Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Cơ sở lý thuyết

Trên thê giới đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết về hành vi khách
hàng và các yếu tô' ảnh hưởng tới quyết định thuê nhà ở. Philip Kotler và Gary
Amstrong (2009) đã xác lập hệ thống lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng,
cung câ'p mô hình hành vi mua, quá trình quyết định mua của khách hàng.

Abraham Maslow (1954) đã đưa ra hệ thông nhu cầu của người tiêu dùng
với năm nấc thang cơ bản, tầng thâ'p nhất là nhu cầu sinh lý cho đến tầng cao nhâ't
là nhu cầu được hoàn thiện.

Oyetunji AK và Abidoye RB (2016) đánh giá các yếu tô' ảnh hưởng đến sự
lựa chọn nơi ở của sinh viên trong Trường Đại học Công nghệ Liên bang Akure,
Nigeria phân tích tập dữ liệu thu được từ 470 sinh viên năm cuối. Từ đó, phát triển
một mô hình đo lường bao gồm 13 yếu tố: Gần trường, Giá thuê, Loại phòng, Mức
độ cung câ'p cơ sở vật châ't, Diện tích phòng, Mức độ tiếp cận phương tiện đi lại,
Mức độ riêng tư, Khu vực lân cận, An ninh khu vực, Gần chợ, Thẩm mỹ của
phòng, Mức độ tiếp cận các cơ sở y tế, Châ't lượng môi trường ngoài trời. Kết quả
của nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản lý của Đại học Công
nghệ Liên bang Akure và các nhà đầu tư phát triển bâ't động sản tư nhân để cải
thiện châ't lượng nhà ở cho sinh viên, đồng thời giúp sinh viên có một trải nghiệm
cư trú trong quá trình học tập của mình.

Afma, Rahadi và Mayangsari (2019) chỉ ra, có 6 yếu tô' ảnh hưởng đến hành
vi thuê nhà ở của sinh viên Học viện Institut Teknologi Bandung (ITB) tại
Economy and Forecast Review 55 Bandung Indonesia, đó là: Giá cả, Địa điểm, Cơ
sở vật chất, Môi trường, Quan hệ xã hội và An ninh. Trong đó, Cơ sở vật chất và
Giá cả là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, các yếu tố còn lại có tác động tương
đương nhau.

Ở trong nước, nhằm tìm hiểu về hành vi thuê nhà ở của sinh viên, Nguyễn
Tiến Lợi và Nguyễn Quang Huy (2020) dựa vào cơ sở lý thuyết mô hình hành vi
người tiêu dùng để đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi thuê nhà ở của sinh
viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng với cỡ mẫu 250 sinh viên. Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động
đến hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp gồm: Giá
thuê, Gần trường, Diện tích rộng, An toàn, Mức độ ồn ào, Có chỗ để xe, Có các
thiết bị, Có nhà vệ sinh riêng, Thoáng mát.

Nguyễn Thị Hồng Phúc và Lê Mộng Kha (2020) đã đưa ra mô hình các yếu
tô' ảnh hưởng tới quyết định thuê nhà trọ của sinh viên trường Đại học Trà Vinh.
Các yếu tố được xác định ảnh hưởng tới quyết định thuê nhà trọ của sinh viên
trường Đại học Trà Vinh bao gồm: (1) Yếu tố giá cả, (2) Yếu tố an ninh, (3) Yếu tố
cơ sở vật chất, (4) Yếu tố dịch vụ, (5) Yếu tố vị trí. Trong đó, yếu tố Giá cả có ảnh
hưởng lớn nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đưa ra các gợi ý chính sách nhằm gia
tăng khả năng thuê nhà trọ của sinh viên. Kết quả của nghiên cứu cũng giúp những
người cho thuê nhà ở xây dựng kế hoạch kinh doanh ngày càng tốt hơn về chất
lượng cũng như giúp gia tăng khả năng cạnh tranh.

Đinh Hoàng Tường Vi và cộng sự (2020) đã dựa trên kiểm định mô hình lý
thuyết với bộ dữ liệu thu thập online từ 515 sinh viên các trường trong Khu đô thị
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng đến
quyết định thuê chỗ ở của sinh viên theo thứ tự tác động giảm dần bao gồm: (1)
Quan hệ xã hội; (2) Giá cả; (3) An ninh; (4) Dịch vụ; (5) VỊ trí. Bên cạnh ý nghĩa
về lý thuyết, thì kết quả của nghiên cứu này còn góp phần đưa ra các giải pháp
nâng cao chất lượng chỗ ở đối với chủ nhà trọ, ban quản lý ký túc xá và cơ quan
ban/ngành. Ngoài ra, kết quả là cơ sở quan trọng để tham khảo khi xây dựng ứng
dụng thông minh tìm chỗ ở phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của sinh viên.

Võ Thị Lệ Uyển và cộng sự (2021) thông qua điều tra 668 sinh viên trên địa
bàn quận Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra, có 4 yếu tố tác động đến quyết
định tiếp tục thuê nhà ở của sinh viên bao gồm: (1) Quan hệ xã hội; (2) Cơ sở vật
chất; (3) Môi trường; (4) Giá cả. Dựa trên kết quả nghiên cứu thu thập được, nhóm
đánh giá đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chỗ ở đối với chủ nhà ở và
nhận thức của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các lý thuyết được đề cập, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.
Trong đó, 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến Hành vi thuê nhà ở của sinh viên
trên địa bàn quận cầu Giấy là: Kích thích marketing; Các yếu tố môi trường; Đặc
điểm khách hàng.
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Cơ sở vật chất tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

H2: Giá cả tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

H3: Vị trí tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

H4: Dịch vụ tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

H5: Truyền thông mạng xã hội tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của
sinh viên.

H6: An ninh tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

H7: Môi trường tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

H8: Nhóm tham khảo có tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh
viên.

H9: Tâm lý có tác động tích cực tới Hành vi thuê nhà ở của sinh viên.

You might also like