Chuong 3 Thuy Quyen

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 128

Hoá Môi Trường

Chương 3: Thuỷ Quyển

TS. Phạm Thanh Đồng

HÀ NỘI 1
Nội dung chính

➢ Tổng quan về Thuỷ quyển, tài nguyên nước

➢ Nguồn nước và vai trò của nước

➢ Vòng tuần hoàn của nước

➢ Các loại nước trong Thuỷ quyển

➢ Các khái niệm cơ bản

2
Thuỷ quyển

✓ Thuỷ quyển là hệ thống nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các
biển, đại dương, nước trên lục địa (nước ngầm, nước sông, băng đá ở
các cực) và hơi nước trong khí quyển.

3
Thuỷ quyển

- Nước bao phủ trên 70% diện tích bề mặt trái đất. Tuy nhiên, 96,5
% là nước mặn ở các đại dương, chỉ có dưới 1% tổng lượng nước
trên Trái Đất là sẵn sàng tham gia vào các quá trình trong địa quyển,
khí quyển và sinh quyển.

4
Vấn đề sử dụng nước

Khối lượng nước chiếm bao nhiêu %


khối lượng trái đất?

5
Nguồn nước và vấn đề sử dụng nước

➢ Vấn đề quan trọng nhất: Có nước để dùng

➢ Sự phân bố không đồng đều của nước trên địa cầu. Một vài

vùng trên địa cầu thiếu nước một cách trầm trọng. Ví dụ, một

vài khu vực của châu Phi thì sự thiếu nước là một trong những

yếu tố quan trọng góp phần vào nạn đói kém thực sự.

➢ Sự sụt giảm của nước ngầm và sự ô nhiễm nguồn nước mặt.

6
Vấn đề sử dụng nguồn nước

Xu thế trong việc sử dụng nước tại Mỹ trước 1995

7
Vấn đề sử dụng nguồn nước

8
Hoá học Thuỷ Quyển

✓Xem xét hoá học về nước trong toàn bộ thủy quyển, các hiện tượng
quyết định sự phân bố, thành phần và những đặc trưng của nước.

✓Các phản ứng hóa học xảy ra trong nước.

✓Điều kiện vật lý ảnh hưởng đến các quá trình hóa học và sinh học
xảy ra trong nước.

✓Hóa học của nước ở nơi tiếp giáp với các quyển khác.

✓Các vi sinh vật đóng vai trò quan trọng quyết định thành phần hóa
học của nước.
9
Cấu tạo và các tính chất đặc biệt của nước

✓ Phân tử nước (H2O) có cấu tạo dạng góc: góc liên kết HOH =
104,45o, độ dài liên kết O-H bằng 0,9584Å. Phân tử H2O là phân tử
phân cực với momen lưỡng cực μ = 1,86D.

Momen lưỡng cực μ = 1,86D

10
Cấu tạo và các tính chất đặc biệt của nước

Thuyết VB:
✓ Nguyên tử oxi trong phân tử H2O ở trạng thái lai hóa sp3 (do sự tổ
hợp của 1 orbital s và 3 orbital p của nguyên tử oxi) tạo thành 4
orbital lai hóa sp3 hường về 4 đỉnh của hình tứ diện.

11
Cấu tạo và các tính chất đặc biệt của nước
Thuyết VB:
✓ Hai trong số 4 orbital lai hóa sp3 của oxi xen phủ với 2 orbital s của
hai nguyên tử hiđro tạo thành 2 liên kết δ giữa O và H. Còn lại 2
orbital lai hóa sp3 khác không tạo liên kết, mà trên mỗi orbital sp3
này chứa một cặp electron tự do

12
Cấu tạo và các tính chất đặc biệt của nước

Do có chứa hiđro nên giữa các phân tử H2O có khả năng tạo thành
liên kết hiđro. Đây là liên kết phụ được tạo thành giữa H của phân tử
H2O này với O của phân tử H2O khác do tương tác tĩnh điện giữa
chúng. Năng lượng của liên kết hiđro khoảng 25 KJ/mol (gần gấp 20
lần liên kết vanderval, nhưng lại nhỏ hơn gần 20 lần so với liên kết
cộng hóa trị tương ứng).

13
Cấu tạo và các tính chất đặc biệt của nước

✓ Nước tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí

✓ H2O sôi ở 100 oC, trong khi đó H2S sôi ở -60,75oC, H2Se sôi ở
-41,5oC. Ở nhiệt độ thường H2O ở thể lỏng, nhưng các hợp
chất kia ở thể khí.

✓ Nồng độ chất tan trong nước lớn thì nhiệt độ sôi càng cao,
nhiệt độ đông đặc càng thấp.

✓ Độ tan của các khí vào nước phụ thuộc bản chất, nhiệt độ và
áp suất của chất khí.

14
Vai trò của nước

15
Vai trò của nước

16
Vòng tuần hoàn của nước

17
Vòng tuần hoàn của nước

✓ Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt
đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất.

✓ Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác. Năm dạng biến đổi cơ bản của nước trong tự nhiên là:
mưa - dòng chảy – thấm – ngưng tụ và thành mưa.
✓ Lượng nước mưa rơi xuống đại dương nhỏ hơn lượng nước bốc hơi,
phần thiếu hụt này được bù đắp bởi các dòng nước chảy từ lục địa
vào đại dương.

18
19
Các loại nước trong thuỷ quyển

20
Các loại nước trong Thuỷ quyển

✓ Nước biển

✓ Nước mặt: sông suối, các hồ ao…

✓ Nước ngầm

✓ Nước khí quyển

21
Nước biển

✓Thành phần chủ yếu của nước biển:


- Anion gồm Cl-, SO42-, CO32-, Br-, F-, SiO32- …
- Cation gồm Na+, Mg2+ , Ca2+, K+, ....

22
Nước biển có thể coi là dung dịch NaCl 0,6 M và
MgSO4 0,05M và vi lượng của tất cả các chất có thể
có trong toàn cầu.

23
Các nguyên tố trong nước biển

24
Nước biển

Độ pH của nước biển dao động ổn định trong khoảng 8,1 ± 0,2, do
trong nước biển có một lượng lớn CO2 (hàng năm đại dương hấp thụ
khoảng 3 tỷ tấn CO2 từ khí quyển, khả năng hoà tan CO2 của nước
biển gấp 200 lần nước ngọt). CO2 trong nước tạo ra các cân bằng sau:

Do có các cân bằng trên nên trong nước biển có tồn tại hệ đệm:

CO2 + H2O/ HCO3- / CO32-


25
Nước biển

Ở đáy đại dương có trầm tích Al2Si2O5(OH)4. Trầm tích này có khả
năng thực hiện phản ứng trao đổi theo cân bằng sau:

Do các cân bằng này nên pH của nước ít bị thay đổi

26
Nước biển

✓ Ngoài pH, các cân bằng khác trong nước biển rất phức tạp

- Nhiệt độ trung bình của nước biển là 5oC (0oC đến 30oC),

- Áp suất trung bình trong nước biển là 200 atm (1atm - hàng

ngàn atm)

✓ Đại dương là nơi tiếp nhận cuối cùng các chất sinh ra trong quá

trình biến đổi tự nhiên và hoạt động sống của con người.
27
Nước mặt

✓ Là nước ngọt trong các ao, hồ, sông, suối.

✓ Chứa nhiều chất không tan và tan, vô cơ và hữu cơ. Là một hệ dị


thể gồm nhiều hợp phần, thành phần không đồng nhất như nước
biển. Chất lượng nước bề mặt phụ thuộc nhiều các tương tác vật
lý, hoá học và sinh học (biến động do các quá trình biến đổi địa
chất, địa hoá, vận chuyển, chuyển hoá, tích tụ và các hoạt động
của các sinh vật.

28
Thành phần trung bình của các ion chính có trong
nước sông ở các lục địa khác nhau

Lục địa Hàm lượng ion, mg/L (ppm)


K+ Na+ Mg2+ Ca2+ Cl- NO3- SO4- HCO3-

Châu Á 2,3 5,6 9,3 18,4 8,7 0,7 8,4 79,0


Châu Phi 0,5 3,8 11,0 15,2 12,1 0,8 13,5 43,0
Bắc Mỹ 1,4 5,0 9,0 21,0 8,0 1,0 20,0 68,0
Mỹ 2,0 1,5 4,0 7,2 4,9 0,7 4,8 31,0
Châu Âu 1,7 5,6 5,5 31,1 6,9 3,7 24,0 95,0
Châu Úc 1,4 2,7 2,9 3,9 10,0 0,05 2,6 31,6
29
Nước mặt

✓ Nước tự nhiên tồn tại nhiều chất có khả năng tham gia tạo phức như
các axit humic (mùn), các amino axit, …
✓ Nước thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp,….
đưa vào nước bề mặt các loại chất khác nhau, từ trạng thái tan hoặc
dưới dạng huyền phù, nhũ tương cho đén các loại vi khuẩn … Các
chất này lại tương tác với nhau tạo thành hàng loạt các sản phẩm
thứ cấp.

30
Nước biển Nước sông, hồ, đầm
Thành phần
Nồng độ: mg/l Thứ tự Nồng độ: mg/l Thứ tự

Clo (Cl-) 19340 1 8 4

Natri (Na+) 10770 2 6 5

Sunfat (SO42-) 2712 3 11 3

Magiê (Mg2+) 1290 4 4 6

Canxi (Ca2+) 412 5 15 2

Kali (K+) 399 6 2 7

Bicacbonat (HCO3-) 140 7 58 1

31
Nước sông đổ ra biển có pha loãng các
muối trong nước biển hay không?

32
Nước ngầm

https://www.youtube.com/watch?v=VZfLqRrB4hg

33
Nước ngầm

✓ Nước ngầm là nước nằm dưới mặt đất trong các tầng ngậm nước lỗ
rỗng. Phần lớn nước ngầm thâm nhập từ bề mặt nơi nước được rơi
xuống từ mưa.

34
Nước ngầm

✓ Nước ngầm có lượng oxi hoà tan nhỏ hơn nhiều so với nước mặt.

✓ Thành phần các tạp chất hữu cơ, vi sinh vật nhỏ vì trong quá trình dài
thấm qua các lớp đất đá các tạp chất hữu cơ có trong nước mặt đã bị
phân hủy gần như hoàn toàn tạo thành CO2, H2O, NH4+,… vậy hàm
lượng CO2 trong nước ngầm khá cao và nitơ nếu có trong nước ngầm
thường ở dạn amoni (NH4+).

✓ Hàm lượng các muối vô cơ trong nước ngầm như Ca2+, Mg2+, Fe2+,
Mn2+, HCO3-, SO42-, Cl-, SiO44-. Ở đây các cation kim loại thường ở
dạng hóa trị thấp (Fe2+, Mn2+)?.

35
Khủng hoảng nước ngầm

✓ Tài nguyên nước ngầm đang bị giảm ở tốc độ báo động trên nhiều
vùng.
✓ Việc khai thác các nguồn nước ngầm có thể dẫn tới sự hạ thấp mực
nước mặt ở các sông, hồ và hạ thấp mặt đất do vật liệu khoáng tạo
nên tầng ngậm nước trở nên rắn chắc. Sự hạ thấp mực nước ngầm
thường đi kèm với hiện tượng sa mạc hóa, trong đó một lần nữa
đất sản xuất chuyển thành sa mạc.
✓ Quá nhiều nước đã được hút lên sẽ dẫn đến hư hại đến các cấu trúc
trên bề mặt.
36
Nước khí quyển

✓ Ở bất kì thời điểm nào thì cũng có 20 × 1012 tấn thuỷ quyển tồn tại
ở dạng hơi nước trong khí quyển Trái Đất.

✓ Hàm lượng hơi nước trong tầng đối lưu thường nằm trong khoảng
1 – 3% theo thể tích, với lượng trung bình toàn cầu chiếm khoảng
1%. Tuy nhiên, không khí có thể chứa lượng nước nhỏ hơn đến
0,1% hoặc lớn hơn đến 5%. Phần trăm nước trong khí quyển giảm
nhanh theo độ cao.

✓ Hơi nước hấp thụ bức xạ hồng ngoại thậm chí còn mạnh hơn
cả CO2, và có ảnh hưởng lớn đến cân bằng nhiệt của Trái Đất.
37
Nước mưa

✓Là thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, đóng vai trò

quan trọng trong quá trình vận chuyển của các chất hoá học ở dạng

hoà tan trong nước

✓Là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho hệ sinh thái trên cạn

và thuỷ sinh

✓Là tác nhân làm sạch môi trường không khí.

38
Nước mưa

39
Một số khái niệm cơ bản

40
Độ tan

Độ tan của chất khí


Độ tan của chất chất rắn

Độ kiềm

41
Định luật Henry

Một chất khí X tồn tại trong nước có cân bằng:


X(k) X(l)
Thì định luật Henry được biểu diễn là:
[X(l)] = KPX
Trong đó: [X(l)] là nồng độ của chất khí trong pha lỏng, PX là áp suất riêng phần của
chất khí và K là hằng số Henry áp dụng cho một chất khí ở một nhiệt độ
xác định.

Lưu ý: Định luật Henry không áp dụng cho các phản ứng phụ của các dạng khí trong nước như:
NH3 + H2O NH4+ + OH-
SO2 + HCO3- (từ độ kiềm của nước) CO2 + HSO3-
Các phản ứng kiểu này có thể dẫn đến độ tan cao hơn nhiều so với độ tan chỉ tính theo định luật
Henry. 42
Định luật Henry

Bảng 5.1. Hằng số Henry của một số khí tan trong nước ở 25oC

Khí K, mol x L-1 x atm-1


O2 1,28.10-3
CO2 3,38.10-2
H2 7,90.10-4
CH4 1,34.10-3
N2 6,48.10-4
NO 2,0.10-4

43
Định luật Henry

[X(l)]
= H - Hệ số tỉ lệ
[X(k)]

[X(l)] = KPX

PxV Px
nX(k) = [X(k)] =
RT RT

H
H = KRT or K=
RT

44
Độ tan

BaSO4 (r) Ba2+ + SO42-


Hằng số cân bằng của phương trình trên là:
𝐾𝑠𝑝 = 𝐵𝑎2+ 𝑆𝑂42− = 1,23. 10−10
Hằng số cân bằng viết ở dạng này để biểu diễn độ tan của một chất
rắn khi nó tạo thành các ion trong nước và được gọi là tích số tan, ký
hiệu là Ksp. Trong những trường hợp đơn giản nhất, tích số tan có thể
được sử dụng riêng lẻ để tính độ tan của các muối ít tan trong nước.

Độ tan (S – mol trên lít) của bari sunphat được tính như sau:
[Ba2+] = [SO42-] = S
[Ba2+][SO42-] = S.S = Ksp = 1,23.10-10
S = (Ksp)1/2 = (1,23.10-10)1/2 = 1,11.10-5
45
Độ tan

Khi canxi sunphat tan trong nước, hai phản ứng chính xảy ra là:
CaSO4 (r) CaSO4 (l)
Độ tan không phân ly của CaSO4: [CaSO4(l)] = 5,0.10-3M (25oC)
CaSO4 (r) Ca2+ + SO42-
[Ca2+][SO42-] = Ksp = 2,6.10-5
Và độ tan tổng số của CaSO4 được tính như sau:
S = [Ca2+] + [CaSO4(l)]
[Ca2+] là sự đóng góp cho độ tan tổng từ tích số tan và [CaSO4(l)] là sự
đóng góp cho độ tan tổng từ độ tan không phân ly
S = (Ksp)1/2 + [CaSO4(l)] = (2,6.10-5)1/2 + 5,0.10-3
= 5,1.10-3 + 5,0.10-3 = 1,01.10-2 M
46
Độ Axit - Độ kiềm

✓Hiện tượng axit – bazơ trong nước liên quan đến việc nhận thêm hay
mất đi ion H+.

✓Rất nhiều phần tử trong nước hoạt động như một axit vì chúng giải
phóng ra ion H+, các phần tử khác lại hoạt động như những bazơ vì
chúng nhận ion H+. Nước thì lại hoạt động như cả hai.

✓Độ axit áp dụng cho nước tự nhiên và nước thải là khả năng nhận -

OH của nước còn độ kiềm là khả năng nhận H+.

47
48
Độ kiềm (axit) khác pH ở điểm nào?

49
✓ Tính pH và độ kiềm của dung dịch NaOH 1,00.10-3 M và dung dich
NaHCO3 0,1 M.

➢ Dung dịch NaOH có pH là 11, nhưng một lít dung dịch này chỉ trung
hòa được 1,00.10-3 mol axit. Trong khi, pH của dung dịch NaHCO3
là 8,34, nhỏ hơn nhiều so với pH của dung dịch NaOH. Tuy nhiên,
một lít dung dịch NaHCO3 này trung hòa được 0,100 mol axit; cho
nên độ kiềm của nó gấp 100 lần độ kiềm của dung dịch NaOH.

50
Độ Axit

✓ Trong tự nhiên, độ axit, thông thường là do sự có mặt của các axit


yếu, đặc biệt là CO2, nhưng đôi khi bao gồm cả các chất khác như
H2PO4-, H2S, protein và các axit béo. Các ion kim loại mang tính
axit, đặc biệt là Fe3+, cũng có thể đóng góp vào độ axit của nước.
Một số ion kim loại hydrat hóa có thể góp phần vào độ axit của
nước:

Al(H2O)63+ Al(H2O)5OH2+ + H+

51
Độ kiềm

✓ Những phần tử có tính kiềm quyết định về độ kiềm trong nước là


các ion bicacbonat, cacbonat và hydroxit:
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
CO32- + H+ → HCO3-
OH- + H+ → H2O
✓ Những chất khác đóng góp phần nhỏ cho độ kiềm của nước là
amoni và các bazơ liên hợp của axit photphoric, silisic, boric và
các axit hữu cơ.

Alk = [HCO3-] + 2[CO32-] + [OH-]


52
Một số chất điển hình
trong thuỷ quyển

53
Nội dung chính

✓ Các chất khí

✓ Các kim loại

✓ Các vi sinh vật

✓ Các hạt keo trong nước


54
Các chất khí trong Thuỷ quyển

✓ Các khí trong khí quyển đều có trong Thuỷ quyển.

✓ Các khí tan vào nước là do quá trình khuếch tán và đối lưu.

✓ Oxy hòa tan cho cá và CO2 cho tảo quang hợp.

✓ Khi nồng độ vượt quá hoặc một số khí có thể gây hại cho hệ

sinh vật

55
Oxy trong nước

✓ Nguồn chính của oxi trong nước là từ không khí.

✓ Độ tan của oxi phụ thuộc nhiệt độ của nước, áp suất riêng phần

của oxi trong khí quyển và hàm lượng muối trong nước: 14,6

mgO2/l ở 0oC, 1 atm xuống 8,3 mg/L at 25˚C…

✓ Độ tan của oxi, là nồng độ oxi hòa tan cao nhất trong điều kiện

cân bằng, và nồng độ oxy hòa tan, thường không phải là nồng độ

cân bằng, phụ thuộc vào tốc độ hoà tan và sự tiêu thụ oxi của các

chất khác.
{CH2O} + O2 → CO2 + H2O 56
Oxy trong nước

✓ Chỉ số oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO) thường là chỉ số

quan trọng trong việc xác định quy mô và các dạng sống trong một

thực thể nước. Thiếu oxy là cái chết đối với nhiều sinh vật thủy

sinh như cá chẳng hạn. Sự có mặt của oxy đồng thời cũng làm chết

nhiều loại vi khuẩn yếm khí. Nếu các quá trình tiêu thụ oxi xảy ra

trong nước, mức oxi hòa tan có thể nhanh chóng đạt tới không.

57
Oxy trong nước

✓ Oxi tan trong nước có thể trực tiếp tham gia quá trình oxi hoá các
chất khử.

✓ Vi sinh vật (VSV) có thể sử dụng oxi hoà tan cho quá trình oxi
hoá của chúng.

58
Oxy trong nước

✓ Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen demand - BOD) một

chỉ tiêu ô nhiễm nước, liên quan đến lượng oxy tiêu thụ khi vi sinh

vật phân hủy vật chất hữu cơ trong một thể tích nước cho trước.

✓ Ở những vùng nước lượng oxi quá ít (< 2 ppm) được gọi là vùng

yếm khí, trong vùng này vi sinh vật sẽ lấy oxi của các hợp chất có

chứa oxi để hoạt động.

59
Cacbon dioxit

✓ Lượng cacbon dioxit mà nước một phần đến từ cân bằng với khí

quyển. Tuy nhiên, phần lớn là từ hô hấp của các vi sinh vật trong

nước, sự phân hủy vật chất hữu cơ trong nước, trầm tích và đất,

{CH2O} + O2 CO2 + H2O

✓ Là axit yếu quan trọng nhất trong nước, có ảnh hưởng cực kỳ

quan trọng đến hóa học của nước. Tồn tại dưới các dạng CO2 –

HCO3- – CO32- .
60
Cacbon dioxit

✓ Hệ CO2 – HCO3- – CO32- trong nước có thể được mô tả bằng các


phương trình:

CO2 + H2O → HCO3- + H+

HCO3- → CO32- + H+

61
62
Cacbon dioxit

✓ Ion hydrocacbonat (bicacbonat), HCO3-, chiếm ưu thế trong


khoảng pH của hầu hết các loại nước. Còn CO2 thì chiếm ưu thế
trong nước axit hơn.
✓ Cân bằng của ion CO32- giữa dung dịch nước và các khoáng
cacbonat dạng rắn:
MCO3(muối cacbonat ít tan) → M2+ + CO32-

Cân bằng này quyết định sự hoà tan của nhiều loại khoáng
chất vào trong Thuỷ quyển.
63
Tại sao nước sạch cân bằng với khí quyển
không ô nhiễm lại có tính hơi axit với pH < 7?

64
✓ Nồng độ CO2 trong khí quyển là 400 ppm (không khí không ô
nhiễm), nên nồng độ CO2 trong nước ở 25 oC, là 1,309.10-5 M.
CO2 phân ly một phần trong nước tạo ra nồng độ cân bằng của
H+ và HCO3-:
CO2 + H2O → HCO3- + H+

Nồng độ của H+ và HCO3- được tính theo Ka1:

[H+] = [HCO3- ] = (1.309 × 10-5 × 4.45 × 10-7)1/2 = 2.41 × 10-6

pH = 5,61
65
Các kim loại trong nước

✓ Các ion kim loại trong dung dịch nước tồn tại dưới dạng các cation
hydrat hóa, M(H2O)xn+

✓ Những ion kim loại điện tích +3 hay cao hơn, có xu hướng giải
phóng ion H+ của các phân tử nước (phù hợp với định nghĩa về axit
Brönsted, axit là những phần tử cho H+ và bazơ là nhận H+).

✓ Độ axit của một ion kim loại tăng cùng với sự tăng điện tích
của nó và giảm cùng với bán kính ion.
66
Các kim loại trong nước

✓ Các ion kim loại trong môi trường nước có xu hướng đi đến dạng
tồn tại bền vững nhất thông qua các phản ứng hóa học:

Phản ứng kết tủa: Fe(H2O)63+ → Fe(OH)3(r) + 3H2O + 3H+

Phản ứng axit-bazơ: Fe(H2O)63+ → FeOH(H2O)52+ + H+

Phản ứng oxi hóa khử: Fe(H2O)62+ → Fe(OH)3(r) + 3H2O + e- + 3H+

67
Canxi trong nước

✓ Canxi có nồng độ cao nhất trong số cation trong nước ngọt.

✓ Ion Ca2+, Mg2+ là nguyên nhân chủ yếu làm nên độ cứng của nước.
Độ cứng tạm thời của các ion Ca và Ca bicacbonat trong nước và có
thể được loại bỏ bằng cách đun sôi nước:

Ca2+ + 2HCO3- CaCO3(r) + CO2(k) + H2O

✓ Nước có chứa hàm lượng cacbon dioxit cao hòa tan nhanh chóng
canxi từ các khoáng cacbonat của nó:

CaCO3(r) + CO2(n) + H2O Ca2+ + 2HCO3-


68
Canxi trong nước

✓ Cân bằng giữa cacbon dioxit hòa tan và các khoáng chất canxi
cacbonat rất quan trọng trong xác định một vài thông số hóa học
của nước tự nhiên như độ kiềm, pH và nồng độ canxi hòa tan.
69
Vi sinh vật trong nước

Tảo có thể được coi như là những sinh vật rất nhỏ sống dựa vào các
chất dinh dưỡng vô cơ và sản sinh ra vật chất hữu cơ. Nhu cầu dinh
dưỡng chung của tảo là cacbon (nhận được từ CO2 hay HCO3-), nitơ
(thường là NO3-), photpho (một vài dạng của octophotphat), lưu
huỳnh (từ SO42-) và các nguyên tố vi lượng bao gồm natri, kali,
canxi, magiê, sắt, coban và molypden.

Bốn loại tảo đơn bào chính quan trọng trong hóa môi trường….
70
Vi sinh vật trong nước

✓ Nấm mốc là loài không quang hợp, thường có dạng sợi, là sinh vật
thể hiện trong một dải rộng về cấu trúc. Nấm là sinh vật ưa khí hay
hiếu khí (cần oxy) và thông thường có thể phát triển trong môi
trường axit hơn.
✓ Chức năng quan trọng nhất của nấm trong môi trường là cắt nhỏ
mạch xenlulo trong gỗ và các vật liệu thực vật khác. Do đó,
chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thành phần
của nước tự nhiên và nước thải bởi lượng lớn các sản phẩm phân
hủy của chúng được đưa vào trong nước. Ví dụ cho sản phẩm này
là vật chất dạng mùn, chúng tương tác với các ion hydro và ion
kim loại.
71
Vi sinh vật trong nước
✓ Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào có nhân và có thể có hình
que (bacillus), hình cầu (coccus) hay hình xoắn (vibrios, spirilla,
spirochetes).
✓ Vi khuẩn ưa khí cần oxi như một chất tiếp nhận điện tử:

✓ Vi khuẩn kỵ khí chỉ hoạt động trong môi trường hoàn toàn không
có oxi phân tử. Các vi khuẩn này ngày càng được quan tâm chú ý
đến khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ.

✓ Vi khuẩn tùy nghi, chúng sử dụng oxi tự do khi có sẵn và sử dụng


các chất khác làm chất nhận điện tử (chất oxi hóa) khi oxi phân tử
không có sẵn. Các chất thay thế oxi trong nước là ion nitrat và ion
sunphat. 72
Vi sinh vật trong nước
✓ Các sinh vật tự dưỡng: sử dụng năng lượng mặt trời hay năng
lượng hóa học để cố định các phần tử từ vật chất vô cơ đơn giản,
vô sinh thành những phân tử sống phức tạp. Các sinh vật tự
dưỡng là những nhà máy sản xuất sinh khối bằng cách sử dụng
năng lượng mặt trời, CO2 và những phần tử vô cơ đơn giản.
✓ Các sinh vật dị dưỡng: sử dụng các chất hữu cơ được tạo ra từ
các sinh vật tự dưỡng để làm nguồn năng lượng và nguyên liệu
thô cho quá trình tổng hợp sinh khối. Chúng phá hủy hoàn toàn
vật chất có nguồn gốc sinh học thành các hợp chất đơn giản đã
từng được các sinh vật tự dưỡng cố định

73
Các hạt keo trong nước

74
Hệ như thế nào được coi là dung dịch, hệ keo?

Dung dịch thực

10-9 10-6 Hệ phân tán thô 10-4

Hệ keo Kích thước hạt (m)

✓ Dung dịch thực (dung dịch): Kích thước của hạt phân tán
nhỏ hơn 10-9 m (kích thước phân tử hoặc ion). Khi đó, giữa
chất phân tán và dung môi không có bề mặt phân chia, tạo
thành một khối đồng nhất gọi là dung dịch thực.
75
Các hạt keo trong nước

✓ Hạt keo là các khoáng chất (các sét), chất ô nhiễm hữu cơ (bao
gồm các hợp chất humic), vật chất chứa protein, một số loài tảo
và vi khuẩn có đường kính từ khoảng 0,001 micromet đến xấp
xỉ 1 micromet, lơ lửng trong nước và nước thải.

Keo ưa nước: Thường là các đại phân tử, ví dụ như protein và


các polyme tổng hợp, chúng được đặc trưng bởi tương tác mạnh
với nước dẫn đến sự tự hình thành các keo khi chúng được đưa
vào nước.

76
Các hạt keo trong nước

Keo kỵ nước: Ví dụ như các hạt sét, những giọt nhỏ dầu mỏ và
những hạt vàng rất nhỏ, tương tác ở mức độ thấp hơn với nước và
bền vững bởi các điện tích dương hoặc âm.

Bề mặt tích điện của hạt keo và các đối ion quanh nó tạo thành một
lớp điện kép, làm cho các hạt này đẩy nhau.
77
Các hạt keo trong nước

Các keo liên hợp bao gồm tập hợp đặc biệt của các ion và các phân tử
được gọi là các mixel. Keo liên hợp có cả đầu ưa nước và một đuôi dài
ưa hữu cơ.

Natri stearat là chất tạo bọt điển hình

78
Các hạt keo trong nước

Nhờ lực đẩy của các lớp điện kép (lớp hấp phụ ion và lớp đối ion) các
hạt keo tránh được sự kết tụ lại.

79
Hiện tượng keo tụ

Keo tụ gắn liền với sự giảm lực đẩy tĩnh điện và các hạt keo của cùng
loại vật liệu có thể tập hợp lại. Sự tạo bông sử dụng các hợp chất làm
cầu nối để hình thành các mối liên kết hóa học giữa các hạt keo và kết
nối các hạt vào một khối tương đối lớn được gọi là những mạng lưới
kết bông.

✓ Những keo kỵ nước thường nhanh chóng bị keo tụ bằng cách thêm
vào một lượng nhỏ muối để góp thêm ion cho dung dịch.

80
Sự tạo bông của keo bằng các chất đa điện ly

81
Các quá trình trong Thuỷ quyển

✓ Quá trình tạo phức

✓ Quá trình sinh hoá

✓ Quá trình oxi-hoá khử

82
Sự tạo phức

✓ Phức chất là loại hợp chất sinh ra do loại ion đơn (thường là ion
kim loại), gọi là ion trung tâm, liên kết với phân tử hoặc ion khác,
gọi là phối tử (ligand). Trong dung dịch, ion trung tâm, phối tử và
phức chất đều có khả năng tồn tại riêng rẽ.

Fe(H2O)62+ + CN- → FeCN(H2O)5+ + H2O

✓ Ion xyanua là phối tử không càng, có nghĩa là nó chỉ chiếm một vị


trí liên kết với ion kim loại.

83
Sự tạo phức

✓ Khi một phối tử tạo liên kết với hai hay nhiều vị trí trên một ion kim
loại thì được gọi là phức vòng càng hay chelat. Phối tử khi đó là các
tác nhân vòng càng (tác nhân tạo chelat). Tác nhân tạo chelat có
nhiều hơn một nguyên tử có khả năng liên kết với ion kim loại trung
tâm tạo nên cấu trúc vòng càng. Theo cách đó, ion P2O74- liên kết với
hai vị trí trên ion canxi để tạo thành chelat (Ca(P2O7)2-.

84
Sự tạo phức

✓ Thông thường, tác nhân chelat có thể liên kết cùng một lúc với ion
kim loại ở nhiều hơn một vị trí, nên phức vòng càng bền hơn phức
chất chỉ có những phối tử đơn càng. Độ bền của chelat có xu hướng
tăng theo số lượng vị trí tạo chelat trên phối tử.

✓ Cấu trúc chelat có nhiều dạng, đặc


trưng bởi những vòng càng.

Cấu trúc của một phức vòng càng tứ diện của ion
nitrilotriacetat (NTA). Phần tử NTA có thể liên kết với kim
loại thông qua ba nhóm –CO2- và thông qua nguyên tử nitơ.
85
Sự tạo phức

✓ Trong nhiều trường hợp, ion hydro cạnh tranh phối tử với các ion kim
loại nên sự chalat hóa phụ thuộc vào pH. Trong khoảng pH gần trung
tính thường gặp trong nước tự nhiên, hầu hết các phối tử hữu cơ hiện
diện trong dạng axit liên hợp.

✓ Các phối tử phổ biến tìm thấy trong các nguồn nước tự nhiên và nước
thải gồm:

86
Sự tạo phức

✓ Các tác nhân chelat là những chất ô nhiễm nước phổ biến tiềm
tàng.
✓ Các tác nhân tạo phức trong nước thải rất được quan tâm vì chúng
có khả năng hòa tan các kim loại nặng từ mối hàn đường ống, bể
chứa và từ các kết tủa chứa kim loại nặng.
✓ Sự tạo phức có thể làm tăng rò rỉ kim loại nặng từ các nơi chôn
lấp và làm giảm hiệu quả loại bỏ kim loại nặng cùng bùn trong xử
lý sinh học chất thải thông thường.

87
Sự tạo phức

Bài tập 1:
Một nguồn nước thải có pH kiềm là 11 chứa đồng(II) với tổng giá trị
là 5,0 mg/L và lượng dư EDTA không tạo phức là 200 mg/L (được
biểu diễn dưới dạng muối đinatri, Na2H2C10H12O8N2.2H2O, khối
lượng phân tử là 372). Nếu là như vậy thì nồng độ cân bằng của ion
Cu2+ là bao nhiêu? Cho, hằng số tạo phức K1 của phức đồng với
EDTA (CuY2-) là 6,3. 1018.

88
✓ Ở giá trị pH 11 hoặc lớn hơn, EDTA về cơ bản tất cả đều ở dạng
ion âm bốn, Y4-, ion hóa hoàn toàn:

89
Sự tạo phức

𝐶𝑢𝑌 2−
Cu2+ + Y4- → CuY2- 𝐾1 = = 6,3.1018
ሾ𝐶𝑢2+ ൧ሾ𝑌4− ቃ

Vì đinatri EDTA có khối lượng phân tử là 372 mà nồng độ tồn tại là


200 mg/L, nên tổng nồng độ mol của EDTA (Y4-) là 5,4.10-4 M

Tỷ lệ giữa đồng được tạo phức và không tạo phức là


ሾ𝐶𝑢𝑌 2− ]
= ሾ𝑌 4− ]𝐾1 = 5,4.10−4 . 6,3.1018 = 3,3.1015
ሾ𝐶𝑢2+ ]

Nồng độ mol tổng Cu2+ trong dung dịch chứa 5,0 mg/L là 7,9.10-5M.
Nồng độ đồng không tạo phức, ion Cu2+ hóa là
ሾ𝐶𝑢𝑌 2− ] 7,9.10−5
ሾ𝐶𝑢2+ ] = = = 2,3.10−20 𝑀
𝐾1 ሾ𝑌 4− ] 6,3.1018 .5,6.10−4 90
Tính toán sự hòa tan của chì từ Pb(OH)2 dạng rắn khi trong
nước thải có NTA ở nồng độ 25 mg/L và pH 8,00.

Pb(OH)2(r) Pb2++ 2OH2-

Ksp= [Pb2+][OH-]2 = 1,61.10-20

=> [Pb2+] = 1,61.10-8

91
✓ Axit nitrilotriacetic thường được kí hiệu là H3T. Muối trinatri
của axit này (NTA) được sử dụng như một chất tẩy rửa thay thế
photphat và nó là một tác nhân chelat mạnh.
✓ Axit nitrilotriacetic, H3T, phân ly ion hydro theo ba bậc để tạo
thành anion nitrilotriacetat, T3-, công thức cấu tạo của nó là:

92
ሾ𝐻 + ]ሾ𝐻2 𝑇 − ]
H3T H+ + H2 T- 𝐾𝑎1 = = 2,18.10−2 pKa1=1,66
ሾ𝐻3 𝑇]

ሾ𝐻 + ]ሾ𝐻𝑇 2− ]
H2T- H+ + T2- 𝐾𝑎2 = = 1,12.10−3 pKa2=2,95
ሾ𝐻2 𝑇 − ]

ሾ𝐻 + ]ሾ𝑇 3− ]
HT2- H+ + T3- 𝐾𝑎3 = = 5,25.10−11 pKa3=10,28
ሾ𝐻𝑇 2− ]

93
Ở pH = 8, thì NTA tồn tại dưới dạng HT2- là chủ yếu với cân bằng:

ሾ𝐻 + ]ሾ𝑇 3− ]
HT2- H+ + T3- 𝐾𝑎3 = = 5,25.10−11 pKa3=10,28
ሾ𝐻𝑇 2− ]

ሾ𝑃𝑏𝑇 − ]ሾ𝑂𝐻 − ]
Pb(OH)2(r) + HT2- PbT- + OH- + H2O 𝐾=
ሾ𝐻𝑇 2− ]

ሾ𝑃𝑏𝑇 − ]
Pb2+ + T3- = PbT- 𝐾𝑓 = = 2,45.1011
ሾ𝑃𝑏2+ ]ሾ𝑇 3− ]

Pb(OH)2(r) Pb2++ 2OH- Ksp= [Pb2+][OH-]2 = 1,61.10-20

94
ሾ𝑃𝑏𝑇 − ]ሾ𝑂𝐻 − ] 𝐾𝑠𝑝 𝐾𝑎3 𝐾𝑓
𝐾= = = 2,07.10−5
ሾ𝐻𝑇 2− ] ሾ𝐻 + ]ሾ𝑂𝐻 − ]

Từ biểu thức trên cho thấy, ở pH 8,00, [OH-] = 1,00.10-6M:


ሾ𝑃𝑏𝑇 − ] 𝐾 2,07.10−5
2−
= −
= −6
= 20,7
ሾ𝐻𝑇 ] ሾ𝑂𝐻 ] 1,00.10

✓ Mẫu nước chứa 25 mg/L NTA, khối lượng phân tử là 257. Nồng độ
tổng cộng của cả NTA đã tạo phức và không tạo phức sẽ là 9,7.10-5M.
Tại pH 8, NTA ở dạng HT2- hoặc PbT-. Vì [PbT-]/[HT2-] xấp xỉ bằng
20/1, nên hầu hết NTA trong dung dịch tồn tại trong chelat chì. Nồng
độ mol của PbT- chỉ nhỏ hơn giá trị 9,7.10-5 M chút ít của tổng NTA
có trong dung dịch. Khối lượng phân tử của chì là 207, vậy nồng độ
của chì trong dung dịch xấp xỉ bằng 20 mg/L. 95
Quá trình oxi hoá khử

96
Quá trình oxi hóa – khử

✓ Hiện tượng oxi hóa - khử rất được coi trọng trong hóa học môi
trường của nước tự nhiên và nước thải.

Ví dụ, như trong một hồ nước, sự oxi hóa của oxi (O2) đối với các vật
chất hữu cơ (ký hiệu là {CH2O})
{CH2O} + O2 → CO2 + H2O
dẫn đến sự giảm oxi và làm chết cá.

97
Phản ứng oxi hóa – khử

✓ Các phản ứng oxi hóa – khử (redox) là các phản ứng liên quan đến
những thay đổi về trạng thái oxi hóa của chất tham gia phản ứng.

Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

Bán phản ứng 1: Cu2+ + 2e- → Cu Quá trình khử

Bán phản ứng 2: Fe - 2e- → Fe2+ Quá trình oxi hóa

Làm sao để xác định được chiều của phản ứng?


98
Thế điện cực (E)

✓ Điện cực hydro tiêu chuẩn H+/H2 ở 25 oC, dung dịch có hoạt
độ H+ bằng 1, áp suất H2 là 1 atm.
2H+ + 2e- H2 E0 = 0,0 V

Nồng độ ion trong dung dịch 1M

Cặp Ox/Kh có E càng cao thì dạng oxi hóa càng mạnh, dạng khử càng
yếu. Phản ứng oxi hóa khử xảy ra theo chiều, dạng oxi hóa của cặp có
E cao sẽ phản ứng với dạng khử của cặp có E thấp để tạo ra dạng oxi
hóa mới, khử mới yếu hơn. 99
Thế điện cực (E)

Ví dụ:
Cu2+ + 2e- Cu E01 = 0,34 V

(Fe2+ + 2e- Fe) E02 = - 0,44 V

Cu2+ + Fe Cu + Fe2+ E0 = 0,78


Nồng độ ion trong dung dịch 1M

Thế của phản ứng sẽ ra sao khi nồng độ của các


ion trong dung dịch thay đổi?
100
Phương trình Nernst

✓ Phương trình Nernst được sử dụng để lý giải cho ảnh hưởng của
các giá trị hoạt độ (nồng độ) khác nhau đối với thế điện cực.

Ox + ne Kh

Người ta ký hiệu cho cặp oxi hóa khử liên hợp là Ox/Kh.

Phương trình Nerst viết cho cặp Ox/Kh liên hợp:

0,059 ሾOx]
o
E=E + lg
n ሾKh]

101
Phương trình Nernst

Cu2+ + 2e- Cu E01 = 0,34 V

(Fe2+ + 2e- Fe) E02 = - 0,44 V

Cu2+ + Fe Cu + Fe2+ E0 = 0,78


2+
0
2,303𝑅𝑇 ሾ𝐶𝑢 ൧
𝐸=𝐸 + 𝑙𝑜𝑔
𝑛𝐹 ሾ𝐹𝑒2+ ൧
R = 8,314 J/mol.K (Hằng số khí lý tưởng)
F = 96.500 C/mol (Hằng số Faraday)

2+
0,0591 ሾ𝐶𝑢 ൧
𝐸 = 0,78 + 𝑙𝑜𝑔
2 ሾ𝐹𝑒2+ ൧ 102
Động học của các quá trình oxi hóa- khử

Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+ E0 = 0,78 V

ሾ𝐹𝑒2+ ൧
Hằng số cân bằng K=
ሾ𝐶𝑢2+ ൧

Khi phản ứng đạt cân bằng E = 0

0,0591 1
0 = E0 + 𝑙𝑜𝑔
2 𝐾
2E0
LogK =
0.0591
103
Thế oxi hóa khử của oxi

O2 + 4H+ + 4e- 2H2O E0 = 1,23 V

o 0,059
EO2/H2O = EO 2 /H2 O
+ lg O2 ሾH + ]4
4

EO2/H2O = 1,23 + 0,015 lg O2 − 0,059 pH

Ở điều kiện pH = 7 ∶ EO2/H2O = 0,817 + 0,015 lg O2

Nồng độ của oxi bão hòa trong nước ở 25oC là ≈ 8 mg/l hay [O2] trong
8.10−3
nước ≈ = 2,5. 10−4 M
32

𝐄𝐎𝟐 Τ𝐇𝟐 𝐎 ≈ 𝟎, 𝟕𝟔𝐕 104


Thế oxy hóa khử trong nước tự nhiên

105
Hoạt độ của điện tử (pE)

pH được định nghĩa là giá trị âm logarit hoạt độ của ion hydro
trong dung dịch:

pE được định nghĩa là giá trị âm logarit của hoạt độ điện tử:

𝐸
2,303𝑅𝑇 𝐸
𝑝𝐸 = =
𝐹 0,0591
𝐸0
𝐸0
𝑝𝐸 0 = 2,303𝑅𝑇
=
𝐹 0,0591

Các giá trị pE thấp là chỉ thị cho các điều kiện khử và các giá trị pE
cao phản ánh các điều kiện oxi hóa. 106
pE0 của các phản ứng quan trọng trong các
nguồn nước tự nhiên
STT Phản ứng pE0
1 ¼ O2(g) + H+ + e- ½ H2O pE0 = +20.75
2 ⅟₅ NO3- + ⁶⁄₅ H+ + e- ⅒ N2 + ⅗H2O pE0 = +21,05
3 ½ NO3- + H+ + e- ½ NO2- + ½ H2O pE0 = +14,05
4 ⅙ NO2- + ⁴⁄₃ H+ + e- ⅙ NH4+ + ⅟₃H2O pE0 = +15,14
5 ½ CH3OH + H+ + e- ½ CH4(g) + ½ H2O pE0 = +9,88
6 ¼ CH2O + H+ + e- ¼ CH4(g) + ¼ H2O pE0 = +6,94
7 ⅙ SO42- + ¾ H+ + e- ⅙ S(s) + ⅔ H2O pE0 = +6,03
8 ½ S(s) + H+ + e- ½ H2S(g) pE0 = +2,89
9 ⅛ CO2 + H+ + e- ⅛ CH4 + ¼ H2O pE0 = +2,87
10 ⅙ N2 + ⁴⁄₃ H+ + e- ⅓ NH4+ pE0 = +4,68
11 H+ + e- ½ H2(g) pE0 = 0,00
12 ¼ CO2(g) + H+ + e- ¼ CH2O + ¼ H2O pE0 = ̶ 1,20107
Hằng số cân bằng (K) và hoạt độ của điện tử (pE)

nE0
LogK =
0.0591

𝐸0
𝐸0
𝑝𝐸 0 = 2,303𝑅𝑇
=
𝐹 0,0591

𝐋𝐨𝐠𝐊 = n x pE0

108
NHỮNG GIỚI HẠN CỦA pE TRONG NƯỚC

Có những giới hạn của pE phụ thuộc vào các giá trị pH, ở đó, nước
bền về mặt nhiệt động học.
Nước có thể bị oxi hóa:
2H2O O2 + 4H+ + 4e- (1)

hay cũng có thể bị khử:


2H2O + 2e- H2 + 2-OH
2H+ + e- H2 (2)

Hai phản ứng này xác định giới hạn của pE trong nước. Ở bên phía
oxi hóa thì pE bị giới hạn bởi sự oxi hóa của nước (nửa phản ứng 1).
Sự giải phóng hydro ở nửa phản ứng (2) giới hạn giá trị pE ở phía
bên khử.
109
pE0 của các phản ứng quan trọng trong các
nguồn nước tự nhiên
STT Phản ứng pE0
1 ¼ O2(g) + H+ + e- ½ H2 O pE0 = +20.75
2 ⅟₅ NO3- + ⁶⁄₅ H+ + e- ⅒ N2 + ⅗H2O pE0 = +21,05
3 ½ NO3- + H+ + e- ½ NO2- + ½ H2O pE0 = +14,05
4 ⅙ NO2- + ⁴⁄₃ H+ + e- ⅙ NH4+ + ⅟₃H2O pE0 = +15,14
5 ½ CH3OH + H+ + e- ½ CH4(g) + ½ H2O pE0 = +9,88
6 ¼ CH2O + H+ + e- ¼ CH4(g) + ¼ H2O pE0 = +6,94
7 ⅙ SO42- + ¾ H+ + e- ⅙ S(s) + ⅔ H2O pE0 = +6,03
8 ½ S(s) + H+ + e- ½ H2S(g) pE0 = +2,89
9 ⅛ CO2 + H+ + e- ⅛ CH4 + ¼ H2O pE0 = +2,87
10 ⅙ N2 + ⁴⁄₃ H+ + e- ⅓ NH4+ pE0 = +4,68
11 H+ + e- ½ H2(g) pE0 = 0,00
12 ¼ CO2(g) + H+ + e- ¼ CH2O + ¼ H2O pE0 = ̶ 1,20110
NHỮNG GIỚI HẠN CỦA pE TRONG NƯỚC
1

¼ O2(k) + H+ + ē ½ H2O, pE0 = +20,75 pE = pE0 + log(PO ሾH + ])


4
(1)
2

−1
H+ +ē ½ H2 , pE0 = 0,00 pE = pE 0 + log(ሾH + ]P ) 2
(2)
H2

Ở điều kiện mà oxi sinh ra từ quá trình oxi hóa của nước có áp suất 1,00 atm, có thể
được coi là giới hạn oxi hóa của nước và khi áp suất của hydro từ quá trình khử là
1,00 atm được coi là giới hạn khử của nước.

(1) => pE = 20,75 − pH (2) => pE = −pH

Với nước tự nhiên (pH = 7,00), pE của nước là từ -7,00 đến 13,75.

111
pE TRONG NƯỚC TỰ NHIÊN

112
pE TRONG NƯỚC TỰ NHIÊN

Bề mặt của nước tự nhiên có oxi ở trang thái cân bằng với oxi trong
khí quyển:
¼ O2(k) + H+ + ē ½ H2O

Ngược lại, đối với nước tầng đáy là nước yếm khí, ở đó CH4 và CO2
được sinh ra bởi các vi sinh vật.

⅛ CO2 + H+ + e- ⅛ CH4 + ¼ H2O

113
pE0 của các phản ứng quan trọng trong các
nguồn nước tự nhiên
STT Phản ứng pE0
1 ¼ O2(g) + H+ + e- ½ H2 O pE0 = +20.75
2 ⅟₅ NO3- + ⁶⁄₅ H+ + e- ⅒ N2 + ⅗H2O pE0 = +21,05
3 ½ NO3- + H+ + e- ½ NO2- + ½ H2O pE0 = +14,05
4 ⅙ NO2- + ⁴⁄₃ H+ + e- ⅙ NH4+ + ⅟₃H2O pE0 = +15,14
5 ½ CH3OH + H+ + e- ½ CH4(g) + ½ H2O pE0 = +9,88
6 ¼ CH2O + H+ + e- ¼ CH4(g) + ¼ H2O pE0 = +6,94
7 ⅙ SO42- + ¾ H+ + e- ⅙ S(s) + ⅔ H2O pE0 = +6,03
8 ½ S(s) + H+ + e- ½ H2S(g) pE0 = +2,89
9 ⅛ CO2 + H+ + e- ⅛ CH4 + ¼ H2O pE0 = +2,87
10 ⅙ N2 + ⁴⁄₃ H+ + e- ⅓ NH4+ pE0 = +4,68
11 H+ + e- ½ H2(g) pE0 = 0,00
12 ¼ CO2(g) + H+ + e- ¼ CH2O + ¼ H2O pE0 = ̶ 1,20114
pE TRONG NƯỚC TỰ NHIÊN

¼ O2(k) + H+ + ē ½ H2O, pE0 = +20,75 pE = pE0 + log(PO ሾH + ])


4
(1)
2

Trạng thái cân bằng với khí quyển: PO2 = 0,21 atm và nước tự nhiên
có [H+] = 1,00.10-7 M

pE = 20,75 + log {(0.21)1/4.1,00.10-7} = 13,38

Theo cách tính toán này, một giá trị pE xung quanh +13 là có thể đối
với nước trong cân bằng với khí quyển, đó là nước hiếu khí.

115
pE TRONG NƯỚC TỰ NHIÊN

⅛ CO2 + H+ + e- ⅛ CH4 + ¼ H2O, pE0 = +2,87

1/8
𝑃𝐶𝑂2 ሾ𝐻 + ]
𝑝𝐸 = 2,87 + 𝑙𝑜𝑔 1/8
𝑃𝐶𝐻4

Giả thiết lượng CH4 và CO2 được sinh ra bởi các vi sinh vật là
bằng nhau:
𝑝𝐸 = 2,87 + 𝑙𝑜𝑔ሾ𝐻 + ]

Nước tự nhiên có [H+] = 1,00.10-7 M

𝑝𝐸 = 2,87 − 7 = - 4,13
116
Chú ý
Hai điểm liên quan đến các phản ứng oxi hóa khử trong các
nguồn nước tự nhiên và nước thải.
✓ Nhiều phản ứng oxi hóa-khử quan trọng được xúc tác bởi các
vi sinh vật. Vi khuẩn là những xúc tác cho các phản ứng của
oxi phân tử với các hợp chất hữu cơ, sắt(III) khử về sắt(II) và
amoni oxi hóa thành ion nitrat.
✓ Các phản ứng oxi hóa khử trong thủy quyển liên quan chặt chẽ
với các phản ứng axit – bazơ. Hoạt độ của ion H+ thể hiện mức
độ axit hay bazơ của nước, hoạt độ của điện tử (e-) thể hiện
mức độ môi trường nước có tính oxi hóa hay là khử
Bài tập

1. Tính giá trị pE của nước trong cân bằng với không khí ở pH =
6,0? pE0 = 20,75
2. Trong một mẫu nước thải mỏ có chứa sắt với các nồng độ lần lượt
là [Fe3+] = 7,03.10-3 M và [Fe2+] = 3,71.10-4 M. Biết pH của dung
dịch là 2,0. Tính pE của mẫu nước thải trên, biết pE0 = 13,2.
3. Tính áp suất riêng phần của oxi trong mẫu nước thải mỏ nói trên.

118
Các quá trình hoá sinh trong nước

119
120
Vi sinh vật trong nước
✓ Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào có nhân và có thể có hình
que (bacillus), hình cầu (coccus) hay hình xoắn (vibrios, spirilla,
spirochetes).
✓ Vi khuẩn ưa khí cần oxi như một chất tiếp nhận điện tử:

✓ Vi khuẩn kỵ khí chỉ hoạt động trong môi trường hoàn toàn không
có oxi phân tử. Các vi khuẩn này ngày càng được quan tâm chú ý
đến khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ.

✓ Vi khuẩn tùy nghi, chúng sử dụng oxi tự do khi có sẵn và sử dụng


các chất khác làm chất nhận điện tử (chất oxi hóa) khi oxi phân tử
không có sẵn. Các chất thay thế oxi trong nước là ion nitrat và ion
sunphat. 121
Bài tập

1. Tính giá trị pE của nước trong cân bằng với không khí ở pH =
6,0? pE0 = 20,75
2. Trong một mẫu nước thải mỏ có chứa sắt với các nồng độ lần lượt
là [Fe3+] = 7,03.10-3 M và [Fe2+] = 3,71.10-4 M. Biết pH của dung
dịch là 2,0. Tính pE của mẫu nước thải trên, biết pE0 = 13,2.
3. Tính áp suất riêng phần của oxi trong mẫu nước thải mỏ nói trên.

122
Bài 1:
1

¼ O2(k) + H+ + ē ½ H2O, pE0 = +20,75 pE = pE0 + log(PO ሾH + ])


4
(1)
2

Trạng thái cân bằng với khí quyển: PO2 = 0,21 atm và pH = 6

pE = 20,75 + 1/4log(0.21) - 6 = 14,58

Bài 2:
ሾ𝐹𝑒 3+ ]
Fe3+ + e- Fe2+ 𝑝𝐸 = 13,2 + 𝑙𝑜𝑔 2+ = 14,48
ሾ𝐹𝑒 ]

Bài 3: 1
pE = pE 0 + log(PO4 ሾH + ]) pE = 14,48
2 pE0 = 20,75
pH= 2
PO2 = 8,318 x 10-18 123
Ô nhiễm môi trường Thuỷ Quyển

Các chất ô nhiễm

Các hoạt động gây ô nhiễm

Ô nhiễm các môi trường thuỷ quyển khác nhau

124
Các chất ô nhiễm trong Thuỷ Quyển

Chất ô nhiễm hữu cơ

Chất ô nhiễm vô cơ

Chất dinh dưỡng và hiện tượng phú dưỡng

Chất ô nhiễm phóng xạ

Chất ô nhiễm mới

125
Các hoạt động gây ô nhiễm
Hoạt động công nghiệp

Sinh hoạt

Nông nghiệp (Thuốc trừ sâu, chăn nuôi, thuỷ sản…)

126
Ô nhiễm nước ngầm

Ô nhiễm nước mặt

Ô nhiễm đại dương

127
Xử lý ô nhiễm nước

128

You might also like