Chức năng tổ chức 1. Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chức năng tổ chức

1. Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những
vấn đề thuộc nhiện vụ và quyền hạn được Điều lệ Công ty và Pháp luật liên quan quy
định. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết
định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại
cho công ty và cổ đông công ty.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
- Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát.
- Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
- Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập
thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy
cần thiết.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát công ty là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị
nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực
trong việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán thuế doanh
nghiệp, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của
Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Quyền và trách nhiệm của hội đồng quản trị:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm
của công ty.
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
Tồng giám đốc, giám đốc
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm
hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công
ty và có quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế
hoạch đầu tư của công ty.
- Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty.
- Quyết định các công việc hằng ngày của công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty chấp thuận.
2. Ưu điểm và nhược của cơ cấu tổ chức
Ưu điểm:
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty sẽ phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn hóa
ngành nghề theo từng chức năng, vị trí đang đảm nhiệm.
- Việc phân cấp rõ ràng giúp phòng nhân sự đơn giản hóa hơn việc đào tạo nguồn
nhân lực.
- Cơ cấu tổ chức minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra các công
việc hàng ngày chặt chẽ, liên tục hơn.
Nhược điểm:
- Giữa các đơn vị chức năng của công ty dễ nảy sinh nhiều tranh cãi, mâu thuẫn
trong quá trình đề ra mục tiêu, chiến lược hay chi phí.
- Sự chuyên môn hóa cao khiến một số công việc bị kéo dài thời gian do nhân viên
không thể kiêm nhiệm, cần phải thực hiện những quy trình chuyển giao sang
phòng ban, cá nhân khác.
- Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề về mục tiêu doanh số, chiến lược
hoạt động tương lai của công ty.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức công ty cổ phần đầu tư sản xuất Bảo Ngọc bao
gồm đặc điểm hoạt động, mục tiêu chiến lược, và môi trường hoạt động.
- Hoạt động kinh doanh chính của công ty: Kinh doanh và sản xuất thực phẩm,
bánbuôn thực phẩm, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống lưu động, bán lẻ đồ
uống,thuốc
- Mục tiêu chiến lược phát triển:
+ phát triển trở thành tập đoàn đa quốc gia với nhiều công ty thành viên hoạt động trong
lĩnh vực nuôi trồng chế biến thực phẩm, đồ uống và thương mại xuất nhập khẩu.
+ sản xuất thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tươi, tiêu dùng nhanh.
+ Phát triển, cải tiến sản phẩm liên tục đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người thiêu
dùng.
- Môi trường hoạt động:
+ trong hoàn cảnh công ty có nhiều hoạt động kinh doang nên phải tiếp cận với nhiều thị
trường và nhiều đối thủ cạnh tranh.
+ Lượng khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng cùng với sự mở rộng và phát
triển của công ty.
3. Chức năng tổ chức
Cũng như các công ty cổ phần khác công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc hoạt
động theo mô hình cấu trúc tổ chức theo chức năng:
- Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Lê Đức Thuấn
- Tổng giám đốc: bà Bùi Thị Thanh Hương
- phó tổng giám đốc phụ trách các chức năng và các tổng giám đốc của các công ty
trực thuộc
- giám đốc đảm nhận các bộ phận khác nhau, dưới là các trưởng phòng với chuyên
môn riêng.
a. quá trình phân quyền
B1: Xác định mục tiêu phân quyền
+ Phân quyền để cho mọi người biết được vị trí, chức năng của mình trong doanh nghiệp.
+ Bà Bùi Thị Thanh Hương sẽ là người làm việc với Hội đồng quản trị bàn về phương án,
xây dựng sản phẩm tiếp theo và ra quyết định
+ Ba phó tổng sẽ là người nghe theo sự chỉ đạo và góp ý
+ Các Giám đốc từng bộ phận sẽ nghe theo chỉ đạo của 3 phó tổng, báo cáo thời gian
nhiệm vụ, thời gian hoàn thành và những khó khăn gì, ....
- B2: Tiến hành giao nhiệm vụ
+ Tiến hành phân quyền và giao nhiệm vụ cho các cấp để thực hiện công việc một cách
có hiệu quả hơn, và có quyền hạn dễ dàng giải quyết những việc phát sinh
- B3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao và chỉ rõ cho người đó thấy được
trách nhiệm của mình
+ Tổng giám đốc là người đại diện về mặt pháp luật của doanh nghiệp, sẽ phải chịu trách
nhiệm nhận nhiệm vụ của hội đồng quản trị, và giao cho 3 phó tổng, sẽ phải chịu trách
nhiệm về sản phẩm và chịu trách nhiệm về mặt tiến độ, thời gian.
+ 3 phó tổng sẽ giao và phân việc cho các giám đốc bên dưới, thúc đẩy các trưởng phòng
làm việc, hỗ trợ động viên nhân viên kịp thời, gỡ rối những khó khăn mà các cấp dưới
gặp phải, chịu trách nhiệm về các mặt mà mình được phân công quản lý.
- B4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm
+ Hội đồng quản trị sẽ theo dõi công việc đã giao qua các buổi báo cáo, văn bản báo cáo
của tổng giám đốc, từ đó biết được tiến độ công việc, phần trăm hoàn thành, và ra những
quyết định tiếp theo.
+ Tổng giám đốc sẽ thông qua các phó tổng để biết được công việc đang được triển khai
đến đâu, thông qua các bài báo cáo của phó tổng.
+ Các phó tổng sẽ là người giám sát công việc theo cách trực tiếp (theo dõi sản phẩm
trong quá trình sản xuất) và gián tiếp (thông qua các bài báo cáo của các trưởng phòng
mình quản lý).
b. Đánh giá thực hiện chức năng tổ chức
- Tổ chức bộ máy
Công ty Cổ phần Bầu tư Sản xuất Bảo Ngọc được vẫn luôn được biết đến là một doanh
nghiệp lớn với nhiều nhà máy sản xuất cùng với những sản phẩm bánh ngọt được yêu
thích bởi nhiều người tiêu dùng. Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp
lý, vừa sát với công việc, dễ dàng đổi mới khi cần thiết. điều này cho thấy đây là sự
thànhcông đáng chú ý và sự tăng trưởng nhanh chóng của Bảo Ngọc.
- Tổ chức nhân sự
Tuyển dụng nhân viên: tuyển dụng kỹ càng, phù hợp với khả năng của nhân viên, các ứng
viên phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn kiểm tra. Phát triển cá nhân xuất sắc trong khi
khuyến khích nhóm làm việc hiệu qu: Cân bằng giữa thành tích cá nhân và hiệu quả
nhóm. Đào tạo cácnhân viên tiềm năng sáng tạo để đạt được hiệu quả cao trong tương lai.
Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý và
truyền đạt lại cho người khác: Các nhà lãnh đạo phải thấm nhuần triết lý kinh doanh mà
công ty đã hoạch định.
- Tổ chức công việc
Thành công trong tổ chức công việc của công ty Bảo Ngọc chính là họ gắn kết được mọi
người với nhau. Để gắn kết mọi người với công ty, Bảo Ngọc phải có một chính sách để
tất cả các nhân viên đều sở hữu một phần công việc của mình. Tinh thần của toàn công ty
là một ưu thế cạnh tranh cực kỳ lớn. Hiển nhiên là tất cả những người này đều phải làm
việc với nhau nhưng mỗi người vẫn sở hữu riêng một phần kết quả công việc của mình.
Tối thiểu hóa khối lượng công việc trong quy trình cũng như hàng tồn kho, cung cấp
đúng và đủ cho khách hàng. Chuẩn hóa các nghiệp vụ, cải tiến liên tục và không ngừng
học hỏi, luôn đổi mới và trau dồi, thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm và khắcphục. Áp
dụng công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng toàn diện để phục vụ cho các quy trình và
con người của công ty, đảm bảo chất lượng củasản phẩm, hạn chế những rủi ro.
c. Hình thức tổ chức không chính thức(không có thông tin)
Tham khảo:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thang-long/tai-chinh-doanh-
nghiep/phan-tich-tai-chinh-cong-ty-bao-ngoc/45835270
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/quan-tri-hoc/bai-thao-
luan-nhom-10-quan-tri-hoc-lhp-2238bmgm0111/72661122

You might also like