PPNCKHXHVNV LÝ THUYẾT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Đề cương ôn tập môn Phương pháp

nghiên cứu KHXH & NV


Chương 1: Nhập môn phương pháp
nghiên cứu KHXH & NV
-Khoa học phản ánh đs vật chất (hình thái ý thức xh)
-phản ánh ds vc
-giống nhiệt độ
Là một cái đến sau: phát minh -> rút ra
-Biên thành 1 nghề nghiệp
-Như 1 hệ thống tri thức, giúp con ng đi vào sâu bản chất, ko ngừng lớn
mạnh
Câu 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học:
* Đối tượng: Lấy quy trình, cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề xã hội,
các vấn đề quan hệ xã hội và đời sống tinh thần của xã hội làm đối tượng nghiên
cứu.
* Nhiệm vụ: Nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xh và nv:
- Xác định đối tượng, bản chất, mục đích, đặc điểm của hoạt động nghiên cứu
khoa học nói chung và nghiên cứu các vấn đề lĩnh vực khoa học xh và nv nói
riêng.
- Quy trình tổ chức hoạt động nghiên cứu từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây
dựng và kiểm chứng giả thuyết khoa học, trình bày và công bố kết quả nghiên
cứu khoa học.
- Lý luận về nguyên tắc và quan điểm nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực
khoa học xh và nv, phương pháp tư duy khoa học, cách thức thu thập, xử lý
thông tin cho môt đề tài nghiên cứu,..
* Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu môn học được xác định
- Phương pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc:
+ Bởi bản chất của các vấn đề xã hội và con người không tồn tại riêng lẻ, các sự
kiện xã hội là cái bộ phận của cái toàn thể.
+ Lênin: “Muốn thật sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu
tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó. Chúng
ta không thể làm được điều gì đó hoàn toàn đầy đủ, nhưng thật sự cần thiết phải
xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng
nhắc.”
- Phương pháp tiếp cận lịch sử - logic:
+ Tiếp cận lịch sử: phải nghiên cứu các hiện tượng lịch sử đang trong quá trình
vận động và phát triển; trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể - cái quy định nội dung,
bản chất của sự việc ấy; phải nghiên cứu hình thức lịch sử cụ thể mà những hiện
tượng này thể hiện trong những không gian và thời gian khác nhau.
+ Tiếp cận logic: vạch rõ vai trò của từng yếu tố trong hệ thống chỉnh thể phức
tạp và đa dạng; xác định nội dung bên trong đằng sau hình thức bên ngoài của
những sự kiện. Thấy được cái cơ bản, bản chất, cái tát nhiên, quy luật xuyên qua
vô số những mặt không cơ bản, hiện tượng, cái ngẫu nhiên của sự việc.
 Mối quan hệ mật thiết, logic cũng là lịch sử khi thể hiện sự kiện dưới
dạng khái quát, khát niệm, lý luận.
Câu 2: Bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học và chức năng của
nghiên cứu khoa học:
a. Bản chất:
- Chủ thể: là các nhà khoa học có phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động
nhất định, xác định rõ mục đích nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên
cứu.
- Mục đích: tìm tòi, khám phá bản chất, các quy luật vận động của thế giới
tự nhiên và xã hội, nhằm ứng dụng chúng vào sản xuất hay tạo ra những
giá trị tinh thần, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Sản phẩm: là những sản phẩm mới, tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh
thần, phục vụ đời sống xã hội và không ngừng phát triển.
- Sản phẩm của nghiên cứu KHXH&NV là tri thức phản ánh bản chất, quy
luật của quan hệ xã hội và các quá trình xã hội, những phương hướng và
mô hình xã hội phục vụ trực tiếp cho hoạt động tổ chức, quản lý xã hội
theo định hướng xác định.
b. Chức năng:
- Mô tả:
+ Là trình bày bằng ngôn ngữ, hình ảnh về cấu trúc trạng thái, sự vận
động của sự vật một cách chân thực.
+ Giúp con người nhận dạng, phân biệt được sự vật hiện tượng ấy với các
sự vật hiện tượng khác thông qua những dấu hiệu của nó.
+ Mô tả định tính: chỉ rõ những đặc trưng về bản chất của sự vật.
+ Mô tả định lượng: chỉ rõ những đặc trưng về lượng của sự vật.
- Giải thích:
+ Là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành, phát triển và quy luật chi
phối quá trình vận động của sự vật hiện tượng.
+ Bao gồm: làm rõ nguồn gốc, mối quan hệ, sự tương tác
 giữa các yếu tố cấu thành sự vật
 giữa sự vật hiện tượng ấy với các sự vật hiện tượng khác.
+ Nhằm đưa ra thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật, nhận thức cả
những thuộc tính bên trong của sự vật.
- Tiên đoán, dự báo:
+ Là nhìn trước quá trình hình thành, sự vận động và biến đổi của sự vật
hiện tượng trong tương lai.
+ Được thực hiện trên cơ sở mô tả và giải thích.
+ Những dự báo của khoa học thiên văn, về những biến cố chính trị, xã
hội hay các hiện tượng kinh tế … đã chứng minh khả năng tiên đoán trong
nghiên cứu khoa học.
+ Cần chấp nhận sự sai lệch nhất định. Có thể do: nhận thức ban đầu về
sự vật chưa chuẩn xác, môi trường vận động của sự vật biến động,…
+ Không được tự thoả mãn với những tiên đoán hoặc lạm dụng tiên đoán,
mọi tiên đoán phải được kiểm chứng trong đời sống hiện thực.
- Sáng tạo:
+ Là làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại, nhằm cải tạo thế giới.
Câu 3: Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu khoa học:
- Tính mới và sự kế thừa:
a. Tính mới là biểu hiện quan trọng nhất của hoạt động khoa học. Hướng
tới sự phát hiện hoặc sáng tạo những sự vật, những giải pháp quản lý
và công nghệ mới.
b. Biểu hiện: không chấp nhận sự lặp lại về phương pháp, cách tiếp cận
hay sản phẩm tạo ra.
c. Không ngừng tìm kiếm và sáng tạo.
d. Không mâu thuẫn mà bao hàm sự kế thừa những kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học đi trước.
- Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin:
a. Thông tin là nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu, qua quá trình xử lí
thông tin của tư duy để hình thành tri thức mới, vừa đóng vai trò là
thônng tin trong một quá trình nghiên cứu tiếp theo.
b. Thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu khoa học, vậy nên phải
khách quan, trung thực, đa chiều và cập nhật; chỉ có chất lượng khi
nhà khoa học có những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực tư
duy lý luận khoa học.
- Tính mạnh dạn, mạo hiểm:
a. Đặc trưng tính mới đặt ra yêu cầu người nghiên cứu dám đảm nhận
việc những vấn đề nghiên cứu hết sức mới mẻ, nên phải luôn chấp
nhận rủi ro, khả năng thất bại.
b. Nguyên nhân: thiếu thông tin, thông tin thiếu tin cậy; năng lực thực
hiện của nhà khoa học; mức độ đầy đủ và trình độ kỹ thuật của phương
tiện nghiên cứu; các tác nhân bất khả kháng,…
c. Thất bại cũng được xem là kết quả có ý nghĩa, cần được tổng kết, lưu
giữ như một tài liệu khoa học, trở thành bài học kinh nghiệm quý giá
cho đồng nghiệp đi sau, tránh lãng phí nguồn lực nghiên cứu.
d. Dám vượt lên lối mòn và rào cản tâm lý để đề xuất những ý tưởng,
phương pháp tiếp cận, nghiên cứu mới.
- Tính phi kinh tế:
+ Lợi ích kinh tế không được xem là mục đích trực tiếp và duy nhất.
+ Lao động khoa học khó định mức một cách chính xác (hoặc không thể).
+ Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không
thể khấu hao bởi tần suất sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn vô hình
luôn vượt xa trước tốc độ hao mòn hữu hình.
+ Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định.
Đặc biệt trong lĩnh vực KHXH&NV, nhiều công trình nghiên cứu say khi
áp dụng phải qua một thời gian dài hay khi xem xét một cách trừu tượng
cả quá trình phát triển mới thấy được hiệu quả.
- Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học:
+ Những sáng tạo mới luôn gắn liền với vai trò đột phá của cá nhân, của
các nhà khoa học đầu đàn. Tính cá nhân thể hiện trong tư duy và chủ kiến
độc đáo của nhà nghiên cứu.
+ Uy tín của nhà khoa học được xem xét thông qua tập hợp các tiêu chí
định tính và định lượng thể hiện phẩm chất, năng lực, sức cống hiến của
nhà khoa học đó cho nhân loại: số lượng, chất lượng công trình khoa học
đã hoàn thành, các học viên do họ đào tạo,…
+ Cá nhân không tách rời tập thể khoa học. Tập thể nâng đỡ cho cá nhân,
phản biện, hoàn thiện ý tưởng ấy, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình
nghiên cứu.
Câu 4: Đặc thù trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Quan hệ giữa con người với con người.
+ Quan hệ con người trong xã hội, điều kiện sinh hoạt, quá trình vận động
của xã hội con người.
- 7 khoa học xã hội ban đầu:
+ Nhân chủng học
+ Khoa học chính trị: nghiên cứu về các tổ chức chính trị và thiết chế
chính trị, đặc biệt là chính phủ.
+ Xã hội học: Nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển và cấu trúc của xã
hội loài người, đặc biệt quan tâm đến hành vi con người với tư cách cá
nhân hay là thành viên của các nhóm.
+ Địa lý học
+ Tâm lý học
+ Kinh tế học: Là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối
và tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ; nghiên cứu cách thức quản lý
các nguồn tài nguyên khan hiếm của nó
+ Ngôn ngữ học: Là bộ môn nghiên cứu về hình thái ngôn ngữ, nghĩa
trong ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Phân tích ngôn ngữ con
người như một hệ thống liên kết âm thanh (hay cử chỉ ra hiệu) với ý
nghĩa.
Chương 2: Vấn đề nghiên cứu và giả
thuyết nghiên cứu:
A. Về vấn đề nghiên cứu:
I. Vấn đề nghiên cứu:
1. Khái niệm:
- Là nhiệm vụ, là câu hỏi hay tổ hợp những câu hỏi xuất hiện trong quá
trình phát triển nhân thức mà việc giải quyết có một ý nghĩa thực tiễn hay
lý luận quan trọng.
- Là những vấn đề được các nhà khoa học phát hiện trong quá trình quan
sát, là mâu thuẫn giữa nhu cầu cần phải nhận thức được đặt ra từ thực tiễn
với sự hạn chế về trình độ, năng lực và kinh nghiệm của các nhà khoa học
tính đến thời điểm phát hiện ra mâu thuẫn đó.
2. Phát hiện vấn đề nghiên cứu:
- Quá trình phát triển của nhận thức khoa học thể hiện là bước chuyển từ
việc đặt vấn đề đến giải quyết chúng, sau đó là đến việc đặt ra những vấn
đề mới.
- Một hình thức đặc biệt để giải quyết vấn đề là chứng minh tính không thể
giải quyết của nó trong khuôn khổ các lý thuyết hiện có.
3. Thiết lập và quan sát sự kiện:
- Nhu cầu muốn nhận thức của con người khi phát hiện ra mâu thuẫn ấy.
- Sự hạn chế về trình độ, sự hiểu biết của người phát hiện ra mâu thuẫn ấy.
4. Điều kiện để vấn đề nghiên cứu xuất hiện:
- Câu hỏi nghiên cứu bắt đầu lặp đi lặp lại về điều kiện thời gian và không
gian.
- Xuất hiện nhu cầu cần nhận thức. Nhu cầu này không chỉ của một người
mà mang tính khách quan. Nhu cầu xuất hiện trên qui mô lớn, thời gian
dài, phạm vi rộng, thực tiễn đòi hỏi ta phải nghiên cứu.
- Vấn đề cần phải nghiên cứu, các nhà khoa học trong thời điểm hiện tại
chưa có lời giải đáp.
5. Hai phương thức quan sát:
a. Quan sát trực tiếp:
- Là những quan sát bằng giác quan và những phương tiện trợ giúp để
người quan sát thu thập những thông tin về đối tượng được quan sát.
- Có hai hình thức
+ Quan sát trực tiếp có gây biến đổi cho đối tượng.
+ Quan sát trực tiếp không gây biến đổi cho đối tượng.
b. Quan sát gián tiếp:
- Quan sát qua các vật mang tin về đối tượng (tài liệu quá khứ).
- Tài liệu quá khứ so với đề tài đang nghiên cứu là những tài liệu chứa
đựng thông tin liên qua đến đối tượng khảo sát của đề tài và đã được các
nhà nghiên cứu hoàn thành và công bố không nhằm trực tiếp vào những
mục tiêu nghiên cứu đang được tiến hành mà chỉ có giá trị tham khảo cho
những nghiên cứu đó.
6. Con đường phát hiện vấn đề nghiên cứu:
- Tiếp xúc với tài liệu.
- Trong lao động, học tập và công tác.
- Khi tiếp xúc với cơ sở.
- Tranh luận với đồng nghiệp và những người hiểu biết.
- Phàn nàn của những người xung quanh.
- Sự rèn luyện của chính bản thân nhà khoa học.
II. Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học:
1. Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của những người đi
trước.
2. Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học.
3. Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn
4. Sự phản ánh của quần chúng nhân dân
5. Suy nghĩ ngược lại quan niệm thông thường: là sự tìm kiếm một khái
niệm đối lập với khái niệm đang tồn tại.
III. Phương pháp thẩm định vấn đề nghiên cứu:
- Thay đổi phương thức quan sát.
- Thu thập thêm tài liệu để tìm hiểu.
- Tiến hành trao đổi với đồng nghiệp hoặc với những người mà mình cho là
có hiểu biết.
- Mở rộng phạm vi quan sát nhằm thu thập thêm thông tin để khẳng định
vấn đề.
 Kết quả thu được sau thẩm định:
- Có vấn đề: những nhận thức của đồng nghiệp có thể chưa hoặc đã có
nhưng người nghiên cứu không đồng tình với các kiến giải đã có nên vẫn
tiếp tục nghiên cứu.
- Không có vấn đề: Vấn đề đó đã được giới khoa học nhận thức, người
nghiên cứu thoả mãn với những nhận thức đó, công việc nghiên cứu trở
nên không cần thiết. Vì vậy không cần và không thể có nghiên cứu tiếp
theo.
- Giả vấn đề: Về bản chất, vấn đề nghiễn cứu vẫn tồn tại nhưng kết quả sơ
bộ khi thẩm định vấn đề nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân của vấn đề
nằm ngoài hướng tiếp cận ban đầu. Một hướng tiếp cận mới có thể được
đưa ra lại nằm ngoài chuyên môn của nhà nghiên cứu. Nên công việc
nghiên cứu tiếp theo sẽ được thực hiện theo hai cách: Chuyển hướng
nghiên cứu hay chuyển cho đồng nghiệp có chuyên môn nghiên cứu.
 Sản phẩm:
- Là một (tập hợp) câu hỏi nghiên cứu.
- Hỏi về (những) cái gì.
B.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
1. Giả thuyết và phân loại giả thiết nghiên cứu:
- Định nghĩa: Giả thuyết khoa học:
+ Một phán đoán cần chứng minh về bản chất sự vật.
+ Câu trả lời sơ bộ vào câu hỏi nghiên cứu.
+ Nhận định sơ bộ/ Kết luận giả định về bản chất sự vật.
 Nhận định sơ bộ, kết luận giả định về bản chất sự vật do người nghiên cứu
đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.
Giả thiết: phần cho trước trong một định lý hay một bài toán để từ đó
suy ra kết luận hay để giải bài toán đó/ một điều kiện giả địn trong
quan sát hay thực nghiệm
2. Vai trò, đặc điểm của giả thuyết nghiên cứu:
- Mở đường cho tư duy
- Mang tính giả định
- Tính đa phương án
- Tính dị biến (có thể thay đổi được: nhờ chứng minh hoặc bác bỏ)
3. Quan hệ vấn đề nghiên cứu – giả thuyết nghiên cứu:
Vấn đề tồn tại dưới dạng câu hỏi
Giả thuyết tồn tại dưới dạng câu trả lời
- Cấu trúc: giả thuyết tồn tại dưới dạng một phán đoán (S – P).
Các loại phán đoán:
+ Phán đoán khẳng định: S là P
+ Phán đoán phủ định: S không là P
+ Phán đoán xác suất: S có lẽ là P
+ Phán đoán hiện thực: S đang là P
+ Phán đoán kéo theo: Nếu S thì P
+…
4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
a) Phân loại:
- Giả thuyết nhận diện về sự vật, sự việc, hiện tượng
- Giả thuyết về qui luật và tính qui luật
- Giả thuyết dự báo khuynh hướng vận động, phát triển
- Giả thuyết về phương hướng và giải pháp tác động
b) Các phương pháp suy luận hình thành giả thuyết nghiên cứu:
- Suy luận diễn dịch:
+ Suy luận diễn dịch trực tiếp: gồm một tiền đề, một kết luận (S – P)
+ Suy luận diễn dịch gián tiếp: gồm một số tiền đề, một kết luận (tam
đoạn luận, ngũ đoạn luận)
- Suy luận qui nạp:
+ Suy luận qui nạp hoàn toàn:
‘ Người nghiên cứu sử dụng tất cả các tiền đề có thể cần phải đưa ra để
hình thành giả thuyết nghiên cứu.
‘ Kết luận được khẳng định khi đã nghiên cứu tất cả các trường hợp đối
tượng.
‘ Thực hiện được khi đối tượng nghiên cứu là một tập hợp nhỏ.
+ Suy luận qui nạp không hoàn toàn:
‘ Đi từ một số cái riêng đến cái chung.
‘ Kết luận được đưa ra chỉ mới dựa trên một số các trường hợp của một
lớp đối tượng nghiên cứu.
‘ Ví dụ nghiên cứu 25 con cừu đc nhiễm khuẩn yếu -> louis paster cminh
giả thuyết: nếu con vật nhiễm khuẩn yếu thì nó có khả năng miễn dịch đối
với loại bệnh do chính loại vi khuẩn đó gây ra.
- Suy luận loại suy:
+ Đi từ 1 cái riêng này đến 1 cái riêng khác.
+ Ví dụ: thuốc trừ sâu khiến sâu chết, có thể khiến con người bị ảnh
hưởng.
c) Tiêu chí kiểm tra giả thuyết nghiên cứu:
1. Phải dựa trên cơ sở quan sát thực tế.
2. Không trái với lý thuyết khoa học:
+ Đã được chứng minh chứ không phải là những lập luận bị
ngộ nhận là lý thuyết
+ Có vẻ trái với lý thuyết nhưng phải là phần bổ sung của lý
thuyết
+ Có vẻ trái với lý thuyết, nhưng trở nên trường hợp tổng
quát, còn lý thuyết vốn tồn tại trở nên trường hợp riêng.
3. Có thể kiểm chứng được (thông qua tiến hành đề tài):
+ Bác bỏ:
‘ Là: dựa vào những kết luận khoa học đã được xác nhận để
chứng minh sự sai lầm của một giả thuyết nghiên cứu. Là
một thao tác ngược với chứng minh, nhưng vì là một phép
chứng minh nên thao tác bác bỏ được thực hiện hoàn toàn
như phép chứng minh.
‘ Phương pháp:
- Bác bỏ luận đề: khi chứng minh rằng luận đề không hội đủ
các điều kiện của một giả thuyết.
- Bác bỏ luận cứ: Tìm ra cách chứng minh rằng luận cứ đưa
ra để chứng minh luận đề là sai, không chân xác.
- Bác bỏ luận chứng: Vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm các
quy tắc trong chứng minh
+ Chứng minh:
‘ Là: một hình thức suy luận, dựa vào các phán đoán đã được
công nhận về tính chính xác (luận cứ) để khẳng định tính
chính xác của một phán đoán đang cần phải chứng minh
(luận đề).
‘ Cấu trúc của một phép chứng minh:
- Luận đề: là một phán đoán mà tính chân thực của nó cần
phải chứng minh, là thành phần chủ yếu nhất của phép
chứng minh, trả lời cho câu hỏi: chứng minh cái gì?
- Luận cứ: là những phán đoán mà tính chân thực của nó đã
được khẳng định, được dùng làm cơ sở để chứng minh cho
luận đề. Đây chính là vật liệu để xây dựng nên phép chứng
minh, trả lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cái gì?
- Luận chứng: Là tập hợp cách thức, thao tác mà người
nghiên cứu sử dụng để thựcc hiện một phép chứng minh. Trả
lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cách nào?

d) Yêu cầu cơ bản của kiểm chứng:


- Đối với giả thuyết/ luận đề:
+ Rõ ràng: chỉ được hiểu theo một nghĩa
+ Nhất quán: được giữ vững trong suốt quá trình suy luận
- Đối với luận cứ:
+ Chân xác: Luận cứ như thước đo, thước đo sai dẫn đến kết quả sai.
+ Có liên hệ với luận đề: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Xác định:
-> Trung tâm của giả thuyết nghiên cứu
-> Các tiêu chí phản ánh khái niệm trung tâm cần chứng minh
-> Tìm đủ số luận cứ đã xác định
-> Tính chân xác của từng luận cứ phải chứng minh được
- Đối với luận chứng:
+ Không được chứng minh vòng vo
+ Luận chứng phải nhất quán
CHƯƠNG 3: Phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu khoa học

A. Tổng quan về phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học:
I. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học:
a. Khái niệm:
- Là cơ sở lý luận, cương lĩnh lý luận của hoạt động nhận thức khoa học;
điều chỉnh hoạt động của con người đảm bảo cho tính có mục đích của
hoạt định đó và định hướng cho nó.
- Là sự tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong bộ
môn khoa học này hay bộ môn khoa học khác.
- Đồng nhất phương pháp luận với triết học, coi triết học là lý luận vạn
năng về phương pháp. Nhưng chỉ những nội dung lý luận mang tính
chuẩn mực (chung nhất, cơ bản nhất, có tính định hướng,…) mới trở
thành nội dung của phương pháp luận – cái chi phối hoạt động nhận thức
và thực tiễn con người.
- Là cách tiếp cận nghiên cứu, điểm tựa, cơ sở xuất phát cho sự nghiên cứu,
xác định và lựa chọn hướng nghiên cứu.
 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học:
 Là lý luận về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới
 Là hệ thống quan điểm có tính nguyên tắc mà nhà nghiên cứu coi là cơ
sở, điểm xuất phát cho việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cũng như dự kiến phạm vi, mức độ sử dụng phương pháp ấy để
đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Bất kỳ một nghiên cứu nào cũng thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận nghiên cứu nhất định
+ Nắm vững phương pháp luận là điều kiện thiết yếu để thành công
trong nghiên cứu khoa học.
- Là tập hợp những cách thức, biện pháp, thủ đoạn
b. Các cấp độ phương pháp luận nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp luận (chung nhất) triết học – những quan điểm, nguyên tắc
chung nhất, xuất phát điểm cho việc lựa chọn và sử dụng các phương
pháp bộ môn và phương pháp luận chung, chi phối cả phương pháp nhận
thức và phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp luận chung – những quan điểm, nguyên tắc xác định các
phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề của nhóm ngành khoa học có
những điểm chung nhất định nào đó.
- Phương pháp luận riêng – những luận điểm, lý thuyết cơ bản và góc tiếp
cận đặc thù của mỗi ngành học, mỗi đề tài khoa học cụ thể.
II. Phương pháp nghiên cứu khoa học:
1. Phương pháp và các yếu tố chi phối phương pháp:
- Là tập hợp những cách thức, biện pháp thu thập thông tin về đối tượng, xử
lý các thông tin đó để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã xác định và
làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu.
- Nhiều yếu tố:
 Sự tương tác giữa chủ thể và khách thể nghiên cứu:
+ chủ thể làm nên tính chủ quan
+ khách thể làm nên tính khách quan
 Con người muốn cải tạo thế giới nhưng trước hết phải hiểu những quy
luật của nó.
 Phương pháp nghiên cứu khoa học chịu sự chi phối của mục đích và
nội dung nghiên cứu:
 Hiệu quả của phương pháp nghiên cứu khoa học chịu sự chi phối của
cách tổ chức, phối hợp có kế hoạch của các hoạt động nghiên cứu.
 Hiệu quả của phương pháp nghiên cứu khoa học luôn gắn với mức độ
hỗ trợ của các công cụ và phương tiện kỹ thuật.
2. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Dựa trên phạm vi áp dụng:
+ Phương pháp riêng – áp dụng cho từng ngành khoa học
+ Phương pháp chung – áp dụng cho nhiều ngành khoa học
+ Phương pháp phổ biến – áp dụng cho mọi ngành khoa học, cho toàn bộ
hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. (chính là các quan điểm,
nguyên tắc của triết học mà trước hết là phép biện chứng – phương pháp
biện chứng).
- Dựa trên lĩnh vực áp dụng:
+ Phương pháp hoạt động thực tiễn – áp dụng trong lĩnh vực hoạt động
thực tiễn cải tạo thế giới của con người.
+ Phương pháp nhận thức khoa học – áp dụng trong quá trình nghiên cứu
khoa học.
- Theo lý thuyết thông tin về quy trình nghiên cứu một đề tài khoa học:
+ Nhóm phương pháp thu thập thông tin
+ Nhóm phương pháp xử lý thông tin
+ Nhóm phương pháp diễn đạt, trình bày thông tin được nghiên cứu
B. Các phương pháp nghiên cứu khoa học:
1. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học phân loại theo logic
biện chứng:
Thành công trong nghiên cứu chỉ có thể đạt được khi chủ thể sử dụng
hợp lý, tổng hợp các phương pháp. Việ cào bằng trong đánh giá vị trí
vao trò của mỗi phương pháp nhận thức hay cường điệu phương pháp
này, hạ thấp phương pháp kia sẽ dẫn đến những sai lầm trong nhận
thức khoa học.
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
- Phân tích: chia cái toàn bộ ra từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ
phận đó
- Tổng hợp: liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích nhằm nhận
thức cái toàn bộ
 Đối lập nhưng thống nhất, giúp tìm hiểu đối tượng như một chỉnh thể toàn
vẹn.
b. Phương pháp quy nạp và diễn dịch:
- Quy nạp: suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức riêng đến kết luận chứa
tri thức chung
- Diễn dịch: suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức chung đến kết luận
chứa tri thức riêng
 Đối lập nhưng thống nhất, giúp phát hiện ra những tri thức mới về đối
tượng.
c. Phương pháp lịch sử - logic:
- Phương pháp lịch sử: tái hiện lại trong tư duy quá trình lịch sử - cụ thể với
những chi tiết của nó.
- Phương pháp logic: vạch ra bản chất, tính tất nhiên, quy luật của quá trình
vận động, phát triển của sự vật dưới hình thức trừu tượng và khái quát của

d. Phương pháp đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể:
- Từ cụ thể đến trừu tượng: xuất phát từ những tài liệu cảm tính thông qua
phân tích xây dựng các khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng
phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật.
- Từ trừu tượng đến cụ thể: xuất phát từ những khái niệm đơn giản, những
định nghĩa trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể.
2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học phân loại theo phương
thức quan sát:
- Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện,
một hiện tượng, quá trình nhằm thu thập thông tin về sự kiện, hiện tượng
hay quá trình ấy.
- Trình tự quá trình quan sát:
+ Xác định đối tượng quan sát, các phương diện cụ thể cần quan sát trên
cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
+ Lập kế hoạch và thời gian, địa điểm, số lượng đối tượng đối tượng,
người quan sát.
+ Lựa chọn phương thức quan sát, phương tiện quan sát và tiến hành quan
sát.
+ Xử lí thông tin thu được từ quan sát.
- Các loại quan sát:
 Theo mức độ chuẩn bị: quan sát có chuẩn bị trước, quan sát bất chợt.
 Theo quan hệ của người quan sát và đối tương quan sát: quan sát
không tham dự, quan sát có tham dự
 Theo mục đích xử lý thông tin: quan sát mô tả, quan sát phân tích
 Theo tính liên tục của quan sát: quan sát chu kỳ, quan sát liên tục
 Theo phương thức quan sát: quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp
A. …Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
a. Tài liệu khoa học:
- Tài liệu là vật thể cung cấp những chỉ dẫn thông tin. Hai đặc trưng cơ bản:
+ Về mặt vật chất: chất liệu và tín hiệu sử dụng
+ Đặc trưng tri thức: Nội dung của tài liệu, mức độ xử lý và phổ biến của
tài liệu (tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp,…).
- Tài liệu khoa học: những văn bản hoặc vật thể chứa đựng những thông tin
khoa học giúp nhà khoa học tìm hiểu một vấn đề khoa học nào đó.
- - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp thu thập thông tin khoa
học trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu đã có, thông qua các thao tác tư duy
để rút ra kết luận khoa học.
Chương 4: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
I. Khái niệm:
a. Đề tài:
- Là một mặt (một phạm vi, một khía cạnh…) nào đó của hiện thực khách
quan.
- Được phát hiện nhưng nguyên nhân của nó chưa được nhận thức hay nhận
thức chưa đủ, thực tiễn đòi hỏi phải nhận thức và nhà khoa học có thể
nhận thức để thoả mãn nhu cầu của thực tiễn và nhu cầu nghiên cứu của
nhà khoa học
b. Đề án:
- Văn bản xây dựng để trình các cấp quản lý hoặc cơ quan tài trợ xin thực
hiện một công việc nào đó (thành lập tổ chức, xin tài trợ cho một hoạt
động xã hội…)
- Đề án sau khi được phê duyệt sẽ thành dự án/ chương trình/ đề tài theo
yêu cầu, mục tiêu.
- Ví dụ: đề án số hoá truyền hình; ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục đào tạo…
c. Dự án:
- Một/ một nhóm hoạt động mang tính tổ chức và tính ứng dụng, hướng đến
các mục tiêu cụ thể nào đó, giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực…, có
xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội.
- Ví dụ: dự án đào tạo cán bộ tuyên giáo; phát triển báo chí Việt Nam,…
Ví dụ:
Chính sách quản trị nhân lực tại Tổng công ty Dung dịch khoan và hoá
phẩm dầu khí
Vấn đề lạm dụng bảo hiểm xã hội và các giải pháp phòng chống
Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách y tế cho người nghèo
II. Theo hoạt động quản lý khoa học:
- Đề tài cấp nhà nước: nghiên cứu các chiến lược phát triển kinh tế, văn
hoá, khoa học công nghệ cấp quốc gia
- Đề tài cấp bộ: Nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành nhằm
phát triển chuyên môn của các ngành, lĩnh vực
- Đề tài cấp cơ sở: Giải quyết những vấn đề trực tiếp trong chuyên môn của
cấp đơn vị
III. Theo chức năng:
- Đề tài nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu có mục tiêu khám phá, phát hiện
bản chất quy luật của sự vật, hướng đến việc hình thành hệ thống lý
thuyết mới.
- Đề tài nghiên cứu ứng dụng: tìm kiếm các giải pháp áp dụng nghiên cứu
cơ bản vào thực tế đời sông.
IV. Theo hoạt động quản lý:
- Tiểu luận
- Khoá luận cử nhân/ đồ án tốt nghiệp đại học
- Luận văn tiến sĩ
- Luận án tiến sĩ
V. Căn cứ lựa chọn đề tài:
a. Căn cứ khách quan:
- Khoảng trống: Chưa có ai nghiên cứu, thiếu tri thức về vấn đề
- Gây hoài nghỉ: Đã có nghiên cứu nhưng gây hoài nghi, không thoả đáng,
phương pháp nghiên cứu không đáng tin cậy
- Không thống nhất, mâu thuẫn: Có nhiều người nghiên cứu nhưng kết quả
không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau, không áp dụng được vào
thực tế ở các bối cảnh xã hội khác nhau
- Được quan tâm: Nghiên cứu có đóng góp cho sự phát triển tri thức
(nghiên cứu cơ bản) hoặc giải quyết tình hình thực tiễn (nghiên cứu ứng
dụng)
- Khả thi: Khoa học; Thực tiễn thiết kế nghiên cứu (phương pháp, công cụ
đo lường kiểm chứng, địa bàn khảo sát…); Không vi phạm đạo đức
nghiên cứu, không gây ra tổn hại về vật chất và tinh thần của con người
và xã hội.
b. Căn cứ chủ quan:
- Thực sự quan tâm, tâm huyết với đề tài nghiên cứu.
- Có kinh nghiệm, tri thức, vốn sống liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Có đủ khả năng, điều kiện để tiếp cận thực địa khảo sát
- Đủ khả năng, năng lực (kiến thức, phương pháp,…)
- Đủ thời gian và kinh phí để thực hiện đề tài
 Hội tụ hai nhóm:
- Các căn cứ này đều rất cơ bản và có tầm quan trọng như nhau. Việc thuyết
minh đầy đủ, chính xác các căn cứ này tạo ra một khả năng rất lớn để nhà
nghiên cứu có thể có được đề tài.
- Có thể ví những căn cứ này là những vòng tròn giao thoa. Mức giao thoa
của chúng tỷ lệ thuận với độ thuyết phục việc thuyết minh của nhà nghiên
cứu.
- Phần diện tích của vùng giao thoa giữa các vòng tròn đó (vùng khả năng
để có đề tài) sẽ đạt cực đại khi các căn cứ đều không thể bác bỏ.
VI. Tên đề tài:
- Diễn đạt mô hình tư duy của kết quả dự kiến một cách súc tích.
- Phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Ý nghĩa đơn trị, không được phép hiểu hai nghĩa.
- Diễn đạt bằng một mệnh đề rõ ràng, súc tích, ít chữ nhất.
 Lưu ý:
+ Phản ánh bản chất của sự việc.
+ Phản ánh những chi tiết quan trọng trong ngoặc đơn (thường phản
ánh phạm vi)
 Tránh:
+ Công thức phức tạp
+ Cụm từ bất định “Một vài nhiêm vụ”, “Phân tích một số vấn đề”,
“Phác thảo về”, “Vài suy nghĩ về”,…
+ Không nên chỉ nhấn mạnh tính thực nghiệm
Ví dụ: Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2017 – 2019
VII. Xây dựng cơ sở lý luận đề tài:
- Là công việc có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định việc xây dựng đề
cương và kế hoạch nghiên cứu của một đề tài mang tính khả thi, quyết
định mức độ thành công của đề tài nghiên cứu.
- Bao gồm các bước sau:
 Tính cấp thiết:
a. Về mặt lý luận:
+ Khoảng trống về mặt lý luận
+ Tranh cãi về mặt lý thuyết
+ Bất đông trong vận dụng vào thực tiễn
b. Về mặt thực tiễn:
+ Cần vận dụng lý giải vào một hoàn cảnh cụ thể
+ Cần vận dụng vào phạm vi cụ thể
 Tình hình nghiên cứu: là tình hình diễn ra của vấn đề
a. Trả lời :”Đã có những đề tài nào liên quan đã nghiên cứu về chủ đề
này?”
b. Trình bày tóm tắt về kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
c. Liên hệ kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước với vấn đề
được phát hiện và với mục tiêu dự kiến cần thực hiện.
 Thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực nghiên
cứu
 Đòi hỏi tác giả nắm được thông tin những công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài
 Những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài
Quan niệm về tự kỷ:
- 1911: Eugen Bleuer (Thuỵ sĩ) – tâm thần phân liệt (giai đoạn đầu)
- 1943: Leo Kanner (Mỹ) – chứng rối loạn xã hội và cảm xúc – mẹ lạnh
lùng, không quan tâm
- 1950: Bruno Bettelheim – thuyết “bà mẹ tủ lạnh:
- 1964: Bermard Rimland (Mỹ) – rối loạn sinh học, không phải là một
chứng bệnh về cảm xúc
d. Tình hình nghiên cứu:
+ Trên thế giới: Ngoại ngữ, tâm huyết, khó,…
+ Tại Việt Nam: Dễ hơn, kiên trì, biết cách tìm tài liệu…

Đối tượng nghiên cứu:


- Là một/ một số thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tương hoặc một
khía cạnh thuộc về sự vật, hiện tượng được coi là sự kiện quan sát và
hoặc vấn đề nghiên cứu được phát hiện nhưng chưa được nhân thức
đầy đủ.
 Việc xác định đúng đối tượng khảo sát , đối tượng nghiên cứu cũng bao
gồm cả việc xác định phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài, một công
việc mà bất kì khoa học nào cũng cần phải thực hiện nhằm định hướng
cho việc thu thập và xử lí thông tin.
Ví dụ:: Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo trong ajc
 Đối tượng nghiên cứu: PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
 Khách thể nghiên cứu: TOÀN BỘ GV VÀ SV TRONG AJC
 Đối tượng khảo sát: SV VÀ GV ĐƯỢC CHỌN ĐỂ NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu:
- Là hệ thống sự vật hiện tượng tồn tại khách quan trong các mối liên hê mà
người nghiên cứu cần tìm hiểu, khám phá.
- Là vật mang đối tượng nghiên cứu.
- Là nơi chứa đựng những câu hỏi, những mâu thuẫn mà người nghiên cứu
cần tìm câu trả lời và cách thức giải quyết phù hợp.
- Đối tượng khảo sát: là bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu
được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Có các cơ sở lựa chọn:
Thời gian, kinh phí, phương tiện, trình độ nhà nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu


- Là những kết quả cần phải đạt, thể hiện dưới dạng các tri thức mới được
phát hiện, thoả mãn nhu cầu nhận thức của người nghiên cứu và giới khoa
học về vấn đề được phát hiện
- Mục tiêu cao nhất:
 Mô tả -> giải thích -> dự báo -> giải pháp (thiên về ứng dụng mới có
giải pháp, còn nghiên cứu cơ sở thường chỉ dừng ở dự báo)
 Sơ đồ cây mục tiêu:
Mục tiêu 1, bước 1
Mục tiêu 2, bước 2

 Mỗi step là một nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu


 Được xác định căn cứ vào cây mục tiêu
 Là những nội dung cụ thể cần triển khai để thực hiện mục tiêu nghiên
cứu đã xác định
 Dựa vào: các loại hình nghiên cứu, các quy mô nghiên cứu

Kết cấu đề tài:


- Chương – bộ phận – tiểu mục

Trung tâm, công cụ


- Xác định đúng đối tượng nghiên cứu thì xác định đúng công cụ, trung tâm
nghiên cứu
- Các thao tác
+ mở rộng khái niệm: tìm kiếm các đề tài liên quan
+

You might also like