C7-Đo tiêu thụ nhiên liệu-2023

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Cảm biến và kỹ thuật đo 7-1

Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

7.1. KHÁI QUÁT

7.1 1. Mục đích ý nghĩa


Lượng tiêu thụ nhiên liệu là một chỉ tiêu quan trọng để xác định tính kinh tế
nhiên liệu của động cơ. Bên cạnh đó cùng với việc đo lưu lượng không khí, đo tiêu thụ
nhiên liệu giúp ta xác định được thành phần hỗn hợp cấp vào động cơ. Đơn vị tính
lượng nhiên liệu tiêu thụ thường là: kg/h (đối với nhiên liệu lỏng) hoặc m3/h (đối với
nhiên liệu khí). Để đo tiêu thụ nhiên liệu khí có thể sử dụng phép đo lưu lượng khí như
ở chương 5.

7.1 2. Phân loại các phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu
Thực chất của việc đo tiêu thụ nhiên liệu là đo thời gian mà động cơ tiêu thụ hết
một thể tích hay một khối lượng nhiên liệu nhất định. Trên cơ sở đó, người ta phân
thành hai phương pháp đo: là đo lưu lượng thể tích hay đo lưu lượng khối lượng.
Ngoài ra, dựa vào tính liên tục của quá trình đo, người ta chia thành phương pháp đo
gián đoạn, nếu sau mỗi lần đo phải nạp nhiên liệu cho các cốc đo và phương pháp đo
liên tục, quá trình đo không bị gián đoạn bởi việc cung cấp nhiên liệu cho cốc đo.
Trong thực tế còn có một phương pháp thường được sử dụng đó là đo tiêu thụ
nhiên liệu xe chạy trong quãng đường 100km. Thông số này chủ yếu liên quan đến tính
kinh tế nhiên liệu, do không xem xét đến tình trạng phát công suất.

7.1 3. Một số yêu cầu đối với hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu
Lượng tiêu thụ nhiên liệu của động cơ ô tô máy kéo thay đổi trong một vùng khá
rộng, từ 0,5 ¸ 2kg/1 giờ ở chế độ không tải; đến 20 - 50kg/1giờ ở chế độ toàn tải nên
phải thiết kế hệ thống chứa và các cốc đo nhiên liệu đảm bảo đo tiêu thụ nhiên liệu ở
mọi chế độ công tác.
Thể tích thùng chứa
k
V = . Ne . g e . t. 10−6 (m3) (7.1)
ρ

Trong đó:
k : Hệ số dự trữ 1,09 » 1,1;
r : Khối lượng riêng nhiên liệu (g/cm3);
Ne : Công suất có ích cho động cơ (Kw);
ge : Suất tiêu thụ nhiên liệu (g/Kw h);

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-2 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

t : thời gian (giờ).


Các cốc đo phải đảm bảo đo được ở các chế độ với thời gian một lần đo từ 30
đến 60 giây.
Vận hành đơn giản và an toàn. Bố trí đúng nguyên tắc phòng và chữa cháy.
Thuận lợi cho cán bộ thí nghiệm quan sát. Xác định nhanh và chính xác. Chế tạo đơn
giản.

7.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU LỎNG


Có hai phương pháp chính dùng đo lượng tiêu thụ nhiên liệu là đo kiểu thể tích
(Q) [thể tích]/[thời gian] và đo kiểu khối lượng (G) [khối lượng]/[thời gian].
Việc chuyển đổi hệ đơn vị giữa hai kiểu đo này thông qua khối lượng riêng của
nhiên liệu. Do khối lượng riêng của nhiên liệu phụ thuộc vào nhiệt độ nên đo kiểu khối
lượng cho kết quả chính xác hơn.

G=ρnl .Q (7.2)
Ở mỗi chế độ đo, vị trí ga phải giữ cố định.

7.2 1. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích

1. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu hở
a. Đặc điểm
Sử dụng bình đo khắc vạch để đo thời gian tiêu thụ hết một thể tích nhiên liệu V
xác định.
Lượng nhiên liệu tiêu thụ được tính theo công thức (7.3)
.V.ρnl
Gnl = 3,6 kg/giờ (7.3)
t
Trong đó:
V : Thể tích nhiên liệu động cơ tiêu thụ (cm3);
rnl : Khối lượng riêng nhiên liệu (g/cm3);
t : Thời gian đo (s).
b. Sơ đồ nguyên lý
Hệ thống đo thể tích hở như sơ đồ hình 7.1, hệ thống bao gồm bình chứa nhiên
liệu1, van khóa 2, cốc đo 5 và van ba ngả 4. Cốc đo có nhiều mức nhiên liệu khác nhau,
tùy thuộc mức tiêu thụ nhiên liệu dự kiến và thời gian cho một lần đo mà chọn mức
khác nhau.
Các vị trí của van ba ngả:
Vị trí A: cấp nhiên liệu cho cốc và động cơ (chuẩn bị đo);

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo 7-3

Vị trí B: đang đo (nhiên liệu từ cốc đến động cơ);


Vị trí C: không đo (nhiên liệu từ bình chứa cung cấp cho động cơ).
c. Nguyên lý đo
+ Chuẩn bị đo
Quay van ba ngả 4 về vị trí A khi đó nhiên liệu từ bình chứa nhiên liệu 1 sẽ đến
cấp cho động cơ và cốc đo 6. Để cho động cơ làm việc ổn định ở chế độ cần đo và nhiên
liệu đầy các bình đo 6. Tùy thuộc kích cỡ động cơ mà chọn thể tích cốc đo phù hợp,
chọn V1= 25cm3, V2 = 50cm3, V3 = V1+V2=75cm3. Độ chính xác thể tích đến 0,1 [cm3].

6
1 (A

5 (B
3 7

4 (C

Hình 7.1. Sơ đồ đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu hở
1.Bình chứa nhiên liệu; 2.van khóa; 3.ống dẫn; 4.Van ba ngả; 5.Cốc đo bằng thủy tinh;
6.Vạch chia giới hạn thể tích; 7.Động cơ.
+ Giai đoạn đo
Quay van ba ngả đến vị trí B đồng thời bấm đồng hồ. Khi đó nhiên liệu từ cốc đo
sẽ cấp cho động cơ, còn đường nhiên liệu từ bình chứa đến động cơ bị cắt. Sau khi tiêu
thụ hết một lượng thể tích nhất định ∆ V1 hoặc ∆ V2 hoặc ∆ V3 ta bấm đồng hồ dừng,
quay van 4 về vị trí C. Yêu cầu thời gian đo phải đạt được 30 ¸ 60 giây. Do đó, phải
chọn ∆ Vi phù hợp với chế độ đo không để thời gian đo nhỏ quá hay lớn quá, nếu nhỏ
quá sẽ không chính xác, nếu lớn quá sẽ gây lãng phí. Để tính toán và chuẩn bị cho bước
đo tiếp theo van ba ngả ở vị trí C.
d. Nhận xét
Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo; Áp suất nhiên liệu trong quá trình đo thay đổi; Việc
điều chỉnh van ba ngả và đồng hồ bằng tay khó có thể kịp thời và chính xác; Động cơ
dễ bị tắt máy nếu không xử lý nhanh hay quên quay van ba ngả về vị trí C khi nhiên liệu

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-4 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

trong cốc hết; Có một lượng nhiên liệu bốc hơi dễ gây hỏa hoạn, vỏ bình bằng thủy tinh
dễ vỡ; Sau khi đo cần phải tính toán kết quả quy thành khối lượng nhiên liệu.

2. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu kín
a. Đặc điểm
Nguyên lý cấu tạo cơ bản giống như hệ thống đo nhiên liệu bằng phương pháp
thể tích kiểu hở nhưng có thêm một bình không khí trung gian 6 đặt trên cốc đo 4, thông
với bình chứa bằng ống 8. Van không khí 7 để giữ cho áp suất bình đo không đổi.
Tác dụng của van ba ngả trong trường hợp này giống trường hợp đo tiêu thụ
nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu hở.
b. Sơ đồ nguyên lý của phương pháp
Vị trí A: cấp nhiên liệu cho cốc và động cơ (chuẩn bị đo);
Vị trí B: đang đo (nhiên liệu từ cốc đến động cơ);
Vị trí C: không đo (nhiên liệu từ bình chứa cung cấp cho động cơ).

1 5
2

8 4

Hình 7.2. Sơ đồ đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu kín
1.Bình nhiên liệu; 2.Van khóa nhiên liệu từ thùng chứa; 3.Van ba ngả; 4.Bình đo;
5.Vạch chia thể tích; 6.Bình không khí trung gian; 7.Van không khí; 8.Ống nối; 9.Động cơ.
c. Nguyên lý đo
Khi đo van 7 đóng, nhiên liệu trong bình đo 4 giảm dần tạo nên độ chân không
trong bình 6 và hút nhiên liệu từ bình 1 theo ống 8 vào bình trung gian 6, nén không khí

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo 7-5

trong bình để giữ áp suất không đổi. Nếu áp suất trong bình 6 lớn quá do mực nhiên liệu
dâng cao thì van 7 mở để thải bớt không khí ra ngoài giữ áp suất trong bình 6 không
đổi.
d. Các bước tiến hành đo
Chuẩn bị đo, đo và tính toán như của hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu bằng
phương pháp thể tích kiểu hở.
Trong trường hợp quay không kịp van ba ngả về vị trí C thì khi nhiên liệu trong
bình 4 giảm đến mức áp suất thấp, tạo nên độ chân không lớn trong bình 6 làm hút
nhiên liệu qua ống 8 vào bình 6 và tràn vào miệng của cốc đo 4, tiếp tục cung cấp
nhiên liệu cho động cơ nên động cơ không bị tắt máy.
e. Nhận xét
So với hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu hở, hệ
thống đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu kín có các ưu điểm sau:
An toàn vì hệ thống nhiên liệu kín;
Hạn chế được sai số do sự bay hơi của nhiên liệu;
Động cơ không bị tắt máy nếu thao tác không kịp quay van ba ngả sang vị trí C,
hoặc quên quay van ba ngả.
Nhận xét chung về phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu kiểu thể tích :
Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Khả năng của cán bộ thí nghiệm trong việc theo dõi quan sát kết quả thí nghiệm;
Do có sự mao dẫn của nhiên liệu, sự dính ướt trên thành ống nên kết quả đo có
sự sai lệch. Do đó không chính xác;
Do khối lượng riêng của nhiên liệu là một hàm theo nhiệt độ, nên khi thí nghiệm
phải xác định cụ thể và hiệu chỉnh kết quả đo phức tạp dẫn đến sai số;
Sai số ∆ V của cốc đo do sự giãn nở nhiệt của cốc đo.
Phương pháp này sử dụng tốt với nhiên liệu xăng, do xăng có độ nhớt nhỏ, dễ
lưu động, tổn thất qua lỗ tiết lưu nhỏ và ít dính ướt. Hạn chế sai số do bay hơi nhiên
liệu bằng cách sử dụng hệ thống đo kiểu kín.
Để nâng cao độ chính xác của phép đo, ta dùng tế bào quang điện làm rơ le ngắt
tự động, bố trí ở các vạch đo trên bình đo và liên động điều khiển cơ cấu đo thời gian,
cũng như điều khiển việc đóng mở van ba ngả.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-6 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

Hình 7.3. Hệ thống đo xác định thể tích nhiên liệu tiêu thụ
1.Bình nhiên liệu chính; 2.Bơm nhiên liệu; 3.Đường nhiên liệu cấp; 4.Đường nhiên
liệu hồi; 5.Cốc đo; 6.Bình chứa nhiên liệu đo; 7.Bơm thứ cấp; 8, 9.Van điện từ; 10.Áp kế;
11.Ống rail nhiên liệu; 12.Vòi phun; 13.Điều áp; 14.Động cơ.
Trên hình 7.3 giới thiệu sơ đồ một hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu kiểu thể tích
kín sử dụng van điện từ để chuyển đổi chế độ cung cấp nhiên liệu. Tùy thuộc việc phối
hợp chế độ hoạt động giữa các van điện từ 8 và 9 sẽ điều chỉnh chế độ đo. Bơm số 7 có
nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu vào động cơ khi thực hiện phép đo. Bơm số 2 cấp nhiên
cho bình chứa 6 hoặc trực tiếp cho động cơ. Hệ thống có đường nhiên liệu hồi số 4 về
Bình nhiên liệu chính 1 hay bình chứa nhiên liệu đo 6 tùy thuộc vào chế độ chuẩn bị đo,
chế độ đo hay không đo.

7.2 2. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp khối lượng

1. Đặc điểm
Các vị trí van ba ngả làm việc giống như vị trí của van ba ngả trong phương pháp
đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích.

2. Sơ đồ và nguyên lý đo
Hệ thống đo gồm cân chính xác, bình chứa nhiên liệu, cốc đo, van khóa ba ngả.
Khi chuẩn bị đo (van ba ngả ở vị trí A), nhiên liệu đi từ thùng nhiên liệu 1 qua
van ba ngả để đến cốc đo và cung cấp cho động cơ. Khi đo van ba ngả chuyển sang vị
trí B, nhiên liệu từ cốc đo 3 theo đường ống 4 cấp cho động cơ, đo thời gian tiêu thụ hết
một lượng nhiên liệu nhất định ∆m, giá trị ∆m được chọn tùy theo tải và cỡ động cơ sao
cho bảo đảm thời gian đo đủ để xác định.
Nhận xét:
Ưu điểm: Đơn giản dễ chế tạo, dễ tìm kiếm dụng cụ như: cân, cốc đo... Không
quan tâm đến khối lượng riêng của nhiên liệu và đọc được kết quả đo trên cân; Áp dụng

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo 7-7

được cho tất cả các loại nhiên liệu (xăng, diesel và khí).

1
4
6
5

3 8 9

1
Hình 7.4. Sơ đồ nguyên lý đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp khối lượng
1.Cân; 2.Động cơ; 3.Cốc đo; 4.Ống dẫn; 5.Van ba ngả; 6.Van khóa nhiên liệu; 7.Bình
nhiên liệu; 8.Kim chỉ thị; 9.Quả cân.
Nhược điểm: Có một lượng nhiên liệu bốc hơi, khắc phục bằng cách thu hẹp tiết
diện bốc hơi, có thể xử lý bằng cách thiết kế cốc đo hình cổ chai.

Hình 7.5. Hệ thống đo xác định khối lượng nhiên liệu tiêu thụ
1.Bình nhiên liệu; 2.Bơm nhiên liệu; 3.Đường nhiên liệu; 4.Đường nhiên liệu hồi; 5.
Đế; 6.Cân điện tử; 7.Bơm thứ cấp; 8, 9.Van điện từ; 10.Áp kế; 11.Ống rail nhiên liệu; 12.Vòi
phun; 13.Điều áp; 14.Động cơ; 15.Khoảng đo; 16.Đường nhiên liệu;
17.Giá máy bơm thứ cấp.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-8 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

Trên hình 7.5 giới thiệu sơ đồ một hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu kiểu khối
lượng sử dụng van điện từ để chuyển đổi chế độ cung cấp nhiên liệu. Hệ thống sử
dụng cân điện tử 6. Tùy thuộc việc phối hợp chế độ hoạt động giữa các van điện từ 8 và
9 sẽ điều chỉnh chế độ đo. Bơm số 7 có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu vào động cơ khi
thực hiện phép đo. Bơm số 2 cấp nhiên cho bình chứa 6 hoặc trực tiếp cho động cơ. Hệ
thống có đường nhiên liệu hồi số 4 về Bình nhiên liệu chính 1 hay bình chứa nhiên liệu
đo 6 tùy thuộc vào chế độ chuẩn bị đo, chế độ đo hay
không đo.
Ngoài các phương pháp mô tả như ở
mục 7.2.1 và 7.2.2 người ta còn có thể sử
dụng cảm biến điện dung, cảm biến siêu âm
để đo chiều cao cột nhiên liệu hay vị trí mặt
thoáng cột nhiên liệu, qua đó tính toán ra
mức nhiên liệu tiêu thụ. Ví dụ hình 7.6
nguyên lý đo mức dùng cảm biến siêu âm.
Hình 7.6. Đo mức dùng cảm biến siêu âm
Đo mức: https://youtu.be/EMotg3BQjlI

7.3. QUI ĐỔI ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN


Lượng tiêu thụ nhiên liệu của động cơ còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường
xung quanh như áp suất, nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Để so sánh các
phép đo ở các điều kiện môi trường khác nhau, cần quy đổi các kết quả về điều kiện tiêu
chuẩn theo DIN6270
1 1
g eo = g e �1 + 0,7 �1 − � � −
k η1�� m
Trong đó:
geo: Suất tiêu thụ nhiên liệu quy đổi về điều kiện tiêu chuẩn.
ge: Suất tiêu thụ nhiên liệu xác định khi đo.
k: Hệ số quy đổi.
hm: Hiệu suất cơ giới của động cơ.
0,75
𝑇𝑜 𝑝𝑑𝑜 −𝜙.𝑝𝐷
số k đối với động cơ xăng: 𝑘 =� �
Hệ 𝑇 𝑝𝑜 −𝜙𝑜 .𝑝Do
T0 pd o
Động cơ Diesel không tăng áp: k = ⥄⥄
T p0

To: Nhiệt độ tiêu chuẩn (K);

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo 7-9

T: Nhiệt độ môi trường khi thí nghiệm(K);


Po: Áp suất tiêu chuẩn (bar);
pđo: Áp suất khí quyển khi thí nghiệm (N/m2);
f0: Độ ẩm tiêu chuẩn (%);
f: Độ ẩm tương đối của môi trường khi thí nghiệm (%);
PDo: Áp suất bão hòa của hơi nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn (N/m2);
PD: Áp suất bão hòa của hơi nước ở nhiệt độ thí nghiệm (N/m2).

7.4. THIẾT BỊ ĐO TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU AVL 733S

7.4 1. Giới thiệu chung thiết bị cấp và đo tiêu thụ nhiên liệu AVL 733S
Thiết bị đo AVL 733S theo
nguyên lý đo khối lượng nhiên liệu tiêu
thụ, cân điện tử dùng cảm biến điện
dung để đo lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Thiết bị cho phép cấp và đo tiêu thụ
nhiên liệu cho động cơ thí nghiệm, có
thể kết hợp với bộ điều hòa nhiệt độ
nhiên liệu, có thể sử dụng hai loại nhiên
liệu là xăng và Diesel, tạo áp suất ban
đầu cho nhiên liệu trước khi cấp cho
động cơ. Trong thiết bị có sử dụng các

van điện từ để điều khiển các chế độ đo, Hình 7.7. Ảnh chụp thiết bị đo AVL 733S
tùy thuộc sự phối hợp của các van mà
thực hiện chế độ chuẩn bị đo, chế độ đo, hay không đo.
+ Các thông số làm việc của hệ thống:
- Áp suất nhiên liệu cung cấp có thể đạt đến 0.8 bar;
- Phạm vi hiệu chỉnh nhiệt độ nhiên liệu: -10… +700C;
- Có thể sử dụng cho loại nhiên liệu xăng pha Methanol và Ethanol 20%,
hoặc sử dụng 100% là Methanol và Ethanol;
- Mức cấp nhiên liệu nhỏ nhất: 20 (kg/h);
- Mức cấp nhiên liệu lớn nhất có thể: 160 (kg/h);
- Độ sai lệch cho phép của kết quả đo: 0.1%;
- Dòng điện điều khiển: 24 ±0.5 V DC (1.6A);
- Kích thước hệ thống: 640 x 510 x 280 (mm).
- Có hai phương pháp đo:

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-10 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

+ Đo theo Measurement mode (Normal) đo liên tục;


+ Đo theo Stand by – mode, đo gián đoạn.
Thiết bị 733S làm việc theo nguyên lý cân trọng lượng nhiên liệu, theo nguyên
lý này nhiên liệu cung cấp cho động cơ từ một bình đo lường (cốc đo) và đo gián đoạn
nếu chọn chế độ đo là Stand by – mode (hình 7.7, hình 7.8).
Đầu tiên nhiên liệu từ bốn chứa được rót vào cốc đo, được cấp theo đường số1
và khi đã đầy cốc thì van điền đầy sẽ đóng nhiên liệu lại. Từ cốc đo nhiên liệu sẽ được
cung cấp cho động cơ qua đường số 2.
Phần nhiên liệu hồi từ động cơ sẽ theo đường số 3 trở về cốc đo. Hệ thống cốc
đo được đặt trên một cân, quả cân là đối trọng có trọng lượng là 900g.
Thép lá
Đối trọng Thanh đo

Cảm biến điện dung

Buồng đo

Buồng chứa dầu giảm chấn Ống dẫn

Van điện từ bảo vệ 1- Đường cấp nhiên liệu cho bộ đo


2- Đường cấp nhiên liệu đến động cơ
3- Đường nhiên liệu hồi từ động cơ
4- Đường thông hơi với khí trời

Hình 7.8. Sơ đồ nguyên lý bộ đo tiêu thụ nhiên liệu.


Ở chế độ đo liên tục, cho phép đo nhiều lần đo khác nhau, khối lượng nhiên liệu
còn lại của lần đo trước sẽ là giá trị đầu của lần đo kế tiếp. Quá trình đo sẽ thực hiện cho
đến khi nhiên liệu trong buồng đo cạn đến giới hạn. Trong khi đó ở chế độ đo gián
đoạn, sau mỗi lần đo nhiên liệu phải được điền đầy vào buồng đo trước khi thực hiện
lần đo tiếp theo. Hệ thống hiện thị có thể cho phép chọn đo thời gian tiêu thụ hết
một khối lượng nhiên liệu định trước hoặc đo lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một thời
gian định trước. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của kết quả các lần đo.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo 7-11

Hình 7.9. Sơ đồ mạch nhiên liệu hệ thống đo

Hình 7.10. Các chế độ đo

Hình 7.11. Hiện thị kết quả trên màn hình

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-12 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

7.4 2. Nguyên lý làm việc

1. Bộ phận cấp và đo tiêu thụ nhiên liệu (AVL Fuel Balance)


Khi động cơ hoạt động, nhiên liệu trong cốc đo sẽ giảm xuống làm cho cán cân
nghiên dần về đối trọng. Nhờ cảm biến điện dung, sẽ ghi nhận được sự dịch chuyển cơ
học của cán cân, sự dịch chuyển này làm thay đổi giá trị điện dung của cảm biến. Tín
hiệu được đưa về bộ xử lý để tính toán lượng nhiên liệu đã tiêu thụ cho động cơ.
Trong quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ, hệ thống cốc đo và đối trọng bị
dao động liên tục. Do vậy nhờ bộ phận giảm chấn sẽ làm triệt tiêu dao động này và tăng
độ chính xác của phép đo. Phương pháp đo lưu lượng khối lượng không nhạy cảm với
sự thay đổi của nhiệt độ.
Yêu cầu đối với hệ thống:
+ Mạch nhiên liệu phải được hoàn toàn rút khí (không có bọt khí).
+ Nhiệt độ trong mạch đo phải không thay đổi.
+ Thể tích mạch đo không thay đổi.
Trong điều kiện bình thường thì
thiết bị AVL733 có thể làm việc với
mức lưu lượng là 0…150 (kg/h). Trong
những trường hợp đặc biệt có thể cấp tới
mức 400 (kg/h).

2. Hệ thống điều hòa nhiệt độ nhiên


liệu (AVL Fuel Temprature Control)
Như đã trình bày ở trên, để đảm
bảo chính xác cho phép đo của thiết bị
thì nhiệt độ trong mạch nhiên liệu phải
không đổi. Do vậy trước khi cấp nhiên
liệu cho động cơ, nhiên liệu được đưa
qua hệ thống điều khiển nhiệt độ, nhằm
ổn định nhiệt độ nhiên liệu. Hình 7.12.
Hệ thống này được lắp ngay phía
dưới bộ cấp và đo tiêu thụ như hình
7.13. Hệ thống cho phép điều chỉnh
khoảng
nhiệt độ từ -8oC đến 70oC, lưu lượng Hình 7.12. Bộ ổn định nhiệt độ nhiên liệu
240 lít/h.
Ở sơ đồ trên hình 7.13, nhiên liệu từ bộ đo qua bộ điều hòa nhiệt độ theo đường
A vào bộ điều khiển nhiệt độ. Tại đây, bộ phận trao đổi nhiệt dùng mạch nước làm mát
được cấp bên ngoài ở khoảng 100oC, qua hệ thống đường ống E và F vào trong bộ trao

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
Cảm biến và kỹ thuật đo 7-13

đổi nhiệt. Nhờ cảm biến nhiệt độ được gắn bên trong nên ta có thể biết được nhiệt độ
nhiên liệu, qua đó để cài đặt giá trị cho hợp lý. Nhiên liệu sau khi làm mát xong được
cấp cho động cơ qua đường D. Tại vị trí cấp nhiên liệu cho động cơ có cụm van Bypass
48, mục đích điều chỉnh áp suất nhiên liệu cấp cho phù hợp.
Đường nhiên liệu trở về từ động cơ có nhiệt độ khá lớn, do vậy hệ thống sẽ tự
kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo không thay đổi.

Hình 7.13. Sơ đồ nối kết của bộ đo và bộ ổn định nhiệt độ nhiên liệu


a. Đường hồi nhiên nhiên liệu từ bộ điều hòa nhiệt độ.
b. Đường nhiên liệu đến bộ điều hòa nhiệt độ.
c. Đường thông với khí trời
d. Đường cấp nhiên liệu cho hệ thống từ bồn chứa.
A. Đường nhiên liệu đến từ bộ đo
B. Đường nhiên liệu hồi về từ bộ điều hòa nhiệt độ.
C. Đường hồi nhiên liệu từ động cơ về bộ điều hòa nhiệt độ.
D. Đường cấp nhiên liệu đến động cơ.
E. Đường cấp nước vào.

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN
7-14 Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu

F. Đường nước ra.


41. Bộ đo tiêu thụ nhiên liệu; 42. Bộ điều hòa nhiệt độ nhiên liệu; 45. Thùng
chứa nhiên liệu; 57,58,60: Các lọc nhiên liệu; 49: Động cơ thí nghiệm; 43, 44, 50, 51:
Các van; 54, 52, 53: Áp kế đo áp suất nhiên liệu và nước vào ra.

Như vậy, việc cấp và đo tiêu thụ nhiên liệu động cơ thí nghiệm bằng thiết bị
AVL 733S cho phép ta xác định giá trị tiêu thụ chính xác nhất. Đồng thời cho phép ta
khống chế và hiệu chỉnh nhiệt độ nhiên liệu cung cấp cho động cơ với nhiều chế độ
khác nhau. Điều này rất quan trọng khi cần xét ảnh hưởng của nhiệt độ nhiên liệu đối
với động cơ thí nghiệm. Hệ thống điều khiển từ phần mềm chung Puma cho phép ta tìm
lỗi của thiết bị trong quá trình vận hành và xử lý kịp thời. Các tín hiệu và giá trị đo
được đều hiển thị trên máy tính, nhờ các số liệu này mà ta có thể xây dựng được các
đường đặc tính tiêu thụ nhiên liệu cho động cơ thí nghiệm.

Mục lục
Chương 7. Đo tiêu thụ nhiên liệu ................................................................. 7-1
7.1. KHÁI QUÁT...................................................................................................................7-1
7.1 1. Mục đích ý nghĩa ..................................................................................................7-1
7.1 2. Phân loại các phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu.............................................7-1
7.1 3. Một số yêu cầu đối với hệ thống đo tiêu thụ nhiên liệu ....................................7-1
7.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU LỎNG...............................................7-
2 7.2 1. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích ............................................7-2
1. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu hở.............. 7-2
2. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp thể tích kiểu kín............. 7-4
7.2 2. Đo tiêu thụ nhiên liệu bằng phương pháp khối lượng .......................................7-6
1. Đặc điểm......................................................................................... 7-6
2. Sơ đồ và nguyên lý đo..................................................................... 7-6
7.3. QUI ĐỔI ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN ................................................................................7-8
7.4. THIẾT BỊ ĐO TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU AVL 733S.............................................................7-9
7.4 1. Giới thiệu chung thiết bị cấp và đo tiêu thụ nhiên liệu AVL 733S......................7-9
7.4 2. Nguyên lý làm việc ............................................................................................ 7-12
1. Bộ phận cấp và đo tiêu thụ nhiên liệu (AVL Fuel Balance).......... 7-12
2. Hệ thống điều hòa nhiệt độ nhiên liệu (AVL Fuel Temprature Control)
..................................................................................................................... 7-12

Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK ĐN

You might also like