3 1-Toadodiemvavector

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG 3.

HÌNH HỌC GIẢI TÍCH


TRONG KHÔNG GIAN
BÀI 1. TOẠ ĐỘ ĐIỂM VÀ VECTOR TRONG
KHÔNG GIAN

1 Điểm và vector trong không gian


1.1 Vector đơn vị, toạ độ của điểm và vector
Hệ trục toạ độ và vector đơn vị
Hệ trục toạ độ Oxyz trong không gian gồm:
• Ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc nhau.
• Trục Ox : trục hoành, có vectơ đơn vị ⃗i = (1; 0; 0).
• Trục Oy: trục tung, có vectơ đơn vị ⃗j = (0; 1; 0).

• Trục Oz : trục cao, có vectơ đơn vị ⃗k = (0; 0; 1).


• Điểm O(0; 0; 0) là gốc tọa độ.

Toạ độ của vector


Với một vector ⃗u bất kỳ, đều tồn tại ba số thực u1 , u2 và u3 sao cho
⃗u = u1⃗i + u2⃗j + u3⃗k thì ⃗u = (u1 , u2 , u3 ).
Toạ độ của điểm
−−→
Điểm M có toạ độ là (x, y, z) nếu vector OM = x⃗i + y⃗j + z⃗k.

Toạ độ của vector tạo bởi hai điểm


−→
AB = (xB − xA ; yB − yA ; zB − zA ).
Ví dụ 1.1. Trong không gian Oxyz, cho ⃗a = −⃗i + 2⃗j − 3⃗k. Tọa độ của vectơ ⃗a là
A. (−2; −1; −3) . B. (−3; 2; −1) . C. (2; −3; −1) . D. (−1; 2; −3) .

1.2 Các phép toán trên vector


Giả sử ⃗a = (a1 ; a2 ; a3 ), ⃗b = (b1 ; b2 ; b3 ). Khi đó,
i. ⃗a ± ⃗b = (a1 ± b1 ; a2 ± b2 ; a3 ± b3 ).
ii. k⃗a = (ka1 ; ka2 ; ka3 ).
Ví dụ 1.2. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các vectơ p⃗ = (3, −2, 1), ⃗q = (−1, 1, −2), ⃗r =
(2, 1, −3) và ⃗c = (11, −6, 5). Khẳng định nào sau đây là đúng?

1
A. ⃗c = 3⃗p − 2⃗q + ⃗r. C. ⃗c = 2⃗p + 3⃗q + ⃗r.

B. ⃗c = 2⃗p − 3⃗q + ⃗r. D. ⃗c = 3⃗p − 2⃗q − 2⃗r.

Ví dụ 1.3. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các vectơ ⃗a = (2; 3; 1), ⃗b = (−1; 5; 2),
⃗c = (4; −1; 3) và ⃗x = (−3; 22; 5). Đẳng thức nào đúng trong các đẳng thức sau?

A. ⃗x = 2⃗a + 3⃗b − ⃗c. C. ⃗x = 2⃗a − 3⃗b + ⃗c.

B. ⃗x = −2⃗a + 3⃗b + ⃗c. D. ⃗x = 2⃗a − 3⃗b − ⃗c.

Ví dụ 1.4. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vectơ ⃗a = (1; 0; −2), ⃗b = (−2; 1; 3),
⃗c = (−4; 3; 5). Tìm hai số thực m, n sao cho m · ⃗a + n · ⃗b = ⃗c ta được

A. m = 2; n = −3. C. m = 2; n = 3.

B. m = −2; n = −3. D. m = −2; n = 3.

1.3 Hai vector bằng nhau - Hai vector cùng phương


Hai vector bằng nhau
Hai vector ⃗a = (a1 ; a2 ; a3 ), ⃗b = (b1 ; b2 ; b3 ) được gọi là bằng nhau nếu

 a1 = b 1
⃗a = b ⇔⃗ a2 = b 2
a3 = b 3 .

Hai vector cùng phương


a1 a2 a3
Vector ⃗a cùng phương ⃗b ⇔ ⃗a = k⃗b (k ∈ R) ⇔ = = , (b1 , b2 , b3 ̸= 0).
b1 b2 b3
Ba điểm thẳng hàng
−→ −→
Ba điểm A, B và C thẳng hàng ⇔ AB cùng phương với AC.

Ví dụ 1.5. Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A′ B ′ C ′ D′ biết A (1; 0; 1) , B (2; 1; 2),
D (1; −1; 1) và C (4; 5; −5) . Tọa độ của điểm A′ là

A. A′ (4; 6; −5) . B. A′ (−3; 4; −1) . C. A′ (3; 5; −6) . D. A′ (3; 5; 6) .

Ví dụ 1.6. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai vectơ ⃗u = (m; −2; m + 1) và
⃗v = (0; m − 2; 1) . Giá trị của m để hai vectơ ⃗u và ⃗v cùng phương là

A. m = −1. B. m = 0. C. m = 1. D. m = 2.

Ví dụ 1.7. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, hai vectơ ⃗a = (m; 2; 3) và ⃗b = (1; n; 2) cùng
phương khi
1 4 3 2
A. m = và n = . C. m = và n = .
2 3 2 3
3 4 2 4
B. m = và n = . D. m = và n = .
2 3 3 3
Ví dụ 1.8. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm A (2; −1; 3) , B (−10; 5; 3) và
M (2m − 1; 2; n + 2) . Để A, B, M thẳng hàng thì giá trị của m, n là

2
3 3
A. m = 1, n = . C. m = −1, n = − .
2 2
3 2 3
B. m = − , n = 1. D. m = , n = .
2 3 2

1.4 Độ dài của vector


q
Độ dài của vector được tính bằng công thức |⃗a| = a21 + a22 + a22 .

Ví dụ 1.9. Trong không gian Oxyz, cho ⃗a = (−2; 2; 0) , ⃗b = (2; 2; 0) và ⃗c = (2; 2; 2) . Giá trị
của ⃗a + ⃗b + ⃗c là
√ √
A. 6. B. 2 6. C. 11. D. 2 11.

Ví dụ 1.10. Trong không gian Oxyz, cho hình thang ABCD có hai đáy AB, CD; √ có tọa độ ba
đỉnh A (1; 2; 1) , B (2; 0; −1) , C (6; 1; 0) . Biết hình thang có diện tích bằng 6 2. Giả sử đỉnh
D (a; b; c) , khi đó a + b + c bằng

A. 6. B. 8. C. 5. D. 7.

2 Tích vô hướng và góc của hai vector


2.1 Tích vô hướng của hai vector
Tích vô hướng của hai vector là ⃗a.⃗b = a1 .b1 + a2 .b2 + a3 .b3 .

Hai vector gọi là vuông góc khi tích vô hướng của chúng bằng 0, tức là

⃗a⊥⃗b ⇔ ⃗a.⃗b = 0 ⇔ a1 b1 + a2 b2 + a3 b3 = 0.

Chú ý 2.1. Đặc biệt, ⃗a.⃗a = ⃗a2 = |⃗a|2 = a21 + a22 + a23 .

Ví dụ 2.1. Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai vectơ ⃗u = (2; 3; −1), ⃗v =
(5; −4; m). Tìm m để ⃗u⊥⃗v .

A. m = −2. B. m = 2. C. m = 4. D. m = 0.

2.2 Góc tạo bởi hai vector


Cosin của góc tạo bởi hai vector được tính bởi công thức

⃗a.⃗b a1 b 1 + a2 b 2 + a3 b 3
cos(⃗a, ⃗b) = =p 2 p .
|⃗a| . ⃗b a1 + a22 + a23 . b21 + b22 + b23
 √ 
Ví dụ 2.2. Trong không gian Oxyz, góc giữa hai vector ⃗i và ⃗u = − 3; 0; 1 là

A. 30o . B. 120o . C. 60o . D. 150o .

Ví dụ 2.3. Trong không gian Oxyz, cho ⃗a = (1; −2; 4), ⃗b = (x0 ; y0 ; z0 ) cùng phương với ⃗a. Biết

⃗b tạo với tia Oy một góc nhọn và ⃗b = 21. Giá trị của tổng x0 + y0 + z0 bằng

3
A. −3. B. 6. C. −6. D. 3.

3 Công thức tìm toạ độ các điểm đặc biệt


3.1 Toạ độ trung điểm và trọng tam của tam giác
Giả sử A(xA , yA , zA ), B(xB , yB , zB ) và C(xC , yC , zC ) là ba đỉnh của tam giác. Khi đó
 
xA + xB yA + yB zA + zB
a. Toạ độ trung điểm M của đoạn thẳng AB: M ; ; .
2 2 2
 
xA + xB + xC yA + yB + yC zA + zB + zC
b. Toạ độ trọng tâm G của tam giác ABC: G ; ; .
3 3 3
( −−→ −−→
AH ⊥ BC
c. H là chân đường cao hạ từ A của △ABC ⇔ −−→ −−→ .
BH = k BC
−−→ AB −−→
d. AD là đường phân giác trong của △ABC ⇔ DB = − · DC.
AC
−−→ AB −−→
e. AE là đường phân giác ngoài của △ABC ⇔ EB = EC.
AC
 −−→ −−→
 AH ⊥ BC

−−→ −→
f. H là trực tâm của ∆ABC ⇔ BH ⊥ AC
 −→ −→ −−→

[AB, AC].AH = 0
 − → −→
 |IA| = |IB|

−→ −→
g. I là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC ⇔ |IA| = |IC| .
 −→ −→ −
 →
[AB, AC] · AI = 0
Chú ý 3.1. Tọa độ trọng tâm G của tứ diện ABCD là
 
xA + xB + xC + xD yA + yB + yC + yD zA + zB + zC + zD
G ; ; .
4 4 4
Ví dụ 3.1. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho sáu điểm A (1; 2; 3), B (2; −1; 1),
−−→ −−→ −−→ →

C (3; 3; −3) và A′ , B ′ , C ′ thỏa mãn A′ A + B ′ B + C ′ C = 0 . Nếu G′ là trọng tâm tam giác
A′ B ′ C ′ thì G′ có tọa độ là
       
4 1 4 1 4 1 4 1
A. 2; ; − . B. 2; − ; . C. 2; ; . D. −2; ; .
3 3 3 3 3 3 3 3
Ví dụ 3.2. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho A(2; −1; 3), B(4; 0; 1), C(−10; 5; 3). Độ
dài đường phân giác trong góc B của tam giác ABC bằng
√ √
A. 2 3. B. 2 5. 2 2
C. √ . D. √ .
3 5
Ví dụ 3.3. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A(0; −4; 0), B(−5; 6; 0),
C(3; 2; 0). Tọa độ chân đường phân giác ngoài góc A của tam giác ABC là

A. (15; −14; 0). B. (15; −4; 0). C. (−15; 4; 0). D. (−15; −14; 0).

Ví dụ 3.4. Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC với A (1; 2; 5), B (3; 4; 1), C (2; 3; −3) .
Gọi G là trọng tâm tam giác ABC và M là điểm thay đổi trên mp(Oxz). Độ dài GM ngắn
nhất bằng

4
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
−→
Ví dụ 3.5. Trong không gian Oxyz, cho tứ diện OABC. Biết A (a; b; c), AB = (1; 2; 3) và
−→
AC = (−1; 4; −2) ; điểm G (3; −3; 6) là trọng tâm tứ diện OABC. Tổng a + b + 3c bằng
17 B. 21. C. 25. D. 33.
A. .
3
Ví dụ 3.6. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A (0; 0; 1), B (−1; −2; 0),
và C (2; 1; −1) . Tọa độ chân đường cao H hạ từ A xuống BC là
       
3 4 8 5 14 8
A. H 1; ; 1 . B. H ; 1; 1 . C. H 1; 1; − . D. H ;− ;− .
2 9 9 19 19 19

3.2 Toạ độ hình chiếu của một điểm


a. Hình chiếu của điểm M (x, y, z) lên trục Ox là điểm M1 (x, 0, 0).

b. Hình chiếu của điểm M (x, y, z) lên trục Oy là điểm M2 (0, y, 0).

c. Hình chiếu của điểm M (x, y, z) lên trục Oz là điểm M3 (0, 0, z).

d. Hình chiếu của điểm M (x, y, z) lên mặt phẳng Oxy là điểm M ′ (x, y, 0).

e. Hình chiếu của điểm M (x, y, z) lên mặt phẳng Oxz là điểm M ′ (x, 0, z).

f. Hình chiếu của điểm M (x, y, z) lên mặt phẳng Oyz là điểm M ′ (0, y, z).

Chú ý 3.2.

Nếu một điểm M nằm trên các trục toạ độ Ox, Oy hay Oz thì toạ độ tương ứng có dạng là
M (x, 0, 0), M (0, y, 0) và M (0, 0, z).

Nếu một điểm M nằm trên các mặt phẳngOxy, Oxz hay Oyz thì toạ độ tương ứng có dạng
là M (x, y, 0), M (x, 0, z) và M (0, y, z).

Ví dụ 3.7. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có đỉnh C(−2; 2; 2) và
trọng tâm G(−1; 1; 2). Tìm tọa độ các đỉnh A, B của tam giác ABC, biết A thuộc mặt phẳng
(Oxy) và điểm B thuộc trục cao.

A. A(−1; −1; 0), B(0; 0; 4). C. A(−1; 0; 1), B(0; 0; 4).

B. A(−1; 1; 0), B(0; 0; 4). D. A(−4; 4; 0), B(0; 0; 1).

Ví dụ 3.8. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A(−4; −1; 2), B(3; 5; −10)
và C(a; b; c). Trung điểm cạnh AC thuộc trục tung, trung điểm cạnh BC thuộc mặt phẳng
(Oxz). Tổng a + b + c bằng

A. −3. B. 1. C. 7. D. 11.

3.3 Toạ độ điểm đối xứng của một điểm


a. Toạ độ điểm đối xứng của M (x, y, z) qua trục Ox là điểm M ′ (x, −y, −z).

b. Toạ độ điểm đối xứng của M (x, y, z) qua trục Oy là điểm M ′ (−x, y, −z).

c. Toạ độ điểm đối xứng của M (x, y, z) qua trục Oz là điểm M ′ (−x, −y, z).

5
d. Toạ độ điểm đối xứng của M (x, y, z) qua mặt phẳng Oxy là điểm M ′ (x, y, −z).

e. Toạ độ điểm đối xứng của M (x, y, z) qua mặt phẳng Oxz là điểm M ′ (x, −y, z).

f. Toạ độ điểm đối xứng của M (x, y, z) qua mặt phẳng Oyz là điểm M ′ (−x, y, z).

4 Tích có hướng của hai vector


4.1 Công thức tính tích có hướng
Cho ⃗a = (a1 , a2 , a3 ), ⃗b = (b1 , b2 , b3 ), tích có hướng của ⃗a và ⃗b là:
h i a a a3 a1 a1 a2


⃗a, b = 2 3
; ; = (a2 b3 − a3 b2 ; a3 b1 − a1 b3 ; a1 b2 − a2 b1 ) .
b2 b3 b3 b1 b1 b2

Tính chất của tích có hướng

h i
i. ⃗a cùng phương với ⃗b ⇔ ⃗a, ⃗b = ⃗0.
h i
ii. ⃗a, ⃗b vuông góc với cả hai vectơ ⃗a và ⃗b.
h i h i
iii. ⃗b, ⃗a = − ⃗a, ⃗b .
h i  
iv. ⃗a, ⃗b = |⃗a| . ⃗b . sin ⃗a; ⃗b .

4.2 Ba vector đồng phẳng


Ba vector ⃗a, ⃗b và ⃗c được gọi là đồng phẳng nếu tồn tại các số m, n sao cho ⃗a = m⃗b + n⃗c.

Điều kiện đồng phẳng của ba vectơ ⃗a, ⃗b và ⃗c là [⃗a, ⃗b].⃗c = 0.


h−→ −→i −−→
Bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng ⇔ AB, AC .AD = 0.
h−→ −→i −−→
Bốn điểm A, B, C, D tạo thành tứ diện ⇔ AB, AC .AD ̸= 0.

Ví dụ 4.1. Trong không gian Oxyz, cho ba vectơ ⃗a = (1; 2; 1) , ⃗b = (0; 2; −1) , ⃗c = (m, 1; 0).
Tìm giá trị thực của tham số m để ba vectơ ⃗a; ⃗b; ⃗c đồng phẳng.

A. m = 1. B. m = 0. 1 1
C. m = − . D. m = .
4 4
Ví dụ 4.2. Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm A (1; −2; 0) , B (1; 0; −1) , c (0; −1; 2), và
D (0; m; p) . Hệ thức liên hệ giữa m và p để bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng là

6
A. m + p = 3. B. 2m − 3p = 3. C. 2m + p = 3. D. m + 2p = 3.

Ví dụ 4.3. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vectơ ⃗a = (3; −1; −2), ⃗b = (1; 2; m)
và ⃗c = (5; 1; 7). Giá trị của tham số m để ⃗c = [⃗a, ⃗b] là

A. −1. B. 0. C. 1. D. 2.

Ví dụ 4.4. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba vectơ ⃗u = (2; −1; 1), ⃗v = (m; 3; −1)
và w
⃗ = (1; 2; 1). Để ba vectơ đã cho đồng phẳng khi m nhận giá trị nào sau đây?

A. −8. B. 4. 7 8
C. − . D. − .
3 3
Ví dụ 4.5. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A(1; 0; 0), B(0; 0; 1)
và C(2; 1; 1). Diện tích của tam giác ABC bằng
√ √ √ √
7 5 6 11
A. . B. . C. . D. .
2 2 2 2
Ví dụ 4.6. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A(1; 0; 0), B(0; 0; 1)
và C(2; 1; 1). Độ dài đường cao kẻ từ A của tam giác ABC bằng
√ √ √ √
30 15 C. 2 5. D. 3 6.
A. . B. .
5 5
Ví dụ 4.7. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm A(1; 2; −1), B(2; 1; 1), C(0; 1; 2).
Gọi H(a; b; c) là trực tâm của tam giác ABC. Tổng a + b + c bằng

A. −4. B. −2. C. 2. D. 4.

Ví dụ 4.8. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz,  cho hình bình hành ABCD với A(1; 0; 1),
3 3
B(2; 1; 2) và giao điểm của hai đường chéo là I ; 0; . Diện tích của hình bình hành ABCD
2 2
bằng
√ √ √ √
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.

Ví dụ 4.9. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các điểm A(0; 0; 4), B(2; 1; 0), C(1; 4; 0)
và D(a; b; 0). Điều kiện cần và đủ của a, b để hai đường thẳng AD và BC cùng thuộc một mặt
phẳng là

A. 3a + b = 7. B. 3a − 5b = 0. C. 4a + 3b = 2. D. a − 2b = 1.

4.3 Ứng dụng của tích có hướng tính diện tích và thể tích
h−→ −→i
Diện tích tam giác ABC là S△ABC = AB, AC .
h−→ −−→i
Diện tích hình bình hành là SABCD = AB, AD .
h−→ −→i −−→
Thể tích hình hộp là VABCD.A′ B ′ C ′ D′ = AB, AC .AD .
1 h−→ −→i −−→
Thể tích khối tứ diện là VABCD = AB, AC .AD .
6
Ví dụ 4.10. Trong không gian Oxyz, cho ba điểm A (1; 2; 0) , B (2; 1; 2) , C (−1; 3; 1) . Bán
kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là

7
√ √ √ √
A. 3 10. 3 10 10 D. 10.
B. . C. .
5 5
Ví dụ 4.11. Trong không gian Oxyz, cho A (2; 1; −1) , B (3; 0; 1) , C(2; −1; 3) và D nằm trên
trục Oy. Thể tích tứ diện ABCD bằng 5. Tọa độ của D là

A. D (0; −7; 0) . C. D (0; 8; 0) .

B. D (0; −7; 0) hoặc D (0; 8; 0) . D. D (0; 7; 0) hoặc D (0; −8; 0) .

 Oxyz,
Ví dụ 4.12. Trong không gian  cho hình bình hành ABCD với A (1; 0; 1) , B (2; 1; 2) ,
3 3
giao điểm hai đường chéo I ; 0; . Diện tích hình bình hành là
2 2
√ √ √ √
A. 2. B. 5. C. 6. D. 3.

5 Phương trình mặt cầu


Trong không gian Oxyz, mặt cầu tâm I (a; b; c) bán kính R có phương trình là

(x − a)2 + (y − b)2 + (z − c)2 = R2 .

Ngược lại phương trình

x2 + y 2 + z 2 + 2Ax + 2By + 2Cz + D = 0, với A2 + B 2 + C 2 − D > 0



là phương trình mặt cầu tâm I (−A; −B; −C) và bán kính R = A2 + B 2 + C 2 − D.
Chú ý 5.1. Điều kiện để phương trình x2 + y 2 + z 2 + 2Ax + 2By + 2Cz + D = 0 là phương
trình mặt cầu là
A2 + B 2 + C 2 − D > 0.

Ví dụ 5.1. Trong không gian Oxyz, cho hai điểm I (1; −2; 3) , M (0; 1; 5) . Hãy viết phương
trình mặt cầu có tâm I và đi qua điểm M .

Ví dụ 5.2. Trong không gian Oxyz, cho điểm A (1; 1; 2) , B (3; 2; −3) . Hãy viết phương trình
mặt cầu (S) có tâm I thuộc trục Ox và đi qua hai điểm A, B.

Ví dụ 5.3. Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S) có phương trình x2 + y 2 + z 2 − 2x + 4y −
6z − 2 = 0. Tọa độ tâm I của mặt cầu (S) là

A. I (1; −2; 3) . B. I (1; −2; 1) . C. I (−1; 2; 3) . D. I (−1; 2; −3) .

Ví dụ 5.4. Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu (S) có phương trình (S) : x2 + y 2 + z 2 − 2x +
6y − 6z − 6 = 0. Tính diện tích mặt cầu (S)

A. 100π. B. 120π. C. 9π. D. 42π.

Ví dụ 5.5. Trong không gian Oxyz, xét mặt cầu (S) có phương trình dạng x2 + y 2 + z 2 − 4x +
2y − 2az + 10a = 0. Tập hợp các giá trị thực của a để (S) có chu vi đường tròn lớn bằng 8π là

A. {1; 10} . B. {2; −10} . C. {−1; 11} . D. {1; −11}

√A (1; 0; −1) , B (−3; −2; 1) . Gọi (S) là mặt


Ví dụ 5.6. Trong không gian Oxyz, cho hai điểm
cầu có tâm I thuộc mặt phẳng (Oxy), bán kính 11 và đi qua hai điểm A, B. Biết I có tung
độ âm, phương trình mặt cầu (S) là

8
A. x2 + y 2 + z 2 + 6y − 2 = 0. C. x2 + y 2 + z 2 + 4y + 7 = 0.

B. x2 + y 2 + z 2 + 4y − 7 = 0. D. x2 + y 2 + z 2 + 6y + 2 = 0.

√ −2; 3) . Viết phương trình mặt cầu √


Ví dụ 5.7. Trong không gian Oxyz, cho điểm I (1; tâm I,
cắt trục Ox tại hai điểm A và B sao cho AB = 2 3, biết khoảng cách từ I đến Ox là 3.

A. (x − 1)2 + (y + 2)2 + (z − 3)2 = 16. C. (x − 1)2 + (y + 2)2 + (z − 3)2 = 25.

B. (x − 1)2 + (y + 2)2 + (z − 3)2 = 20. D. (x − 1)2 + (y + 2)2 + (z − 3)2 = 9.

6 Bài tập tổng hợp


Bài tập 6.1. Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A′ B ′ C ′ D′ với A (−2; 1; 3) , C (2; 3; 5) ,
B ′ (2; 4; −1) , D′ (0; 2; 1) . Tìm tọa độ điểm B.

A. B (1; −3; 3) . B. B (−1; 3; 3) . C. C (1; 3; −3) . D. B (1; 3; 3) .

Bài tập 6.2. Trong không gian Oxyz, cho A (−2; 0; 0) ; B (0; −2; 0) ; C (0; 0; −2). D là điểm
khác O sao cho DA, DB, DC đôi một vuông góc. Gọi I(a; b; c) là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ
diện ABCD. Giá trị của biểu thức S = a + b + c.

A. −4. B. −1. C. −2. D. −3.

You might also like