Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ TUYỂN CHỌN 2024|TYHH

THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH - LẦN 2


(Cháy hết mình cùng 2K6 – Team TYHH | website: www.tyhh.net )

Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Hg B. Na. C. Fe. D. Al.
Câu 2: Khi nung KHCO3, thu được chất E là một loại phân bón có trong thành phần của tro thực vật.
Chất E là
A. K2O. B. CO2. C. H2O. D. K2CO3.
Câu 3: Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí X. Công thức hóa học của X

A. SO2. B. H2S. C. SO3. D. H2.
Câu 4: Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước có tính cứng tạm thời?
A. NaOH. B. Na2CO3. C. Na3PO4. D. HCl.
Câu 5: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Na.
Câu 6: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. Al.
Câu 7: Công thức hóa học của sắt(III) hidroxit là
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. Fe3O4. D. Fe(NO3)3.
Câu 8: Kim loại nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Be. B. K. C. Ba. D. Na.
Câu 9: Sục khí propin vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu
A. nâu đỏ. B. trắng. C. vàng nhạt. D. xanh.
Câu 10: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Phân tử khối của glucozơ bằng
A. 132. B. 342. C. 180. D. 162.
Câu 11: Cho 1 mol phân tử Ala-Gly tác dụng tối đa với x mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 12: Số nguyên tử hiđro trong phân tử metyl propionat là
A. 4. B. 8. C. 10. D. 6.
Câu 13: Khi đun nóng, CH3COOC2H5 tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. NaCl. B. KNO3. C. NaOH. D. BaCl2.
Câu 14: Khi sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm sẽ gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. CH4. B. NH3. C. CO. D. O2.
Câu 15: Chất nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. NaHSO4. C. Na2SO4. D. Na2CO3.
Câu 16: Cho dung dịch HCl tác dụng với dung dịch chất X, thu được chất Y là thành phần chính của muối
ăn. Chất X có thể là
A. KOH. B. Ba(OH)2. C. Ca(NO3)2. D. NaOH.
Câu 17: Khi nung Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4. B. Fe. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 18: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. NaHCO3 và Ba(OH)2. B. Na2CO3 và HCl.
C. MgSO4 và HNO3. D. NaOH và H2SO4.
Câu 19: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ capron.
C. Tơ xenlulozo axetat. D. Tơ visco.
Câu 20: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Axit axetic. B. Etylamin. C. Anilin. D. Ancol etylic.
Câu 21: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
B. Nhúng sợi dây Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
D. Nhúng thanh Zn vào dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
C. Axit glutamic không phản ứng với HCl trong dung dịch.
D. Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải làm từ nilon-6,6 sẽ nhanh hỏng.
Câu 23: Cho các polime: poliacrilonitrin, polibuta-1,3-đien, poli(metyl metacrylat), polistiren, nilon-6,
poli(etylen terephtalat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 24: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch AgNO3?
A. Ba(OH)2. B. Fe2O3. C. FeCl3. D. Al(NO3)3.
Câu 25: Amphetamin (1-phenylpropan-2-amin) là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, có trong thành
phần của thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng ngủ rũ và béo phì. Cho 20,25 gam
amphetamin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M. Giá trị của V là
A. 100. B. 400. C. 200. D. 300.
Câu 26: Có thể dùng vôi sống (CaO) để làm khô khí nào sau đây?
A. HCl. B. NH3. C. CO2. D. SO2.
Câu 27: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ 2 – 5%. Rót 5 ml giấm ăn vào ống nghiệm đựng 3
ml dung dịch KHCO3, sinh ra khí X làm vẩn đục nước vôi trong. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Không thể loại bỏ được lớp cặn CaCO3 bám vào đáy và thành ấm đun nước bằng giấm ăn.
B. Axit axetic dùng để sản xuất giấm ăn có thể được điều chế từ ancol etylic loãng bằng phương
pháp lên men giấm.
C. Dùng giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá (do amin gây ra).
D. Thành phần chính của giấm ăn là nước và chất X là CO2.
Câu 28: Polietilen (viết tắt là PE) là một polime được sử dụng rất phổ biến để tạo ra nhiều sản phẩm gia
dụng như túi đựng, màng bọc, chai lọ, ống nhựa, vỏ dây điện, đồ chơi trẻ em, bình chứa, … Cho
các phát biểu sau:
(1) PE bền trong môi trường axit và môi trường kiềm, rất khó phân hủy sinh học.
(2) Có thể dùng khí etilen để kích thích quả mau chín.
(3) Việc thải bỏ các sản phẩm nhựa làm từ PE không đúng cách là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường.
(4) Phản ứng tổng hợp PE từ etilen thuộc loại phản ứng trùng ngưng.
(5) Từ ancol etylic có thể điều chế trực tiếp được etilen.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được C17H35COONa
và C3H5(OH)3. Công thức của X là
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu nước brom.
B. Hiđro hóa (xúc tác Ni, nung nóng) glucozơ thu được sobitol.
C. Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau.
D. Saccarozơ tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 31: Hỗn hợp X (gồm ankan Y, anken Z và H2) có tỉ khối so với H2 là 5,95. Cho X qua bình đựng Ni
(nung nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp T (chỉ chứa hai chất khí) có tỉ
khối so với H2 là 8,5. Công thức phân tử của Y là
A. CH4. B. C4H10. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 32: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn
kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon
monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin hiđro – oxi, phản ứng oxi
hoá hiđro khi pin hoạt động như sau:
1
H 2 (k) + O2 (k) ⎯⎯ → H 2O
2
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol hiđro theo phản ứng trên thì sinh ra một năng
lượng là 237,18 kJ. Một bóng đèn COMPACT được thắp sáng bằng pin nhiên liệu hiđro – oxi.
Biết hiệu suất quá trình oxi hóa hiđro là 75%; hiệu suất sử dụng năng lượng là của bóng đèn là
100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn COMPACT nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần
tiêu thụ hết một năng lượng bằng 180,00 kJ. Thời gian bóng đèn COMPACT trên được thắp
sáng liên tục khi sử dụng 218,57 gam hiđro làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
A. 108 giờ. B. 144 giờ. C. 216 giờ. D. 288 giờ.
Câu 33: Khi làm thí nghiệm về phản ứng tráng bạc của glucozơ, để chuẩn bị nước nóng ngâm ống nghiệm
chứa hỗn hợp các chất phản ứng thì một học sinh đã dùng nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn
toàn m gam C2H5OH để đun một ấm nước bằng nhôm nặng 0,5 kg chứa 1,5 lít nước từ 25°C đến
75°C. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H5OH bằng 1367,52 kJ, để làm
nóng 1 ml nước thêm 1°C cần một nhiệt lượng 4,18 J và để làm nóng 1 gam nhôm thêm 1°C cần
một nhiệt lượng 0,88 J, hiệu suất sử dụng nhiệt lượng là 80%. Giá trị của m gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 9,1. B. 14,1. C. 17,6. D. 11,3.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Al phản ứng trực tiếp với NaOH trong dung dịch.
(b) Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2 tạo ra Ca(OH)2.
(c) Dung dịch Na2CO3 có pH > 7.
(d) Ngâm một đinh sắt đã cạo sạch lớp gỉ trong dung dịch FeCl3 có màu vàng, sau một thời
gian ta thấy dung dịch chuyển dần sang màu xanh nhạt.
(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực than chì), thu được khí O2 ở catot.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C2H8N2O2); trong đó X không có phản ứng tráng
bạc và là muối của axit cacboxylic đơn chức, Z là muối của amino axit. Cho 13,05 gam X tác
dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 14,15 gam
hỗn hợp các chất hữu cơ. Mặt khác, cho 13,05 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu
được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 13,80. B. 15,25. C. 13,05. D. 13,55.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch MgCl2 đun nóng.
(b) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Cho KHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(d) Cho Na2O vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho phèn chua vào dung dịch NaOH dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 53,25 gam hỗn hợp X gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl (a < b) vào nước, thu
được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện
không đổi) trong thời gian t giây, ở anot thu được 0,12 mol một chất khí duy nhất. Nếu thời gian
điện phân là 6t giây thì thu được dung dịch Z có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung
dịch Y. Dung dịch Z hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100% và
nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là
A. 36,01. B. 53,76. C. 45,98. D. 51,31.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp bột E gồm Fe và Cu vào 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3
1M, sau một thời gian phản ứng thu được 46,4 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch X. Lọc tách
X, rồi thêm 32,5 gam bột Zn vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 30,9 gam
chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 17,6. B. 21,3. C. 15,2. D. 14,8.
Câu 39: Cho X, Y là hai axit cacboxylic mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử; Z
là ancol no, hai chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 34,5
gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T, thu được 1,6 mol CO2 và 22,5 gam H2O. Mặt khác, cho 34,5
gam E phản ứng vừa đủ với 0,35 mol H2 (xúc tác Ni, nung nóng), thu được hỗn hợp F. Cho F
phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, thu được ancol Z và 41,3 gam hỗn hợp
muối G. Phần trăm khối lượng của T trong E là
A. 46,09%. B. 46,95%. C. 30,72%. D. 31,30%.
Câu 40: Phân tích nguyên tố trong phân tử este mạch hở X cho kết quả phần trăm khối lượng cacbon,
hiđro, oxi lần lượt là 40,678%; 5,085%; 54,237%. Biết X có phân tử khối bằng 118. Hợp chất
hữu cơ Y có cùng công thức phân tử với X. Từ X và Y thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo
đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH ⎯⎯ → 2X1 + X 2
o
t

( 2 ) Y + 2NaOH ⎯⎯ → X 3 + X 4 + H 2O
o
t

( 3) X 2 + 2CuO ⎯⎯ → X 5 + 2Cu + 2H 2O
o
t

( 4 ) X5 + 4AgNO3 + 6NH 3 + 2H 2O ⎯⎯ → X6 + 4NH 4 NO 3 + 4Ag


o
t

( 5) X 6 + 2NaOH ⎯⎯ → X 3 + 2NH 3 + 2H 2O
Biết X1, X2, X3, X4, X5 và X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho 0,1 mol X4 tác dụng hết với kim loại Na, sinh ra 0,05 mol H2.
B. Nhiệt độ sôi của Y cao hơn nhiệt độ sôi của X.
C. X5 làm mất màu nước brom.
D. Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của Y.

Tự Học – TỰ LẬP – TỰ DO!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like