.add(9)
print(myset)
+ Gộp các items trong 2 tập hợp, dùng phương thức update(). Có thể áp
dụng với list, tuple, dictionaries
VD:
myset1 = {1,3,5,7,9}
myset2 = {2,4,6,8}
myset1.update(myset2)
print(myset1)
mylist = [22,33,44]
myset1.update(mylist)
print(myset1)

- Loại bỏ các items khỏi tập hợp,


+ Loại bỏ 1 item, sử dụng phương thức remove(), hoặc discard()
VD:
myset = {1, 3, 5, 7, 9}
myset.remove(5)
myset.discard(9)
print(myset)
+ Lấy ra một phần tử của tập hợp dùng phương thức pop(), sẽ lấy phàn tử
cuối cùng nhưng vì set không được sắp thứ tự nên không biết chính xác phần tử đó
VD:
myset = {1, 3, 5, 7, 9}
myset.pop()
print(myset)
+ Xóa hết các items trong danh sách, dùng phương thứu clear()
VD:
myset = {1, 3, 5, 7, 9}
myset.clear()
print(myset)
+ Xóa hoàn toàn một tập hợp, sử dụng phương thức del
VD:
myset = {1, 3, 5, 7, 9}
del myset
print(myset) #Báo lỗi vì tập hợp đã bị xóa hoàn toàn
- Duyệt qua các items của tập hợp
VD:
myset = {1, 3, 5, 7, 9}
for x in myset:
print(x)
- Kết nối 2 tập hợp, dùng phương thức union() hoặc update()
VD1:
set1 = {1,3,5,7}
set2 = {2,4,6,8}
set3 = set1.union(set2) #Trả về một set mới gồm tất cả các items thuộc
set1 và set2
print(set3)
VD2:
set1 = {'a','b',5,7}
set2 = {'c','d',6,8}
set1.update(set2)
print(set1)
Chú ý: Các giá trị trùng lặp trong 2 tập hợp sẽ chỉ giữ lại một giá trị

- Phương thức intersection_uodate(): Chỉ giữ lại những giá trị trùng lặp
trong 2 tập hợp
VD:
x = {1,3,5,7,9}
y = {2,3,5,6,8}
x.intersection_update(y)
print(x)
- Phương thức intersection(): Tạo ra set mới chỉ chứa các items giống nhau ở
2 set
VD:
x = {1,3,5,7,9}
y = {2,3,5,6,8}
z = x.intersection(y)
print(z)
- Phương thức symmetric_difference_update() giữ lại tất cả, trừ các giá trị
lặp ở 2 set
VD:
x = {1,3,5,7,9}
y = {2,3,5,6,8}
x.symmetric_difference_update(y)
print(x)
- Phương thức symmetric_difference(), tạo ra tập mới chứa tất cả các phần tử,
trừ các phần tử lặp ở 2 tập
VD:
x = {1,3,5,7,9}
y = {2,3,5,6,8}
z = x.symmetric_difference(y)
print(z)
- Các phương thức của tập hợp: add(), clear(), copy(), differencr()....

19. Kiểu dữ liệu từ điển Dictionaries: được sử dụng để lưu các giá trị theo khóa
(cặp giá trị); là tập hợp có thứ tự, có thay đổi, không trùng lặp
- Khai báo một dictionary:
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
print(mydict)
print(len(mydict))
print(type(mydict))
- Truy xuất các items trong dictionary
+ Truy xuất đến item bằng tên khóa tưng ứng
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
print(mydict["model"])

+ Truy xuất quan phương thức get()


VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
print(mydict.get("model"))
- Phương thức keys() / values() trả về một danh sách tất cả các khóa / (các
giá trị) của dictionary
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
x = mydict.keys()
print(x)
y = mydict.values()
print(y)
- Phương thức items() trả về một danh sách các cặp khóa và giá trị
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
x = mydict.items()
print(x)
- Kiểm tra Key có tồn tại trong dictionaty
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
if "model" in mydict:
print("'model' : key có trong mydict")
- Thay đổi giá trị của một item trong dictionary bằng cách tham chiếu đến tên
khóa
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict["năm sx"] = 2022
print(mydict)
- Cập nhật giá trị cho items trong dictionary bằng phương thức update() với
tham số ở dạng cặp khóa / giá trị
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict.update({"hãng sx": "Toyota"})
print(mydict)
- Thêm mới item vào dictionary
+ Bằng cách tạo key mới và gán giá trị cho nó
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict["Trọng lượng"] = "2kg"
print(mydict)
+ Dùng phương thức update() để thêm item mới vào dictionary với tham số
dạng cặp (khóa/giá trị)
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict.update({"Trọng lượng":"2kg"})
print(mydict)
- Xóa các items trong dictionary
+ Dùng phương thức pop()
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict.pop("colors")
print(mydict)
+ Dùng phương thức popitem(), loại bỏ mục cuối cùng được chèn vào
dictionary
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict.popitem()
print(mydict)
+ Dùng từ khóa del để xóa một item với tên khóa cụ thể, hoặc có thể xóa
dictionary
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
del mydict["colors"]
print(mydict)
del mydict #Xóa hoàn toàn, mydict không còn tồn tại
+ Dùng phương thức clear() để xóa toàn bộ các phần tử trong dictionary,
mydict vẫn con
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
mydict.clear()
print(mydict)

- Duyệt qua từ điển


+ Duyệt qua các keys, duyệt qua các values, duyệt qua các cặp key/value
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}

for x in mydict.keys()
print(x)

for y in mydict.values():
print(y)

for x,y in mydict.items():


print(x,y)
- Copy từ điển: dùng phương thức copy() hoặc hàm dict()
VD:
mydict = {
"hãng sx" : "Dell",
"model" : "Latitude 5470",
"năm sx" : 2020,
"colors": ["red", "white", "blue"]
}
dict1 = mydict.copy()
print(dict1)
dict2 = dict(mydict)
print(dict2)
- Các dictionary lồng nhau:
VD:
child1 = {
"name" : "Emil",
"year" : 2004
}
child2 = {
"name" : "Tobias",
"year" : 2007
}
child3 = {
"name" : "Linus",
"year" : 2011
}

myfamily = {
"child1" : child1,
"child2" : child2,
"child3" : child3
}
- Các phương thức của dictionary: clear(), copy(), fromkeys(), get(), pop(),
items(), keys()...

20. Câu lệnh điều kiện If...Else (Elif)


VD1:
x = 100
y = 200
if x < y:
print("x nhỏ hơn y")
VD2:
x = 100
y = 200
if x > y:
print("x lớn hơn y")
else
print("x nhỏ hơn hoặc bằng y")
VD:
x = 100
y = 200
if x > y:
print("x lớn hơn y")
elif x == y:
print("x bằng y")
else
print("x nhỏ hơn y")

21. Vòng lặp While: sẽ thi hành các câu lệnh miễn là điều kiện được kiểm tra là
True
VD:
x = 1
while x < 10:
print(x)
x +=1
- Câu lệnh break trong while
VD:
x = 1
while i < 10:
print(x)
if i == 5: break #khi i nhận giá trị 5 thì câu lệnh break được
thực thi, sẽ thoát hoàn toàn khỏi vòng lặp
i +=1
- Câu lệnh continue trong while
VD:
x = 0
while i < 10:
i += 1
if i == 5: continue #khi i nhận giá trị 5 thì câu lệnh continue
được thực thi, câu lệnh phía sau bị bỏ qua, tiếp tục vòng lặp mới
print(x)
- Câu lệnh while .. else : chỉ thực thi 1 lần khi điều kiện ở vòng lặp while
là false
x = 1
while x < 10:
print(x)
x += 1
else:
print("x không nhỏ hơn 10")

22. Vòng lặp for trong Python:


- Dùng để lặp tuần tự qua một list, typle, dictionary, set, string
VD:
fruits = ["apple", "banana", "cherry"]
for x in fruits:
print(x)
- Câu lệnh break, continue trong vòng lặp for, tương tự như trong vòng lặp
while
VD:
fruits = ["apple", "banana", "cherry"]
for x in fruits:
if x = "banana": break #Thoát hoàn toàn khỏi vòng lặp
#continue sẽ bỏ qua vòng lặp hiện tại và
bắt đầu vòng lặp mới
print(x)
- Câu lệnh range() trong vòng lặp for
VD1:
for i in range(6):
print(i) # lặp 6 lần, bước lặp là 1, bắt đầu từ 0 (i =
0,1,2,3,4,5)
VD2:
for i in range(2,6):
print(i) # lặp từ 4 lần, bước lặp là 1, bắt đầu từ 2 (i = 2,3,4,5
không bao gồm 6)
VD3:
for i in range(2,30,3):
print(i) # lặp trog khoảng (2,30), bước lặp là 3, bắt đầu từ 2 (i
= 2,5,8,11)
- Câu lệnh Else trong vòng lặp for
VD:
for x in range(10):
print(x)
else:
print("Đã hết vòng lặp")
- Vòng for lồng nhau
VD:
adj = ["red", "small", "tasty"]
fruits = ["apple", "orange", "graph"]
for x in adj:
for y in fruits:
print(x,y)

23: Hàm trong Python: Hàm là một khối lệnh chỉ được thực thi khi được gọi; có thể
truyền các tham số vào hàm; hàm có thể trả về một dữ liệu kết quả
- Cách khai báo một hàm sử dụng từ khóa def, cách gọi hàm
VD:
def myfunction():
print("Cách tạo một hàm trong Python")
myfunction() #Gọi thực thi hàm

You might also like