Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

HUYỆN CHƯƠNG MỸ HỌC SINH LỚP 9, (LẦN 03)


Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:


1. Giáo viên chấm thi cần nẵm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo cách
thức riêng; giáo viên cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến
khích những bài viết có sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống
nhất giữa các giáo viên trong Hội đồng Chấm thi và bảo đảm không sai lệch với tổng điểm
của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10,0; lẻ đến 0,25; không làm tròn điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu Nội dung Điểm
PHẦN I
1(1.0) Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, in lần 0. 5
đầu trên báo Văn nghệ năm 1948
Nhan đề: 0.5
- Tên tác phẩm bao giờ cũng tập trung nêu bật chủ đề của tác phẩm.
- Tên truyện Làng chỉ là một danh từ chung, ngắn gọn nhưng hàm súc,
ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông
dân thông qua nhân vật ông Hai, phạm vi phản ánh khái quát, rộng lớn.
2(0.5) Câu đặc biệt: Chao ôi! 0.25
Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc trực tiếp, là nỗi nhớ làng của ông Hai. 0.25
3(1.0) - Biện pháp điệp từ “lại” có tác dụng:
+ Nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng nhớ về làng, hình ảnh làng Chợ 0.5
Dầu luôn sống trong trái tim ông.
+ Tạo nên tính liên kết cho câu văn 0.25
+ Tạo nhịp điệu cho lời văn. 0.25
4(3.5) a. Hình thức (1,5đ): 1.5
- Trình bày đoạn văn theo đúng cách lập luận tổng hợp- phân tích – tổng 0.5
hợp 0.5
- Sử dụng đúng, có gạch dưới và chú thích rõ một câu phủ định và thành
phần khởi ngữ. 0.5
- Đảm bảo dung lượng, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, đúng chuẩn chính tả,
ngữ pháp. 2.0
b. Nội dung: làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe
tin làng Dầu theo Tây 0.25
* Hoàn cảnh- tình huống truyện của nhân vật. 1,25
* Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai: thể hiện qua những
cung bậc của cảm xúc, những mâu thuẫn nội tâm giằng xé cùng những
giây phút lựa chọn đớn đau tưởng chừng không thể vượt qua nổi. 0.25
- Lúc mới nghe tin: sững sờ, bàng hoàng, đau đớn, cố không tin nhưng
lời người đàn bà tản cư rành rọt quá khiến ông không thể không tin. 0.5
- Ngày hôm đó:
+ Tâm trạng buồn, xấu hổ, tủi cực, lo sợ.
+ Bao nhiêu buồn bực, đau khổ trút xuống, để rồi lại nằm vật ra giường.
+ Cảm giác nửa tin nửa ngờ cái tin làng Dầu phản bội cách mạng.
+ Những cung bậc cảm xúc tiêu cực cứ hành hạ ông khiến ngày hôm đó,
không khí gia đình như nặng nề hơn; nỗi xấu hổ, nhục nhã, lo lắng theo
ông vào giấc ngủ khiến cho ông trằn trọc không sao có thể chợp mắt 0. 5
được.
- Những ngày sau đó:
+ Nỗi xấu hổ nhục nhã đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên làm cho
mấy ngày sau đó ông không dám ló mặt ra ngoài.
+ Cuộc xung đột nội tâm diễn ra khi ông rơi vào bế tắc tuyệt vọng.
+ Trong phút giây đen tối nhất, ông Hai lại muốn tìm về làng Dầu, rồi
lại tự mình phản đối, đi tới một quyết định không thể đớn đau hơn
“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
+ Tâm trạng vừa mừng vừa tủi khi ông khắc sâu vào trái tim con tình
yêu thủy chung trước sau như một với làng, với nước, với cách mạng và
cụ Hồ. 0.25
→ Sự giác ngộ trong tư tưởng của người nông dân.
→ Tình yêu làng, yêu nước tha thiết.
* Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật qua
hành động, cử chỉ, ngôn ngữ…
5(0,5) Quê hương - Tế Hanh; Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch. 0,5
Phần II
1(0,5) - HS nêu được một trong hai thành phần biệt lập: 0.5
+ Chàng trai: thành phần biệt lập gọi – đáp
+ Hình như: thành phần biệt lập tình thái
2(0,5) - Khi thấy người cha già nua, yếu ớt làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo, 0.25
khách xung quanh tỏ vẻ ghê tởm vì sự vụng về, bẩn thỉu của người cha.
- Khi thấy sự tận tụy của chàng trai dành cho cha mình, họ ngượng 0.25
nghịu và im lặng vì xấu hổ trước tình yêu thương và lòng hiếu thảo của
chàng trai dành cho cha mình.
3(0,5) - Bài học: con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, chăm sóc, phụng dưỡng họ 0.5
lúc về già.
4(2,0) * Hình thức: 0.5
- Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc
lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Nội dung: 1,5
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: hiếu thảo với cha mẹ lúc về già. 0.25
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo khi cha mẹ về già: học sinh nêu được 0.25
những biểu hiện cụ thể như lời nói và việc làm thể hiện sự quan tâm,
chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cái…
- Vai trò, ý nghĩa của việc hiếu thảo với cha mẹ khi họ về già 0.5
- Bàn luận mở rộng: học sinh cần chỉ rõ sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ 0.25
lúc về già phải xuất phát từ tình yêu thương chứ không đơn thuần chỉ là
trách nhiệm, nghĩa vụ; không phải chỉ hiếu thảo khi cha mẹ đã về già mà
cần phải hiếu thảo với cha mẹ ngay từ bây giờ….
- Bài học liên hệ bản thân: học sinh tự liên hệ với bổn phận làm con của
bản thân mình. 0.25

You might also like