Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN
BÌNH ĐIỀN
GVHD: DƯƠNG DIỄM KIỀU

LỚP: 17CFB01

SVTH: ĐỖ HOÀNG AN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 09 THÁNG 04 NĂM 2023


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.....................................1
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.............................................3
I. Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền............3
1. Phân tích biến động tài sản........................................................................................3
2. Phân tích cơ cấu tài sản.............................................................................................8
3. Phân tích biến động nguồn vốn...............................................................................10
4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn....................................................................................14
II. Phân tích biến động bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần Phân bón Bình Điền............................................................................................15
1. Phân tích biến động doanh thu................................................................................15
2. Phân tích kết cấu doanh thu.....................................................................................17
3. Phân tích biến động chi phí.....................................................................................18
4. Phân tích kết cấu chi phí.........................................................................................20
5. Lợi nhuận của công ty.............................................................................................21
III. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ......................................................................22
1. Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh......................................................................22
2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.......................................................................23
3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính...................................................................24
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ DOANH NGHIỆP........................................25
I. Phân tích khả năng thang toán...................................................................................25
1. Phân tích chung về khả năng thanh toán.................................................................25
2. Phân tích khả năng thanh toán tổng quát của công ty.............................................25
3. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời của công ty..............................................26
4. Phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty..................................................26
5. Phân tích khả năng thanh toán tức thời của công ty................................................26
II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh..............................................................27
1. Phân tích chung về hoạt động sản xuất kinh doanh................................................27
2. Phân tích các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh........................................28
III. Phân tích đòn bẩy tài chính.....................................................................................29
IV. Phân tích khả năng sinh lời.....................................................................................30
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG.................................................................32
I. Vốn lưu động thường xuyên........................................................................................32
II. Nhu cầu vốn lưu động...............................................................................................32
III. Phân tích nhu cầu vốn bằng tiền.............................................................................34
PHỤ LỤC................................................................................................................................36
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
I. Giới thiệu tổng quan
Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản xuất
chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam về phân hỗn hợp NPK. Đặc biệt ở khu vực Miền
Nam, vựa lương thực chính của cả nước, Công ty luôn đứng đầu về sản lượng sản xuất
cũng như doanh số phân NPK.

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền


Tên viết tắt: BFC
Trụ sở: C12/21 Quốc lộ 1A – Xã Tân Kiên – Huyện Bình Chánh- Tp. Hồ
Chí Minh
Website: http://binhdien.com/
Mã số thuế: 0302957717
II. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được hình thành từ những năm 1973 với tên gọi
là Công ty Phân bón Thành Tài Thataco. Sau giải phóng Miền Nam 1975, Thataco được
chuyển cho Nhà nước và năm 1976 được đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền
II, trực thuộc Công ty Phân bón Miền Nam.
Ngày 06/05/2003, Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II chuyển đổi thành Công ty Phân bón
Bình Điền, trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt
Nam).
Ngày 25/01/2011, Công ty được cổ phần hóa và có tên gọi Công ty Cổ phần Phân bón
Bình Điền. Ngày 07/10/2015, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chính thức tham
gia niêm yết cổ phiếu tại Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) với mã
chứng khoán là BFC.

III. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh


1
- Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, vi lượng và các chất điều hòa
tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống
cây trồng và các loại nông sản..
- Nghiên cứu sản xuất các loại phân bón
- Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước.
- Kinh doanh bất động sản, địa ốc,...
IV. Danh sách các công ty con

STT Tên công ty Tỷ lệ sở hữu VĐL thực góp Ngành nghề kinh doanh
(triệu đồng) chính
1 CTCP Bình Điền 51% 59.020 Sản xuất và thương mại
Lâm Đồng phân bón
2 CTCP Bình Điền Quảng Trị 51% 30.000 Sản xuất và thương mại
phân bón
3 CTCP Bình Điền Mekong 51% 30.000 Sản xuất và thương mại
phân bón
4 CT TNHH MTV Thể Thao 100% 5.000 Quảng cáo và thể thao
Bình Điền Long An
5 CTCP Bình Điền Ninh 51% 100.000 Sản xuất và thương mại
Bình phân bón

2
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền
1. Phân tích biến động tài sản
a. Giai đoạn 2020 – 2021

3
Tổng tài sản của công ty năm 2021 tăng 797,385 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
26% so với năm 2020. Mà chủ yếu là do tài sản ngắn hạn điều này cho thấy công
ty mở rộng quy mô sản xuất, hoạt dộng kinh doanh tăng lên.
Tài sản ngắn hạn năm 2021 so với năm 2020 tăng 835,222 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ 38%. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng cho thấy tài sản lưu động công ty tăng
do đó tính thanh khoản trong doanh nghiệp tăng. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng
do các nhân tố sau:
 Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2021 giảm so với năm 2020
175,617 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 42%, việc giảm tiền này có thể do
công ty dùng tiền để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần xem
xét lại thời hạn của các khoản thanh toán. Nếu công ty vẫn đảm bảo được khả
năng thanh toán thì việc giảm tiền này sẽ tăng khả năng sinh lời cho công ty.
 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của năm 2021 tăng 3000 tỷ đồng so với
năm 2020 tương ứng với tỷ lệ 0%. Cho thấy công ty bắt đầu mở rộng đầu tư tài
chính, cần quản lý chặt chẽ các khoản đầu tư để tăng cường khả năng tạo ra lợi
nhuận.
 Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2021 giảm 337,736 tỷ đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 59% so với năm 2020, điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của công
ty khá tốt
 Hàng tồn kho trong năm 2021 tăng lên so với năm 2020 1,350,329 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 114%. Điều này cho thấy Công ty đang có lượng hàng
hóa nhiều, đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu của thị trường. Đối với các Công
ty kinh doanh các sản phẩm theo mùa vụ, có thể đây là thời điểm tích lũy hàng
tồn kho để bán vào những thời điểm trong năm như lễ, tết,.... Tuy nhiên, điều
này cũng có thể trường hợp là Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, và
nghiên cứu thị trường chưa đúng, do đó, đã mua quá nhiều hàng tồn kho, dẫn
đến nhu cầu ít, và không tiêu thụ được sản phẩm, từ đó tồn đọng quá nhiều hàng

4
hóa. Việc này sẽ dẫn đến vốn lưu động bị tồn đọng quá nhiều, và rất nguy hiểm,
nếu đó là những mặt hàng có thời hạn ngắn.
 Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2021 giảm 4.754 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 13% so với năm 2020

Tài sản dài hạn của công ty năm 2021 so với năm 2020 giảm 37,837 tỷ đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 4%. Tài sản dài hạn giảm chủ yếu cho các nguyên nhân sau:
 Các khoản phải thu dài hạn của năm 2021 so với năm 2020 giảm 3,344 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 89%. Đây là dấu hiệu tốt vì công ty đã thực hiện tốt
việc thu hồi nợ
 Tài sản cố định của năm 2021 giảm 9,414 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1%
so với năm 2020. Đây có thể là do công ty thực hiện việc trích khấu hao, nên
việc tài sản cố định (hữu hình, vô hình) là hoàn toàn bình thường. Hoặc cũng có
thể là là do việc nâng cấp dây chuyền sản xuất cũ để đáp ứng nhu cầu về tăng
chất lượng sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh. Đây là động thái đầu tư đúng đắn
của công ty trong bối cạnh thị trường ngày càng cạnh tranh và chất lượng sản
phẩm của công ty bị suy giảm.
 Tài sản dở dang dài hạn của năm 2021 so với năm 2020 giảm 26,956 tỷ đồng
tương ứng tỷ lệ giảm 46%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã hoàn thành việc
đầu tư vào các tài sản dở của các năm trước. Đây là dấu hiệu tốt
 Tổng tài sản dài hạn khác năm 2021 giảm 1,040 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm
6% so với năm 2020
b. Giai đoạn 2021 – 2022

Tổng tài sản của công ty năm 2022 tăng 434,479 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 11% so với năm 2021. Mà chủ yếu là do tài sản ngắn hạn và các khoản
phải thu ngắn hạn tăng, điều này cho thấy công ty mở rộng quy mô sản xuất,
hoạt dộng kinh doanh tăng lên.

5
Tài sản ngắn hạn năm 2022 so với năm 2021 tăng 441,913 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ 15%. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng cho thấy tài sản lưu động công ty tăng
do đó tính thanh khoản trong doanh nghiệp tăng. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng
do các nhân tố sau:
 Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2022 tăng mạnh so với năm
2021 297,110 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 122%, điều này thể hiện Công ty
đang có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao, sẵn sàng trước những biến cố
có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này cũng có thể thể hiện, Công ty đang trong giai
6
đoạn bão hòa của thị trường, tốc độ phát triển chậm xuống, không có kế hoạch
mở rộng sản xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm các sản phẩm khác.
 Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn của năm 2022 không thay đổi với năm
2021 tương ứng với tỷ lệ 0%.
 Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2022 tăng 335,365 tỷ đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng 145% so với năm 2021, điều này thể hiện khả năng Công ty đang bán
được nhiều hàng hóa sản phẩm, đang có sức tăng trưởng tốt về doanh thu và có
thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên Công ty có thể đang bị chiếm dụng vốn từ
các khách hàng, có thể việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã phải đưa ra
các chính sách Kéo dài thời gian thu hồi công nợ với các đối tác. Điều này có
thể dẫn đến Công ty sẽ chậm thu hồi được nguồn tiền, cũng như dễ xảy ra các
khoản công nợ khó có khả năng thu hồi.
 Hàng tồn kho trong năm 2022 giảm so với năm 2021 201,232 tỷ đồng tương ứng
với tỷ lệ giảm 8%. Cho thấy rằng hàng hóa, nguyên vật liệu được doanh nghiệp
bán nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là công ty sẽ ít rủi
ro hơn. Tuy nhiên, lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị
trường tăng đột ngột thì rất có khả năng công ty bị mất khách hàng và bị đối thủ
cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các
khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ.
 Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2022 tăng 10,669 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 33% so với năm 2021

Tài sản dài hạn của công ty năm 2022 so với năm 2021 giảm 7,416 tỷ đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 1%. Tài sản dài hạn giảm chủ yếu cho các nguyên nhân sau:
 Các khoản phải thu dài hạn của năm 2022 so với năm 2021 tăng 20 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 5%. Điều đó cho thấy, trong năm công ty nới lỏng
chính sách bán hàng nhằm duy trì khách hàng cũ và mở rộng thêm nhiều khách
hàng mới, từ đó dẫn tới nợ phải thu khách hàng tăng lên.
7
 Tài sản cố định của năm 2022 giảm 4,724 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1%
so với năm 2021. Đây có thể là do công ty giảm đi của TSCĐ do nhu cầu sử
dụng phục vụ sản xuất kinh doanh với tài sản ấy không còn thì sẽ thực hiện bán,
hoặc do TSCĐ hỏng không dùng được nữa nên thanh lý, hoặc tài sản cố định đó
được dùng vào việc góp vốn kinh doanh với đơn vị khác…
 Tài sản dở dang dài hạn của năm 2022 so với năm 2021 tăng 548 tỷ đồng tương
ứng tỷ lệ tăng 2%. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa hoàn thành việc đầu tư
vào các tài sản dở của các năm trước.
 Tổng tài sản dài hạn khác năm 2022 giảm 2,895 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm
18% so với năm 2021
2. Phân tích cơ cấu tài sản
Qua số liệu tính toán của bảng bên dưới chúng ta thấy:
Tỷ trọng TSNH/tổng Tài sản của công ty của 3 năm lần lượt là 72%, 79%, 81%, đây
là tỉ lệ quá cao đối với doanh nghiệp sản xuất. Tuy tài sản ngắn hạn trong năm
2021-2022 tăng nhưng xét về quy mô, cơ cấu tài sản của công ty lại giảm so với
giai đoạn 2020-2021
 Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản năm 2021 so với
năm 2020 giảm 7% tương đương với tỷ lệ giảm 54% chứng tỏ công ty dự trữ
quá nhiều tiền, đây có thể xem là quá lãng phí đối với nguồn vốn. Cũng bởi tiền
trong cơ cấu tài sản đang dự trữ nên sẽ không thể tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhiều để tăng lợi nhuận lẫn doanh thu cho công ty.
Tuy nhiên, giai đoạn 2021 – 2022 tỷ trọng đã tăng lên 6% cho thấy công ty có
khả năng thanh toán rất tốt.

8
 Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản trong giai đoạn 2020 – 2021 tăng lên
27%. Điều này cho thấy vốn của công ty đang bị ứ đọng, công ty quản lý vốn
chưa tốt, điều đó thể hiện ở doanh thu của năm 2021 thấp hơn năm 2020.
Tuy nhiên giai đoạn 2021 – 2022 lượng hàng tồn kho đã giảm đi 11%, điều này
chứng tỏ công ty đã cố gắng cải thiện việc bán hàng, mặc dù sẽ ít rủi ro hơn
nhưng lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng
đột ngột thì rất có khả năng công ty bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh
giành thị phần.
 Tỷ trọng Các khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản trong giai đoạn 2020 –
2021 giảm đi 13%, điều này thể hiện khả năng Công ty đang bị khách hàng

9
chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi vốn của công ty chưa tốt. Thế nhưng đến giai
đoạn năm 2022 tăng 7% so với năm 2021 điều này thể hiện khả năng Công ty
đang bán được nhiều hàng hóa sản phẩm, đang có sức tăng trưởng tốt về doanh
thu và có thêm nhiều khách hàng.
Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản trong 3 năm chiếm tỷ lệ thấp lần lượt
28%, 21%, 19% là mà chủ yếu là tài sản cố định.
3. Phân tích biến động nguồn vốn
a. Giai đoạn 2020 – 2021

Tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2021 tăng 797,385 tỷ đồng so với năm 2020
tương ứng với tỷ lệ tăng 26%, chủ yếu là do Nợ phải trả tăng và nguồn VCSH tăng:

10
- Nợ phải trả: trong năm 2021 tăng 642,664 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35% so
với năm 2020. Chủ yếu là do Nợ ngắn hạn tăng 706,475 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 41%, việc tăng nợ ngắn hạn để bổ sung vốn kinh doanh cho công ty đồng thời
làm tăng áp lực trả lãi cho công ty.
 Phải trả người bán tăng 287,913 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 84%. Chi phí phải trả
ngắn hạn tăng 313,673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 30%, khi nợ ngắn hạn tăng
thể hiện nợ ngắn hạn phải trả nhà cung cấp tăng: Thể hiện uy tín và mối quan hệ
của doanh nghiệp đối với các đối tác tốt.
 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng tăng 11,019 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 9%, Các khoản thuế nộp dựa vào doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Phải trả người lao động tăng 19,179 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 32%. Mặt khác
quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ tăng 11,520 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ tăng 76% lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác
khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng,
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
 Người mua trả tiền trước tăng 46,394 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 119%, điều
này thể hiện khả năng bán hàng tốt, ghi nhận doanh thu, lợi nhuận trong tương lai
gần.
 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 313,673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng
30%, mức tăng của vay và nợ thuê tài tương đương với doanh thu, giá vốn, biểu
hiện của sự mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư kinh doanh mới. Tuy nhiên, nếu
mức tăng không được kiểm soát về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của
doanh nghiệp.
 Nếu các khoản nợ này là hợp pháp, làm tăng khả năng chiếm dụng vốn của công
ty thì đây là ưu điểm công ty cần phát huy, tuy nhiên công ty cần chú ý, không
nên để phát sinh những khoản nợ không hợp pháp vì điều này sẽ ảnh hưởng đến
uy tín của công ty

11
- Vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng so với năm 2020 tăng 154,721 tỷ đồng tương ứng
với tỷ lệ 13%. Việc tăng VCSH làm tăng vốn cho công ty mở rộng sản xuất kinh
doanh đồng thời tăng khả năng độc lập về tài chính cho công ty
b. Giai đoạn 2021 – 2022

Tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2022 tăng 434,497 tỷ đồng so với năm 2021
tương ứng với tỷ lệ tăng 11%, chủ yếu là do Nợ phải trả tăng:
- Nợ phải trả: trong năm 2022 tăng 444,969 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18% so
với năm 2021. Chủ yếu là do Nợ ngắn hạn tăng 474,234 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 19%, việc tăng nợ ngắn hạn để bổ sung vốn kinh doanh cho công ty đồng thời
làm tăng áp lực trả lãi cho công ty.
 Phải trả người bán giảm 121,245 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 19%. Chi phí phải
trả ngắn hạn giảm 13,514 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 15%, khi nợ ngắn hạn

12
giảm thể hiện nợ ngắn hạn phải trả nhà cung cấp giảm: Điều này cho thấy lòng tin
của công ty với đối tác chưa thực sự cao, do vậy cần bắt buộc thanh toán sớm các
khoản phí giao dịch.
 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng giảm 6,071 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ
giảm 4%, cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không tốt, giảm
sút dẫn đến giảm các khoản thuế phí phải đóng.
 Phải trả người lao động giảm 15,506 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 20%. Cho thấy
doanh nghiệp đang trong quá trình thắt chặt và giảm quy mô sản xuất, giảm năng
suất, khối lượng hàng hóa trong kỳ. Mặt khác quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được
trích từ tăng 23,242 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 87% lợi nhuận sau thuế
TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích
vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của người lao động.
 Người mua trả tiền trước giảm 71,610 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 84%
 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 682,832 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 30%,
mức tăng của vay và nợ thuê tài tương đương với doanh thu, giá vốn, biểu hiện của
sự mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư kinh doanh mới. Tuy nhiên, nếu mức tăng
không được kiểm soát về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp.
 Nếu các khoản nợ này là hợp pháp, làm tăng khả năng chiếm dụng vốn của công ty
thì đây là ưu điểm công ty cần phát huy, tuy nhiên công ty cần chú ý, không nên để
phát sinh những khoản nợ không hợp pháp vì điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
công ty
- Vốn chủ sở hữu năm 2022 giảm so với năm 2021 10,472 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 1%. Vốn chủ sở hữu giảm thì đồng nghĩa với việc nguồn tài trợ cho doanh
nghiệp bị giảm, quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp lại, lợi nhuận thấp hoặc lỗ.

13
4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Căn cứ vào kết quả bên dưới ta thấy: Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm biến đổi
không nhiều, cụ thể là:

- Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn trong 3 năm lần lượt là 61%, 65%, 68%. Qua
số liệu này có thể thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu là các khoản nợ phải trả hay nói
cách khác là công ty đã huy động từ bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh là
chính. Do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài dẫn đến rủi ro tài chính rất cao.
Mặc dù sử dụng vay vốn sẽ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn nhưng đồng thời cũng
tăng áp lực trả lãi cũng như hiệu quả kinh doanh sẽ không được cao vì lợi nhuận công ty
sẽ dùng nhiều vào việc trả nợ. Trong đó:
 Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn trong 3 năm chiếm lần lượt là 57%, 63%,
68%. Điều này một lần nữa khẳng định rằng rủi ro tài chính của công ty là rất cao vì
phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.
 Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn trong 3 năm chiếm lần lượt là 4%, 1% và
xấp xỉ 0%. Tỷ trọng này là quá thấp.

14
- Tỷ trọng VCSH trên tổng nguồn vốn của công ty lần lượt trong 3 năm là 39%, 35%,
32%. Tình trạng vốn chủ sở hữu giảm sẽ cho thấy hiện trạng và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đang không hiệu quả. Điều này chứng tỏ công ty không chủ
động về tài chính.
 Kết luận: Qua phân tích bảng CĐKT
Trong giai đoạn 2020 – 2021 ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng
chủ yếu là do hàng tồn kho, các khoản đầu tư ngăn hạn, tài sản cố định tăng và được
bổ sung từ nguồn VCSH và vốn vay. Việc mở rộng vốn này là để mở rộng sản xuất
kinh doanh như vậy sẽ đem lại cơ hội cho công ty làm tăng khả năng sinh lời trong
tương lai nếu công ty quản lý và tiêu thụ hàng hóa tốt, tuy nhiên công ty cũng nên chú
ý quản lý tốt các khoản đầu tư tài chính và giảm thiểu hàng tồn kho để tăng hiệu quả
sử dụng vốn.
Nhưng trong giai đoạn 2021 – 2022 ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty
tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn
tăng và được bổ sung vốn từ vốn vay. Việc mở rộng vốn này là để mở rộng sản xuất
kinh doanh như vậy sẽ đem lại cơ hội cho công ty làm tăng khả năng sinh lời trong
tương lai nhưng đồng thời cũng tăng áp lực trả lãi cho công ty.
II. Phân tích biến động bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Phân bón Bình Điền
1. Phân tích biến động doanh thu
a. Doanh thu năm 2020 so với năm 2021
- Doanh thu hoạt động kinh doanh giảm 2,639,820 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 47%. Đây là dấu hiệu không tốt của hoạt động kinh doanh chính của công
ty
- Doanh thu thuần giảm 2,675,596 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 49,38%, tỷ
lệ của doanh thu thuần giảm nhiều hơn so với doanh thu hoạt động là do các
khoản giảm trừ doanh thu của năm 2021 tăng so với năm 2020 là 35,775 tỷ
đồng. Công ty cần xem xét lí do và tìm biện pháp để khắc phục
15
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng 3 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 0.04%. Việc
phát sinh doanh thu hoạt động tài chính sẽ làm tăng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
- Thu nhập khác năm 2021 giảm 499 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 13,42%

b. Doanh thu năm 2021 so với năm 2022


- Doanh thu hoạt động kinh doanh tăng 5,824,677 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
202%, chứng tỏ công ty làm ăn có lãi, việc kinh doanh đã cải thiện hơn
- Doanh thu thuần tăng 5,838,561 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 213%, doanh
thu thuần tăng nhiều hơn doanh thu hoạt động kinh doanh là do công ty đã điều
chỉnh lại các khoản giảm trừ doanh thu để cải thiện lại doanh thu của năm 2022
so với năm 2021 giảm 13,884 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10%.
- Doanh thu hoạt động tài chính tăng 6,702 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 93%, Việc
phát sinh doanh thu hoạt động tài chính sẽ làm tăng doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, do đó nó là yếu tố làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
16
- Thu nhập khác năm 2021 giảm 2,147 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 67%,
khoản này chiếm tỉ trọng không đáng kể của các doanh nghiệp, do đó không phải
là trọng điểm của công tác quản lý.
2. Phân tích kết cấu doanh thu

- Tỷ trọng doanh thu thuần trên tổng doanh thu trong 3 năm lần lượt là 98.1%, 95.2 và
98.6%. Điều này chứng tỏ năm 2021 công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu,
công ty cần phải xem xét lại nguyên nhân làm phát sinh thêm thêm khoản này và biện
pháp để khắc phục, cải thiện.
- Tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động tài chính trên tổng doanh thu trong 3 năm lần lượt
là 0.1%, 0.3%, 0.2%. Doanh thu hoạt động tài chính là khoản doanh thu hình thành
thêm từ việc công ty đầu tư tài chính ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Với tỷ
trọng này đối với công ty sản xuất thì cũng khá hợp lý.
- Tỷ trọng doanh thu từ thu nhập khác trên tổng doanh thu trong 3 năm giao động ở mức
0.0% - 0.1%.

17
3. Phân tích biến động chi phí

a. Chi phí năm 2020 so với năm 2021


- Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty năm 2021 tăng so với năm 2020 là
35,775 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 34.59% mức tăng này là quá cao, công ty
cần tìm biện pháp khắc phục và cải thiện
- Giá vốn bán hàng tăng 2,174,591 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 46.63%, khoản
chi chí này tăng là do những chi phí trực tiếp phát sinh từ các hoạt động sản xuất
hàng hoá của doanh nghiệp. Công ty cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý hơn
- Chi phí tài chính giảm 19,098 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 17.97%. Điều này
chứng tỏ công ty đã giảm được chi phí từ việc sử dụng vốn vay, điều này cũng
đồng nghĩa với việc vốn kinh doanh của công ty giảm theo (vốn vay bên ngoài
giảm)
- Chi phí bán hàng giảm 18,023 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5.82%. Việc tiết
kiệm chi phí bán hàng sẽ thực sự tốt nếu như doanh thu của công ty tăng hoặc

18
không có thay đổi. Nhưng theo bảng phân tích thì doanh thu của công ty đang giảm
nên việc giảm chi phí bán hàng cần phải xem xét lại.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 15,732 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
10.57%. chi phí quản lý doanh nghiệp có thể tăng do doanh nghiệp mở rộng quy
mô đồng nghĩa với việc tăng về nhân viên, tăng lương, thưởng và phụ cấp cho
nhân viên. Tăng về thuê mặt bằng, chi phí văn phòng, chi phí tài sản cố định,..
- Chi phí khác của công ty giảm 710 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 50.79%.
b. Chi phí năm 2021 so với năm 2022
- Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty năm 2022 giảm so với năm 2021 là
13,884 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10%, các khoản giảm trừ doanh thu ảnh
hưởng phần lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ điều chỉnh lại
các khoản giảm trừ doanh thu để cải thiện doanh thu cho công ty.
- Giá vốn bán hàng tăng 865,601 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13%, khoản chi
chí này tăng là do những chi phí trực tiếp phát sinh từ các hoạt động sản xuất hàng
hoá của doanh nghiệp. Công ty cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý hơn
- Chi phí tài chính tăng 58,130 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19%. Việc phát sinh
chi phí tài chính là ngược chiều với nội dung phát sinh doanh thu hoạt động tài
chính, nghĩa là nếu hoạt động tài chính bị lỗ thì đó chính là các khoản chi phí tài
chính và nó sẽ làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Chi phí bán hàng tăng 55,525 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 317 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm gần như
= 0%. Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể giảm do thay đổi chính sách phát triển,
cắt giảm các chi phí... theo bảng phân tích thì chi phí giảm mà lợi nhuận tăng
chứng tỏ công ty đã quản lý tốt, đã loại bỏ được những chi phí không cần thiết, giải
quyết được những lỗ hổng trong khâu quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp là yếu tố cấu thành giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. Đối với

19
các doanh nghiệp có hoạt động tài chính và hoạt động khác thì chi phí quản lý
doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động nói trên và khi cần phân bổ cho từng
hoạt động, có thể dựa vào doanh thu của từng hoạt động. Các loại chi phí nói trên
khi phát sinh đều làm giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác của công ty giảm 710 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 50.79%.
4. Phân tích kết cấu chi phí

- Tỷ trọng chi phí giá vốn bán hàng trên tổng doanh thu trong 3 năm chiếm tỷ trọng
rất lớn, đặc biệt vào năm 2021 (237.3%). Đây là vấn đề vô cùng cấp bách. Bởi với
tỷ trọng chi phí giá vốn bán hàng lớn như vậy thì doanh thu khó có thể bù đắp lại
được dẫn đến bị lỗ.
- Tỷ trọng chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp như hiện tại là khá hợp
lý. Duy chỉ có tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2021 hơi cao (5.7%)
nhưng sang đến năm 2022 đã được công ty cải thiện.
- Tỷ trọng chi phí bán hàng trên tổng doanh thu của công ty trong 3 năm lần lượt là
5.6%, 10.1%, 4.0%. vào năm 2021 công ty cắt giảm chi phí bán hàng nhưng doanh

20
thu của công ty cũng theo đó giảm xuống. Tuy nhiên đến năm 2022 công ty đã điều
chỉnh lại chi phí bán hàng và cải thiện được doanh thu hoạt động kinh doanh.
5. Lợi nhuận của công ty
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2020 – 2021 giám
4,850187 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 642.31%, nhưng vào giai đoạn 2021 –
2022 lại được cải thiện khi tăng tới 4,972,960 tỷ đồng. Mức chênh lệch lợi nhuận
càng lớn thì công ty sẽ có lãi ròng càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của
bạn đang hoạt động hiệu quả. Trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn kỳ
vọng hoặc đang giảm, doanh nghiệp cần kiểm tra lại lợi nhuận gộp và đưa ra hướng
tối ưu chi phí.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020 – 2021 tăng
170,842 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 86.35%. Nhưng đến giai đoạn 2021 – 2022
lại giảm 133,675 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 36%.
- Lợi nhuận khác vào giai đoạn 2020 – 2021 tăng 211 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
9.09%. Nhưng năm 2022 lại giảm 3,103 tỷ đồng so với năm 2021 tương ứng với tỷ lệ
giảm 123%.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2021 so với năm 2020 tăng 171,053 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 85.42%. Sang năm 2022 so với năm 2021 lại giảm 136,778
tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37%
 Kết luận

Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2020 – 2021 tuy có cải thiện nhưng kết quả kinh
doanh chưa tốt, doanh nghiệp vẫn còn bị lỗ. Sang năm 2021 – 2022 mặc dù đã có cải
thiện, tổng doanh thu tăng lên nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo được các nguồn lợi
nhuận.
Nguyên nhân dẫn đến điều đó có thể là do:

21
- Chi phí bán hàng và chi phí giá vốn còn cao, với tỷ trọng chi phí giá vốn bán hàng
lớn như vậy thì doanh thu khó có thể bù đắp lại được dẫn đến bị lỗ, dẫn đến giảm
doanh thu của công ty.
- Tỷ trọng doanh thu thuần trên tổng doanh thu trong 3 năm vẫn còn khá cao. Điều
này chứng tỏ công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, công ty cần phải
xem xét lại.
III. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1. Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh

- Lợi nhuận trước thuế tăng giảm qua các năm và năm 2021 tăng mạnh hơn so với năm
2020. Lí do vì dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng lên và chi phí cũng đã giảm
một cách đáng kể, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động năm 2021 tăng mạnh
so với năm 2020 172,231 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 47% và giảm mạnh xuống
trong năm 2022 (giảm 100,124 tỷ đồng so với năm 2021).
- Các khoản dự phòng năm 2021 tăng 12,020 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 268% và
giảm 749 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5% trong giai đoạn 2021 – 2022. Có thể
thấy, công ty đã giữ lại một số tiền lớn để quản trị rủi ro cũng như dự phòng tổn thất
22
cho các khoản nợ thu đã quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ chưa đến hạn thanh
toán nhưng có khả năng khó thu hồi.
- Bên cạnh đó, lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ năm 2021 tăng 1,182 tỷ đồng so với năm 2020. Nhưng năm 2022 lại
giảm so với năm 2021 1,568 tỷ đồng. Tuy có biến động từ năm 2020 đến năm 2021 và
vẫn còn đang lỗ.
- Hàng tồn kho năm 2021 giảm mạnh so với năm 2020 1,512,766 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm 931%, 2020 cho thấy rằng sức tiêu thụ sản phẩm của công ty đang rất cao.
Nhưng năm 2022 lượng hàng tồn kho lại tăng 1,546,520 tỷ đồng so với năm 2021,
điều này chứng tỏ sức tiêu thụ sản phẩm của công ty khá thấp. Mặt khác, công ty cũng
đã chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền năm 2021 có dấu
hiệu chuyển biến tốt.
2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư năm 2021 giảm so với năm 2020 35,929 tỷ đồng
nhưng đã được cải thiện đáng kể trong năm 2022 (giảm 33,867 tỷ đồng so với
năm 2021).
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác năm
2021 tăng 18,626 tỷ đồng so với năm 2020, nhưng nó đã giảm đáng kể vào năm
2022 (giảm 14,111 tỷ đồng so với năm 2021).

23
- Bên cạnh đó, tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài
hạn khác giảm mạnh vào năm 2021 (giảm 45,976 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 99% so với năm 2020).

 Từ đó, ta thấy doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn là bán ra để
mở rộng quy mô.
3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Tiền thu từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay đều tăng qua các năm => Hoạt động tài
chính của công ty sẽ tăng qua các năm. Thêm vào đó, doanh nghiệp đã dùng tiền từ
đi vay ngân hàng để mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
 Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng tốt, song hoạt
động đầu tư và tài chính đang ở mức có thể chấp nhận được.

24
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ DOANH NGHIỆP
I. Phân tích khả năng thanh toán
So sánh 2020- So sánh 2021-
2020 2021 2022
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2021 2022
KHẢ NĂNG THANH TOÁN
1. Hệ số nợ/ Tổng nguồn vốn 0.61 0.65 0.68 0.04 0.04
2. Hệ số nợ/ VCSH 1.53 1.83 2.17 0.30 0.34
3. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.65 1.55 1.46 -0.11 -0.09
4. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1.27 1.25 1.20 -0.03 -0.05
5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.59 0.21 0.40 -0.38 0.19
6. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tức
thời 0.24 0.10 0.19 -0.14 0.09

Tăng Trưởng Nguồn Vốn


3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
-
2020 2021 2022

A. Nợ phải trả B. Nguồn vốn chủ sở hữu

1. Phân tích chung về khả năng thanh toán


Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn của công ty khá cao: năm 2020 là 0.61, năm 2021 là
0.65, năm 2022 là 0.68. Tuy nhiên hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty gấp hơn
2 lần (năm 2022 có chỉ số là 2,17). Điều này thể hiện khả năng trả nợ công ty yếu, là
dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà công ty có thể gặp phải
trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.

2. Phân tích khả năng thanh toán tổng quát của công ty
Tỷ số khả năng thanh toán chung của công ty qua các năm đều lớn hơn 1.5 (hệ số khả
năng thanh toán chung năm 2020 là 1.65; năm 2021 là 1.55; năm 2022 là 1.46). Điều
này cho thấy công ty vẫn đáp ứng được việc thanh toán các khoản nợ.

25
3. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời của công ty
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty đều đều dưới 1.30 trong 3 năm. Cho
thấy công ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh
khoản của công ty là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay
hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn
kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.

4. Phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty


Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty lần lượt trong 3 năm là 0.59, 0.21, 0.40.
Phản ánh công ty có khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán ngay nhưng tính
thanh khoản của các tài sản trong công ty cũng chưa cao.

5. Phân tích khả năng thanh toán tức thời của công ty
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp, năm 2020 là 0.24; năm 2021
là 0.10; năm 2022 là 0.19. Điều này chứng minh một lần nữa phản ánh công ty đang
gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.

 Kết luận
- Về khả năng thanh toán của công ty qua phân tích có thể thấy được công ty đang
hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, năng lực tài chính
cao giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển. tuy nhiên công ty vẫn cần xem
xét lại và cố gắng điều chỉnh lại hệ số nợ trên VCSH về dưới 1 bởi vì điều đó thể
hiện công ty không độc lập về nguồn vốn, các khoản nợ có thể không được đảm
bảo chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm uy tín của công ty và có thể dẫn đến phá sản
nếu công ty mất khả năng thanh toán.
- Về việc đánh giá tình hình tài chính, ta thấy được khả năng thanh toán tức thời của
công ty còn chưa cao, nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của
công ty, công ty cần cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời các vấn đề khi khả năng
thanh toán thấp.
26
II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
So sánh So sánh
2020 2021 2022
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2020-2021 2021-2022
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Số vòng quay các khoản phải thu 13.489 6.877 -6.61
2. Kỳ thu tiền bình quân 26.689 52.350 25.66
3. Số vòng quay hàng tồn kho 2.507 2.809 0.30
4. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 145.571 129.945 -15.63
5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 6.543 3.405 -3.14
6. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 7.186 3.672 -3.51
7. Hiểu suất sử dụng toàn bộ tài sản 1.568 0.674 -0.89

Doanh Thu

100%

80%

60%

40%

20%

0%
2020 2021 2022

3. doanh thu thuần (1)-(2) 6. doanh thu hoạt động tài chính 12. Thu nhập khác

1. Phân tích chung về hoạt động sản xuất kinh doanh


 Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm cụ thể là ăm 2021 tăng 797,385 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 26% so với năm 2020; năm 2022 tăng 434,479 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 11% so với năm 2021. Tổng tài sản của công ty tăng chủ
yếu là do tài sản ngắn hạn.
 Doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2021 giảm 2,639,820 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm 47% so với năm 2020. Nhưng vào năm 2022 Doanh thu hoạt động kinh
doanh tăng 5,824,677 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 202%, Doanh thu hoạt động tài
chính năm 2021 tăng 3 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 0.04% so với năm 2020. Doanh
thu hoạt động tài chính năm 2022 tiếp tục tăng 6,702 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng
93%, Việc phát sinh doanh thu hoạt động tài chính sẽ làm tăng doanh thu bán hàng
27
và cung cấp dịch vụ, do đó nó là yếu tố làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh.
2. Phân tích các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh
 Số vòng quay các tài khoản phải thu của công ty trong năm 2022 giảm 6.61 lần
so với năm 2021, kỳ thu tiền của công ty trong năm 2022 tăng 25.66 ngày so với
năm 2021. Song song với đó doanh thu của công ty qua các năm đều tăng chứng
tỏ công ty đã có cải thiện tốt trong việc thu hồi vốn bị chiếm dụng. Giảm tỷ lệ
vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng.
 Số vòng quay hàng tồn kho năm 2022 tăng so với năm 2021 0.30 lần, số ngày
một vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm 15.63 ngày. Song song với đó
doanh thu của công ty trong năm 2022 đã tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã
thực hiện tốt việc quản lý hang tồn kho. Vốn bị ứ đọng trong ngày đã giảm và
doanh thu trong ngày tăng thêm.
 Hiệu suất sử dụng TSNH của công ty giảm, vốn lưu động bị chiếm dụng không
quá cao, vốn lưu động trong hàng tồn kho được rút ngắn lại giúp cho doanh
thu của công ty tăng. Công ty đã sử dụng rất hiệu quả TSNH.
 Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty cũng đã giảm 3.51 trong năm 2022. Điều
đó chứng tỏ công ty loại bỏ hoặc thanh lý những tài sản có hiệu suất sử dụng
thấp (hoặc không có khả năng sinh lời).
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2022 giảm 3.14 lần so với năm 2021.
 Kết luận

 Đối với TSCĐ: bảo trì bảo dưỡng TSCĐ để kéo dài thời gian sử dụng, giảm chi
phí sửa chữa bảo trì phát huy tối đa thế mạnh của TSCĐ vô hình; tăng doanh thu
bán hàng để khai thác hết công suất của máy móc, thiết bị, nhà xưởng.

 Đối với hàng tồn kho: công ty cần tính toán lại lượng hàng cần mua tối ưu trong
một lần đi mua hàng để giảm tồn kho nguyên vật liệu; đẩy nhanh và quản lý quá
trình sản xuất hiệu quả để giảm lượng hảng tồn kho dưới dạng sản phẩm dở
28
dang; có các chính sách quảng cáo, tiếp thị, chiết khấu hiệu quả để tăng doanh
thu bán hàng, quản lý công tác bán hàng tốt hơn nữa.

III. Phân tích đòn bẩy tài chính


So sánh 2020- So sánh 2021-
2020 2021 2022
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2021 2022
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
1. Tỷ số nợ trên tài sản (tổng vốn) 0.61 0.65 0.68 0.04 0.04
2. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 1.53 1.83 2.17 0.30 0.34
3. tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 2.53 2.83 3.17 0.30 0.34
4. khả năng thanh toán lãi vay 2.88 5.26 2.61 2.38 -2.65

Lợi Nhuận

400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
-
2020 2021 2022
(50,000)

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 14. Lợi nhuận khác (12)-(13)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (11) + (14)

Phân tích chung về cơ cấu vốn và các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính:

Vốn của công ty chủ yếu hình thành từ vốn vay thể hiện qua chỉ tiêu hệ số nợ trên tổng
tài sản (năm 2020 là 61%, năm 2021 là 65%, năm 2020 là 68%). Hay nói cách khác nợ
phải trả của công ty gấp khoảng 2 lần so với vốn chủ sở hữu (năm 2021 gấp 1.53 lần;
năm 2021 gấp 1.83 lần; năm 2020 gấp 2.17 lần) hệ số này tăng qua các năm không
đồng đều. Như vậy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, tức là số tiền doanh
nghiệp đi vay mượn lớn hơn số vốn hiện có. Bởi vậy có thể gặp nhiều rủi ro trong việc
trả nợ và khi có biến động lãi suất ngân hàng.

 Tỷ số nợ trên tài sản: năm 2021 là 61%; năm 2021 là 65%; năm 2022 là
68%. tỷ số này cao quá chứng tỏ không có độc lập tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh
doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của công ty cao hơn.
29
 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần: hệ số này cũng tương đối cao khi mà nợ vay
gấp gần 2 lần so với vốn VCSH.
 Qua hai tỷ số trên chúng ta thấy rằng công ty sử dụng chính sách thâm
dụng vốn từ bên ngoài, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức khá cao, đồng nghĩa
với việc rủi ro của công ty tương đối cao.
 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần của công ty lớn phản ảnh rằng tài sản
của công ty được hình thành từ các nguồn vốn nợ phải trả và tăng qua các năm,
cụ thể là: năm 2020 là 2.53, năm 2021 là 2.83 và năm 2022 là 3.17. Chỉ số này
tăng dần qua 3 năm chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ tài chính và biết tận
dụng được nhiều lợi thế của đòn bẩy chính
 Khả năng thanh toán lãi vay: công ty hiện tại đủ khả năng thanh toán lãi
vay nhưng không quá cao, vì tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty tương đối thấp.
 Kết luận
 Công ty cần kiểm soát lại giá vốn để lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng
thêm khi dó khả năng trả nợ gốc và lãi vay sẽ tăng thêm.
 Tái cơ cấu lại nguồn vốn: kêu gọi nhà đầu tư góp vốn để giảm bớt nợ.
 Chuyển nợ thành vốn góp.

IV. Phân tích khả năng sinh lời


So sánh 2020- So sánh 2021-
2020 2021 2022
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2021 2022
KHẢ NĂNG SINH LỜI
1. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư 3.5016 6.4937 4.1011 2.99 -2.39
2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0.0306 0.1082 0.0215 0.08 -0.09
3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản 0.0543 0.0770 0.0431 0.02 -0.03
4. Tỷ suất sinh lời trên VCSH 0.1375 0.2179 0.1367 0.08 -0.08
5. Thu thập trên 1 cổ phiếu

- Tỷ suất sinh lời trên VCSH tăng giảm giao động ở mức 0.08 lần. Điều này cho thấy
nguồn vốn vẫn tiếp tục được sử dụng, tuy nhiên lại không mang về lợi nhuận ròng

30
đáng kể, từ đó, sẽ không có ngân sách để tái sản xuất, cũng như phát triển mở rộng
quy mô doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty tăng, giảm qua các năm lần lượt là: 0.05,
0.08, 0.14 cho thấy công ty kiếm được khá nhiều lợi nhuận ở mức tài sản hiện có
nhưng sang năm 2022 chỉ số này đã giảm xuống 0.03 lần so với 2021.
 Công ty kinh doanh hiệu quả, chi phí vốn thấp hơn so với doanh thu nên nguồn thu của
công ty đã đủ bù đắp các loại chi phí trong công ty. Do đó, VCSH của công ty tăng
nhẹ, quy mô công ty được mở rộng, hiệu quả kinh doanh tốt hơn trước. Các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty hầu hết lớn hơn 0.
 Kết luận
 Kiểm soát chặt chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung) để giảm chi phí giá vốn. Đây là việc quan trọng
nhất của công ty cần phải làm để tăng lợi nhuận.
 Đầu tư vào hoạt động bán hàng một cách hợp lý để đẩy mạnh doanh thu.

31
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG
I. Vốn lưu động thường xuyên

 Qua bảng tính toán với số liệu trên ta thấy năm 2021-2020, vốn lưu động thường
xuyên của công ty dương, tài sản dài hạn tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, công
ty kinh doanh với cơ cấu vốn an toàn. Mức độ mạo hiểm năm 2021 giảm so với
năm 2020 (vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2021 tăng so với năm
2020 là 192,558 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 53%).
 Sang giai đoạn 2021 – 2022 ta thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty bị
âm, như vậy tài sản dài hạn tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, công ty kinh
doanh với cơ cấu vốn mạo hiểm. Mức độ mạo hiểm của công ty năm 2022 tăng
so với năm 2021, (vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2022 giảm so
với nằm 2021 là 3,056 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 1%).
II. Nhu cầu vốn lưu động

BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG VÀ VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
Biến động 2020- Biến động 2021-
CHỈ TIÊU CÂN ĐỐI KẾ
2020 2021 2022 2021 2022
TOÁN tỷ lệ
mức độ ± tỷ lệ % mức độ ± %

A. Ngân quỹ có 419,559 246,942 544,052 (172,617) -41% 297,110 120%


I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 419,559 243,942 541,052 (175,617) -42% 297,110 122%
II. Các khoản đầu tư tài - #DIV/ - 0%
32
chính ngắn hạn 3,000 3,000 3,000 0!
B. Tài sản KD và ngoài
KD 2,637,137 3,607,139 3,744,525 970,002 37% 137,386 4%
I. Các khoản phải thu
ngắn hạn 568,498 230,762 566,127 (337,736) -59% 335,365 145%
1,184,66 2,534,99 2,333,76
II. Tổng hàng tồn kho
6 5 3 1,350,329 114% (201,232) -8%
III. Tài sản ngắn hạn
khác 36,928 32,174 42,843 (4,754) -13% 10,669 33%
IV. Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn 847,045 809,208 801,792 (37,837) -4% (7,416) -1%

C. Ngân quỹ nợ 1,106,31


2,911,202 3,867,541 4,973,857 956,339 33% 6 29%
1,734,66 2,441,14 2,915,37
I. Nợ ngắn hạn
8 3 7 706,475 41% 474,234 19%
II. Vay và nợ thuê tài 1,061,75 1,375,43 2,058,26
chính ngắn hạn 8 1 3 313,673 30% 682,832 50%
-
III. Nợ dài hạn
114,776 50,967 217 (63,809) -56% (50,750) 100%
D. Nợ KD và ngoài KD
520,622 864,777 662,182 344,155 66% (202,595) -23%
2. Phải trả người bán ngắn 341,84 629,75 508,51
hạn 5 8 3 287,913 84% (121,245) -19%
3. Người mua trả tiền 38,85 85,25 13,64
trước 7 1 1 46,394 119% (71,610) -84%
5. Thuế và các khoản phải 124,20 135,22 129,15
nộp nhà nước 7 6 5 11,019 9% (6,071) -4%
15,71 14,54 10,87
8. Phải trả ngắn hạn khác 3 2 3 (1,171) -7% (3,669) -25%

E. Nguồn vốn dài hạn 1,322,026 1,412,938 1,351,716 90,912 7% (61,222) -4%
-
I. Nợ dài hạn
114,776 50,967 217 (63,809) -56% (50,750) 100%
1,207,25 1,361,97 1,351,49
II.Nguồn vốn chủ sở hữu
0 1 9 154,721 13% (10,472) -1%
Nhu cầu VLĐ = (TSKD &
ngoài KD)- (Nợ KD &
ngoài KD) 2,116,515 2,742,362 3,082,343 625,847 30% 339,981 12%

Vốn bằng tiền = (Vốn (1,756,310 (2,189,599 (2,532,636


LĐTX) - (Nhu cầu VLĐ) ) ) ) (433,289) 25% (343,037) 16%

Ngân quỹ có - Ngân quỹ (2,491,643 (3,620,599 (4,429,805 (1,128,956


nợ ) ) ) ) 45% (809,206) 22%

33
Căn cứ vào số liệu bảng trên công ty thấy nhu cầu vốn lưu động năm 2021 tăng so với
năm 2020 là 625,847 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 30%. Và năm 2022 tăng so với năm
2021 là 339,981 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12%. Việc tăng này do các nhân tố hình
thành nợ kinh doanh và ngoài kinh doanh trong 3 năm đều giảm và giảm nhiều hơn các
nhân tố hình thành Tài sản kinh doanh và ngoài kinh doanh.
III. Phân tích nhu cầu vốn bằng tiền

Nhu cầu vốn lưu động năm 2021 là Nhu cầu vốn bằng tiền năm 2021 là
2,742,362 tỷ đồng > 0 -2,189,599 tỷ đồng < 0

Nhu cầu vốn lưu động năm 2022 Nhu cầu vốn bằng tiền năm 2022 là
3,082,343 tỷ đồng > 0 -2,562,636 tỷ đồng <0

Vốn lưu động thường xuyên năm 2021 Vốn lưu động thường xuyên năm 2022
là 552,763 tỷ đồng > 0 là 549,707 tỷ đồng > 0

Nhu cầu vốn bằng tiền của công ty trong năm 2021 chênh lệch so với năm 2020 là
-433,289 tỷ đồng tương đương tỷ lệ 25%. Nhu cầu vốn bằng tiền năm 2022 chênh lệch
so với năm 2021 là -343,289 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 16%. Nhu cầu vốn bằng tiền
của công ty <0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được 1 phần nhu cầu
vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng. Phần này càng
chứng tỏ công ty phụ thuộc nhiều vào ngân hàng.
 Kết luận
Công ty có vốn lưu động thường xuyên >0, vốn bằng tiền <0 và nhu cầu vốn lưu động
>0. Điều đó cho thấy công ty không chủ động về nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn chưa
hợp lý. Công ty đã sử dụng cơ cấu vốn có sự mạo hiểm cao.
 Kiến nghị:
 Đàm phán với khách hàng, sử dụng các chính sách bán hàng hợp lý để tăng
doanh thu, giảm các khoản phải thu => tăng vốn bằng tiền
 Cân đối lượng hàng hóa tồn kho, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý để thu
hồi vốn ứ đọng => giảm phần vốn ứ đọng dưới dạng hàng hóa.

34
 Đàm phán với các tổ chức tín dụng, công ty cho thuê tài chính chuyển nợ ngắn
hạn thành nợ dài hạn => tăng vốn dài hạn để cân đối lại vốn lưu động thường
xuyên.
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tăng vốn chủ sở hữu => cân đối lại nguồn tài
chính, giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn từ bên ngoài => giảm rủi ro.

35
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

CHỈ TIÊU CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2020 2021 2022


TÀI SẢN
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2,209,650 3,044,872 3,486,785
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 419,559 243,942 541,052
1. Tiền 319,559 243,942 539,052
2. Các khoản tương đương tiền 100 2,000
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 3,000 3,000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 568,498 230,762 566,127
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 514,706 209,163 569,267
2. Trả trước cho người bán 52,246 3,678 9,171
3. Phải thu ngắn hạn khác 12,987 10,202 1,908
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (11,441) (25,383) (31,392)
IV. Tổng hàng tồn kho 1,184,666 2,534,995 2,333,763
1. Hàng tồn kho 1,184,666 2,534,995 2,338,805
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - (5,042)
V. Tài sản ngắn hạn khác 36,928 32,174 42,843
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1,569 6,355 7,983
2. Thuế GTGT được khấu trừ 19,186 22,405 22,946
3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 16,172 3,415 11,914
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 847,045 809,208 801,792
I. Các khoản phải thu dài hạn 3,738 394 414
II. Tài sản cố định 760,196 750,782 746,058
1. Tài sản cố định hữu hình 528,181 516,723 508,549
2. Tài sản cố định thuê tài chính 321 4,705
3. Tài sản cố định vô hình 232,015 230,849 232,805
III. Bất động sản đầu tư
IV. Tài sản dở dang dài hạn 58,939 31,983 32,531
1. chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn - - -
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 58,939 31,983 32,531
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7,335 6,706 616
1. Đầu tư khác vào công cụ vốn 11,662 11,662 11,662
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (4,326) (4,956) (5,502)
VI. Tổng tài sản dài hạn khác 16,837 15,797 12,902
1. Chi phí trả trước dài hạn 8,928 4,066 1,614
2. Tài sản Thuế thu nhập hoãn lại 7,909 11,731 11,288
3,056,695 3,854,080 4,288,577
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 1,849,445 2,492,109 2,937,078
I. Nợ ngắn hạn 1,734,668 2,441,143 2,915,377
1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1,061,758 1,375,431 2,058,263
2. Phải trả người bán ngắn hạn 341,845 629,758 508,513

36
3. Người mua trả tiền trước 38,857 85,251 13,641
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 124,207 135,226 129,155
6. Phải trả người lao động 60,178 79,357 63,851
7. Chi phí phải trả ngắn hạn 76,971 91,218 77,704
8. Phải trả ngắn hạn khác 15,713 14,542 10,873
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 15,139 26,659 49,901
II. Nợ dài hạn 114,776 50,967 217
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1,207,250 1,361,971 1,351,499
I. Vốn chủ sở hữu 1,207,251 1,361,972 1,351,500
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 57,168 57,168 57,168
2. Vốn khác của chủ sở hữu 2,423 2,423 2,423
3. Quỹ đầu tư phát triển 194,874 198,737 204,451
4. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 13,192 13,192 13,192
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 171,608 280,996 269,104
231,666 273,136 268,841
6. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3,056,695 3,854,080 4,288,577

37
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

ĐƠN VỊ: Tỷ
đồng
CHỈ TIÊU KẾT QUẢ KINH DOANH 2020 2021 2022

1. Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 5,521,825 2,882,005 8,706,682

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 103,433 139,208 125,324

3. doanh thu thuần (1)-(2) 5,418,393 2,742,797 8,581,358

4. Giá vốn bán hàng 4,663,282 6,837,873 7,703,474

5. Lợi nhuận gộp (3)-(4) 755,111 (4,095,076) 877,884


7,231 7,234
6. doanh thu hoạt động tài chính 13,936

7. Chi phí tài chính 106,267 87,169 145,299


8. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên
doanh - - -

9. Chi Phí bán hàng 309,737 291,714 347,239

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 148,843 164,575 164,258

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 197,857 368,699 235,024

12. Thu nhập khác 3,719 3,220 1,073

13. Chi phí khác 1,398 688 1,643

14. Lợi nhuận khác (12)-(13) 2,321 2,532 (571)

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (11) + (14) 200,178 371,231 234,453

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 37,041 78,297 49,239

17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (2,802) (3,822) 442

18. Chi Phí thuế TNDN (16)-(17) 34,238 74,474 49,681

19. Lợi nhuận sau thuế TNDN (15)-(18) 165,940 296,757 184,772

20. Lợi Nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát 32,763 77,198 43,678
21. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (19)-
(20) 133,177 219,559 141,094

38
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HĐSXKD CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH
ĐIỀN
ĐƠN VỊ: tỷ
đồng
CÁC CHỈ TIÊU 2020 2021 2022
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 200,178 371,231 234,453

2. Điều chỉnh cho các khoản 168,592 169,770 206,424

Khấu hao TSCĐ 83,477 93,145 94,122

Các khoản dự phòng 4,488 16,508 15,759

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (139) 1,043 (525)

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (1,538) 629 (836)

Chi phí lãi vay 82,303 58,445 97,903

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 368,770 541,001 440,877

Tăng, giảm các khoản phải thu 170,729 404,450 (2,810,552)

Tăng, giảm hàng tồn kho 162,437 (1,350,329) 196,191

Tăng, giảm các khoản phải trả (98,205) 274,953 (294,098)

Tăng, giảm chi phí trả trước 3,012 76 824

Tiền lãi vay phải trả (87,711) (58,260) (96,883)

Thuế TNDN đã nộp (54,111) (55,190) (63,559)

Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh 40 353 200

Tiền chi khác từ các hoạt động kinh doanh (15,281) (16,952) (26,068)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 449,680 (259,898) (123,068)
II. Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCD và các tài sản dài hạn
khác (88,110) (69,484) (83,595)
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCD và các tài sản dài hạn
khác 46,280 304 212

3. Tiền chi, cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác - (3,000) (2,000)
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị
khác 24,347 - -
39
5. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 2,521 21,288 624

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (14,963) (50,892) (84,759)
III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 3,031,625 4,119,065 5,539,932

2. Tiền chi trả nợ gốc vay (3,796,052) (3,849,177) (4,886,829)

3. Tiền chi trả nợ thuê tài chính - (361) (1,740)

4. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (94,417) (134,407) (146,283)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (412,400) 135,120 505,081

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 22,136 (175,670) 297,253

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 397,285 419,559 243,942

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (43) 54 (143)

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 419,599 243,943 541,052

40

You might also like