Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN

PHƯƠNG

Mẫu 1
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”.
Nhân dân miền Nam luôn ước ao nước nhà thống nhất để được đón Bác vào thăm, thế nhưng Bác đã
ra đi, để lại cho nhân dân miền Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung bao niềm tiếc
thương vô hạn. Tình cảm đó đã được nhà thơ Viễn Phương, trong chuyến lần đầu ra thăm lăng Bác
diễn tả thật xúc động qua “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là sự dồn nén kết tinh tình cảm chân thành
thương nhớ Bác không của chỉ riêng nhà thơ mà còn là của hàng triệu chiến sĩ và đồng bào miền
Nam – những người cũng như nhà thơ – tuy chưa một lần gặp Bác ở đời thật nhưng đã nghìn lần
thấy trong mơ, trong hoài vọng, trong lí tưởng cao đẹp nhất của mình.
Từ khói lửa chiến trang bước ra, người chiến sĩ Viễn Phương đến Hà Nội, nơi trái tim của cả nước,
để được viếng Bác. Khổ một đã thể hiện cảm xúc của tác giả về cảnh quan bên ngoài lăng Bác. Câu
mở đầu bài thơ giản dị mà chân chất đã nói lên hoàn cảnh viếng lăng Bác, mở ra một không khí thân
mật mà trang nghiêm: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Sử dụng cách xưng hô “con – Bác” và
thay “viếng” thành “thăm”, nhà thơ vừa thể hiện sự tôn kính một cách gần gũi, vừa giảm bớt đi sự
đau buồn. Bằng cách này, người đọc hiểu rằng Bác vẫn còn sống mãi, chỉ là đang ngủ một giấc thật
lâu, thật dài mà thôi. Câu thơ tuy không được gọt giũa từng câu chữ nhưng là xúc động bạn đọc vì
đây là tiếng nói tự đáy lòng của người con đi xa về bên cha. Câu thơ tuy bằng lặng nhưng bên trong
lại ẩn chứa một nỗi đau khôn nguôi của sự mất mát.
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Đến gần lăng, không gian “hàng tre bát ngát” lẫn trong sương sớm hiên ra ngay trước mắt cùng thán
từ “ôi” đã diễn tả một trạng thái xúc động, bồi hồi của nhà thơ. Quanh lăng Bác là hình ảnh hàng tre
thân thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam, cũng chính là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người
Việt Nam với sức sống bền bỉ, kiên cường trước mọi phong ba bão táp, thử thách khó khăn. Màu tre
mãi xanh như cái sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam trước những thử thách khắc nghiệt của tự
nhiên và lịch sử. Hàng tre bên lăng Bác khẽ đu đưa, âu yếm giấc ngủ ngàn đời của Bác như thuở ấu
thơ tre làm bạn với Người.
Khổ hai bài thơ là cảm xúc của Viễn Phương trước khi vào viếng thăm lăng Bác. Bác nằm trong
lăng, vẫn sống mãi với non sông đất nước, vẫn tỏa sáng cho muôn đời:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Mặt trời của thiên nhiên đem lại sức sống cho muôn loài, gợi cho tác giả liên tưởng rằng Bác của
chúng ta cũng là một mặt trời, đã soi đường dẫn lối cho nhân dân đi lên từ trong đêm tối nô lệ đến
cuộc đời sáng lạng của tự do và độc lập. Muôn vàn nỗi tiếc thương đối với công ơn to lớn của Bác
đã được nhà thơ linh động ví như những tràng hoa kết lại dâng lên để bày tấm lòng thành kính đối
với Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

1
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN
PHƯƠNG
Sử dụng nghệ thuật hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”, tác giả vừa ca ngợi bảy chín năm trong
cuộc đời Bác đẹp như mùa xuân, vừa thể hiện lòng biết ơn vì Bác đã đem lại mùa xuân cho đất
nước. Kết hợp cùng điệp ngữ “ngày ngày”, hình ảnh Bác sẽ mãi trường tồn trong tâm trí mỗi con
người Việt Nam.
Bao nhiêu cảm xúc lại được dâng cao hơn khi Viễn Phương bước những bước đầu tiên vào lăng Bác
trong khổ ba:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Với giọng điệu trang nghiêm, thành kính, phù hợp với không khí thiêng liêng, thanh tĩnh ở trong
lăng, nhà thơ khiến ta hình dung như Bác vẫn đang chìm vào giấc ngủ bình yên sau bao đêm dài
thao thức vì nước vì dân. Trong giấc ngủ vĩnh hằng của Bác có trăng làm bạn – hình ảnh tả thực
chính xác và tinh tế – gợi cho ta suy nghĩ về tâm hồn trong sáng, cao đẹp của Bác như vầng trăng,
đồng thời cũng gợi nhớ đến sự gắn bó mật thiết của Bác với trăng và những vần thơ tràn đầy ánh
trăng của Người.
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Hình ảnh “trời xanh” ca ngợi sự cao cả, thiêng liêng, bất tử của Bác, khẳng định sự hóa thân của Bác
vào tự nhiên của đất nước, của dân tộc. Thế nhưng, dù biết Bác vẫn vĩnh viễn ở đó như trời xanh thì
cũng không thể che lấp được một sự thật rằng Bác đã ra đi. Câu hỏi tu từ cuối khổ ba cất lên như
tiếng khóc nghẹn ngào, bộc lộ trực tiếp nỗi đau lớn lao không có gì có thể bù đắp được.
Khổ thơ khép lại với bao niềm lưu luyến của tác giả trước lúc ra về.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương nơi đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Nghĩ đến ngày mai về miền Nam là nỗi thương xót làm trào rơi nước mắt. Không phải rưng rưng
hay rơm rớm, mà là trào – một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm can làm nảy
sinh bao ước muốn. Đó là ước muốn được làm chim hót quanh lăng Bác, để lại chút vui tươi bên
một người đã hi sinh vì đất nước. Là ước muốn được làm đóa hoa tỏa hương thực hư thoang thoảng,
và cũng là ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng. Mọi điều ước đều quy tụ vào một điểm là
mong được gần Bác để mãi mãi được làm vơi, khuây khỏa nỗi lạnh lẽo của con người lúc sinh thời
đã hi sinh hết mình cho sự nghiệp giải phóng tổ quốc, đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng
lớp nhân dân.
Bài thơ tả lại một ngày Viễn Phương ra thăm lăng Bác từ tinh sương đến trưa, rồi đến chiều. Xuyên
suốt bài thơ là sự trào dâng của niềm thương nhớ bao la, xót thương vô hạn, được thể hiện qua đầy
ắp những ẩn dụ đẹp và trang nhã từ tận cõi lòng của nhà thơ. Chính vì thế, “Viếng lăng Bác” là một
đóng góp quý báu vào kho tang thi ca viết về Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc
Việt Nam ta.

2
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN
PHƯƠNG
Mẫu 2
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam thường nói “Miền Nam
trong trái tim” hẹn ngày thống nhất Bác sẽ vào thăm. Vậy mà khi miền Nam giải phóng, nước nhà
thống nhất thì Bác lại không còn nữa. Những người con miền Nam nhớ Bác cũng chỉ biết vào lăng
viếng Bác và Viễn Phương là một trong những người con đó. Với cảm xúc dâng trào của đứa con về
thăm cha, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện tình cảm của nhà thơ, của
những đứa con dân tộc, của tiếng lòng kính yêu dâng lên Bác.
Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ
được viết theo thể thơ tự do, gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc
động, thành kính là lòng biết ơn và tự hào, xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra Viếng
lăng Bác. Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và cũng phù
hợp với không khí trang nghiêm nơi lăng Bác. Mạch cảm xúc vận động theo trình tự thời gian kết
hợp với không gian của một chuyến viếng thăm.
Vì vậy, đọc bài thơ mà như ta theo chân tác giả vào lăng viếng Bác. Khổ 1 cảm xúc về cảnh bên
ngoài lăng tập trung ở hình ảnh hàng tre; khổ 2-3 từ dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng
Bác, nhà thơ cảm xúc và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Khổ 4 là cảm xúc khi sắp phải
trở về miền Nam, nhà thơ mong muốn lòng mình được mãi mãi ở lại nơi lăng Bác.
Hai câu thơ đầu như một lời tự sự đã chứa đựng bao nhiêu cảm xúc:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Bác đã vĩnh viễn ra đi khi đất nước còn chia cắt. Câu thơ của Viễn Phương mang theo niềm xúc
động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách
xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi vừa thân thương, vừa trân trọng, vừa thành kính như một đứa
con đã lâu nay được trở về thăm cha. Vì vậy, tác giả đã dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” như dấu
đi một nỗi đau đang chất chứa trong lòng mình. Cũng trong khổ thơ này, hình ảnh đầu tiên đập vào
mắt tác giả về cảnh quanh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận đó là linh hồn quen thuộc của
quê hương Việt:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.
Hình ảnh những hàng tre quen thuộc đi vào mạch cảm xúc rất tự nhiên mà có nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống
bền bỉ kiên cường của dân tộc Việt Nam. Tre vừa được hiểu theo nghĩa thực, vừa được hiểu theo
nghĩa ẩn dụ. Vì vậy, Lăng Bác như ở giữa làng quê Việt Nam và trở nên gần gũi và giản dị, và lăng
Bác cũng như đang ở giữa lòng dân tộc, thật ấm áp vô cùng! Nói đến tre là nói đến Việt Nam, nói
đến Việt Nam là liên tưởng ngay đến Bác. Một sự kết nối khó có thể hiểu khác được!
Khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

3
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN
PHƯƠNG
Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là
hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho
nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản... Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể
hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ
kính yêu.
Sự tôn kính ấy còn thể hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng
Bác: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Người vào thăm Bác, mang hoa viếng Bác, đó là một hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói
đến một “tràng hoa” khác. Nhìn dòng người bất tận nối tiếp nhau, nhà thơ thấy giống như một tràng
hoa dâng Bác. Lại là một sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính
của nhân dân đối với Bác Hồ.
Đến khổ thơ thứ 3, nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình khi đã vào trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí thiêng liêng và thanh tịnh
trong lăng. Không gian và thời gian như ngừng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ
cảm nhận như Bác chỉ đang ngủ một “giấc ngủ bình yên”. Đó cũng là ấn tượng thật của mọi người
khi được vào thăm lăng, viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là một liên tưởng độc đáo, bất ngờ của
nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng.
Khi đã xuất hiện thành hình ảnh thơ, “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng
trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
Từ hình ảnh “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là
hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. “Trời xanh”, “vầng trăng”, “mặt trời” trở thành một mối
tổng hoà của một vũ trụ bao la, kì vĩ. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”.
Bác ra đi, nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế
nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Câu thơ
biểu hiện cụ thể và trực tiếp nỗi đau xót trong hình thức của một câu hỏi tu từ.
Và đến khổ thơ cuối, nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
“Mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt chân thành,
mộc mạc kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm”, bày tỏ niềm mong ước,
tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào niềm mong ước thiết tha muốn hoá thân vào cảnh vật bên
lăng

4
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN
PHƯƠNG
Bác: “muốn làm con chim hót”, “muốn làm bông hoa toả hương,” và hơn hết, “muốn làm cây tre
trung hiếu” nhập vào “hàng tre bát ngát” quanh lăng Bác.
Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm
hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha
thiết, đau xót, tự hào. Với thể thơ tám chữ xen lẫn những dòng thơ bảy chữ hoặc chín chữ. Nhịp thơ
chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ
cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của lòng mong ước. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo,
kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng như “Mặt
trời trong lăng”, “tràng hoa”, “vầng trăng”, “trời xanh”... vừa thân thuộc vừa gần gũi với hình ảnh
thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và tình cảm của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Viếng lăng Bác đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình
ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng.
Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung
dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong
lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao
cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã
sống trọn một đời:
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa

5
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN
PHƯƠNG
Mẫu 3
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi
mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương - nhà thơ trẻ
miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình
cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết
bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.
Cảm xúc đầu tiên ta cảm nhận được từ bài thơ có lẽ vì bài thơ thể hiện được tình cảm chân thành và
giản dị của đồng bào Nam bộ muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ nỗi trông chờ và mong đợi
Bác vào thăm.
Xúc động nghẹn ngào, mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre! Xanh xanh Việt Nam
Tình cảm nhà thơ rất chân thành và cũng rất gần gũi. Đối với người chiến sĩ miền Nam được ra thăm
lăng Bác là một điều rất vinh dự. chính vì thế tình yêu thương của tác giả đối với Bác rất chân thành.
Câu thơ rất ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật “con”. Bởi tất cả mọi người đều là những
người con trung hiếu của Bác. Tác giả khéo léo chọn hình ảnh cây tre, tạo nên hình ảnh thân thuộc
của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc
Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên cường,đầy ý chí mạnh mẽ.
Theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ. nhưng
mặt trời trong lăng còn nhận ra một mặt trời khác “rất đỏ”. Một hình ảnh nhân hóa chan chứa biết
bao sự đáng kính đối với Bác Hồ vĩ đại. bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người
là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách
mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo nhà thơ còn sáng tạo
một hình ảnh khác để gợi ra Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhớ, kết những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực
so sánh những người xếp hàng dài vào lăng trông như những tràng hoa vô tận. nó còn có ý nghĩa
tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến
những gì tốt đẹp nhất. “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người
đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân. Ánh sáng nơi Bác
được nhà thơ miêu tả như một vầng trăng hiền dịu:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

6
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “VIẾNG LĂNG BÁC” VIỄN
PHƯƠNG
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thật thú vị “ánh trăng”. Tác
giả đã thể hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác đã từng
vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để
ví với Bác. Bác của chúng ta là vậy. “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh
mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng
là biểu hiện cho sự vĩ đại, rực rỡ của con người với sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi
trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ
vẫn không khỏi thấy đau nhói trong lòng khi đứng trước thi thể Người. “Mà sao nghe nhói ở trong
tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm
chân thành của nhà thơ.
Đứng trong lăng Bác, nhưng khi nghĩ đến lúc phải xa Bác, Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn
dứt. Tình cảm của nhà thơ trong suốt thời gian trên luôn sâu lắng, đau lặng lẽ nhưng đến giây phút
này. Viễn Phương không thể nào ngăn được nữa, để cho tình cảm theo dòng nước mắt tuôn trào,
dâng lên cao và tha thiết nhất “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Chỉ nghĩ đến việc về miền
Nam, tác giả cũng “tuôn trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay bịn rịn không muốn xa nơi Bác an
nghỉ. Ở câu thơ này tác giả không sử dụng nghệ thuật nào, chỉ là lời nói giản dị, là tình thương sâu
lắng tự tấm lòng nhưng lại làm cho ta xúc động. Tác giả thay mặt cho nhân dân miền nam bày tỏ
niềm tiếc thương vô hạn với vị cha già dân tộc. Câu nói giản dị ấy làm người đọc thêm hiểu và đồng
cảm với cảm xúc Viễn Phương, bởi lời nói đó đều xuất phát từ muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng
chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong phút giây nhưng không bao giờ tác
giả muốn xa bác vì Người ấm áp, rộng lớn quá. Ước nguyện thành kính của tác giả cũng là mong
ước nguyện chung của những người đã hoặc chưa một lần gặp Bác.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước muốn của tác giả. Hình ảnh cây
tre lại xuất hiện khép bài thơ một cách khéo léo. Mộ mong ước chân thành của nhà thơ. Tác giả
muốn làm con chim hàng ngàn ca hót cho Bác yên ngủ, làm hoa tỏa hương thơm ngào ngạt, cùng
muốn đóa hoa khác làm đẹp cho nơi bác yên nghỉ. Và vui sướng nhất khi làm cây tre trung hiếu
đứng mãi bên Bác canh chừng cho giấc ngủ Người. Cánh hoa ấy, tiếng chim ấy, cây tre ấy giữ mãi
cho Người giấc ngủ yên bình. Viễn Phương nói lên mong ước cũng như ước nguyện tất cả chúng ta
muốn gần Bác để lớn lên một chút
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và đời Người vô cùng giản dị.
Đất nước ta mất bác như mất người cha vĩ đại, người cha luôn dành cho nhân loại tình thương vô bờ
bến.
Bài thơ thật giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mấy ai đọc bài thơ không thấy rung động trong lòng. Bằng
cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm đằm
thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác. Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc
chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói
chung.

You might also like