Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


-------------------------

BÀI TẬP LỚN


MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

Vấn đề thực lực cách mạng từ Hội nghị Geneve (1954) đến Hội nghị Paris
(1973) - Bài học trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Thảo


Sinh viên thực hiện : Ngô Khánh Linh
Mã sinh viên : 21050911
Lớp : QH-2021E KTQT CLC4

Hà Nội, tháng 7 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3


NỘI DUNG ........................................................................................................... 4
1. Vấn đề thực lực cách mạng của Hội nghị Geneve (1954) ............................ 4
2. Vấn đề thực lực cách mạng của Hội nghị Paris (1973) ................................ 6
3. Bài học trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay .............. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 13
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình đấu tranh của Việt Nam từ sau khi ký Hiệp định Giơnevơ
cho tới khi Việt Nam và Hoa Kỳ cùng ký Hiệp định Paris năm 1973, đấu tranh
ngoại giao từ đầu được coi như hoạt động hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu
tranh chính trị và nó trở thành một trong những mặt trận quan trọng và chính yếu,
nó cũng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cuộc cách mạng Việt Nam đen thắng
lợi hoàn toàn. Chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi Việt Nam,
thừa nhận độc lập và chủ quyển của nhân dân Việt Nam bằng một văn bản luật
pháp quốc tế đó là một trong những thắng lợi quan trọng nhất của đấu tranh ngoại
giao và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Để chống lại sự can thiệp và xâm lược quân sự của Pháp và Mỹ vào Đông Dương,
các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã đồng thời tiến hành ba mặt trận đấu
tranh gồm đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Trong
những hình thức đấu tranh đó, đấu tranh quân sự vặn được coi là đóng vai trò
quyết định và cuối cùng cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Đấu tranh quân Sự và chính trị chắc chắn có ý nghĩa như là những cơ sở và phương
pháp cách mạng chính yếu nhằm thay đổi cục diện trên chiến trường. Tuy vậy,
cuối cùng số phận của người Pháp và người Mỹ tại Việt Nam, kết cục của cuộc
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hay thứ hai và quan trọng hơn cả, thành
quả của tự do và sự thống nhất dân tộc Việt Nam đều được quyết định trên bàn
đàm phán.
Cả Hiệp định Giơnevơ và Paris không chỉ đã chính thức hóa những thắng lợi quân
sự và chính trị, mà nó còn tạo ra những điều kiện pháp lý không thể chối cãi đối
với Pháp và Mỹ, một cách tôn trọng, chấp nhận thực tế của chính mình, các liên
minh và chính sách của họ ở Việt Nam. Do vậy, cuối cùng các bản hiệp định đó
đã góp phần vào sự thành công các mục tiêu của cách mạng Việt Nam
NỘI DUNG
1. Vấn đề thực lực cách mạng của Hội nghị Geneve (1954)
Trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông
Dương là một nấc thang quan trọng trong tiến trình đi tới độc lập, tự do của đất
nước, là sự thử thách bản lĩnh của nền ngoại giao non trẻ.
Yếu tố quốc tế tác động trực tiếp đến việc triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ về vấn đề
Đông Dương chính là hiệp định đình chiến ở Triều Tiên tháng 7-1953. Hiệp định
này với việc chia đôi Triều Tiên làm hai vùng ảnh hưởng của hai phe xã hội chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã trở thành “khuôn mẫu” để giải quyết xung đột trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, vì những lý do khác nhau, tất cả các bên
có liên quan đến chiến tranh Đông Dương, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều mong
muốn một giải pháp hòa bình để kết thúc chiến tranh. Xu hướng các nước đi vào
hòa hoãn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Hội nghị.
Tháng 3/1954, Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị thành lập Đoàn đi dự Hội nghị
sau khi nhận lời mời của Liên Xô và Trung Quốc. Lúc đầu Chính phủ chủ trương
cử Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám dẫn đầu Đoàn đàm phán nhưng khi
cân nhắc yêu cầu và mục tiêu đặt ra, Chính phủ đã quyết định cử Phó Thủ tướng
Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn. Tham gia còn có: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Trần Công Tường, Cục trưởng Cục tác chiến Hà Văn Lâu,...
Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho hai Đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô và Trung Quốc
tìm hiểu các vấn đề liên quan có thể diễn ra tại Hội nghị Geneva và lập trường của
Liên Xô và Trung Quốc về giải pháp; đồng thời lập Ban công tác ở Bắc Kinh với
nhiệm vụ phối hợp với Bộ Ngoại giao Trung Quốc chuẩn bị các tài liệu cho Hội
nghị.
Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc vào ngày 08-5-1954. Trải qua 8
phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp với hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
và đa phương, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã được ký kết vào ngày 21-7-1954 với các
nội dung liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam, đó là: Các nước
tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; tuyệt đối không can thiệp vào nội trị
các nước đó; Ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Đông Dương; Quân đội liên
hiệp Pháp rút khỏi Đông Dương; Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia
Việt Nam làm hai vùng tập kết quân đội; Sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự
do trong cả nước vào tháng 7-1956 để thống nhất nước Việt Nam.
Từ những điều khoản nêu trên của Hiệp định Giơ-ne-vơ, có thể khẳng định, Hiệp
định là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và ý nghĩa của nó được thể
hiện ở nhiều góc độ.
Thứ nhất, nếu trong Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946, Pháp chỉ công nhận Việt
Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp và luôn khẳng định quyền
lợi của Pháp ở Nam Bộ thì đến Hiệp định Giơ-ne-vơ, độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã được Pháp và các quốc gia khác thừa
nhận. Pháp buộc phải rút quân để lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Thứ hai, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải
phóng, trở thành căn cứ địa cách mạng, hậu phương lớn của cách mạng miền Nam.
Đồng thời, Hiệp định đặt cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này.
Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng “Hiệp định không phản ánh đầy đủ
những thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường, không đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu do đoàn đại biểu Việt Nam đưa ra”(1) về các vấn đề như giới tuyến (Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị giới tuyến ở vĩ tuyến 13 nhưng cuối cùng là 17)
và thời hạn tiến hành tổng tuyển cử (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị thời
hạn 6 tháng, cuối cùng thành 2 năm). Việc ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ với những
điều khoản được nhiều ý kiến đánh giá là không hoàn toàn thỏa đáng về phía Việt
Nam, chưa ngang tầm với thắng lợi của ta trên chiến trường, được lý giải bởi
những nguyên nhân sau:
Trước hết, phải khẳng định rằng, với lòng yêu chuộng hòa bình tha thiết và chiến
tranh luôn chỉ là sự tự vệ, là điều bất đắc dĩ, với sự cân nhắc kỹ lưỡng tương quan
lực lượng giữa ta và địch, chúng ta muốn kết thúc chiến tranh. Đảng và Chính phủ
hiểu rằng, để tiến hành cuộc chiến tranh không cân sức với Pháp, nhân dân đã
phải chịu nhiều gian khổ, hy sinh. Hơn nữa, mặc dù Pháp thất bại nặng nề ở Điện
Biên Phủ “nhưng nói chung toàn quốc, sức ta so với địch mới là xấp xỉ” và nước
Pháp chưa phải đã hết khả năng tăng viện cho chiến trường Đông Dương. Nếu
chiến tranh kéo dài, có thể sinh ra những hiện tượng mệt mỏi và khó khăn của ta
còn nhiều hơn. Muốn “xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” thì sức dân cần phải
được phục hồi. Trong tương quan lực lượng cụ thể như vậy, chấp nhận ký hiệp
định khi điều bất biến là độc lập dân tộc đã được thừa nhận cũng là điều hợp lý.
Thứ hai, đây là lần đầu tiên nền ngoại giao cách mạng non trẻ tiến hành đàm phán
đa phương với các nước lớn có nền ngoại giao chuyên nghiệp và những toan tính
khác nhau. Hơn nữa, tại hội nghị này, ta không được tham gia vào tất cả các phiên
họp, nên không thể tận dụng được tất cả các cơ hội để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ ba, Hội nghị Giơ-ne-vơ chịu sự chi phối của 5 nước lớn tham gia đàm phán.
Từ năm 1950, nếu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam nhận
được sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc nhưng lại phải đấu tranh với 6
bên còn lại. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các
cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Một mặt, Đoàn đại biểu Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa kiên quyết đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương trên cơ sở các bên phải tham gia công nhận độc lập, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; cô lập bọn chủ chiến ở Pháp
và bọn can thiệp Mỹ; làm cho nhân dân Pháp thấy chính phủ Pháp của thủ tướng
Laniel lúc bấy giờ là hiếu chiến cần phải thay đổi thì Hội nghị Giơnevơ mới thu
được kết quả. Đồng thời, Đoàn Việt Nam phải triệt để tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ rộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị. Trong khi đó, lập trường của các đoàn đại
biểu các nước phương Tây là hiếu chiến. Đoàn đại biểu Mỹ âm mưu kéo dài và
mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, thay chân Pháp xâm lược Đông Dương. Đoàn
đại biểu của Vương quốc Anh thì chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế
mạnh. Phái chủ chiến của Pháp nhận đàm phán với Việt Nam để tránh búa rìu dư
luận và tránh bị nhân dân Pháp lật đổ, đồng thời cứu nguy cho quân đội Pháp ở
Đông Dương. Tuy nhiên, Đoàn Pháp và Đoàn Mỹ bị ba đoàn Việt Nam, Liên Xô
và Trung Quốc kịch liệt lên án về chủ tâm phá hoại Hội nghị. Khi chiến tranh
Đông Dương đã được quốc tế hóa như vậy thì trên bình diện ngoại giao, vấn đề
Đông Dương cũng được quốc tế hóa. Ở đó, “các cường quốc đã tự thỏa thuận
phần lớn các điều khoản trong hiệp định mà không cần tính đến phản ứng của các
nước Đông Dương”.
Thứ tư, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận ký Hiệp định Giơ-ne-vơ để lập
lại hòa bình ở Đông Dương vì muốn tránh một cuộc đối đầu không cân sức với đế
quốc Mỹ khi dã tâm can thiệp của đế quốc này vào Đông Dương ngày càng bộc
lộ. Bằng việc nắm lấy ngọn cờ hòa bình, chúng ta muốn ngăn chặn Mỹ nhảy vào
Đông Dương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là
một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Chính phủ
Pháp”. Nhưng Việt Nam lại tham gia thương lượng đa biên và chỉ là một trong
chín bên nên khó bảo vệ lợi ích của riêng mình. Như Thượng tướng GS. Hoàng
Minh Thảo đã nhận xét: Đáng tiếc là chúng ta ngồi đàm phán tại một diễn đàn đa
phương do các nước lớn chi phối và Liên Xô, Trung Quốc cũng có những tính
toán mà ta chưa hiểu được thấu đáo nên thế thắng của Việt Nam chưa được phát
huy ở mức cao nhất.
Tóm lại, bối cảnh lịch sử lúc đó chưa cho phép ta giành thắng lợi cuối cùng. Khi
“đường giải phóng mới đi một nửa/ Nửa mình còn trong lửa nước sôi” (Tố Hữu)
thì cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do trọn vẹn của dân tộc vẫn còn tiếp diễn.
2. Vấn đề thực lực cách mạng của Hội nghị Paris (1973)
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là thắng lợi
trực tiếp của cuộc đấu tranh của ta tại bàn đàm phán, nhưng cơ bản, lâu dài và gốc
rễ vẫn là thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến đấu quyết liệt của nhân dân, dân tộc ta
trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao trong thời kỳ chống Mỹ, cứu
nước. Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý
và đạo lý, hai thứ mưu lược mà ta thường gọi tắt là đấu chí, đấu trí và đấu mưu
quyết liệt giữa nền ngoại giao non trẻ với nền ngoại giao lão luyện của một siêu
cường hàng đầu thế giới.
Từ năm 1965, cùng với việc đưa quân trực tiếp xâm lược miền Nam và tiến hành
chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc vận
động ngoại giao với danh nghĩa để giải quyết vấn đề Việt Nam nhưng thực chất
là đòi Việt Nam thương lượng, không điều kiện.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã khẳng định quyết tâm của nhân dân Việt Nam
chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, phản bác các luận điệu hòa bình giả hiệu
của nhà cầm quyền Mỹ đòi Việt Nam thương lượng vô điều kiện, đồng thời đã trù
tính đến cục diện vừa đánh vừa đàm.
Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ 13 tháng
1/1967 đã chỉ rõ: đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở Việt Nam là nhân tố
chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt
trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà
chúng ta đã giành được trên chiến trường, qua đó nâng đấu tranh ngoại giao thành
mặt trận ngoại giao phối hợp với mặt trận chính trị và mặt trận quân sự có giá trị
như một bản cương lĩnh đấu tranh ngoại giao của Đảng trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
Năm 1968, sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục
bộ”và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Mỹ bắt đầu đề cập đến thương lượng.
Cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hoa
Kỳ đã chính thức diễn ra ở Paris (phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Xuân Thủy đứng đầu và phái đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu).
Tại các phiên họp đàm phán diễn ra trong năm 1968, Việt Nam luôn khẳng định
lập trường không thay đổi của mình, yêu cầu Mỹ trước tiên phải chấm dứt không
điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau đó mới bàn đến các vấn đề có liên quan
của hai bên. Phái đoàn Việt Nam luôn khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân Việt Nam và lên án tội ác chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Tuy nhiên,
Hội nghị hai bên ở Paris sau nhiều phiên họp trong năm 1968 vẫn không giải quyết
được các vấn đề cơ bản. Dù vậy,các phiên họp năm 1968 đã tạo tiền đề để mở ra
một thời kỳ tiến công trực diện của ngoại giao Việt Nam trên bàn hội nghị.
Trước sự cứng rắn của Việt Nam trên cả phương diện quân sự và ngoại giao, ngày
01/11/1968, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đưa ra tuyên bố về việc ngừng ném bom
bắn phá cũng như dừng mọi hoạt động chiến tranh chống phá Việt Nam Dân chủ
cộng hòa. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán giữa Việt Nam và
Mỹ bắt đầu xoay quanh vấn đề hình thức và thành phần hội nghị. Hai bên đã đi
đến thống nhất tổ chức Hội nghị Bốn bên, bao gồm: Việt Nam
Dân chủ cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó
là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và
Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn).

Thành phần tham dự gồm Bốn bên nhưng thực chất lại là lập trường hai bên giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ, không có sự tham dự và tác động của bên thứ ba, điều này
đã tạo lợi thế cho Việt Nam trên bàn đàm phán.Đến tháng 01/1969, phiên họp đầu
tiên của Hội nghị giữa Bốn bên chính thức diễn ra tại Paris. Trong giai đoạn đầu,
lập trường hai bên còn rất xa nhau, khiến các cuộc thảo luận diễn ra vô cùng gay
gắt. Tuy nhiên,trong thời gian này, trái ngược với Mỹ, Việt Nam lại chiếm được
ưu thế lớn trên mặt trận quân sự. Những thắng lợi quân sự của Việt Nam trong
các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong
năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị- Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,
Bắc Bình Định, Khu 8 Nam Bộ... trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - ngụy bị thiệt
hại nặng nề,từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo
thế thuận lợi cho Việt Nam trên bàn đàm phán. Ngoài ra, Việt Nam đã tận dụng
triệt để lợi thế của bối cảnh bên ngoài lúc bấy giờ để đưa Hiệp định Paris lên bàn
đàm phán:
(1)Đó là sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt, trong đó có rất nhiều sinh
viên đi từ miền Nam sang Pháp du học;
(2) Vai trò của dư luận (không ở đâu có khả năng tập hợp được dư luận và
thông tin một cách nhạy bén như ở Paris, địa điểm có thể ví như đầu não thông
tin của thế giới lúc bấy giờ). Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam
luôn chiếm gần một nửa thời lượng thông tin thời sự quốc tế, đặc biệt là giai đoạn
cuối của tiến trình đàm phán Hiệp định Paris;
(3) Sự giúp đỡ về vật chất của Đảng Cộng sản Pháp (PCF) dành cho Việt Nam
khi tham gia đàm phán, một lực lượng chính trị rất mạnh ở Pháp lúc bấy giờ. PCF
còn có vai trò tích cực trong việc tập hợp các lực lượng chính trị và nhân dân Pháp
ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam và phản đối cuộc chiến tranh
xâm lược của Mỹ. PCF còn là cầu nối giữa Việt Nam và Pháp (vì hai nước lúc
bấy giờ chưa có quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ).
Khác với Hội nghị quốc tế Geneva về Đông Dương năm 1954, Hội nghị Paris là
một cuộc đàm phán tay đôi do Việt Nam thắng lớn và chủ động đề xướng. Còn
Mỹ, bị thất bại nặng nề buộc không thể không chấp nhận thương lượng để tìm
một lối thoát danh dự.
Mỹ phải coi Việt Nam dân chủ cộng hoà là một bên đối thoại trực tiếp và bình
đẳng để giải quyết mọi vấn đề của cuộc chiến tranh Việt Nam. Cuộc đàm phán
Paris mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm,” phản ánh một giai đoạn chiến đấu cực
kỳ gay go, quyết liệt giữa Việt Nam và Mỹ.
Đây cũng là đỉnh cao của sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng cả 3 mặt trận: quân sự,
chính trị và ngoại giao; giữa cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam trên chiến
trường với cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán và trên trường quốc tế.
Ngày 13/5/1968, Hội nghị Paris về Việt Nam chính thức khai mạc. Khác với Hội
nghị Geneva năm 1954, khi đó ta "đánh rồi mới đàm," lần này ta vừa đánh vừa
trực tiếp đàm phán với đối phương.
Trong giai đoạn 1 của Hội nghị (từ ngày 13/5 đến 31/10/1968), mục tiêu của ta là
đòi Mỹ chấm dứt ném bom vô điều kiện miền Bắc. Giai đoạn này, đàm phán diễn
ra gần như đồng thời với đợt hai và ba của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968.
Hai mặt trận đánh-đàm đã có sự phối hợp, hỗ trợ cho nhau nhưng tác dụng trực
tiếp còn ít vì trên bàn thương lượng, Mỹ chưa đi vào đàm phán thực chất, chưa
"ngả bài" hoàn toàn. Ta chủ yếu đấu tranh để kéo Mỹ xuống thang từng bước
Sau khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc hoàn toàn, giai đoạn 2 bắt đầu từ
25/1/1969 khi mở ra đàm phán 4 bên, các cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ-H.Kissinger
và đi đến ký Hiệp định Paris về Việt Nam.
Càng về cuối cục diện "vừa đánh vừa đàm" càng được phát huy cao độ. Đỉnh cao
trong việc vận dụng thành công nghệ thuật này được thể hiện ở thời điểm tháng
3/1972 khi Mỹ đơn phương ngừng không thời hạn Hội nghị Paris, ném bom trở
lại miền Bắc. Trung ương Đảng vẫn chủ trương duy trì Hội nghị Paris với mục
tiêu làm diễn đàn tuyên truyền để tranh thủ dư luận quốc tế và kết hợp với chiến
trường để đấu tranh với Mỹ về mặt ngoại giao.
Quán triệt chỉ đạo này, phái đoàn ta tại Paris đã đấu tranh, đòi Mỹ phải nối lại
đàm phán theo hướng giải quyết toàn bộ về vấn đề chiến tranh Việt Nam.
Ngày 08/10/1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo “Hiệp định về
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam”và đề nghị thảo luận để đi đến
ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí 11 Tạp chí Quản lý nhà nước -
Số 324 (1/2023) nhưng đến ngày 22/10/1972, phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo.
Đêm ngày 18/12/1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ra lệnh ném bom hủy
diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm
được ví là “Trận Điện Biên Phủ trên không” kết thúc bằng việc 38 pháo đài bay
B52 và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội.
Chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Thất
bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến
lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội đã buộc Mỹ phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm
phán tại Paris.Trên tư thế bên chiến thắng, phái đoàn Việt Nam tại cuộc đàm phán
đã kiên quyết đấu tranh giữ vững nội dung của dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận.
Để có được một Hội nghị Paris khai cuộc ngày 13/5/1968 đã là khó khăn không
hề nhỏ, nhưng để có một Hội nghị Paris kết thúc với kết quả đúng như phía ta
mong muốn lại còn khó khăn gấp bội. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu còn cho
rằng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, có lẽ chưa
có cuộc đàm phán nào kéo dài và cam go như Hội nghị Paris: tới 4 năm, 8 tháng,
với vô vàn những giằng co, đấu trí, đấu lý căng thẳng, quyết liệt, kiên trì, bền bỉ
đeo đuổi nhau từng chút một giữa ta và Mỹ.
Khi nhìn lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhiều nhà bình luận quốc tế
đánh giá Hội nghị Paris là bức tranh hùng hồn nhất của cuộc đụng đầu lịch sử giữa
một bên là lực lượng cách mạng nhất với một bên là thế lực hiếu chiến, tàn bạo
nhất và Hiệp định Paris là “huyền thoại của thế kỷ XX.”
3. Bài học trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, ngoại giao chỉ phát huy vai trò và công dụng trên nền tảng sức mạnh
tổng hợp của đất nước được thể hiện trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, quân
sự... Thực sự, chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán khi
chúng ta giành được chiến thắng trên chiến trường. Thắng lợi về quân sự ở Điện
Biên Phủ góp phần quyết định vào thắng lợi về ngoại giao ở Giơ-ne-vơ.
Thứ hai, trong quá trình đàm phán, chúng ta phải quán triệt quan điểm nhân
nhượng có nguyên tắc. Rõ ràng, khi chấp nhận cùng nhau đàm phán tức là mỗi
bên đều có điểm mạnh, yếu của mình; trên bàn đàm phán, bên nào cũng cố gắng
giành phần có thể và nhân nhượng cho đối phương những điều mình chưa thể. Vì
vậy, trong quá trình đàm phán, sự nhân nhượng lẫn nhau là điều tất yếu nhưng
điều không bao giờ được phép nhân nhượng là độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh
thổ. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Mục đích bất di bất dịch của ta
vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững
chắc nhưng sách lược của ta phải linh hoạt”. Vì thế, trong quá trình đàm phán,
nhà ngoại giao phải biết nhân nhượng đúng mức, không quá tả để phá vỡ đàm
phán, không quá hữu để tổn hại đến lợi ích cơ bản của dân tộc.
Thứ ba là tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng -là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mở ra mặt trận ngoại giao,
phát huy thế mạnh của ngoại giao, phối hợp với các mặt trận chính trị,quân sự;
lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất các mặt trận, “vừa đánh, vừa đàm”, tạo
ra sức mạnh tổng hợp, giành toàn thắng. Trong suốt quá trình đàm phán, Bộ
Chính trị đã luôn theo dõi và chỉ đạo sát sao cả về chiến lược và sách lược đối với
hai đoàn đàm phán để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tiếp đến là bài học về tầm quan trọng của thực lực. Thắng lợi của Hội nghị Paris
bắt nguồn từ những thắng lợi trên chiến trường,từ sự lớn mạnh không ngừng về
thế và lực của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là sức mạnh của
chính nghĩa, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng và sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế; sức mạnh từ sự kết hợp tài tình giữa
các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao; giữa đánh và đàm, giữa chiến trường
và bàn đàm phán.
Bên cạnh đó, Hội nghị Paris còn là bài học tiêu biểu về kết hợp sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh của thời đại. Trong suốt quá trình đàm phán tại Paris, chúng ta
đã có được sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa, chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình của dư luận quốc tế, kể cả dư luận
tiến bộ Mỹ, góp phần tạo nên một mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt
Nam. Để vượt qua những thách thức lớn, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phương cách cực kỳ quan trọng
bảo đảm thắng lợi. Cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của
Nhân dân ta thắng lợi vì đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng
hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình
trên thế giới, thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh“Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết. Thành Công, thành công, đại thành công”
Nói đến Việt Nam thời hiện tại, chúng ta không thể không nói đến bức thông điệp
tràn đầy hào khí mà Đại hội XIII của Đảng (tháng 1/2021) gửi đến toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta. Tác giả của bức thông điệp đó chính là Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí khẳng định: Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi
mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội: “Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử… Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao
giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Đồng chí gióng lên hồi chuông: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc”, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành một nước phát
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một chân trời mới đã hừng lên trước sự nghiệp đổi mới và phát triển của dân tộc
ta. Bước tiếp con đường rộng mở, chúng ta tự hào siết chặt hàng ngũ, tiến lên dưới
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng.
Nói đến Việt Nam thời hiện tại, chúng ta cũng không thể không nói đến hình ảnh
và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nói: “Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc
sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”,
“gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” (“Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà
sao nên lũy, nên thành tre ơi!”), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của
dân tộc Việt Nam. Đó là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt;
linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách,
khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái,
nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương;
biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”,
“lạt mềm buộc chặt”!”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội nghị Paris: Cuộc đấu trí tuệ và bản lĩnh https://bom.so/gXkMS6
2. Hiệp định Genève - Dấu son của ngoại giao Việt Nam https://bom.so/U3IXGP
3.Từ Geneva đến Paris: Về vấn đề tự chủ chiến lược hiện nay
https://bom.so/9MqIey
4. Từ Hiệp định Paris 1973 đến Việt Nam thời hiện tại https://bom.so/XlahFh

You might also like