Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VẬT LIỆU Họ và tên SV:.......................................

Học phần: Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu Mã HP: MSE3030
Bài thi: [ ] giữa kỳ; [X] cuối kỳ Năm học: 2018 – 2019 Ngày thi: 15/01/2019
Điểm thi Chữ ký của giáo viên ra đề

Câu 1. (3 điểm) Kết quả phân tích XRD chụp với anode Cu có bước sóng =1,5406 Ao của một
mẫu phủ Cu (có kiểu mạng A1) trên đế Fe (có kiểu mạng A2) như trong hình sau với các đỉnh
nhiễu xạ có thứ tự và vị trí góc nhiễu xạ được cho trong bảng tương ứng. (Lưu ý:  = 3,1416; các
phép tính làm tròn 3 số sau dấu phảy).

STT pích 1 2 3 4 5 6 7
Góc nhiễu xạ, 2 43,30 44,68 50,43 65,04 74,13 82,35 89,93
Cường độ, I
Biết phổ chuẩn của 2 kim loại đó lần lượt như sau:
Phổ chuẩn của Fe
STT pích Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
dhkl 2,027 1,433 1,170 1,013 0,906 0,827
Phổ chuẩn của Cu
STT pích Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
dhkl 2,088 1,808 1,278 1,090 1,044 0,904
a) Hãy cho biết các đỉnh nhiễu xạ nào (số mấy) là của lớp phủ Cu
b) Hãy viết biểu thức xác định thừa số cấu trúc của kiểu mạng ứng với Cu; qua đó cho biết
các mặt nguyên tử có chỉ số (hkl) như thế nào sẽ cho pích nhiễu xạ?

Câu 2. (3 điểm) Hiển vi điện tử quét SEM & EDS/WDS:


a) Hãy mô tả sơ lược vùng tương tác và các tín hiệu có thể thu được khi một chùm điện tử
tương tác với một mẫu vật rắn dày.
b) Tín hiệu nào được thu nhận (sử dụng) để tạo ảnh ở chế độ chụp ảnh hiển vi điện tử tán xạ
ngược (BSEI)?
Câu 3. (3 điểm) Trong kho của một phân xưởng có ba cục (mẫu) thép theo TCVN là: CD80; C45
và CD110, có kích thước trung bình 2010 mm, đã ủ kỹ và đều nặng như nhau, nhưng do để
lâu nên đã bị mờ mác thép. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Kết quả phân tích thành phần hóa học của một mẫu trong 3 mẫu kể trên được cho trong
bảng sau. Hãy xác định mác thép theo TCVN của mẫu được phân tích là mác gì?
Nguyên tố C Cr Mn Ni Si P S Fe
Thành phần, % 1,051,14 0,20 0,150,35 0,25 0,150,35 0,035 0,03 còn lại
b) Kết quả chụp ảnh tổ chức tế vi của một trong 3 mẫu kể trên như trong hình sau, hãy xác
định đó là ảnh tổ chức của mẫu thép nào? Xác định thành phần pha của thép đó ở trạng
thái cân bằng?

c) Kết quả đo độ cứng HB của 3 mẫu cho thấy, sau khi đo ở 5 vị trí khác nhau trên mỗi mẫu,
đường kính vết lõm trung bình trên ba mẫu tương ứng là d =1,35 mm; 1,1 mm và 0,8x mm
(với x là số cuối cùng trong mã số sinh viên của sinh viên làm bài tương ứng). Trên cơ sở
đó hãy cho biết mác thép của từng mẫu thép ứng với kích thước mũi đâm trung bình kể
trên là gì, giải thích ngắn gọn tại sao? Các mẫu thép đó sau khi tôi nên sử dụng phương
pháp đo độ cứng nào để xác định độ cứng của mẫu?

Câu 4. (1 điểm) Khi sử dụng thiết bị kiểm tra không phá hủy bằng xung siêu âm cho một chi tiết
dạng trục có chiều dài 25 cm như ở hình sau. Kết quả phổ siêu âm hiển thị trên màn hình của thiết
bị có 2 đỉnh phản xạ ở giữa tương ứng với 2 khuyết tật tồn tại trong chi tiết. Vị trí của 2 đỉnh phản
xạ đó trên trục thời gian tương ứng là 8,1 s và 18,3 s. Hãy xác định khoảng cách từ bề mặt
trước của trục đến vị trí của khuyết tật thứ hai? Hãy đề xuất phương pháp để phát hiện cả 2
khuyết tật trên nếu chúng có kích thước tương đương và cùng nằm trên trục đối xứng của chi tiết.

- Hết -
(Thời gian 75 phút)

You might also like