chuẩn bị buổi 1 code

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Cấu trúc cơ bản của chương trình C++: gồm 3 thành phần:

 Các câu lệnh và biểu thức (Statements and expressions).


 Hàm (Functions).
 Thư viện chuẩn C++.

1. Các câu lệnh và biểu thức


- Là thành phần nhỏ nhất để cấu thành lên một chương trình
- Một chương trình gồm rất nhiều các câu lệnh
- Mỗi câu lệnh thì yêu cầu chương trình thực hiện một nhiệm vụ nhất định
- Kết thúc câu lệnh bằng dấu chấm phẩy “;”
- Ví dụ:

1int x;
2x = 5 * 2;
3cout << "Xin chao cac ban!";
- Phân tích ví dụ:
- Dòng 1: Câu lệnh khai báo biến có tên là x.
- Dòng 2: Là câu lệnh gán giá trị cho biến x. Ở đây biến x được gán giá trị bằng kết quả của biểu thức 5 * 2;
- Dòng 3: Câu lệnh có nhiệm vụ đưa dữ liệu lên màn hình.

2. Hàm ( functions)
- Là một nhóm các câu lệnh được tập hợp lại để thực hiện một nhiệm vụ nào đó
- Bất cứ một ctrinh C++ nào cũng đều phải có ít nhất một hàm main()

3. Thư viện chuẩn C++


- Thư viện là tập hợp các mã được biên dịch sẵn, được đóng gói lại để lập trình viên sử dụng, mà không cần phải
viết lại
- Thư viện là một phần không thể thiếu với người lập trình, có thư viện thì công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng
hơn
- Vd viết chương trình toán thì có thể include thư viện toán học
- Ví dụ:

1#include <iostream>
2#include <math.h>
3#include <fstream>
- Phân tích chút:
- Dòng 1: Khai báo thư viện có tên iostream. Thư viện này cung cấp cho chúng ta khả năng nhập xuất dữ liệu cơ bản với chương trình.
- Dòng 2: Khai báo thư viện toán học. Khi chúng ta cần dùng đến căn bậc 2 hay bình phương….. Thư viện này sẽ giúp chúng ta làm được
điều đó.
- Dòng 3: Khai báo thư viện fstream. Giúp chúng ta có thể làm việc với các file nằm ngoài chương trình.
II. IDE (Integrated Development Environment): Môi trường tích hợp dùng để viết code phát triển
ứng dụng

Các môi trường IDE thường bao gồm

 Một trình soạn thảo mã nguồn (source code editor): dùng để viết mã.
 Trình biên dịch (compiler) và/hoặc trình thông dịch (interpreter).
 Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã
nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự
động.
 Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi.
 Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lý phiên bản và các công cụ nhằm
đơn giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI).
 Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class
browser), trình quản lý đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class
hierarchy diagram),… để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối
tượng.

III. Nhập xuất và toán tử cơ bản


1. Thư viện nhập xuất: Có 2 loại thư viện nhập xuất trong C++, đó là thư viện nhập xuất
cstdio được kế thừa từ ngôn ngữ C (được biết đến với tên gọi stdio.h trong C), và thư
viện nhập xuất tiêu chuẩn iostream của C++.
- thư viện nhập xuất iostream là viết tắt của từ Input/Output Stream là một thư viện
chuẩn của C++ cho phép bạn nhập xuất dữ liệu trong chương trình của thông qua các
câu lệnh như cin và cout. Đây là thư viện luồng đầu vào / đầu ra tiêu chu ẩn, và chúng
ta cần phải include thư viện này ở đầu của bất kỳ chương trình nào được viết bởi
ngôn ngữ C++

2. Lệnh nhập xuất trong C++


Chúng ta sử dụng 4 lệnh nhập xuất cơ bản trong C++ như sau:

Lệnh Ý nghĩa

cin Luồng đầu vào chuẩn

cout Luồng đầu ra tiêu chuẩn

cerr Luồng đầu ra tiêu chuẩn để ghi lỗi

clog Luồng đầu ra tiêu chuẩn để ghi log


Ngoài ra có thể sử dụng thêm lệnh endl khi xuất dữ liệu, nó không phải lệnh nhập xuất nhưng có tác dụng xuống dòng
khi xuất dữ liệu, nên thường được dùng kèm với các lệnh ở trên.
Các lệnh nhập xuất đã được khai báo hết trong namespace std, vì vậy khi viết ctrinh chỉ cần khai báo sử dụng namespace
std ở đầu ctrinh một lần duy nhất và sử dụng các lệnh nhập xuất như sau

Using namespace std;

Cin

Cout

3. Toán tử

Toán tử Ý nghĩa Sử dụng trong lệnh

>> toán tử nhập cin

<< toán tử xuất cout


cerr
clog

Chúng ta phân biệt và nhớ các toán tử này thông qua hướng mũi tên chỉ đến như sau:

1. Dữ liệu nhập từ bàn phím lưu trong luồng đầu vào cin sẽ được gán vào phía mũi tên chỉ đến.
Ví dụ cin >> a nghĩa là dữ liệu nhập trong cin sẽ gán vào biến a.
2. Dữ liệu trong chương trình sẽ được gán vào luồng đầu ra cout theo phía mũi tên chỉ đến.
Ví dụ cout << a nghĩa là giá trị của biến a sẽ được gán vào luồng đầu ra cout để xuất ra màn hình.

You might also like