Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài thơ Đồng Chí được nhà thơ Chính Hữu chắp bút vào năm 1948, sau

khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông
1947). Tác phẩm thơ đã gợi lên cho người đọc niềm xúc động, tự hào
cũng như là biết ơn trước sự cốn hiến hết mình của thế hệ cha anh cho
đất nước. Mở đầu, tác giả đã cho người đọc thấy được xuất thân cũng
như quá trình hình thành tình đồng chí. Nếu như anh đến từ vùng quê
“nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ ngôi làng “đất cày lên sỏi
đá”. Đây đều là những hình ảnh khắc họa nên những vùng đất khắc
nghiệt, không thể trồng trọt. Những con người đến từ những vùng đất xa
lạ đó, tưởng chừng như khó có thể gặp gỡ vậy mà họ “tự phương trời
chẳng hẹn quen nhau”. Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” được
Chính Hữu sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “súng” và “đầu” nhằm
nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau khi cùng chiến
đấu thể hiện sự cũng chung lí tưởng, chí hướng. Nhưng không chỉ vậy,
những người lính ấy còn chung một tấm lòng sẻ chia khó khăn gian khổ:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên
nghe đầy trân trọng và yêu mến, đây cũng là lời gọi chan chứa cảm xúc
về tình cảm thiêng liêng của người lính cụ Hồ. Những câu thơ tiếp theo,
Chính Hữu đã cho người đọc thấy rõ những biểu hiện cũng như sức
mạnh của tình đồng chí. Dòng thơ “Giếng nước gốc đa nhớ nhớ người ra
lính” đã sử dụng biện pháp nhân hóa hoán dụ để diễn tả nỗi nhớ hai
chiều: người lính đang nhớ về quê hương và quê nhà cũng đang nhớ các
anh. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, cuộc sống của người
lính thiếu thốn đủ điều: áo rách, quần vá, chân không giày, những cơn
sốt rét rừng, cái lạnh buốt của đêm trong rừng đã hành hạ họ. Cặp từ
“anh” với “tôi” luôn sóng đôi cho thấy tinh thần đồng cam cộng khổ của
người lính khi cuộc chiến còn nhiều gian lao, dù vậy với tinh thần lạc
quan và tình đồng đội ấm áp, họ đã chiến thắng hoàn cảnh để tiếp tục
chiến đấu. Khổ thơ cuối cùng như một cái kết đẹp cho tình đồng đội,
đồng chí. Hình ảnh rừng vào buổi đêm vắng vẻ, lạnh giá và thật khắc
nghiệt với “sương muối”. Nhưng người lính vẫn đứng đó, bên nhau để
“chờ giặc tới” - một tâm thế chủ động đối mặt với cuộc chiến. Dù khó
khăn, gian khổ luôn cận kề thì người lính vẫn không chịu khuất phục.
Tình cảm đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc chiến.
Câu thơ cuối cùng gợi lên một hình ảnh thật đặc sắc: “Đầu súng trăng
treo”. Hai hình ảnh đối lập nhau “súng” và “trăng” nhưng được đặt cạnh
nhau đẻ tô đậm nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ. Trong cuộc chiến
đầy khốc liệt này các anh vẫn giữ cho mình một tâm hồn lãng mạn,
thanh cao. Thể thơ tự do với hình thức phóng khoáng; nhịp thơ linh hoạt,
giọng thơ tâm tình, thủ thỉ đã giúp nhà thơ thành công khắc họa được
những hình ảnh về tình cảm đồng chí vô cùng cao đẹp của những anh
lính phụ Hồ trong thời kì kháng chiến. “Đồng chí” đã ra đời cách nay đã
lâu nhưng vẫn luôn khiến cho độc giả thấy được tình cảm cao đẹp, gắn
bó sâu sắc giữa những người đồng đội với nhau trong chiến tranh và
cũng có thể nhận định rằng đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu
của Chính Hữu.
Lá đỏ được nhà thơ Nguyễn Đình Thi chắp bút sau khi đến với mảnh đất
Tây Nguyên, trong buổi nơi đây đang trải qua những ngày tháng khốc
liệt nhất của trận chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do và cách ngắp nhịp,
gieo vần phóng khoáng, linh hoạt, bài thơ đã khắc họa được bối cảnh
Trường Sơn hùng vĩ cùng khí thế hào hùng, tâm thái lạc quan của quân
ta. Người lính trong bài thơ chợt gặp một “em gái tiền phương” giữa
chốn rừng núi. Lá rừng đỏ rơi ào ào như cơn mưa, tạo khung cảnh đậm
chất trữ tình cho cuộc gặp gỡ ấy. Người lính trẻ ví “em gái tiền phương”
với quê hương, đã giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp mộc mạc, bình
dị và gần gũi của cô gái ấy. Với người lính, những cô gái đó là hiện thân
của hậu phương, của quê hương - điểm tựa tinh thần cho các anh vững
tay súng, chắc bước chân. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra chóng vánh, bời ai
cũng vội vã với nhiệm vụ của mình. Đoàn quân rời đi hướng Trường
Sơn nhòa khói lửa. Hình ảnh vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, lại hào hùng.
Các anh rời đi, mang theo khát vọng độc lập của hậu phương, thẳng tiến
vào Sài Gòn. Với quyết tâm và hi vọng ngút ngàn, người lính để lại lời
hẹn gặp mặt tại Sài Gòn. Khi đó, đất nước đã độc lập, hậu phương và
tiền tuyến sẽ đoàn tụ với nhau. Đó không chỉ là một lời hứa mà còn là
một thời thề mang nặng quyết tâm của người lính. Những con người
quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Kết thúc bài thơ, là nụ cười và đôi mắt
trong veo của em gái tiền phương. Đó là ánh nhìn của sự tin tưởng và hi
vọng của hậu phương dành cho những người lính. Tác phẩm thơ Lá đỏ
đã kể lại cuộc gặp gỡ chóng vánh đầy thi vị giữa chốn Trường Sơn bom
đạn, giúp em cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Và thấu hiểu
được những hi sinh cùng khát vọng của những người lính và cả hậu
phương trong chiến tranh.

You might also like