Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 26

ĐẤT NƯỚC 13

Từ sự gắn bó sâu sắc của nhân dân với đất nước, nhà thơ đã phát hiện
một chân lý giản dị mà sâu sắc: đất nước là sự thống nhất của nhiều yếu
tố, cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng, cái hằng ngày và cái vĩnh
hằng. Đất nước luôn có trong mỗi con người, là trách nhiệm của cả công
dân đất nước:
"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước"
Nhà thơ Sóng Hồng từng nhận xét: “Thơ là tình cảm, lý trí kết hợp một
cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm ấy và lý trí ấy được diễn
đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên
nhạc điệu khác thường”. Qua những dòng thơ trăn trở của Nguyễn Khoa
Điềm, ta thấy ở đó không chỉ đơn thuần là những vần thơ mà còn là tư
tưởng, cảm xúc, tình cảm của tác giả. Tác giả đã gửi gắm tâm tư của mình
vào đất nước, “đất nước trong anh và em hôm nay”. Đặc biệt hơn đó là
cách xưng hô “anh em” ngọt ngào tha thiết với một giọng thơ thủ thỉ, tâm
tình. “Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm cũng đã sáng tạo ra một đối
tượng như vậy để giãi bày khi nghe tin quê hương kinh Bắc bị tàn phá:
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống”
Vì sao trong anh và em lại có một phần đất nước? Đất nước có trong mỗi
con người, sự gắn bó không thể tách rời. Bởi đất nước là nơi ta sinh ra, là
nơi ta lớn lên gắn bó với những kỷ niệm tuổi ấu thơ. Đất nước nuôi dưỡng
tâm hồn mỗi con người. Vì vậy đất nước hiện hữu trong mỗi cá nhân.
Chúng ta cũng đã gặp tư tưởng ấy trong tác phẩm “Quê hương” của Giang
Nam:
“Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần máu thịt của em tôi”
Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật điệp cấu trúc theo kiểu đối xứng
“khi... Đất nước...”. Từ đó giúp tác giả có thể bộc lộ được sự cảm nhận về
đất nước trong mối quan hệ toàn diện khác nhau, kết hợp với động từ “cầm
tay” được điệp lại hai lần. Khi hai người cầm tay nhau là lúc thấu hiểu được
nhau, yêu thương, san sẻ mọi khó khăn ngọt bùi với nhau. Nói cách khác
khi anh và em cầm tay là đó có sự giao thoa cảm xúc, giao thoa giữa tình
yêu đất nước sự hai trái tim. Đó là mối quan hệ cá nhân gắn bó yêu
thương. Còn động từ cầm tay xuất hiện lần thứ hai thể hiện một mối quan
hệ cộng đồng dân tộc đó là sự đoàn kết thân thiết. Bên cạnh đó tác giả còn
sử dụng tính từ “hài hòa nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”, vừa thể hiện được
tình cảm riêng tư lại vừa thể hiện được tình cảm lớn lao tình cảm của đất
nước của dân tộc qua nghệ thuật tăng tiến.
Qua những câu thơ trên tác giả tiếp tục khám phá những điều mới mẻ về
đất nước, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước: khi vòng
tay rộng mở, đất nước không chỉ là sự kết nối giữa cá nhân với cá nhân mà
là sự kết nối giữa cộng đồng dân tộc. Từ thế giới của anh và em nhỏ bé họ
đã vượt qua để đến với cái ta chung với tình cảm hữu ái, đoàn kết.
Sau khi nêu nhận thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước,
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện niềm tin trọn vẹn của mình vào thế
hệ tương lai, những mầm non của đất nước. Ước mơ về thế hệ sau, thế hệ
tương lai sẽ mang đất nước đi xa, kế tục phát huy tinh hoa văn hóa nước
nhà là điều bất cứ ai cũng mong muốn:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
“Mai này” là thời gian của tương lai, “con ta” là con của tác giả hay đó là thế
hệ mai sau, thế hệ tương lai. Chỉ hai từ đó thôi đó thể hiện được tình cảm
yêu thương trìu mến, hy vọng và tin cậy vào thế hệ trẻ. Còn “lớn lên” là sự
phát triển là sự trưởng thành cả về mặt thể chất tư tưởng và suy nghĩ. Khi
chúng lớn chúng sẽ “mang đất nước đi xa”. Động từ “mang” kết hợp với
“đất nước” khiến cho người đọc hình dung, “Đất nước” không chỉ là khái
niệm trừu tượng mơ hồ, mà đất nước trở nên hữu hình gắn bó với bổn
phận, trách nhiệm của mỗi con người. Nhưng đất nước ấy còn đi xa hơn
nữa. Đó là ẩn dụ sự phát triển của đất nước ra thế giới ra năm châu bốn
bể, để có thể sánh vai với các cường quốc. Có lẽ cụm từ “những tháng
ngày mơ mộng” được đặt ở cuối câu, thể hiện những ngày tháng tươi đẹp
hòa bình, hạnh phúc. Chắc tác giả đang nhắc nhở về trách nhiệm của thế
hệ mai sau phải phát triển đất nước, đồng thời đó là niềm tin vào tương lai
tươi sáng của cả một dân tộc.
Ngoài ra, đó cũng là lời nhắc nhở về ý thức trách nhiệm của mỗi con người
đối với đất nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Giọng thơ tha thiết, sâu lắng với cách gọi “em ơi em” như một hình thức
tâm tình của đôi lứa yêu nhau tạo những lời thơ bay bổng, thấm thía mà
cũng chính là lời tự nhủ, lời tự dặn mình. Nguyễn Khoa Điềm tạo thơ hóa
những vấn đề chính trị, khiến cho tính chính luận không hề khô khan,
không còn mang màu sắc giáo huấn mà là lời tự nhủ, tự dặn chân thành
xuất phát từ trái tim. Tác giả lại đưa ra những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ
về đất nước trong câu thơ: “đất nước là máu xương của mình”. Có những
tượng đài bất tử về đất nước xuất hiện trong thi ca nhưng khi nói đất nước
về đời người thì có lẽ chỉ có Nguyễn Khoa Điềm. “Máu, xương” là hai thành
tố không thể thiếu trong sự sống của mỗi con người. Như vậy đất nước
gắn bó máu thịt, đất nước có vai trò ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá
nhân. Bởi như Chế Lan Viên đã từng viết:
Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như cha mẹ ta như vợ như chồng

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong chương "Đất Nước" (trích trường ca
"Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
…………….Làm nên Đất Nước muôn đời...
*****
Bài phân tích hay nhất đoạn thơ trong phần đầu chương Đất Nước
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ
cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc được dồn nén và có nhiều liên
tưởng phong phú. Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát
vọng (1971) khá điển hình cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm những năm
tháng ấy.
Đoạn trích ở trên thể hiện suy nghĩ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về mối
quan hệ riêng - chung, quan hệ cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ
trong một đất nước, một dân tộc. Những suy ngẫm ấy được thể hiện ấy bằng
thơ, tức không đơn thuần là tư tưởng, mà chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác
giả, do đó có sức lay động tâm tư người đọc.
Chín dòng thơ đầu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận
của mình về đất nước. Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn
nhận đất nước từ bề dày văn hóa dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là
những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng -
chung, cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ.
Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, Tổ quốc,
dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đối mặt với
cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Điều
này chưa hẳn đã mới, trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Quê hương là tất cả những gì gắn bó, ruột rà với con người. Đó là người ta
yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó cũng là từng miếng ăn quê kiểng
mỗi ngày...
Song, cái mới ở khổ thơ Nguyễn Khoa Điềm là đất nước ở trong mỗi một
con người, đất nước ở trong ta chứ không ở ngoài ta (Trong anh và em hôm
nay... / Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm... / Đất Nước là máu xương
của mình). Đó là một nhận thức mới về đất nước. Nhận thức ấy được nêu ra để
dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở cuối khổ này (từng cá nhân
phải làm gì cho đất nước).
Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Hai câu thơ (bốn dòng) được câu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của
câu có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai
câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý.
Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay
diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những
tính từ chỉ mức độ (hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy
không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm
chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ hai, tác giả không
trực tiếp nói ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng
không phải là một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự
sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng
ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với
đất nước. Nhưng như thế thì còn gì là thơ nữa!
Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất
nước ở tương lai:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai.
Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi.
Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở
những câu thơ trên còn là một khát vọng: đất nước sẽ hòa bình, đất nước sẽ tươi
đẹp và còn nhiều hơn thế nữa.
Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với Đất
Nước:
Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Câu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất Nước là... nêu lên một
tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết... / phải biết... để làm nên... Câu thơ giàu chất
duy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết, ở đây có những
từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân, dáng hình,
muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng
định Đất Nước là máu xương của mình. Máu xương là sự sống. Rất ít trường hợp
người ta ví một điều gì với máu xương, bởi nó biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất
nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự
sống ấy hẳn phải có rất nhiều hy sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người,
bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con
người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với
nhau. Từ gắn bó ấy mới có thể san sẻ, san sẻ về trách nhiệm, san sẻ niềm vui,
niềm hạnh phúc cho nhau.
Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không
phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hóa thân
cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiên sức lực, mồ hôi cho Tổ
quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo
suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hóa thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng
dáng quê hương, xứ sở, đất nước. Không có sự hóa thân kia làm sao đất nước
trường tồn, làm sao có được Đất nước muôn đời!
Những câu thơ đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, lô gích) cất lên như tiếng
gọi của trái tim, vì thế nó không thiết tha, thúc giục lòng người.
Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể
hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt
ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim,
vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm
ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm chi cho Tổ
quốc, giang sơn.
Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi
công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện
không bao giờ cũ.
Bài văn phân tích được đánh giá cao qua các kì thi
Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị –
Thiên; trường ca Mặt đường khát vọng được ông sáng tác vào thời gian ấy.
Chương V Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng.
Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời
trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm
nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người
đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài Có một thời đại
mới trong thi ca, Trần Mạnh Hảo viết: "Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 –
1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn Đất nước trích
trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát
thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá
bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt."
Đất nước – là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu
thơ (trong “Ngữ văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của
nhà thơ trẻ về đất nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự
gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ
hai, cảm hứng chủ đạo về đất nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước
của nhân dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện đất nước trên bình diện về địa
lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến
Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V - Đất nước là tác giả vận dụng sáng tạo
nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…,
cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ
cho người đọc.
Mười ba câu thơ dưới đây trích trong phần đầu chương Đất Nước thể hiện
cảm nhận: Đất nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt Nam:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
(…)
Làm nên đất nước muôn đời…
Trong chương V trường ca Mặt đường khát vọng, hai từ “đất nước” và
“nhân dân” đều được viết hoa, trở thành “mĩ từ” gợi lên không khí cao cả, thiêng
liêng và biểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về đất nước và nhân dân. Chủ
thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt
ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp mà ta cảm
nhận được tính chất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền
thống, về lịch sử,… đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với
mọi người:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương
và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng,
của đất nước” được diễn đạt một cách “mềm hoá” qua tiếng nói tâm tình của lứa
đôi, của “anh và em”.
Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ
“hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau:
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi
em tắm – Đất nước là nơi ta hò hẹn – Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã
được xây dựng. Gia đình là “một phần” của đất nước. Chỉ có tình yêu và hạnh
phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hoà, nồng thắm” với tình yêu quê hương đất
nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã
được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần…
Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương,
yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất nước trong chúng ta hài
hoà nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau
của anh, của em, của bao lứa đôi khác:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi.
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Giang Nam)
Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại
sự tích trăm trứng: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và
Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bây
giờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao
duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu
thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới
có hình ảnh “Đất nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức
mạnh Việt Nam. Từ “hài hoà, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước
phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là
sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn
núi cao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải
thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất nước vẹn tròn,
to lớn”.
Bốn câu thơ trên đây cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ: “Khi hai đứa
cầm tay”… “Khi chúng ta cầm tay mọi người”, “Đất nước hài hoà nồng
thắm…”, “Đất nước vẹn tròn, to lớn”. Cách diễn đạt uyển chuyển, sinh động ấy có
ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc: hình thức này thể hiện nội dung ấy, nội dung ấy được
diễn đạt bằng hình thức này. Phép đối xứng làm cho thơ liền mạch, hài hoà, gắn
bó, thể hiện rõ ý thơ: tình yêu lứa đôi, tổ ấm hạnh phúc, gia đình, tình yêu quê
hương đất nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc là những tình cảm đẹp, làm nên
truyền thống “yêu nước, yêu nhà, yêu người” và đó là sức mạnh Việt Nam.
Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”,
đất nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm
tin:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam
Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh
Hải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai
này” là cách nói của bà con xứ Huế.
Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi
trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải),
“đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm
tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi
sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường
thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ
mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.
Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên
ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của
mình:
Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…
“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui
sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về đất
nước: “Đất nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột
thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc
ngàn đời. Vì “Đất nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:
Nuôi lớn người từ ngày mở đất,
Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
Một tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng
(Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967)
Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là những biểu
hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết
gắn bó và san sẻ… phải biết hoá thân…” thì mới có thể “Làm nên đất nước muôn
đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng
thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại
một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận
được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là tiếng nói tâm huyết “mang
sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như
một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.
Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được
tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú.
Cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong
cách sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước
trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất
nước:
Tôi yêu đất nước này chân thật
Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
Và yêu tôi đã biết làm người
Cứ trông đất nước mình thống nhất
(Trần Vàng Sao)
Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Chế Lan Viên)
Trở lại đoạn thơ trên đây của Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rất đẹp. Đất nước
thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất nước muôn đời”.
Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai đất nước và tiền đồ tươi
sáng của dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công
dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng
tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một
thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.
“Em ơi em, đất nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một
tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hoà bình phải biết đem “trí lực” để xây
dựng Đất Nước, “làm nên đất nước muôn đời”, đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng
hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn sông núi. “Gắn bó,
san sẻ, hoá thân” cho đất nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu
đất nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn
lên”…
Bài tham khảo số 1
Bài làm
Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong
chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị - Thiên - một điểm nóng - trên chiến
trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về
Đất Nước và nhân dân. Trong bài Có một thời đại mới trong thi ca, Trần Mạnh Hảo viết:
“Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 - 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi
xúc động nghe trích đoạn Đất Nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn
Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà
thơ hiện dại hóa bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt”.
Đất Nước - là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu thơ
(trong Ngữ Văn 12 chi trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về Đất
Nước trong cội nguồn sâu xa văn hóa - lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống
hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai (47 câu), cảm hứng chủ đạo về Đất
Nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng Đất Nước trên bình diện về địa lí, lịch sử, văn hóa,
ngôn ngữ, truyền thống, tinh thần dân tộc - nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của
chương V Đất nước là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hóa dân gian, tục ngữ, ca
dao, dân ca, truyện cổ, phong tục..., cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng
vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.
12 câu thơ dưới đây trích trong phần đầu chương Đất Nước thế hiện cảm nhận:
Đất Nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt Nam:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
(..)
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Trong chương V trường ca Mặt đường khát vọng, hai từ Đất Nước và Nhân dân
đều được viết hoa, trở thành “mĩ tự" gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cao độ
cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước và Nhân dân. Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng
diệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc
tổng - phân - hợp mà ta cảm nhận được tính chất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa
Điềm.
Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về
lịch sử,... Đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước.
Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự
hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước”
được diễn đạt một cách “miền hóa” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.
Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người' từ “hôm
nay” đến “mai sau”.
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng
thắm.
Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường - Nước là nơi em
tắm - Đất Nước là nơi ta hò hẹn - Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ
thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tố ấm gia đình đã xây dựng. Gia đình là
“một phần” của Đất Nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hòa,
nồng thắm” với tình yêu quê hương Đất Nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của
thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về
nỗi “nhớ”:
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần...
Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất
nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”, mới
tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em của bao lứa đôi
khác.
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nấm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Giang Nam)
Nói về cội nguồn của dòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự
tích trăm trứng: “Đất là nơi Chim về - Nước là nơi Rồng ở - Lạc Long Quân và Âu Cơ - Đẻ ra
đồng bào ta trong bọc trứng - Những ai đã khuất những ai bây giờ” từ huyền thoại thiêng
liêng ấy mới có ý thơ này:
Khi chứng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn.
Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay" có nghĩa là giao duyên là
yêu thương. “Khi chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào. Mọi
người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới có thể có hình ảnh “Đất Nước vẹn
tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hòa, nồng thắm”
đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước.
Đất được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “Ba cây chụm
lại nên hòn núi cao", và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, ”Người trong một nước phải
thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liẻng "Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
Bốn câu thơ trên đây cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ: “Khi hai đứa cầm
tay”... “Khi chúng ta cầm tay mọi người”, “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”...
“Đất Nước vẹn tròn, to lởn”. Cách diễn đạt uyển chuyển , sinh động ấy có ý nghĩa thẩm mĩ
sâu sắc: hình thức này thể hiện nội dung ấy, nội dung ấy được diễn đạt bằng hình thức này.
Phép đối xứng làm cho thơ liền mạch hài hòa, gắn bó, thể hiện rõ ý thơ: tình yêu lứa đôi, tổ
ấm hạnh phúc gia đình tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc là
những tình cảm đẹp, làm nên truyền thông “yêu nước, yêu nhà, yêu người” và đó là sức
mạnh Việt Nam.
Đất Nước “nguồn thiêng ông cha”, Đất Nước “Trong anh và em hôm nay”. Đất
Nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kì vọng sáng ngời niềm tin:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Những Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam... đã tạo nên giọng điệu
Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Ngay Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh
Hải cũng có một giọng điệu “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói
của bà con xứ Huế.
Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước ông cha "Gánh vác phần người đi trước để
lại” xây dựng đất nước ta "Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “To đẹp hơn, đàng
hoàng hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân
dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp ngoài trí
tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và
em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.
Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt
ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp.
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
“Em ơi em” — một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng
đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về Đất Nước: “Đất Nước là
máu xương của mình”. Đất Nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, là mồ
hôi xương máu của tổ tiên, ông cha, là của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất Nước là máu xương
của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:
Nuôi lớn người tù ngày mở đất,
Bốn ngàn năm năm gai nếm mật
Một tấc lòng củng đẩy hồn Thánh Gióng.
(Bài thơ của một người yêu nước mình 19/12/1967)
Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là những biêu hiện của
tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ...
Phải biết hóa thân..." thì mới có thể “Làm nên Đất Nước muôn dời”. Điệp ngữ “phải biết”
như một mệnh lệnh phát ra từ con tim làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết
trường ca Mặt đường khát vọng ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến
tranh chống Mĩ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó", “san sẻ”, “hóa thân” là tiếng
nói tâm huyết “mang sức manh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn
từ" như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.
Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô
đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảm hứng về
đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng của mỗi
nhà thơ. Chất trữ tình thấm đậm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu
nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:
Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi! Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Chế Lan Viên)
Trở lại đoạn thơ trên đây cùa Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rất đẹp. Đất nước thân
thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất Nước muôn đời”. Đoạn thơ đẹp
còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai Đất Nước và tiền đồ tươi sáng cùa dân tộc. Đoạn thơ
mang tính chính luận, chất trữ tình in đậm tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm
tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cám xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ
giàu tính suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình...” - một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ
lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hòa bình phải biết đem "trí lực” để xây dựng Đất Nước,
“Làm nên Đất Nước muôn đời”, Đất Nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn". Lúc có chiến tranh
phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi “Gắn bó, san sẻ, hóa thân” cho Đất Nước, ấy là
nghĩa vụ cao cả thiêng liêng ấy là tình yêu Đất Nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ
Việt Nam mai này con ta lớn lên...”.
BÀI 2

Đã có bao giờ ta thứ đi tìm cho ta một định nghĩa thật cụ thể về Đất Nước hay chưa? Đối với
ta, hai tiếng Đất Nước thật to lớn, thật thiêng liêng, có gì xa xôi mà trừu tượng quá. Để rồi
khi đến với đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa
Điềm), ta chưa hết ngỡ ngàng và chợt hiểu ra rằng: hai tiếng ấy đâu có xa xôi như ta tưởng
mà ngược lại nó còn hàm chứa biết bao yêu thương, biết bao gần gũi và thật nhiều ân tình
trĩu nặng. Nó không chỉ là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn hết đất nước đã
trở thành một phần hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể thành những nhịp đập trong
trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều : một phần Đất Nước.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Trong lửa đạn chiến tranh, trong sự anh dũng hi sinh của đồng bào mình, trong sự
tàn bạo của quân thù, con người ta sẽ cảm nhận rõ hơn và sâu sắc hơn về đất nước, về
truyền thống cha ông... Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã viết
trong một hoàn cảnh như thế để rồi từ đó ngân lên những vần thơ thật xúc động, những lời
thơ thật yêu thương về Đất mẹ Việt Nam.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái '‘ngày xửa ngày
xưa..."
Mẹ thường hay kể
Gọi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Chỉ có một chương trong trường ca, Nguyền Khoa Điềm đả thể hiện một sức cảm
nhận khá tinh tế và toàn diện về hai chữ Đất Nước thiêng liêng. Để rồi khi đọc xong, tôi đã
có cho mình một định nghĩa thật cụ thế về Đất Nước. Đất Nước ư? Có gì xa lạ đâu. Hãy nhìn
vào lịch sử, vào cuộc sống quanh bạn và hãy nhìn vào cả tâm hồn bạn nữa. Đất Nước chính
là nơi đó. Đất Nước là phong tục tập quán, là bản sắc văn hóa, là truyền thống muôn đời
của cha ông ta. Đất Nước là mảnh đất dưới chân ta, là ngọn núi, con sông... cùng mình dưới
trời xanh. Và đặc biệt, Đất Nước luôn bên ta, ở trong ta trong mỗi nấc thang cuộc đời đấy
thôi.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi ta cất tiếng chào đời, mẹ cha ta đã giành cho ta tình yêu thương vô hạn, Đất
Nước đã giành cho ta những cái “ngày xửa ngày xưa” qua giọng kể của mẹ, của bà, những
lời ru “ầu ơ” ngọt ngào bên cánh võng.
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”... mẹ thường hay kể Ca dao, dân
ca, những câu chuyện cố tích, ở đó có tâm hồn cha ông, có điệu hồn dân tộc mà mỗi bé thơ
khi cất tiếng khóc chào đời đều được lắng nghe và bay lên cùng ước mơ cố tích trong ngần.
Những câu chuyện cổ, những lời ru ấy là tiếng vọng về cùa cha ông ta đã ấp ù, vỗ về ta
trong giấc ngủ say nồng của tuổi thơ và hơn thế còn tạo cho ta một niềm tin. Niềm tin ấy có
thể theo ta suốt cuộc đời - niềm tin về hạnh phúc con người.
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dầu phải khi cay đắng dập vùi
Ràng cô Tấm cũng về làm Hoàng hậu
Ta dần lớn lên, chập chững những bước đi đầu tiên trên mặt đất và bập bẹ hai
tiếng “mẹ, cha” ngọng nghịu. Tiếng nói đầu tiên là tiếng “mẹ” yêu thương, tiếng nói đầu tiên
của ta cũng là tiếng nói của đất nước của cha ông ta có tự bao đời.
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Tiếng nói ấy chính là “Hồn thiêng sông núi” (Huy Cận), là “Tấm lụa đã hứng vong
hồn những thế hệ qua” (Hoài Thanh). Ngay từ tiếng nói đầu tiên ấy, ta đã trớ thành con
người đất Việt, “Hồn thiêng sông núi” đã bắt đầu hình thành mạch ngầm trong huyết quản
của ta.
Bằng niềm tin trong trẻo, bằng ước mơ đẹp đẽ mà ngay từ khi nằm trong nôi ta đã
có, ta lớn lên, tự khám phá cuộc sống. Phần Đất Nước cũng lớn dần lên trong mỗi chặng
đường đường ta đi. Nó phong phú, đa dạng hơn mà cũng xiết bao gần gũi. Đó là con đường
ngày ngày đưa ta đến trường, là dòng sông “đã tắm cả đời tôi” (Tế Hanh), là những cánh
đồng, những lũy tre làng... che chở cuộc sống cho ta. Mai sau, có thể rồi ta sẽ xa nơi đó,
nhưng nó đã mãi mãi trở thành miền kí ức yêu thương của mỗi con người, đã trở thành một
phần tâm hồn của ta rồi. Khi đứng trước một thiên nhiên đẹp:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
(Truyện Kiểu)
Thì trái tim ta đập những nhịp đập rung cảm yêu thương một phần bởi vì hiển
nhiên đó chính là kết quả của biết bao đời cha ông ta cải tạo và gìn giữ, từ cái ngày "Lạc
Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”. Những tình cảm đó sẽ là nét bút
để ghi mãi không phai một bức tranh đẹp của đất nước trong tàm hồn ta. Những bài giảng
lịch sử, văn học... của thầy cô trên bục giảng sẽ cho ta được sống trong lịch sử dân tộc,
trong truyền thống bất khuất muôn đời của cha ông, từ cái ngày” dân mình biết chồng tre
mà đánh giặc”, chàng trai làng Gióng biết nói tiếng nói đầu tiên- tiếng nói yêu nước. Thánh
Gióng cùng hình tượng cây tre làng đã trở thành biểu tượng của .người yêu nước, đã cho ta
hiểu về sức vươn dậy kì vĩ cùa một dân tộc Việt Nam nhỏ bé. Đó là đất nước có Bà Trưng,
bà Triệu “cưỡi đầu voi dấy nghĩa trả thù chung", có Lê Lợi đã “trường kì kháng chiến”, có
Nguyễn Trãi và Bình Ngô Đại cáo. Đó là đất nước cúa biết bao con người cần cù làm lụng để
“làm nên đất nước muôn đời”. Những bài học như thế sẽ cho ta tiếp cận với truyền thống
cha ông; hình thành, nuôi dưỡng trong ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sự trân trọng những
giá trị truyền thống đẹp đẽ lâu đời, những phong tục tập quán của nhân dân.
Quê hương tôi có múa xòe hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
(Nguyễn Bính)
Đất nước cũng lớn lên cùng những nhận thức về cuộc sống xung quanh chúng ta,
cũng những hiếu biết về những giá trị văn hóa của cha ông để lại bởi vì đất nước có gì xa lạ
đâu. Nó là những câu ca dao, dân ca, những câu chuyện cổ. những phong tục tập quán đẹp
đẽ, lâu đời... Hiểu biết,, trân trọng những gì cha ông để lại chính là ta hiểu về đất nước và
đất nước nằm trong ta tự bao giờ. Chính vì thế, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát thật chính
xác.
Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước
Phần “Đất nước” trong ta không ngừng lớn lên từ sự quan sát và cảm hiểu thiên
nhiên, lịch sứ, truyền thống đất nước, từ sự rung động đẹp đẽ trước một tác phẩm văn học
dân tộc. Phải nói rằng, ngay từ khi ta sinh ra văn học đã giúp ta rất nhiều trong việc hình
thành nuôi dưỡng phần đất nước trong tâm hồn chúng ta. Khi còn nằm trong nôi, đó là
những câu ca dao, cổ tích... Lớn lên một chút là những tác phẩm văn học được học và tiếp
xúc trên ghế nhà trường và trong cuộc sông. Khi tôi được làm quen với “phần đất nước” của
Nguyễn Khoa Điềm - chương Đất Nước - tôi cảm thấy mình lớn hơn nhiều trong nhận thức
về núi sông, con người quê tôi, trong nhận thức về bản thân mình về tiếng nói cùa dân tộc
tôi. Nguyền Khoa Điềm đã giúp tôi làm phong phú, đa dạng phần đất nước trong tôi nhờ tác
phẩm cùa ông.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Câu thơ thật nhẹ nhàng mà thấm thía. Tôi có cảm giác như ông đang nói với chính
tôi về giá trị của con người. Mẹ cha ta cho ta cuộc sống nhưng đất nước đã làm cho cuộc
sống ấy phong phú và có ý nghĩa hơn rất nhiều. Con người hoàn thiện hơn nhờ cái phần đất
nước ấy. Tôi chợt nhận ra rằng đất nước đâu có gì xa lạ mà nó nằm trong tâm hồn của mỗi
chúng ta - trong tôi và trong bạn. Nó thật gầu gũi và luôn bên tôi trong cuộc sống. Tôi yêu
ca dao thần thoại, yêu truyện cổ, yêu núi sông quê tôi là tôi yêu đất nước. Tôi yêu hơn,
chính tâm hồn mình bởi ở đó có đất nước, có nhứng hiểu biết và tình cảm với truyền thống
cha ông. Tôi cũng yêu hơn tiếng nói của tôi — tiếng nói của dân tộc. Tình yêu với tâm hồn
mình sẽ giúp tôi trân trọng hơn giá trị của mỗi tâm hồn những con người quanh tôi. Bởi ở
đó, đều có một phần của đất nước, có truyền thống quê hương tôi. Cuộc sống này có ý
nghĩa biết bao khi xung quanh ta có tâm hồn dân tộc.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời
(Lưu Quang Vũ)
Chính tình yêu với tinh thần dân tộc ấy sẽ giúp tôi, thúc đẩy tôi rất nhiều để tôi tự
hoàn thiện mình, nâng cao hiếu biết của tôi về đất nước hay nói cách khác là làm phong phú
hơn phần đất nước trong tôi. Đó là một trong những sức mạnh giúp con người ta luôn có ý
thức học hỏi, tìm tòi ở cuộc sống, ở bạn bè, ở những trang sách, đế làm một phần tâm hồn
ta đẹp hơn, trong sáng hơn.
Với chương V - Đất nước Nguyễn Khoa Điềm cho ta gặp gỡ “phần Đất Nước” trong
ông, cho ta tiếp xúc, hiểu thêm về một đất nước kiên cường, bất khuất mà cũng nhân ái,
chan hòa; thấm thìa hơn một chân lí “Đất nước này là đất nước Nhân dân”. Có thể, trước
đây ta đã từng biết đến hình núi Vọng Phu cô đơn mà thúy chung: đến đất Tổ Hùng Vương
nhiều truyền thống, đến hòn Trống Mái bất diệt với trời xanh... nhưng liệu đã một lần ta tự
hỏi những công trình đó là do đâu mà có, liệu đã có một lần nào ta nhìn cảnh đẹp mà nghĩ
đến người làm nên nó. Nguyễn Khoa Điềm đả giúp ta bù đắp khoảng trống ấy.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Nguyễn
Khoa Điềm đã đưa đến cho ta một cái nhìn theo chiều sâu dân tộc. Không dừng lại ờ cảnh
thiên nhiên thuần túy, ông còn nghĩ đến những con người làm nên nó những con người bình
thường, vô danh. Có thể tôi đã đến Hạ Long nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến được “những
con cóc, con gà quê hương đã góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tôi đã thấm thía một
bài học về cách nhìn sự vật ở chiều sâu cùa nó. Tác giả đã giúp tôi hiểu sâu sắc về những
nơi tôi đã đến. biết thêm những nơi tôi chưa đến. Tôi chưa một lần được đến với Quảng
Nam - đến với núi Bút, non Nghiên nhưng trong tôi đã có hinh ảnh về những ngọn núi đẹp -
gắn với truyền thuyết về những người học trò nghèo. Tôi biết thêm về dòng sông Cửu Long
xanh thẳm - bóng hình của những con rồng lộng lẫy; biết thêm về Ông Đốc, Ông Trang, Bà
Đen, Bà Điểm nơi Nam Bộ xa xôi Trong tôi hình thành một ước mong sẽ có một ngày được
đến những nơi đó, ngắm nhìn cảnh đẹp và thấm thìa hơn công lao của nhân dân muôn đời.
Nguyền Khoa Điềm đã nêu bật lên được một chân lí “đất nước của nhân dân”. Giản
dị vậy thôi nhưng nó hàm chứa trong đó một tư tướng lớn.
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối
sống ông cha
Không chỉ có Vịnh Hạ Long, có núi Vọng Phu, có Đền Hùng... mà ở đâu trên đất
nước Việt Nam này cũng in dấu bàn tay lao động của con người, cũng ghi lại những tập tục,
những ước mơ về cuộc sống của ông cha... Đế có được cuộc sống hôm nay là bốn nghìn
năm dựng xây và bảo vệ Tồ quốc của biết bao thế hệ biết bao con người Nhân dân đã tạo
nên Đất Nước, gìn giữ mảnh đất bằng máu xương của mình, mang lại linh hồn cho nó bằng
đời sống phong phú của mình. Nhờ có con người như thế mới có được Việt Nam hôm nay.
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Chúng ta đã có không biết bao nhiêu tấm bia ghi công của một vị anh hùng dân
tộc và chúng ta cũng cần có một tấm bia đề ghi công những vị anh hùng vô danh này -
những thế hệ, những lớp người âm thầm, lặng lẽ hiến mình cho đất nước. Họ là những
người làm nên linh hồn những cuộc kháng chiến vĩ đại.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
(Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Khi hòa bình, bằng bàn tay lao động, họ mang lại màu xanh bất tận cho đất nước
thân yêu. Nhìn lại bất cứ thời kì nào, ta cũng thấy hình ảnh họ “cần cù làm lụng” và anh
dũng chiến đấu. Bài thơ đã buộc tôi phải quay lại nhìn lại lịch sử ở một góc độ khác đế rồi từ
đó trong tôi sự biết ơn và kính yêu vô vàn với những con người như thế. Tôi chưa biết một
cái tên cụ thể của họ tôi chỉ biết gọi họ bằng hai tiếng “Nhân dân” bình dị như chính cuộc
đời họ vậy.
Không chỉ dựng xây đất nước, Nhân dân chính là người gìn giữ, bảo vệ và làm
trong sáng hơn truyền thống, điệu hồn dân tộc.
Họ truyền giọng điệu minh cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến đi dân
Để bà tôi, mẹ tôi có được những câu hát ru ngọt ngào đưa tôi vào giấc ngủ, câu
chuyện cổ tích chắp cánh ước mơ tôi là có sự gìn giữ bao đời của biết bao người Việt Nam.
Có thể những giá trị văn hóa đó chỉ lưu giữ được là nhờ truyền miệng nhưng nó đã có sức
sống bất diệt, trường tồn cùng thời gian. Giá như tất cả thế hệ trẻ Việt Nam sau này đều lớn
lên bằng những lời hát ru và những câu chuyện cổ tích. Đó là điều mà tôi hàng mong muốn.
Tôi muốn chia sé với những đứa trẻ Việt Nam sau này cái hạnh phúc mà tôi được hưởng khi
vừa sinh ra đời; để đất nước này mải mãi là “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Đã biết bao
thế hệ đi qua, chúng ta có Việt Nam hôm nay. Nhưng thế hệ hôm nay phải làm gì đế đất
nước ta đến được “những tháng ngày mơ mộng”.
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Đoạn trích đã mang đến cho tôi những nhận thức và tình cảm mới mẻ về Đất
Nước. Không chỉ thế, đoạn trích còn chỉ rõ cho tôi và bạn — thế hệ hôm nay - phải làm gì
cho đất nước, non sông. Mảnh đất này đã thấm biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt
của thế hệ đã qua, mảnh đất này là sự hóa thân của bao người con gái con trai. Điều có ý
nghĩa duy nhất mà chúng ta có thể làm được đế thể hiện lòng biết ơn với thế hệ qua là phái
học tập để dựng xây, gìn giữ, bảo vệ những thành quả muôn đời của cha ông ta, để những
đứa trẻ khi sinh ra đều có được cái hạnh phúc lớn lao, có được “niềm tin rất thật” về “hạnh
phúc có trên đời”, để cho mỗi người Việt Nam có “một phần Đất Nước” cho riêng mình thật
phong phú, đa dạng mà cũng thật giản dị, gần gũi.
Chương V - Đất Nước được bao bọc bời không khí của văn hóa dân gian. Nguyễn
Khoa Điềm đã sứ dụng rất linh hoạt và sáng tạo “phần Đất Nước” về ngôn ngữ dân tộc cùa
mình. Đó không chỉ là cách sử dụng là thủ pháp nghệ thuật mà qua đó nó tập trung thể hiện
tư tưởng, linh hồn cùa đoạn trích “Đất Nước của Nhân dân”. Đọc qua đoạn trích, tôi thấy
vốn liếng về văn hóa dân gian của mình thật quá ít ỏi và tài năng của Nguyễn Khoa Điềm
trong việc sử dụng có sáng tạo ngôn ngữ dân tộc thật tài tình. Có khi ông trích nguyên văn
một câu ca dao:
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con ca ngư ông móng nước biển khơi”
Nhưng có khi chỉ bằng rất ít từ ông đã gợi tả cả lên một truyền
thuyết:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ớ
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Sinh ra đồng bào ta trong bọc trứng
Hay
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước...
Là người Việt Nam, ai chẳng hiểu về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên bất hủ; về
câu chuyện cùa một đôi vợ chồng yêu nhau mà đầy bất hạnh đớn đau, để lại cho đất nước
một dáng hình Vọng Phu khắc khoải đợi chờ.
Bằng một câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm vừa gợi được một câu ca dao, vừa nói được
bài học qua câu ca dao đó:
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Đoạn trích, ta càng hiểu hơn vẻ giàu đẹp và tinh tế của tiếng Việt, có thể diễn tả
được nhiều biến thái của tâm trạng con người.
Đoạn trích là những câu thơ có phần tự do nhưng vẫn đi vào lòng người, thấm thía
ngay cả ở những lời tưởng khô cứng nhất:
Em ơi em,
Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Đoạn trích là một thế giới của ca dao, dân ca, vô cùng phong phú, có những câu
mà tôi chưa biết hết nhưng tôi vẫn rất yêu nó bởi nó đã làm đa dạng hơn” phần Đất Nước”
trong tôi. Có một nhà thơ đã viết rằng:
Tổ quốc đâu phải chỉ là cái hữu hình ở ngoài ta - đất đai biên giới
Với cột mốc ngăn chia mà còn cả cảm thụ tâm hồn.
(Nghĩ về Tổ quốc - Hải Như)
Vâng! Đến bây giờ thì tôi thật thấm thía những điều mà nhà thơ này đã nói. Hãy lắng
nghe tiếng nói vọng về của đất nước ngay trong chính tâm hồn bạn. Đó là tiếng nói của tâm
hồn cha ông, của bản sắc văn hóa, của truyền thống tốt đẹp. Tổ quốc đang dắt ta đi trong
mỗi chặng đường đời. Hãy làm cho Tổ Quốc trong bạn phong phú hơn bằng cách học tập,
dựng xây, gìn giữ truyền thống.Cảm ơn Nhân dân ta đã làm nên Đất Nước. Cảm ơn Nguyễn
Khoa Điềm đem đến cho tôi những bài học thật thấm thía và sâu sắc để từ đó tôi lớn lên
nhiều, tự tin hơn trong cuộc sống bởi tôi biết luôn có đất nước bên tôi. Đất nước ta lớn lên
không ngừng nhờ truyền thống cha ông.
Phân tích đoạn thơ: Trong anh và em hôm nay… làm nên Đất Nước muôn đời (Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) - Mẫu số 1
Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc
kháng chiến chống. Mỹ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm,
mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với những sáng tác thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca
“Mặt đường khát vọng”, trong đó có đoạn trích Đất Nước. Mười ba câu thơ của đoạn thơ:
“Trong anh và em hôm nay

Làm nên Đất nước muôn đời”.
Nhà thơ nói về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước qua những hình tượng cụ
thể, sinh động, gợi cảm sôi nổi và thiết tha. Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm chín chương. “Đất
nước” là phần đầu chương V bản trường ca này. Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất
nước được nhìn trên nhiều góc độ với tư tưởng chủ đạo là “Đất Nước của Nhân Dân”. Đoạn trích có
hai phần. Đoạn thơ trên nằm trong phần đầu đoạn trích “Đất Nước”.
Ấn tượng nhất là ở khổ thơ , không chỉ tiếp cận Đất Nước qua lịch sử, qua địa lý và các mối
quan hệ cá nhân-cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự
trưởng thành trong nhận thức và tình cảm. Hai dòng đầu, nhà thơ phát hiện chân lý giản dị mà sâu sắc:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước.
Giọng thơ tâm tình với lối xưng hô “anh, em” tha thiết. Thì ra Đất Nước có trong mỗi cá
nhân, Đất Nước kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”, trong mỗi chúng ta. Đất Nước
không ở đâu xa lạ, không tồn tại khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người.
Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi
cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân. Ý
thơ này tương đồng với ý trong bài thơ Quê hương của Giang Nam:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện thêm qua mối quan hệ giữa đất nước với con người:
Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước vẹn tròn to lớn
“Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương thân thiết, của tình đoàn kết dân tộc. “Khi
hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho Đất Nước bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta
hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái chung cộng đồng thì “Đất Nước vẹn tròn to lớn”. Bằng việc
kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu
cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước /Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho
người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ
quốc, giữa cá nhân với cộng đồng. Cần phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới hiểu được ý thơ này.
Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca : “Mặt đường khát vọng” trong thời kì chống Mĩ ( 1971). Hiện thực
diễn ra là dân tộc bị chia rẽ, đất nước bị chia cắt. Từ đó, ta thấy được các hình ảnh “hai đứa cầm tay”,
“cầm tay mọi người”, đất nước “hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to lớn” là những hình ảnh ẩn dụ, gợi ra
suy nghĩ : có tinh thần đoàn kết toàn dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất vẹn toàn, vững mạnh. Như
vậy, cá nhân không thể tách rời cộng đồng. Đó là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn
dân được mở rộng, được nhân đôi thành một vòng Việt Nam rộng lớn và vĩnh cửu không gì có thể phá
vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn bó số phận cá nhân với vận mệnh cộng đồng là tư tưởng chung của thời đại.
Từ hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về Đất Nước ở tương lai:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”.
Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai
tươi sáng của đất nước. Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày
mơ mộng”. Đây cũng là cách nói ẩn dụ: “mai này” khi đất nước không còn giặc ngoại xâm, không còn
chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại”. “Tháng ngày mơ mộng” là tương
lai đẹp và hạnh phúc, là những ngày thanh bình và phát triển của Đất Nước. Đất nước sẽ đẹp hơn,
những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
Nói về tương lai đất nước nhưng nhà thơ đã gợi ra trách nhiệm của thế hệ hôm nay: phải thức
tỉnh, phải đoàn kết để đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời, tác giả đặt niềm tin vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đặt niềm tin vào thế hệ sau. Nhà thơ tin rằng mai đây hoà bình, con
cháu có điều kiện ra đi học hỏi, mang kiến thức về phục vụ đất nước, đưa đất nước sánh vai với các
cường quốc năm châu, biến những ước mong của người đi trước thành hiện thực.
Từ suy nghĩ đó, nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý thức bổn phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với Đất Nước:
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình

Làm nên Đất nước muôn đời
Đọc bốn câu thơ trên không khó nhận ra cảm xúc của nhà thơ đã trở thành cao trào, giọng thơ
trở nên ngọt ngào, say đắm. “Em ơi em” là lời gọi thân tình, tha thiết. Điệp từ “phải biết” là nhấn
mạnh, khẳng định, là tiếng gọi khẩn thiết của nhà thơ. Vậy nhà thơ đã nhắn nhủ điều gì?
Điều nhắn nhủ đó là “Đất nước là máu xương của mình”. Sử dụng hình ảnh gợi cảm, tác giả
khẳng định đất nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho mỗi con người. Điều đó thật đúng
và đã được lịch sử chứng minh một cách sinh động. Khi đất nước bị ngoại xâm thì dân tộc trở thành nô
lệ, phải sống kiếp “ngựa trâu”. Chỉ khi đất nước có độc lập, tự do, chúng ta mới được trở lại cuộc sống
của con người. Không chỉ vậy, hình ảnh thơ còn gợi ra một liên tưởng khác: đất nước là máu xương
của tổ tiên, của bao thế hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù xâm lược. Vậy mới
thấy được giá trị và sự thiêng liêng của mỗi tấc đất, dòng sông trên đất nước này.
Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã bảo hành chất trữ tình chính luận sâu sắc
cho đoạn thơ. Nhà thơ khẳng định "Đất Nước là máu xương ", là sinh mệnh, là sự sống của con người.
Vận mệnh của Đất Nước chính là vận mệnh của chính bản thân mình, số phận của cá nhân nằm trong
vận mệnh của Đất Nước . Vì thế, ta cần “Phải biết gắn bó và san sẻ. Phải biết hoá thân cho dáng hình
xứ sở”. Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa là lời thúc giục từ trái tim. Từ "hóa thân"
chính là sự tự nguyện cống hiến trọn vẹn tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải
phóng của dân tộc để “Làm nên Đất Nước muôn đời”, một ý tưởng hào hùng mang tầm vóc sử thi gợi
ta nhớ đến bài thơ của Tố Hữu:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu.
Nhìn chung, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của
một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt
thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho
câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần
của những con người tràn đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và có
khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.
Tóm lại, đây là một trong những đoạn thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm. Bởi lẽ, qua đoạn thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người
với đất nước. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương. Đồng
thời, đoạn thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ.

Phân tích đoạn thơ: Trong anh và em hôm nay… làm nên Đất Nước muôn đời (Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) - Mẫu số 2
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến
chống. Mỹ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc
chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm
rất thành công với những sáng tác thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca “Mặt đường khát
vọng”, trong đó có đoạn trích Đất Nước. Mười ba câu thơ của đoạn thơ:
“Trong anh và em hôm nay
………Làm nên Đất Nước muôn đời...”
Không chỉ tiếp cận Đất Nước qua lịch sử, qua địa lý và các mối quan hệ cá nhân, cộng đồng,
Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận
thức và tình cảm. Hai dòng đầu, nhà thơ phát hiện chân lý giản dị mà sâu sắc:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước.
Giọng thơ tâm tình với lối xưng hô “anh, em” tha thiết. Thì ra Đất Nước có trong mỗi cá nhân,
Đất Nước kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”, trong mỗi chúng ta. Đất Nước không
ở đâu xa lạ, không tồn tại khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống
mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa
hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân. Ý thơ này tương đồng với
ý trong bài thơ Quê hương của Giang Nam:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện thêm qua mối quan hệ giữa đất nước với con người:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn.
“Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương thân thiết, của tình đoàn kết dân tộc. “Khi
hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho Đất Nước bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta
hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái chung cộng đồng thì “Đất Nước vẹn tròn to lớn”. Bằng việc
kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu
cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước /Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho
người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ
quốc, giữa cá nhân với cộng đồng. Cần phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới hiểu được ý thơ này.
Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca : “Mặt đường khát vọng” trong thời kì chống Mĩ ( 1971).
Hiện thực diễn ra là dân tộc bị chia rẽ, đất nước bị chia cắt. Từ đó, ta thấy được các hình ảnh “hai đứa
cầm tay”, “cầm tay mọi người”, đất nước “hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to lớn” là những hình ảnh ẩn
dụ, gợi ra suy nghĩ : có tinh thần đoàn kết toàn dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất vẹn toàn, vững
mạnh. Như vậy, cá nhân không thể tách rời cộng đồng. Đó là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết
toàn dân được mở rộng, được nhân đôi thành một vòng Việt Nam rộng lớn và vĩnh cửu không gì có
thể phá vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn bó số phận cá nhân với vận mệnh cộng đồng là tư tưởng chung của thời
đại.
Từ hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về Đất Nước ở tương lai:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”.
Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai
tươi sáng của đất nước. Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày
mơ mộng”. Đây cũng là cách nói ẩn dụ: “mai này” khi đất nước không còn giặc ngoại xâm, không còn
chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại”. “Tháng ngày mơ mộng” là tương lai
đẹp và hạnh phúc, là những ngày thanh bình và phát triển của Đất Nước. Đất nước sẽ đẹp hơn, những
tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
Nói về tương lai đất nước nhưng nhà thơ đã gợi ra trách nhiệm của thế hệ hôm nay: phải thức
tỉnh, phải đoàn kết để đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời, tác giả đặt niềm tin vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đặt niềm tin vào thế hệ sau. Nhà thơ tin rằng mai đây hoà bình, con
cháu có điều kiện ra đi học hỏi, mang kiến thức về phục vụ đất nước, đưa đất nước sánh vai với các
cường quốc năm châu, biến những ước mong của người đi trước thành hiện thực.
Từ suy nghĩ đó, nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý thức bổn phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với Đất Nước:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Đọc bốn câu thơ trên không khó nhận ra cảm xúc của nhà thơ đã trở thành cao trào, giọng thơ
trở nên ngọt ngào, say đắm. “Em ơi em” là lời gọi thân tình, tha thiết. Điệp từ “phải biết” là nhấn
mạnh, khẳng định, là tiếng gọi khẩn thiết của nhà thơ. Vậy nhà thơ đã nhắn nhủ điều gì?
Điều nhắn nhủ đó là “Đất nước là máu xương của mình”. Sử dụng hình ảnh gợi cảm, tác giả
khẳng định đất nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho mỗi con người. Điều đó thật đúng và đã
được lịch sử chứng minh một cách sinh động. Khi đất nước bị ngoại xâm thì dân tộc trở thành nô lệ,
phải sống kiếp “ngựa trâu”. Chỉ khi đất nước có độc lập, tự do, chúng ta mới được trở lại cuộc sống
của con người. Không chỉ vậy, hình ảnh thơ còn gợi ra một liên tưởng khác: đất nước là máu xương
của tổ tiên, của bao thế hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù xâm lược. Vậy mới
thấy được giá trị và sự thiêng liêng của mỗi tấc đất, dòng sông trên đất nước này.
Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã bảo hành chất trữ tình chính luận sâu sắc
cho đoạn thơ. Nhà thơ khẳng định “Đất Nước là máu xương “, là sinh mệnh, là sự sống của con người.
Vận mệnh của Đất Nước chính là vận mệnh của chính bản thân mình, số phận của cá nhân nằm trong
vận mệnh của Đất Nước . Vì thế, ta cần “Phải biết gắn bó và san sẻ. Phải biết hoá thân cho dáng hình
xứ sở”. Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa là lời thúc giục từ trái tim. Từ “hóa thân”
chính là sự tự nguyện cống hiến trọn vẹn tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải
phóng của dân tộc để “Làm nên Đất Nước muôn đời”, một ý tưởng hào hùng mang tầm vóc sử thi gợi
ta nhớ đến bài thơ của Tố Hữu:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu.
Nhìn chung, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của
một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt
thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho
câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần
của những con người tràn đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và có
khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.
Tóm lại, đây là một trong những đoạn thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa
Điềm. Bởi lẽ, qua đoạn thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với
đất nước. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương. Đồng thời, đoạn
thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình - chính luận của nhà thơ.

Bài văn cảm nhận về đoạn thơ "Trong anh và em hôm nay ... Làm nên đất
nước muôn đời" trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm - Mẫu số 1
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa
của cuộc kháng chiến chống. Mỹ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy
tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí
thức về đất nước, con người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với
những sáng tác thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca “Mặt đường khát
vọng”, trong đó có đoạn trích Đất Nước. Mười ba câu thơ của đoạn thơ :
“Trong anh và em hôm nay
…………..Làm nên Đất Nước muôn đời...”.
Bài thơ là sự nhận thức sâu sắc của một người công dân, một tri thức về
sự trách nhiệm với đất nước, là sự thức tỉnh và kêu gọi những thanh niên trí thức
ở các vùng đô thị tạm chiến miền Nam xuống đường đấu tranh chống Đế quốc,
chống xâm lược. Đoạn thơ trên là suy tư của tác giả về mối quan hệ giữa cái
riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái tập thể, giữa nhân dân và đất nước.
Đoạn thơ mở đầu với một lời khẳng định:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước ”
Dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm, khái niệm Đất nước đã được cụ thể
hóa. Không phải là những triều đại, những vị anh hùng mà chính chúng ta là chủ
nhân của Đất nước. Đất nước có trong huyết quản, máu thịt của ta, của mỗi
người dân vô danh, bình dị và mộc mạc nhất. Vì thế, chúng ta – mỗi người dân
Việt đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải giữ gìn và dựng xây đất nước. Vẻ đẹp
Đất Nước còn được phát hiện thêm qua mối quan hệ giữa đất nước với con người:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
“Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương thân thiết, của tình đoàn
kết dân tộc. “Khi hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho Đất Nước
bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái
chung cộng đồng thì “Đất Nước vẹn tròn to lớn”. Bằng việc kết hợp sử dụng các
tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu
cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước /Đất Nước), nhà
thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài
hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng. Cần
phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới hiểu được ý thơ này.

Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca : “Mặt đường khát vọng” trong thời kì
chống Mĩ (1971). Hiện thực diễn ra là dân tộc bị chia rẽ, đất nước bị chia cắt. Từ
đó, ta thấy được các hình ảnh “hai đứa cầm tay”, “cầm tay mọi người”, đất nước
“hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to lớn” là những hình ảnh ẩn dụ, gợi ra suy nghĩ :
có tinh thần đoàn kết toàn dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất vẹn toàn,
vững mạnh. Như vậy, cá nhân không thể tách rời cộng đồng. Đó là tinh thần
đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, được nhân đôi thành một
vòng Việt Nam rộng lớn và vĩnh cửu không gì có thể phá vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn
bó số phận cá nhân với vận mệnh cộng đồng là tư tưởng chung của thời đại. Tiếp
tục mạch cảm xúc là những suy tư của tác giả về đất nước ở tương lai:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Đất nước đã tồn tại từ rất lâu và nó đang và sẽ còn tiếp tục phát triển ở
hiện tại và tương lai. Có thể nói, những thế hệ tiếp nối sẽ tạo nên đất nước
trường tồn mãi mãi. Trong hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, những câu thơ trên
nói lên khát vọng, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn và đồng thời cũng là
lời kêu gọi kịp thời thanh niên hãy đứng lên, thực hiện trách nhiệm của mình đối
với đất nước, để Việt Nam ta sẽ mãi là “Đất nước vẹn tròn, to lớn”.
Nhà thơ tin rằng mai đây hoà bình, con cháu có điều kiện ra đi học hỏi,
mang kiến thức về phục vụ đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc
năm châu, biến những ước mong của người đi trước thành hiện thực.
Từ suy nghĩ đó, nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý thức bổn phận, trách nhiệm
của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Đọc bốn câu thơ trên không khó nhận ra cảm xúc của nhà thơ đã trở thành
cao trào, giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm. “Em ơi em” là lời gọi thân tình,
tha thiết. Điệp từ “phải biết” là nhấn mạnh, khẳng định, là tiếng gọi khẩn thiết
của nhà thơ. Vậy nhà thơ đã nhắn nhủ điều gì ?
Điều nhắn nhủ đó là “Đất nước là máu xương của mình”. Sử dụng hình ảnh
gợi cảm, tác giả khẳng định đất nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho
mỗi con người. Điều đó thật đúng và đã được lịch sử chứng minh một cách sinh
động. Khi đất nước bị ngoại xâm thì dân tộc trở thành nô lệ, phải sống kiếp
“ngựa trâu”. Chỉ khi đất nước có độc lập, tự do, chúng ta mới được trở lại cuộc
sống của con người. Không chỉ vậy, hình ảnh thơ còn gợi ra một liên tưởng khác:
đất nước là máu xương của tổ tiên, của bao thế hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời
giành lại từ tay kẻ thù xâm lược. Vậy mới thấy được giá trị và sự thiêng liêng của
mỗi tấc đất, dòng sông trên đất nước này.
Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã bảo hành chất trữ tình
chính luận sâu sắc cho đoạn thơ. Nhà thơ khẳng định “Đất Nước là máu xương “,
là sinh mệnh, là sự sống của con người. Vận mệnh của Đất Nước chính là vận
mệnh của chính bản thân mình, số phận của cá nhân nằm trong vận mệnh của
Đất Nước . Vì thế, ta cần “Phải biết gắn bó và san sẻ. Phải biết hoá thân cho
dáng hình xứ sở”. Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa là lời thúc
giục từ trái tim. Từ “hóa thân” chính là sự tự nguyện cống hiến trọn vẹn tinh thần
và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc để “Làm nên
Đất Nước muôn đời”, một ý tưởng hào hùng mang tầm vóc sử thi.
Nếu văn học trung đại xây dựng hình tượng đất nước với những ngôn từ
ước lệ hay hệ thống từ Hán Việt: thiên thư, đế cư,… thì với Nguyễn Khoa Điềm
ông lại kéo đất nước lại gần hơn với những thứ mộc mạc và giản dị nhất như:
miếng trầu, cây tre hay hạt gạo. Chương thơ “Đất nước” đã bình dị hóa đất nước
để đất nước không ở xa mà ở thật gần, quanh ta và trong ta.
Chỉ với 13 câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư của mình
về đất nước bằng một giọng trữ tình, chính luận. Đất nước dưới ngòi bút của nhà
thơ hiện lên vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Chúng ta đang
sống trong thời đại hòa bình nhưng trách nhiệm và bổn phận của mỗi công dân
đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không
bao giờ cũ.
Bài văn cảm nhận về đoạn thơ "Trong anh và em hôm nay ... Làm nên đất
nước muôn đời" trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm - Mẫu số 2

Đất nước là một đề tài muôn thuở trong các bài văn, bài thơ. Trong muôn
vàn bài thơ viết về Đất nước, tác phẩm mà để lại trong em nhiều ấn tượng nhất
là Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm - một cây bút trẻ tài năng trong những năm
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một đoạn trích thuộc phần đầu chương V
của Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác năm 1971. “Đất nước”
nói về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam, cổ vũ họ cùng
đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống Mĩ, bảo vệ Tổ quốc.
Trong Đất nước, mười ba câu giữa đoạn trích đã bàn về mối quan hệ giữa
Tổ quốc và cá nhân, qua đó cho thấy trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Trong anh và em hôm nay
………….Làm nên Đất Nước muôn đời...”
Đoạn trích như lời thủ thỉ tâm tình giữ hai nhân vật chính anh và em.
“Anh” là nhân vật trữ tình" nhà thơ. Còn “Em” là một phần của đất nước, là nhân
vật mà tác giả tạo ra để trò chuyện, tâm tình. Trong anh và em hôm nay đều có
một phần Đất nước. Đất nước được tạo nên bởi máu, mồ hôi và nước mắt của
ông cha ta đã để lại. Đã biết bao nhiêu vị anh hùng đã nằm mãi nơi chiến
trường , đã biết bao người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người con mất cha.
Đất nước được tạo nên từ rất nhiều thứ và những thứ đó đều liên quan mật thiết
đến cuộc đời của mỗi người. Qua đó, có thể thấy được trách nhiệm của mỗi người
trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Đoàn kết là một sức mạnh có thể xây dựng được lên rất nhiều điều lớn lao.
Chính vì thế từ xa xưa đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ đề cao về tinh thần
đoàn kết như “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
“Anh” và “Em” chỉ là những người được tác giả nhắc tới, đại diện cho những
người con của Đất nước. “Hai người nắm tay” là hình ảnh đại diện cho đôi lứa yêu
nhau, tượng trưng cho hạnh phúc tuổi trẻ, hạnh phúc gia đình. Khi đôi lứa nắm
tay, mối hòa hợp, hài hòa nồng thắm đó không chỉ là của riêng mà còn là của
chung, là tình cảm chung thể hiện sự thống nhất giữa tình yêu Đất nước và tình
yêu đôi lứa. Đất nước sẽ vẹn tròn, to lớn hơn khi chúng ta cầm tay mọi người.
Nghệ thuật tăng tiến từ hai đứa cầm tay đến hai đứa cầm tay mọi người cho thấy
sự thống nhất, đoàn kết để cung nhau xây dựng và tạo nên một đất nước vẹn
tròn, to lớn.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Khi tình yêu đôi lứa bay xa hơn, sẽ hình thành nên tình yêu gia đình. Trẻ
con thường được ví là những mầm non tương lai của đất nước. Do đó, sau này
khi con lớn, con sẽ mang đất nước đi thật xa, vươn lên sánh vai với các cường
quốc năm châu trên thế giới. Qua đây, Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi những niềm
tin mạnh liệt vào thế hệ tương lại của đất nước. Mong rằng, thế hệ này sẽ giúp
cho Đất nước phát triển và đẹp như mơ.
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Bốn câu thơ là lời mà tác giả muốn nhắn gửi đến nhân vật Em. Nguyễn
Khoa Điềm đã ví Đất nước như là máu xương của mình. Máu và xương - hai bộ
phận không thể thiếu và rất quan trọng đối với mỗi người. Qua đó cho thấy Đất
nước là một phần không thể tách rời với mỗi người. Phải biết gắn bó san sẻ và
hoá thân cho dáng hình xứ sở Đất nước. Gắn bó và san sẻ là hai hành động thể
hiện sự đồng cảm cộng khổ, biết chia sẻ ngọt bùi, dám đứng lên chống lại kẻ thù
bảo vệ đất nước, gắn bó như máu thịt của mình. Biết hóa thân cho đất nước là
trong những trường hợp nhất định, ta phải biết hóa thân thành những người khác
nhau để bảo vệ và xây dựng đất nước. Khi gặp chiến tranh, ta phải biết hóa thân
thành những người lính, những vị anh hùng để chiến đấu, thâm chí hy sinh để
bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước gặp khó khăn, ta có thể biến thành những mạnh
thường quân, y tá,… để giúp đỡ quê hương mình. Khi muốn phát triển đất nước,
ta có thể hóa thân thành những người học thức rộng mở, đi đây đi đó, tìm ra các
cách để xây dựng Tổ quốc.
Qua Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta có thể thấy được những sự gắn
kết giữa bản thân mỗi người với Đất nước. Từ đó có thể thấy trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Đất nước. Với cương vị là một
học sinh ngồi trên ghế nhà trường và là một trong những thế hệ trẻ của đất
nước, em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ và đưa đất nước sánh vai với các cường
quốc năm châu.
Cảm nhận đoạn thơ từ câu 30 đến 42 “Trong anh và em hôm nay…
Làm nên Đất Nước muôn đời…trong Đất Nước ( Trích trường ca Mặt
đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) – Văn Mậu 12

“Lật thuyền mới biết dân như nước” là cái nhìn về quan hệ giữa nhân dân
và đất nước của nhà chính trị kiệt xuất thế kỷ XV – Nguyễn Trãi. Càng về sau,
quan niệm nhân dân làm ra đất nước và đất nước này là đất nước của nhân dân
càng thể hiện rõ. Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tinh
thần quật cường của toàn thể nhân dân trỗi dậy tạo thành một làn sóng dữ dội
thì niềm tin về nhân dân càng được củng cố. Một nhà thơ đồng thời cũng là người
làm công tác chính trị như Nguyễn Khoa Điềm hiểu rõ về vai trò của nhân dân
đối với đất nước. Trong Trường ca mặt đường khát vọng, ông đã định nghĩa Đất
Nước theo góc nhìn của nhân dân. Đặc biệt là chương Đất Nước sau khi lý giải
nguồn cội, cắt nghĩa về Đất Nước, nhà thơ tiếp tục chỉ ra mối quan hệ sâu sắc
này đồng thời nhắn nhủ trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước trong 13
câu từ câu 30 đến câu 42.
“Trong anh và em hôm nay
…………Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ cùng thời với thế hệ nhà thơ trẻ trưởng
thành trong giai đoạn chống Mỹ ác liệt: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị
Mỹ Dạ…Thơ Nguyễn Khoa Điềm có cái nồng nàn, lãng mạn của người người nghệ
sĩ, có cái sắc sảo của trí tuệ được tôi luyện từ đời sống và có cả tính chính luận
của người làm chính trị. Thế nên đọc thơ ông, ta luôn được dẫn đường bằng cảm
xúc dồi dào và vỡ oà khi khám phá một ý tưởng nào đó sâu sắc.
Thơ của Nguyễn Khoa Điềm chuyển mình trong sự vận động từ cái
gần gũi, bình thường đến cái lớn lao, trừu tượng. Nhưng dù là nói về vấn đề lớn
lao, tầm vóc, nhà thơ vẫn lấy cái đời thường, bình dị làm nền tảng. Ở một trường
ca có dung lượng lớn, nói về vấn đề mang tính thời đại nhưng Mặt đường khát
vọng vẫn là khúc hát của nhân dân. Đặc biệt ở đoạn trích Đất Nước thuộc chương
5 trong trường ca có khả năng lay động con người về cả tình cảm lẫn lý trí khi
nhà thơ nói đến mối quan hệ bản chất giữa nhân dân và Đất Nước cũng như ý
thức trách nhiệm mà mỗi người dân cần phát huy.
Sử dụng lối hoá thân vào hai nhân vật “anh”, “em”, nhà thơ đã bộc
lộ mối quan hệ hữu cơ giữa người với người cũng như giữa con người với Đất
Nước. Đó là một mối quan hệ gắn kết, san sẻ không thể tách rời của cá thể và
tổng thể.
“Trong anh và em hôm nay
……………Đến những tháng ngày mơ mộng”
Đoạn thơ có cấu trúc vận động từ hôm nay đến tương lai, từ mỗi cá nhân
đến tập thể, cộng đồng, từ thế hệ người đi trước đến thế hệ mai sau. Trong lời
đồng vọng ấy, nhà thơ tiếp tục đặt hình tượng Đất Nước thành một phép điệp
xuất hiện với tần suất cao, thêm vào đấy là hai chủ thể “anh”, “em” có lúc tách
rời có lúc hoà vào “chúng ta”, “hai đứa”, đã tạo nên điệp khúc dồn dập theo sự
tăng tiến của cảm xúc. Vì Đất Nước là ca dao, cổ tích là nơi hò hẹn, nơi anh đến
trường, nơi em tắm…nên Đất Nước đã hiện hữu trong cả anh và em.
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”
Hãy nhớ rằng Đất Nước không tồn tại trong “anh” hoặc trong “em” riêng lẻ
mà chỉ có trong cả “hai ta”, “chúng ta”. Và điều đáng nói hơn nữa là chúng ta
không phải có hoàn toàn Đất Nước với nguyên vẹn hình hài mà là “một phần”. Có
phải nhà thơ muốn nói rằng Đất Nước đâu của riêng ai và cũng chẳng ai có thể tự
mình làm ra Đất Nước. Đất Nước là kết quả của sự hy sinh biết bao thế hệ, là
tình yêu, đoàn kết, niềm hy vọng của triệu con người.
Đoạn thơ nổi bật với điệp từ “khi” chỉ thời điểm không xác định ở
thời gian tuyến tính nhưng rất rõ ràng ở thời gian cảm tính. “Khi” chính là lúc
“anh” và “em” cầm tay nhau và “khi” cũng là lúc hai đứa cầm tay mọi người. Vậy
“khi” còn có ý nghĩa như con đường kết nối quy luật tất yếu của sự vận động
này. Từ cá nhân “anh”và “em” kết hợp lại trong cái nắm tay đầy tình thương. Từ
tình thương cá nhân, “hai đứa” phát triển thành tình thương yêu, gắn kết với mọi
người. Vòng tay lớn mở rộng ra là lúc Đất Nước “vẹn tròn, to lớn”.
“Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà”
(Nối vòng tay lớn – Trịnh Công Sơn)
Cái tài tình của Nguyễn Khoa Điềm là từ hình ảnh “cầm tay” cụ thể nhà
thơ đã khái quát về một giai đoạn lịch sử hào hùng khi mà nhân dân cả nước
cùng đồng lòng chung sức hướng hướng về miền Nam máu thịt, cùng kề vai sát
cánh để giành lấy hòa bình. Hình tượng thơ mang chiều sâu tư tưởng, cái nắm
tay đâu chỉ của chúng ta ở thời điểm hiện tại mà còn là sự kết nối giữa các thời
đại trên cùng mảnh đất quê hương. Để từ đó chiến thắng hôm nay còn mang âm
vang kiêu hùng của ông cha hô to dưới lá cờ Sát Thát.
“Anh” và “em”, “mọi người” đều là nhân dân. Nhân dân là người làm ra
Đất Nước. Nhìn sâu trong Đất Nước sẽ thấy dáng hình của nhân dân và nhìn sâu
vào đời sống tâm thức của nhân dân mình sẽ nhận ra hình hài non sông, gấm
vóc. Từ sự khẳng định ấy, nhà thơ gửi vào “chúng ta” những con người của thế
hệ này một ước mơ, một tương lai hạnh phúc.
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Nhà thơ dùng cách nói quen thuộc của dân gian “mai này” cũng là cách nói
tượng trưng cho tương mai mai sau. Câu thơ với giọng điệu tha thiết của một
niềm tin vững chắc vào thế hệ sau. “Con ta” có thể hiểu là những đứa con được
ra đời trong tình yêu giữa anh và em trong sự kỳ vọng lớn lao của người đi trước.
“Con ta” cũng là cách nói ẩn dụ cho niềm tin, khát vọng, cho những mơ ước ngày
một lớn hơn và cũng là đứa con tinh thần sinh ra từ tình yêu Đất Nước. Nếu hiểu
như vậy thì đoạn thơ muốn khẳng định một chân lý khi chúng ta rời khỏi vỏ bọc
cá nhân để cùng nhau san sẻ, yêu thương thì tình thương sẽ tạo nên sức mạnh
ngày càng to lớn, ngày càng vững chãi. Chính sức mạnh được ươm mầm từ tình
yêu và trách nhiệm với Tổ quốc sẽ là động lực lớn lao để Đất Nước mình vươn
tầm thế giới. Thế nên “tháng ngày mơ mộng” là cách nói tượng trưng cho kỷ
nguyên độc lập, tự do, cho nguyện ước ông cha đã chờ đợi bấy lâu.
Để có được tháng ngày mơ mộng ấy, để Đất Nước ngày càng đi tới
những vì sao thì mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gánh vác trên vai Đất Nước
mình.
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Đi từ những định nghĩa về Đất Nước để từ đấy nhà thơ làm sống dậy hình
ảnh Đất Nước hiện hữu trong mỗi con người. Như tiềm thức như ký ức và cũng là
như tâm hồn con người, Đất Nước còn như một phần máu thịt không thể tách rời.
“Em ơi em Đất Nước mà máu xương của mình”. Cách so sánh này cụ thể hoá tình
cảm mà nhân dân dành cho Đất Nước, cũng như tầm quan trọng của Đất Nước
trong sự sống nhân dân. Hình ảnh này làm ta nhớ đến nhà thơ Giang Nam đã
từng bộc lộ tình yêu quê hương bắt nguồn từ tình yêu đối với sự hy sinh của
những người thân thuộc. “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Mảnh đất này, con đường này là dấu chân ông cha đi mở cõi, là mồ hôi đã
rơi, máu đã chảy. Là nơi chôn nhau cắt rốn cũng là nơi giữ lại nắm tro tàn còn
sót của một đời lam lũ. “Máu xương” của đồng bào mình đã đổ xuống nơi đây
cũng là “máu xương” của thế hệ mình. Từ ý thức bảo vệ cuộc sống, bảo vệ chính
mình, “anh” và “em” sẽ có nghĩa vụ bảo vệ Đất Nước bằng những việc làm thiết
thực “gắn bó và san sẻ”, “hóa thân cho dáng hình xứ sở”.
“Phải biết” lặp lại hai lần ở đầu mỗi câu thơ như một mệnh lệnh
xuất phát từ tình yêu Tổ quốc từ tấm lòng nhiệt thành dành cho dân tộc mình.
Lời hiệu triệu ấy sẽ hoà vào tiếng trống thúc quân, tiếng súng lệnh cho một cuộc
trỗi dậy có ý thức của thế hệ thanh niên thành thị. “Gắn bó, san sẻ” là những
điều chúng ta có thể thực hiện. Chỉ cần dẹp bỏ lớp vỏ bọc cá nhân mang tính tiểu
tư sản hướng đến cái ta, cái chung để mà đoàn kết, yêu thương sẽ nhìn ra sức
mạnh vốn có của bản thân. Cũng nhờ sự gắn bó và san sẻ ấy mới có được một
Đất Nước vẹn tròn, mới có thể làm nên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
Đâu chỉ “gắn bó và san sẻ”, chúng ta còn phải biết “hoá thân”. Có
thể nói quan niệm “hoá thân” mà Nguyễn Khoa Điềm đề cập đến là thái độ sống
tích cực được thừa hưởng từ truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Ấy
cũng là kết tinh trong tư tưởng Đất Nước của nhân dân. “Hoá thân” là sự hy sinh
của mỗi cá nhân vì cộng đồng vì lợi ích chung của Đất Nước. Sự “hoá thân” này
dựa trên tinh thần tự nguyện, trên tình yêu tha thiết với non sông và thái độ
sống trách nhiệm, nung nấu từ lý tưởng sống tuyệt vời. Cô gái mở đường trong
những năm bom đạn đã đem tuổi thanh xuân cứu con đường, mở lối xe ra trận.
Dù cô đã hy sinh nhưng gương mặt cô đã hoá vào gương mặt quê hương.
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”
(Khoảng trời – hố bom- Lâm Thị Mỹ Dạ)
Và bao thế hệ con người cũng đã chọn hy sinh để được sống trọn vẹn với
nhiệt huyết tuổi đôi mươi, sống ngẩng đầu khi đã hoàn thành trọng trách mà lịch
sử đặt trên vai.
Cụm từ “dáng hình xứ sở” giàu sức gợi tả về mọi miền Đất Nước ta.
Nhà thơ đã dùng con chữ để vẽ tấm bản đồ Đất Nước. Trên tấm bản đồ ấy Đất
Nước ta có hình chữ S bắt đầu cho sức sống, san sẻ, sinh sôi. Và trong tâm
tưởng của mỗi con người, Đất Nước chính là tổng thể của hàng triệu mảnh ghép
nhân dân. Chính vì Đất Nước của chúng ta, vì chúng ta, do chúng ta nên Đất
Nước sẽ muôn đời, trường tồn như sự sống cứ sinh sôi, niềm hy vọng cứ ngày
một lớn. Câu thơ đặc biệt khi kết thúc bằng một dấu ba chấm như lời của nhà thơ
còn chưa thể nói hết, tình cảm mà nhà thơ dành cho Đất Nước mình cũng đâu dễ
diễn tả bằng lời. Câu thơ tạo dư âm, dư ba trong tâm hồn mỗi chúng ta. Khi mà
đôi mắt chúng ta còn nhìn Đất Nước của hiện tại thì trái tim mình đã đập những
nhịp hy vọng về một Đất Nước ở tương lai, Đất Nước của “muôn đời”.
Đoạn thơ lấy cảm hứng từ cuộc tâm tình của “anh” và “em” cùng
nhiều phép điệp và hình ảnh tượng trưng giàu suy tưởng, Nguyễn Khoa Điềm đã
đi từ tình cảm riêng tư thành tình yêu rộng lớn đối với Đất Nước. Qua đó nhà thơ
trải lòng với những suy ngẫm về trách nhiệm đối với Đất Nước mình. Hơn hết,
đoạn thơ đã bộc lộ được khát vọng và mơ ước mãnh liệt là được cống hiến, được
hoá thân để làm nên Đất Nước trường tồn. Tình cảm ấy, thái độ sống ấy mới
đáng trân trọng.
Nhân dân và Đất Nước được đặt trong một vòng tròn ấn tượng.
Vòng tròn ấy được nhà thơ nhắc đến trong cái nắm tay trong tình yêu thương,
đoàn kết. Vòng tròn không điểm đầu, điểm cuối cũng như sự tồn tại hiển nhiên
của Đất Nước trong tâm thức mỗi con người. Đoạn trích Đất Nước nói chung và
đoạn thơ này nói riêng đã nhắc nhở thế hệ hôm nay cần chìa tay ra với lòng chân
thành nhất để nối thêm vào những vòng tròn hy vọng.

You might also like