Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Chương 4: ĐO LƯU LƯỢNG CỦA MÔI CHẤT

Tìm nội dung và hình ảnh, video:


4.1. Định nghĩa và đơn vị lưu lượng
4.1.1. Định nghĩa
Khái niệm: Lưu lượng (tiếng anh gọi là flow) là một thuật ngữ thể hiện cho khối
lượng/mật độ/số lượng của vật chất dạng lỏng/khí/hơi di chuyển trong một đơn vị thời
gian.
4.1.2. Đơn vị lưu lượng
Với chất lỏng thì đơn vị đo lưu lượng là m³/s hoặc l/s. Và lưu lượng được ký hiệu
là Q.
t2

Gs =∫ G. dt
t1

Đơn vị: kg/s; m3/s (khí)


Ngoài ra: kg/h; tấn/h; l/phút; m3/h
Khi đơn vị là m3/s => Lưu lượng thể tích Q
G=γ.Q
Trong đó : γ- trọng lượng riêng của môi chất cần đo
4.6. Một số lưu lượng kế đặc biệt
4.6.1. Lưu lượng kế kiểu nhiệt điện
a) Lưu lượng kế kiểu nhiệt lượng kế:
 Khái niệm: Nhiệt lượng kế là thiết bị được sử dụng để đo lượng nhiệt sinh
ra khi đốt cháy một mẫu đặt trong môi trường giàu khí oxy bên trong một
bình kín, còn gọi là bom được bao quanh bởi một lượng nước xác định.
 Nguyên lý hoạt động của nhiệt lượng kế:
Người ta sử dụng năng lượng điện để làm bắt lửa mẫu. Khi mẫu cháy, nó sẽ làm
nóng lớp nước bao xung quanh bom. Nhờ đó, người thực hiện có thể đo sự thay đổi
nhiệt độ của mẫu để tính nhiệt trị hay năng suất tỏa nhiệt của mẫu.
Các kết quả này sau khi thu được sẽ cho phép người tiến hành thí nghiệm rút ra
một số kết luận quan trọng về chất lượng, đặc tính sinh lý, vật lý và hóa học của sản
phẩm.
Hình 4.x. máy đo nhiệt lượng kế IKA
Link tham khảo: video nhiệt lượng kế
Link tham khảo: Khái niệm, Cấu tạo
 Cấu tạo của nhiệt lượng kế:
Cấu tạo của nhiệt lượng kế vô cùng đơn giản, chỉ gồm có một nhiệt kế được gắn
vào một bình kim loại chứa đầy nước lơ lửng ở bên trong buồng đốt.cấu tạo của nhiệt
lượng kế sẽ bao gồm 5 bộ phận chính:

- Que khuấy
- Nhiệt kế: đo lượng nhiệt tỏa ra
- Nắp: ngăn không cho lượng khí trong bình bay ra môi trường bên ngoài.
- Bình hai vỏ
- Miếng kê bằng chất cách nhiệt: vừa giữ được lượng nhiệt trong bình vừa đảm
bảo sự an toàn cho người thực hiện nghiên cứu.
Hình 4.x. Cấu tạo nhiệt lượng kế
Link tham khảo: Cấu tạo
 Phân loại nhiệt lượng kế:
Nhiệt lượng kế được sinh ra từ quá trình đốt cháy mẫu vật trong mottj môi trường
nhất định nên sẽ được phân chia làm 3 loại: Nhiệt lượng kế đoạn nhiệt, nhiệt lượng
kế đẳng nhiệt và nhiệt lượng kế động lực.

- Nhiệt lượng kế đoạn nhiệt: là thiết bị sẽ không yêu cầu tính toán hiệu chỉnh bởi
trong quá trình thí nghiệm thì nhiệt độ của bình cách nhiệt bên ngoài bằng với nhiệt độ
của bình chứa nhiệt lượng bên trong.
- Nhiệt lượng kế đẳng nhiệt: nhiệt độ của bình cách nhiệt ở bên ngoài vẫn được
duy trì, đồng thời nhiệt độ không khí trong phòng thí nghiệm cần duy trì ổn định để
giảm thiểu sự tác động từ môi trường. Và trong trường hợp này người thực thực cần
phải tính toán về sự trao đổi nhiệt bằng hệ số Regnault- Pfaundler nhằm đưa ra kết quả
chính xác nhất.
- Nhiệt lượng kế động lực: là các thức rút gọn hơn của hai phương pháp trên tuy
nhiên vẫn đảm bảo được kết quả cuối cùng.
 Ứng dụng nhiệt lượng kế trong thực tế:
- Quét vi sai của nhiệt lượng kế cũng được ứng dụng trong các vấn đề liên quan
đến lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các vật liệu xây dựng.
- Trong lĩnh vực dược học: nhiệt lượng kế dùng để quét vi sai điều biến nhiệt
nhằm xác định giá trị nhiệt độ chuyển tiếp với dung dịch đông lạnh, đo lường giá trị
trong hệ dẫn thuốc hay các quá trình chuyển tiếp phức tạp.
- Các lĩnh vực chuyên ngành của các trường đại học cũng đưa nhiệt lượng kế vào
ứng dụng trong các phòng thí nghiệm, là thiết bị không thể thiếu: ngành Nông nghiệp,
ngành Sinh học, ngành Kỹ thuật cơ khí….

Hình 4.x. Ứng dụng nhiệt lượng kế


b) Lưu lượng kế kiểu dẫn nhiệt (tốc kế gió):
Khái niệm: là một thiết bị điện tử dùng để đo tốc độ, áp suất của gió và hướng
gió. Máy được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu, thám hiểm, đặc biệt trong khí
tượng thủy dự báo thời tiết. Giữa tốc độ gió và áp suất gió có mối quan hệ mật thiết
với nhau
Cấu tạo: gồm 1 bộ phận nhạy cảm là một chong chóng rất nhẹ với các cánh
hướng theo bán kính, làm bằng nhôm (mêca).

Hình 4.x. Cấu tạo phong tốc kế


Phân loại: Máy đo gió được chia làm hai loại: loại dùng để đo tốc độ gió, và loại
dùng để đo áp suất của gió. Tuy nhiên giữa tốc độ và áp suất gió có những điểm liên
quan mật thiết với nhau, vì vậy một máy đo gió phù hợp với hai loại này sẽ cho cả hai
thông tin này.

Hình 4.x. Phong tốc kế Fluke 925


 Ứng dụng:
Dự báo thời tiết, theo dõi thường xuyên các yếu tố liên quan tới gió như tốc độ,
áp suất, lưu lượng gió có thể dự báo trước thời tiết, các thiên tai có thể xảy ra.
Nghiên cứu, thăm dò trên biển, máy hỗ trợ dự báo trước lưu lượng, áp suất gió,
hướng gió,... có tác dụng rất lớn đối với tàu bè trên biển. Giúp con người lợi dụng
hướng gió để di chuyển dễ dàng hơn hoặc tránh các cơn bão, những vùng có điều kiện
khắc nghiệt.
Hỗ trợ thực địa và quan sát môi trường, dựa vào số liệu nhận được đo đạc chính
xác chiều cao, chiều rộng, độ sâu của các địa hình (hầm, khe núi,...). Điều này mang
lại tác dụng lớn trong việc đào hầm khai thác mỏ.
Hỗ trợ công tác cứu trợ, phòng cháy chữa cháy. Việc dự đoán hướng, độ mạnh
yếu của gió giúp nhân viên cứu hỏa dự đoán và đưa ra các quyết định xử lý đúng đắn
trong các vụ cháy nhà, cháy rừng,... giảm thương vong về người và tài sản

Tong nông nghiệp, người sử dụng xác định hướng gió ra sao, độ mạnh yếu như
thế nào trong việc phun thuốc trừ sâu (VD: phun thuốc theo chiều gió có thể giúp
thuốc được phun đều và rộng hơn, tiết kiệm hơn), lưu thông gió để bảo vệ cây trồng
Link tham khảo: tốc kế gió
Link tham khảo: Ứng dụng
4.6.2. Lưu lượng kế kiểu điện từ
 Khái niệm: Lưu lượng kế dạng điện từ là tên gọi chung của các thiết bị
đo lưu lượng, sử dụng công nghệ cảm biến điện từ để đo đạt thể tích lưu lượng đi
qua trên hệ thống đường ống nước, khí, hơi nóng, dầu, chất lỏng…

Hình 4.x. Lưu lượng kế điện từ Comac Cal

 Cấu tạo lưu lượng kế kiểu điện từ:


- Lưu lượng kế được cấu tạo từ nhiều thành phần. Bao gồm: cân đo, ống đo và
phao.
- Lưu lượng kế là thiết bị đo không thể thiếu để đo lưu lượng của chất khí, chất
lỏng hay hỗn hợp khí-lỏng. Hiện nay trên thị trường rất đa dạng các loại nhiệt kế phù
hợp cho bất kì hoạt động công nghiệp hay dân dụng nào.
- Sử dụng lưu lượng kế để đo lường lượng khối của một chất lỏng được chảy qua
ống dẫn. Khối lượng của chất lỏng chảy qua một điểm cố định trên mỗi đơn vị thời
gian có nghĩa là tỷ lệ lưu lượng khối.
- Lưu lượng kế có đơn vị đo là GPM (gallon/phút) hoặc LPM (lít/phút), một số
loại công suất lớn có đơn vị đo là m3/h.
Hình 4.x. Cấu tạo lưu lượng kế điện từ
Link tham khảo: Cấu tạo lưu lượng kế điện từ
 Nguyên lý hoạt động của lưu lượng kế điện từ:
- Lưu lượng kế dạng điện từ hoạt động dựa trên Luật Điện từ của Michael
Faraday. Khi một chất lỏng dẫn chảy qua từ trường, một điện áp nhỏ (u) được
gây ra. Một điện cực E này tỷ lệ thuận với vận tốc của dòng chảy và được đo
chính xác bằng hai điện cực bằng thép không gỉ được gắn với nhau trong ống
đo.
- Hai điện cực được kết nối với một mạch điện tử tiên tiến xử lý tín hiệu và lần
lượt đưa nó vào bộ vi xử lý bên trong module điện tử. Bộ vi xử lý sau đó tính
lưu lượng và kiểm soát các đầu ra khác nhau trên bảng đầu cuối. Điện cực điện
áp E tỷ lệ thuận với vận tốc trung bình của chất lỏng V.
Hình 4.x. Nguyên lý hoạt động của lưu lượng kế điện từ

 Công thức đo dòng điện:


E = B.l.v… (eq1)
+ B = Mật độ từ thông (Wb / m2)
+ L = chiều dài dây dẫn (m)
+ V = Vận tốc của dây dẫn (m / s)
Tốc độ dòng chảy Q được cho bởi Q = (πd2 / 4) v … (eq2)
Gồm: D = đường kính ống
* V = vận tốc trung bình của dòng chảy (vận tốc dẫn trong trường hợp này)
* Từ phương trình (eq1)
* V = e / bl Q = πd2e / 4Bl
* Q = K Trong đó K là hằng mét.
Hình 4.x. Sơ đồ minh họa công thức đo lưu lượng
Link tham khảo: Lưu lượng kế điện từ
 Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Lưu Lượng Kế Điện Từ
- Chất lỏng đo cần chứa các hạt mang điện, thông thường thì chất lỏng có độ dẫn
điệnít nhất là 5μs/cm
- Bạn cần lựa chọn đồng hồ phù hợp với môi trường lưu chất cần đo
- Cả 2 điện cực phải tiếp xúc với chất lỏng, tức là chất lỏng trong đường ống phải
ngập 2 điện cực đo này. Thông thường điện cực được chế tạo bằng chất liệu thép
không gỉ như SUS316, SUS316L
- Lớp lót đồng hồ phải là dạng cách điện, với sản phẩm tốt chất lượng được
làm bằng Teflon ( PTFE ) một số sản phẩm có giá thành thấp được làm bằng cao su
EPDM
- Cần nối tiếp đất để tránh hiện tượng rò dòng điện cũng như tránh hiện tượng
gây nhiễu
- Cần lắp đặt đồng hồ đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn của nhà cung cấp,
hãng sản xuất để đảm bảo đồng hồ hoạt động chính xác cũng như độ bền sử dụng lâu
dài
Link tham khảo: Lưu ý khi sử dụng van điệ từ

 Hạn chế của lưu lượng kế điện từ


- Chất được đo phải là chất dẫn điện. Do đó, nó không thể được sử dụng để đo
tốc độ dòng khí và hơi nước, các sản phẩm dầu mỏ và chất lỏng tương tự có độ dẫn rất
thấp.
- Làm cho đồng hồ không nhạy cảm với sự biến thiên của điện trở, điện trở hiệu
dụng của chất lỏng giữa các điện cực không được vượt quá 1% trở kháng của mạch
bên ngoài.
- Giá thành cao hơn nhiều so với các dòng đồng hồ cơ.
- Khi máy đo luôn đo tốc độ thể tích, sẽ bao gồm khối lượng của bất kỳ vật chất
lơ lửng nào trong chất lỏng.
- Để tránh bất kỳ rắc rối nào gây ra bởi không khí bị cuốn vào, khi ống dẫn được
lắp vào đường ống nằm ngang, các điện cực phải nằm trên đường kính ngang.
- Khi kiểm tra bằng không đối với việc lắp đặt có thể được thực hiện chỉ bằng
cách dừng dòng chảy, các van phân cách được yêu cầu và cần phải có một vòng tránh
qua mà luồng có thể được hướng trong suốt kiểm tra bằng không.
- Đường ống phải chạy đầy, trong trường hợp van điều chỉnh được lắp phía trên
đồng hồ đo.
 Ưu điểm của lưu lượng kế điện từ
- Sự tắc nghẽn của dòng chảy hầu như không có; vì thế loại đồng hồ này có thể
được sử dụng để đo sự ngưng trệ nặng; bao gồm bùn, nước thải và bột giấy từ gỗ.
- Không có tổn thất đầu áp lực trong loại máy đo lưu lượng này khác với chiều
dài của ống thẳng mà máy đo chiếm.
- Chúng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự xáo trộn dòng chảy thượng lưu.
- Chúng không bị ảnh hưởng bởi sự biến thiên về mật độ, độ nhớt, áp suất và
nhiệt độ.
- Yêu cầu về điện năng có thể thấp (15 hoặc 20 W), đặc biệt với DCtype xung.
- Các đồng hồ này có thể được sử dụng làm đồng hồ hai chiều.
- Bộ đo phù hợp với hầu hết các axit; bazơ; nước và dung dịch nước vì các chất
liệu lót được lựa chọn không chỉ là chất cách điện tốt mà còn chống ăn mòn.
- Đồng hồ được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ bùn; không chỉ bởi vì chúng bị
cản trở ít hơn mà còn bởi vì một số lớp lót như polyurethane; cao su và cao su có độ
mài mòn tốt hoặc chống xói mòn.
- Chúng có khả năng xử lý lưu lượng rất thấp.
- Kết quả đo chính xác.
- Tín hiệu ngõ ra đa dạng: 4-20mA, Modbus RS485, tín hiệu Xung.
 Ứng dụng:
Chất lỏng như bùn cát, bột than, bùn, nước thải, bột giấy; hóa chất, nước trừ nước
cất trong đường ống lớn, chất lỏng nóng; chất lỏng nhớt cao đặc biệt trong công
nghiệp chế biến thực phẩm, chất lỏng lạnh có thể được đo bằng máy đo lưu lượng
điện.
Các ứng dụng cho chất lỏng dơ bẩn được tìm thấy trong nước, nước thải; khai
khoáng, chế biến khoáng sản, điện, bột giấy và giấy, và các ngành công nghiệp hoá
chất. Máy đo lưu lượng từ được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để đo lượng
nước thải được xử lý và không xử lý, nước, nước và hoá chất. Các ứng dụng trong
ngành khai khoáng và chế biến khoáng sản bao gồm dòng nước quy trình và dòng xả
quy trình và các luồng truyền tải nặng.
Với nhiều ưu điểm như mình nói trên nên lưu lượng kế điện từ được sử dụng phổ
biến trong các nhà máy; khu chiết xuất chất lỏng, khu công nghiệp dùng đo lưu lượng
nước sạch, nước thải

Hình 4.x. Ứng dụng của lưu lượng kế điện từ


 Cách sử dụng:
- Máy đo lưu lượng từ đo vận tốc của chất lỏng dẫn trong các đường ống, chẳng
hạn như nước, axit, chất ăn da, và chất bùn. Máy đo lưu lượng từ có thể đo đúng khi
độ dẫn điện của chất lỏng lớn hơn khoảng 5μS / cm. Hãy cẩn thận vì sử dụng các máy
đo lưu lượng từ đối với chất lỏng có độ dẫn thấp như nước deion hoá, nước cấp cho
nồi hơi, hoặc hydrocarbon, có thể làm cho lưu lượng kế tắt và đo lưu lượng không.
- Cần đặc biệt cẩn thận khi vận hành các máy đo lưu lượng từ trong dịch vụ chân
không; bởi vì một số máy đo lưu lượng kế có thể sụp đổ và bị hút vào đường ống trong
dịch vụ chân không, làm hỏng lưu lượng kế.
Lưu ý:
- Các điều kiện chân không có thể xảy ra trong các đường ống mà dường như
không được tiếp xúc với dịch vụ chân không như; các đường ống trong đó một khí có
thể ngưng tụ (thường trong điều kiện bất thường). Tương tự, nhiệt độ quá cao trong
các máy đo lưu lượng kế từ (thậm chí là trong điều kiện bất thường) có thể dẫn đến hư
hỏng lưu lượng kế vĩnh viễn.
Link tham khảo video: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
4.6.3. Lưu lượng kế siêu âm
Khái niệm: Lưu lượng kế siêu âm, hay còn gọi là đồng hồ đo lưu lượng siêu
âm (Ultrasonic flow meter) là thiết bị được sử dụng, để đo lưu lượng dòng chảy của
các loại chất lỏng hoặc khí (chất lưu).

 Cấu tạo lưu lượng kế siêu âm:


Cấu tạo của lưu lượng kế siêu âm bao gồm 3 bộ phận chính: Máy đo, đầu thu phát
sóng siêu âm, dây dẫn.
- Máy đo: Là bộ phận phức tạp được cấu thành từ nhiều chi tiết và linh kiện điện
tử, bộ phận này được nạp vào các chương trình xử lý tính toán phù phù hợp, tiếp nhận
xử lý thông tin từ bộ phận đầu thu phát sóng.Ngoài ra bộ phận này còn được tích hợp
các nút bấm điều khiển, và màn hình hiển thị, giúp cho người dùng tiến hành, việc đo
lưu lượng dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Dây dẫn: đây là bộ phận liên kết giữa bộ phận thu phát và bộ phận máy đo, bộ
phận này vừa có chức năng truyền tín hiệu, vừa truyền tải năng lượng đến đầu phát và
đầu thu để vận hành chúng.Chiều dài của dây dẫn, cho phép 1 thiết bị đo có thể sử
dụng trên nhiều đường ống khác nhau, nhưng không phải tất cả mọi kích thước.
- Các đầu thu phát sóng: Đối với những thiết bị lưu lượng kế siêu âm thông
thường, chúng chỉ sử dụng khoảng 2 đầu thu phát sóng khác nhau, số lượng đầu thu
phát có thể nhiều hơn phụ thuộc vào thiết kế. Chúng được gắn lên đường ống thông
qua các đai kim loại cố định.Cũng có những thiết bị mà đầu thu phát được thiết kế liền
1 khối với thân đồng hồ, điều này là một thiết bị chỉ sử dụng cố định trên đường ống.

Hình 4.x. Cấu tạo lưu lượng kế siêu âm


 Nguyên lý hoạt động chung:
Lưu lượng kế siêu âm là thiết bị đo lưu lượng, bằng cách phát sóng siêu âm vào
dòng chảy của loại chất lưu cần đo, sau đó thiết bị sử một đầu thu sóng, sau khi đã
truyền qua dòng chảy của chất lưu, tốc độ vào tính chất của chất lưu sẽ làm thay đổi
sóng siêu âm. Căn cứ vào sự khác biệt của sóng siêu âm giữa đầu thu và đầu phát, để
có thể tính toán được lưu lượng của dòng chảy. Ngoài ra còn một phương pháp nữa
cũng thường được áp dụng, cho lưu lượng kế siêu âm đó là, xác định thời gian mà
sóng siêu âm đi từ đầu phát đến đầu thu.

Link tham khảo lưu lượng kế siêu âm


 Phân loại và nguyên lý hoạt động của từng loại lưu lượng kế siêu âm:
Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm hiện nay có các kiểu đo như sau:
- Đồng hồ đo nước siêu âm dạng vận chuyển(Hay còn gọi là Transit-time):
Là dạng thiết bị đo lưu lượng siêu âm dựa vào sự chênh lệch về thời gian phản xạ sóng
siêu âm và hướng dòng chảy, dựa vào sự chênh lệch này người ta tính được vận tốc
trung bình của chất lỏng theo đường đi của chùm sóng siêu âm
Với dòng đồng hồ nước siêu âm dạng vận chuyển có các dạng như gắn trực tiếp
vào đường ống cho lưu chất đi qua hoặc sử dụng hai đầu dò bên ngoài đường ống để
tạo ra sóng siêu âm ở đầu vào và đầu ra của ống đo. Tuy nhiên có một vài trường hợp
đường ống đo không đều hoặc có vấn đề về môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến đầu
dò thì vẫn phải sử dụng đầu dò ở bên trong của ống.
Dạng đồng hồ siêu âm sử dụng phương pháp đo Transit-time yêu cầu không có
bọt khí hoặc chất rắn lơ lửng, ngoài ra đường ống sử dụng phải kín và chứa đầy lưu
chất bên trong
- Đồng hồ đo lưu lượng dịch chuyển Doppler: Là dạng lưu lượng siêu âm khi
thay đổi tần số của sóng liên quan. Khái niệm đo Doppler được đặt tên theo chính nhà
khoa học Christian Dopper người Áo người tìm ra được hiện tượng này. Cụ thể đây là
hiện tượng xảy ra khi nguồn sóng di chuyển làm cho tần số sóng phát ra khác với tần
số thu được tại thời điểm quan sát. Sự thay đổi đo được giữa các bước sóng tỉ lệ thuận
với vận tốc thu được. Dạng đo kiểu này ít được sử dụng thực tế hơn so với kiểu đo
dich chuyển
Dạng đo lưu lượng siêu âm Doppler được sử dụng cho các lưu lượng bùn, chất
lỏng có bong bóng, chất khí với các hạt phản xạ âm thanh. Máy đo lưu lượng siêu âm
này cũng được sử dụng để đo thể tích máu trong mạch máu.

Hình 4.x. Máy đo lưu lượng siêu âm Doppler


- Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm dạng kênh hở: Là dạng đo dựa vào hình dạng
hình học của dòng kênh, dòng chảy có thể xác định được độ cao. Nó sẽ dựa vào hình
học của kênh, đập tràn hoặc mương dẫn trong các hệ thống tưới tiêu và thủy lợi, sử
dụng các công thức tính toán chuyển đổi đã được lập trình sẵn. Dạng đồng hồ đo lưu
lượng kênh hở có thể đo được đầu vào, đầu ra, kiểm soát lưu lượng, đo mức chênh…
Phương pháp đo siêu âm, không tiếp xúc.
Hình 4.x. Máy đo lưu lượng siêu âm dạng kênh hở
Link tha khảo: Phân loại van siêu âm và nguyên lý hoạt động
4.6.4. Lưu lượng kế dùng đồng vị phóng xạ
 Cấu tạo:

Hình 4.x. Cấu tạo lưu lượng kế đồng vị phóng xạ


Trên bản cực 3 người ta quét lớp chất phóng xạ khi phóng xạ => dòng khí dẫn
điện được đo bằng đồng hồ => đo được vận tốc khí. Khi lượng phóng xạ giảm dần =>
độ chính xác kém.
Detector, là một loại cảm biến thực hiện chuyển bức xạ thành tín hiệu xung điện.

Hình 4.x. Máy đo độ phóng xạ LK3600

Hình 4.x. Sơ đồ đo dùng Detector


Link tham khảo: Đo đồng vị phóng xạ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS. Hoàng Đình Tín, 2001. Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[2]. TS. Hoàng An Quốc – PGS.TS. Hoàng Dương Hùng – TS. Lê Xuân Hòa,
2013. Giáo trình Đo lường nhiệt. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, TPHCM.
[3]. Trịnh Văn Quang, 2004. Đo lường nhiệt (Dành cho sinh viên ngành nhiệt
lạnh). Trường đại học Giao thông Vận tải, Khoa Cơ khí – Bộ môn Kỹ thuật nhiệt, Hà
Nội.
[4]. Lê Đình Trung, 2013. Giáo trình Đo lường điện lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy
lạnh và điều hòa không khí). Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Tổng cục dạy
nghề, Hà Nội.
[5]. ThS. Lê Quang Giảng. Bài giảng đo lường và tự động hóa hệ thống lạnh. Bộ
môn Công nghệ kỹ thuật nhiệt. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, TPHCM.
[6]. PGS.TS. Nguyễn Đức lợi, 2006. Tự động hóa hệ thống lạnh. Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
[7]. ThS. Nguyễn Tấn Dũng – TS. Trịnh Văn Dũng – KS. Lê Thanh Phong – KS.
Trần Hữu Hưng, 2009. Tự động điều khiển các quá trình nhiệt – lạnh. Nhà xuất bản
đại học quốc gia TPHCM, TPHCM.

You might also like