08.ĐGNL- KHOA HỌC-ĐỀ 08

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Tài Liệu Ôn Thi Group

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY


ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI
THẦY VĂN HOA

BỘ MÔN: KHOA HỌC


BIÊN SOẠN: ĐGNL QGHN – TEAM TVH
TÀI LIỆU: HƯỚNG DẪN ĐỀ THI SỐ 08
THỜI GIAN : 60 PHÚT

Câu 1: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì thu được sóng điện từ có
bước sóng λ1 = 60m, khi thay tụ C1 bằng tụ C2 thì mạch thu được sóng λ2 = 80m. Khi mắc tụ C
= C1 + C2 vào mạch thì bắt được sóng có bước sóng là:
A. 100 m. B. 48 m. C. 80 m. D. 140 m.
Tư duy

𝜆 ∝ √𝐶 ⇒ 𝜆2 ∝ 𝐶.

𝐶1 ⇒ 𝜆1 , 𝐶2 ⇒ 𝜆2 nên 𝐶 = 𝐶1 + 𝐶2 ⇒ 𝜆2 = 𝜆21 + 𝜆22 .

Hướng dẫn

𝜆 = √𝜆21 + 𝜆22 = √602 + 802 = 100(m)

Chọn A
Câu 2: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m
là:
A. Tia tử ngoại. B. Ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại. D. Tia Rơnghen.
Tư duy:
Sử dụng thang sóng điện từ.
Chọn A
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 3: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn đao động điều hòa với biên độ góc α0 nhỏ. Lấy
mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí
có động năng bằng thế năng thì li độ góc α của con lắc bằng
0  3 0 2 0
A.  = . B.  = − . C.  = − . D.  =  .
2 2 2 2

Hướng dẫn
Con lắc chuyển động nhanh dần => đang về VTCB.

𝑣 > 0 ⇒ ở bên trái chuyển động sang bên phải về VTCB ⇒ 𝑥 < 0 ⇒ loại A và D
𝐴
𝑊đ = 𝑊t ⇔ |𝑥| =
√2
Chọn C

Câu 4: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Một khung dây đặt trong từ trường đều B có trục quay Δ của
khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cho khung quay đều quanh trục Δ, thì từ thông gửi
1  
qua khung có biểu thức  = cos 100 +  (Wb). Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất
2  3
hiện trong khung là:
 5   
A. e = 50cos 100 t +  (V). B. e = 50cos 100 t +  (V).
 6   6
    
C. e = 50cos 10 t −  (V). D. e = 50cos 100 t −  (V).
 6  6 
Tư duy

Sử dụng các công thức liên hệ giữa 𝑒 và Φ.

Hướng dẫn
Cách 1:
𝜋
𝑒 = 𝐸0 cos(𝜔𝑡 + 𝜑𝑒 ) = ωΦ0 cos (𝜔𝑡 + 𝜑Φ − 2 )

1 𝜋 𝜋 𝜋
= 100𝜋. 2𝜋 cos (100𝜋𝑡 + 3 − 2 ) = 50 cos (100𝜋𝑡 − 6 ) (V)

Cách 2: Sử dụng dạng số phức


𝜋 1 𝜋 −𝜋
𝑒 = −𝒊𝜔Φ = −𝒊𝜔 (Φ0 ∠ 3 ) = −𝑖. 100𝜋. (2𝜋 ∠ 3 ) = 50∠ 6
T
E
N

𝜋
⇒ 𝑒 = 50 cos (100𝜋𝑡 − 6 ) (V)
I.
H
T

Chọn C
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 5: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết
hợp A, B dao động cùng pha với tần số f = 16Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những
khoảng d1 = 30cm, d2 = 24cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy
cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. v = 38,4 cm/s. B. v = 32 cm/s. C. v = 27 cm/s. D. v = 48 cm/s.
Tư duy
Hai nguồn dao động cùng pha ⇒ Cực đại giao thoa thỏa mãn 𝑑2 − 𝑑1 = 𝑘𝜆
Giữa 𝑀 và trung trực có 2 dãy CĐ ⇒ 𝑘 = 3.
Hướng dẫn
𝑑2 −𝑑1 30−24
𝜆= = = 2(cm). 𝑣 = 𝜆𝑓 = 2.16 = 32(cm/s).
𝑘 3
Chọn C

Câu 6: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Hạt nhân Triti ( T ) có:


3
1

A. 3 nơtrôn và 1 prôtôn. B. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn.


C. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn. D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn.

Tư duy:
Đối với hạt nhân:
Số proton = 𝑍
Số nơtron = 𝐴 − 𝑍
Số nuclôn = 𝐴
Chọn C
Câu 7: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Một quả lựu đạn được ném ở độ cao h = 300m (so với mặt đất),
với vận tốc v0 = 45 m/s theo phương ngang về phía một bãi đất rộng và bằng phẳng. Đạn rơi
xuống và nổ ở dưới mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, tốc độ truyền âm trong không khí là
v = 340 m/s, lấy g = 10 m/s2. Người ném lựu đạn nghe được tiếng đạn nổ sau khoảng thời gian
gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 1,4 s. B. 7,8 s. C. 9,1 s. D. 8,8 s.
Tư duy:
Do trọng lực gây nên gia tốc cho vật, sử dụng công thức chuyển động biến đổi đều.
Cần lưu ý rằng người đứng ở trên cao, trong khi lựu đạn nổ dưới mặt đất.
Hướng dẫn
Tìm vị trí vật rơi và khoảng cách từ đó vến vị trí người ném:

Đặt hệ trục Oxy sao cho 𝑂 nằm ở vị trí quả lựu đạn gióng vuông góc xuống mặt đất,
T
E

𝑂𝑥 cùng chiều 𝑣⃗, 𝑂𝑦 ngược chiều 𝑔⃗.


N
I.
H

Phương trình vectơ:


T
N

𝑔⃗𝑡 2
O

𝑥⃗ = ⃗⃗⃗⃗
𝑥0 + ⃗⃗⃗⃗𝑡
𝑣0 +
U

2
IE
IL

Chiếu lên hệ trục Oxy:


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

𝑔𝑥 𝑡 2 0𝑡 2
(𝑂𝑥) 𝑥𝑥 = 𝑥0𝑥 + 𝑣0𝑥 𝑡 + 𝑥 = 0 + 45𝑡 + 𝑥𝑥 = 45𝑡
2 ⇔ 𝑥 2 ⇔{
𝑔𝑦 𝑡 2 (−10)𝑡 2 𝑥𝑦 = 300 − 5𝑡 2
{ (𝑂𝑦) 𝑥𝑦 = 𝑥0𝑦 + 𝑣0𝑦 𝑡 +
2 {𝑥𝑦 = 300 + 0𝑡 + 2
với 𝑥0𝑦 = ℎ, 𝑔𝑦 = −10 (𝑔⃗ ngược chiều Oy), 𝑣0𝑥 = +45 (𝑣
⃗⃗⃗⃗0 cùng chiều Ox)

Vật chạm đất khi 𝑥𝑦 = 0 ⇔ 𝑡 = 2√15 (s) ⇒ 𝑥𝑥 = 90√15 (m).

2
Suy ra 𝑑 = √𝑥𝑥2 + 𝑥𝑦2 = √(90√15) + 3002 = 30√235 (m)

Tìm thời gian âm thanh dội về:

𝑑 30√235
𝑡ât = = = 1,35(s)
𝑣 340
𝑡 = 𝑡ât + 𝑡rơi = 1,35 + 2√15 = 9,1 (s)
Chọn C
Câu 8: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, chiếu vào khe S đồng thời
hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,490µm và λ2. Trên màn quan sát trong một khoảng rộng
đếm được 57 vân sáng, trong đó có 5 vân sáng cùng màu với vân trung tâm và 2 trong 5 vân này
nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó số vân sáng đơn sắc của λ1 nhiều
hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2 bằng
A. 0,551 µm. B. 0,542 µm. C. 0,560 µm. D. 0,550 µm.
Hướng dẫn:
Có 5 vân, 2 vân ở hai đầu khoảng rộng.
Tổng có 57 vân, trong đó 5 vân là trùng hợp của 2 tia sáng => tổng có 62 vân tạo bởi hai chùm
sáng.

Gọi khoảng cách giữa hai vân trùng hợp liên tiếp là 𝑖12 thì

𝑖12 = 𝑘1 𝑖1 = 𝑘2 𝑖2

với ƯCLN(𝑘1 , 𝑘2 ) = 1.

Độ dài khoảng rộng: 𝐿 = 4𝑖12 = 4𝑘1 𝑖1 = 4𝑘2 𝑖2

Như vậy trên khoảng rộng có 4𝑘1 + 1 vân tạo bởi 𝜆1 và 4𝑘2 + 1 vân tạo bởi 𝜆2 .

Suy ra (4𝑘1 + 1) + (4𝑘2 + 2) = 62 ⇔ 𝑘1 + 𝑘2 = 15


T

Số vân 𝜆1 nhiều hơn 𝜆2 4 𝑣â𝑛 ⇒ (4𝑘1 + 1 − 5) − (4𝑘2 + 1 − 5) = 4 ⇔ 𝑘1 − 𝑘2 = 1


E
N
I.

𝑘 + 𝑘2 = 15 𝑘 =8
H

⇒{ 1 ⇔{ 1
𝑘1 − 𝑘2 = 1 𝑘2 = 7
T
N
O

𝜆1 𝐷 𝜆2 𝐷 𝑘1 𝜆1 8.0,49
U

𝑘1 𝑖1 = 𝑘2 𝑖2 ⇔ 𝑘1 = 𝑘2 ⇔ 𝑘1 𝜆1 = 𝑘2 𝜆2 ⇔ 𝜆2 = = = 0,56(μm)
IE

𝑎 𝑎 𝑘2 7
IL
A

Chọn C
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 9: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Mức cường độ âm tại một điểm M được xác định bởi hệ thức
nào sau đây:
I I P I
A. L = lg (B). B. L = 10lg (B). C. I = (B). D. L = lg 0 (B).
I0 I0 4 R 2
I
Tư duy:
Sử dụng định nghĩa mức cường độ âm tại một điểm
Chọn D
Câu 10: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R không đổi, tụ
điện có điện dụng C không đổi và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt
vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều u = 120 2 cos t (V), trong đó ω thay đổi được. Cố
định L = L1 thay đổi ω, thấy khi ω = ω1 = 120π rad/s thì UL có giá trị cực đại khi đó UC = 40 3
(V). Sau đó cố định L = L2 = 2L1 thay đổi ω = ω2. Giá trị của ω2 để UL Có giá trị cực đại là:
A. 40 3 rad/s. B. 120 3 rad/s. C. 60π rad/s. D. 100π rad/s

Hướng dẫn

L1 R 2
Z C1 = −  2ZC21 = 2Z L1ZC1 − R 2
Khi ω thay đổi để UL1 = max thì: C 2 (1)
UZC1 120ZC1
UC =  40 3 =
R 2 + ( Z L1 − ZC1 ) R 2 + ( Z L1 − Z C1 )
2 2

+ Ta có:

 R2 + ( Z L1 − ZC1 ) = 3ZC21  R2 = 2ZC21 − Z L21 + 2Z L1ZC1


2

(2)

2ZC21 = 2Z L1ZC1 − ( 2ZC21 − Z L21 + 2Z L1ZC1 )


+ Thay (2) vào (1), ta có:

2 2
 4ZC21 = Z L21  = 1L1  L1C = 2
1C 1 (3)

+ Khi ω thay đổi để UL2 = max thì:


2 2
L2 R 2  1  L2 R 2  1  2 L1 R 2
ZC 2 = −   = −   = −
C 2  2C  C 2  2C  C 2

2 2 2 2
 1  L1  L1 R 2   1  L1  1  L1  1 
  = + −   = + Z C1  
2
 = + 
 2 C  C  C 2   2 C  C  2 C  C  1C 
T
E
N

2 2
 1   1
I.

1
   = CL1 +    2 =
H

 2   1 
T

2
 1 
N

CL1 +  
 1  (4)
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

1
+ Thay (3) vào (4), ta có: 𝜔2 = = 40𝜋√3 (rad/s)
√ 2 +( 1 )2
𝜔2
1
𝜔1

Chọn A
Câu 11: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là
0,57 mol và tổng khối lượng là m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lít O2 (đktc). Mặt
khác cho m gam X qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol (Biết nguyên
tử khối H = 1; C = 12; O = 16; Br = 80). Giá trị của m là:
A. 24,42. B. 22,68. C. 24,24. D. 22,28.
Tư duy
54,88
Ta có: nCO2 = = 2,45 (mol)
22,4
1nBr2 = nanken = 0,35 (mol) ⇒ nankan = 0,57 − 0,35 = 0,22 (mol)
Đặt số mol của CO2 và H2O lần lượt là x và y (mol)
Vì X chỉ gồm các ankan và anken nên: nCO2 − nH2O = nankan ⇒ x − y = 0,22 (1)
Bảo toàn O có: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ 2x + y = 2,45.2 = 4,9 (2)
Từ (1) và (2) tính được: x = 1,56 và y = 1,78
Dễ dàng tính được khối lượng X ban đầu bằng cách:
+ Bảo toàn C: nC = nCO2 = 1,56 (mol)
+ Bảo toàn H: nH = 2nH2 O = 3,56 (mol)
⇒ m = mC + mH = 22,28 (g)
Chọn D
Câu 12: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định độ tan của FeSO4 trong nước ở 250C. Biết rằng ở
nhiệt độ này khi hòa tan hết 166,8 gam muối ngậm nước FeSO4.7H2O trong 300 gam H2O thì
thu được dung dịch bão hòa.
A. 29,51 gam. B. 24,28 gam. C. 28,6 gam. D. 32,4 gam.
Tư duy
166,8
Có: nFeSO4.7H2O = = 0,6 (mol) = nFeSO4 (Bảo toàn Fe)
278
⇒ mFeSO4 = 0,6.152 = 91,2 (g)
Khối lượng nước có trong dung dịch ở 250C là:
1mH2O = mdd sau + mH2O (tinh thể) = 300 + 0,6.18 = 375,6 (g)
Ta có 375,6 gam H2O hòa tan 91,2 gam FeSO4
Vậy 100 gam H2O hòa tan được 24,28 gam FeSO4.
Chọn B
Câu 13: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Để xác định nồng độ dung dịch H2O2, người ta hòa tan 0,5 gam
nước oxi già vào nước, thêm H2SO4 tạo môi trường axit. Chuẩn độ dung dịch thu được cần vừa
T

đủ 10ml dung dịch KMnO4 0,1M. Xác định hàm lượng H2O2 trong nước oxi già. Biết phản ứng
E
N

chuẩn độ:
I.
H

5H2O2 + 2KmnO4 + 3H2SO4 ⟶K2SO4 + 2MnSO4 + 5O2 + 8H2O.


T
N

A. 9%. B. 17%. C. 12%. D. 21%.


O

Tư duy
U
IE

10
1nKMnO4 = 1000 . 0,1 = 0,001 (mol)
IL

5
A

⇒ nH2 O2 = 2 . 0,001 = 0,0025 (mol) ⇒ mH2 O2 = 0,0025.34 = 0,085 (g)


T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

0,085
⇒ %mH2 O2 = . 100% = 17%
0,5
Chọn B
Câu 14: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH dư thu
được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y
chứa H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được dung dịch Z chứa 38,4 gam muối. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 14,70. B. 20,58. C. 17,64. D. 22,05.
Tư duy
Gọi: số mol của axit glutamic và NaOH phản ứng lần lượt là x, y (mol)
thể tích của dung dịch Y là z (l).
⇒ nH2 SO4 = 0,5a (mol) và nHCl = a (mol)
Ta có khối lượng của chất tan trong X là 23,1g nên:
mchất tan = mGlu−Na + mNaOH = mGlutamic + mNaOH = 191x + 40y = 23,1 (1)
Vì X với Y phản ứng vừa đủ nên:
3nglutamic + nNaOH = nHCl + 2nH2 SO4 ⇒ 3x + y = z + z = 2z (2)
Mà: nH2 O = nNaOH = y (mol)
Nên bảo toàn khối lượng ta có; mmuối = mNaOH + mNH2c3H5 (COONa)2 + mHCl + mH2 SO4 − mH2 O
⇔ 40y + 191x + 36,5z + 98.0,5z − 18y = 38,4 (3)
Giải (1), (2), (3) thu được: x = y = 0,1, z = 0,2
⇒ maxit glutamic = 14,7 (g).
Chọn A
Câu 15: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh
thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn
hợp. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2 nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Tư duy
(a) Sai vì sau bước 3 chất rắn nổi lên là muối natri của axit béo.
(b) Sai vì cho thêm NaCl vào để giảm độ tan của muối natri axit béo và làm tăng khối lượng
riêng của lớp chất lỏng.
T
E

(c) Đúng vì phải có nước thì phản ứng mới xảy ra.
N
I.

(d) Sai vì dầu dừa thành phần chính là axit béo còn dầu trơn thành phần chính là hidrocacbon.
H
T

Chọn A
N
O

Câu 16: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cho các phương trình hóa học sau:
U
IE

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O


IL

(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4


A
T

(3) nX2 + nY → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O


Công thức phân tử của X là:
A. C8H14O6. B. C8H14O3. C. C10H16O5. D. C10H18O4.
Tư duy
Từ (1), (2): X là este; X1 là muối natri; X2 là ancol.
X2 là HOCH2CH2OH, Y: HOOC – [CH2]4 – COOH
X3 là HOOC – [CH2]4 – COOH, Z: H2N – [CH2]4 – NH2
Nên X1 là NaOOC – [CH2]4 – COONa
Mà 1 mol X tác dụng với 2 mol NaOH sinh ra 1 mol X1, 1 mol X2 và 1 mol H2O.
Nên X có công thức là C8H14O3.
Chọn B
Câu 17: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nhiệt phân hoàn toàn 70 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 thu
được chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X cần 63 gam HNO3 thu được khí NO2 (là sản phẩm khử
duy nhất). Khối lượng Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 27. B. 34. C. 36. D. 45.
Tư duy
63
Có: nHNO3 = 63 = 1 (mol)
Đặt số mol của Fe(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là a, b (mol)
Theo đầu bài ta có khối lượng của hỗn hợp ban đầu là 70g: 180a + 170b = 70 (1)
2Fe(NO3)2 ⟶ Fe2O3 + 4NO2 + O2
a ………… 0,5a
AgNO3 ⟶ Ag + NO2 + O2
b ……… b
Fe2O3 + 6HNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + 3H2O
0,5a ……. 3a
Ag + 2HNO3 ⟶ AgNO3 + NO2 + H2O
b ……… b
Ta có phương trình tổng số mol HNO3 phản ứng: 3a + 2b = 1 (2)
Từ (1), (2) tính được: a = b = 0,2 (mol)
Vậy khối lượng Fe(NO3)2= 36 (g).
Chọn C
Câu 18: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho Na vào dung dịch FeCl2 dư.
(c) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
T
E

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và khí là:
N
I.

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
H

Tư duy
T
N

Có 3 phản ứng vừa thu được kết tủa và khí là (a), (b), (c).
O
U

Giải thích:
IE

(a) Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O


IL

(b) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑


A
T

NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + NaCl

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

(c) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + NH3↑ + H2O


(d) Na(OH)2 + CO2 → NaHCO3
Ba(OH)2 + CO2 → Ba(HCO3)2
(e) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag↓ + Fe(NO3)2

Chọn C
Câu 19: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1
dạng bột mịn, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng khối vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch
HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng
là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 = t2 = t3. B. t1 < t2 < t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3.
Tư duy
Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng thì tốc độ phản ứng sẽ tăng và khi tăng tốc độ
phản ứng thì thời gian phản ứng sẽ giảm nên t1 < t2 < t3.
Chọn B
Câu 20: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Hỗn hợp M gồm 1 ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, hở, đơn
chức) và este Z tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2,
sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam M trên vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi
kết thúc các phản ứng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N còn lại 3,68 gam rắn khan. Xác
định công thức cấu tạo thu gọn của Y.
A. C2H5 COOH. B. CH3COOH. C. C3H7COOH. D. C3H7OH.
Tư duy
Có: nNaOH = 0,05 (mol)
Thấy: axit và este đều no, đơn chức, mạch hở nên khi đốt thu được: nCO2 = nH2O
⇒ nancol = nH2O − nCO2 (1)
Bảo toàn O cho phản ứng đốt cháy ta thu được:
1nancol + 2naxit + 2neste + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O (2)
Từ (1) và (2) ta có:
1nH2 O − nCO2 + 2naxit + 2neste + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⇔ naxit + neste = 0,03 < nNaOH ⇒ NaOH dư.
⇒ Chất rắn gồm RCOONa (0,03 mol) và NaOH dư (0,02 mol).
⇒ mchất rắn = 0,03. (R + 67) + 0,02.40 = 3,68 ⇒ R = 29 (C2 H5 )
Vậy Y là axit C2H5COOH.
Chọn A
Câu 21: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Khi nói về vai trò hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong
T
E

cây.
N

B. Hô hấp giúp điều hòa không khí.


I.
H

C. Hô hấp tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cây.
T
N

D. Hô hấp tạo nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
O
U

Tư duy:
IE
IL

Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt
động sống của cơ thể thực vật.
- Năng lượng được tích lũy trong ATP được dùng để vận chuyển vật chất trong cây, sinh
trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào…
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ
thể.
Chọn B

Câu 22: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Vai trò chủ yếu của axit abxixic (AAB) là kìm hãm sự sinh
trưởng của

A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
Tư duy:
Axit abxixic (AAB): gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng,
giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
Chọn C

Câu 23: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển
ở động vật có xương sống?

A. Hoocmon sinh trưởng, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin.


B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron.
C. Hoocmon tiroxin, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin.
D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron, juvenin.
Tư duy:
Juvenin là hormon điều hoà sinh trưởng phát triển ở côn trùng => Loại A, C, D
Chọn B
Câu 24: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở
đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.


T

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
E
N
I.

C. có thể thay đổi một đoạn axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
H
T
N
O

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
U
IE

Tư duy:
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Nucleotit ở vị trí số 9 ở mã mở đầu => nu nằm trong triplet thứ 3 và quy định tổng hợp a,a thứ
3 trong chuỗi polipeptit => C, D sai
Không xuất hiện mã kết thúc => không bị mất a.a thứ 3 trong chuỗi polipeptid => A sai
Chọn B
Câu 25: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân
gây đột biến:

A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

Tư duy:
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST
+ Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học)
+ Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy
+ Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của
các crômatit.
=> cả 3 ý đều đúng nhưng ý A là đầy đủ nhất
Chọn A
Câu 26: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có
kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ
sở của

A. hiện tượng ưu thế lai.

B. hiện tượng thoái hoá.

C. giả thuyết siêu trội.

D. giả thuyết cộng gộp.


T
E

Tư duy:
N
I.
H

Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình
T

vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử (SGK Sinh 12 Trang
N
O

77)
U
IE

Chọn C
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 27: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán ít chịu ảnh hưởng của dạng
cách li này.

(2) Các quần thể trong loài bị ngăn cách nhau bởi khoảng cách bé hơn tầm hoạt động kiếm ăn và
giao phối của các cá thể trong loài.

(3) Cách li bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí như núi, sông, biển.

(4) Các động vật ở cạn hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền.

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Tư duy:
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của các
quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. => (2) sai, (3), (4) đúng
- Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:
+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với những loài động vật
có khả năng phát tán mạnh. => (1) đúng
+ Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều
dạng trung gian chuyển tiếp.
+ Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Chọn C
Câu 28: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

Tư duy:
T
E
N

Tính đa dạng về loài của quần xã là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số
I.
H

lượng cá thể của mỗi loài. (SGK Sinh 12 trang 176)


T
N
O

Chọn A
U
IE

Câu 29: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
IL
A
T

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải.

C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Tư duy:
Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân
giải (SGK Sinh 12 trang 187)
Chọn D
Câu 30: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có
mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong
gia đình đều khong bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh một đứa con, xác suất con này là con
trai và không bị cả 2 bệnh trên là bao nhiêu ?

5 5 7 7
A. . B. . C. . D. .
24 12 24 12

Tư duy:
Bệnh mù màu do gen lặn trên vùng không tương đồng NST giới tính X quy định
Bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn trên nst thường quy định
Quy ước: XA: BT, Xa: mù màu, B: BT, b: điếc bẩm sinh
* gia đình vợ:
Bố mù màu có KG: XaYB_
Mẹ điếc bẩm sinh có KG: XAX_bb
=> người vợ BT có KG: XAXaBb
* gia đình chồng:
Em gái điếc bẩm sinh: XAX_bb
=> Bố có KG: XAYBb, mẹ có KG XAX_Bb
=> Người chồng BT có KG: XAY(1/3BB:2/3Bb)
1 1 2 1 5
Xác suất cặp vợ chồng sinh con trai không bị cả 2 bệnh là:(2 . 2) . (1 − 3 . 4) = 24
T
E
N

Chọn A
I.
H

Câu 31: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nguyên tắc cơ bản nào không được quy định trong Hiến
T
N

chương Liên hợp quốc (1945)?


O

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
U
IE

B. Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
IL

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
A
T

D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của tất cả các nước.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Tư Duy:
SGK lịch sử 12 trang 7
Các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc 1945:

-Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tư quyết của các dân tộc.

-Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

-Không can thiệp vào công việc nội bô của bất kì nước nào.

-Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

-Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Chọn B
Câu 32: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới có được sự lãnh đạo thống nhất ?
A. Châu Phi.
B. Mĩ Latinh.
C. Châu Á.
D. Đông Nam Á.
Tư Duy:
SGK lịch sử 12 trang 37
Châu Phi đã thành lập được thổ chức thống nhất Châu Phi (OAU), giữ vai trò thúc đẩy sự nghiệp
đấu tranh của các nước Châu Phi
Chọn A
Câu 33: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng và mục tiêu đấu
tranh của nhân dân Ấn Độ là
A. Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
B. Chống thực dân Anh, thành lập Liên Đoàn Hồi giáo.
C. Chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
D. Chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tự do, bình đẳng.
Tư Duy:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của
nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại phát triển mạnh mẽ.
T

=> Đối tượng và mục tiêu cốt lõi mà nhân dân Ấn Độ đưa ra trong các cuộc đấu tranh là chống
E
N

đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc.


I.
H
T

Chọn C
N
O
U
IE

Câu 34: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Yếu tố khách quan thuận lợi để Nhật Bản phục hồi kinh tế sau
IL

Chiến tranh thế giới thứ hai là


A

A. Được Mĩ viện trợ kinh tế.


T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

B. Được Tây Âu cử các cố vấn sang giúp đỡ.


C. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. Sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân.
Tư Duy:
SGK lịch sử trang 53
Yếu tố khách quan để Nhật Bản phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là được Mĩ viện
trợ kinh tế.
Chọn A
Câu 35: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Điều kiện trực tiếp dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
đầu năm 1930 là
A. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá vào Việt Nam.
B. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
C. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
D. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản năm 1929.
Tư Duy:

Điều kiện trực tiếp dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là sự ra đời
của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

Chọn D
Câu 36: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là phong trào
đấu tranh
A. Có sự kết hợp hài hòa ở cả nông thôn và thành thị.
B. Sử dụng hình thức đấu tranh hợp pháp, công khai.
C. Lớn nhất do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.
D. Đầu tiên có sự đoàn kết công nhân và nông dân.
Tư Duy:
SGK lịch sử 12 trang 95
Phong trào 30-31 ở Việt Nam là phong trào đấy tranh đầu tiên có sự đoàn kết công nhân và nông
dân.
Chọn D
Câu 37: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở vùng rừng núi và trung
du Bắc Kì với hình thức chủ yếu là
A. Chiến tranh du kích.
B. Đấu tranh chính trị.
T
E

C. Chính trị kết hợp với vũ trang.


N

D. Vũ trang tuyên truyền.


I.
H
T

Tư Duy:
N
O

SGK lịch sử 12 trang 112


U
IE

Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở vùng rừng núi và trung du Bắc Kì với hình thức chủ yếu
IL

là chiến tranh du kích.


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Chọn A
Câu 38: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947) của quân dân Việt
Nam có ý nghĩa chiến lược là
A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội Việt Nam.
B. Làm suy yếu lực lượng quân viễn chinh Pháp.
C. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
D. Bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não Việt Bắc.
Tư Duy:
SGK lịch sử 12 trang 134
Sau chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 của quân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải chuyển
sang đánh lâu dài.
Chọn C
Câu 39: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đâu không phải âm mưu của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá
hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai?
A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Hỗ trợ để thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
D. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ của nhân dân hai miền Nam – Bắc.
Tư Duy:
Âm mưu của Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là:
- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền đất nước.
Chọn C
Câu 40: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thắng lợi nào của quân dân ta đánh dấu bước ngoặt đi xuống
của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975)?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973.
Tư Duy:
SGK lịch sử 12 trang 177
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân
T
E

Mĩ buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt không điều kiện chiến
N
I.

tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở
H
T

Việt Nam.
N
O

Chọn B
U
IE

Câu 41: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phần lớn diện tích lãnh thổ của nước ta có độ cao
IL

A. Từ 1000 đến 2000m B. Dưới 1000m C. Trên 2000m D. Trên 2600m.


A
T

Tư duy

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình cao dưới
1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
Chọn B
Câu 42: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn
Bắc?
A. Ranh giới kéo dài từ sông Hồng đến sông Cả.
B. Gồm các dãy núi song song và so le nhau.
C. Mạch núi cuối cùng của dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
D. Thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.
Tư duy
Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc là: ( SGK Địa lí 12 trang 30)
- Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã => A sai
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc- đông nam => B đúng
- Mạch núi cuối cùng ( dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển => C đúng
- Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu => D đúng
Chọn A
Câu 43: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH]
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.
B. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
C. Đời sống nhân dân còn khó khăn.
D. Xu hướng sống độc thân ngày càng nhiều.
Tư duy
Hiện nay, nước ta có tỷ suất sinh tương đối thấp chủ yếu do kết quả của chính sách dân số kế
hoạch hóa gia đình (mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 - 2 con).
Tổng tỷ suất sinh ở nước ta hiện nay là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế. Điều này cho
thấy Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con
ở Việt Nam là phổ biến.
( SGK Địa lí 12 trang 68)
Chọn B
Câu 44: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng
đồng bằng, chủ yếu là do
A. Nguồn lao động ít hơn.
T
E

B. Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.


N
I.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn.


H
T

D. Phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp.


N

Tư duy
O
U
IE

Vùng trung du và miền núi có điều kiện sống khó khăn: địa hình hiểm trở, giao thông qua lại
IL

không thuận lợi => dân cư phân bố thưa thớt


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Chọn B
Câu 45: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, phương thức canh
tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
A. Quảng canh, cơ giới hóa.
B. Luân canh và xen canh.
C. Thâm canh, chuyên môn hóa.
D. Đa canh và xen canh.
Tư duy
Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện
nay là thâm canh, chuyên môn hóa ( Kiến thức bài 22- Vấn đề phát triển nông nghiệp, SGK Địa
lí 12 trang 94)
Chọn C
Câu 46: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Vai trò quan trọng nhất của rừng đặc dụng là
A. Phát triển du lịch sinh thái.
B. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biễn gỗ.
C. Bảo vệ môi trường đất và nước.
D. Bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm
Tư duy
Rừng đặc dụng có vai trò trong bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh vật trong các vườn quốc gia và
các khu bảo tồn.( kiến thức bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên và bài Vấn đề phát triển
kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ)
Chọn D
Câu 47: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây
Nguyên và Bắc Trung Bộ do
A. Có đường giao thông thuận lợi.
B. Gần thị trường tiêu thụ.
C. Tận dụng nguồn lao động.
D. Có nguồn nguyên liệu phong phú.
Tư duy
Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng còn lại lớn nhất ở nước ta => tạo
nguồn nguyên liệu phong phú => là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Chọn D
Câu 48: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta vì
A. Nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
T
E

B. Tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.


N
I.

C. Các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.


H
T

D. Phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.


N

Tư duy
O
U
IE

Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm
IL

còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, dẫn đến lãng
A
T

phí nguồn lao động phát triển kinh tế.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Chọn B
Câu 49: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông
nghiệp nước ta?
A. Nguồn nước sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
B. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.
D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Tư duy
Nguyên nhân làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta là do khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường với nhiều thiên tai như bão lũ, hạn hán, sương muối, sâu
dịch bệnh phát triển
Chọn C
Câu 50: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có
nguồn gốc từ khối khí
A. Chí tuyến Thái Bình Dương.
B. Phía bắc lục địa Á - Âu.
C. Chí tuyến bán cầu Nam.
D. Bắc Ấn Độ Dương.
Tư duy
Gió tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí Bắc Ấn Độ
Dương vào nửa đầu mùa hạ ( SGK Địa lí 12 trang 41)
Chọn D

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like