Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

“Quy luật của văn học là quy luật của cái đẹp mà quy luật của cái đẹp

là quy luật của tình


cảm”. Thật vậy, tình cảm chính là ngọn nguồn sâu xa của cái đẹp chứ không phải bất cứ một
yếu tố nào khác. Tình cảm, cảm xúc là mầm sống ngọt lành đưa quả ngọt thi ca chín mọng,
hấp dẫn. Ngay từ những dong thơ đầu của “Tây Tiến”, Quang Dũng đã mở ra mạch cảm xúc
chủ đạo cảu toàn bài đó là nỗi nhớ nhung da diết về thiên nhiên và binh đoàn Tây Tiến
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.” Quang Dũng như bóng mây
bay qua đỉnh Việt. “Bóng mây” ấy mang dư vị của một hồn thơ hồn hậu, phóng thoáng, tài
hoa đã viết nên Tây Tiến (1948) khi nỗi nhớ về một thời chiến đấu, nỗi nhớ về đồng đội sực
sôi trong mình. Câu thơ mở đầu mang hình thức của một câu cảm thán, gợi lên những cảm
xúc lắng đọng nhưng cũng thật tha thiết và ngọt ngào. Thi nhân cất tiếng gọi “sông Mã”-
hiện thân của thiên nhiên Tây Bắc và cũng là người bạn đồng hành với binh đoàn trong suốt
nẻo đường hành quân như gọi về những gì quen thuộc nhất. Nếu thiên nhiên trong Việt Bắc-
Tố Hữu trực tiếp tham gia chiến đấu “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng cây núi đá ta cùng
đánh Tây” thì dòng sông Mã ở đây lại trở thành người bạn, người đồng chí theo bước đường
quân đầy gian khổ và khắc nghiệt của những anh lính. Hai tiếng “ xa rồi” cất lên tựa như một
tiếng nấc nghẹn làm cho âm điệu câu thơ êm ái mà gợi niềm luyến lưu, tiếc nuối ngập tràn.
Cụm từ “Tây Tiên ơi” cảm thán kết hợp với vần “ơi” cuối câu làm bật nên nỗi nhớ dào dạt
của thi nhân. Tiếng gọi ấy tha thiết như vọng về từ trong quá khứ, luyến lưu mà hết sức day
dứt. Phải chăng đó chính là cách nhà thơ đang sống lại những năm tháng xưa với những kỉ
niệm đẹp đẽ về binh đoàn Tây Tiến thân thương? Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ khỏi phát từ
trong lòng người ta”, nỗi nhớ ấy trào dâng không kìm nén được mà mượn con chữ để cất
thành lời. Điệp từ “nhớ” ở câu thơ thứ hai làm bật lên nỗi nhớ tự sâu trong nhân vật trữ
tình.Quang Dũng đã tinh tế tận dụng hết cái hay, cái đẹp của ngôn từ văn học- ngôn từ văn
học có khả năng miêu tả được cả mùi vị, nắm bắt được những góc mơ hồ, mỏng manh, trừu
tượng nhất vào cụm từ “nhớ chơi vơi”- nỗi nhớ bồng bềnh, mênh mang, không thể diễn tả
được. “Chơi vơi” là từ láy thanh không, nhẹ nhàng nhấn mạnh nỗi nhớ vô hình vô định ấy.
Thật khó để hình dung còn từ ngữ nào có thể khắc họa dòng kí ức ùa về chân thực đến vậy!
Ở đây ta không chỉ gặp ý thơ hay mà còn ấn tượng bởi cách sử dụng ngôn từ độc đáo kết hợp
với nhiều thủ pháp nghệ thuật, câu cảm thán, từ láy... làm nổi bật lên được nỗi nhớ da diết
của nhà thơ. Hẳn có không ít nhà thơ viết về nỗi nhớ cũng chẳng thiếu những người nghệ sĩ
viết về người lính năm xưa. Nhưng văn chương cũng giống như âm nhạc hay điêu khắc cần
người nghệ sĩ có giọng riêng để “qua giọng hát anh nhận ra người hát” “qua nét phác anh
nhận ra người thợ bạc”. Phải chăng nỗi nhớ tha thiết ấy đang chảy không ngừng trong trái
tim của người lính năm xưa? Dù không thể đong đếm nhưng đó là nỗi nhớ vô cùng ám ảnh,
tựa như những tế bào hồng cầu chảy trong huyết mạch của người nghệ sĩ. Nỗi nhớ về sông
Mã, về miền đất Tây Bắc yêu thương của Quang Dụng gợi cho ta đến nỗi nhớ “ngẩn ngơ”
trong ca dao “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/Nhớ ai ai nhớ nhớ ai bây giờ”. Nhưng thơ Quang
Dũng bao giờ cũng vậy, cái buồn nhớ nhung không mang tính bi lụy, sầu não như thế mà đó
là cái buồn đau bi tráng, là cái cớ để nhà thơ gợi về sự hào hùng của một thời oanh liệt. Giữa
vô vàn những vần thơ hay, Tây Tiến vẫn vững vàng, sừng sững hiên ngang “đóng đinh” trên
thi đàn văn học Việt Nam chính vì lẽ vậy!

You might also like