Sử Dụng Câu Chuyện Để Gây Hứng Thú Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam (1954-1975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Chƣơng trình chuẩn)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ THANH TRÀ

SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH


TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954-1975)
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Chƣơng trình chuẩn)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC


(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thế Bình

HÀ NỘI – 2014

1
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................... i
Danh mục viết tắt ................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................... 6
1.1.1. Tài liệu nước ngoài ................................................................................... 6
1.1.2. Tài liệu trong nước .................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 12
1.2.1. Cơ sở xuất phát........................................................................................... 12
1.2.2. Quan niệm về sử dụng câu chuyện lịch sử nhằm gây hứng thú cho
học sinh trong dạy học lịch sử ............................................................................. 17
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng câu chuyện lịch sử nhằm gây hứng
thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ................................................................. 24
1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 29
1.3.1. Về phía giáo viên ....................................................................................... 29
1.3.2. Về phía học sinh ......................................................................................... 33
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM (1954-1975) LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (chƣơng
trình chuẩn) ................................................................................................................................... 38
2.1. Vị trí, mục tiêu của chương trình SGK Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954-1975 trường THPT (chương trình chuẩn) ................................................... 38
2.1.1. Vị trí .......................................................................................................... 38
2.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 38
2.2. Xác định nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam (1954-1975)
có thể và cần sử dụng câu chuyện để gây hứng thú học tập cho học sinh ........... 41
2.2.1. Nội dung kiến thức cơ bản lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ......... 41
2.2.2. Những câu chuyện lịch sử có thể và cần sử dụng trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ năm 1954-1975 ở lớp 12 THPT ................................................. 43

i
2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử .................... 51
2.4. Một số biện pháp sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) THPT ........................................... 54
2.4.1. Sử dụng câu chuyện để định hướng kiến thức cơ bản của bài học ........... 54
2.4.2. Sử dụng câu chuyện để cụ thể hóa kiến thức sơ bản của bài học .............. 57
2.4.3. Sử dụng câu chuyện để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ............................ 59
2.4.4. Vận dụng phương pháp đóng vai, để gây hứng thú học tập cho học
sinh ....................................................................................................................... 63
2.4.5. Sử dụng câu chuyện lịch sử để ôn tập, kiểm tra kiến thức của học sinh ............ 68
2.5. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 73
2.5.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 73
2.5.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................. 73
2.5.3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 73
2.5.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 76
2.5.5. Kết quả rút ra từ thực nghiệm .................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 85

ii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang tế kỉ XXI, việc hội nhập và hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế đã trở
thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của lịch sử nhân loại. Hòa
nhập vào sự phát triển chung của thế giới, đất nước ta cũng đã và đang thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ. Trong đó tiềm năng trí tuệ trở thành động
lực chính đảm bảo sự phát triển xã hội, giáo dục - đào tạo được coi là nhân tố quyết
định sự thành bại của mỗi quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa vừa mở ra những cơ hội
cho sự hội nhập và phát triển, vừa đem lại những thách thức mới cho mỗi quốc gia,
dân tộc, trong đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi mỗi nước phải biết kết hợp thành
công sức mạnh truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, trong đó đặc biệt
quan tâm giáo dục, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VII đã chỉ rõ giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” và khẳng định mục tiêu
của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động
có trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo
đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [58, tr. 81]
Đảm nhiệm sứ mệnh cao cả đó, giáo dục - đào tạo không ngừng đổi mới toàn
diện và đồng bộ. Cùng với đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, việc đổi
mới phương pháp dạy học trở thành một trong những vấn đề mang tính chiến lược
cấp thiết và tiến hành mạnh mẽ trước những yêu cầu đổi mới của đất nước. Bộ môn
Lịch sử giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế
giới và lịch sử dân tộc, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học. Đặc
biệt giáo dục truyền thống, đạo đức, tư tưởng chính trị... lại là ưu thế nổi bật của bộ
môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích,
hứng thú trong học tập lịch sử ? Nhà văn Nga Tsecnusevski viết: “có thể không biết,
không cảm thấy say mê học tập môn Toán, tiếng Hilạp hoặc Latinh, Hóa học, có thể
không biết hàng nghìn khoa học khác, nhưng dù sao là người có giáo dục mà không
yêu thích lịch sử thì chỉ là một con người không phát triển về trí tuệ" [29]. Một trong

1
những biện pháp hữu hiệu là sử dụng câu chuyện trong dạy học nhằm gây hứng thú
cho học sinh học tập lịch sử. Thông qua các câu chuyện lịch sử giúp các em tái hiện
lại bức tranh quá khứ chân thực, sinh động, những cuộc kháng chiến hào hùng của
dân tộc, sự hy sinh và chiến đấu quên mình của quân dân ta, tạo ra xúc cảm lịch sử.
Học sinh hứng thú, say mê, tìm hiểu lịch sử sẽ giúp các em nắm vững bản chất các
sự kiện, hiện tượng, hình thành nên khái niệm, hiểu rõ những quy luật, những bài
học quan trọng của lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Mặt
khác, việc sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh còn
giúp người thầy thực hiện tốt các phương pháp dạy học và kiểm nghiệm tính hiệu
qủa của các phương pháp đó.
Thực tế việc sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học
hiện nay ở trường phổ thông còn nhiều bất cập. Một bộ phận giáo viên giàu tâm
huyết với nghề thường trăn trở làm sao nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch
sử. Họ đã sưu tầm các tư liệu lịch sử quý báu, xây dựng thành các câu chuyện kể cho
học sinh, được học sinh đón nhận rất hào hứng. Bên cạnh đó, có không ít giáo viên
chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của những câu chuyện lịch sử để gây húng thú
cho học sinh, nên chưa quan tâm và khai khác câu chuyện lịch sử gắn với kiến thức
cơ bản trong giời học. Nêú có chăng giáo viên cũng chỉ nêu ra các câu chuyện lịch
sử mang tính chất giới thiệu hoặc nhắc tên các nhân vật lịch sử mà không sử dụng
các câu chuyện lịch sử để gây hứng thú cho học sinh. Tình trạng đó làm cho giờ học
trở nên khô cứng, có nhiều con số, nhiều sự kiện. Vì vậy, học sinh cảm thấy giờ học
lịch sử nặng nề, không tạo được hứng thú học tập lịch sử. Kết quả là nhiều học sinh
còn hổng kiến thức lịch sử cơ bản, thậm chí hiểu sai lịch sử dân tộc. Theo đó chất
lượng dạy học bộ môn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch
sử dân tộc. Đây là thời kì nhân dân miền Nam và miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược khác nhau. Nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân
dân miền Nam anh dũng đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân

2
dân tiến tới thống nhất nước nhà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước đã đưa nhân dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử mới, thời kì cả nước đi lên
CNXH. Giai đoạn lịch sử quan trọng này có nhiều biến cố lớn, nhiều sự kiện hấp
dẫn thông qua các câu chuyện về sự kiện, nhân vật lịch sử....có tác động mạnh đến
tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp và ý
thức trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, tin tưởng vào con đường
XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đó là điều kiện, là cơ sở để tôi sử dụng có
hiệu quả các câu chuyện lịch sử nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch
sử. Với những lý do trên nên chúng tôi chọn vấn đề: “Sử dụng câu chuyện để gây
hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12
THPT (Chƣơng trình chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành lý luận và phương pháp dạy học lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận của việc sử dụng những
câu chuyện trong dạy học bộ môn và căn cứ vào thực tiễn dạy học lịch sử ở trường
THPT, đề tài đi sâu vào tìm hiểu những câu chuyện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1954-1975, đề xuất một số biện pháp sư phạm sử dụng câu chuyện nhằm
gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT và tiến hành thực
nghiệm một bài cụ thể để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đưa ra.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý luận của các nhà triết học, các nhà giáo dục học và giáo dục lịch
sử về sử dụng câu chuyện trong các tài liệu giáo dục, giáo dục lịch sử và các tài liệu
lịch sử có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa, nội dung kiến thức những câu chuyện
tiêu biểu của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 lớp 12 THPT.
- Tìm hiểu thực tiễn sử dụng những câu chuyện tiêu biểu, chất lượng giảng dạy
bộ môn, tình hình và sự hứng thú học tập lịch sử của học sinh phổ thông hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1954-1975 trường THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định
tính khả thi của các biện pháp đề ra.

3
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn).
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng câu chuyện để gây
hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở THPT.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn)
6. Giả thuyết khoa học
Nếu khai thác tốt câu chuyện lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 THPT
(Chương trình chuẩn) và áp dụng biện pháp, đề xuất trong luận văn sẽ gây hứng thú
học tập cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đi sâu tìm hiểu nội dung các câu chuyện lịch sử tiêu biểu liên quan đến
kiến thức cơ bản của các bài học trong nội dung chương trình lịch sử Việt Nam
(1954-1975) lớp 12 THPT (chương trình chuẩn), từ đó đề xuất một số biện pháp sử
dụng câu chuyện lịch sử để gây hứng thú cho học sinh quá trình học tập bộ môn
trong giờ học nội khóa.
- Phạm vi điều tra: Do thời gian có hạn nên chúng tôi tiến hành điều tra thực tế
tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng.
- Phạm vi thực nghiệm sư phạm, giới hạn trong giờ học nội khóa, gồm 2 bài lịch sử
Việt Nam (1954-1975) lớp 12, tại trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức - Hà Nội.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học lịch sử về nội dung kiến
thức và một số biện pháp sử dụng những câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu lý luận và phương pháp sử dụng câu chuyện nhằm gây hứng thú

4
cho học sinh trong dạy học lịch sử để rút ra kinh nghiệm và nâng cao trình độ nhận
thức của bản thân, đồng thời vận dụng tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy sau này.
Giúp các giáo viên có tài liệu tham khảo để sử dụng những câu chuyện nhằm
gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12
THPT (Chương trình chuẩn).
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử, tài
liệu lịch sử liên quan đến đề tài và nghiên cứu chương trình, nội dung SGK lịch sử
lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn).
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Nghiên cứu việc dạy học lịch sử ở trường THPT bằng nhiều hình thức khác nhau
như: dự giờ, quan sát, các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, trao đổi với giáo viên.
+ Điều tra thực tế để đánh giá mức độ, thực trạng việc sử dụng câu chuyện
nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử thông qua phiếu điều tra giáo
viên, học sinh ở một số trường THPT.
+ Phương pháp thực nghiệm: Soạn bài thực nghiệm theo những dự kiến về biện
pháp mà luận văn đưa ra, tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi
của biện pháp đó.
+ Phương pháp thống kê toán học: Tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua
điều tra, thực nghiệm bằng cách lập bảng thống kê số liệu. Từ đó rút ra được nhận
xét khái quát.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chƣơng 1: Vấn đề sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Một số biện pháp sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954-1975) lớp 12 Trung học phổ thông (chương
trình chuẩn).

5
CHƢƠNG 1
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài


Đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử trên thế giới và trong
nước có những công trình nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo nói
chung, sử dụng câu chuyện trong quá trình dạy học bộ môn lịch sử nói riêng. Đặc biệt,
nghiên cứu phương pháp dạy học bộ môn, cũng có nhiều hội nghị bàn tới việc đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao
hiệu quả dạy học lịch sử. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết về chủ đề này được công
bố trên các tạp chí: “Nghiên cứu giáo dục”, “Nghiên cứu lịch sử”. Nhìn chung, các
công trình nghiên cứu đã nêu lên được các vấn đề lý luận và thực tiễn, biện pháp sư
phạm cụ thể để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
1.1.1. Tài liệu nước ngoài
Tài liệu tâm lý học, Giáo dục học
Các nhà tâm lý học Xô Viết dựa trên học thuyết Mác - Lênin và học thuyết hoạt
động thần kinh cao cấp của I.V.Paplop đã xem xét hứng thú của con người như là
một trong những hình thức phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức con người.
Hứng thú được bộc lộ ở thái độ lựa chọn đối với các đối tượng khác nhau của hoạt
động, ở khuynh hướng đặc biệt hướng đến các đối tượng. Nhiều công trình nghiên
cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô trước đây đã tập trung vào sự phát triển của
hứng thú nhận thức đối với các môn khoa học và các biện pháp nhằm hình thành
hứng thú nhận thức. A.G.Côvaliốp trong “Tâm lý học cá nhân” (1971), đã coi hứng
thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, trên cơ sở đó
có một phương pháp giáo dục tích cực.
Ở một khía cạnh quan trọng khác, nhà giáo dục Liên Xô I.F Khalamốp trong
cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” (1979), tác giả đã
nhấn mạnh đến những câu chuyện khi dạy học: “Khi kể lần đầu tiên về một sự kiện
nào đó, bạn phải truyền đạt chỉ những nét chính của nó mà thôi...”. Ngoài ra ông còn

6
đề cập đến việc gây hứng thú trong học tập của học sinh. “Giáo viên giúp học sinh
có cảm xúc niềm vui sướng trong học tập, từ đó sẽ hình thành động cơ học tập, nâng
cao chất lượng dạy học” [20, tr.4]. T.A Ilina cho rằng: “Giảng giải, kể chuyện - dùng
lời nói sinh động của giáo viên đều được sử dụng chủ yếu để truyền thụ tài liệu mới
cho học sinh. Kể chuyện là một trong những phương pháp quan trọng nhất để trình
bày tài liệu một cách có hệ thống. Kể chuyện là một trong những yếu tố cơ bản của
bài học” [53, tr.164].
Trong cuốn “Giáo dục học”, tập I của N.V Savin, đề cập đến vai trò của các câu
chuyện trong dạy học: “Một câu chuyện kể lôi cuốn học sinh, gây nên tiếng vọng
trong tâm hồn các em và tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc hình thành những
tình cảm đạo đức cao cả, tình yêu đối với Tổ quốc, đối với quá khứ và hiện tại của
Tổ quốc, sự tế nhị, sự quan tâm, sự đồng cảm...”. Ngoài ra tác giả cũng nhấn mạnh
“...Trong giờ học giáo viên giải thích hay kể chuyện, học sinh tích cực tìm câu trả lời
cho câu hỏi đã nảy sinh ở các em vào đầu giờ học” [41, tr. 68, 131]. Như vậy, câu
chuyện hay, phù hợp sẽ gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
I.A Lecne trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” đã đề cập đến vai trò của người
giáo viên trong dạy học, trong đó “Giáo viên cần nắm vững nghệ thuật kể chuyện
nêu vấn đề...” [21, tr. 76].
Tài liệu giáo dục lịch sử
M.N.Sacđacốp trong cuốn “Tư duy học sinh” (1970), đã nói rõ vai trò của biểu
tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật nói riêng trong nhận thức lịch sử, đó là
khâu trung gian trong hoạt động tư duy.
Nhà giáo dục Xô Viết N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như
thế nào” tác giả đã đề cập đến tính đa dạng của kiến thức và cần thiết phải trang bị
cho giờ học các phương tiện dạy học, sử dụng tài liệu tham khảo khác để cụ thể hóa
kiến thức trong sách giáo khoa nhằm gây hứng thú cho học sinh. Để có một giờ học
tốt giáo viên phải kết hợp được nhiều khâu khác nhau, quan trọng nhất là tham khảo
các tài liệu để làm cho nội dung bài giảng thêm phong phú và chính xác. Ông cũng
nhấn mạnh “Phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu
muôn hình muôn vẻ ...Toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi nếu thầy giáo hiểu

7
môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu hiện nay. Nếu thầy giáo có thể kể
chuyện không những về cái mà mình đã đọc và cả về cái mà chính mắt mình trông
thấy” [40, tr. 13]. Ngoài ra Đairi còn đề cập đến việc dùng câu chuyện để giải thích
bức tranh, các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
A.A.Vagin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học” (1978),
Nxb giáo dục Matxcơva (tài liệu dịch), đã nêu ra các biện pháp nâng cao chất lượng
dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử vào dạy học.
Các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến hứng thú học tập của học sinh,
nó là cơ sở của sự phát triển nhân cách và tài năng của các em.
1.1.2. Tài liệu trong nước
Trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, tập I, Nxb Giáo
dục Hà Nội (1987) đã chỉ ra rằng, một trong những biện pháp nhằm phát huy tính
tích cực, tính độc lập trong hoạt động nhận thức của học sinh là việc sử dụng tài liệu
tham khảo vào dạy học. Tác giả nêu ra vấn đề để đảm bảo thu hút sự chú ý và phát
huy tính tích cực tư duy của học sinh qua các câu chuyện vui đúng mức.
Đặc biệt trong các giáo trình “Phƣơng pháp dạy học lịch sử” cũng đánh giá
cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu và những câu
chuyện lịch sử:
Giáo trình “Phƣơng pháp giảng dạy lịch sử” tập I, Nxb Giáo dục Hà Nội
(1976) của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị tiếp tục khẳng định ý nghĩa quan trọng
của tài liệu lịch sử đối với việc nghiên cứu khoa học cũng như đối với việc dạy học
lịch sử ở trường phổ thông và đã đưa ra một số phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử.
Trong cuốn “Phƣơng pháp giảng dạy lịch sử”, Nxb Giáo dục Hà Nội (1992),
đã tái bản có sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998, 1999, 2000, 2001 do Phan Ngọc
Liên, Trần Văn Trị chủ biên tiếp tục khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu
tham khảo và chỉ rõ nguyên tắc, phương pháp sử dụng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
Giáo trình “Phƣơng pháp giảng dạy lịch sử”, Nxb Giáo dục Hà Nội (1998),
của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo: là
một nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh, là một bằng chứng hiển nhiên,

8
hùng hồn, sinh động về một thời đại lịch sử, một nước, một sự kiện, một nhân vật
nhất định. Tài liệu lịch sử giúp cho học sinh cụ thể hóa kiến thức thu nhận được, tạo
một biểu tượng chân thực, rõ ràng, sinh động và làm cho kiến thức của các em được
phong phú, sâu sắc hơn.
Trong cuốn “Phƣơng pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên (chủ biên),
Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, tập II, Nxb ĐHSP Hà Nội, (2002) đã đề cập một
cách chi tiết hơn vì sao phải sử dụng tài liệu tham khảo, vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc
và phương pháp sử dụng. Việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh có cơ sở để
nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật,
bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa
học, phát triển tư duy lịch sử.
Bên cạnh đó, trong các tài liệu chuyên khảo của một số tác giả tiếp tục nghiên
cứu và đưa ra ý kiến, đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu tham khảo. Trong đó
cuốn: “Đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông (Một số
chuyên đề)”, Nxb ĐHSP Hà Nội (2005) của Phan Ngọc Liên (cb), đã có một số bài
viết của tác giả đề cập đến việc sử dụng tài liệu dạy học lịch sử ở trường phổ thông
như: Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Phan
Ngọc Liên), Sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Đỗ
Hồng Thái). Các tác giả đã đưa ra hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh
và văn kiện Đảng trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông và khẳng định tầm quan
trọng của nguồn tài liệu này đối với công tác giảng dạy, học tập của GV và HS.
Bài viết của tác giả Phan Ngọc Liên đã đề ra nhiều biện pháp nhằm phát huy
tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử, trong đó nhấn mạnh: “Bước thứ nhất của
công việc giảng dạy lịch sử là làm thế nào khêu gợi được hứng thú của HS đối với
việc học tập ..., phải hướng dẫn HS ghi nhớ các nhân vật lịch sử...” [35, tr. 6, 22].
Trong cuốn “Các con đƣờng biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trƣờng phổ thông” của Nguyễn Thị Côi, Nxb ĐHSP Hà Nội (2006) cho rằng: Một
trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc
cảm lịch sử cho HS để tạo nên hình ảnh về con người, sự kiện trong dạy học lịch sử.
Nguồn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện con người quá khứ trong dạy

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.G. Côvaliốp (1971), “Tâm lý học cá nhân”.
2. A.A.Vagin (1978), Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học. Nxb Giáo
dục Matxcơva.
3. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tập II. Nxb QĐND, Hà Nội (1994).
4. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tập III. Nxb QĐND, Hà Nội (1994).
5. Anh hùng lực lượng vũ tràng nhân dân, tập 7. Nxb QĐND, Hà Nội (1996).
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục lịch sử phổ thông, môn
lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Báo Phụ Nữ 26/07/2007.
8. Báo Người cao tuổi - 15/07/2014.
9. Bách khoa toàn thư: Vi. Wikipedia
10. Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh. Nxb QĐND Hà Nội (2004).
11. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư Phạm.
13. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2008), Theo truyện kể về các nhân vật trong lịch
sử Việt Nam. Nxb Giáo dục.
14. Công Stăngti nốp (1984), Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong
lịch sử , chương IX cuốn “Duy vật lịch sử”. Nxb Viện nghiên cứu triết học, Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô.
15. Nguyễn Anh Dũng (1988), “Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ qua dạy về các
nhân vật lịch sử cho học sinh phổ thông cơ sở”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (12).
16. Võ Xuân Đàn, Đặng Vân Hồ (1994), “Tạo biểu tượng các anh hùng dân tộc
trong dạy học lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (6).
17. Nguyễn Văn Đằng (2000), “Phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử ở
THCS”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (4).
18. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (2000), Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử. Nxb
QĐND Hà Nội.

10
19. G.I Sukina (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong giáo dục học. Bản viết tay,
tài liệu dịch của Tổ tư liệu ĐHSP Hà Nội.
20. I.F Khalamốp (1979), Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh như thế nào,
tập II. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. I.A Lecne (1997), Dạy học nêu vấn đề. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Lênin (1963), Bút ký triết học. Nxb Sự thật.
23. Luật giáo dục (1998), Nxb chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
24. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. L.X.Xlovaytrich (1975), Từ hứng thú đến tài năng. Nxb Phụ nữ.
26. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1976), Giáo trình phương pháp giảng dạy
lịch sử, tập I. Nxb Giáo dục Hà Nội.
27. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Thị Côi (1991), “Những vấn đề trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4).
28. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1992), Phương pháp giảng dạy lịch sử, đã tái
bản có sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998,1999,2000,2001. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Phan Ngọc Liên (1994), “Một số vấn đề giáo dục lịch sử hiện nay”, Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục (6).
30. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1998), Giáo trình phương pháp giảng dạy
lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Phan Ngọc Liên -Trịnh Đình Tùng (2002), Một số chuyên đề phương pháp
dạy học lịch sử. Nxb ĐHQG Hà Nội.
32. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002),
Phương pháp dạy học lịch sử, tập II. Nxb ĐHSP.
33. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi (2002),
Phương pháp dạy học lịch sử, tập I, II. Nxb Đại học Sư phạm.
34. Phan Ngọc Liên (cb),( 2005), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường
phổ thông (Một số chuyên đề). Nxb ĐHSP Hà Nội.
35. Phan Ngọc Liên (2005), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
36. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, II. Nxb
ĐHSP Hà Nội.

11
37. Phan Ngọc Liên (2008), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
38. Phan Ngọc Liên, Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông.
39. M.N.Sacđacốp (1970), Tư duy học sinh.
40. N.G Đai-Ri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục Hà Nội.
41. N.V savin (1983), Giáo dục học tập 1. Nxb Giáo dục Hà Nội.
42. “Những mẫu chuyện lịch sử” - Theo báo cáo Tiền phong, ngày 9/2/1966.
43. “Những mẩu chuyện lịch sử” - Tài liệu dùng trong nhà trường phổ thông tập II,
NXBGD, Hà Nội (1967).
44. N.A.Êrôphêép (1982), Lịch sử là gì. Nxb Giáo dục.
45. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1. Nxb Giáo dục Hà Nội.
46. Trần Thị Thu Hà (2008), “Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975 ở lớp 12 trung học phổ thông nhằm nâng cao
hiệu quả bài học”.
47. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng.
48. Phong trào Phật giáo ở Miền Nam. (TLTK đặc biệt VNTTX.HN.1973).
49. Say mê rèn luyện, dũng cảm chiến đấu như anh hùng Phạm Tuân. NCBQĐND (1973)
50. Sự kiện và nhân chứng số 65, tháng 5 năm 1999.
51. Sự kiện và nhân chứng số 69, tháng năm 1999.
52. Trận đánh ba mươi năm. Nxb QĐND Hà Nội, (2005).
53. T.A Ilina (1973), Giáo dục học tập II, Lý luận dạy học. Nxb Giáo dục Hà Nội.
54. Đỗ Hồng Thái, Sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
55. Trịnh Đình Tùng (2002), “Việc dạy học một số nhân vật lịch sử đầu nhà
Nguyễn (1802-1884)”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (42).
56. Nguyễn Minh Tuệ (1981), “Hứng thú học tập tâm lí học và biện pháp hình
thành”. Nxb ĐHSP Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Thơm (2009), “Sử dụng câu chuyện về nhân vật nhằm gây hứng
thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 trường THPH
( Chương trình chuẩn)”

12
58. Tuổi trẻ anh hùng. Tập IV. Nxb Thanh niên, Hà Nội (1969).
59. Theo thế hệ anh hùng - Tập 1. Nxb Thanh niên, (1968).
60. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG Hà Nội, (2004).
61. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Nxb Sự thật Hà Nội.
62. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), (2002), Từ điển tiếng Việt thông dụng. Nxb Giáo
dục Hà Nội.
63. www.lichsuvietnam.vn

13

You might also like