Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

.

KẾ HOẠCH
SỨC KHỎE, AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG
HEALTH, SAFETY AND ENVIRONMENT PLAN

DỰ ÁN: TRUNG TÂM LÔ-GI-STÍC VÀ DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VIETNAM INVEST


TẠI BẮC NINH

ĐỊA ĐIỂM: LÔ CN4-2, KCN YÊN PHONG (KHU MỞ RỘNG), XÃ THỤY HÒA,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH, VIỆT NAM

GÓI THẦU: THI CÔNG CẢNH QUAN HẠ TẦNG

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH IA VIỆT NAM INVEST BẮC NINH

NHÀ THẦU: CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ PHƯỚC THÀNH

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ


ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ PHƯỚC THÀNH

Bắc Ninh, 03/2023


MỤC LỤC

I. CHÍNH SÁCH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG____________________________6

1. Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động An toàn vệ sinh lao động.
________________________________________________________________6

2. Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ_____________________________8

3. Kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện______________________________10

II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ PHẬN QUẢN LÝ AN


TOÀN LAO ĐỘNG________________________________________________11

1. Sơ đồ tổ chức__________________________________________________11

2. Quản lý thầu phụ:______________________________________________14


2.1. Trách nhiệm của cấp quản lý:__________________________________14
2.2. Trách nhiệm của nhà thầu phụ:_________________________________14

III. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG__15

1. Huấn luyện và cấp chứng chỉ do chuyên viên ở trung tâm đào tạo.________15

2. Huấn luyện an toàn cho công nhân mới vào làm việc tại dự án.__________16

3. Huấn luyện HSE cho quản lý và giám sát:___________________________17

4. Huấn luyện HSE cho những việc đặc biệt nguy hiểm__________________17

5. Huấn luyện về giảm nguy cơ rủi ro, phân tích nhiệm vụ an toàn._________18

6. Huấn luyện những nguyên tác cơ bản trong an toàn.___________________18

7. Huấn luyện bồi dưỡng HSE.______________________________________18

8. Huấn luyện sơ cấp cứu và sơ tán hỏa hoạn.__________________________18

9. Huấn luyện nhiệm vụ.___________________________________________19

IV. QUY ĐỊNH VỀ CÁC CHU TRÌNH LÀM VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO
ĐỘNG__________________________________________________________19

1. Kiểm tra HSE._________________________________________________19


2. Kiểm tra máy móc thiết bị_______________________________________20

3. Đo lường và hướng dẫn HSE._____________________________________23

4. Giám sát việc ứng xử an toàn._____________________________________23

5. Chú ý các điều kiện và thao tác không an toàn._______________________23

6. Hệ thống thẻ an toàn.___________________________________________24

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG______________________24

1. An toàn khi làm việc trên cao.____________________________________24


1.1. Các yêu tố nguy hiểm khi làm việc trên cao:______________________24

2. An toàn khi hàn cắt.____________________________________________25


2.1. Các yêu tố nguy hiểm khi hàn và cắt kim loại:____________________25
2.2. Các quy tắc và biện pháp an toàn:______________________________25

3. An toàn khi sử dụng bình gas và bình gió đá._________________________26


3.1. Các yếu tố nguy hiểm:_______________________________________26

4. An toàn khi sử dụng thiết bị cầm tay._______________________________27

5. An toàn trong thi công và sử dụng điện._____________________________29

6. An toàn làm việc trong không gian hạn chế__________________________30

7. An toàn khi thi công phần thân công trình__________________________31

VI. TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG________________________________44

1. Quy trình An toàn lao động.______________________________________44


1.1. Mục đích:_________________________________________________44
1.2. Nguyên tắc chung:__________________________________________44
1.3. Quản lý lối vào:____________________________________________44

2. Trạm quản lý giao thông.________________________________________45


2.1. Lối vào công trường:________________________________________45
2.2. Cổng an ninh chính:_________________________________________45
2.3. Văn phòng, kho bãi và hàng rào:_______________________________45
3. Quy định an toàn giao thông._____________________________________46
3.1. Tốc độ giới hạn.____________________________________________46
3.2. Giao thông/ tái định lộ trình.__________________________________46

4.An toàn lao động trong thiết kế mặt bằng thi công:_____________________46

5. An toàn cho công trình liền kề và hạ tầng xung quanh__________________47

6. Sơ đồ mặt bằng công trường______________________________________48

VII. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ,
PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN_________________________________________48

VIII. QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG______________50

1. Quản lý sức khỏe_____________________________________________51

2. Kế hoạch môi trường lao động____________________________________54

IX. ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP_____________________________58

1.Thủ tục tình trạng khẩn cấp công trường_____________________________58

2.Mục đích_____________________________________________________58

3.Phạm vi______________________________________________________59

4. Thủ tục______________________________________________________59
4.1 Báo động và huy động________________________________________59
4.2 Thông báo_________________________________________________60
4.3 Tập trung đám đông (trong trường hợp di tản)_____________________60
4.4 Những hoạt động sau tình trạng khẩn cấp_________________________60
4.5 Danh sách điện thoại tình trạng khẩn cấp_________________________61

5. Trách nhiệm__________________________________________________61
5.1 Nhóm quản lý dự án_________________________________________61
5.2 Phòng quản lý an toàn dự án___________________________________61
5.3 Giám sát an toàn nhà thầu_____________________________________61

6. Đính kèm_____________________________________________________62

2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp______________________________________64


1. GIỚI THIỆU__________________________________________________65
1.1 Mục đích__________________________________________________65
1.2 Định nghĩa_________________________________________________65
2. TỔ CHỨC__________________________________________________68
2.1 Sơ đồ tổ chức tình trạng khẩn cấp_______________________________65
2.2 Nhóm ứng cứu khẩn cấp______________________________________66
2.3 Điện thoại khẩn cấp__________________________________________68

3. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM:___________________________________69


3.1 Người điều khiển tình trạng khẩn cấp____________________________69
3.2 Phó kiểm soát tình trạng khẩn cấp_______________________________69
3.3 Điều phối tình trạng khẩn cấp__________________________________69
3.4 Điều phối điểm tập trung______________________________________69
3.5 Cố vấn kỹ thuật_____________________________________________69
3.6 Nhóm chữa cháy nghiệp dư____________________________________70
3.7 Nhóm sơ cấp cứu____________________________________________70
3.8 Nhóm sơ tán________________________________________________70
3.9 Bảo vệ____________________________________________________70
3.10 Tất cả nhân viên, nhà thầu và công nhân_________________________70

4. KÍCH HOẠT TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP__________________________71


4.1 Loa điện báo trung tâm_______________________________________71

5. PHẢN ỨNG KHẨN CẤP_______________________________________71


5.1 Di tản_____________________________________________________71
5.2 Cháy và nổ_________________________________________________72

6. TRUNG TÂM KIỂM SOÁT_____________________________________72


6.1 Nhân viên trung tâm kiểm soát_________________________________72
6.2 Trách nhiệm ở Trung tâm kiểm soát_____________________________73
6.3 Tiện nghi tại Trung tâm kiểm soát_______________________________73

7. BẢO VỆ:_____________________________________________________73

8. TRUYỀN THÔNG_____________________________________________73
9. TRUYỀN THÔNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG____________________________74

10. BẢO VỆ VĂN BẢN:__________________________________________74

11. KIỂM SOÁT GIAO THÔNG: (được bổ nhiệm trên công trường)________74
11.1 Kiểm soát giao thông bên trong công trường_____________________74

X. HỆ THỐNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ RỦI RO_______________________74

1. Mục đích_____________________________________________________74

2. Phạm vi áp dụng_______________________________________________74

3. Định nghĩa - Từ viết tắt__________________________________________74


3.1 Sự cố:_____________________________________________________75
3.2 Bệnh nghề nghiệp:___________________________________________75
3.3 Mối nguy:_________________________________________________75
3.4 Rủi ro:____________________________________________________75
3.5 Rủi ro chuẩn:_______________________________________________75
3.6 Rủi ro đặc thù:______________________________________________75
3.7 Rủi ro không đáng kể (có thể chấp nhận):_________________________75
3.8 Rủi ro đáng kể (không thể chấp nhận):___________________________75

E. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN_______________75

1. Tài liệu liên quan_______________________________________________75

2. Trách nhiệm__________________________________________________76
2.1 Giám đốc dự án/Chỉ huy trưởng________________________________76
2.2 Kỹ sư giám sát khu vực_______________________________________76
2.3 Ban an toàn công trường______________________________________76

3. NỘI DUNG___________________________________________________76
3.1 Nội dung__________________________________________________76
3.2.Phân tích đánh giá các rủi ro cơ bản liên quan đến “rủi ro chuẩn”______76
3.3 Phân tích đánh giá rủi ro đặc thù công trường______________________77

4. Đánh giá rủi ro________________________________________________78


4.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro_______________________________78
5. Các nguồn thông tin cho việc đánh giá rủi ro_________________________80
I. CHÍNH SÁCH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động


An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một lĩnh vực đa ngành nghề, thường xuyên tiếp cận với
những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực khoa học như y tế (bao gồm tâm lý và độc chất học),
ecgônômi, vật lý và hóa học, cũng như công nghệ, kinh tế học, luật pháp và các lĩnh vực đặc thù
của nhiều ngành nghề và hoạt động khác nhau.

Với đặc điểm đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực như vậy, các nguyên tắc cơ bản của công
tác ATVSLĐ có thể được xác định cụ thể như sau:
- Tất cả NLĐ đều có quyền. NLĐ cũng như NSDLĐ và chính phủ phải bảo đảm rằng những
quyền này được bảo vệ và phải nỗ lực thiết lập cũng như duy trì môi trường và điều kiện làm
việc lành mạnh. Cụ thể như sau:
+ công việc cần được diễn ra trong môi trường làm việc an toàn và lành mạnh;
+ các điều kiện lao động phải gắn liền với chất lượng cuộc sống và nhân phẩm;
+ công việc phải đem lại những triển vọng thực sự đối với thành tựu cá nhân, giúp hoàn thành
tâm nguyện và phục vụ cho xã hội.
- Xây dựng các chính sách về ATVSLĐ. Những chính sách này phải được triển khai ở cả cấp
quốc gia (Chính phủ) và cấp doanh nghiệp, đồng thời phải được kết nối cũng như truyền đạt một
cách có hiệu quả với tất cả các bên liên quan.
- Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải được thiết lập. Hệ thống này phải bao gồm tất cả các cơ
chế và nội hàm cần thiết để xây dựng và duy trì một nền văn hóa phòng ngừa an toàn và sức
khỏe. Hệ thống quốc gia phải được duy trì, từng bước phát triển và định kỳ kiểm tra rà soát.
- Chương trình quốc gia về ATVSLĐ phải được xây dựng chi tiết. Khi đã xây dựng xong, chương
trình này phải được triển khai, kiểm tra, đánh giá và định kỳ rà soát.
- Đối tác xã hội là NSDLĐ và NLĐ và các bên liên quan phải được tham vấn. Việc làm này phải
được tiến hành trong suốt quá trình xây dựng chi tiết, triển khai thực hiện, rà soát tất cả các
chính sách, hệ thống và chương trình.
- Các chương trình và chính sách về ATVSLĐ phải hướng vào hai mục tiêu là phòng ngừa và
bảo vệ. Mọi nỗ lực cần được tập trung vào công tác phòng ngừa ban đầu tại cấp cơ sở. Nơi làm
việc và môi trường làm việc phải được lên kế hoạch và thiết kế sao cho an toàn và lành mạnh.
- Hoạt động không ngừng cải thiện công tác ATVSLĐ phải được đẩy mạnh. Việc làm này là hết
sức cần thiết nhằm đảm bảo các luật, quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia phòng ngừa
trấn thương, bệnh tật và tử vong nghề nghiệp phải được định kỳ điều chỉnh cho phù hợp với sự
phát triển của xã hội, kỹ thuật và khoa học cũng như những thay đổi trong thế giới việc làm.
Điều này sẽ đạt được thông qua việc mở rộng và thực hiện chính sách, hệ thống và chương trình
quốc gia.
- Thông tin đóng vai trò sống còn trong việc mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình
và chính sách. Việc thu thập và tuyên truyền chính xác thông tin liên quan đến các nguy cơ và
vật liệu tiềm ẩn nguy cơ, giám sát nơi làm việc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và áp
dụng bài học thực tiễn, cùng với các hoạt động liên quan khác đóng vai trò nòng cốt trong việc
xây dựng và thực thi các chính sách có hiệu quả.
- Tăng cường sức khỏe là nội dung trọng tâm của hoạt động thực hành sức khỏe nghề
nghiệp. Cần hết sức nỗ lực để cải thiện trạng thái hưng thịnh về thể chất, tinh thần và xã hội của
người lao động.
- Các dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp bao quát tất cả các đối tượng lao động cần được thiết
lập. Tốt nhất là tất cả các đối tượng NLĐ tham gia vào hoạt động kinh tế cần được tiếp cận với
các dịch vụ này nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho NLĐ cũng như cải thiện điều kiện làm
việc.
- Công tác bồi thường, phục hồi và các dịch vụ chữa bệnh phải sẵn sàng phục vụ NLĐ gặp chấn
thương, tai nạn hay bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. Nên có những hành động cụ thể để giảm
thiểu những hậu quả của các nguy cơ nghề nghiệp.
- Đào tạo và tập huấn và những nội dung cơ bản của môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
NLĐ và NSDLĐ phải nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình làm việc an
toàn và phương thức thực hiện. Cán bộ tập huấn phải được đào tạo về các lĩnh vực liên quan đối
với từng ngành sản xuất riêng biệt, do đó họ có thể giải quyết được các vấn đề đặc thù về
ATVSLĐ.
- NLĐ, NSDLĐ và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ cụ thể. Ví dụ,
NLĐ phải tuân thủ các quy trình an toàn đã đề ra; NSDLĐ phải cung cấp nơi làm việc an toàn và
đảm bảo tốt công tác sơ cứu khi xảy ra sự cố; các cơ quan có thẩm quyền phải lập kế hoạch, trao
đổi thông tin và định kỳ rà soát cũng như cập nhật các chính sách về ATVSLĐ.
- Các chính sách phải được thực thi. Một hệ thống thanh tra phải được tổ chức nhằm đảm bảo
việc tuân thủ các biện pháp ATVSLĐ và pháp lệnh về lao động.
Có thể thấy rõ vẫn tồn tại một vài sự chồng chéo giữa các nguyên tắc chung kể trên. Ví dụ như
hoạt động thu thập và tuyên truyền thông tin về các mặt của công tác ATVSLĐ nhấn mạnh tất cả
các hoạt động được mô tả. Thông tin là hết sức cần thiết trong công tác phòng ngừa cũng như
điều trị các trấn thương và bệnh nghề nghiệp. Thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc thiết lập các chính sách có hiệu quả và bảo đảm các chính sách này được thực thi. Lĩnh vực
đào tạo và tập huấn cũng rất cần thông tin.
Trong khi các nguyên tắc chủ đạo hình thành nên các chương trình và chính sách về ATVSLĐ,
thì các nguyên tắc được liệt kê trên đây không thể bao quát hết mọi khía cạnh của công tác
ATVSLĐ. Các lĩnh vực càng mang tính đặc thù cao thì càng cần có những nguyên tắc phù hợp
riêng. Hơn thế nữa, việc cân nhắc coi những vấn đề liên quan như quyền của mỗi cá nhân phải
được tính đến khi tiếp hành soạn thảo một chính sách.

Những đặc thù của ngành xây dựng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tai nạn cao so với các ngành khác là:

- Số các công ty nhỏ và những lao động cá thể chiếm tỷ lệ quá cao.

- Các công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn.

- Số công nhân thay thế, luân chuyển cao.

- Số lượng công nhân thời vụ và công nhân tự do lớn, trong đó có rất nhiều người không thạo
việc.

- Làm trực tiếp ngoài trời.

- Sự đa dạng về nghề nghiệp và loại hình công việc.

Việc cải thiện an toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp
hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả nhà nước, người sử dụng lao động và
công nhân. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả các chức năng từ lập kế hoạch, xác
định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại
nơi làm việc.

An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong
đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng
công trình.

- Tạo ra môi trường an toàn.

- Tạo ra công việc an toàn.

- Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân.

Do đó cần có kế hoạch, huấn luyện và kiểm tra an toàn, sức khỏe và môi trường trong quá
trình thi công.

2. Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ

+ Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh môi trường

Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo
quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh môi trường

+ Chính sách của nhà nước về an toàn lao động,vệ sinh lao động
- Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn
lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+ Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Chương trình an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng,
ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh
lao động.

2. Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa
phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.

+ Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu
giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì
chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.

2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá
chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao
động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.

+ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động

1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ
trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên
quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về
an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện
pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức
khỏe cho người lao động;

d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;

đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và
đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các
hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan
đến công việc, nhiệm vụ được giao;

b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao
động, vệ sinh lao động nơi làm việc;

c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn
lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

3. Kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện


+ Kế hoạch đào tạo, huấn luyện ATLĐ của đơn vị với các nội dung cụ thể như sau:
TT Kế Nội dung cụ thể Ghi
hoạch chú

1 Nhân sự -Ban ATLĐ gồm 5 người: 01 trưởng ban; 04 CBAT cán bộgiám sát công
và nội tác an toàn hiện trường, hồ sơ.
dung
công -Tổ thực hiện các công tác ATLĐ-VSMT-PCCN hiện trường (tổ công
việc nhật)

2 Kế hoạch - Phụ trách ATLĐ: Lập KH, tổ chức mọi hoạt động của ban ATLĐ của
trong đơn vị mình; Phân công cho từng thành viên thực hiện, giám sát về tiến
ngày độ và chất lượng công việc, chỉ đạo giải quyết các khó khăn phát sinh về
ATLĐ(nếu có); Lập báo cáo và dự các cuộc họp hiện trường theo quy
định.

-Các thành viên ban AT: + Công tác hiện trường: Thường xuyên kiểm tra
hiện trường về công tác ATLĐ, nhắc nhở thực hiện, ghi nhận các vi
phạm AT trong quá trình thi công, đề xuất phạt các hành vi vi phạm
ATLĐ khi cần thiết.

+Cán bộ Hồ sơ: Có kế hoạch thực hiện và quản lý về hồ sơ ATLĐ (Cho


CN mới vào, hết hạn và đang làm ổn định), lập và quản lý hồ sơ AT một
cách khoa học.

3 Kế hoạch Hàng tuần (vào thứ 6) tham gia đoàn kiểm tra công trường về ATLĐ-
tuần VSMT-PCCN.

-Phụ trách ATLĐ họp/ hội ý: Kiểm điểm các công việc trong tuần, đôn
đốc, hỗ trợ (nếu cần) để hoàn thành các công việc tồn tại, giải quyết dứt
điểm các vi phạm AT kéo dài.

4 Kế hoạch -Kiểm điểm công tác AT trong tháng về thi công hiện trường, công tác
tháng hồ sơ ATLĐ…

-Thông báo các tin mới liên quan về công trường, nhân sự và các quy
định mới.

-Các thông tin về khen thưởng, kỷ luật trong lĩnh vực ATLĐ.

II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ PHẬN QUẢN LÝ AN TOÀN LAO


ĐỘNG
1. Sơ đồ tổ chức
- Health-safety-environment, nghĩa là An toàn - Sức khỏe - Môi trường ( viết tắt là HSE )
(1) Giám đốc dự án.
- Giám đốc dự án chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý và thực hiện HSE tại công trường xây
dựng.
- Vai trò và nhiệm vụ chính của giám đốc dự án là:

- Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:

+ Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;

+ Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;

+ Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

+ Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;

+ Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

+ Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;

+ Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

- Thiết lập mục tiêu thực tiễn của HSE tại công trường, lập ra một tổ chức những người tận tâm
chuyên trách về HSE.

- Đảm bảo thành lập nội quy chương trình HSE tại công trình bao gồm chương trình huấn
luyện toàn diện, quy trình ứng cứu khẩn cấp, hệ thống các công việc được phép làm, kế hoạch
khuyến khích khen thưởng…
- Kiểm tra công trường thường xuyên để xác định tình trạng công việc và việc áp dụng theo các
yêu cầu HSE để làm gương về việc ý thức HSE chủ động và rõ ràng.

- Chỉ đạo cho CHT và quản lý HSE công trường thực hiện nhiệm vụ và vai trò của họ. Thiết
lập và chỉ đạo đội kiểm tra tai nạn khi có tai nạn xảy ra. Liên hệ hàng ngày các vấn đề ban hành
HSE cho người đại diện chủ đầu tư ở công trường.

(2) Chỉ huy trưởng công trường.

- Chỉ huy trưởng công trường sẽ đảm bảo công việc thực hiện thường xuyên, an toàn trong
chừng mực môi trường lành mạnh.

- Vai trò và nhiệm vụ của CHT:

+ Lập kế hoạch và sắp xếp công việc đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn giữa các nhà thầu phụ.

+ Hướng dẫn, kỷ luật các giám sát trong việc đảm bảo thực hiện vai trò và trách nhiệm của
họ về HSE.

+ Tổ chức các cuộc họp hàng tuần với các chủ đề về HSE.

+ Hướng dẫn cho các nhà thầu phụ xác định được các mối nguy hiểm liên quan trong suốt
quá trình làm việc ở công trường.

+ Đảm bảo các quy trình thực hiện công việc được cung cấp cho tất cả công việc và kết hợp
chặt chẽ đầy đủ với quy trình HSE.

+ Kiểm tra công trường thường xuyên để xác định tình trạng công việc và việc áp dụng theo
các yêu cầu HSE.

+ Đẩy mạnh việc dọn dẹp vệ sinh và việc vứt bỏ rác thải đạt tiêu chuẩn cao nhất. Báo cáo với
GĐDA bất kỳ các vấn đề về HSE cần quan tâm đến.

(3) Trưởng ban an toàn công trường.


Trưởng ban an toàn công trường sẽ giúp CHT/CT và GĐDA về các vấn đề HSE trong việc đẩy
mạnh các chương trình HSE và đảm bảo các yêu cầu HSE được thỏa mãn. Trưởng ban an toàn
công trường chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc tiên phong thực hiện các chương trình HSE
cho toàn bộ dự án để cung cấp cho việc giúp nhận ra, đánh giá và sau đó là loại bỏ hoặc kiểm soát
các điều kiện và công việc nguy hiểm.

Vai trò và trách nhiệm của Trưởng ban an toàn công trường tại công trường:

- Thực hiện sơ đồ tổ chức HSE công trường, phân công người kiểm tra HSE công trường và vạch
rõ trách nhiệm và vai trò của họ.

- Thực hiện hệ thống HSE, quy trình và thủ tục các chương trình HSE bao gồm chương trình
huấn luyện HSE, chương trình thanh kiểm tra, v.v…
- Lập ra hệ thống công việc được phép thi công, trong giai đoạn trước khi và ngay khi thi công.

- Tổ chức các hoạt động phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức và kiểm tra thường xuyên các quy trình ứng cứu khẩn cấp.

- Thực hiện hệ thống đo lường kiểm soát môi trường để bảo vệ môi trường. Tư vấn cho CHT các
vấn đề HSE.

- Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn.

- Kiểm tra công trường hàng ngày và và kiểm tra các hoạt động của nhà thầu phụ để xem xét họ
có thực hiện các nội quy HSE.

- Tổ chức các cuộc họp HSE hàng tuần cùng với nhân viên an toàn và quản lý của các nhà thầu
chính và phụ.

- Báo cáo các chủ đề và hoạt động chính về HSE với chỉ huy trưởng và các báo cáo HSE hàng
tháng cho chỉ huy trưởng.

- Nộp các báo cáo tai nạn cho Chủ đầu tư và Cơ quan quản lý lao động địa phương.

- Đánh giá một cách liên tục điều kiện làm việc và thực hiện công việc an toàn.

- Giám sát nhận thức của mọi người và cung cấp thông tin huấn luyện làm việc an toàn hàng
ngày trên các HSE ban hành bởi quản lý HSE công trường.

Kiểm tra, giám sát HSE có trách nhiệm đảm bảo thi hành công việc an toàn và thực hiện các
máy móc thiết bị nghiêm ngặt ở những nơi được chỉ định.

- Tuần tra công trường thường xuyên khi có thể, kiểm tra điều kiện làm việc và các hoạt động hiện
thời.

- Tư vấn cho CHT/CT về các điều kiện làm việc không an toàn hoặc chỉ ra các vi phạm và hoạt
động yếu kém không an toàn.

- Báo cáo an toàn hàng ngày cho chỉ huy trưởng công trường các vấn đề HSE.

- Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, xử lý
theo quy định nội bộ của nhà thầu; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công
việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia
lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các
quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo
cáo cho chỉ huy trưởng công trường.
- Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động;
tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền

(4) Nhân viên giám sát HSE chịu trách nhiệm duy trì an toàn tại công trường hàng ngày.
Nhiệm vụ bao gồm:

 Lập kế hoạch, hướng dẫn và huấn luyện an toàn.

 Họp an toàn.

 Giám sát và kiểm tra.

2. Quản lý thầu phụ:

Để duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nhà thầu phụ, nhà thầu chính sẽ tổ chức các cuộc họp HSE, các
buổi huấn luyện HSE theo các phần sau.

2.1. Trách nhiệm của cấp quản lý:

Quản lý hay đội trưởng thầu phụ chịu hoàn toàn trách nhiệm đảm bảo việc quản lý và thực hiện
HSE theo chức danh công việc khu vực được phân công.

Vai trò và trách nhiệm chính của người quản lý nhà thầu phụ:

- Trình sơ đồ tổ chức và kế hoạch quản lý HSE cho nhà thầu OLYMPIA xem xét.

- Tham gia các cuộc họp HSE công trường thường trực và các cuộc họp HSE hàng tuần, và
thông báo cho cấp dưới các vấn đề quan trọng được thảo luận trong cuôc họp.

- Tham gia các khóa huấn luyện an toàn được tổ chức bởi Trưởng ban An toàn .

- Cung cấp thông tin về vật tư thiết bị mới và được bảo trì tốt để sử dụng cho thi công.

- Cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả công nhân và bắt buộc họ mang và sử dụng
nó trong suốt thới gian làm việc.

- Chỉ định số lượng giám sát đủ và thạo việc, nhân công và công nhân làm việc theo các nội quy
công trường và thực hiện theo các quy trình.

- Chỉ định đủ số lượng nhân viên an toàn để thực hiện chương trình HSE.

- Chuẩn bị quy trình phổ biến thực hiện công việc về các mối nguy hiểm và các công việc rủi ro.

2.2. Trách nhiệm của nhà thầu phụ:

Nhân lực của thầu phụ bao gồm cai lao động và công nhân sẽ thực hiện vai trò và trách nhiệm của
họ về các nội quy HSE theo từng hạng mục công việc và vị trí của họ

Vai trò và nhiệm vụ chính của các nhà thầu phụ là:

- Hợp nhất các hướng dẫn an toàn theo thứ tự hàng ngày.
- Ngăn ngừa cho công nhân phòng trách các rủi ro.

- Đảm bảo tất cả công nhân hiểu rỏ các nội quy HSE và tiêu chuẩn công việc.

- Khiển trách những người có nhận thức sai lệch về việc thực hiện trách nhiệm vai trò của họ.

- Báo cáo một cách nhanh chóng với các giám sát tất cả sai sót ở các thiết bị máy móc.

- Đảm bảo nhận thức nghiêm túc các thủ tục và kế hoạch HSE.

- Đảm bảo việc phân công nhiệm vụ cho công nhân phù hợp với khả năng và năng lực của họ.

- Đảm bảo tất cả các công việc cần thiết được làm tại công trường.

- Hướng dẫn các cuộc họp “Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn” với các đội.

- Đảm bảo trang bị các phương tiện bảo hộ lao động.

Vai trò và trách nhiệm của công nhân:

- Nhận thức về trách nhiệm của mọi người về HSE.

- Tham gia các khóa huấn luyện thực hiện HSE trước khi bắt đầu công việc, và bất kỳ các khóa
huấn luyện chuyên biệt theo yêu cầu của dự án.

- Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của giám sát và nhân viên an toàn.

- Tham gia các buổi huấn luyện về “Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn” được tổ
chức mỗi buổi sáng.

- Mặc quần áo, trang thiết bị bảo hộ lao động, các thiết bị và dụng cụ cầm tay an toàn. Luôn luôn
giữ môi trường làm việc ngăn nắp gọn gàng.

III. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Huấn luyện và cấp chứng chỉ do chuyên viên ở trung tâm đào tạo.
Huấn luyện HSE bao gồm 8 phần sẽ được thực hiện ở công trường do chuyên viên ở trung tâm đào
tạo:

(1) Huấn luyện giới thiệu HSE cho người công nhân.

(2) Huấn luyện HSE cho CHT và Giám sát.

(3) Huấn luyện HSE về hóa chất độc hại.

(4) Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn.

(5) Huấn luyện hành động dựa trên an toàn.

(6) Các khóa học bồi dưỡng huấn luyện HSE.

(7) Huấn luyện sơ cấp cứu, di tản, cứu hỏa.

(8) Huấn luyện 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng).
CHT/CT và trưởng ban HSE thành lập chương trình huấn luyện HSE và hướng dẫn các khóa học
khác cho an toàn của các nhà thầu phụ.

Các buổi huấn luyện sẽ được lưu giữ tại văn phòng HSE đến toàn bộ tiến trình thi công.

2. Huấn luyện an toàn cho công nhân mới vào làm việc tại dự án.

- Ban an toàn công trường sẽ tổ chức huấn luyện,phổ biến an toàn cho tất cả giám sát và công nhân
của các nhà thầu tham gia khi bắt đầu vào làm việc. Không tham gia khóa học này, họ sẽ không
nhận được thẻ vào công trường làm việc

Trước khi huấn luyện HSE, tất cả công nhân sẽ nộp “Lý lịch trích ngang” theo mẫu được thiết kế
như: Họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số CMND, địa chỉ liên lạc, tình trạng sức khỏe, kinh
nghiệm …

Buổi huấn luyện bao gồm, nhưng không hạn chế theo các mục sau:

(1) Sự định hướng chung.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của HSE và trách nhiệm của mọi cá nhân.

- Sự định hướng về mặt bằng tổng thể công trường và môi trường làm việc.

- Nội quy làm việc (giờ làm việc, công việc tăng ca, ngày nghỉ, phương tiện vận chuyển, cấm hút
thuốc, cờ bạc, rượu chè…).

- Nội quy công trường bao gồm kiểm soát cổng ra vào, nội quy đi lại trong công trường.

- Các hành động trong trường hợp ứng cứu khẩn cấp (Phát thảo quy trình ứng cứu khẩn cấp).

- Hệ thống các công việc được phép làm.

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Nhận diện có nguy cơ về tai nạn và biện pháp phòng ngừa. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kho
bãi.

(2) Hướng dẫn các hạng mục công việc cá nhân:

Hướng dẫn riêng lẽ cho từng công nhân thực hiện các hạng mục công việc theo mô tả bên dưới:

- Làm việc trên cao (ngăn chặn té ngã). Mâm dàn giáo an toàn làm việc, tay vịn, bảo vệ các
khu vực xung quang, giàn giáo, sử dụng một cách chắc chắn an toàn…

- Môi trường làm việc nóng (ngăn chặn lửa và các tai nạn cháy nổ). Công việc hàn cắt, hàn
điện, bình gió đá, sử dụng bình cứu hỏa…

- Công tác nâng, hạ cẩu. Bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của lái cẩu, phương thức hoạt động an
toàn, sử dụng dầm công xôn, kiểm tra và duy trì thiết bị, tín hiệu, treo móc, thiết bị an toàn.

- Thiết bị và máy móc. Thực hiện các thao tác an toàn, chứng chỉ hành nghề, bảo trì và kiểm
tra, tốc độ giới hạn….

- Công tác điện: Thực hiện công việc an toàn, cách điện,treo dây điện lên cao, tiếp đất, cầu chì,
hàn điện, sử dụng các dụng cụ an toàn, cách nhiệt, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân….

- Làm việc trong không gian bị giới hạn. Hệ thống công việc được cho phép, đo đạc, kiểm tra
trước khi thực hiện công việc, kiểm soát lối vào, thông thoáng, phương tiện hô hấp, hệ thống
di tản…

- Nắm bắt các chất độc hại. Dữ liệu về các vật liệu an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên
biệt, quá trình quản lý chất thải…

3. Huấn luyện HSE cho quản lý và giám sát:

Cùng với việc huấn luyện cho người mới vào làm.

Vai trò và trách niệm riêng biệt cho việc quản lý HSE:

- Nắm bắt nhận thức HSE.

- Hoạt động an toàn thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).

- Các cuộc họp ban HSE.

- Huấn luyện áp dụng các nội quy an toàn.

- Thực hiện an toàn.

- Báo cáo tai nạn.

- Hậu quả các hành động không an toàn và tai nạn, sức khỏe công nhân.

4. Huấn luyện HSE cho những việc đặc biệt nguy hiểm

Huấn luyện chuyên biệt sẽ được đưa ra bởi những người thạo việc.

- Nắm vững các kho chất độc hại.

- Làm việc ở dưới hoặc trên cao.

- Làm việc ở môi trường nóng.

- Làm việc ở hố sâu nguy hiểm.

- Làm việc ở môi trường giới hạn, chật hẹp.

- Hoạt động nâng cẩu, quay cẩu.

- Lắp ráp và tháo dỡ giàn giáo.

- An toàn điện (công nhân có bằng cấp về điện)

5. Huấn luyện về giảm nguy cơ rủi ro, phân tích nhiệm vụ an toàn.

Chương trình được thiết kế để huấn luyện cho Giám sát, người lao động trong việc phân tích thực
6. Huấn luyện những nguyên tác cơ bản trong an toàn.

Chương trình huấn luyện nhận thức an toàn là sự tiếp cận ngăn ngừa tai nạn để đạt được các thao
tác làm việc an toàn liên tục. Xem xét nhận thức của công nhân và thông tin phản hồi về các rắc
rối và khó khăn của họ trong việc chấp hành theo các quy trình làm việc an toàn.

7. Huấn luyện bồi dưỡng HSE.

Tất cả công nhân tham gia lớp bồi dưỡng về HSE để duy trì nâng cao nhận thức HSE.

8. Huấn luyện sơ cấp cứu và sơ tán hỏa hoạn.

Huấn luyện sơ cấp cứu và PCCC cho tất cả Giám sát, an toàn viên cũng như tất cả những người
tình nguyện tham gia đội ứng cứu khẩn cấp.
Tập luyện ứng cứu khẩn cấp sẽ được hướng dẫn định kỳ cho tất cả công nhân và đội ứng cứu.
 Nội dung huấn luyện sơ cấp cứu
- Sơ cứu vết thương, cầm máu, cố định tạm thời vết thương,
- Cấp cứu điện giật,
- Cấp cứu ngừng thở, ngưng tim
- Sơ cứu phỏng,
- Sơ cứu say nắng, say nóng
- Xử lý ngạt thở,
- Xử trí bong gân, trật khớp
- Tải thương và vận chuyển nạn nhân
 Danh mục túi thuốc sơ cấp cứu (TT 09/2000/TT-BYT)
TÚI C
STT DANH MỤC
QUY CÁCH (Cho 100 công nhân)
KÍCH THƯỚC 45*35*20 cm
1 Băng dính Cuộn 4
2 Băng kích thước 5x200 cm Cuộn 6
3 Băng kích thước 10x200 cm Cuộn 6
4 Băng kích thước 15x200 cm Cuộn 4
5 Băng tam giác Cái 6
6 Băng chun Cuộn 6
7 Gạc thấm nước Gói 4
8 Bông hút nước Gói 10
9 Garo cao su cỡ 6x10 cm Cái 4
10 Garo cao su 4x10 cm Cái 4
11 Kéo cắt băng Cái 1
12 Panh không mấu thẳng kc 16-18cm Cái 2
13 Panh không mấu cong kc 16-18cm Cái 2
14 Gang tay khám bệnh Đôi 20
15 Mặt nạ phòng độc thích hợp Cái 2
16 Nước muối sinh lý Nacl 9% Lọ 500ml 6
17 Dung dịch sát trùng Lọ
18 Kim băng an toàn Cái 30
19 Tấm loys nilon không thấm nước Tấm 6
20 Phác đồ sơ cứu Cái 1
21 Kính bảo vệ mắt Cái 6
22 Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi Phiếu 1
23 Nẹp cổ Cái 2
24 Nẹp cánh tay Bộ 1
25 Nẹp cẳng tay Bộ 1
26 Nẹp đùi Bộ 2
27 Nẹp cẳng chân Bộ 2
9. Huấn luyện nhiệm vụ.

Huấn luyện nhiệm vụ chuyên biệt cho tất cả nhân viên trên công trường khi bắt đầu thực hiện
nhiệm vụ. Buổi huấn luyện sẽ bao gồm tất cả nội quy về trách nhiệm hoặc hướng dẫn về các
nguy cơ mới tại công trường (giấy phép làm việc, lối đi lại bị hạn chế…).

IV. QUY ĐỊNH VỀ CÁC CHU TRÌNH LÀM VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Kiểm tra HSE.

- Kiểm tra an toàn bao gồm việc kiểm tra chung và theo kế hoạch như mô tả của chương trình
hoạt động HSE ở công trường được đính kèm.

- Suốt quá trình kiểm tra, đặc biệt chú ý phát hiện bất kỳ hoạt động nào không an toàn và độc hại,
điều kiện làm việc nguy hiểm, các vấn đề vệ sinh, sức khỏe, môi trường và an ninh.

- Bất kỳ tình huống hoặc thao tác nghĩ rằng không an toàn và không đạt tiêu chuẩn thì cần thông
báo cho những người liên quan. Chi tiết cuộc điều tra không thoải mái và hướng dẫn thi công
đúng phương pháp được báo cáo đến BCH/CT.

- Nếu có nguy hiểm nào thiệt hại về người và của, phải ngừng thi công ngay lập tức, hoặc các
thiết bị máy móc bị cấm sử dụng cho đến khi các sai sót được sửa chữa.

2. Kiểm tra máy móc thiết bị

- Trước khi đưa vào sử dụng tất cả các máy móc thiết bị phải được kiểm tra và dán tem.

- Các thiết bị máy móc, dụng cụ cầm tay sẽ được kiểm tra bởi thợ máy hoặc thợ điện một cách
định kỳ, và thực hiện theo các các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc gia, để xác định điều kiện làm
việc an toàn.
- Tem kiểm định sẽ được gắn trên các máy móc được cho phép sử dụng.

- Một số biểu mẫu checklist kiểm tra máy móc thiết bị.

BM-
BIỂU MẪU Mã số ATTB-10
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG PHIẾU KIỂM TRA AN TOÀN
DELTA
Sửa đổi 00
MÁY KHOAN – MÁY MÀI CẦM
TAY Hiệu lực / /

Nhà thầu/Công ty quản lý: …………………………... Dự án:


………………………………………
Thiết bị/máy móc: ………………………………………….

Số quản lý: ………………………………………………… Người vận hành:


Có Không

Hạng mục STT Nội dung kiểm tra Đạt Ko đạt Nhận xét/yêu cầu

Hồ sơ kiểm định/hạn sử dụng


Xác định mối nguy khi làm việc với máy
1
Xác định mối khoan – máy mài cầm tay
nguy/BPKS Biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các mối
2
nguy đã xác định
1 Máy có hướng dẫn vận hành không
Dây điện có phích cắm, không bị sờn rách,
2
công tắc điều khiển có nhạy, dễ thao tác (*)
Dây điện không bị sờn rách, mối nối dây điện
3
và máy có tiếp xúc tốt (*)
4 Động cơ điện của máy có hoạt động tốt

5 Máy có trang bị Aptomat bảo vệ (*)

6 Máy có được tiếp địa tốt không (*)

Các vấn đề An 7 Vỏ máy có bị rò điện không


toàn
8 Đầu cặp mũi khoan còn tốt (*)

9 Mũi khoan có bị mòn (*)


Tay cầm có chắc chắn và thuận tiện khi sử
10
dụng.
Cơ cấu kẹp chặt mũi khoan còn tốt (khóa vặn,
11 chấu kẹp có khít, tiết xúc giữa các bánh răng
của khóa vặn và đầu cặp) (*)
12 Đĩa mài có được định vị chắc chắn (*)

13 Đĩa mài có bộ phận bao che bảo vệ (*)


KẾT LUẬN/YÊU CẦU: ……………………………………………………………………………………….........................

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Ghi chú:(*) Kí hiệu bắt buộc phải kiểm tra trước khi vận hành, mục nào không/chưa áp dụng thì ghi (N/A)
Máy khoan: (máy khoan cầm tay, máy khoan bê tông)

Cán bộ An toàn Tổ điện máy CT/Người vận hành

(Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)


BIỂU MẪU Mã số BM- ATTB-13
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY PHIẾU KIỂM TRA AN TOÀN
DỰNG DELTA
Sửa đổi 00

MÁY HÀN ĐIỆN Hiệu lực / /

Nhà thầu/Công ty quản lý: …………………………... Dự án: ………………………………................................

Thiết bị/máy móc: Máy hàn Phụ trách Dự án: …………………….............................

Số quản lý: ……………………………………………. Người vận hành: ………………………………………..


Có Không
Ko
Hạng mục STT Nội dung kiểm tra Đạt Nhận xét/yêu cầu
đạt

Hồ sơ kiểm định/hạn sử dụng

Xác định Xác định mối nguy khi làm việc với máy
1
mối hàn điện
nguy/BPK Biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các
2
S mối nguy đã xác định
1 Máy có hướng dẫn vận hành không
Máy có được đặt trên nền vững chắc, khô
2
ráo, tránh mưa gió, ẩm thấp không (*)
3 Cáp hàn có bị sờn rách, rò điện (*)
Các mối nối giữa dây cáp hàn và máy
4
hàn có dùng đầu cốt (*)
Kìm hàn có tốt (cách điện, kẹp que hàn
5
chắc chắn) (*)
Các vấn đề 6 Máy có trang bị Aptomat bảo vệ (*)
An toàn 7 Máy có được tiếp địa tốt không (*)
Điện áp không tải của máy biến thế hàn
8
có vượt quá 75 V (*)
9 Máy hàn có được bao che an toàn
Máy hàn có khóa liên động để tự động
10
nối mạch khi chạm que hàn không (*)
Mặt bằng xung quanh máy hàn có ngăn
11 nắp, xung quanh máy hàn không có vật
liệu dễ cháy, nổ (*)
KẾT LUẬN/YÊU
CẦU……………………………………………………………………………………………………………………...
Ghi chú:(*) Kí hiệu bắt buộc phải kiểm tra trước khi vận hành, mục nào không/chưa áp dụng thì ghi (N/A)
Cán bộ An toàn Tổ điện máy CT/Người vận hành
(Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

- Người sử dụng hoặc người hoạt động thực hiện kiểm tra hàng ngày bằng bảng checklists theo
chi tiết trong “quy trình kiểm tra thiết bị” trước khi dụng cụ cầm tay hoặc thiết bị thi công
được sử dụng.
quả kiểm tra, bất kỳ điều kiện không đạt tiêu chuẩn nào và bảo trì hoặc sửa chữa.

- Kiểm tra các thiết bị thi công theo nội quy và tiêu chuẩn, nhà cung cấp thiết bị thi công sẽ sắp
xếp người chuyên trách kiểm tra theo từng loại và công suất của thiết bị thi công.

- Giấy chứng nhận của máy móc thi công sẽ được cấp bởi người kiểm tra trên và nộp cho ban
HSE xem xét và lưu trữ.

3. Đo lường và hướng dẫn HSE.

- Mục đích của việc hướng dẫn kiểm tra công trường là để xác định việc quản lý và hoạt động HSE
của dự án cùng với các yêu cầu HSE để nâng cao nhận thức HSE của mọi người tại công trường.

- Việc hướng dẫn nội bộ cho các nhà thầu sẽ tổng quát hoặc riêng biệt về AT&MT.

- Delta sẽ giám sát thường xuyên các thông báo về an toàn để kiểm soát việc thực hiện theo đúng
nội quy quy định và các yêu cầu của dự án đề ra.

- Kết quả của việc giám sát này sẽ được báo cáo trong bảng báo cáo HSE hàng tháng.

4. Giám sát việc ứng xử an toàn.

- An toàn viên và các công nhân được lựa chọn sẽ được huấn luyện việc quan sát và sau đó sẽ
giám sát hàng ngày để báo cáo các tình huống an toàn hoặc không an toàn về thái độ của các
đội thi công đối với việc tuân thủ các nội quy an toàn.

- Kết quả của việc giám sát này sẽ được củng cố, phân tích và thảo luận trong các cuộc họp HSE
hàng tuần để đạt mục tiêu.

5. Chú ý các điều kiện và thao tác không an toàn.

- Khi các thao tác điều kiện làm việc không an toàn hoặc các thiết bị không đạt tiêu chuẩn
được phát hiện thì không được bỏ qua các tình huống đó. Người phát hiện nên có hành động xử
lý, cảnh cáo ngay lập tức đến những người công nhân, cai lao động và giám sát biết đồng thời
ghi nhận lại tình huống trên.

- Nhận ra những mối nguy, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản các công việc liên quan sẽ
ngừng thi công ngay lập tức và cấm sử dụng các máy móc thiết bị thi công cho đến khi các
sai sót được kiểm soát.

- Việc ngừng thi công hoặc cấm sử dụng thiết bị sẽ được báo cáo bằng các form mẫu liên quan
được ban hành bởi chỉ huy trưởng và quản lý HSE công trường.

- Quản lý của thầu phụ hoặc những người đại diện HSE sẽ hướng dẫn cho cấp dưới sửa chữa lại
các hư hỏng ngay lập tức và sẽ báo cáo nhanh đến quản lý HSE công trường.

- Việc báo cáo về các hành động sửa chữa an toàn sẽ được lưu trữ lại trong suốt quá trình thi công.
- Các tình huống không an toàn, không đạt tiêu chuẩn sẽ được họp phân tích và cân nhắc tại các
cuộc họp HSE bởi những người có liên quan để ngăn chặn các sai sót tái diễn.

- Việc giám sát chính trong suốt quá trình kiểm tra HSE nên được phát triển, thay đổi hoặc cải
thiện kế hoạch, quy trình làm việc, các nội quy và quy trình HSE.

6. Hệ thống thẻ an toàn.

- Quản lý HSE công trường sẽ thiết lập hệ thống thẻ an toàn cho các thiết bị thi công như giàn giáo,
thiết bị nâng, dụng cụ nâng, dụng cụ điện và dụng cụ cầm tay để gắn thẻ cho phép sử dụng trước
khi dùng.

- Sau kiểm tra, người kiểm tra sẽ gắn thẻ xanh cho các thiết bị được phép sử dụng.

- Ngày được sử dụng, ngày kiểm tra, chữ ký người kiểm tra và bất kỳ thông tin quan trọng sẽ
được ghi vào sổ thiết bị thi công, được lưu giữ ở văn phòng ban an toàn.

- Khi máy móc thiết bị thi công có hư hỏng gì, hoặc thiết bị bị trục trặc trong quá trình kiểm tra,
sẽ gắn thẻ đỏ lên thiết bị hư hỏng đó để không được phép sử dụng và biết lý do vì sao không
được sử dụng.

- Nhà thầu sẽ sửa chữa thay thế các thiết bị máy móc hoặc các bộ phận liên quan bị hư hỏng. Về
sau, các nhà thầu phụ sẽ liên hệ với người kiểm tra để kiểm tra lại các thiết bị hư hỏng đó. .

V. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. An toàn khi làm việc trên cao.

1.1. Các yêu tố nguy hiểm khi làm việc trên cao:

- Phải sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao.

- Trước khi cho công nhân lên làm việc trên cao phải chắc chắn giàn giáo được lắp đặt chắc
chắn và được gắn thẻ kiểm tra.

- Không tùy tiện leo trèo theo cột nhà xưởng hoặc cây chống giàn giáo.

- Dụng cụ thi công không được bỏ trong túi quần áo.

- Phải có túi vải đựng dụng cụ thi công.

- Không để dụng cụ thi công lăn theo mái.

- Phải thu dọn hết các vật liệu, dụng cụ.

- Phải có rào ngăn và biển cấm để không có người qua lại.

- Thang phải trong tình trạng tốt, các thanh ngang không bị mất hoặc gãy, phải buộc đầu
thang hoặc thực hiện các công tác để an toàn
2. An toàn khi hàn cắt.

2.1. Các yêu tố nguy hiểm khi hàn và cắt kim loại:

- Cháy nổ do sử dụng và tồn trữ vật liệu không đúng quy định.

- Điện giật do nối điện sai quy cách, các lỗ rò, sử dụng điện không cẩn thận.

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Phải mang phương tiện bảo vệ cá nhân (mặt nạ hàn, găng tay, ủng cách điện...).

- Nơi làm việc phải có phương tiện PCCC.

- Cách ly vật dễ cháy nổ gần nơi làm việc.

- Không mặc trang phục có chất nylon, sợi tổng hợp.

- Chú ý độ cách điện an toàn của thiết bị: kềm hàn, tủ điện, dây nguồn...

- Tránh hít phải khói độc phát ra nơi hàn.

2.2. Các quy tắc và biện pháp an toàn:

- Phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn công việc hàn điện.

- Được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, kính hàn, tạp dề, giày, găng tay và các loại
phương tiện bảo vệ khác.

- Khi hàn nơi ẩm ướt phải có lót ván để cách điện.

- Máy hàn phải bảo đảm tình trạng tốt: bình gas, dây dẫn, van điều chỉnh, đầu hàn…

- Các cực điện vào và ra phải được kẹp chặt bằng bulông và bọc cách điện.

- Kìm hàn phải đảm bảo kỹ thuật có tay cằm bằng vật liệu cách điện và chịu nhiệt, tuyệt đối
không dùng hàn tự chế

- Dây điện hàn phải bảo đảm nguyên vẹn, không bị tróc vỏ bọc, môí nối phaỉ được bọc vỏ cách điện.

- Đặt máy hàn ở vị trí không có người qua lại. Khu vực hàn phải cách ly với khu vực làm việc
khác, nếu không thì giữa các vị trí phải đặt tấm chắn bằng vật liệu không cháy.

- Khi hàn điện ở nơi có nguy cơ nổ, cháy phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy
nổ.

- Khi hàn trên cao phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy, đồng thời phải có túi đựng dụng cụ.

- Khi hàn trên cao phải có biện pháp che chắn bảo vệ, không để các giọt kim loại nóng đỏ, các
vật liệu khác rơi trúng người ở dưới.

- Việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện. Mỗi máy hàn phải được cấp điện từ
một cầu dao riêng. Cấm để dây điện chạm vào sắt thép, kết cấu kim loại của công trình.
- Công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm
việc. Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay cho thợ điện sửa chữa.

- Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện.

- Khi hàn bên trong các hầm, thùng kín, hoặc trên cao không có sàn thao tác, phải có người
nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát.

- Người vào hàn phải đeo dây an toàn nối với dây dẫn (dây cứu sinh).

- Cấm hàn ở các hầm, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy nổ.

3. An toàn khi sử dụng bình gas và bình gió đá.

3.1. Các yếu tố nguy hiểm:

- Thiết bị không kín, xảy ra sự rò rỉ thiếu kiểm soát.

- Bình ga bị rò rỉ khi hàn có thể gây nổ.

- Gây ra nổ, do sự nung nóng van ở đầu bình chứa hoặc bộ giảm áp hoặc do quá trình cháy
ngược của ngọn lửa hàn từ cần hàn đến chai axetylen làm tăng áp xuất đột ngột

- Hàng khí (Ôxy, Acetylen…)

- Bình khí được cột đứng và di chuyển bằng xe nâng

- Khóa tất cả các van lại sau khi hoàn thành công việc.

- Tuyệt đối không sử dụng Ôxy để thổi bụi ở quần áo.

- Tuyệt đối không để bình Ôxy tiếp xúc với dầu mỡ.

- Không để bình va đập, đổ ngã, rung động mạnh.

- Không tự ý sửa chữa van chai, bình Ôxy.

 Biện pháp khi sử dụng bình Gas gió đá:

- Bình gas/gió đá phải được kiểm định trước khi sử dụng.

- Bình gas/gió đá và các loại khí khác phải được vận chuyển đúng cách bởi những người
đã được huấn luyện cho công việc đó.

- Tất cả bình gas/gió đá phải được lưu trữ riêng biệt, được thiết kế đúng tiêu chuẩn.

- Tất cả bình gas/gió đá phải được lắp đặt: van 1 chiều ở đầu mỏ và van chống cháy ngược.

Thiết bị vận chuyển bình gas, khí nén


Kho lưu trữ bình khí nén

4. An toàn khi sử dụng thiết bị cầm tay.

 . Các yêu tố nguy hiểm khi sử dụng thiết bị cầm tay:


- Tổn thương mắt do bụi hoặc những mẩu, mảnh vật liệu.

- Cháy nổ do giật điện hoặc các nguồn nhiệt.

 Các quy tắc và biện pháp an toàn:

- Chỉ những người đã được huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động mới được sử dụng máy.

- Kiểm tra cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn giới hạn các dụng cụ điện cầm tay trước khi giao
cho công nhân.

- Không giao máy khi thiếu các bộ phận, chi tiết bảo vệ an toàn, có nghi ngờ về tình trạng
hoạt động của máy.

- Công nhân phải tuân thủ những hướng dẫn sử dụng.

- Bảo quản các thiết bị điện cầm tay tránh xa nơi ẩm ướt.

- Sử dụng máy ở nơi nguy hiểm về điện (trên cao, dưới hầm, hố, trong container…) phải có
người giám sát và trực điện.

- Công việc có phát ra tiếng ồn hoặc rung động mạnh phải trang bị bảo hộ lao động: mắt kính,
nút bịt tai…

- Phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như kính bảo hộ, ủng cao su và các thiết bị cách điện.

- Mỗi máy phải được cách điện bằng một cầu dao riêng. Dây dẫn điện của máy phải là loại dây
có 2 lớp vỏ bọc cách điện. Bảo quản máy nơi khô ráo, lao chùi sạch sau khi sử dụng.

- Cắt nguồn điện khi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Cũng như trong việc sửa chữa, hay máy
hoạt động chưa đúng chức năng.

- Không sử dụng máy trong tình trạng vượt tải.

 Kiểm tra MMTB định kỳ

Vào ngày 10 hàng tháng, Ban An toàn và thợ điện công trường sẽ kiểm tra tất cả máy móc thiết
bị có trong công trường.

Những MMTB đạt yêu cầu sẽ được dán tem “An toàn cho sử dụng” (1 tháng/1 màu).

Những MMTB không đạt yêu cầu sẽ không được sử dụng trong công trường. Công nhân vi phạm
sẽ bị phạt theo quy chế công trường.

5. An toàn trong thi công và sử dụng điện.

- Chỉ những thợ điện đã được huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện mới được lắp đặt, sử dụng,
sửa chữa, bảo trì các thiết bị điện và mạng điện thi công trên công trường.

- Công nhân vận hành các thiết bị điện, sử dụng các dụng cụ điện cầm tay phải chấp hành các
- Các dây dẫn phục vụ cho sản xuất, thi công là dây có bọc cách điện được phổ biến và các
phần dẫn điện trần của các thiết bị điện, các mối nối kính phải được bọc kín bằng vật liệu
cách điện. Cấm để dây dẫn điện thi công, chiếu sáng và các dây điện hàn tiếp xúc với cốt thép

- Công nhân vận hành các thiết bị điện, sử dụng các dụng cụ điện cầm tay phải chấp hành các
quy trình vận hành của thiết bị đó.

- Các dây dẫn phục vụ cho sản xuất, thi công là dây có bọc cách điện được phổ biến và các phần
dẫn điện trần của các thiết bị điện, các mối nối kính phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện.

- Cấm để dây dẫn điện thi công, chiếu sáng và các dây điện hàn tiếp xúc với cốt thép, với các
bộ phận dẫn điện của kết cấu công trình.

- Tủ điện, cầu dao, ổ cắm…nếu để ngoài trời phải có hộp bao che.

- Khi sửa chữa các thiết bị điện, tại cầu dao cấp điện phải treo biển báo “cấm đóng điện, có
người đang sửa chữa”. Tại các trang thiết bị đang có điện áp cao phải treo biển báo “có điện
nguy hiểm chết người”.

- Trước khi đóng điện vào dụng cụ cầm tay, phải kiểm tra tình trạng dây cáp điện. Khi di
chuyển vị trí các dụng cụ điện cầm tay phải cắt điện.

- Người không có nhiệm vụ không được vào những nơi nguy hiểm về điện, không được tự ý sử
dụng các thiết bị điện, máy móc chạy điện, không được tự ý mắc thêm đường dây để mắc đèn
chiếu sáng hoặc nấu nướng, không tự ý sửa chữa về điện.

- Khi phát hiện dây điện bị đứt hoặc các sự cố điện khác, không được lại gần mà phải báo cho
người khác biết để tránh đồng thời báo ngay cho người có trách nhiệm biết để xử lý kịp thời.

 An toàn cho thiết bị điện:

Việc sử dụng điện cẩu thả hoặc những dụng cụ điện hư hỏng là nguy cơ tiềm tàng gây chết
người. Các điều sau đây cần phải được xem xét:
- Phải được lắp đặt và sửa chữa bởi những người có bằng cấp về điện.

- Dây điện được lắp đặt dưới nền và để cố định một chỗ.

- Không được buộc thắt nút dây điện.

- Tiếp đất cho các dụng cụ bị rò điện.

- Phải che đậy dụng cụ điện khi có mưa dông.

- Báo cáo và loại bỏ tất cả những dụng cụ điện bị hư hỏng.

- Dây điện phải được treo cao khi thi công.

6. An toàn làm việc trong không gian hạn chế

Không gian hạn chế là những nơi mà chúng ta sẽ tiến hành công việc nhưng bị giới hạn bởi:

- Hạn chế bởi khoảng không, vị trí làm việc


- Thiếu hoặc thừa ô xy trong không khí
- Có sự xuất hiện của khí độc, chấy gây cháy
- Hạn chế lối thoát hiểm
Không gian hạn chế có thể là: các thiết bị chứa, đường ống, hố, bao gồm cả công việc đào các hố
sâu hơn 1,2m
Các yếu tố nguy hiểm khi làm viêc̣ trong không gian hạn chế
- Mối nguy thiếu oxy
- Mối nguy khí đô ̣c
- Mối nguy từ các nguyên vâ ̣t liê ̣u, hóa chất đô ̣c hại
- Mối nguy áp suất cao
- Mối nguy tiếng ồn
- Mối nguy cơ khí
- Mối nguy thiếu ánh sáng
- Mối nguy bụi
- Mối nguy xảy ra các tai nạn về điê ̣n
Các biêṇ pháp an toàn khi làm viêc̣ trong không gian hạn chế
- Không tiến hành công việc bên trong các không gian hạn chế khi có thể làm việc ở bên ngoài
- Phải tìm hiểu kỹ môi trường làm việc, xác định tất cả các mối nguy hiểm có thể có, lập
phương án xử lý, phòng ngừa
- Tiến hành đánh giá rủi ro cho các bước tiến hành khi làm việc trong không gian hạn chế là
bắt buộc
- Kiểm soát công việc bằng hệ thống giấy phép làm việc: Hệ thống giấy phép làm việc phải
được tuân thủ và tiến hành đúng trình tự . Người phụ trách an toàn có trách nhiệm hỗ trợ và
hướng dẫn cũng như kiểm tra từng bước thực thi
- Chỉ những ngừời có đầy đủ năng lực, được huấn luyên đầy đủ được phép làm việc trong các
không gian hạn chế.
- Kiểm tra sức khỏe của người làm viê ̣c trước khi cho phép vào không gian hạn chế. Không bố
trí phụ nữ hay người dưới 18 tuổi, hoặc những người có tiền sử về bê ̣nh phổi hay huyết áp
vào làm viê ̣c trong không gian hạn chế.
- Thực hiện các biện pháp cách ly hay cô lập không gian hạn chế nhằm ngăn chặn các tác
động từ phía ngoài như áp suất, nhiệt độ hay các nguồn năng lượng khác.
- Thực hiê ̣n các biê ̣n pháp thông gió và chiếu sáng phù hợp cho không gian hạn chế
- Tiến hành kiểm tra nồng đô ̣ khí oxy, khí đô ̣c và khí dễ cháy bên trong không gian hạn chế
- Phải có người trực ngay tại lối vào khu vực làm việc, đảm bảo cho người trực và người làm
việc bên trong luôn có thể liên lạc với nhau một cách tin cậy và dễ dàng
- Quản lý thông tin người vào/ ra không gian hạn chế
- Các dụng cụ làm việc trong kông gian hạn chế phải được xem xét , các thiết bị dễ gây cháy
hoặc phát nổ tuyệt đối không được sử dụng. Nếu làm việc trong môi trường tiềm ẩn chất
cháy nổ thì tất cả các dụng cụ sử dụng phải không gây tia lửa điện hoặc an toàn tuyệt đối
theo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ.
- Lên kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp: Kế hoạch ứng cứu phải được tất cả mọi
người liên quan tới công việc thông qua . các yêu cầu về thiết bị, hệ thống hay các biện pháp
phụ trợ trong bản kế hoạch phải được đáp ứng đầy đủ trước khi tiến hành công việc
- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp: Các loại dụng cụ cấp cứu
trong trường hợp khẩn cấp như bình thở, bình chữa cháy, dây cứu nạn, đèn, cáng và các thiết
bị cứu thương khác.
- Đặt các biển báo xung quanh khu vực làm việc

7. An toàn khi thi công phần thân công trình

 An toàn lao động trong gia công cốp pha


 Một số lưu ý:

- Công nhân có thể bị chấn thương do sử dụng các máy gia công hoặc dụng cụ thủ công.

- Các nguy cơ gây tai nạn lao động khi sử dụng máy và thiết bị.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động trong gia công cốp pha
 Khi cưa hoặc xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa, tuyệt đối chấp hành nội quy an toàn khi sử dụng.

 Các công cụ thủ công phải chắc chắn, an toàn và tiện lợi.
 Tất cả máy móc thiết bị cầm tay phải được dán tem kiểm tra an toàn.

 An toàn lao động trong gia công cốt thép


 Các nguy cơ gây tai nạn lao động trong gia công cốt thép.

- Người làm việc bị vảy sắt hoặc gỉ sắt bắn vào mắt.

- Khi cắt hoặc uốn thép bằng máy, có thể xảy ra các tai nạn do máy cuốn hay kẹp vào tay
công nhân. Nguyên nhân có thể do tình trạng máy không tốt, bị hỏng hóc, không có đầy
đủ thiết bị an toàn và không thực hiện nối đất chống điện giật.

- Các thanh thép bị đứt và tuột trong quá trình căng và kéo để đánh gỉ hoặc để cắt, uốn và quật
hoặc văng vào người làm việc, đặc biệt nguy hiểm khi đầu thanh thép văng vào người làm việc.

- Khi chặt cốt thép thủ công bằng búa để đập lên đục và chạm, rất đễ xảy ra tai nạn do búa
va chạm vào tay người giữ cán vì người quay búa không chính xác hoặc do búa gãy khiến
búa tuột khỏi cán, hai đầu cốt thép chặt văng bắn vào người.

- Khi uốn thép bằng vam trên bàn uốn, có thể xảy ra tai nạn khi kéo vam làm bàn uốn bị
nghiêng đổ hay chốt tựa bị bật ra làm công nhân mất đà ngã hay cốt thép văng vào người.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động trong gia công cốt thép:

- Công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn khi sử dụng máy và thiết bị
xưởng gia công cốt thép.

- Trước khi làm việc cần cho máy chạy không tải để kiểm tra.

- Bụi và vẩy kim loại phát sinh khi đánh gỉ và uốn cốt thép cần được dọn sạch khỏi bàn gia
công hoặc máy gia công bằng cách dùng bơm hút hoặc dùng chổi quét. Cấm dùng tay,
ngay cả khi có đeo găng tay để phủi bụi và vẩy sắt.

- Để đề phòng vẩy hoặc gỉ sắt bắn vào mắt và làm xước tay, khi làm việc công nhân phải
đeo kính và găng tay bảo hộ lao động.

- Đối với máy cắt dẫn động cơ khí, cấm cắt các đoạn cốt thép ngắn hơn 30cm nếu không có
bộ phận che chắn bảo vệ.

- Đối với máy uốn, chỉ được dịch chuyển vị trí và chèn cốt thép, đặt lại chốt và cữ chặt trên
máy lúc đĩa máy không quay.

- Các loại máy gia công cốt thép đều phải thực hiện nối đất để đảm bảo an toàn điện.

- Cốt thép đã được gia công xong cần xếp gọn vào nơi quy định, không được để trên máy,
bên cạnh máy hay trên lối đi lại.

- Để đề phòng cốt thép bị đứt do bị căng quá mức khi kéo, trên cáp kéo phải có thiết bị đo lực
căng hoặc đơn giản hơn có thể dùng đối trọng với trọng lực cân bằng với sức yếu yêu cầu.
- Để đề phòng cốt thép bị tuột, đầu cốt thép phải được cố định vào đầu cáp kéo bằng thiết
bị kẹp, không được nối theo cách buộc.

- Để tránh cốt thép bị tuột đứt, tuột và văng quật vào người, công nhân không được đứng
gần cốt thép khi đang kéo căng. Khu vực kéo căng cốt thép phải được rào ngăn không
được để người lạ vào. Khi cốt thép đã được kéo thẳng phải từ từ hãm tới để giảm lực căng
cho tới khi dừng hẳn, khi đó công nhân mới có thể tới gần và tháo đầu cốt thép ở kẹp và
lấy đầu cốt thép đã được nắm thẳng ra.

 An toàn lao động khi trộn bê tông bằng máy trộn cưỡng bức

 Nguy cơ gây tai nạn:

- Công nhân đứng dưới gầu nạp nhiên liệu, khi gầu đang nâng lên mà chưa được cố định
vững, có thể gầu bất ngờ xịt xuống khi phanh bị tuột hay cáp giữ bị đứt.

- Công nhân vô tình hay cố ý cho xẻng vào thùng trộn khi máy đang quay.

- Sửa chữa máy ngay khi máy đang hoạt động.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn:

- Chỉ cho phép công nhân nào đã qua đào tạo chuyên môn và huấn luyện an toàn lao động
mới được vận hành và phục vụ máy trộn.

- Chỉ làm sạch hố và gầu nạp nhiên liệu của máy trộn sau khi đã cố định chắc gầu ở vị trí nâng.

- Công nhân không được đứng dưới gầu khi chưa được cố định chắc chắn.

- Máy trộn phải được thực hiện nối đất để đề phòng điện giật do chạm mát.

- Không sửa chữa các hỏng hóc của máy trộn bê tông khi máy đang hoạt động.

 An toàn lao động khi lắp dựng và tháo dỡ cốp pha


 Các nguy cơ có thể gây tai nạn:

- Công nhân bị ngã khi lắp đặt và tháo dỡ cốp pha do chỗ làm việc không bảo đảm an toàn
không sử dụng dàn giáo, có sử dụng dàn giáo nhưng chất lượng của chúng không đảm
bảo an toàn về điều kiện chịu lực và ổn định nên bị gãy và đổ; sàn thao tác không có lan
can bảo vệ, đứng thao tác ở những nơi chênh vênh nguy hiểm mà không đeo dây an toàn,

- Cốp pha, dụng cụ và vật liệu bị đổ hoặc rơi từ trên cao xuống do việc lắp đặt hệ thống cốp
pha không đúng quy trình kĩ thuật.

- Cốp pha, dụng cụ hoặc vật liệu bị đổ hoặc bị rơi từ trên cao xuống do việc tháo dỡ hệ
thống cốp pha không đúng quy trình kĩ thuật

- Ném hoặc vứt gỗ ván, cột chống và các bộ phận của hệ thống cốp pha từ trên cao xuống
- Dẫm phải đinh hay va quệt vào các cạnh sắc nhọn của cốp pha do sau khi tháo dỡ xong
không thu xếp gọn gàng vào đúng nơi quy định.

 Các phương pháp đề phòng tai nạn lao động khi lắp dựng hệ thống cốp pha

- Đề phòng cốt pha bị sụp đổ khi gia công chế biến và lắp đặt, phải thực hiện theo đúng
thiết kế và chỉ dẫn của kĩ sư công trường

- Khi làm việc công nhân phải đeo dây an toàn và dây an toàn phải cố định vào các bộ phận
và kết cấu vững chắc.

- Khi lắp cốp pha có độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hay sàn nhà, công nhân phải
đứng trên sàn thao tác chắc chắn, được bắc trên khung đỡ, giáo ghế và giáo cao, có lan
can bảo vệ ít nhất là 1m và hai thanh chắn ngang cách nhau 30cm.

- Khi lắp đặt cốt pha cột phải làm sàn thao tác đúng quy chuẩn an toàn.

- Đối với cốp pha trượt thì tất cả các bộ phận của cốp pha trượt phải được chế tạo, lắp đặt
theo đúng bản vẽ thiết kế đã được duyệt

- Khi lắp cốp pha tấm lớn theo nhiều đợt, chỉ được lắp đặt đợt trên sau khi cốp pha đợt dưới đã
được cố định chắc chắn.Cốp pha ghép sẵn thành khối hay tấm lớn phải đảm bảo vững chắc và
khi cẩu lắp bằng máy trục phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã được lắp trước.

- Những bộ phận chống đỡ cốp pha cần được đặt trên nền chắc chắn, tránh bị lún trong quá
trình thi công.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn khi tháo dỡ hệ thống cốp pha

- Chỉ được tháo dỡ cốp pha sau khi bê tông của kết cấu đã đạt cường độ cho phép và được
phép của cán bộ phụ trách.

- Khi tháo dỡ phải thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới, tháo dần từng bộ phận không
được kéo sập đồng thời từng mảng lớn.

- Khi tháo dỡ cốp pha từ trên cao công nhân phải đứng trên sàn thao tác an toàn. Nơi nào
không có sàn công nhân phải đeo dây an toàn được móc vào kết cấu vững chắc.

- Cốp pha, cột chống và thanh giằng sau khi tháo gỡ xong phải đưa ngay xuống sàn, không
được đặt gác lên các bộ phận chưa được tháo dỡ và phải xếp gọn gàng không làm cản trở
việc đi lại, gây va vấp và dẫm phải đinh đối với người làm việc. Khi cần đưa xuống thấp,
phải chuyển từng bộ phận. Cấm ném các bộ phận của hệ thống từ trên cao xuống.

- Xung quanh những chỗ tháo dỡ cốp pha ở trên cao, để đề phòng các bộ phận rơi vào +
người làm việc hoặc qua lại ở phía dưới, phải làm sàn che chắn, có rào ngăn và biển báo.
- Trong khi tháo cốp pha, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu
cọ hiện tượng kết cấu biến dạng như võng hoặc nứt thì phải ngừng tháo và báo ngay cho
cán bộ kĩ thuật thi công biết.

- Dùng lưới tổ ong bao che vị trí tháo, đề phòng vật tư rơi rớt qua khe hở mép sàn và rơi từ
trên xuống.

 An toàn lao động khi lắp dựng cốt thép


 Các nguy cơ có thể gây ra tai nạn lao động khi lắp dựng cốt thép

- Công nhân bị các đầu thanh thép đâm vào tay do không đeo găng tay khi buộc thép.

- Hệ khung và lưới thép sau khi buộc xong được cẩu lắp vào vị trí. Do đó có thể có nguy cơ
các chi tiết liên kết của hệ khung hoặc các lưới thép đó bị tuột hoặc bật ra, đặc biệt là với
hệ lưới thép nặng mà liên kết của các chi tiết là hàn dính. Dây cáp có thể bị tuột hoặc đứt
trong khi lắp hệ khung hoặc lưới thép.

- Cốt thép chất lên hệ ván khuôn quá nhiều và tập trung cục bộ, khiến một phần hoặc toàn
bộ hệ ván khuôn có thể bị hỏng hoặc sập.

- Công nhân buộc cột thép trên các cột, dầm và sàn ở trên cao có thể bị trượt ngã

- Công nhân hoặc máy vận chuyển các thanh thép ở trên cao gần các dây điện nên có thể bị
phóng điện hoặc chạm phải dây điện trần.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động khi lắp dựng cốt thép

- Khi liên kết cốt thép bằng phương pháp buộc, phải sử dụng ma ní để thi công. Công nhân
đeo găng tay trong quá trình buộc.

- Khi lắp đặt cốt thép các kết cấu như cột, dầm hoặc tường ở trên cao, công nhân phải đứng
trên sàn thao tác vứng chắc có lan can an toàn. Không được bám trên các khung hoặc lưới
thép của cột, dầm hoặc tường đó để thi công.

- Khi lên xuống phải có thang cố định chắc chắn, lan can có tay vịn, không được leo trên
khung hoặc lưới thép.

- Không được chất cốt thép trên sàn công tác hoặc trên hệ thống cốp pha quá tải trọng cho
phép trong thiết kế.

- Trước khi đưa các khung lưới cốt thép đến vị trí lắp đặt, phải kiểm tra các mối hàn, mối
buộc và các điểm treo buộc khi sử dụng dây cáp để cẩu và vận chuyển.

- Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện, trường hợp không cắt được điện phải có
biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.

 An toàn lao động trong công tác đổ bê tông


 Các nguy cơ gây tai nạn lao động lao động trong công tác đổ bê tông

- Hệ cốp pha và cột chống không đảm bảo khả năng chịu lực nên bị sập một phần hay toàn
bộ trong quá trình đổ bê tông.

- Sàn hoặc ván bắc cầu đi lại không chắc chắn hoặc quá yếu làm cho công nhân trong lúc
vận chuyển bê tông bị ngã.

- Các hốc để vận chuyển bê tông có kích thước không phù hợp khiến người công nhân
không chịu nổi trọng lượng của bê tông sau một thời gian làm việc.

- Các hốc có thể không chắc chắn nên bị bục, vỡ trong khi công nhân đang vận chuyển bê tông.

- Tư thế nhấc hốc lên vai hoặc đầu người công nhân không đúng, làm cho họ đau xương
sống lưng, đau đầu…

- Thùng đổ bê tông quá yếu nên có thể bị bục hoặc thủng trong quá trình cẩu và vận
chuyển.

- Cửa đổ bê tông bất ngờ mở ra do chốt khóa của thùng bị tuột hoặc hỏng.

- Dây cáp cẩu thùng đổ bê tông có thể bị tuột hoặc đứt trong khi vận chuyển thùng đổ bê tông.

- Công nhân có thể bị điện giật trong khi đầm bê tông bằng máy đầm do dây điện bị hở
hoặc vỏ máy đầm bị chạm mát điện.

- Khi sử dụng máy bơm bê tông, cần máy bơm chạm phải dây điện ở gần công trường, làm
cho công nhân đang làm việc có thể bị điện giật.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động trong công tác đổ bê tông

- Trước khi đổ bê tông các bộ phận kĩ thuật phải nghiệm thu tình trạng cốp pha, cốt thép,
cột chống đỡ và sàn thao tác để đề phòng sự cố gãy và đổ hệ cốp pha.

- Lối qua lại phía dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp
bắt buộc có người qua lại thì phải có tấm che ở phía trên lối qua lại đó (tấm che bằng lưới
B40).

- Ván sàn để công nhân vận chuyển bê tông phải chắc chắn và ổn định.

- Trước khi vận chuyển bê tông bằng cần trục, phải kiểm tra an toàn với cần trục, thùng
đựng vữa bê tông phải kín, chắc chắn, cửa thùng phải có chốt then cài để tránh bê tông bị
tụt ra bất ngờ.

- Khi đổ bê tông từ độ cao trên 1,5m xuống, để tránh hiện tượng phân tầng, có thể dùng
ống vòi voi hay máng nghiêng để đổ,công nhân phải đứng trên sàn thao tác vững chắc và
có lan can an toàn, đeo dây và đeo móc vào lan can an toàn.
- Khi đổ bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30º trở lên công nhân phải đeo
dây an toàn.

- Khi thi công bê tông ngoài trời,phải có lán che mưa nắng, ban đêm phải có đèn chiếu
sáng.

- Khi đầm bê tông bằng đầm rung, phải có biện pháp đề phòng điện giật và giảm tác hại do
rung động của máy đối với cơ thể.

- Trước khi làm việc, vỏ đầm rung phải được nối với phích cắm chuyên dụng, dây dẫn để
cấp điện phải có vỏ bọc bằng cao su.

- Trong lúc sử dụng đầm bàn, không dùng tay ấn trên đầm.

- Khi di chuyển đầm bàn, cần dùng dây kéo mềm, không được nắm vào dây dẫn điện hay
cáp điện để kéo vì dây có thể bị đứt và người sẽ bị điện giật.

- Khi nghỉ giải lao hoặc đi ra khỏi nơi làm việc phải tắt máy đầm.

- Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo hoặc giá đỡ, nếu làm vào ban đêm hoặc những
bộ phận kết cấu bê tông bị che khuất thì phải có đèn chiếu sáng.

 An toàn lao động trông công tác lắp ghép


 Các nguy cơ gây tai nạn lao động

- Sử dụng cần trục để lắp cẩu không đáp ứng với các thông số yêu cầu về trọng lượng,
khoảng cách và chiều cao lắp đặt các kết cấu nên dẫn tới trục bị quá tải, tay cần bị với,
cấu kiện bị kéo lê hoặc chạm vào các kết cấu đã được lắp đặt trước, gây sập đổ công trình
hay gãy đổ cần trục.

- Cấu kiện cẩu lắp đặt bị rơi do sử dụng các dụng cụ và phương pháp treo, buộc không
đúng kĩ thuật.

- Cấu kiện bị đổ, rơi khi điều chỉnh và cố định vào vị trí thiết kế.

- Người ngã từ trên cao xuống do đứng làm việc trên sàn thao tác không đeo dây an toàn

- Lắp ghép không đúng trình tự kĩ thuật, không đảm bảo sự ổn định của từng cấu kiện hay
của từng bộ phận công trường đã lắp ghép dẫn tới sập đổ hệ cấu kiện.

- Công nhân phục vụ công tác lắp ghép vi phạm nội quy, kỉ luật lao động và nội quy an
toàn lao động.

 Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động

- Bố trí và sắp xếp các cấu kiện trên mặt bằng cẩu lắp

- Đề phòng cấu kiện bị rơi khi treo buộc

- Đề phòng tai nạn lao động khi cẩu chuyển cấu kiện
- Đề phòng cấu kiện đổ hoặc rơi đúng lúc hạ, đặt và điều chỉnh

- Đề phòng tai nạn lao động khi lắp ghép các cấu kiện thép

- Đề phòng tai nạn lao động khi lắp ghép các cấu kiện bê tông cốt thép

 Công tác bốc xếp và vận chuyển

 Yêu cầu chung

- Khi vận chuyển vật liệu và sản phẩm hàng hóa phục vụ cho việc xây dựng, ngoài các yêu
cầu của phần này còn phải tuân thủ nội quy công trường.

- Tải trọng tối đa cho phép mỗi người lao động trên 18 tuổi khi bốc xếp, mang vác với
quãng đường không quá 60 m như sau: nam 50 kg, nữ 30 kg.

- Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng; phải quy định tuyến đường cho người và các loại
phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn.

- Trước khi bốc xếp - vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng và
quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an
toàn cho người và hàng.

- Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn, phải sử dụng các phương
tiện chuyên dùng hoặc phải duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ để bảo đảm an toàn cho
người và thiết bị.

- Khi vận chuyển chất nổ, chất phóng xạ, chất độc, thiết bị có áp lực và chất dễ cháy phải
sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

- Bốc xếp hàng vào ban đêm hoặc khi không đủ ánh sáng thiên nhiên, phải được chiếu sáng
đầy đủ. Khi bốc xếp các loại vật liệu dễ cháy nổ phải sử dụng đèn chống cháy nổ chuyên
dùng; không được dùng đuốc đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng.

- Bốc xếp các loại vật liệu nặng có hình khối tròn hoặc thành cuộn (thùng phuy, dây cáp,
cuộn dây...), nếu lợi dụng các mặt phẳng nghiêng để lăn, trượt từ trên xuống phải dùng
dây neo giữ ở trên, không để hàng lăn xuống tự do. Người tham gia bốc xếp chỉ được
đứng phía trên và hai bên mặt phẳng nghiêng.

- Khi vận chuyển các chất lỏng chứa trong bình, chai, lọ phải sử dụng các phương tiện
chuyên dùng; phải chèn giữ để tránh đổ vỡ.

- Không được chở xăng ê-ti-len cùng với các loại hàng khác.

- Người lao động bốc xếp các loại nguyên vật liệu rời như xi măng, vôi, bột, thạch cao,
phải được trang bị phòng hộ đầy đủ theo chế độ hiện hành.
- Bốc xếp và vận chuyển hóa chất ăn mòn, hóa chất độc hại, các bình khí nén, khí hóa lỏng
phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, rơi đổ. Không được để người dính dầu
mỡ bốc xếp và di chuyển các bình chứa ôxy và khí nén.

- Không được dùng vòi để hút xăng dầu bằng mồm hoặc dùng các dụng cụ múc xăng dầu
trực tiếp bằng tay, mà phải dùng các dụng cụ chuyên dùng. Khi múc rót axit phải làm từ
từ, thận trọng tránh để axit bắn vào người, không được đổ nước vào axit mà chỉ rót axit
vào nước khi pha chế. Người lao động thực hiện công việc này phải được trang bị đầy đủ
các phương tiện bảo hộ cá nhân.

- Xếp hàng lên toa tầu, thùng xe không được chất quá tải, quá khổ; phải chèn buộc chắc
chắn, tránh để rơi đổ, xê dịch trong quá trình vận chuyển.

- Khi xếp hàng trên xe:

- Đối với các loại hàng rời: gạch, đá, cát, sỏi,... phải chất thấp hơn thành thùng xe 2 cm và
có ván chắn hai đầu;

- Đối với các loại hàng chứa trong các bao mềm như xi măng, vôi bột,… được xếp cao hơn
thành xe nhưng không quá 2 bao và phải có dây chằng chắc chắn;

- Đối với các loại hàng cồng kềnh không được xếp cao quá 1,5 m tính từ mặt đường xe đi
(đối với xe người kéo hoặc đẩy) và phải có dây chằng buộc chắc chắn;

- Đối với các loại thép tấm, thép góc, cấu kiện bê tông có chiều dài lớn hơn thùng xe phải
chằng buộc bằng dây thép.

 Công tác an toàn với giàn giáo,giá đỡ và thang

Về tổ chức

 Không bố trí công nhân không đủ sức khỏe để làm việc trên cao như người có bệnh tim,
huyết áp hoặc mắt kém ...

 Công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động.

 Thiếu giám sát và kiểm tra thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời
các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.

 Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn hoặc mũ bảo hộ lao động ...

Nguy cơ gây tai nạn

 Giàn giáo đặt trên nền không vững và có thể bị lún.

 Sàn thao tác không có lan can an toàn, hoặc có nhưng lỏng lẻo, sàn thao tác có nhiều khe
và lỗ rộng hoặc sàn thao tác cách quá xa khu vực thi công.
 Sàn công tác không có thành chắn nên vật liệu hoặc dụng cụ làm việc có thể rơi xuống
người làm việc ở dưới.

 Sàn công tác quá yếu cũng là một trong những nguy cơ bị sập trong quá trình người và
vật liệu ở trên sàn đó.

 Không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn của giàn giáo. Người làm việc phải leo
trèo trên các khung giáo và có thể bị trượt ngã.

 Bố trí giàn giáo ở những nơi nguy hiểm như ở bên trên miệng hố hoặc lỗ, khiến người
làm việc khi trèo lên giáo có thể bị trượt ngã xuống hố hoặclỗ đó.

 Giàn giáo bố trí gần các dây điện, nguy cơ gây điện giật cho người làm việc.

 Giàn giáo bị quá tải và biến dạng. Như vậy, khả năng chịu lực đã bị suy giảm. Nếu vẫn cố
tình sử dụng giàn giáo đó, nguy cơ gây mất an toàn lao động là nó sẽ bị phá hoại nhanh
chóng và làm sập đổ hệ giàn giáo.

 Bố trí công nhân làm việc trên các tầng giáo liền kề nhau theo một phương có thể gây tai
nạn lao động do vật liệu hoặc dụng cụ rơi từ sàn làm việc tầng trên xuống sàn làm việc
tầng dưới.

Biện pháp tổ chức

 Yêu cầu đối với người làm việc:

- Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động (Nhóm 3).

- Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc
theo chế độ quy định.

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên
cao.

+ Bắt buộc phải đeo dây an toàn tại những nơi đã quy định;

+ Việc đi lại và di chuyển chỗ làm việc phải được thực hiện đúng nơi, đúng tuyến quy định.
Cấm leo trèo để lên xuống các tầng giáo hoặc tầng nhà. Cấm đi lại trên mặt tường, mặt dầm,
thanh giàn hoặc các kết cấu lắp ghép khác;

+ Bắt buộc mang giày BHLĐ khi thi công, cấm mang ủng lên giàn giáo.

+ Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn;

+ Không được đi dép không có quai hậu, guốc, giày cao gót khi làmviệc

+ Trước và trong quá trình làm việc cấm uống rượu, bia hoặc hút thuốc.
+ Công nhân phải có túi dụng cụ và đồ nghề cá nhân. Cấm vứt hoặc ném các loại dụng cụ và
đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống phía dưới;

+ Khi trời tối, mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 6 trở lên,không được làm việc trên
giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc gầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên.

+ Cần bố trí công việc hợp lý, sao cho công nhân không phải đi lại hoặc di chuyển vị trí công
tác nhiều lần trong ca làm việc.

 Thực hiện giám sát, kiểm tra an toàn khi làm việc trên cao

- Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công, đội trưởng sản xuất và cán bộ.

- Chuyên trách an toàn lao động có trách nhiệm thường xuyên giám sát và kiểm tra tình hình
an toàn lao động đối với những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những hiện tượng làm việc thiếu an toàn.

- Hàng ngày, trước khi làm việc, phải kiểm tra an toàn tại vị trí làm việc của công nhân, bao
gồm kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn và các phương tiện làm
việc trên cao khác.

- Sàn thao tác phải có thẻ kiểm tra mới được phép sử dụng: Màu xanh – Đạt/Màu đỏ - Không
đạt.

- Phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân.

- Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn,
mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.

- Khi kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy có tình trạng nguy hiểm như sàn
công tác yếu, giàn giáo bị quá tải, thì phải cho ngừng công việc và tiến hành khắc phục, sửa chữa
ngay. Sau khi thấy đã bảo đảm an toàn mới cho công nhân tiếp tục làm việc.

- Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành đúng kỷ luật lao động và nội quy an
toàn lao động khi làm việc trên cao. Trường hợp đã nhắc nhở mà công nhân vẫn tiếp tục vi
phạm nội quy an toàn lao động thì phải cho học tập và sát hạch lại về an toàn lao động, hoặc
xử lý theo quy định.

Biện pháp kĩ thuật:

 Khi không sử dụng giàn giáo:

- Hệ thống thang nôi phải được giữ chân một cách chắc chắn xuống nền để không cho
thang lật đổ khi có tải trọng ngang bất ngờ xuất hiện (do gió lớn hoặc xe, máy va chạm
vào) và bánh xe ở chân thang phải có hệ thống phanh.
- Khi dựng thang tựa, góc nghiêng của thang so với phuơng ngang khoảng 750, hay tỉ lệ
giữa chiều cao và bề rộng khi dựng thang là 4:1, là hợp lý nhất.

- Chân thang luôn được đặt trên nền cứng, ngang bằng và phải được cố định chắc chắn.
Không để dầu mỡ, đất, cát hay bùn bẩn ở vị trí đặt thang.

- Đầu thang cũng phải được cố định hoặc tì một cách chắc chắn vào công trình.

- Lưu ý vị trí đặt thang không bị ảnh hưởng bởi xe hoặc máy di chuyển trên công trường
(như bị chạm phải); không bị đẩy bất vào hoặc của sổ. Nếu không khắc phục được thì
phải có người cảnh giới phía dưới.

- Không nên làm việc liên tục trên thang quá 30 phút. Luôn xem xét và cân nhắc khả năng
thang bị quá tải do người và dụng cụ làm việc, như thang bị võng, bị nứt ...

 Khi sử dụng giàn giáo:

- Đối với những công việc làm cao trên 2m bắt buộc phải sử dụng giàn giáo.

- Giàn giáo bắt buộc phải có hệ thống giằng chéo để giữ ổn định cho cảhệ giàn giáo.

- Hệ giàn giáo phải cách xa các đường dây điện ít nhất là 6m.

- Sàn thao tác có độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn, đặc biệt là ở các
tầng giáo. Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn công tác và có ít
nhất 2 thanh ngang để phòng ngừa người ngã cao;

- Các lỗ trống trên sàn làm việc phải có lan can chắn xung quanh, biển cảnh báo.

- Mặt sàn thao tác không được trơn trượt. Nếu sàn làm việc là kim loại thì phải sử dụng loại
có gân tạo nhám.

- Không được làm việc đồng thời trên hai tầng sàn giàn giáo theo cùng một phương thẳng
đứng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.

- Khi vận chuyển vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho vật liệu va chạm
vào giàn giáo. Khi vật liệu còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m, phải hạ vật từ từ và đặt
nhẹ nhàng lên mặt sàn làm việc.

- Khi trời mưa to, giông bão hoặc gió mạnh cấp 6 trở lên, không được làm việc trên giàn giáo.

- Lúc tối trời hoặc vào ban đêm, chỗ làm việc và lối đi lại phải bảo đảm được chiếu sáng
đầy đủ.

- Hệ giàn giáo cao làm bằng kim loại, nhất thiết phải có hệ thống chống sét được tính toán
bởi những người có chuyên môn;
An toàn khi sử dụng cẩu
 CẨU:
Trước khi sử dụng cẩu trên công trường nhà quản lý phải cân nhắc một số vần đề sau:

- Các thiết bị thông báo tải trọng nâng và cảnh báo quá tải. Thiết bị này phải được nối với hệ
thống tự động ngắt các hoạt động của cần trục khi quá tải

- Hệ thống phanh luôn đảm bảo làm việc tốt

- Người sử dụng cần trục cần trau dồi cách sử dụng hàng ngày trước khi làm việc

- Luôn kiểm tra bu long liên kết thân của cần rục với móng xem có bị gỉ hay ăn mòn không

- Đảm bảo hệ thống neo cần trục với công trình luôn ổn định và chắc chắn theo hướng dẫn của
nhà sản xuất

- Không được vận hành cần trục nếu thấy các bộ phận cảnh báo, dây cáp, xích và thiết bị khác
bị mòn, hỏng hoặc không ổn định

- Khi vận chuyển hàng phải thông báo cho mọi người xung quanh để họ tránh xa. Cần di
chuyển một cách từ từ và thận trọng

- Khối lượng, kích cỡ và kiểu dáng vật nâng

- Tầm với xa nhất và bán kính công tác.

- Các yếu tố cản trở công tác nâng như đường dây điện trên không, tình trạng công trường và
kiểu nền.

- Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ hàng tháng và có biên bản kiểm tra.

- Người vận hành được đào tạo có chứng chỉ nghề và có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Nâng quá tải


- Khi giám sát hoặc người điều khiển thiết bị nâng không ước tính trước được khối lượng vật
nâng, mà điều này dễ xảy ra với các vật nâng không cóh ình dạng chuẩn, dẫn tới tình trạng nâng
quá tải, làm cho nhiều bộ phận cơ cấu nâng phải làm việc vượt quá công suất cho phép. Nếu
không được đào tạo đầy đủ, người điều khiển có thể hạ vật nâng xuống với tốc độ cao rồi hãm
đột ngột làm gãy cần cẩu. Mọi cẩu đều phải ghi rõ tải trọng cho phép và khi vận hành không
được vượt quá giới hạn đó.
VI. TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG

1. Quy trình An toàn lao động.

1.1. Mục đích:

- Để đảm bảo rằng không có ai xâm nhập vào công trường và các vấn đề gây nguy hại cho thiết
bị, tài sản và những người trong công trường.

- Để xác định và kiểm soát lối ra lối vào của nhân viên dự án và công nhân.

- Để xác định và kiểm soát lối vào và lối ra của xe, trang thiết bị và nguyên vật liệu.

- Để giám sát việc thi hành những quy tắc giao thông bên trong công trường.

- Để giữ an ninh và trật tự bên trong công trường.

1.2. Nguyên tắc chung:

Các thầu Quản lý dự án và các Trưởng An Toàn OLYMPIA sẽ cùng thiết lập các chương trình an
ninh kết hợp với Chủ đầu tư xây dựng và quản lý HSE, trong đó bao gồm các thủ tục an ninh và
các quy tắc, một hệ thống kiểm soát ra vào, an ninh, tổ chức, phân bổ bảo vệ, ca đêm, vv ... cho
các công trường xây dựng, và các phương tiện khác.

1.3. Quản lý lối vào:

(1) Khách.

- Tất cả các khách phải đăng ký tại cổng chính ra vào về họ tên, lý do vào, và tên và địa chỉ
của những người mà họ cần gặp để lấy thẻ vào cổng.

- Các khách trả lại thẻ cho bảo vệ khi họ rời khỏi công trường.

(2) Nhân viên công trường.

Tất cả các nhân viên công trường sẽ giữ một thẻ ID, được phát hành bởi quản lý an toàn. Các tài
liệu sau đây sẽ được ban hành bởi quản lý an toàn bằng Form mẫu:

- Mẫu Giấy chứng nhận an toàn.

- Hai tấm hình 2x3.

- Một bản sao CMND hoặc hộ chiếu.

- Sẽ cấp "thẻ ra vào tạm thời", mà sẽ được thay thế bằng thẻ ra vào công trường trong vòng 3 ngày...

(3) Xe cộ.

- Xe tải và xe khác mang theo bất kỳ thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hàng hoá khác vào
công trường phải dừng lại ở cửa để được kiểm tra và xác định.
- Khi xe rời khỏi công trường, các lái xe sẽ đưa bảo vệ một thẻ Chất liệu cho thấy các mô tả và
số lượng hàng hóa bị được bỏ đi.

2. Trạm quản lý giao thông.

2.1. Lối vào công trường:


- Lối vào hoặc thoát ở công trường thì chỉ qua cổng chính. Mọi người và xe nhập vào hoặc rời
khỏi công trường có thể biết được.
- Các nhà cung cấp được phép vào công trường, khi trình phiếu giao hàng hợp lệ. các nhà cung
cấp sẽ ở lại công trường để sắp xếp ngăn nắp hàng của họ.
2.2. Cổng an ninh chính:
- Những bộ phận bảo vệ An ninh sẽ ở vị trí làm việc 24 giờ mỗi ngày, tại cửa chính và sẽ kiểm
tra mọi người và xe ra,vào công trường.
- Tất cả các nhân viên trên công trường bao gồm cả công nhân phải đeo ID. Thẻ đó phải được
đeo mọi lúc. Bảo vệ sẽ kiểm tra tất cả thẻ ID của họ. khi ra vào công trường.
- Tất cả vật chất và trang thiết bị chỉ được phép xuất ra công trường, với sự chấp thuận bằng văn bản.
2.3. Văn phòng, kho bãi và hàng rào:
- Văn phòng, nhà kho và bãi rào, khi cần thiết, sẽ có hàng rào tạm, độc lập với bảo vệ làm
nhiệm vụ 24 giờ mỗi ngày.
- Chỗ an ninh trên công trường được đảm bảo bởi nhà thầu, tuy nhiên những người khác thầu phụ
phải cung cấp người canh gác để quản lý an ninh của khu vực mặt bằng và khu vực làm việc.
3. Quy định an toàn giao thông.
- Lúc bắt đầu khởi công công trình, BCH CT sẽ thành lập quy định giao thông. Quy tắc giao
thông yêu cầu tất cả tài xế phải có giấy phép lái xe hợp lệ (được chấp nhận bởi quy định địa
phương), giới hạn tốc độ, lộ trình chạy, bãi đậu xe, kiểm tra và yêu cầu bảo trì cho xe, hình
phạt cho vi phạm...
- Mọi người điều khiển xe và những người đi bộ sẽ chính xác quan sát những quy tắc Giao
thông. Ra khỏi Chỗ, những luật lệ lưu thông địa phương sẽ được quan sát.
3.1. Tốc độ giới hạn.
- Tốc độ tối đa bên trong công trường (cho) mọi xe có động cơ và thiết bị sẽ là 5 km/giờ.
- Luật giao thông đường bộ quy định được áp dụng trong phạm vi công trường.
- Xe ô tô và xe máy tư nhân không được phép vào khu vực xây dựng..., với ngoại lệ của xe theo yêu
cầu của chủ nhân và nhà thầu tư vấn, cần thiết cho việc kiểm tra các công trình, và đậu khoảng một
thời gian ngắn. Không gian đậu xe sẽ được dành riêng cho xe ô tô tư nhân và xe máy.
- Tất cả các loại xe vào công trường cũng sẽ được duy trì, bảo hiểm đối và được đánh dấu bằng
nhận dạng dự án.
3.2. Giao thông/ tái định lộ trình.
Đây là trách nhiệm của dự án để phối hợp với các cơ quan chính phủ để có giải phóng mặt bằng
là để tái định tuyến, đóng cửa các đường phố, vv ... dấu hiệu giao thông phải được đặt tại khu vực
làm việc chung để hỗ trợ lưu lượng giao thông tại công trường.
4.An toàn lao động trong thiết kế mặt bằng thi công:
- Công trường phải có hàng rào để ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo an ninh bên trong công trường.
- Văn phòng làm việc, khu vực nghỉ ngơi của công nhân nên đặt ở đầu hướng gió chủ đạo.
- Đường đi lại cho xe và thiết bị thi công phải đủ rộng và hợp lý và phải lắp lối đi an toàn cho
người đi lại.
- Kho vật liệu trên công trường phải bố trí ở những nơi bằng phẳng và thoát nước tốt.
- Vật liệu trên công trường phải được xếp gọn gàng, không gây cản trở đi lại, tốt nhất là nên
phân thành từng khu riêng biệt, có biển cảnh báo và chỉ dẫn khu vực thi công.
- Trạm biến thế điện trên công trường phải có rào ngăn và biển báo, cầu dao điện, cầu chì hoặc
thiết bị đóng cắt điện phải có hộp, khóa và được đặt ở nơi khô ráo và phải có hàng rào bảo vệ.
- Cần phải có bể chứa và đường ống cung cấp đủ nước sinh hoạt, phục vụ các công việc như đổ
bê tông, xây và trát…và chữa cháy.
- Ban đêm phải bố trí đèn bảo vệ đặc biệt tại các kho bãi hoặc đèn tại các khu vực có các hố
đào, mương hoặc rãnh.
- Hệ giàn giáo phải có hệ thống thu sét nếu không được liên kết chặt chẽ với hệ thống tiếp đất
của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng thi công.
- Bản vẽ lối thoát hiểm.
- Bản vẽ hệ thống điện tạm, nước.
5. An toàn cho công trình liền kề và hạ tầng xung quanh

+. Mục đích:

Việc xây dựng công trình không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu xung
quanh, điều đó gây thiệt hại lớn về vật chất cũng như tinh thần cho cư dân sống tại khu vực xung
quanh công trình đang thi công. Chính vì vậy, việc thi công công trình cần phải có những biện
pháp, giải pháp để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh công trường như hệ thống công
trình liền kề, hệ thống hạ tầng, cây xanh và dân cư sống xung quanh công trình.

+. Biện pháp:

Vấn đề an toàn cho công trình xung quanh trong thi công là điều quan trọng, cần có những biện
pháp hợp lý và khả thi trong suốt quá trình thi công.

- Về bao che:

+ Bố trí hàng rào tạm xung quanh với chiều cao tiêu chuẩn  2m để hạn chế người lạ vào công
trình.

+ Khi thi công trên cao công trường sẽ lắp đặt hệ thống giáo bao che bằng lưới chống bụi và hệ
lưới hứng vật rơi.

- Về chiếu sáng:

Bố trí xung quanh hàng rào các đèn neon hay đèn cao áp với khoảng cách hợp lý đảm bảo độ
sáng cho công trường khi thi công vào đêm.

- Về các loại biển báo:

Thiết kế và lắp dựng các loại biển báo giúp người nhân xung quanh và công nhân trong khu vực
biết được khu vực nguy hiểm và có biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn.

- Về hạ tầng, cây xanh xung quanh công trường:

Khi tiến hành thi công nhà thầu sẽ nghiên cứu hệ thống hạ tầng hiện hữu, đánh giá khả năng chịu
lực cho tải trong của các phương tiện phục vụ thi công. Từ đó sẽ đưa ra các biện pháp xử lý, gia
cố những vị trí cần thiết bằng cách gia cường đan bê tông cốt thép, đặt các tấm thép dày 2-3cm
tùy theo tải trọng, kết cấu để đảm bảo không gây ra hư hại cho hệ thống hạ tầng hiện hữu. Biện
pháp sẽ được đệ trình và duyệt bởi đơn vị Tư vấn trước khi thi công.

Bố trí các điểm quan trắc lún xung quanh công trình để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thông báo chung:

Khi nhà thầu phụ chuẩn bị thi công một hạng mục công việc mà có thể gây ra sự mất an toàn cho
các công trình xung quanh thì nhà thầu phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra để đảm bảo an toàn
tuyệt đối trong suốt quá trình thi công.

Khi thi công nếu gây trở ngại đến người dân xung quanh nhà thầu bố trí các biển báo và có người
trực để đảm bảo không ảnh hưởng đến con người đi lại xung quanh

6. Sơ đồ mặt bằng công trường

VII. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ, PHƯƠNG
TIỆN CÁ NHÂN
Các phương tiện Bảo hộ lao động.

MẪU BẢO HỘ LAO ĐỘNG SỬ DỤNG TẠI DỰ ÁN VINHOMES SMART CITY


CHỦNG LOẠI MẶT TRƯỚC MẶT SAU GHI CHÚ
Áo phản quang
công nhân, công
nhật

Aó phản quang thợ


điện.

Aó phản quang
dành cho lái cẩu, xi
nhan cần trục.vận
hành máy xúc, máy
đào….

Áo phản quang
dành cho kĩ Cán bộ
kĩ thuật

Aó phản quang
dành cho CBAT
 An toàn khi sử dụng dụng cụ BHLĐ:
- Trang bị thích hợp với công việc.
- Phương tiện BHLĐ phải vừa vặn và trong tình trạng sử dụng tốt.
- Bảo quản kỹ lưỡng khi sử dụng xong.
 Y phục:
- Áo bảo hộ lao động tay dài có cổ, quần dài.
- Y phục màu sắc phải sáng, dễ thấy (Áo phản quang).
 Giày:
- Mũi thép.
- Ủng cao su có mũi thép.
 Bảo vệ đầu:
- Phải đội mũ an toàn trong công trường trừ khi trong văn phòng, trong những khu vực
nghỉ ngơi, ăn uống hay trong buồng lái của xe.
- Không được phép đội bất kỳ các loại nón khác thay thế nón bảo hộ lao động.
- Nón phải có quai khi làm việc trên cao.
- Tất cả mọi người phải đội nón an toàn trong công trường, không ngoại trừ công việc nào.
 Bảo vệ mắt:

- Công nhân phải đeo kính an toàn đểt bảo vệ toàn bộ khuôn mặt cho công việc
- có nguy cơ tổn thương
do tia lửa, bụi, chất lỏng nguy hiểm hoặc axít và bức xạ có hại cho sức khỏe.

- Ví dụ: Hàn/Cắt, hàn/cắt gió đá, đục bêtông…


 Bảo vệ tay:
- Găng tay bảo vệ khi làm việc bốc dỡ hàng,
tiếp xúc với các vật liệu có tính ăn mòn hay

độc hại, thô ráp và/ hoặc sắc bén, thiết bị

điện sống…sử dụng các công cụ hàn, mài, cắt…

 Làm việc trên cao/phòng chống ngã cao:


- Tất cả những người làm việc trên cao 1.5m
trở lên,hoặc làm việc ở khu vực nguy hiểm bắt buộc
phải mang dây an toàn.
 Bảo vệ hô hấp:
- Bảo vệ hô hấp và mặt nạ cho bụi bẩn, và các khí
và hơi xông lên gây hại cho sức khỏe của người

lao động.

 Bảo vệ thính giác:


- Sử dụng nút hoặc đồ chụp lỗ tai khi làm việc ở khu
vực có độ ồn lớn hơn 85dbA, đặc biệt khi đóng cọc và đục bê tông
VIII. QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Quản lý sức khỏe

Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động

1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải
được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm
việc tại cơ sở lao động.

2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động
đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc
với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc
tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có
yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các
bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh
đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức
khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của
người lao động.
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động

1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:

a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;

b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại
cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).

2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:

a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với
trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động
làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

b) Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với
trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động
làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

c) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);

d) Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu

1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu
phải căn cứ vào các yếu tố sau:

a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;

b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;

c) Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;

d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;

đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).

2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm
khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được
bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).

3. Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo
quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ
hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu
để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng
dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu.

4. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.

5. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các
phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng
sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để cho người lao động biết và sử
dụng khi cần thiết.

6. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm
công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình
trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
Quy định về túi sơ cứu

1. Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ
lấy, có ký hiệu chữ thập.

2. Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu

1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:


a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc
phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời
gian làm việc;

Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.

b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng
người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp
cứu;

b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công
tác sơ cứu, cấp cứu.

3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số
lượng ngườilao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp
cứu;

b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công
tác sơ cứu, cấp cứu.

4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu
trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu

1. Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực
sơ cứu, cấp cứu.

2. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:

a) Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được
thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);

b) Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công
tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động;
c) Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5
ban hành kèm theo Thông tư này.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động,
hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề
nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn
biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.

2. Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động theo quy định tại
Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

3. Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc.

4. Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp
cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện
sơ cứu, cấp cứu.

2. Kế hoạch môi trường lao động


Vệ sinh khu làm việc

1. Khu vực làm việc phải được giữ gìn sạch sẽ và được dọn dẹp đi tất cả rác thải,
phế liệu.
2. Những mảnh gỗ lổm chổm, đinh phải được dọn tránh khỏi lối đi và nhổ đinh.
3. Tất cả những phế liệu phải được thu nhặt và chứa trong thùng chứa thích hợp. Tất cả
nguyên vật liệu được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
4. Bulong, con tán…phải được chứa trong thùng, hộp và được chuyển ra khỏi nơi làm việc khi
không còn sử dụng nữa.
5. Tất cả dụng cụ và thiết bị phải được trả về vị trí cũ sau khi sử dụng xong.
6. Lưu ý đặc biệt về việc gom nhặt và tồn trữ các loại giẻ lau dầu, thùng sơn và bất kỳ loại
thùng chứa nào chứa hóa chất dễ gây cháy nổ.
7. Triệt để tránh các khả năng gây ra trượt té bởi những vết dầu, chất lỏng chảy tràn trên đất…
Bằng cách lau sạch hoặc rải những chất có tính hút ẩm trên khu vực.
8. Lối đi, giàn giáo và cầu thang cần được để trống trải, không được để dây điện, ống cao su
và những dụng cụ nhỏ.
9. Que hàn điện, que hàn điện còn dư…cần phải đem sạch ra khỏi nền, sàn hoặc trên tấm lưới
sàn.
10. Tất cả các nhà thầu bắt buộc phải có thùng chứa các loại rác, vật tư trong khi thi công. Nếu
không có, chúng tôi buộc phải ngưng công việc. Thùng chứa rác phải đặt tại nơi quy định.
Rác và vật tư, thiết bị không sử dụng phải được chuyển ra khỏi công trường càng sớm càng
tốt.
11. Khu vực tập kết vật liệu thi công và rác thải phải được sự đồng ý của đại diện tư vấn giám
sát thi công. Cần phải được đặt đúng nơi quy định.
12. Rác trong khu vực thi công và nơi tập kết cần phải được định kỳ dọn dẹp sạch sẽ
hằng ngày.
Vệ sinh khu công trường

1. Công trường luôn cần được giữ sạch sẽ và gọn gàng để tránh rủi ro và cải thiện điều kiện
làm việc chung,không để nước đọng trên bề mặt công trường.
2. Rác, gổ, giấy vụn và những chất dể cháy khác không được vứt lung tung, bừa bải mà phải
được thu dọn thường xuyên.
3. Đường điện công trường phải được mắc sao cho không làm vướng bước người làm và cũng
không bị thiết bị khác làm hỏng.
4. Đường điện bên trên phải cao đủ mức để không cản trở đi lại và sự hoạt động của xe cộ,
phương tiện.
5. Phải đặc biệt chú ý giữ không để rác vụn công trường bám vào cầu thang, giàn giáo, sàn
thao tác hoặc các chổ cao khác.
6. Những thiết bị, vật liệu cần được lưu giữ sao cho không cản trỡ việc dùng tới các thiết bị
thiết yếu như: bình chữa cháy, họng nước chữa cháy, van an toàn, thiết bị đóng ngắt, lối
thoát hiểm…
7. Từng nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm giữ gìn sự sạch sẽ, ngăn nắp của nơi làm việc
cũng như toàn bộ công trường.
8. Bố trí nhà vệ sinh khu vực thi công để cho công nhân sử dụng.
LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG

+ Vấn đề môi trường trong thi công

Khi chất lượng công trình được yêu cầu càng cao thì công tác quản lý môi trường, vệ sinh môi
trường, an toàn lao động là rất quan trọng. Trong quản lý thi công xây dựng, bộ phận thi công
luôn kết hợp các biện pháp thi công với công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi
trường.

Công tác quản lý thi công công trường xây dựng: Trụ sở cơ quan Thành Ủy Hà Nội đang tập
trung kiểm soát các vấn đề môi trường như sau:

- Nguồn phát sinh chất thải trong thi công.


- Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Giữ gìn mỹ quan khu vực thi công và khu vực lân cận.
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI TRONG THI CÔNG

Lưu ý: Chất thải lỏng từ nhà vệ sinh (công nhân và khối văn phòng) sẽ chảy vào bể tự
hoại sau đó thoát ra hệ thống thoát nước công cộng.

 CHẤT THẢI KHÍ:


Để giảm lượng khí thải do máy móc thiết bị sử dụng nhiên liệu thải ra môi trường
thì phải:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưởng các loại máy móc, thiết bị.
- Đối với các loại máy đã hư hỏng nặng không còn đảm bảo yêu cầu khí thải thì phải thay
thế bằng máy khác.
 CHẤT THẢI RẮN:

IX. ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

+ Thủ tục tình trạng khẩn cấp công trường

+ Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

1.Thủ tục tình trạng khẩn cấp công trường

Chuẩn bị khẩn cấp là trạng thái sẵn sàng của người lãnh đạo phải có để giảm thiểu hậu quả
của mất mát sau một tai nạn đã xảy ra. Mục tiêu của phần này là để đảm bảo rằng công ty
đã phát triển và truyền đạt kế hoạch này sẽ cho phép quản lý hiệu quả các trường hợp khẩn
cấp.

2.Mục đích

2.1 Các thủ tục này được dự định để cung cấp cho tất cả các nhân viên với các hướng dẫn rõ
ràng về hành động được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp để giảm thiểu tác động của
tình trạng khẩn cấp và để bảo vệ.

2.1.1 Chấn thương,

2.1.2 Các tài sản, bao gồm cả những tài sản của CĐT và Nhà Thầu.

2.1.3 Môi trường trong và xung quanh nơi làm việc,

2.1.4 Danh tiếng của công ty và khả năng để tiếp tục đáp ứng hoạt động của nó và sự cam
kết xây dựng.
3.Phạm vi

3.1 Các thủ tục chỉ bao gồm các cơ sở và các hoạt động thuộc trách nhiệm của dự án.

3.2 Các loại sự cố được dự kiến trong việc chuẩn bị hướng dẫn này bao gồm:

- Cháy và nổ

- Sập đổ công trình

- Ngã cao

- Mất ổn định

- Dịch bệnh

- Thoát hơi gas

- Hành động phạm tội hình sự

- Sự cố tràn dầu và hóa chất

- Giao thông tắc nghẽn

3.3 Các sự kiện nêu trên sẽ chỉ được leo thang trở thành một trường hợp khẩn cấp nếu:

- Sự kiểm soát bị mất đến mức độ nào đó;

- Hành động ngay lập tức được yêu cầu;

- Những người khác, không phải ngay lập tức kết nối với các vụ việc, có liên quan;

- Các vụ việc phức tạp, có thể liên quan đến nhiều vụ tai nạn;

Một số ví dụ là, cháy cần phải sơ tán nhân viên khỏi một khu vực, sự sụp đổ của giàn
giáo, vụ nổ bình khí hoặc bình gió, cấu trúc nâng, hóa chất đổ ra ngoài …

4. Thủ tục

4.1 Báo động và huy động

4.1.1 Trong trường hợp khẩn cấp, các thủ tục sau đây cần được tuân thủ để đảm bảo thông
tin được chuyển đến sự nhóm ứng phó tình trạng khẩn cấp, nhóm này có trách nhiệm lập
kế hoạch ứng phó;

4.1.2 Mọi người trên công trường có trách nhiệm khi biết vụ việc nên nâng báo động bằng
cách thông báo giám sát của mình hoặc bất cứ ai khác phụ trách.

4.1.3 Thông điệp này phải được chuyển cho Phòng An toàn dự án, bằng cách:

Radio,

Điện thoại hoặc

Một người đưa tin


Phòng An toàn dự án cần đánh giá tính chất, mức độ của vụ việc và đảm bảo an toàn
của công nhân trên công trường được giữ gìn đối với tình trạng này.

4.2 Thông báo

4.2.1 Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các nhân viên trên công trường sẽ được thông
báo bằng mọi phương tiện để sơ tán và tập trung tại khu vực quy định.

4.2.2 Phòng An toàn Nhà Thầu hoặc Phòng An toàn dự án thông báo cho các dịch vụ khẩn
cấp và cơ quan theo chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng bảo hộ lao động. Chính quyền và các
bên thông báo như sau:

 Sở LĐ-TB-XH địa phương,


 Sở Môi trường địa phương,
 Cảnh sát hoặc Cảnh sát giao thông,
 Luật sư tư vấn, cố vấn tài chính và bảo hiểm,
 Các khách hàng, bao gồm bất kỳ không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi tình trạng
khẩn cấp, nhưng những người đó có thể bị thiệt hại nặng.
4.3 Tập trung đám đông (trong trường hợp di tản)

4.3.1 Tất cả nhân viên trên công trường được tập trung tại khu vực quy định theo chỉ dẫn của
các đội ứng phó.
4.3.2 Số lượng nhân viên sẽ được kiểm tra và báo cáo.
4.3.3 Đội chữa cháy không chuyên cho những vụ cháy nhỏ.
4.3.4 Nhóm cấp cứu để kịp thời điều trị cho công nhân bị thương được cáng đến hoặc bị
thương tại hiện trường.
4.3.5 Người được bổ nhiệm chính cho tình trạng khẩn cấp báo cáo cho người điều khiển tình
trạng khẩn cấp.
4.3.6 Thoả thuận để chuyển tải thương vong đến bệnh viện gần đó.
Nếu các đội cấp cứu có khả năng xử lý tình hình, chính quyền không được thong báo về tình
hình cứu hộ. Tuy nhiên, thông tin phù hợp phải được báo cáo và gửi cho cơ quan theo yêu cầu.
4.4 Những hoạt động sau tình trạng khẩn cấp
4.4.1 Tiến hành điều tra bởi một lực lượng đặc biệt theo chỉ định của Giám đốc dự án
4.4.2 Ước tính thiệt hại trong trường hợp khẩn cấp.
4.4.3 Yêu cầu sự tham gia của các chuyên gia của đại lý bảo hiểm thiết bị hoặc nhà thầu
trong quá trình điều tra.

4.4.4 Vật tư thiết bị cứu hộ đối với tình trạng khẩn cấp.

4.4.5 Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng.

4.4.6 Chỉ định người phòng hờ nếu có sự tiềm ẩn tái phát cháy hoặc nổ bộc phát bất ngờ.

4.4.7 Báo cáo tai nạn, yêu cầu bồi thường của công nhân và yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
4.5 Danh sách điện thoại tình trạng khẩn cấp\

4.5.1 Nhân viên quản lý / Nhân sự chủ chốt

 Quản lý dự án
 Quản lý xây dựng
 Chỉ huy trưởng
 Cán bộ an toàn
4.5.2 Người được bổ nhiệm lãnh đạo tình trạng khẩn cấp gồm

 Người điều khiển tình trạng khẩn cấp


 Phó điều khiển tình trạng khẩn cấp
 Điều phối viên tình trạng khẩn cấp
 Người kiểm soát khu vực tập trung
 Trưởng Nhóm phòng cháy chữa cháy
 Trưởng nhóm sơ cấp cứu
 Điều phối viên di tản
5. Trách nhiệm

5.1 Nhóm quản lý dự án

5.1.1 Thiết lập tổ chức đội cấp cứu.

5.1.2 Chỉ định bổ nhiệm trưởng nhóm cấp cứu.

5.1.3 Xây dựng, cập nhật, và thực hiện kế hoạch hành động tình trạng khẩn cấp.

5.1.4 Đảm bảo đào tạo cho các thành viên nhóm hành động như là đội cứu hỏa và đội sơ cấp
cứu.

5.2 Phòng quản lý an toàn dự án

5.2.1 Hỗ trợ việc quản lý xây dựng, thực hiện và truyền đạt kế hoạch hành động khẩn cấp.

5.2.2 Tổ chức tập huấn cho các thành viên nhóm hành động khẩn cấp

5.2.3 Truyền đạt các kế hoạch hành động khẩn cấp đến các thành viên chủ chốt được bổ
nhiệm.

5.3 Giám sát an toàn nhà thầu

5.3.1 Hỗ trợ trong việc di tản và tập trung các công nhân trên công trường.

5.3.2 Kiểm đếm số lượng nhân viên và báo cáo cho người kiểm soát khu vực tập trung.

5.3.3 Kiểm soát hành vi của công nhân tại khu vực tập trung.
 Mẫu báo cáo số lượng nhân viên tình trạng khẩn cấp
 Mẫu nhật ký tình trạng khẩn cấp
 Mẫu Kiểm tra những đề mục tình trạng khẩn cấp

BÁO CÁO NHÂN SỰ KHẨN CẤP

Ngày
Báo cáo bởi:
và giờ

Số nhân viên
Tên công ty/thầu Người khác (khách,
STT (Giám đốc, kỹ sư, Số công nhân Tổng
phụ nhà cung cấp)
giám sát)

1.
2.
3.
4.
5.

Tổng cộng:
Nếu phát hiện, xin vui lòng gửi mẫu này đến điểm tập trung.

Nhật ký sự kiện khẩn cấp


Nếu phát hiện, xin vui lòng gửi mẫu này đến người điều phối điểm tập trung.

Ngày
và Báo cáo bởi:
giờ:
Thời gian xảy Người chịu trách
STT Những hoạt động Ghi chú
ra sự kiện nhiệm

1
KIỂM TRA NHỮNG ĐỀ MỤC TTKC
Nếu phát hiện, xin vui lòng gửi mẫu này đến người điều phối tình trạng khẩn cấp.
Kiểm tra
Ngày và giờ: bởi:

STT /X/
Đề mục TTKC Ghi chú
. NA

1. Kế hoạch công trường


2. Sơ đồ phân phối điện
3. Sơ đồ hệ thống PCCC và thiết bị

4. Danh sách các nhân viên, nhà thầu và công nhân

5. Danh sách điện thoại TTKC

6. Kế hoạch hành động khẩn cấp / thủ tục

7. Nhật ký sự kiện khẩn cấp

8. Đèn khẩn cấp

9. Rìu lính cứu hỏa / xà beng/ cuốc

10. bảng dữ liệu chất liệu an toàn /hóa chất

11. Bảng hiệu tránh xa/dây cảnh báo….

12. Hộp sơ cấp cứu/thuốc nhỏ mắt

13. Cáng cứu thương

14. Hóa chất phù hợp/ giầy / bao tay / mặt nạ

15. Máy đo PH

: Đạt X: Không đạt NA: Không áp dụng

2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

1. GIỚI THIỆU

1.1 Mục đích


Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp này cho phép Nhà Thầu lập kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị
và trang bị cho mình để ngăn ngừa thương tích cho nhân viên, nhà thầu và người lao
động và để giảm thiểu thiệt hại tài sản trong trường hợp khẩn cấp và / hoặc thiên tai.

Kế hoạch này được truyền đạt đến tất cả nhân viên, nhà thầu và công nhân, đặc biệt
là những người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện kế hoạch này là rất quan trọng.

Sự rèn luyện thường xuyên sẽ đảm bảo hiệu quả thực hiện.

1.2 Định nghĩa

Với mục đích của kế hoạch này, trường hợp khẩn cấp có thể được định nghĩa là một
sự cố không mong đợi mà kết quả gây thương tích nặng, cháy, nổ, tràn hóa chất, phát
thải các loại khí độc hại…

2. TỔ CHỨC
2.1 Sơ đồ tổ chức tình trạng khẩn cấp

Điều khiển TTKC


Nguyễn Ngọc Thanh

Phó điều khiển, điều phối TTKC


Nguyễn Đăng Ảnh

Thương lượng chính quyền Tư vấn KT


Cù Đại Phú Trần Văn Mạnh

Điều phối ĐTT Trưởng nhóm SCC Trưởng nhóm CC Trưởng nhóm ST
Nguyễn Văn Thiệu Phạm Văn Chiển Nguyễn Đức Thành Nguyễn Văn Điểm

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Ghi chú:
TTKC: tình trạng khẩn cấp

ĐTT: điểm tập trung

SCC: sơ cấp cứu

CC: chữa cháy

ST: sơ tán

2.2 Nhóm ứng cứu khẩn cấp

Các nhân viên sau đây sẽ được bổ nhiệm làm nhân sự chủ chốt (trong ứng cứu khẩn
cấp), sẽ được giao trách nhiệm cho việc thực hiện kế hoạch ứng khẩn cấp.

Nhân sự chủ chốt Tên Vị trí hiện tại


Người kiểm soát TTKC Nguyễn Ngọc Thanh Chỉ huy trưởng
Người phó kiểm soát, điều phối TTKC Nguyễn Đăng Ảnh Chỉ huy phó
Người điều phối điểm tập trung Nguyễn Văn Thiệu CBQS
Tư vấn kỹ thuật Trần Văn Mạnh Trưởng bộ phận VP
Thương lượng chính quyền Cù Đại Phú Trưởng ban AT
Trưởng nhóm Sơ cấp cứu Phạm Văn Chiển CBAT
Trưởng nhóm chữa cháy Nguyễn Đức Thành CBKT
Trưởng nhóm sơ tán Nguyễn Văn Điểm CBKT

Nhóm sơ cấp cứu:

Phạm Duy Tân Trưởng nhóm sơ cấp cứu


Công nhân HSE
Hà Thị Trọng Y tá

Nhóm chữa cháy nghiệp dư:

Nguyễn Đức Thành Trưởng nhóm chữa cháy


Mai Văn Liêu CBKT
Công an PCCC quận Nam
Từ Liêm

Nhóm sơ tán:

Trưởng nhóm sơ tán Tổng quát Nguyễn Văn Điểm


Tất cả Giám sát công trường
Thầu phụ
Bảo vệ trực Kênh truyền đạt

2.3 Điện thoại khẩn cấp

Trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp, các nhân viên sau đây cần được liên lạc và xin ý
kiến chỉ đạo trước khi liên lạc với dịch vụ khẩn cấp công cộng và / hoặc Văn phòng
Chính quyền địa phương.

Vị trí hiện tại


Tên Di động
BCH CT - DELTA
Chỉ huy trưởng Nguyễn Ngọc Thanh 0988.566.277
Chỉ huy phó Nguyễn Đăng Ảnh 0985.552.819
Trưởng bộ phận VP Trần Văn Mạnh 0389.986.328
Trưởng ban An toàn Cù Đại Phú 0912.166.599
CBAT Phạm Văn Chiển 0967.633.684
CBAT Hà Thị Trọng 037.388.7857
Dịch Vụ Khẩn Cấp

STT BỆNH VIỆN ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI


Thôn Phú Thứ, Tây Mỗ, Từ 02438390667
1 TRẠM Y TẾ PHƯỜNG TÂY MỖ
Liêm, Hà Nội

Số 2, ngách 371/10 Đại Mỗ, 02438390740


2 TRẠM Y TẾ PHƯỜNG ĐẠI MỖ
Từ Liêm, Hà Nội

PHƯƠNG TIỆN
1 VINASUN TAXI 38.27.27.27
2 MAILINH TAXI 38.38.38.38
3. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM:
3.1 Người điều khiển tình trạng khẩn cấp
a) Đứng đầu và chỉ đạo đội ứng cứu khẩn cấp.
b) Quen thuộc với từng bộ phận chức năng của kế hoạch.
c) Xác định nguyên nhân gây báo động và ngay lập tức đến hiện trường để quyết định và
hướng dẫn như yêu cầu.
d) Báo cáo đến trung tâm kiểm soát.
e) Quyết định việc cần thiết phải tổng sơ tán.
e) Đại diện các công ty trong cuộc họp báo và / hoặc phát hành báo cáo cho báo chí theo
chỉ đạo của Nhà Thầu.
3.2 Phó kiểm soát tình trạng khẩn cấp
a) Hành động khi người điều khiển tình trạng khẩn cấp vắng mặt.
b) Hỗ trợ người điều khiển tình trạng khẩn cấp.
c) Giám sát sơ tán an toàn.
d) Giám sát các nhiệm vụ an ninh và kiểm soát.
e) Đảm bảo bảo vệ an toàn các tài liệu quan trọng.
3.3 Điều phối tình trạng khẩn cấp
a) Lập kế hoạch với người điều khiển tình trạng khẩn cấp và điều phối mọi hoạt động liên
quan.
b) Thành lập trung tâm kiểm soát.
c) Giám sát việc thiết lập các điểm tập trung.
d) Liên hệ và phối hợp với chính quyền.
e) Hỗ trợ các cơ quan điều tra để xác định nguyên nhân.
3.4 Điều phối điểm tập trung
a) Thiết lập và kiểm soát điểm tập trung
b) Thu thập tờ báo cáo điểm danh từ những lãnh đạo đội di tản và bất kỳ thông tin khác có
liên quan, chẳng hạn như tỉ lệ thương vong, vv
c) Hoạt động cứu hộ trực tiếp theo yêu cầu.
3.5 Cố vấn kỹ thuật
Tư vấn và hướng dẫn người điều khiển tình trạng khẩn cấp trên tất cả các vấn đề liên quan
đến chi tiết về các giai đoạn khác nhau của công tác xây dựng.
3.6 Nhóm chữa cháy nghiệp dư
a) Chạy đến trung tâm đám với một bình chữa cháy.
b) Cô lập nguồn cung cấp điện trong khu vực bị ảnh hưởng.
c) Chữa cháy theo chỉ đạo của trưởng nhóm.
d) Thực hiện các nỗ lực cứu hộ nếu có yêu cầu.
e) Hỗ trợ công an PCCC chuyên nghiệp khi cần thiết và khi được yêu cầu
3.7 Nhóm sơ cấp cứu
a) Thiết lập điểm cấp cứu tại lối đi an toàn hoặc khu vực khác theo chỉ định của người điều
khiển tình trạng khẩn cấp.
b) Điều động công nhân HSE cáng chuyển nhân viên bị thương.
c) Sắp xếp về vận chuyển hoặc yêu cầu xe cứu thương để chuyển người bị thương tới bệnh
viện.
d) Báo cáo đến người điều phối tình trạng khẩn cấp về mức độ nghiêm trọng và số người bị
thương.
3.8 Nhóm sơ tán
a) Đảm bảo nhiệm vụ sơ tán được thực hiện.
b) Giám sát việc di tản an toàn của các khu vực tương ứng
c) Thực hiện điểm danh.
d) Báo cáo người điều phối điểm tập trung về tình trạng hiện tại.
3.9 Bảo vệ
a) Xác nhận trường hợp khẩn cấp.
b) Khóa hoặc đóng tất cả cửa khi xác nhận với người điều khiển tình trạng khẩn cấp.
c) Liên hệ nhân sự chủ chốt.
d) Dừng tất cả việc lưu thông vào hoặc ra khỏi công trường.
e) Duy trì an ninh tại cửa.
f) Chờ đợi hướng dẫn thêm từ người điều khiển tình trạng khẩn cấp.
3.10 Tất cả nhân viên, nhà thầu và công nhân
a) Khi nghe báo cháy / báo động (trong một thời gian là 3 phút), tất cả nhân viên, nhà thầu
và công nhân phải chờ đợi để được hướng dẫn thêm ở cuối báo động.
b) Khi được yêu cầu sơ tán qua loa, tất cả nên ngừng làm việc và tắt tất cả các nguồn cấp
điện, dừng máy phát điện và cô lập các van khí và tiến đến khu vực tập trung trong trật
tự.
c) Nhân viên với nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp được giao nên tiếp tục đến khu vực
tương ứng của họ hoặc báo cáo lãnh đạo đội của mình.
d) Tất cả nhân viên, nhà thầu và người lao động theo hướng dẫn của giám sát viên của
mình ngay lập tức phải sơ tán các công nhân đang làm việc một cách có trật tự, sử dụng
các tuyến đường cấp cứu được chỉ định
e) Tất cả nhân viên, nhà thầu và công nhân phải tập trung tại các khu vực được chỉ định và
chờ hướng dẫn thêm từ người điều khiển tình trạng khẩn cấp.
4. KÍCH HOẠT TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Một kế hoạch ứng cứu khẩn cấp là một quyết định thực hiện và tuyên bố bởi người điều
khiển tình trạng khẩn cấp hoặc người điều phối tình trạng khẩn cấp
Khi trường hợp khẩn cấp được tuyên bố, các đội cấp cứu khác nhau được đáp ứng theo yêu
cầu và thực hiện các hướng dẫn thích hợp và các thủ tục cần thiết.
Một trường hợp khẩn cấp có thể được kích hoạt bằng một hoặc tất cả các nội dung sau:

4.1 Loa điện báo trung tâm

Trong trường hợp khẩn cấp báo động không hoạt động, loa sẽ được sử dụng để báo động
rằng tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố. Cách này sẽ được thực hiện bởi nhân viên an
ninh đóng chốt ở khu vực gần khu vực có biển báo kích hoạt.

Nhân viên, nhà thầu và người lao động khi nghe báo động phải chuẩn bị đóng và cô lập tất cả
các máy và năng lượng điện trước khi lệnh di tản và tiến đến khu vực tập trung được thông
báo.

5. PHẢN ỨNG KHẨN CẤP

5.1 Di tản

Khi di tản là cần thiết, tất cả các nhân viên sẽ rời khỏi văn phòng làm việc, và công trường
ngay lập tức và tiến tới các điểm tập trung. Họ sẽ ở lại trong khu vực tập trung cho đến khi
được hướng dẫn thêm được đưa ra bởi người điều khiển tình trạng khẩn cấp.

Các hoạt động sau đây được thực hiện theo quyết định sơ tán:

Hành động được thực hiện Hành động bởi

Kích hoạt chuông báo độngkhẩn cấp Người kiểm soát TTKC hoăc phó

Thiết lập các điểm tập trung và trung tâm kiểm soát Người điều phối TTKC

Điều khiển giao thông/ kiểm soát đám đông Nhân viên bảo vệ

Thủ tục khẩn cấp Giám sát công trường

Ngưng hoạt động Tất cả các nhân viên, nhà thầu và


công nhân
Giữ các vật liệu dễ cháy ở nơi an toàn

Di tản văn bản quan trọng

Di tản một cách có trật tự

Sử dụng các tuyến đường theo hướng dẫn trong kế


hoạch sơ tán khẩn cấp

Tập trung tại khu vực được quy định


Tiến hành điểm danh Người điều phối điểm tập trung và
trưởng nhóm sơ tán

5.2 Cháy và nổ

Trong trường hợp có cháy, nổ, các thủ tục sau đây sẽ được thực hiện:

a) Nhân viên, nhà thầu hoặc công nhân tại chỗ bốc cháy kích hoạt báo động cháy và chữa
cháy bằng cách sử dụng bình chữa cháy gần nhất.

b) Bất kể mức độ của đám cháy, người gần đám cháy phải liên lạc với bảo vệ trên công
trường.

c) Nếu đám cháy quá lớn không thể kiểm soát, ngay lập tức đảm bảo rằng tất cả mọi người
trong khu vực bị ảnh hưởng được cảnh báo và sơ tán. Giám sát Nhà Thầu của khu vực bị
ảnh hưởng sẽ được thông báo ngay lập tức.

d) Giám sát Nhà Thầu của khu vực bị ảnh hưởng sau đó phải liên hệ với ban kiểm soát tình
trạng khẩn cấp.

e)Người điều khiển tình trạng khẩn cấp sau đó sẽ quyết định có hay không tuyên bố tình
huống khẩn cấp.

6. TRUNG TÂM KIỂM SOÁT

Khi trường hợp khẩn cấp được tuyên bố, chốt bảo vệ sẽ được sử dụng như là một trung tâm
kiểm soát. Giao tiếp với trung tâm kiểm soát có thể được bằng điện thoại hoặc máy bộ đàm.

6.1 Nhân viên trung tâm kiểm soát

Người lãnh đạo được bổ nhiệm sau đây được yêu cầu đến trung tâm kiểm soát trong tình
huống tuyên bố TTKC để nhận lãnh trách nhiệm tương ứng bao gồm:

• Người điều khiển tình trạng khẩn cấp

• Phó điều khiển tình trạng khẩn cấp

• Cố vấn kỹ thuật

• Điều phối tình trạng khẩn cấp

• Điều phối điểm tập trung

6.2 Trách nhiệm ở Trung tâm kiểm soát

• Phối hợp các hoạt động khẩn cấp bằng người Điều phối tình trạng khẩn cấp

• Lập nhanh các chuỗi hành động để ứng phó tình trạng khẩn cấp.

6.3 Tiện nghi tại Trung tâm kiểm soát

• Bản vẽ sơ đồ công trường


• Sơ đồ phân phối điện

•Sơ đồ hệ thống chữa cháy và danh sách các thiết bị chữa cháy
• Danh sách các nhân viên, nhà thầu và công nhân

• Điện thoại ứng cứu khẩn cấp/tai nạn

• Quy trình hoạt động tiêu chuẩn có liên quan

• Đường thông tin

• Đèn khẩn cấp

• Lính cứu hỏa

• Búa/xà beng

Tất cả các mục cần được cập nhật hàng tháng để đảm bảo rằng chúng đang sẵn sàng cho trường
hợp khẩn cấp.

7. BẢO VỆ:

Khi một lệnh sơ tán công trường có hiệu lực, nhiệm vụ sau đây phải được thực hiện:

• Người không có trách nhiệm không được phép vào nơi làm việc.

• Dừng bất kỳ nhân viên rời khỏi địa điểm làm việc, trừ khi được ủy quyền.

• Chỉ từ cảnh sát, công an chữa cháy, các nhân viên chính quyền địa phương được phép
vào khu vực làm việc.

• Bảo vệ tất cả các đường vào (cửa chính).

• Dừng tất cả sự lưu thông vào và ra khỏi địa điểm làm việc.

• Duy trì an ninh tại tất cả các cổng vào.

8. TRUYỀN THÔNG

Trong trường hợp khẩn cấp, phương tiện giao tiếp giữa các nhân sự chủ chốt là thông qua máy
bộ đàm, điện thoại, hệ thống truyền thông khác.

9. TRUYỀN THÔNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG

BCH CT chỉ định, sau khi tham vấn với người điều khiển tình trạng khẩn cấp, sẽ bắt đầu
cuộc họp báo để cung cấp đến các phương tiện thông tin đai chúng với các thông tin tích cực.

Không có thông tin sẽ được cho ra trước khi có quyết định tổ chức cuộc họp báo để cung cấp
đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhà báo sẽ không được phép vào nơi làm việc.

Tất cả các thông tin đưa ra, bao gồm các bản tin và phỏng vấn với các phóng viên tin tức và
các nhiếp ảnh gia sẽ chỉ được phát hành bởi người điều khiển tình trạng khẩn cấp hoặc theo chỉ
định.
10. BẢO VỆ VĂN BẢN:

Quản lý hồ sơ của công trường có trách nhiệm bảo vệ các hồ sơ cần thiết khi tình trạng khẩn
cấp xảy ra. Ông / Bà nên dùng bất cứ biện pháp phòng ngừa và hành động cho là cần thiết để
bảo vệ các bản ghi chép giấy, dữ liệu từ đĩa cứng máy tính.

11. KIỂM SOÁT GIAO THÔNG: (được bổ nhiệm trên công trường)

11.1 Kiểm soát giao thông bên trong công trường

a) Chỉ các loại xe của chính quyền được phép vào cổng chính.

b) Xe cứu thương sẽ báo cáo đến điểm sơ cấp cứu hoặc được điều tới khu vực khẩn cấp
do người điều khiển tình trạng khẩn cấp hoặc Trưởng nhóm sơ cấp cứu quyết định.

c) Xe ứng cứu khẩn cấp sẽ được giúp đỡ dẫn đến hiện trường khẩn cấp bằng các tuyến
đường an toàn nhất và trực tiếp nhất,

d) Dịch vụ xe ô tô, xe tải và thiết bị kỹ thuật sẽ được điều chuyển tùy tình hình.

e) Cô lập giao thông tại bất kỳ điểm nào cần tránh.

f) Các nhà cung cấp xe sẽ không được phép vào nơi làm việc, rời khỏi nơi làm việc hoặc
di chuyển trong công trường làm việc trong tình trạng khẩn cấp trừ khi được chỉ dẫn của
người điều khiển điều khiển tình trạng khẩn cấp.

X. HỆ THỐNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ RỦI RO


1. Mục đích
- Nhận diện các mối nguy liên quan đến nhân sự làm việc tại công trường, công ty về đánh giá
các rủi ro liên quan đến các mối nguy này.
- Xác định các biện pháp phòng ngừa biện pháp kiểm soát cho các rủi ro được đánh giá.
- Đưa ra cách nhận diện và kiểm soát các rủi ro liên quan đến các hoạt động thi công sản xuất.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho toàn bộ BCH công trường của OLYMPIA, nhân viên giám sát, các nhà thầu phụ/tổ
đội tại các dự án.
3. Định nghĩa - Từ viết tắt
3.1 Sự cố:
Sự kiện có liên quan đến công việc mà trong đó sự tổn thương, bệnh nghề nghiệp (không phụ
thuộc vào mức độ nghiêm trọng) hay chết chóc đã xảy ra hay có thể xảy ra.
Chú thích:
- Sự kiện không mong đợi gây ra chết người, bệnh tật, thương tích, tổn thất hay mất mát khác.
- Một sự cố mà không gây nên bệnh tật, thương tích, hư hỏng, tổn thất cũng được xem như “sự
việc cận sự cố”.
- Tình trạng khẩn cấp là một dạng sự cố đặc biệt.
3.2 Bệnh nghề nghiệp:
Có thể nhận diện được, điều kiện về vật lý hay tinh thần có hại xuất phát từ các hoạt động tại nơi làm việc.
3.3 Mối nguy:
Nguồn hoặc tinh thần có khả năng gây ra thiệt hại dưới dạng thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp
hoặc tổng hợp những điều này.
3.4 Rủi ro:
Là sự kết hợp giữa khả năng có thể xảy ra và những hậu quả của một sự kiện nguy hiểm cụ thể gây
ra.
3.5 Rủi ro chuẩn:
Những rủi ro liên quan đến ngành nghề của công ty, với điều kiện thông thường trong việc thực
hiện các công việc thực hiện các công việc (các tình huống làm việc, thiết lập trang thiết bị, sử
dụng bảo quản các sản phẩm và nguyên vật liệu, môi trường làm việc, các yếu tố con người).
3.6 Rủi ro đặc thù:
Những vốn rủi ro vốn có liên đến đặc thù của các hoạt động sẽ thực hiện (thầu chính hoặc nhà
thầu phụ). Để xác định các rủi ro này phải xem xét đến loại công việc sẽ thực hiện, bản chất của
nó và các yếu tố nhất định của công việc cũng như môi trường làm việc, các hoạt động hợp tác,
chất lượng, sự đáp ứng của nguồn lực.
3.7 Rủi ro không đáng kể (có thể chấp nhận):
Là mức độ rủi ro thấp nhất từ 12 điểm trở xuống (L). Rủi ro đã giảm xuống mức độ mà tổ chức
có thể chấp nhận xét theo các nghĩa vụ về pháp lý và chính sách về an toàn sức khẻo nghề
nghiệp.
3.8 Rủi ro đáng kể (không thể chấp nhận):
Là mức độ rủi ro trung bình từ 15-24 điểm (M) và rủi ro cao từ 27-40 điểm, rủi ro từ 45-64 điểm
rủi ro cực kỳ cao (H) gọi là rủi ro quan trọng gọi chung là rủi ro đáng kể. Đối với các rủi ro này
phải có biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa các sự cố/tai nạn có thể xảy ra.

E. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Tài liệu liên quan


- Kế hoạch an toàn cho dự án
- Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp
- Các yêu cầu về pháp luật Việt Nam và các bên liên quan
- Tiêu chuẩn OHSAS 1800:2007

2. Trách nhiệm
2.1 Giám đốc dự án/Chỉ huy trưởng
Có trách nhiệm giám xác định các hạng mục để tiến hành đánh giá những rủi ro đặc thù tại công
trường/dự án có thể xảy ra trong khu vực làm việc chịu sự quản lý của mình.
Xem xét phê duyệt các bảng đánh giá rủi ro hàng ngày do bộ phận an toàn trình.
2.2 Kỹ sư giám sát khu vực
Giám sát khu vực chịu trách nhiệm tuân thủ các biện pháp kiểm soát rủi ro đã được phát hành
hàng ngày.
2.3 Ban an toàn công trường
Phổ biến biện pháp an toàn cần thiết đến toàn thể công nhân viên trước khi bắt đầu tiến hành các
công việc trong ngày.
3. NỘI DUNG

3.1 Nội dung


- Nhận diện mối nguy: việc nhận diện mối nguy và rủi ro sẽ căn cứ vào:
- Phân tích và đánh giá các rủi ro chuẩn
- Phân tích và đánh giá rủi ro đặc thù cho từng công trường/sự án
- Quá trình quản lý rủi ro (xem phụ lục 1)

3.2.Phân tích đánh giá các rủi ro cơ bản liên quan đến “rủi ro chuẩn”
Sự phân tích, đánh giá này làm cơ sở chính tại Delta đã dẫn đến sự tạo ra 27 nhóm tập hợp các
rủi ro trong ngành xây dựng đó là:
1. Độ cao 15. Va vấp
2. Chuyển động 16. Tiếng ồn
3. Cháy nổ 17. Ánh sáng
4. Điện 18. Bụi
5. Khu vực hạn chế (không gian kín) 19. Bùn lầy
6. Thiết bị nâng 20. Ôxy
7. Vật liệu chất đống 21. Nắng
8. Nước 22. Mưa/lũ lụt
9. Hố sâu 23. Gió
10. Giao thông 24. Sấm chớp/sét đánh
11. Áp suất 25. Sinh vật trong môi trường tự nhiên
12. Hóa chất 26. Các công việc nặng nhọc
13. Khói 27. Cơ cấu tổ chức tại khu làm việc
14. Trơn trượt

Từ các nhóm nguy cơ trên mà các tình huống có thể được liệt kê ra trong bảng phân tích, đánh giá
rủi ro theo phương pháp đánh giá mô tả trong phần sau.
Bảng đánh giá này sẽ liên quan đến tất cả các hoạt động tại công trường:
 Công tác đào đất
 Công tác gia công lắp dựng cốt thép
 Công tác gia công lắp dựng coffa
 Công tác đập phá
 Công tác đổ bê tông
 Công tác xây tô tường
 Công tác lắp dựng giàn bao che
 ....

3.3 Phân tích đánh giá rủi ro đặc thù công trường
a. Giai đoạn dự thầu:
Nó là bước khởi đầu và thực hiện dựa trên 3 sự khác biệt về vi phạm: trong công trường, ngoài công
trường và vị trí địa lý. Đối tượng này được đánh giá một cách nhanh chóng và chuẩn bị theo mẫu
“đánh giá rủi ro giai đoạn đấu thầu” trong đó chủ yếu rủi ro gốc cho 3 phạm vi nói trên phải được
nhận diện, hoàn thành với các yêu cầu về an toàn sức khỏe bao gồm các yêu cầu trong hợp đồng
chính (gọi là: Xem xét các yêu cầu hợp đồng) Các rủi ro này sẽ được trình bày trong cuộc họp “Giai
đoạn chuyển giao” của dự án. Việc phân tích/đánh giá rủi ro trong giai đoạn đấu thầu được thực hiện
bởi phòng đấu thầu.
b. Giai đoạn thi Xem xét lại việc đánh giá rủi ro cho “Giai đoạn đấu thầu” thực hiện bởi bộ phận
quản lý dự án, nó dẫn đến việc lựa chọn các rủi ro thực sự là đối tượng của các biện pháp phòng
ngừa.
Những rủi ro giai đoạn thi công được xem xét kỹ lưỡng từng hạng mục thi công hàng ngày và được
dự xem xét phê duyệt của Chỉ huy trưởng.
4. Đánh giá rủi ro

4.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro

Công thức tính rủi ro: R=H*T*K


H: Hậu quả thương tật

T: Tần xuất tiếp xúc với mối nguy

K: Khả năng nhận biết

Bảng 1: Mức đánh giá hậu quả thương tật

Mức độ Miêu tả Điểm


Sơ cứu Sơ cứu tại chỗ do trầy xước và không tốn thời gian điều trị 1
Tai nạn nhẹ Tai nạn gây chấn thương không thuộc 2 loại bên dưới nhưng mất 2
thời gian nghỉ do điều trị
Tai nạn nặng Tai nạn gây thương tật theo quy định của BLĐTBXH (TT liên tịch 3
số 12/2012)
Thảm họa Tai nạn chết người (kể cả trong quá trình điều trị) 4

Bảng 2: Mức đánh giá tần suất tiếp xúc với mối nguy

Tần suất Miêu tả Điểm


Hiếm khi Hầu hết thời gian làm việc không/rất hiếm khi phải tiếp xúc với 1
các mối nguy, hoặc chỉ bị ảnh hưởng từ các công việc lân cận
Không thường Dưới 50% thời gian làm việc phải tiếp xúc với mối nguy 2
xuyên
Thường xuyên Trên 50% thời gian làm việc phải tiếp xúc với các mối nguy 3
Luôn luôn Trên 90% thời gian làm việc phải tiếp xúc với các mối nguy 4

Bảng 3: Mức đánh giá khả năng nhận biết

Mức độ Miêu tả Điểm


Dễ nhận biết Mối nguy hiện hữu, bất cứ ai cũng có thể nhận biết 1
Trung bình Mối nguy cso thể biết được khi quan sát, kiểm tra kỹ, đối với 2
người thành thạo trong công việc, người có chuyên môn
Khó nhận biết Mối nguy tiềm ẩn khó nhận biết, chỉ nhận biết được thông qua 3
các phương tiện đo lường
Không nhận Mối nguy tiềm ẩn không thể nhận biết được 4
biết

Bảng 4: Bảng ma trận rủi ro


Khả năng nhận biết
H*T
1 2 3 4

1 1 2 3 4

2 2 4 6 8

3 3 6 9 12

4 4 8 12 16

5 5 10 15 20

6 6 12 18 24

8 8 16 24 32

9 9 18 27 36

10 10 20 30 40

12 12 24 36 48

15 15 30 45 60

16 16 36 48 64

Bảng 5: Bảng quy định mức độ rủi ro

Khả năng Cấp độ Quy trình thực hiện Biện pháp kiểm soát
nhận biết
(1-6): Rất thấp (có I Các bộ phận tìm biện pháp thích Tổ chức quản lý con người:
thể chấp nhận được) hợp tự xử lý - Huấn luyện an toàn lao
(8-12): Thấp II Các bộ phận tự xử lý lập báo cáo động,
cho bộ phận an toàn - Treo hệ thống các biển
cảnh báo.
(15-24): Trung bình III Báo cho bộ phận an toàn, tìm Tổ chức quản lý về thiết bị
biện pháp giải quyết, giảm mức máy móc:
rủi ro thấp nhất có thể, sau khi - Kiểm tra máy móc, thiết bị
hoàn thành phải báo cho bạn lãnh trước khi làm việc.
đạo.
- Cử giám sát máy móc, thiết
bị khi làm việc.
(27-40): Cao IV Báo cáo cho ban lãnh đạo, bộ Thay thế:
phận an toàn và các bộ phận khác - Thay thế các máy móc,
phối hợp với nhau tìm biện pháp thiết bị không có cơ cấu an
kiểm soát, đưa lên ban lãnh đạo
xem xét lại. toàn.
- Thay thế biện pháp thi công
an toàn.
(45-64): cực kỳ cao V Báo cáo cho ban lãnh đạo cho Cách ly: Sử dụng rào chắn,
dừng hoạt động, tìm biện pháp dây cảnh báo cách, người
giải quyết gấp, cho hoạt động lại giám sát, cách ly không cho
khi mối nguy được kiểm soát. người lao động vào khu vực
nguy hiểm.

5. Các nguồn thông tin cho việc đánh giá rủi ro


Việc đánh giá rủi ro rất quan trọng phải dựa trên các nguồn thông tin có từ:
 Phỏng vấn và thảo luận
 Quan sát trực tiếp;
 Kỹ thuật làm việc;
 Kinh nghiệm cá nhân;
 Bảng mô tả công việc;
 Quy định công ty;
 Quy định của pháp luật;
 Thông tin và chỉ dẫn của nhà sản xuất;
 Thống kê tại nạn;
 Phân tích nhiệm vụ.
PHỤ LỤC 1
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO

Đánh giá các rủi ro cơ bản Bảng phân loại rủi ro chuẩn

DỰ ÁN
Giai đoạn đấu thầu
Đánh giá mối nguy dự án

Mẫu hồ sơ nhận diện và đánh


giá mối nguy

Trình bày trong cuộc họp


chuyển giao

Mẫu xem xét các rủi ro Xem lại rủi ro dự án/rủi


Đánh giá các rủi ro đặc thù
đáng kể ro chuẩn

Phân loại rủi ro

Xác định và hoạch định biện pháp kiểm soát và phòng ngừa

Kết hợp với kế hoach an


toàn dự án

Mẫu hồ sơ tóm tắt các rủi ro


đáng kể

Trình bày trong cuộc họp


khởi động dự án

You might also like