Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÁC HÌNH THỨC BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC VÀ

NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ


I. Các khái niệm chính:
1.1. Bất bình đẳng là gì?
- Là sự không ngang bằng nhau về những cơ hội hay lợi ích cá nhân, nhóm hoặc
nhiều nhóm trong xã hội.
Ví dụ: Làm nhiều được hưởng ít
Ưu tiên những học sinh thêm hơn là những học sinh không học thêm
Phân biệt người da màu
1.2. Bất bình đẳng trong giáo dục là gì?
- Bất bình đẳng về giáo dục là sự phân phối những thành tựu giáo dục đạt được cho
các thành viên theo những cơ sở xã hội khác nhau, có nghĩa là những người có yếu
tố, nguồn lực khác nhau sẽ nhận được những mức độ giáo dục khác nhau. Ta có
thể đo lường sự bất bình đẳng về giáo dục theo góc độ này thông qua chỉ số phân
hóa (chỉ số chênh lệch) giữa các nhóm cơ sở khác nhau
Ví dụ: Môi trường học tập: Thầy cô, bạn bè trong môi trường học tập có sự khác
biệt như: Khi học ở môi trường học tập quốc tế thì thầy cô có những kiến thức chất
lượng, đa dạng hơn
- VD CHHT: Những người có điều kiện kinh tế tốt sẽ dễ được tiếp cận với cơ hội
học tập tốt hơn như có thể học tập ở những trường chất lượng
- VD CSHT: Những người không có điều kiện kinh tế như việc học tập ở những
ngôi trường ở quê có cơ sở học tập vô cùng khó khăn, khắt nghiệt
II. Các lý thuyết tiếp cận BBĐ trong giáo dục? (THẤM)
2.1. Lý thuyết xung đột
- Hệ thống giáo dục phản ánh và duy trì sự bất bình đẳng xã hội: Hệ thống
giáo dục thường được thiết kế theo cách có lợi cho nhóm người có địa vị xã hội
cao
Ví dụ: Thông qua việc tập trung vào kiến thức và kỹ năng có liên quan đến thị
trường lao động cao cấp. Điều này có thể khiến nhóm người có địa vị xã hội thấp
khó theo kịp và có cơ hội thành công trong xã hội.
- Kiến thức là một công cụ của quyền lực: Theo lý thuyết xung đột, kiến thức
không chỉ là thông tin trung lập mà còn là một công cụ của quyền lực.
Ví dụ: Nhóm người có quyền lực cao hơn có thể sử dụng kiến thức để củng cố vị
trí của họ trong xã hội và hạn chế quyền lực của nhóm người khác.
- Sự tồn tại của "văn hóa trường học": Lý thuyết xung đột cho rằng mỗi trường
học đều có một "văn hóa" riêng, bao gồm các giá trị, quy tắc và chuẩn mực hành
vi. Văn hóa trường học này có thể phản ánh và củng cố sự bất bình đẳng xã hội
Ví dụ: Thông qua việc kỳ thị hoặc phân biệt đối xử với học sinh thuộc nhóm thiểu
số.
- Vai trò của giáo viên: Theo lý thuyết xung đột, giáo viên không chỉ là những
người truyền đạt kiến thức mà còn là những người đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì trật tự xã hội.
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng quyền lực của họ để kiểm soát học sinh và áp đặt
các giá trị của nhóm người có địa vị xã hội cao.
2.2. Lý thuyết chức năng:
- Khái niệm: Lý thuyết chức năng, hay còn gọi là thuyết chức năng luận, là một
trường phái lý thuyết quan trọng trong các lĩnh vực như xã hội học, nhân học, ngôn
ngữ học, tâm lý học, v.v. Nó tập trung vào việc nghiên cứu cách thức các bộ phận
cấu thành của một hệ thống (ví dụ như xã hội, ngôn ngữ, tâm trí) liên kết với nhau
và hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu và duy trì sự ổn định của hệ thống đó.
- Trong giáo dục: Theo quan điểm chức năng, giáo dục chính quy là điều kiện tiên
quyết đối vì sự phát triển kinh tế có hiệu quả và phát triển xã hội người tài năng.
Đặc biệt, hệ thống giáo dục còn đóng vai trò chủ yếu trong việc đáp ứng các nhu
cầu cần thiết của xã hội công nghiệp và là phương tiện để phát triển nguồn nhân
lực của các quốc gia công nghiệp.
Ví dụ: Công nghiệp hóa đem lại những thay đổi trong cơ cấu nghềnghiệp: xuất
hiện các nghề m i và chuyên môn hóa cao, nhu cầu về kỹthuật viên, công nhân có
chuyên môn và công nhân quản lý tăng... Vì vậy, việc mở rộng giáo dục phổ cập
và giáo dục đại học nhằm đáp ứng những thay đổi này.(BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO
DỤC: NHÌN TỪ CÁC TIẾP CẬN LÝ THUYẾT - LÊ THỊ MỸ)
III. Thực trạng của BBĐ trong giáo dục hiện nay?
- Việt Nam:
Giữa các vùng miền, giữa các dân tộc: Tìm hiểu sự bất bình đẳng trong tiếp cận
giáo dục theo khu vực, tác giả Dương Chí Thiện đã mô tả những nét cơ bản về sự
bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay: Khu vực đô thị có
mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn nhiều lần so với khu vực nông thôn và mức chi
này càng ngày càng gia tăng theo các bậc học từ thấp đến cao ở cả hai khu vực.
Tình trạng bất bình đẳng về giáo dục còn khá phổ biến về tỉ lệ biết đọc, biết viết và
trình độ học vấn giữa các vùng miền, giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh,
giáo dục ở khu vực nông thôn còn tụt hậu so với khu vực thành thị
Ở các vùng dân tộc thiểu số: Hiện tượng bất bình đẳng giới trong giáo dục còn
tồn tại ở một số nhóm dân cư, vùng miền, tỉ lệ trẻ em nữ ở các vùng dân tộc thiểu
số chưa bao giờ đi học cao hơn so với các vùng khác trong cả nước; tỉ lệ biết đọc,
biết viết thấp nhất cả nước; tỉ lệ biết đọc, biết viết ở bậc tiểu học thấp hơn trẻ em
trai tại tất cả các tỉnh trong cùng vùng; càng học cao trẻ em gái bỏ học càng nhiều
hơn so với trẻ em trai.
VD: Nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục đối với nhóm dân
tộc thiểu số, đặc biệt là tiếp cận giáo dục cấp trung học phổ thông đối với học sinh
dân tộc Cơ-tu ở Tây Giang, Quảng Nam, từ góc độ tiếp cận giới và văn hóa trong
giáo dục, tác giả Phan Thị Lan chỉ ra: Trong gia đình người Cơ-tu, nam và nữ đều
có quyền đi học như nhau, nhưng nếu gia đình thiếu lao động thì trẻ em gái sẽ đảm
nhận việc ở nhà. Trong một số trường hợp, trẻ em gái phải chọn giải pháp nghỉ
học. Điều này cho thấy bất bình đẳng giới còn tồn tại phổ biến trong suy nghĩ của
đồng bào dân tộc Cơ-tu nói riêng.
IV. Nguyên nhân chung của BBĐ trong giáo dục?
- Về mặt kinh tế: Sự chênh lệch về mặt kinh tế dẫn đến sự bất bình đẳng giáo dục
trong xã hội như việc có điều kiện kinh tế sẽ có thể học ở môi trường học tập tốt
hơn là có điều kiện ít.
- Về mặt xã hội: Nạn phân biệt đối xử trong học tập vô cùng phổ biến sự phân biệt
đối xử có thể qua các mặt như: Sắc tộc, màu da,…
- Về mặt địa lý: Những nơi học tập ở vùng sâu vùng xa có thể hạn chế trong việc
học tập, khiến cho việc học tập bị thiếu thốn so với những thành phố lớn.
V. Các hình thức BBĐ trong giáo dục
5.1. Bất bình đẳng giới trong giáo dục và Nguyên nhân của nó
- Bất bình đẳng giới trong giáo dục là vấn đề tồn tại dai dẳng ở nhiều quốc gia, bao
gồm cả Việt Nam. Nó thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ cơ hội tiếp cận
giáo dục, chất lượng giáo dục đến kết quả học tập và cơ hội nghề nghiệp sau tốt
nghiệp. Những năm qua chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi
vào cuộc sống, những thành tích của chúng ta đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục
là rất đáng khích lệ và mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc.
- Hiện nay, tỷ lệ biết chữ cấp quốc gia đạt gần 90%, ở bậc tiểu học tỷ lệ nam – nữ
được đi học được rút ngắn lại qua các năm. Tuy nhiên, kết quả đó chỉ là bước đầu,
chưa thực sự bền vững, nhiều thách thức lớn đã và đang đặt ra cho công tác giáo
dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đó là: Trong tổng số
người mù chữ, phụ nữ vẫn chiếm hơn 2/3 so với nam giới (Phụ nữ 69%; nam giới
31%) (Điều tra dân số và nhà ở, 1999). Số liệu cũng cho thấy 12% em gái trong độ
tuổi 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 7,5% đối với
các em trai. ( Theo tạp chí lý luận chính trị và truyền thông )
- Sự bất bình đẳng giới trong giáo dục hiện nay sẽ gây cản trở không nhỏ cho phụ
nữ trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm đòi hỏi có trình độ học vấn cao, trình độ
chuyên môn kỹ thuật lành nghề và lẽ dĩ nhiên là thu nhập cũng cao hơn rất nhiều.
Số liệu điều tra (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2000) cho thấy chỉ có 2% tỷ lệ phụ nữ có
trình độ học vấn ở bậc đại học và cao đẳng chiếm 2% trên tổng số dân và phụ nữ
trong độ tuổi lao động, chỉ có khoảng 6% có bằng công nhân kỹ thuật. Trong khi
đó các chỉ số này ở nam giới là khoảng 10% và 3%.
- Nguyên nhân:
Thông thường nhóm gia đình nghèo và nhóm gia đình người dân tộc thiểu số, đời
sống kinh tế thấp, một mặt do cơ chế thị trường đã làm tăng chi phí giáo dục, mức
chi tiêu cho giáo dục hầu như tăng gấp đôi ở mọi cấp học.
Bên cạnh đó ở những vùng này điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp
kém, địa hình các vùng miền núi bị chia cắt, trường học rất xa so với nơi ở nên
việc đi lại học tập trở nên hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với trẻ em gái.
Mặt khác trong nhóm này còn mang khá nặng tư tưởng định kiến giới “Con gái
không cần học cao”nên đã ảnh hưởng tới việc quyết định lựa chọn đầu tư giáo dục
cho con cái. Thực tế cho thấy nhóm này có sự thiên vị đối với con trai đối với các
quyết định đầu tư giáo dục. Họ quan niệm rằng con trai sẽ có triển vọng và có được
việc làm tốt hơn con gái khi có cùng trình độ học vấn, do đó càng ở cấp học càng
cao thì sự vắng bóng của trẻ em gái càng ít đi cũng là điều dễ hiểu. Chính sự thiên
lệch trong hướng đầu tư giáo dục cho con cái của nhiều hộ gia đình dẫn đến thực
trạng trẻ em gái là những người chịu nhiều thiệt thòi trong cơ hội đến trường, cơ
hội tìm kiếm việc làm và cơ hội hoà nhập xã hội. Chính điều này đã làm gia tăng
thêm khoảng cách bất bình đẳng giới trong cơ hội thụ hưởng các thành quả giáo
dục của giới nam và giới nữ và là mối nguy cơ khiến sự chênh lệch về trình độ giáo
dục của nam và nữ có xu hướng ngày càng tăng.
Thiếu định hướng giáo dục nghề nghiệp cho nữ sinh: Nhiều nữ sinh thiếu thông
tin về các cơ hội nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, dẫn đến việc lựa
chọn sai ngành học hoặc bỏ học giữa chừng.
Hạn chế tiềm năng phát triển của phụ nữ: Bất bình đẳng giới trong giáo dục
khiến phụ nữ không có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình, ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của xã hội.
Gia tăng bất bình đẳng về thu nhập: Phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường có
thu nhập thấp hơn nam giới, dẫn đến gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữa các giới.
5.2. Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn và Nguyên nhân của nó
- Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn là một vấn đề vẫn tồn tại ở nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam và nó được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như
từ thu nhập, cơ hội tiếp cận giáo dục, y tế đến cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc
sống.
- Trong mục tiêu phát triển xã hội của Việt Nam, có một nội dung quan trọng là tạo
cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ
bản, các phúc lợi xã hội... Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam vẫn đang còn nhiều bất
bình đẳng, giữa người dân ở khu vực đô thị và nông thôn trong tiếp cận đối với
giáo dục. Điều đó đã làm hạn chế sự phát triển xã hội của cả khu vực đô thị và
nông thôn, cũng như hạn chế sự phát triển xã hội chung của cả nước.
- Nguyên nhân:
Sự chênh lệch về điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế ở khu vực thành thị thường
tốt hơn so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về khả năng chi
trả cho giáo dục của gia đình học sinh.
Kết quả một cuộc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (Đồ thị 1) cho thấy rằng,
mức chi tiêu bình quân cho 1 người đi học trong 1 năm ở Việt Nam ngày càng tăng
nhanh, tăng từ 627.000đ năm 2002 lên đến 3.028.000đ vào năm 2010. Kết quả
cũng chỉ ra rằng, mức chi này ở khu vực đô thị thường cao hơn ở khu vực nông
thôn gấp hơn 2 lần (năm 2010 ở khu vực đô thị là 5.253.000đ so với nông thôn là
2.064.000đ).
Thiếu hụt cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục: Khu vực nông thôn thường
thiếu hụt cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục như trường học, thư viện, phòng
thí nghiệm, v.v.
Thiếu hụt giáo viên chất lượng cao: Khu vực nông thôn thường thiếu hụt giáo
viên chất lượng cao do điều kiện sống và làm việc còn nhiều cản trở và khó khăn.
Tỷ lệ học sinh bỏ học cao hơn ở nông thôn: Theo thống kê, tỷ lệ học sinh bỏ học
ở bậc tiểu học và trung học cơ sở cao hơn ở nông thôn so với thành thị. Điều này
đặc biệt phổ biến ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi trẻ em thường phải phụ giúp
gia đình làm việc nhà và lao động kiếm sống.
(Nhìn hình phân tích biểu đồ)
Việt Nam có tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học rất cao (98%), tiệm cận mục tiêu hoàn
thành phổ cập tiểu học. Mặc dù không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn,
nhưng có sự khác biệt dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội. (Báo cáo Tóm tắt
Giáo dục Việt Nam I Năm 2022 theo MICS-EAGLE)
Tỷ lệ hoàn thành cấp học giảm phần nào đối với cấp THCS (còn 87%) và giảm
mạnh đối với cấp THPT (còn 59%). Theo đó thì đối với giáo dục Việt Nam thì cấp
học THPT là cấp học không bắt buộc.
5.3. Bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo và Nguyên nhân của

- Bất bình đẳng trong giáo dục giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là một vấn đề
nghiêm trọng ở Việt Nam, thể hiện qua nhiều khía cạnh như:
Tỷ lệ nhập học: Nhóm nghèo có tỷ lệ nhập học thấp hơn so với nhóm giàu ở tất cả
các cấp học, đặc biệt là ở bậc đại học.
Tỷ lệ bỏ học sau khi học xong từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 12%, từ lớp 6 đến lớp 8 là
21% và riêng hết lớp 9 tỷ lệ này là 27% trong số những người đã bỏ học. Theo
SAVY, chỉ có 46.3% thanh niên Việt Nam được đi học trung học.(Theo tài liệu
nghiên cứu của UNICEF).
Chất lượng giáo dục: Môi trường học tập giữa nhóm giàu và nghèo có sự khác
biệt rõ rệt trong giáo dục.
Như việc nhóm giàu sẽ được học tập tại môi trường quốc tế có thể tiếp xúc với
nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa đa dạng để học hỏi. Còn nhóm nghèo chỉ có
thể học những chương trình cơ bản trên trường và về nhà làm việc thậm chí vừa
làm vừa học để trang trải trong cuộc sống.
Kết quả học tập: Những người thuộc nhóm giàu thường cũng sẽ có không ít sự
hậu thuẫn từ gia đình. Gia đình đầu tư cho con cái có thể được học tập ở những
môi trường giáo dục hiện đại và chất lượng nên kết quả học của những người thuộc
nhóm giàu thường nổi trội hơn.
- Nguyên nhân:
Yếu tố kinh tế:
Tài chính trong gia đình: Những gia đình không có điều kiện kinh tế khá giả
hoặc dư giả thì họ phải bận lo đi làm để kiếm thêm thu nhập nên dẫn đến việc
không quan tâm nhiều đến vấn đề học tập của con mình. Thậm chí những đứa con
trong gia đình phải vừa đi học và vừa đi kiếm tiền phụ giúp thêm cho gia đình nên
gây ảnh hưởng không ít đến việc học tập.
Yếu tố gia đình:
Thiếu định hướng: Nhiều gia đình không có hướng dẫn cụ thể định hướng cho
con của mình nên vô tình gây hoang mang cho tương lai của đứa trẻ dẫn đến không
biết phải làm gì học gì thì tốt cho bản thân
Yếu tố xã hội:
Phân biệt đối xử: Sự đối xử không công bằng trong giáo dục góp phần tạo nên
nguyên nhân khiến cho những học sinh ham học bị mất ý chí, sự ham muốn đối với
việc học
5.4. Bất bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số và Nguyên nhân của nó
Bất bình đẳng trong giáo dục giữa các dân tộc thiểu số cũng là một vấn đề nghiêm
trọng ở Việt Nam, thể hiện qua nhiều khía cạnh như:
Tỷ lệ nhập học: Một số dân tộc thiểu số có tỷ lệ nhập học thấp hơn so với dân tộc
Kinh ở tất cả các cấp học, đặc biệt là ở đại học.
Kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019 cho
thấy, tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học của người DTTS là 100,5%, cấp THCS là
85,8% và THPT là 50,7%. So với năm 2015, mức độ tiếp cận với giáo dục phổ
thông của người DTTS đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là ở cấp THPT với tỷ lệ đi
học chung ở cấp này tăng 8,9 điểm phần trăm ( Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản
Việt Nam )
Chất lượng giáo dục: Môi trường học tập của các nhóm dân tộc thiểu số có sự
khác biệt rõ rệt trong giáo dục.
Trường học ở khu vực dân tộc thiểu số thường thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị
và giáo viên chất lượng cao.Thiếu giáo viên sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc
thiểu số, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức cho học sinh.Chương trình
giảng dạy chưa phù hợp với đặc thù văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của các
dân tộc thiểu số.
Kết quả học tập: Một phần do điều kiện cơ sở vật chất cũng như chât lượng giảng
dạy không được tốt nên kết quả học tập của học sinh thuộc các dân tộc thiểu số
thường thấp hơn so với học sinh dân tộc Kinh.Tỷ lệ học sinh bỏ học cao, đặc biệt
là ở cấp THCS và THPT.
Hiện nay, giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN) nổi
lên một số vấn đề đáng quan tâm, đó là tỷ lệ biết đọc, biết viết của người DTTS chỉ
đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%.
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học trung học cơ sở đạt 83,9%, trung học phổ thông chỉ
đạt 41,8% ( Theo ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA)
- Nguyên nhân:
Yếu tố kinh tế:
Nghèo đói: Các dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với dân tộc
Kinh, dẫn đến việc thiếu khả năng chi trả cho giáo dục.
Thiếu cơ hội kinh tế: Các dân tộc thiểu số thường thiếu cơ hội tiếp cận giáo dục,
việc làm, và các nguồn tài nguyên cần thiết để phát triển kinh tế.
Yếu tố xã hội:
Khó hòa nhập với cộng đồng: Những người dân tộc thiểu số sẽ có thể khó hòa
nhập khi tiếp xúc với những dân tộc khác vì họ sẽ mang trong mình sự lo ngại, e dè
nên họ khó có thể học hỏi nhiều điều giáo dục khác nhau.
Ảnh hưởng từ phong tục tập quán: Có một số những dân tộc thiểu số bị ép
không cho đi học đặc biệt là ở con gái của những vùng dân tộc thiểu số như dân tộc
Mông, Thái.. mà bị ép đi cưới hỏi hoặc đi làm việc tay chân.
VI. Hậu quả của BBĐ trong giáo dục?
- Đối với cá nhân:
Hạn chế cơ hội phát triển: Khi không được tiếp cận giáo dục chất lượng, cá nhân
sẽ bị hạn chế cơ hội học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển
bản thân. Điều này khiến họ khó có thể cạnh tranh trong thị trường lao động và đạt
được thành công trong cuộc sống.
Tăng nguy cơ thất nghiệp và nghèo đói: Thiếu giáo dục thường dẫn đến việc dễ
bị thất nghiệp hoặc làm những công việc tay chân với mức lương thấp. Điều này
khiến cá nhân dễ rơi vào cảnh nghèo đói và khó có thể cải thiện cuộc sống.
Mất niềm tin và động lực học tập: Khi nhận thấy bản thân bị phân biệt đối xử
trong giáo dục, cá nhân có thể mất niềm tin vào hệ thống giáo dục và không còn
động lực học tập. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lâu dài của họ.
Gia tăng các vấn đề xã hội: Bất bình đẳng trong giáo dục có thể dẫn đến các vấn
đề xã hội như tội phạm, bạo động, tệ nạn xã hội,..
- Đối với xã hội:
Kìm hãm sự phát triển chung: Bất bình đẳng trong giáo dục là một trong những
nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển chung của xã hội. Khi một bộ phận dân
cư không được giáo dục đầy đủ, họ sẽ không thể đóng góp hoặc đóng góp ít vào sự
phát triển chung của xã hội.
Gây mất cân bằng xã hội: Bất bình đẳng trong giáo dục có thể dẫn đến mất cân
bằng xã hội, khi một số nhóm người nắm giữ quyền lực và tài sản, trong khi những
nhóm khác bị thiệt thòi và yếu thế.
Gây bất ổn chính trị: Bất bình đẳng trong giáo dục có thể dẫn đến bất ổn chính
trị, khi người dân cảm thấy bị thiệt thòi và không được lắng nghe. Ngoài ra, người
dân sẽ có một phần bị thiếu kiến thức về chính trị - xã hội dẫn đến nhiều sự việc
bất ổn trong nền chính trị - xã hội.
VII. Một số giải pháp khắc phục tình trạng bất bình đẳng về giáo dục
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục: Bổ sung ngân sách cho giáo dục, đặc biệt là
cho các khu vực khó khăn và các đối tượng học sinh yếu thế.
VD: Ngày 2-11-2022, Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên phối hợp với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Ninh khởi công xây dựng
công trình phòng học tặng học sinh vùng cao.
- Xây dựng cơ sở vật chất trường học: Đảm bảo tất cả các trường học đều có cơ
sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho việc dạy và học.
VD: Huyện Đồng Hỷ cũng đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất để Trường Tiểu
học số 2 Văn Lăng chuyển đổi sang mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú từ
năm học tới. Theo đó, từ nguồn vốn đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia
dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một nhà lớp học 2 tầng với 6 phòng học,
nhà ở với 16 phòng và bếp ăn 1 chiều đang gấp rút được hoàn thiện, sẽ đáp ứng
nhu cầu ở bán trú của gần 120 học sinh.
- Ban hành chính sách hỗ trợ học sinh: Cung cấp học bổng, miễn giảm học phí,
hỗ trợ chỗ ở, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 17-5-2023, Báo Người Lao Động phối hợp 2 Tỉnh Đoàn Hậu Giang và Bạc
Liêu tổ chức trao các suất kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh nghèo vượt khó của
2 địa phương thuộc chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc
thiểu số, học sinh nghèo".
NDO- Ngày 1/11/2023, 30 suất học bổng “Vì em hiếu học” năm học 2023-2024 đã
được trao cho các em học sinh nghèo, hiếu học trên địa bàn huyện biên giới Lộc
Ninh (Bình Phước).
- Tuyển thêm giáo viên về vùng cao: Những vùng cao nơi nhiều học sinh dân tộc
thiểu số vừa thiếu thốn về mặt vật chất lần thiếu thốn về mặt được giáo dục khi
thiếu nguồn nhân lực về giáo viên giảng dạy.
Đầu năm học 2022-2023 vừa qua, tỉnh Hà Giang thiếu 3.393 giáo viên, chủ yếu là
thiếu giáo viên các môn chuyên biệt ở bậc tiểu học và giáo viên mầm non.
Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, cho biết,
lường trước tình trạng này, từ năm 2019, ngành đã cử 300 giáo viên đi đào tạo văn
bằng 2 các môn. Đến cuối năm 2022, đội ngũ này hoàn thành chương trình đào tạo,
về tỉnh giảng dạy đã giải quyết một phần khó khăn.
VIII. Kết luận
Có thể thấy có nhiều hình thức làm bất bình đẳng trong giáo dục ngoài những yếu
tố mang tính tự nhiên như ngoại hình,.. hay những yếu tố văn hóa như bản sắc,
vùng miền,… thì ta có 4 phương thức phổ biến thường gặp làm bất bình đẳng trong
giáo dục:
1. Bất bình đẳng giới trong giáo dục
2. Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn
3. Bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo
4. Bất bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số
Mỗi phương thức đều có nguyên nhân riêng dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong
giáo dục nhưng hậu quả của mỗi phương thức đều làm ảnh hưởng tâm lý cũng như
cơ hội phát triển cho cá nhân bị bất bình đẳng, không những thế còn gây ảnh
hưởng đến cả đời sống xã hội, ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong xã
hội như kinh tế, văn hóa,… Từ đó, ta cần xem xét để nhìn nhận, hạn chế và đề ra
những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hỗ trợ để mỗi cá nhân đều có cơ hội học tập,
phát triển trong môi trường lành mạnh, công bằng và văn minh.

You might also like