Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI 4: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

I/ Khái niệm về xung đột pháp luật


1. Khái niệm xung đột PL
Tình huống: Ông Tony (Hoa Kỳ) về VN kết hôn bà Đẹp (VN) ⇒ Sau đám cưới đến Hoa Kỳ sinh sống => làm việc và
thường trú tại Canada và mua một căn nhà => Mâu thuẫn giữa vợ chồng => Bà Đẹp về VN yêu cầu tòa án VN giải
quyết ly hôn
a) Vụ án ly hôn có ĐTĐC của TPQT không? Tại sao?
b) TAVN có thẩm quyền như thế nào đối với vụ án ly hôn này -> chung: điều 469, khoản 1 điểm d
c) V/v có liên quan đến quốc gia nào? VN, Canada, Hoa Kỳ
d) Pháp luật quốc gia nào có thể được áp dụng để giải quyết vụ ly hôn này? Tại sao? => PL HNGĐ của cả 3
nước đều có thể được áp dụng
KN: Xung đột PL là hiện tượng có ít nhất hai hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự
có ytnn.
2. Phạm vi của hiện tượng xung đột pháp luật:
Chỉ xảy ra trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
● Nhận định đúng - sai:
Trong QHPL hình sự có yếu tố nước ngoài cũng có hiện tượng xung đột pháp luật. => sai nhé :)
3. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật
ĐTĐC của TPQT -> YTNN -> QG khác -> Hệ thống PL QG khác -> HTPL các QG bình đẳng -> HTPL những QG có liên
quan để có thể được áp dụng
VD: Ông A (QTich VN), sinh sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Ông qua đời kg để lại di chúc. Được biết
ngoài tiền bank tại X, ông còn một biệt thự tại Phuket, Thái Lan. Em ruột ông A (tại VN) yêu cầu Tòa án VN
giải quyết tranh chấp về thừa kế.
a) Tranh chấp thừa kế này có là ĐTĐC của TPQT kg? Tại sao
- Có, do đây là QHDS có yếu tố nn là đối tượng, theo điều 663 bộ luật DS.
b) Thẩm quyền tòa án VN?
c) Những quốc gia nào có liên quan đến vụ việc? VN, Nhật, TLan
● Giải quyết XĐPL là gì? Là pp chọn ra hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng

II. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật


1. Xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật Thực chất thống nhất
VD: Ông Thành (VN) sinh sống làm việc tại Nga, muốn lập di chúc định đoạt tài sản của mình. => “Công dân của
Bên ký kết này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình có ở trên lãnh thổ của bên Ký kết kia trong
trường hợp chết” Đ38 khoản 2, HĐTTTP Vn - Nga
2. Xây dựng và áp dụng QPXĐ
Bà Sophia (Nga) sinh sống tại VN => nhận bé VN làm con nuôi: Liên quan 2 QG
“Các vấn đề về công nhận việc nuôi con được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người nuôi là công dân
vào thời điểm xin nhận con nuôi.
Nếu người nuôi là CD của bên ký kết này, nhưng thường trú trên lãnh thổ của bên Ký kết kia, thì áp dụng pháp
luật của bên ký kết nơi người ấy thường trú” => QP xung đột thống nhất
Điều 30 HĐTTTP VN - Nga
3. Hài hòa hóa luật thực chất trong nước (giáo trình)
III. Quy phạm xung đột
1. Khái niệm
2. Cấu trúc của quy phạm xung đột
- Phần phạm vi: Bối cảnh, trường hợp, …
- Phần hệ thuộc: Xác định hệ thống pháp luật QG nào được áp dụng
3. Phân loại QPXĐ
- Căn cứ nguồn:
+ QPXĐ của PLQG
+ QPXĐ của ĐƯQT
- Căn cứ tính chất:
+ QPXĐ mệnh lệnh
+ QPXĐ tùy nghi
- Căn cứ vào hình thức:
+ QPXĐ 1 chiều
+ QPXĐ đa chiều

BÀI 5: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ĐIỀU CHỈNH QHDS CÓ YTNN
I. Căn cứ xác định Pháp luật áp dụng đối với Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Tình huống: Bà A (QT Nga) nhận Em (VN) làm con nuôi
Hỏi: Pháp luật QG nào được áp dụng để điều chỉnh QH nhận nuôi con trong TH này
Trả lời: Căn cứ vào ĐƯQT mà VN là thành viên
Hợp đồng tương trợ giữa VN và Nga “Các vấn đề về …” -> Nga
Tình huống: Ông B là người Úc, bà Naki là người Nhật Bản. Hai người kết hôn tại Nhật Bản, sau đó đến sinh sống
làm việc tại TP.HCM.
a) Tại VN, hai người ly hôn -> Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn không? Có. Đ 469 BLTTDS
b) PLQG nào được áp dụng? ĐUQT mà VN là thành viên -> 127 Bộ luật hôn nhân và gia đình

Ôn thi giữa kỳ
Bài 1: Trả lời câu hỏi
1. Căn cứ xác định YTNN trong QHDS? Chủ thể, nơi phát sinh, đối tượng
2. Mục đích của việc xác định YTNN trong QHDS? Để xem có thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT hay không
3. Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài? Điều ước quốc tế mà VN
là thành viên; Pháp luật VN; Sự lựa chọn của các bên nếu ĐƯQT hoặc PLVN quy định các bên có quyền lựa
chọn
4. Nêu những Trường hợp Tòa án VN phải áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự ở VN.
- Bị dẫn chiếu bởi quy phạm xung đột
- Sự lựa chọn của các bên
5. Căn cứ để xác định thẩm quyền của tòa án VN đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
- Điều ước quốc tế mà VN là thành viên
- Pháp luật QG
6. Phân biệt xung đột pháp luật với xác định thẩm quyền xét xử
- XĐPL: chỉ ra hệ thống PL được áp dụng để điều chỉnh QHDS có ytnn
- XĐTQ: Tòa án của QG nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có ytnn
7. Trong một quan hệ tư pháp quốc tế nếu có xung đột PL và xung đột thẩm quyền xét xử thì cần giải quyết
xung đột nào trước? Tại sao
- Trước khi giải quyết xung đột áp lực, ta cần phải giải quyết xung đột thẩm quyền (chỉ ra tòa án qg
nào có thẩm quyền)

Bài 2: Nhận định đúng sai? Tại sao?


1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
-> Sai. Vì QHDS có ytnn không chỉ được xác định theo chủ thề mà còn xác định theo nơi phát sinh, đối
tượng
2. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có YTNN
-> Sai. Vì đối tượng điều chỉnh của ngành luật TPQT là các quan hệ dân sự bao gồm các ngành luật hôn
nhân và gia đình, lao động, … và một số quan hệ tố tụng dân sự có ytnn.
3. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp QT.
-> Sai. Không phải tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT
chẳng hạn như quan hệ hình sự. Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ DÂN SỰ có yếu tố nước
ngoài.
4. Tất cả các quan hệ dân sự có YTNN đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp QT.
-> Đúng.
5. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên
tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
-> Sai
6. Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ chức VN không thể chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế VN.
-> Sai.
7. Quy phạm xung đột một chiều không thừa nhận việc áp dụng luật nước ngoài
-> Sai. QPXĐ chỉ ra hệ thống pháp luật được áp dụng, mà QPXĐ một chiều chỉ ra hệ thống pháp luật
được áp dụng là HTPL của nước đã ban hành quy phạm một chiều đó.
8. Trong QHDS có YTNN thì luật do các bên lựa chọn đương nhiên được áp dụng.
-> Sai. Chỉ khi ĐUQT hoặc Luật quốc gia cho phép các quốc gia lựa chọn thì luật do các bên mới được áp
dụng. Ngoài ra, tòa án chỉ áp dụng khi luật được lựa chọn không trái với quy định của pháp luật VN.
*Note: Tòa án quốc tế không giải quyết các vụ việc tranh chấp dân sự vì tòa án quốc tế được thành lập dựa
trên Liên Hợp Quốc và chỉ giải quyết tranh chấp, xung đột giữa các chủ thể là quốc gia.
Bài 3: Giải quyết tình huống
Tình huống 1:
1. Liệt Kê các QHPL trong tình huống trên
- Ông A và bà Phomachanh: quan hệ dân sự (hợp đồng)
- Ông A và công ty X: quan hệ dân sự (lao động)
- Ông A và ông B: quan hệ dân sự
2. Trong các QHPL trên thì QHPL nào được điều chỉnh bởi TPQT VN? Chỉ rõ YTNN trong các quan hệ đó.
- Cả ba
3. Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa bà Phomachanh và A hay không?
Tại sao? Cơ sở pháp lý
Không. Căn cứ theo HĐTTTP Việt Nam - Lào, điều 23 vì việc bồi thường thiệt hại ……..
Tình huống 2: A và B là công dân Lào. Cư trú, làm việc, sinh sống lâu dài tại VN. A bán cho B căn nhà tọa lạc tại Viêng
Chăn (thủ đô Lào). HĐ được giao kết tại VN.
1. Việc mua bán giữa A và B có phải là Quan hệ dân sự không? Tại sao? Có YTNN không? Tại sao? Cơ sở pháp lý.
2. Hình thức của hợp đồng mua bán này phải tuân theo pháp luật của Lào hay pháp luật VN? Tại sao? Cơ sở pháp
lý?
3. Trường hợp A và B phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán này thì tòa án VN có thẩm quyền giải
quyết hay không? Tại sao? CSPL?
Giải
1. Là QHDS vì giữa A và B là quan hệ ký kết hợp đồng. Có yếu tố nước ngoài do căn cứ vào chủ thể + đối tượng của
hợp đồng. (theo điều 663)
2. Tuân theo pháp luật Lào. Theo điều 21, khoản 2 Hợp đồng liên quan đến bđs phải tuân theo pháp luật của nước
ký kết nơi có BĐS đó. Trong tình huống này, hợp đồng mua bán được giao kết tại Lào.
3. Không có thẩm quyền. Theo điều 22, HĐ TTTP VN - Lào, cơ quan tư pháp của nước.
Tình huống 3: tự làm
Tình huống 4: Ông Thavon (QT Lào) kết hôn với bà Bình (QT Việt Nam). Việc kết hôn được tiến hành ở Lào, tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của Lào.
1. Cả hai quốc gia đều có quyền giải quyết. Tại vì trong trường hợp này, vợ chồng có quốc tịch khác nhau, đồng thời
trong thời gian đưa đơn xin ly hôn, hai vợ chồng không cùng cư trú ở một nước ký kết. Nên cơ quan tư pháp của
các nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết. Điều 27, khoản 2 + 4.
2. Nếu ….. thì …..
Nếu …. thì …..
Tại vì hai người có QT khác nhau, kg cùng cư trú tại nước ký kết
BÀI 6: CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
I. Khái niệm:
● Thừa nhận hiệu lực pháp lý
● Cho phép thi hành trên lãnh thổ nước mình
Nhận định đúng sai?
- Công nhận và cho thi hành quyết định nước ngoài về bản chất chỉ là một. Vì khi “cho thi hành” có nghĩa là
“đã công nhận” => Thi hành chỉ dùng khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản
- Mọi quyết định nước ngoài chỉ có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam sau khi quyết định công nhận và cho thi
hành của Tòa án VN có hiệu lực pháp luật. (giáo trình trang 339) => SAI vì có một số trường hợp mang
tính đương nhiên, rõ ràng như ly hôn

2. Những trường hợp bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại VN.
(Đ439 BLTTDS 2015)

- Trường hợp vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.
- Các trường hợp khác

TÌNH HUỐNG

A, người Việt Nam, định cư tại Canada, lập di chúc tại Canada để lại cho đứa con nuôi tên là Nordi (Pháp, sống và làm
việc tại Canada) căn nhà tọa lạc tại Q7, TPHCM. Sau khi A qua đời tại Canada, con một của A (đang ở VN) cho rằng
mình cũng có quyền thừa kế đối với căn nhà trên nên tranh chấp với Nordi Biết rằng kg có Đuqt

a) Hỏi TAVN có thẩm quyền ntn đối với vụ việc thừa kế đối với căn nhà này? Tại sao?
- Thẩm quyền riêng vì đây là vụ án dân sự có liên quan đến quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản (căn hộ
tại TPHCM), căn cứ theo điều 470 BL TTSD 2015.
b) Giả sử tòa án Canada ra bản án tuyên Nordi là người có quyền thừa kế đối với căn nhà trên. Hỏi bản án của TA
Canada như trên có được công nhận và cho thi hành tại VN không? Tại sao?
- Không được vì đây là vụ án dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án VN theo điều 439, khoản 4; điều 440
và điều 470 BLTTDS 2015.
TÌNH HUỐNG 2:

Chị Q và anh T (đều là CD Việt Nam) sang Lào làm ăn kinh doanh. Sau thời gian yêu nhau, họ tiến hành kết hôn tại Lào,
tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Lào. Bạn hãy cho biết:

a. Về điều kiện kết hôn, chị Q và anh T phải tuân theo pháp luật QG nào?
b. Về ly hôn: Do mâu thuẫn trong cuộc sống, anh T bỏ về VN, còn chị Q vẫn ở lại Lào. Chị Q muốn ly hôn, chị nhờ tư
vấn như sau:
- Tòa án Lào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này kg? WHy
- PLQG nào sẽ được áp dụng để giải quyết việc ly hôn? Why? Tại sao?

Giải

a) Về điều kiện kết hôn, chị Q và anh T phải tuân theo cả pháp luật Việt Nam và Lào vì theo điều 25, HĐTT giữa Lào
và VN. Cả hai là công dân VN nhưng đăng ký kết hôn tại Lào.
b) - Tòa án Lào không có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này vì theo Điều 27, khoản 3 HĐTTTP Lào - VN, hai vợ
chồng anh Q và chị T đều có quốc tịch Việt Nam nên cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết là cơ quan tư
pháp của nước ký kết mà hai vợ chồng là công dân, cụ thể là Việt Nam

- Pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết việc ly hôn này vì theo hai vợ chồng có cùng quốc tịch VN nên
theo điều 27, khoản 1 HĐ TTTP Lào - VN thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết mà vợ
chồng là CD.

TÌNH HUỐNG 3:

Công ty A là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở thương mại tại TPHCM ký hợp đồng bán cho công ty B, quốc tịch Pháp có
văn phòng đại diện tại TPHCM 10000 tấn gạo. Để thực hiện hợp đồng trên, A ký HĐ mua của công ty C (VN)
1) Quan hệ HĐ giữa A và C có phải là QHDS có YTNN không? Tại sao? CSPL?
- Quan hệ HĐ giữa A và C không là QHDS có YTNN vì căn cứ theo điều 663, BLHS 2015 về các trường hợp
quan hệ dân sự có yTNN, giữa A và C đều là pháp nhân Việt Nam và HĐ ký kết cũng được thực hiện tại Việt
Nam.
2) Quan hệ HĐ giữa A và B có phải là QHDS có YTNN không? Tại sao? CSPL?
- Giữa A và B là mối quan hệ dân sự có ytnn vì theo điều 663, BLDS 2015, C là pháp nhân mang quốc tịch
Pháp nên đây là quan hệ ds có YTNN về mặt chủ thể
● Tranh chấp phát sinh do B thanh toán không đúng thời hạn như thỏa thuận trong hợp đồng. Sau khi thương lượng
không đạt kết quả, A khởi kiện B tại TAND TPHCM
3) Tòa án VN có thẩm quyền đối với tranh chấp hợp đồng trên hay không? Tại sao? CSPL
- Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên vì theo điều 469, khoản b, BLTTDS 2015, công ty B
có quốc tịch Pháp nhưng đồng thời cũng có trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
4) Pháp luật QG nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp? Biết rằng A-B không có thỏa thuận luật AD. Tại
sao? CSPL?
- Pháp luật Việt Nam được áp dụng vì theo điều 683, khoản 2, pháp nhân A có mối quan hệ gắn bó nhất với
HĐ vì đây là nơi pháp nhân A được thành lập.
5) Giả sử vụ tranh chấp này đã được giải quyết bời tòa án Pháp. Vậy Bản án của Tòa án của Pháp có được công
nhận và cho thi hành tại VN không?
- có

You might also like