Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT


KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
HÀ NỘI-HẢI PHÕNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN TRỌNG ĐỨC


MÃ SINH VIÊN : A16427
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT


KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
HÀ NỘI-HẢI PHÕNG

Giáo viên hƣớng dẫn : TS.Nguyễn Thanh Bình


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trọng Đức
Mã sinh viên : A16427
Chuyên ngành : Tài Chính

HÀ NỘI – 2013

Thang Long University Library


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP...................................................................... 1
1.1.Khái niệm ................................................................................................................. 1
1.1.1.Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................................................... 1
1.1.2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................................................... 1
1.1.3.Đặc điểm của hiệu quả sản xuất kinh doanh.......................................................... 2
1.1.4.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................... 3
1.2.Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................... 4
1.2.1.Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp................................................................ 4
1.2.1.1.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ................................................................... 4
1.2.1.2.Tỷ suất sinh lời của tài sản .................................................................................. 4
1.2.1.3.Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ............................................................................ 5
1.2.1.4.Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động ................................................................ 5
1.2.2.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ........................................................................... 5
1.2.2.1.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định ........................................................... 5
1.2.2.2.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ........................................................ 5
1.2.3.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ................................................................................ 6
1.2.3.1.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu .......................................................... 6
1.2.3.2.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay ...................................................................... 6
1.2.3.3.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động ..................................... 6
1.2.4.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động........................................................................ 6
1.2.5.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí............................................................ 7
1.3.Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh .............................. 7
1.3.1.Yếu tố khách quan .................................................................................................. 7
1.3.1.1.Môi trường quốc tế .............................................................................................. 7
1.3.1.2.Môi trường trong nước và môi trường pháp lý ................................................... 7
1.3.1.3.Môi trường xã hội ................................................................................................ 8
1.3.1.4.Trình độ khoa học kỹ thuật ................................................................................. 8
1.3.1.5.Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ................................................ 9
1.3.1.6.Tính cạnh tranh .................................................................................................. 9
1.3.2.Yếu tố chủ quan ...................................................................................................... 9
1.3.2.1.Bộ máy tổ chức doanh nghiệp ............................................................................. 9
1.3.2.2.Tình hình tài chính doanh nghiệp ...................................................................... 10
1.3.2.3.Lao động và tiền lương ...................................................................................... 10
1.3.2.4.Nguyên vật liệu .................................................................................................. 11
1.3.2.5.Sản phẩm ........................................................................................................... 11
1.3.2.6.Môi trường làm việc và cơ sở vật chất bên trong doanh nghiệp....................... 11
1.3.2.7.Marketing........................................................................................................... 12
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÕNG .................... 13
2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng .......................... 13
2.1.1.Giới thiệu chung về công ty .................................................................................. 13
2.1.2.Quá trình hình thành phát triên............................................................................ 13
2.1.3.Hoạt động kinh doanh sản xuất ............................................................................ 14
2.1.4.Cơ cấu tổ chức và quản lý .................................................................................... 14
2.1.5.Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty ............................................................................................................. 15
2.1.5.1.Đặc điểm sản phẩm ........................................................................................... 15
2.1.5.2.Đặc điểm trình độ công nghệ ............................................................................ 16
2.1.5.3.Đặc điểm thị trường .......................................................................................... 17
2.1.5.4.Đặc điểm về lao động ........................................................................................ 19
2.2.Thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bia Hà Nội
– Hải Phòng ............................................................................................................... 21
2.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty ............................................. 21
2.2.1.1.Tình hình tài sản và nguồn vốn ......................................................................... 21
2.2.1.1.1.Tình hình tài sản ............................................................................................. 21
2.2.1.1.2.Tình hình nguồn vốn ....................................................................................... 25
2.2.1.2.Tính tự chủ trong hoạt động tài chính và khả năng thanh toán ........................ 29
2.2.1.2.1.Chỉ tiêu đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính ................................ 29
2.2.1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .......................................................... 30
2.2.1.2.3.Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng năm
2011 và năm 2012.......................................................................................................... 33
2.2.2.Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty ................................................................ 35
2.2.2.1.Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp ........................................ 35
2.2.2.2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ............................................................... 38
2.2.2.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ..................................................... 38
2.2.2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ................................................ 41
2.2.2.2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ................................................... 43
2.2.2.3.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ..................................................... 45
2.2.2.4.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ...................................................... 49
2.2.2.5.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ................................................... 51
2.3.Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia Hà Nội-Hải
Phòng ............................................................................................................................ 52

Thang Long University Library


2.3.1.Thuận lợi và khó khăn .......................................................................................... 52
2.3.1.1.Thuận lợi ............................................................................................................ 52
2.3.1.2.Khó khăn ............................................................................................................ 52
2.3.2.Những kết quả đạt được ....................................................................................... 53
2.3.3.Vấn đề còn tồn tại ................................................................................................. 54
2.3.3.1.Vấn đề về tài chính ............................................................................................ 54
2.3.3.2.Về thị trường ...................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA HÀ NỘI – HẢI PHÕNG ........................................................... 56
3.1.Triển vọng phát triển ............................................................................................ 56
3.1.1.Phân tích ngành công nghiệp Bia Việt Nam ........................................................ 56
3.1.2.Quy hoạch phát triển ngành Bia của Việt Nam.................................................... 57
3.1.3.Định hướng phát triển đối với ngành bia: ........................................................... 58
3.1.4.Một vài xu hướng của ngành Bia Việt Nam: ........................................................ 59
3.2.Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công
ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng. ........................................................................... 60
3.2.1.Giải pháp về tài chính .......................................................................................... 60
3.2.1.1.Tái cơ cấu tài sản - nguồn vốn ......................................................................... 60
3.2.1.2.Nghiên cứu và phân tích tài chính các dự án trước khi đầu tư ......................... 61
3.2.1.3.Nâng cao năng lực quản lý hàng tồn kho .......................................................... 61
3.2.1.4.Thiết lập chính sách phải thu hợp lý và hiệu quả.............................................. 61
3.2.1.5Giải pháp nâng cao doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh ........................ 62
3.3.Các giải pháp về marketing .................................................................................. 62
3.3.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................................................ 62
3.3.2.Đẩy mạnh hoạt động quảng bá ............................................................................ 63
3.4.Các giải pháp khác ................................................................................................ 63
3.4.1.Quản lý tổ chức..................................................................................................... 64
3.4.2.Nâng cao năng suất lao động ............................................................................... 65
3.5.Một số kiến nghị với bên hữu quan ..................................................................... 65
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CP Cổ phần
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Lực lƣợng lao động tại công ty .....................................................................19
Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi lao động của công ty ...............................................................5
Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng ..............23
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng .......................25
Bảng 2.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng ........27
Bảng 2.6. Tính tự chủ về tài chính của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng ..............29
Bảng 2.7. Khả năng thanh toán của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng ...................30
Bảng 2.8. So sánh các chỉ số khả năng thanh toán năm 2012 với các doanh nghiệp
cùng ngành .....................................................................................................................31
Bảng 2.9. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................................33
Bảng 2.10. Khả năng sinh lời của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng ......................35
Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu qua các năm (2009 - 2012) ................................................36
Bảng 2.12. So sánh tỷ suất sinh lời năm 2012 với các doanh nghiệp cùng ngành ........38
Bảng 2.13. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ...................................................38
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hƣởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA .........40
Bảng 2.15. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ..............................................41
Bảng 2.16. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho .............................................................42
Bảng 2.17. Chỉ tiêu đánh giá tình hình khoản phải thu .................................................43
Bảng 2.18. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn .................................................44
Bảng 2.19. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn .................................46
Bảng 2.20. Phân tích ROE theo mô hình Dupont .........................................................48
Bảng 2.21. Phân tích tỷ trọng chi phí trên doanh thu ....................................................49
Bảng 2.22. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí .................................................50
Bảng 2.23. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động ..........................................................51
Bảng 3.1. Tổng quan thị trƣờng Bia Việt Nam .............................................................56
Bảng 3.2. Quy hoạch sản xuất bia theo vùng ................................................................58
Bảng 3.3. Nhu cầu vốn đầu tƣ sản xuất bia đến năm 2015 ...........................................59

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng .........................21
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng (2009 - 2012) ...22
Biểu đồ 2.3.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng (2009-2012) ....... 25

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................14
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức sản xuất của công ty đƣợc tóm tắt theo sơ đồ sau ..........16
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trƣớc đây, mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đều tuân theo kế hoạch của nhà nƣớc. Ba vấn đề cơ bản
của sản xuất kinh doanh là: sản xuất cái gì? sản xuất nhƣ thế nào? và sản xuất cho ai?
đều do nhà nƣớc chỉ định sẵn nên doanh nghiệp không có quyền quyết định. Chính vì
vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thực sự đƣợc quan
tâm, chú trọng đến.
Từ năm 1986, nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang cơ chế thị trƣờng thì các doanh
nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh, tự
tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Hơn thế nữa năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO) đã mở ra vô số cơ hội kinh doanh nhƣng cũng tiềm ẩn không ít
nguy cơ đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong quy
luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trƣờng thì phải sử dụng các nguồn lực của
mình một cách có hiệu quả nhất. Thực chất của quá trình này là nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con ngƣời, là
kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển, là nguồn mang lại thu nhập cho ngƣời lao động, là nguồn
tích lũy cơ bản để tái sản xuất xã hội. Do đó việc nghiên cứu và tìm cách nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hiệu quả sản xuất kinh doanh, với những
kiến thức đã tích lũy đƣợc cùng với quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần bia Hà Nội –
Hải Phòng em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở
Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng ” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và các
biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá thực trạng tài chính và phân tích hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bia
Hà Nội – Hải Phòng trong ba năm 2010, 2011, 2012.

Thang Long University Library


Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên các phƣơng pháp điều tra thực tế kết hợp với phƣơng pháp lý luận
chung, đề tài sử dụng phƣơng pháp toán học, biểu đồ, phƣơng pháp thống kê, phỏng
vấn, phân tích, tổng hợp, đánh giá và tổng kết thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu so
sánh và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khóa luận này đƣợc tiếp cận dƣới góc độ phân tích tài chính của một sinh viên
chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, do vậy đi sâu vào phân tích tình hình tài chính
của công ty để rút ra những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế của công ty trong hoạt động
kinh doanh, và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nội dung khoá luận bao gồm những phần sau
Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP.
Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
Chƣơng III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG.
Em xin chân thành cám ơn sứ hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo
TS.Nguyễn Thanh Bình, cùng các cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần bia Hà Nội
- Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do hạn chế về lý luận
và thời gian nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót , em rất mong nhận đƣợc sự góp ý
của thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để đƣa ra khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đầu tiên ta sẽ đi tìm hiểu
khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế .
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu của chủ thể và chi phí phải bỏ ra để có đƣợc kết quả đó trong điều kiện kinh tế
nhất định.
Xét về khía cạnh kinh tế của một hiện tƣợng (một quá trình) thì ta có định nghĩa:
Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, nguồn vốn) để đạt
đƣợc mục tiêu xác định.
Xã hội phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, doanh
nghiệp cần đạt lợi nhuận càng cao càng tốt, từ đó tạo điều kiện cho ciệc mở rộng hoạt
động sản xuất, tạo chỗ đứng trên thị trƣờng.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào và trong quá trình sản xuất, biểu hiện thông qua kết quả là lợi nhuận đạt đƣợc.
Tuy nhiên chỉ xem xét lợi nhuận đạt đƣợc là chƣa đủ, cần thiết phải xem xét lợi nhuận
đó có hoàn thành mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra? Mục tiêu của doanh nghiệp bao
gồm nhiều yếu tố: nền tảng kinh doanh ổn định, tiềm lực tài chính vững mạnh.Vì vậy
đối với các doanh nghiệp việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều đặc biệt
đƣợc quan tâm.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là làm sao để có thể nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh?Câu trả lời nằm ở chính những chiến lƣợc kinh doanh,
các quyết định về tài chính, các biện pháp cải thiện phù hợp với tình hình doanh
nghiệp. Có thể đánh giá năng lực của một nhà quản trị thông qua hiệu quả kinh doanh,
khả năng huy động và vận dụng các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp.
Có thể kết luận: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm
tối đa hóa kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền
1

Thang Long University Library


vốn…) để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh:
- Trƣớc hết, hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là
những gì mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại
lƣợng cân đong đo đếm đƣợc nhƣ: số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận,
thị phần… và cũng có thể là các đại lƣợng chỉ phản ánh mặt chất lƣợng hoàn toàn có
tính chất định tính nhƣ: uy tín của doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm… Nhƣ thế kết
quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.Và kết quả còn phản ánh quy mô sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nữa.
- Trong khi đó theo công thức

Kết quả (K)


Hiệu quả (H) = ----------------------------
Chi phí ( C )
Ngƣời ta sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (đầu vào) để đánh
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai
chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị.
Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn
là giữa đầu vào và đầu ra không có cùng một đơn vị đo lƣờng còn đơn vị giá trị luôn
đƣa các đại lƣợng khác nhau về cùng một đơn vị đo lƣờng là tiền tệ. Hơn nữa việc xác
định hiệu quả kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn
lực đầu vào gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó rất khó xác định một cách chính xác.
Ngoài ra hiệu quả sản xuất kinh doanh nghiệp còn gắn với các yếu tố xã hội.Cụ
thể nhƣ số công ăn việc làm mà doanh nghiệp tạo ra,giúp tạo thu nhập và cải thiện đời
sống văn hóa của ngƣời lao động, việc kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trƣờng cũng
đƣợc đánh giá cao thông qua các biện pháp xử lý chất thải hay tái chế nguyên liệu v.v
1.1.3. Đặc điểm của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đại lƣợng so sánh giữa đầu ra và đầu vào,
giữa chi phí và kết quả kinh doanh. Mọi yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh
đều có tác động qua lại lẫn nhau, các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm chi phí
sản xuất và chi phí xã hội đều góp phần tạo ra sản phẩm. Ngƣợc lại, kết quả kinh
doanh đo đƣợc lại phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp, liệu nó đã là
nhỏ nhất chƣa, mọi phƣơng án chi phí đã đƣợc cân nhắc chƣa, phƣơng án chi phí hiện
tại có phải là tối ƣu?v.v…
2
Dựa trên mối quan hệ giữa chi phí và kết quả, ngƣời quản trị cần nắm rõ tình
hình và đặc tính kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có sự điều chỉnh trong chiến lƣợc
kinh doanh để đảm bảo chi phí luôn đƣợc giảm tối đa và kết quá là cao nhất.
Bên cạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh là hiệu quả về mặt xã hội. Trên góc độ
kinh tế, hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau một quá trình sản xuất
đƣợc so sánh với hiệu quả xã hội mà doanh nghiệp đạt đƣợc, hai yếu tố này là hai yếu
tố cân bằng , một doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhƣng về mặt xã hội thấp sẽ
không đƣợc đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả và ngƣợc lại.
Chính vì vậy, việc mang lại hiệu quả xã hội là điều cần thiết mà doanh nghiệp nên chủ
tâm đạt đƣợc .
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp biểu
hiện ở những lý do sau đây:
- Thứ nhất: nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Trƣớc kia, dân cƣ còn ít mà
của cải trên trái đất lại phong phú, chƣa bị cạn kiệt vì khai thác sử dụng. Khi đó loài
ngƣời chỉ chú ý phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trƣởng kết quả sản xuất trên cơ
sở gia tăng các yếu tố sản xuất nhƣ: tƣ liệu sản xuất, đất đai… Nhƣng thực tế, mọi
nguồn tài nguyên trên trái đất nhƣ đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản… đều là hữu
hạn và ngày càng khan hiếm, cạn kiệt do con ngƣời khai thác và sử dụng chúng. Và
với dân số gần bảy tỷ ngƣời nhƣ hiện tại đòi hỏi con ngƣời phải nghĩ đến việc lựa chọn
kinh tế, khan hiếm tăng dẫn đến vấn đề kinh tế tối ƣu ngày càng phải đặt ra nghiêm
túc. Việc lựa chọn kinh tế tối ƣu ở đây chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
mà không cần sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên.
- Thứ hai: khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Với sự phát triển của kỹ thuật
sản xuất thì càng ngày ngƣời ta càng tìm ra nhiều phƣơng pháp khác nhau để tạo ra sản
phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào nhất
định ngƣời ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các
doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm
(cơ cấu sản phẩm) tối ƣu. Lựa chọn sản xuất kinh doanh tối ƣu chính là sử dụng tối
thiểu các nguồn lực đầu vào để thu đƣợc lợi ích cao nhất. Vì vậy giúp doanh nghiệp có
thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực.
Thứ ba: sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong các cơ chế kinh tế khác
nhau là khác nhau.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn kinh tế thƣờng không đặt ra
cho cấp doanh nghiệp. Mọi quyết định kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất nhƣ thế nào?
và sản xuất cho ai? đều đƣợc giải quyết từ một trung tâm duy nhất là Nhà nƣớc. Doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo từ trung
3

Thang Long University Library


tâm đó và vì thế mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là hoàn thành kế hoạch mà Nhà
nƣớc giao. Do những hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà không
phải chỉ là các doanh nghiệp ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh tế của mình mà
trong nhiều trƣờng hợp các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá.
Trong cơ chế thị trƣờng, việc giải quyết ba vấn đề cơ bản của sản xuất dựa trên
quan hệ cung cầu, giá cả thị trƣờng, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự
chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh, tự tìm đầu vào và
đầu ra cho sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trƣờng thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát
triển sản xuất nhƣng không ít doanh nghiệp đã bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Những
doanh nghiệp nào biết cách nâng cao chất lƣợng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng
cao uy tín… nhằm tiến tới mục tiêu tối đa lợi nhuận sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển.
Ngƣợc lại sẽ bị thị trƣờng loại bỏ và đào thải. Các doanh nghiệp phải có đƣợc lợi
nhuận và đạt đƣợc lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh
doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm của
doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trƣờng.
1.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
1.2.1.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở Lợi nhuận sau thuế
= x 100
hữu( ROE ) Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó vốn chủ sở hữu đƣợc tính theo công thức:
VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ
VCSH bình quân =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ có bao nhiêu đồng lời
nhuận đƣợc sinh ra. Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa doanh nghiệp đang sử dụng hiệu
quả vốn chủ sở hữu, đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ quan tâm, có thể giúp doanh
nghiệp thu hút nguồn vốn để gia tăng phạm vi hoạt động kinh doanh.
1.2.1.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu
đồng lợi nhuận thu về ( sau thuế). Thể hiện mức độ hiệu quả trong việc phân chia sử
dụng nguồn tài sản của doanh nghiệp

4
Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận sau thuế
=
( ROA ) Tài sản bình quân
1.2.1.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu đƣợc tính dựa trên lợi nhuận sau thuế và doanh
thu thuần, trong đó doanh thu thuần bao gồm doanh thu thuần hoạt động bán hàng,
cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.
Chỉ tiêu cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp, chi phí đƣợc
sử dụng hợp lý làm tăng lợi nhuận sau thuế đến mức gần với doanh thu thuần.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế
=
( ROS ) Tổng doanh thu
1.2.1.4. Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có đƣợc kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.
Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ lợi nhuận đạt đƣợc sau thuế gấp nhiều lần chi phí, hoàn
thành mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên chi phí Lợi nhuận sau thuế
=
( ROOE ) Chi phí hoạt động
1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần
Hiệu quả sản xuất của tài sản cố định =
TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản cố định , chỉ tiêu càng cao càng
chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hiệu quả
TSCĐ bình quân
Tỷ suất hao phí tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết mức tiêu thụ tài sản cố định để sinh ra 1 đồng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định = x 100%
TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng tài sản cố định sử dụng trong kỳ thì sinh ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế
= x 100%
của tài sản ngắn hạn TSNH bình quân
Chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ sinh ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Thang Long University Library


Số vòng quay Tổng số luân chuyển
=
của tài sản ngắn hạn TSNH bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ vận động của tài sản ngắn hạn trong chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp.chỉ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao.
Tổng giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
HTK bình quân
Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ vận động của hàng tồn kho
Thời gian kỳ phân tích
Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Thời gian 1 vòng quay HTK càng thấp thì số vòng quay trong kỳ càng nhiều, góp
phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời LNST DTT TS bình quân
= x x
của VCSH DTT TS bình quân VCSH bình quân
1.2.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay
Tỷ suất sinh lời LNST
= x 100
vốn vay Vốn vay bình quân
Chỉ tiêu cho biết mỗi 100 đồng vốn vay thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
1.2.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động
Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu cho biết mỗi đồng vốn cố định sử dụng sinh ra bao nhieu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động =
Vốn lƣu động bình quân
Chỉ tiêu cho biết mỗi đồng vốn lƣu động chi ra sẽ tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
1.2.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng dùng
hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu năng suất lao động: cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh
doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào sản xuất để thu lại đƣợc bao nhiêu giá trị
sản lƣợng cho doanh nghiệp.
Tổng doanh thu trong kỳ
Năng suất lao động =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động: cho biết bình quân một lao động
trong một kỳ kinh doanh làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

6
Sức sinh lời bình quân Tổng lợi nhuận sau thuế
=
của lao động Tổng lao động bình quân trong kỳ
1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí dựa vào độ
lớn của lợi nhuận đối với tổng chi phí
Tỷ suất sinh lời LNTT
=
trên tổng chi phí Tổng chi phí
Tỷ suất sinh lời của GVHB cho biết với mỗi 100 đồng GVHB , doanh nghiệp tạo
ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận gộp
=
trên GVHB GVHB
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng cho biết với mỗi 100 đồng chi phí bỏ ra
phục vụ cho hoạt động bán hàng thì doanh nghiệp thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất sinh lời của chi phí Lợi nhuận thuần từ HĐKD
=
bán hàng Chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp cho biết cứ 100 đồng chi phí
quản lý doanh nghiệp bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất sinh lời của chi phí Lợi nhuận thuần từ HĐKD
=
quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý DN
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1. Yếu tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường quốc tế
Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) năm 2007, yếu tố môi
trƣờng quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có tầm quan trọng, tác
động rõ nét đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các sự kiện kinh tế, chính trị,
văn hóa pháp luật trên thế giới, các xu hƣớng tài chính và giá cả các nguồn nguyên
nhiên liệu trên thế giới giờ đây đều ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh
của công ty, đòi hỏi các nhà quản trị cần đặt mối quan tâm đúng đắn hơn với môi
trƣờng kinh tế quốc tế, từ đó có cái nhìn và chiến lƣợc phù hợp để đƣa doanh nghiệp
vƣợt qua khó khăn hay nắm bắt cơ hội trên thị trƣờng.
1.3.1.2. Môi trường trong nước và môi trường pháp lý
Tình hình chính trị và kinh tế trong nƣớc nắm phần mấu chốt để các doanh
nghiệp có đƣợc hiệu quả kinh doanh hiệu quả. Một môi trƣờng chính trị ổn định sẽ
giúp các doanh nghiệp kinh doanh an toàn và cân bằng. Các chỉ tiêu kinh tế và bản đồ
các ngành, lĩnh vực trong một quốc gia là cơ sở để doanh nghiệp đề ra phƣơng án kinh
doanh đúng đắn.

Thang Long University Library


Môi trƣờng pháp lý bao gồm luật, các văn bản dƣới luật… Mọi quy định pháp
luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Vì môi trƣờng pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp
cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi
trƣờng pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trƣờng pháp lý lành mạnh vừa
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của
mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hƣớng không chỉ chú ý đến
kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong
xã hội. Môi trƣờng pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, mỗi doanh nghiệp
buộc phải chú ý đến phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng đƣợc các cơ hội bên ngoài nhằm
phát triển kinh doanh của mình, tránh những đổ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội.
1.3.1.3. Môi trường xã hội
Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của trình độ dân trí, cơ sở khoa học kỹ
thuật phát triển, đời sống của cong ngƣời đƣợc nâng cao kèm theo các xu hƣớng kinh
tế, thói quen tiêu dùng mới v.v.. Những thay đổi đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh
nhạy nắm bắt kịp thời các xu hƣớng này. Các phong tục tập quán, các nếp văn hóa xã
hội của mỗi quốc gia vùng miền có ảnh hƣởng quyết định đến sự tồn tại của một sản
phẩm hay dịch vụ mà một công ty tạo ra. Không những thế, các chiến dịch marketing
và quảng bá của công ty cũng phần nhiều phải dựa trên đặc điểm văn hóa xã hội mà
doanh nghiệp đó nhắm đến.
Tựu chung, muốn phát triển và đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp cần hiểu rõ môi trƣờng văn hóa xã hội xung quanh mình.
Hãy nhìn vào một môi trƣờng xã hội cụ thể và gần gũi nhất đó là Việt Nam. Tại
Việt Nam, nguồn lao động rẻ nhƣng trình độ chuyên môn cao chiếm số lƣợng rất ít,
chủ yếu là lao động phổ thông, phù hợp với quy trình sản xuất. Việt Nam cũng là nƣớc
coi trọng các phong tục tập quán của những thế hệ đi trƣớc để lại. Do vậy, nhiều doanh
nghiệp đã có những thiết kế sản phẩm hay mẫu quảng cáo đánh vào đặc điểm này.Ví
dụ nhƣ quảng cáo của Nestle: ”Trong 100 năm qua Nestle luôn chú trọng các giá trị
truyền thống, uống nƣớc nhớ nguồn…”
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì còn cần nghiêm cứu văn hóa và xã hội
nơi quốc gia tiêu thụ sản phẩm và có sự điều chỉnh phù hợp.
1.3.1.4. Trình độ khoa học kỹ thuật
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trò của kỹ thuật và
8
công nghệ đƣợc các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tƣ vào lĩnh vực này, nhất là
đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển.
Đầu tƣ vào khoa học ký thuật sẽ giúp nâng cao chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm,
giảm thiểu giá thành, thời gian chi phí của quy trình sản xuất.
1.3.1.5. Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
Trong các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp thì nhà cung cấp và khách hàng là
những chủ thể quan trọng nhất. Đại diện cho thị trƣờng đầu vào, các nhà cung cấp có
mối quan hệ mật thiết đến giá cả, chi phí và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Chất
lƣợng nguyên nhiên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào nhà cung cấp, hơn nữa việc tạo
mối quan hệ tốt với bên nhà cung cấp còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh với các
doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành.
Khách hàng hay thị trƣờng đầu ra quyết định tính thành bại của doanh nghiệp,
một sản phẩm hay dịch vụ khi đƣợc sản xuất ra cần có ngƣời tiêu thụ. Việc thu hút
khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài là một điều mà ngày nay mọi doanh
nghiệp đều muốn đạt đƣợc. Các mối quan tâm, thị hiếu, tâm lý của khách hàng đƣợc
các doanh nghiệp bỏ công sức nghiên cứu và tìm hiểu nhằm đƣa ra sản phẩm phù hợp
đảm bảo cho mức độ tiêu thụ và sau đó là hiệu quả sản xuất của cả doanh nghiệp.
1.3.1.6. Tính cạnh tranh
Công việc kinh doanh ngày nay gặp rất nhiều thử thách, một trong số đó là sự
canh tranh gay gắt khốc liệt và không ngừng nghỉ của các đối thủ trong thị trƣờng.
Việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới thậm chí khiến cho bài toán
canh tranh của mỗi doanh nghiệp trong nƣớc giờ đây khó khăn hơn. Việc tìm hiểu
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh đƣợc đặt
lên hàng đầu. Việc hiểu đối thủ canh tranh khiến doanh nghiệp có cơ hội hơn trong thị
trƣờng, có những chính sách và quyết định phù hợp để tạo thế mạnh riêng cho mình.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
1.3.2.1. Bộ máy tổ chức doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp đều có bộ máy cơ cấu tổ chức riêng, các nhà quản trị doanh
nghiệp là những ngƣời đứng đầu trực tiếp đƣa ra quyết định, vạch ra các chiến lƣợc
kinh doanh, đề xuất các biện pháp cải tiến và khắc phục khó khăn mà doanh nghiệp
gặp phải. Vai trò của các nhà quản trị hay bộ máy tổ chức rất quan trọng, hiệu quả sản
xuất kinh doanh có cao hay không đều dựa và trình độ và cái nhìn của nhà quản trị.
Một bộ máy tổ chức hợp lý, chặt chẽ sẽ là cái khung vững chắc cho doanh
nghiệp, đảm bảo cho mọi hoạt động, dễ dàng tiếp cận đƣợc mục tiêu và tiên chỉ đề ra,
trong đó có hiệu quả sản xuất kinh doanh.Trong giai đoạn kinh tế suy thoái và gặp
nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, vai trò của nhà quản trị càng lớn hơn, giúp doanh nghiệp
9

Thang Long University Library


phát triển vững vàng vƣợt qua những sóng gió của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Chính vì vậy ngày nay, môi trƣờng trong công ty và cơ cấu quản lý là điều mà các
doanh nghiệp từ khi mới thành lập đều có mối quan tâm rất cao.
1.3.2.2. Tình hình tài chính doanh nghiệp
Tình hình tài chính tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khả năng tài chính ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp, tới khả
năng chủ động sản xuất kinh doanh, tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai
thác sử dụng tối ƣu các nguồn lực đầu vào. Nguồn vốn luôn là yếu tố đầu tiên đƣợc
nhắc đến khi thành lập một doanh nghiệp. Đây chính là nguồn lực chính và quan trọng
nhất để duy trì hoạt động doanh nghiệp.
Khả năng tài chính thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp cả về tốc độ, tiềm lực,
mức độ rủi ro. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt có thể thu hút nhiều nhà
đầu tƣ trên thị trƣờng, các nhà cung cấp uy tín và cả những khách hàng khó tính.Việc
duy trì tình hình tài chính ổn định hay linh hoạt tùy theo những quyết định sản xuất
của công ty, mỗi kế hoạch tài chính đều có những tác động nhất định, nâng cao hiệu
quả sản xuất, phát triển thị trƣờng, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tƣ, v.v
1.3.2.3. Lao động và tiền lương
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi
hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu ngƣời lao động có đủ trình độ để sử
dụng máy móc thì góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Còn trình độ của ngƣời lao
động hạn chế thì cho dù máy móc thiết bị hiện đại đến đâu cũng không mang lại năng
suất cao, gây tốn kém tiền của mua sắm thiết bị. Do đó nó ảnh hƣởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất kinh doanh. Với các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh ra thị trƣờng quốc tế, cần xem xét môi trƣờng lại động tại nƣớc đó. Ngƣợc lại,
đặc điểm lao động của một khu vực ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của toàn bộ khu
vực đó. Cụ thể nhƣ Việt Nam là quốc gia có lực lƣợng lao động phổ thông chiếm đa số
vì vậy giá thành lao động rẻ, phù hợp với hoạt động gia công, sản xuất,…
Bên cạnh đó tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động cũng ảnh hƣởng trực tiếp
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lƣơng là một bộ phận cấu
thành lên chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời nó còn tác động tới tâm lý của ngƣời
lao động trong doanh nghiệp. Tiền lƣơng là yếu tố kích thích năng suất của ngƣời lao
động, khuyến khích ngƣời lao động làm việc tập trung và hiệu quả. Vì vậy hoạt động
chính sách tiền lƣơng cũng cân đƣợc doanh nghiệp quan tâm, làm sao để cân bằng và
tối ƣu lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp.

10
1.3.2.4. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu đầu vào chính là cơ sở để sản xuất ra sản phẩm.Chất lƣợng của
sản phẩm nhƣ thế nào đƣợc quyết định bởi nguyên vật liệu, ngoài ra, nguyên vật liệu
còn có mối liên hệ với chi phí, giá thành, quy trình sản xuất,…
Tiết kiệm đƣợc chi phí nguyên vật liệu là phƣơng án tốt khi doanh nghiệp muốn
tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất.
Nguyên vật liệu mà doanh nghiệp có đƣợc đến từ các nhà cung cấp. Vì vậy việc
tìm kiếm cũng nhƣ thiết lập mối quan hệ đối với các nhà cung cấp uy tín là điều cần
thiết cho sự phát triển lâu dài sau này. Các chính sách thanh toán, chiết khấu… có thể
sẽ khuyến khích phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
1.3.2.5. Sản phẩm
Mỗi một sản phẩm đều có 3 yếu tố chính: hình thức bên ngoài, giá thành sản
phẩm và chất lƣợng sản phẩm.
Hình thức bên ngoài của sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong marketing,
giúp thu hút và khơi dậy ham muốn tiêu dùng của khách hàng. Vì vậy hình thức sản
phẩm bắt mắt giúp doanh nghiệp có đƣợc doanh số bán hàng cao hơn. Hình thức bên
ngoài còn là yếu tố cạnh tranh và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các sản
phẩm khác ngoài thị trƣờng, giúp cho mức độ nhận biết của ngƣời tiêu dùng cao hơn.
Giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng thứ hai, tùy thuộc vào thu nhập và đặc
điểm chi tiêu của một khu vực mà doanh nghiệp có những sản phẩm với các khoảng
giá nhất định. Việc giảm giá thành sản phẩm sẽ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận ngƣời
tiêu dùng hơn, tăng lƣợng hàng bán ra đƣợc.
Chất lƣợng sản phẩm là nhân tố thứ ba: chất lƣợng sản phẩm tạo ra uy tín cho
doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm tốt đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ giúp
doanh nghiệp dành lấy thị phần trên thị trƣờng .
1.3.2.6. Môi trường làm việc và cơ sở vật chất bên trong doanh nghiệp
Môi trƣờng bên trong doanh nghiệp bao gồm con ngƣời và cơ sở vật chất. Môi
trƣờng con ngƣời hay văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố biến động linh hoạt.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp, bất kỳ doanh nghiệp nào thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tƣ liệu,
thông tin nói chung thì khó có thể đứng vững và tồn tại đƣợc. Trong khuynh hƣớng xã
hội ngày nay, con ngƣời là một nguồn lực của doanh nghiệp mà văn hoá doanh nghiệp
là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có
thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Thứ hai đó là cơ sở vật chất: để mở rộng hay duy trì hoạt động kinh doanh thì
doanh nghiệp cần có cơ sở vật chất đủ để đáp ứng. Cơ sỏ vật chất tốt sẽ đảm bảo đƣợc
chất lƣợng sản phẩm, an toàn của ngƣời lao động, giảm thời gian sản xuất...
11

Thang Long University Library


Việc doanh nghiệp liên tục đầu tƣ cơ sở vật chất , cập nhật trình độ khoa học kỹ
thuật công nghệ sẽ giúp tạo nền tảng và củng cố sức mạnh cho doanh nghiệp.
1.3.2.7. Marketing
Với nền kinh tế cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì hoạt động marketing không
có gì là xa lạ, thậm chí là bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Marketing làviệc tìm
cách đƣa sản phẩm đến với ngƣời khách hàng thông qua nhiều hình thức, điều kiện
khác nhau. Thông qua hoạt động marketing, doang nghiệp dựa vào những điểm mạnh
sẵn có, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và thiết lập đƣợc thị phần riêng cho mình.
Đối với mỗi nhóm khách hàng, khu vực địa lý doanh nghiệp sẽ có một chiến lƣợc
marketing riêng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tại bộ phận đó.
Vì vậy nếu nhà quản trị doanh nghiệp có thể vạch ra chiến lƣợc marketing tốt thì
hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ đƣợc nâng cao.

12
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÕNG
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng
Tên viết tắt : HABECO
Địa chỉ: 16 Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
Website :www.haiphongbeer.com.vn
Công ty cổ phần Bia Hải Phòng chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001024 do Sở Kế hoạch và
Đầu tƣ Thành phố Hải Phòng cấp ngày 20/09/2004.
Vốn điều lệ là 25.500.200.000 VNĐ, trong đó tỷ lệ vốn của cổ đông nhà nƣớc do
Tổng Công ty Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Hà Nội nắm giữ là 65 %, vốn của các cổ
đông trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đông ngoài doanh nghiệp là 5,5%.
2.1.2. Quá trình hình thành phát triên
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Nƣớc đá Việt
Hoa đƣợc thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/ QĐUB của
UBHC Thành phố Hải Phòng theo hình thức Công ty hợp doanh.
- Năm 1978 Xí nghiệp Nƣớc đá Việt Hoa đƣợc đổi tên thành Xí nghiệp Nƣớc
ngọt Hải Phòng.
- Năm 1990 Xí nghiệp Nƣớc ngọt Hải Phòng đƣợc đổi tên thành Nhà máy bia
nƣớc ngọt Hải Phòng.
- Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đổi tên nhà máy bia nƣớc ngọt Hải
Phòng thành Nhà máy bia Hải Phòng (Quyết định số 81/QĐ-TCCQ ngày 14/1/1993).
- Năm 1995 thực hiện chủ trƣơng về đổi mới doanh nghiệp Nhà nƣớc, UBND
thành phố Hải Phòng đã có quyếtđịnh đổi tên Nhà máy bia Hải Phòng thành Công ty
bia Hải Phòng (Quyết định số 1655 QĐ/ĐMDN ngày 4/10/1995).
- Ngày 23/9/2004 UBND Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 2519/QĐUB
chuyển đổi Công ty bia Hải Phòng là Doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty Cổ phần
bia Hải Phòng với số vốn điều lệ là 25.500.200.000 VNĐ, tỷ lệ vốn của các cổ đông
nhà nƣớc là 65%, vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ
đông ngoài doanh nghiệp là 5,5%. Công ty cổ phần Bia Hải Phòng chính thức hoạt
động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0203001024 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hải Phòng cấp ngày 20/09/2004.
- Tháng 10 năm 2005, UBND Thành Phố Hải Phòng đồng ý chuyển nhƣợng phần
vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng cho Tổng Công ty Bia – Rƣơụ –
Nƣớc giải khát Hà Nội (theo thông báo số 4510/UBND-KHTH, ngày 24/8/2005) và
13

Thang Long University Library


Hội đồng Quản trị Tổng công ty Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Hà Nội đồng ý nhận
chuyển nhƣợng phần vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng (số 45/QĐ-
TCKT ngày 06/09/2005). Công ty cổ phần bia Hải Phòng gia nhập Tổng công ty Bia –
Rƣợu – Nƣớc giải khát Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.
- Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng họp ngày 23/10/2005: Công
ty cổ phần Bia Hải Phòng đổi tên thành Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh sản xuất
Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng kinh doanh trong các ngành nghề sau
- Sản xuất nƣớc uống có cồn và không cồn: bia các loại, rƣợu, nƣớc ngọt.
- Khai thác, xử lý và cung cấp nƣớc
- Sản xuất nƣớc uống tinh khiết có chai
- Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ
- Khách sạn
- Nhà hàng, quán ăn, nhà ăn uống
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý
CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức
Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng gồm:
- Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát.
- Ban Giám đốc.
- Phòng tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng kỹ thuật.
- Phòng Tài chính Kế toán.
- Đội kho.
14
- Phân xƣởng Bia số 1 – 16 Lạch Tray.
- Phân xƣởng bia số 2 – Quán Trữ.
2.1.5. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty
2.1.5.1. Đặc điểm sản phẩm
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hàỉ Phòng cung cấp các sản phẩm sau:
- Bia chai Hải phòng
- Bia chai 999
- Bia tƣơi Hải Phòng
- Bia hơi Hải Hà
- Bia hơi Hải Phòng
Ƣu điểm :
So với các ngành sản xuất khác, ngành sản xuất và kinh doanh rƣợu bia nƣớc giải khát
có những đặc điểm kỹ thuật và những tác dụng riêng:
Bia là một trong số đồ uống lâu đời nhất mà loài ngƣời tạo ra, có niên đại ít nhất
từ thiên niên kỷ 5 TCN, đƣợc ghi chép trong thƣ tịch của Ai Cập cổ đại và Lƣỡng Hà.
Giống nhƣ phần lớn các chất chứa đƣờng khác lên mentự nhiên, rất có thể các đồ
uống tƣơng tự bia đƣợc phát minh một cách độc lập giữa các nền văn minh trên thế
giới. Kiểm định hóa học các bình gốm cổ phát hiện ra rằng bia (tƣơng tự rƣợu vang)
đã đƣợc sản xuất khoảng 7.000 năm trƣớc ở khu vực Iran và là một trong số các công
nghệ sinh học đã biết, trong đó các quy trình sinh học của sự lên men đƣợc áp dụng.
- Bia là loại thức uống phổ biến nhất hiện nay, với nồng độ cồn thấp khoảng 4-
5%, không gây nhiều tác hại cho ngƣời sử dụng và nếu biết sử dụng sản phẩm này một
cách hợp lý thì bia sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt. Trong bất kể mùa nào, những cuộc
hội họp đều không thể thiếu loại đồ uống này.
Chính những đặc điểm và tác dụng nêu trên đã khiến sản phẩm này ngày càng
đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận cao, do vậy, tiềm năng phát triển là rất lớn.
- Các sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội có giá thành rẻ , phù hợp với
mức thu nhập chung của đại bộ phân ngƣời tiêu dùng hiện nay, ƣu điểm này giúp cho
việc các sản phẩm bia của Bia Hà Nội – Hải Phòng dễ dàng tiếp cận thi trƣờng hơn.
Nhƣợc điểm
- Tính thời vụ là một nhƣợc điểm của thị trƣờng bia, nhất là đối với bia miền
Bắc. Thị trƣờng bia chịu ảnh hƣởng rất lớn từ đặc điểm địa lý và khí hậu vùng miền. Ở
khu vực phía Bắc, thời tiết chia ra đủ bốn mùa. Khí hậu nóng và mùa hạ là điều kiện lý
tƣởng cho thị trƣờng bia do khách hàng có xu hƣớng giải khát và tiêu dùng trong các
buổi gặp gỡ, đây là thời điểm lƣợng tiêu thụ bia cao nhất. Đến mùa đông, thời tiết
chuyển lạnh, sản lƣợng bia tiêu thụ giảm đáng kể. Khác với khu vực miền Bắc, miền
15

Thang Long University Library


Nam lại chia khí hậu thành mùa mƣa và mùa khô, thời tiết phần lớn nắng nóng nhất là
vào mùa khô vì vậy mà bia hơi, bia chai đƣợc sử dụng quanh năm, từ đó cho thấy sức
tiêu thụ bia tại thị trƣờng miền nam có phần lớn hơn.
- Ngành sản xuất bia chịu một đặc điểm lớn là hạn ngạch sản xuất (Quotas). Hạn
ngạch này do chính phủ đề ra nhằm giới hạn khối lƣợng sản xuất của các doanh nghiệp
bia, đảm bảo tính kiểm soát trong thị trƣờng. Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà hạn
ngạch đƣợc thay đổi. Đối với các doanh nghiệp hàng đầu thị trƣờng bia nhƣ Habeco,
Sabeco, Heineken... hạn ngạch luôn thấp hơn mức doanh nghiệp sản xuất đƣợc.
- Các sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng còn chƣa đánh
dấu đƣợc trên thị trƣờng về mặt chất lƣợng và thƣơng hiệu, trong khi các sản phẩm của
các công ty cạnh tranh nhƣ HABECO Hà Nội, SABECO,… đã dần hình thành đƣợc vị
thế trên thị trƣờng với mùi vị và hình ảnh đƣợc ƣa chuộng thì các sản phẩm của công
ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng vẫn còn nhiều khuyết điểm.
2.1.5.2. Đặc điểm trình độ công nghệ
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức sản xuất của công ty đƣợc tóm tắt theo sơ đồ sau

Các quá trình đƣợc chia ra cho 5 tổ sản xuất :


Tổ nghiền: nhận đúng, đủ số lƣợng tiêu chuẩn chất lƣợng gạo, malt (theo phiếu
xuất kho) mới sản xuất. Khi nghiền gạo, malt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
của quy trình công nghệ đóng thực phẩm vào bao theo mẻ nấu và giao cho tổ nấu.

16
Tổ nấu men: nhận đúng, đủ số lƣợng từ tổ nghiền chuyển cho lên và cao hoa,
cao viên, đƣờng từ khâu nguyên liệu. Khi nấu phải đảm bảo đúng quy trình công nghệ
nhằm đảm bảo chất lƣợng tốt nhất.Kiểm tra hệ thống van hơi, van nƣớc, hệ thống bơm
và thanh trùng vại lọc. Sau khi lấy dịch nha đƣợc chuyển sang để lên men, dịch nha
đƣợc chuyển sang phải đúng dung tích, nhiệt độ và tiêu chuẩn (nƣớc nha phải có độ
đƣờng 10.50 C). Kiểm tra thƣờng xuyên hệ thống cấp nƣớc muối lạnh, kiểm tra thử
dịch bia trong thùng lên men.
Tổ áp lực: kiểm tra đầy đủ trƣớc khi vận hành máy móc. Cung cấp đủ hơi bão
hòa cho tổ nấu, tổ bia chai và cung cấp đủ lạnh cho tổ men, tổ lọc. Có nhiệm vụ thu
hút hết khí CO2 của các thùng lên men, thƣờng xuyên bảo dƣỡng nén khí.
Tổ lọc: nạp và lọc khí CO2 đúng tiêu chuẩn. Nạp và lọc bia đủ khối lƣợng bia để
tiêu thụ trong ngày. Đo và điều khiển các thùng bão hòa, thùng chứa tăng 1 bằng nƣớc
muối lạnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
Tổ bia chai: nhận chai đủ tiêu chuẩn trƣớc khi đóng, chiết bia vào chai phải
kiểm tra chất lƣợng bằng cảm quan. Vận chuyển sang phòng thanh trùng, đảm bảo an
toàn tuyệt đối, quy trình nhiệt độ thanh trùng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Thanh trùng
xong chuyển bia lên kho dán nhãn mác. Quy trình sản xuất bia ở công ty cổ phần
Quang Trung là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục. Hiện nay, công
ty sản xuất chủ yếu và bia hơi và bia chai, dây chuyền để sản xuất bia hơi và bia chai
là một, do đó nếu nấu mẻ bia thì bia hơi chiết vào téc còn bia chai thì chiết luôn vào chai.
2.1.5.3. Đặc điểm thị trường
Thị trƣờng đầu vào và đầu ra
Đặc điểm thị trƣờng đầu vào của bia gồm các nguyên liệu nhƣ:Malt, houblon,
gạo, đƣờng, nấm men, nƣớc có chất lƣợng tốt phù hợp với yêu cầu sản xuất bia…
Các dây chuyền công nghệ đều đƣợc nhập khẩu trực tiếp từ nƣớc ngoài.Công ty
cổ phần Bia Hà Nội Hải Phòng đƣợc góp vốn bởi Tổng công ty cổ phần bia - rƣợu -
nƣớc giải khát Hà Nội, do đó nhận đƣợc công nghệ sản xuất hiện đại của HABECO .
Về thị trƣờng đầu ra ,thị trƣờng bia ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia
của rất nhiều hãng sản xuất và kinh doanh. Mặc dù là một "ông lớn" trong nền công
nghiệp bia Việt Namcũng nhƣ khu vực phía Bắc, Công ty bia Hà Nội đang phải chịu
nhiều sức ép từ phía các đối thủ cạnh tranh trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. Trƣớc kia trên
thị trƣờng bia phía Bắc chỉ có một số nhà máy lớn nhƣ Nhà máy bia Hà Nội và nhà
máy bia Hải Phòng...phía Bắc đƣợc coi là thị trƣờng truyền thống, "bất khả xâm
phạm" của Công ty bia Hà Nội. Ngày nay ở mỗi tỉnh thành lại có ít nhất một nhà máy
hoặc cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác. Hàng năm, các đơn vị này cung cấp cho thị trƣờng
hàng trăm triệu lít bia với đủ các nhãn hiệu, chất lƣợng khác nhau, dƣới nhiều hình
thức mẫu mã, phục vụ cho mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội, cho thấy cƣờng độ cạnh
17

Thang Long University Library


tranh càng cao giữa các hãng trên cùng một địa bàn. Hiện nay, Công ty cổ phần bia Hà
Nội Hải Phòng đang phải đƣơng đầu với một số đối thủ cạnh tranh nhƣ:Công ty bia
Sài gòn,Công ty bia Việt Nam, Công ty bia Đông Nam Á,Nhà máy bia Khánh Hòa,…
Mẫu khảo sát thị hiếu sử dụng bia trên 100 đối tƣợng. Để đánh giá mức độ nhận
biết của ngƣời tiêu dùng với sản phẩm của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.
"Khảo sát về nhận diện thƣơng hiệu Bia "
Thời gian khảo sát: từ ngày 01.08.2013 đến ngày 15.8.2013
Tổng mẫu nghiên cứu: 1000
Điều kiện mẫu: uống bia trung bình 3 - 4 lần/tháng trở lên
Đối tƣợng khảo sát: Nam giới và nữ giới trên 18 tuổi
Tỉnh thành: Hà Nội
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ 681/1000 đối tƣợng đƣợc khảo sát đã từng sử dụng
qua sản phẩm của công ty cồ phần Bia Hà Nội Hải Phòng. Trong số những ngƣời đã
dùng này có 273 ngƣời hài lòng về giá thành sản phẩm, 252 ngƣời hài lòng về sự thuận
tiện của sản phẩm và chỉ có 164 ngƣời đồng tình với ý kiến hài lòng về hƣơng vị sản
phẩm.Điều này cho thấy điểm yếu của sản phẩm công ty Bia Hà Nội Hải Phòng nằm ở
chất lƣợng, mùi vị của bia.Đây chính là điều cốt lõi để các nhà quản trị tập trung chú ý
nâng cao thị phần của công ty.
Quảng cáo
- Các sản phẩm bia của công ty bia Hà Nội – Hải Phòng chƣa đƣợc quảng cáo
rộng rãi, chiến lƣợc của công ty thiếu hình thức quảng cáo trực tiếp, các phƣơng tiện
quảng cáo trên mạng xã hội và website còn nhiều vấn đề, nghèo nàn và chƣa có đƣợc
sự chú ý của khách hàng.
- Hội nghị khách hàng thƣờng niên mỗi năm một lần là chƣa đủ đối với công ty
sản xuất có thị trƣờng phân phối sản phẩm rộng nhƣ bia, dẫn đến việc khách hàng
thiếu sự nhận diện thƣơng hiệu của công ty, số lƣợng sản phẩm bán ra còn hạn chế,…
- Các sản phẩm bia của công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng chủ yếu cung
cấp cho thị trƣờng bia Hải Phòng và thị trƣờng bia các tỉnh miền duyên hải . Ở đây
công ty vấp phải sự canh tranh của các thƣơng hiệu bia khác nhƣ Công Ty cổ Phần Bia
Hải Dƣơng, Công ty cổ phần bia Thanh Hóa ,v.v……
Kết Luận
Từ những phân tích trên cho thấy nhƣng vấn đề của công ty cổ phần bia Hà Nội –
Hải Phòng
- Sản phẩm chƣa đa dạng , thiếu đầu tƣ nghiên cứu về chất lƣợng sản phẩm.
- Thị trƣờng phân phối chƣa rộng, gặp phải nhiều sự cạnh tranh từ những đối thủ
lớn khác trong cùng ngành.

18
- Hoạt động quảng cáo còn yếu kém, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và thiếu
hiêu quả dẫn đến hình ảnh của công ty chƣa có chỗ đứng trên thị trƣờng .
2.1.5.4. Đặc điểm về lao động
Lực lƣợng lao động
Lực lƣợng sản xuất bao gồm con ngƣời và tƣ liệu sản xuất. Trong đó tƣ liệu sản
xuất bao gồm công cụ và đối tƣợng lao động. Con ngƣời dùng công cụ tác động vào
đối tƣợng lao động để tạo ra sản phẩm. Vì vậy con ngƣời có vai trò quan trọng không
thể thiếu trong lực lƣợng sản xuất. Muốn lực lƣợng sản xuất phát triển thì phải nâng
cao chất lƣợng con ngƣời. Đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng lao động sẽ mang lại hiệu
quả cao vì yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và hệ số sử dụng lao động.
Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời, Công ty luôn chú trọng xây
dựng tổ chức, đội ngũ, thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, chăm lo đời
sống vật chất tinh thần cho CBCNV, tạo nên những yếu tố kích thích tăng năng suất
lao động, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Tính đến ngày 31/12/2012, Công ty có tổng số lao động là 314 ngƣời. Trong đó
lao động nam là 210 ngƣời, chiếm 66,88%; lao động nữ là 104 ngƣời, chiếm 37,12%.
Bảng 2.1. Lực lƣợng lao động tại công ty
Đơn vị: Ngƣời
Đơn vị/ Phòng ban Số lƣợng

1. Hội đồng quản trị 5


2. Ban Kiểm soát 4
3. Ban Giám đốc 3
4. Phòng Tiêu thụ sản phẩm 20
5. Phòng tổng hợp 7
6. Phòng Kỹ thuật KCS 12
7. Phòng Tài chính - Kế toán 9

8. Phân xƣởng bia số 1 (Lạch Tray) 134


9. Phân xƣởng bia số 2 (Quán Trữ) 109
10. Đội kho 11
Tổng số 314

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Nhìn chung, Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ và hợp lý, hạn chế chồng chéo
trong khâu quản lý, giúp cho hoạt độngthông suốt, nhanh chóng giải quyết vấn đề phát

19

Thang Long University Library


sinh. Bên cạnh đó, mặt hàng sản xuất mang tính mùa vụ nên lực lƣợng lao động luôn
thay đổi, đặc biệt tăng lên trong mùa hè và trƣớc tết nguyên đán. Mặc dù kinh doanh
chỉ nhộn nhịp vào những dịp nhất định nhƣng không vì thế mà duy trì lực lƣợng lao
động ở mức thấp, Công ty luôn cố gắng duy trì số lƣợng lao động mùa vụ ở mức hợp
lý (khoảng 26%) để đảm bảo tiến độ kinh doanh cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm.
Cơ cấu trình độ
Lao động trình độ trên đại học khá khiêm tốn, có 8 ngƣời, chiếm 2,55% tổng số
lao động của công ty. Lao động trực tiếp sản xuất không có ai trên trình độ Đại học.
Hầu hết công nhân tham gia sản xuất tốt nghiệp trung cấp, các trƣờng dạy nghề và lao
động phổ thông. Trình độ cao đẳng, đại học cũng chiếm tỷ lệ khá thấp. Cụ thể lao
động có trình độ đại học, cao đẳng là 51 ngƣời, chiếm 16,24%. Lao động có trình độ
trung cấp và tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề chiếm đa số với 241 ngƣời, tƣơng đƣơng
76,75%. Còn lại là lao động phổ thông với số lƣợng 12 ngƣời 14 ngƣời, chiếm 4,46%.
Trình độ lao động phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể hiện
sự sáng tạo trong sản xuất sản phẩm. Nếu lao động có trình độ cao sẽ mang lại sức
cạnh tranh mạnh cho sản phẩm làm ra, tăng hiệu quả trong năng lực quản lý và phát
triển. Đồng thời trình độ lao động cũng cao thì chi phí tiền lƣơng cấp bậc càng lớn.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu trình độ lao động trong công ty, chúng ta có thể thông
qua biểu đồ cơ cấu trình độ lao động
Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ lao động trong công ty đƣợc sắp xếp nhƣ trên là
hoàn toàn hợp lý. Một công ty sản xuất đồ uống và cồn thực phẩm thì lao động tốt
nghiệp các trƣờng trung cấp, day nghề chiếm đa số là đúng với quy trình sản xuất. Bởi
nó sẽ giảm chi phí tiền lƣơng, làm cho giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh hơn.
Cơ cấu độ tuổi
Đại đa số lao động tại Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng là lao động trẻ. Độ
tuổi dƣới 25 chiếm một lƣợng lớn với tỷ trọng 57,64% trên tổng số lao động, tƣơng
ứng với 181 lao động. Đây là một lợi thế khá lớn bởi lao động trẻ là lao động có sức
khỏe, năng động và sáng tạo. Lực lƣợng lao động từ 25 - 45 tuổi chiếm 28,34%, tƣơng
ứng với 89 lao động. Còn độ tuổi trên 45 chỉ chiếm 14,02%, tƣơng ứng với 44 ngƣời,
độ tuổi này đa phần là các lao động quản lý cấp cao.
Độ tuổi phản ánh sức bền kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp. Tuổi lao động
ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc sản xuất và chi phí tiền lƣơng. Tuổi lao động càng
cao thì phụ cấp thâm niên càng lớn. Tuy nhiên, nếu lao động hoàn toàn trẻ hóa thì kinh
nghiệm làm việc bị hạn chế dẫn đến nhiều công việc mang tính hóc búa đòi hỏi kinh
nghiệm sẽ không đƣợc hoàn thành.
Đề thấy rõ hơn về cơ cấu độ tuổi lao động trong công ty, chúng ta có thể nhìn
vào biểu đồ dƣới đây:
20
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng

058%
028%

< 25
25 - 45
> 45
14,02

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Qua biểu đồ ta thấy độ tuổi lao động của công ty nhƣ trên là chƣa hợp lý, lao
động trẻ chiếm tỷ trọng quá lớn, trong khi đó số lao động có kinh nghiệm lại rất ít.
Nhƣ vậy, trong công việc hoàn thành mục tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lao động trẻ
còn hạn chế về kinh nghiệm. Điều đó có nghĩa là công ty chƣa có chính sách hợp lý để
giữ chân lao động giỏi và lao động có kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bia Hà
Nội – Hải Phòng
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
2.2.1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Khi xem xét tình trạng hoạt động của công ty thì điều không thể thiếu là xem xét
tình hình tài chính. Khả năng và đặc điểm tài chính của công ty ảnh hƣởng trực tiếp
đến kết quả sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại khi kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất
tốt sẽ góp phần cải thiện các chỉ tiêu tài chính.
Để tìm hiểu tình hình tài chính tại công ty cổ phần bia Hà Nội- Hải Phòng.
Chúng ta sẽ cùng xem xét tình hình tài sản nguồn vốn.
2.2.1.1.1. Tình hình tài sản

21

Thang Long University Library


Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng (2009 - 2012)
100%

80%

60% 88,15 80,46 80,34 83,84

40%

20%
19,54 19,66 16,16
11,85
0%
2009 2010 2011 2012
Tỷ trọng TSNH Tỷ trọng TSDH

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Từ những số liệu ở bảng trên và qua biểu đồ, ta có thể thấy tài sản dài hạn luôn
chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong cơ cấu tổng tài sản.Điều này là hoàn toàn phù hợp
với loại hình hoạt động của công ty là sản xuất. Từ năm 2009 - 2011, tỷ trọng tài sản
dài hạn của công ty giảm từ 88,15% (2009) xuống còn 80,34% (2011), trong khi đó tỷ
trọng tài sản dài hạn lại tăng từ 11,85% (2009) lên 19,66% (2011). Nguyên nhân là do
giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty giảm sút. Tuy nhiên, đến năm 2012, khi nền kinh tế
đã bắt đầu phục hồi, công ty chú trọng hơn đến việc đầu tƣ nâng cấp nhà xƣởng, máy
móc và dây chuyền sản xuất để tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó, tỷ
trọng tài sản dài hạn của công ty năm 2012 chiếm 83,84%, tăng 3,5% so với năm
2011. Mặc dù việc đầu tƣ nâng cấp nhà xƣởng, máy móc là hợp lý trong giai đoạn
cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay bởi nó giúp gia tăng chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ
lợi thế cạnh tranh của công ty, nhƣng khi tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng quá cao, đặc
biệt là việc lấy tài sản ngắn hạn đầu tƣ cho tài sản cố định sẽ khiến tính thanh khoản
của công ty bị sụt giảm. Vì vậy, công ty cần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn
để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh.

22
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
Đơn vị:Nghìn Đồng
Tỷ Chênh lệch
Tỷ
trọng
trọng/ Tƣơng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 /
Tổng Tuyệt đối đối
Tổng
TS (%)
TS
(4)=(3)
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2)
/(2)
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN
36.319.325 16,16 40.503.295 19,66 (4.183.970) (10,33)
HẠN
I. Tiền và các khoản 3.164.349 8.407.539
1,41 4,08 (5.243.190) (62,36)
tƣơng đƣơng tiền
II. Các khoản phải thu 12.543 5,58 9.748.785 4,73 2.794.886 28,67
1. Phải thu khách
1.652.114 0,74 4.513.203 2,19 (2.861.088) (63,39)
hàng
2. Trả trƣớc cho
9.811.449 4,37 4.174.380 2,03 5.637.069 135,04
ngƣời bán
3. Các khoản phải thu
1.080.108 0,48 1.061.201 0,52 18.906 1,78
khác
III. Hàng tồn kho 19.402.011 8,63 20.116.624 9,76 (714.613) (3,55)
IV. Tài sản ngắn hạn
1.209.291 0,54 2.230.346 1,08 (1.021.054) (45,78)
khác
B- TÀI SẢN DÀI
188.416.331 83,84 165.550.749 80,34 22.865.581 13,81
HẠN
I. Tài sản cố định 165.916.331 73,83 143.050.749 69,42 22.865.581 15,98
1. Tài sản cố định hữu
79.657.903 35,45 101.192.505 49,11 (21.534.601) (21,28)
hình
2. Tài sản cố định vô 1.072.234
763.809 0,34 0,52 (308.425) (28,76)
hình
3. Chi phí xây dựng
85.494.618 38,04 40.786.009 19,79 44.708.608 109,62
cơ bản dở dang
IV. Các khoản đầu tƣ
22.500.000 10,01 22.500.000 10,92 0 0
tài chính dài hạn
TỔNG CỘNG TÀI
224.735.656 100 206.054.045 100 18.681.610 9,07
SẢN
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)

23

Thang Long University Library


Qua bảng phân tích ta có thể thấy cơ cấu tổng tài sản của Công ty năm 2012 tăng
18.681.610 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 9,07% so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu là
do sự tăng lên của tài sản dài hạn. Điều này cho thấy công ty đang chú trọng đến việc
đầu tƣ để mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm 4.183.970 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm
10,33% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm của tiền và các
khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 giảm 5.243.190 nghìn đồng,
tƣơng ứng giảm 62,36% so với năm 2011 do trong năm 2011, công ty có khoản tƣơng
đƣơng tiền, cụ thể là đầu tƣ ngắn hạn là 6.460.000 nghìn đồng, tuy nhiên đến năm
2012 thì công ty lại không phát sinh khoản đầu tƣ ngắn hạn nào.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 tăng 2.794.886 nghìn đồng, tƣơng ứng
tăng 28,67% do sự tăng mạnh của khoản trả trƣớc cho ngƣời bán. Trả trƣớc cho ngƣời
bán năm 2012 tăng 5.637.069 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 135,04% so với năm 2011.
Bên cạnh đó, do tình hình hình tế còn nhiều khó khăn nên công ty áp dụng chính sách
tín dụng thắt chặt. Điều này đã khiến cho khoản phải thu khách hàng năm 2012 giảm
2.861.088 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm 63,39% so với năm 2011.
Hàng tồn kho năm 2012 giảm 714.613 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm 3,55% so
với năm 2011. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các nguyên liệu đang trong quá
trình đƣợc sơ chế và chế biến trƣớc khi đóng gói. Sở dĩ hàng tổn kho giảm xuống là do
những sản phẩm dở dang này đã đƣợc hoàn thành và nhập kho thành phẩm chờ xuất.
Tuy nhiên, tỷ trọng hàng tồn kho của công ty năm 2012 vẫn ở mức cao (chiếm 53,42%
trong cơ cấu tài sản ngắn hạn), do đó, công ty cần lên kế hoạch sản xuất và có những
chính sách quản lý hàng tồn kho phù hợp để tránh bị ứ đọng vốn, gây lãng phí và tăng
chi phí cho việc bảo quản hàng hóa.
Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 giảm 1.021.054 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm
45,78% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự giảm mạnh của khoản Thuế và các
khoản phải thu nhà nƣớc, công ty không phát sinh khoản nộp thừa thuế giá trị gia tăng
trong năm 2012.
Tài sản dài hạn năm 2012 tăng 22.865.581 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 13,81%
so với năm 2011 do sự tăng lên của tài sản cố định, cụ thể là chi phí xây dựng cơ bản
dở dang. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, năm 2012 công ty đã đầu tƣ
cải tạo, mở rộng các nhà máy, mua sắm thêm nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất... Theo Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2012, chi phí xây dựng cơ
bản dở dang bao gồm chi phí cải tạo, mở rộng Nhà máy bia số 2 - Quán Trữ, chi phí
mua quyền sử dụng đất tại khu đô thị Cựu Viên, chi phí cho dự án di dời Nhà máy bia

24
số 1 - Lạch Tray sang Nhà máy bia số 2 - Quán Trữ, chi phí xây dựng trạm biến áp
điện chƣa hoàn thành tại thời điểm 31/12/2012, đƣợc ghi nhận theo giá gốc.
2.2.1.1.2. Tình hình nguồn vốn
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
Đơn vị: %
Năm Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012
1 Tỷ trọng nợ/Tổng nguồn vốn 37,12 29,29 23,86 29,28
2 Tỷ trọng VCSH/Tổng nguồn vốn 62,68 70,71 76,14 70,72
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng (2009 - 2012)
100%

80%

62,68
70,71 76,14 70,72
60%

40%

37,12
20%
29,29 23,86 29,28

0%
2009 2010 2011 2012

Tỷ trọng nợ Tỷ trọng VCSH

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Từ những số liệu ở bảng trên và qua biểu đồ ta có thể thấy:
Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao (trung bình trên 65%) trong cơ cấu tổng
nguồn vốn. Năm 2012, vốn chủ sở hữu chiếm 70,72% trên tổng nguồn vốn, giảm
5,42% so với năm 2011. Có thể thấy cấu trúc vốn của công ty có sự biến động không
nhiều.Hơn nữa, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn cho
thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty là cao.
Tỷ trọng nợ của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 liên tục giảm từ 37,12%
(năm 2009) xuống còn 23,86% (năm 2011). Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam
cũng đang phải chịu những ảnh hƣởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế thế giới.Các
ngân hàng đều thắt chặt việc cấp tín dụng, điều này đã khiến công ty rơi vào tình trạng
thiếu vốn, không huy động đƣợc vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên

25

Thang Long University Library


đến năm 2012, khi nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, với uy tín cũng nhƣ sự tín nhiệm
của công ty trên thị trƣờng, công ty đã có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngân hàng
để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, tỷ trọng nợ năm 2012 là 29,28%, tăng 5,42%
so với năm 2011, hay trong 100 đồng nguồn vốn năm 2012 thì có 29,28 đồng là huy
động từ nguồn nợ, tăng 5,42 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng sử
dụng đòn bẩy tài chính của công ty năm 2012 là tốt hơn so với năm 2011. Công ty gia
tăng mức độ sử dụng nợ để có đƣợc lá chắn thuế từ lãi vay bởi chi phí lãi vay đƣợc
tính vào chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cần cân nhắc tỷ
trọng nợ sao cho hợp lý tỷ trọng nợ cao có thể ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán
cũng nhƣ tính thanh khoản của công ty trong dài hạn.
Để tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu nguồn vốn của công ty, dƣới đây là bảng phân tích
chi tiết các khoản mục có biến động nhiều trong nguồn vốn của công ty:

26
Bảng 2.4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
Đơn vị: Nghìn Đồng
Tỷ Tỷ Chênh lệch
trọng trọng
Tương
Chỉ tiêu Năm 2012 / Năm 2011 /
Tuyệt đối đối
Tổng Tổng
(%)
NV NV
(4)=(3)
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2)
/(2)
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ 65.812.006 29,28 49.154.966 23,86 16.657.039 33,89
I. Nợ ngắn hạn 37.540.710 16,70 28.043.137 13,61 9.497.572 33,87
1. Vay và nợ ngắn hạn 15.014.124 6,68 3.327.386 1,61 11.686.737 351,23
2. Phải trả ngƣời bán 2.103.409 0,94 5.806.538 2,82 (3.703.128) (63,78)
3. Ngƣời mua trả tiền
327 0 - - 327 -
trƣớc
4. Thuế và các khoản
7.411 3,30 7.354.353 3,57 56.784 0,77
phải nộp Nhà nƣớc
5. Phải trả ngƣời lao
7.666.878 3,41 5.132.477 2,49 2.534.400 49,38
động
6. Chi phí phải trả 857.373 0,38 834.049 0,40 23.323 2,80
7. Các khoản phải trả,
1.209.086 0,54 2.708.654 1,31 (1.499.568) (55,36)
phải nộp khác
8. Quỹ khen thƣởng,
3.278.373 1,46 2.879.677 1,40 398.695 13,85
phúc lợi
II. Nợ dài hạn 28.271.296 12,58 21.111.828 10,25 7.159.467 33,91
B- NGUỒN VỐN CHỦ
158.923.649 70,72 156.899.078 76,14 2.024.570 1,29
SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu 158.923.649 70,72 156.899.078 76,14 2.024.570 1,29
1. Vốn đầu tƣ của CSH 91.792.900 40,84 91.792.900 44,55 0 0
2. Thặng dƣ vốn cổ phần 7.905.062 3,52 7.905.062 3,84 0 0
3. Quỹ đầu tƣ phát triển 37.157.005 16,53 33.350.720 16,19 3.806.284 11,41
4. Quỹ dự phòng TC 4.027.183 1,79 3.414.094 1,66 613.089 17,96
5. LNST chƣa phân phối 18.041.499 8,03 20.436.302 9,92 (2.394.802) (11,72)
TỔNG CỘNG NGUỒN
224.735.656 100 206.054.045 100 18.681.610 9,07
VỐN
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
27

Thang Long University Library


Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2012 vẫn tập trung vào việc sử dụng vốn
chủ sở hữu nhiều hơn là dùng nợ vay. Năm 2012, nợ phải trả tăng 16.657.039 nghìn
đồng, tƣơng ứng tăng 33,89% so với năm 2011. Sự tăng lên của nợ phải trả là do sự
tăng lên đồng thời của 2 khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 9.497.572 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 33,87% so
với năm 2011. Sự tăng lên đƣợc giải thích thông qua biến động của các chỉ tiêu vay và
nợ ngắn hạn, phải trả ngƣời lao động và sự tăng lên của quỹ khen thƣởng, phúc lợi. Cụ
thể theo Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 là thời điểm các khoản nợ dài hạn đã
đến hạn phải trả, trong khi lƣợng vốn công ty là có hạn nên đã vay ngắn hạn từ Ngân
hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng 15.014.124 nghìn đồng để đảm bảo khả
năng thanh toán, tăng 11.686.737 nghìn đồng, tƣơng ứng 351,23% so với năm 2011.
Phải trả người bán năm 2012 giảm 3.703.128 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm
63,78% so với năm 2011 do công ty thanh toán sớm 1 số đơn hàng nhập khẩu để đƣợc
hƣởng chiết khẩu thƣơng mại. Bên cạnh đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc năm
2012 tăng 56.784 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 0,77% so với năm 2011, do năm 2012
phát sinh khoản thuế giá trị gia tăng là 983.646 nghìn đồng và có sự tăng đột biến thuế
thu nhập cá nhân (từ 780 nghìn đồng năm 2011 lên 79.843 nghìn đồng năm 2012).
Ngoài ra, năm 2012 cũng có sự tăng thêm của một số khoản mục khác nhƣ phải
trả ngƣời lao động, chi phía phải trả khác và quỹ khen thƣởng phúc lợi.
Nợ dài hạn trong đó chủ yếu là vay và nợ dài hạn (chiếm 81,67% trên tổng nợ
dài hạn năm 2012) cũng có sự tăng lên đáng kể. Nợ dài hạn năm 2012 tăng 7.159.467
nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 33,91% so với năm 2011. Công ty đã ký hợp đồng vay tín
dụng dài hạn với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng số tiền là
151.000.000 nghìn đồng để đầu tƣ xây dựng công trình di dời nhà máy bia số 1 tại 16
Lạch Tray về nhà máy bia số 2 tại 85 Lê Duẩn, Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng. Số dƣ
tại 31/12/2012 là 23.088.825 nghìn đồng.
Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 2.024.570 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 1,29% so
với năm 2011. Trong đó vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và thặng dƣ vốn cổ phần không có
gì biến động. Mức tăng này là do sự tăng lên của quỹ đầu tƣ phát triển và quỹ dự
phòng tài chính. Cụ thể: Năm 2012, quỹ đầu tƣ phát triển tăng 3.806.284 nghìn đồng,
tƣơng ứng tăng 11,41% so với năm 2011, trong khi quỹ dự phòng tài chính tăng
613.089 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 17,96% so với năm 2011. Việc tăng tỷ lệ trích
quỹ đầu tƣ phát triển và quỹ dự phòng tài chính đã khiến cho chỉ tiêu lợi nhuận sau
thuế chƣa phân phối năm 2012 giảm 2.394.802 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm 11,72%
so với năm 2011.
Kết luận:Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng
Điểm mạnh:
28
- Từ những phân tích về cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn của Công ty, có thể thấy
quy mô Tài sản - Nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2011 và 2012 tăng trƣởng ổn
định với mức tăng là 9,07%.
- Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản và tăng lên qua các
năm cho thấy Công ty luôn hƣớng tới sự phát triển bền vững, phù hợp với loại hình
hoạt động của Công ty là một Công ty sản xuất.
- Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng
nguồn vốn qua các năm (trung bình trên 70%) cũng cho thấy đƣợc khả năng tự tài trợ,
hay khả năng độc lập về tài chính của công ty là khá cao.
Hạn chế:
Nhìn vào bảng 2.4 và 2.6 có thể thấy cơ cấu tài trợ của công ty gặp vấn đề và cần
xem xét lại. Cụ thể vốn lƣu động ròng ( Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) âm
1.221.385 nghìn đồng vào năm 2012. Nguyên nhân chính là từ năm 2011 đến năm
2012 công ty đã dùng các khoản vay ngắn hạn đầu tƣ cho tài sản dài hạn, bao gồm chi
phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí nguyên vật liệu. Hoạt động này khiến cho tổng
nợ ngắn hạn tăng rất nhiều trong khi tài sản ngắn hạn không có nhiều biến đổi.
- Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán
cho các chủ nợ trong ngắn hạn. Trƣờng hợp xấu nhất là công ty có thể bị mất khả năng
thanh toán và rơi vào tình trạng phá sản.
2.2.1.2. Tính tự chủ trong hoạt động tài chính và khả năng thanh toán
2.2.1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính
Bảng 2.5. Tính tự chủ về tài chính của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
Đơn vị: Lần
Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Chỉ tiêu Công thức tính
(1) (2) (3)=(1)-(2)

Hệ số tài trợ 0,71 0,76 (0,05)

Hệ số tự tài trợ TSDH 0,84 0,95 (0,10)

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy hệ số tài trợ của công ty năm 2012 giảm
0,05 lần so với năm 2011. Tuy nhiên hệ số này vẫn ở mức khá cao (vốn chủ sở hữu
chiếm khoảng 71% trong cơ cấu tổng nguồn vốn năm 2012), cho thấy khả năng tự đảm
bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty là cao. Trong
tƣơng lai, công ty cần có sự cân đối tỷ trọng vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý để phục vụ
cho mục tiêu dài hạn, mở rộng thị trƣờng và hoạt động kinh doanh của công ty.

29

Thang Long University Library


Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số VCSH/TSDH) là chỉ tiêu phản ánh khả
năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.5 có thể thấy hệ số tự
tài trợ tài sản dài hạn của công ty qua hai năm 2011 và 2012 vẫn ở mức thấp (<1).
Điều này cho thấy số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chƣa đủ khả năng để trang trải
tài sản dài hạn. Do vậy, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh toán các khoản nợ
dài hạn đến hạn trả. Do đặc điểm của TSDH là thời gian luân chuyển dài (thƣờng trên
1 năm) nên nếu VCSH của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho TSDH mà phải sử
dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo
hạn, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh toán.
2.2.1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.6. Khả năng thanh toán của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
Đơn vị: Lần
Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Chỉ tiêu Công thức tính
(1) (2) (3)=(1)-(2)
1. Khả năng thanh toán
0,97 1,44 (0,48)
nợ ngắn hạn
2. Khả năng thanh toán
0,45 0,73 (0,28)
nhanh

3. Khả năng thanh toán


0,08 0,30 (0,22)
tức thời

4. Khả năng thanh toán


20,04 7,96 12,09
lãi vay
EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế + Chi phí lãi vay
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty năm 2012 thể hiện rằng 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ đƣợc đảm bảo bằng 0,97 đồng
tài sản ngắn hạn, giảm 0,48 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng sử
dụng tài sản ngắn hạn để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn năm 2012 là kém hơn so
với năm 2011, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm (10,33%) trong khi
đó nợ ngắn hạn lại tăng (33,87%).
Khả năng thanh toán nhanh năm 2012 của công ty thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn
sẽ đƣợc đảm bảo bằng 0,45 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, giảm 0,28
đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh
toán các khoản nợ mà không cần bán hàng tồn kho của năm 2012 là kém hơn năm

30
2011. Ngoài ra, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là dƣới mức an toàn
(mức an toàn là 0,5) nên rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản của công ty là cao, hệ số
tín nhiệm của công ty trên thị trƣờng giảm dẫn đến công ty khó khăn trong việc huy
động vốn và chi phí lãi suất huy động cao.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu dƣợc dùng để đánh giá khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Khả năng thanh toán tức thời
của công ty năm 2012 cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc tài trợ bằng 0,08 đồng tiền
mặt hoặc các khoản tƣơng đƣơng tiền, giảm 0,22 đồng so với năm 2011 do tiền và các
khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2012 giảm 62,36% trong khi nợ ngắn hạn của công ty lại
tăng 33,87%.
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi
nhƣ thế nào. Qua số liệu tính toán từ bảng 2.6, hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho
biết thu nhập của công ty năm 2012 cao gấp 20,04 lần, tăng 12,09 lần so với năm
2011. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty cao cho thấy khả năng thanh toán lãi
của công ty cho các chủ nợ của mình cũng cao
Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng,
chúng ta hãy cùng so sánh số liệu của công ty với một vài doanh nghiệp cùng ngành
khác. Cụ thể là:
- Công ty cổ phần bia Thanh Hóa (THB)
- Công ty cổ phần thƣơng mai bia Hà Nội (HAT)
- Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dƣơng (HAD)

Bảng 2.7. So sánh các chỉ số khả năng thanh toán năm 2012 với các doanh nghiệp
cùng ngành
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu THB HAT HAD BHP

Khả năng thanh 1,26 1,08 4,97 0,97


toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh 0,84 0,67 4,16 0,45
toán nhanh
Khả năng thanh 0,47 0,22 3,6 0,08
toán tức thời
Khả năng thanh 52,2 36,8 109,1 20,4
toán lãi vay
Nguồn : kết quả tính toán từ báo cáo tài chính năm 2012 của các doanh nghiệp cùng ngành

31

Thang Long University Library


Qua bảng so sánh trên, cho thấy tất cả các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công
ty đều rất thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành bia. Trong 4 công ty đƣợc phân
tích, thì chỉ có công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng có chỉ số khả năng thanh toán
ngắn hạn năm 2012 nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy mức độ rủi ro trong thanh toán rất
cao. Các công ty còn lại đều có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1, đặc
biệt là công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dƣơng là 4,97.
Kết luận: Hạn chế
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh năm 2012
đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy công ty có khả năng không hoàn thành đƣợc nghĩa
vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Điều này là hệ quả của cơ cấu tài trợ tài sản và nguồn
vốn đang gặp vấn đề.
- Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 còn cho thấy công ty sẽ không đủ khả năng
thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, công ty sẽ
gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Không chỉ vậy,
hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 còn nhỏ hơn hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn còn cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn
kho. Trong trƣờng hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tƣơng đối thấp.
- Các chỉ tiêu đều thấp hơn so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp cùng
ngành, cho thấy nguy cơ thua lỗ, mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản là rất cao.

32
2.2.1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng năm
2011 và năm 2012
Bảng 2.8. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Tƣơng
Tuyệt đối
đối (%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
1. Doanh thu bán hàng và
343.862.084. 329.157.505 14.704.579 4,47
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
104.286.676 100.102.600 4.184.076 4,18
doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 180.679.918 171.310.274 9.369.643 5,47
5. Lợi nhuận gộp về bán
58.895.490 57.744.631 1.150.859 1,99
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu từ hoạt động
959.775 1.438.161 (478.385) (33,26)
tài chính
7. Chi phí tài chính 1.263.299 3.918.933 (2.655.633) (67,76)
- Chi phí lãi vay 1.263.299 3.918.577 (2.655.277) (67,76)
8. Chi phí bán hàng 18.817.100 15.024.870 3.792.230 25,24
9. Chi phí quản lý doanh
16.708.397 13.297.015 3.411.382 25,66
nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ
23.066.467 26.941.972 (3.875.505) (14,38)
hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác 1.606.931 599.010 1.007.920 168,26
12. Chi phí khác 616.399 285.051 331.348 116,24
13. Lợi nhuận khác 990.531 313.958 676.572 215,50
14. Tổng lợi nhuận kế
24.056.998 27.255.931 (3.198.933) (11,74)
toán trƣớc thuế
15. Chi phí thuế TNDN
6.176.471 6.819.629 (643.157) (9,43)
hiện hành
16. Lợi nhuận sau thuế
17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51)
TNDN
17. Lãi cơ bản trên cổ
1,948 2,226 (0,278) (12,49)
phiếu
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng)

33

Thang Long University Library


Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2012 tăng 14.704.579 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 4,47% so với năm 2011. Điều
này chứng tỏ công ty đang làm tốt công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, quy mô của
công ty cũng ngày càng đƣợc mở rộng. Với những nỗ lực không ngừng trong công tác
bán hàng và cung cấp dịch vụ, vị thế của công ty trên thị trƣờng đang ngày càng đƣợc
cải thiện, đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu và đặc biệt là khách hàng ngày càng
quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất bia - một trong những mặt
hàng bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt nên khoản giảm trừ doanh thu phát sinh của công ty
chính là thuế tiêu thụ đặc biệt mà công ty phải nộp. Thuế tiêu thụ đặc biệt công ty phải
nộp năm 2012 tăng 4.184.076 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 4,18% so với năm 2011.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 10.520.503 nghìn đồng,
tƣơng ứng tăng 4,59% so với năm 2011, do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ (4,47%) nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu
(4,18%).
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 9.369.643 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 5,47%
so với năm 2011. Do công ty chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nên những biến
động về tỷ giá sẽ ảnh hƣởng lớn đến giá vốn hàng bán của công ty. Ngoài ra, trong
năm 2012, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và lạm phát, giá cả của các yếu tố
đầu vào thiết yếu nhƣ xăng, dầu, điện, nƣớc đều tăng cũng là nguyên nhân làm cho giá
vốn hàng bán tăng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm 478.385 nghìn đồng, tƣơng
ứng giảm 33,26% so với năm 2011, do Ngân hàng Nhà nƣớc áp trần lãi suất huy động
xuống còn 9%/năm nên lãi tiền gửi ngân hàng của công ty có sự sụt giảm mạnh, chính
điều này đã ảnh hƣởng đến doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty.
Chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay năm 2012 giảm 2.655.277 nghìn
đồng, tƣơng ứng giảm 67,76% so với năm 2011, do lãi tiền vay giảm từ 3.918.577
nghìn đồng (năm 2011) xuống còn 1.263.299 nghìn đồng (năm 2012).
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 đều tăng với mức
tăng lần lƣợt là 25,24% và 25,66% so với năm 2011. Do mục tiêu mở rộng thị trƣờng
tiêu thụ, phát triển hệ thống phân phối của công ty nên năm 2012, công ty đã mở thêm
một số cửa hàng chào bán và giới thiệu sản phẩm tại một số tỉnh phía Bắc dẫn tới chi
phí bán hàng tăng lên. Ngoài ra, việc Nhà nƣớc điều chỉnh tăng giá điện, nƣớc cũng là
nguyên nhân khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên.
Thu nhập khác năm 2012 tăng 1.007.920 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 168,26%
so với năm 2011 do có sự tăng lên của khoản thu từ thanh lý tài sản cố định và đƣợc
hoàn nhập số dự quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Chi phí khác năm 2012 tăng
34
331.348 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 116,24% so với năm 2011 do trong năm 2012,
công ty phải nộp bổ sung thuế GTGT, nộp phạt vi phạm hành chính và nộp phạt do
chậm nộp thuế GTGT.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 3.198.933 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm
11,74% so với năm 2011 do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh
(giảm 3.875.505 nghìn đồng) trong khí phần thu nhập khác tăng lên lại ít (tăng
676.572 nghìn đồng).
Theo Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 của công ty thì do phải chịu
các khoản phạt thuế và phạt hành chính nên tổn lợi nhuận tính thuế của công ty năm
2012 là 24.124.964 nghìn đồng. Bên cạnh đó, do lợi nhuận kế toán trƣớc thuế của công
ty năm 2012 giảm nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm. Cụ thể năm
2012, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 643.157 nghìn đồng, tƣơng ứng giảm
9,43% so với năm 2011. Sự giảm sút của lợi nhuận kế toán trƣớc thuế cũng là nguyên
nhân khiến cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty giảm. Năm
2012, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 2.555.775 nghìn đồng, tƣơng
ứng giảm 12,51% so với năm 2011.
Kết luận: Qua phân tích cụ thể số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy
trong 2 năm 2011 và 2012, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đều
dƣơng chứng tỏ công ty vẫn đang kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế
năm 2012 lại kém hiệu quả hơn năm 2011. Do đó, để đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn
trong những năm tới, công ty cần sử dụng linh hoạt các biện pháp quản lý chi phí nhƣ
chi phí giá vốn, chi phí hoạt động và các chính sách đẩy mạnh doanh thu bằng cách áp
dụng chiết khấu, giảm giá.
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty
2.2.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
Bảng 2.9. Khả năng sinh lời của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
Đơn vị: %
Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu Công thức tính
2009 2010 2011 2012
1. Tỷ suất sinh lời trên
10,47 10,45 8,92 7,46
doanh thu (ROS)
2. Tỷ suất sinh lời trên
12,83 11,88 9,92 7,96
tổng tài sản (ROA)
3. Tỷ suất sinh lời trên
20,46 16,80 13,03 11,25
VCSH (ROE)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)

35

Thang Long University Library


Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu qua các năm (2009 - 2012)
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu thuần 239.933.753 243.768.848 229.054.905 239.575.408
2. Lợi nhuận ròng 25.128.242 25.473.972 20.436.302 17.880.526
3. Tổng tài sản 195.914.040 214.470.659 206.054.045 224.735.656
4. Vốn chủ sở hữu 122.792.293 151.656.954 156.899.078 158.923.649
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Từ bảng 2.11 có thể thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp của
công ty đang sụt giảm, thể hiện ở chỗ từ năm 2009 - 2012, các chỉ tiêu đánh giá khả
năng sinh lời của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng đều giảm.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản trị vì
nó cho biết khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động cũng nhƣ phản ánh tính hiệu quả
của quá trình hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết lợi nhuận
chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Từ số liệu tính toán đƣợc có thể thấy tỷ
suất sinh lời trên doanh thu đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 10,45%, giảm 0,02% so với năm
2009. Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2010 sẽ tạo ra
10,45 đồng lợi nhuận ròng, giảm 0,02 đồng so với năm 2009. Trong năm, doanh thu
thuần tăng từ 239.933.753 nghìn đồng năm 2009 lên 243.768.88 nghìn đồng năm
2010, tƣơng ứng tăng 1,6%. Trong khi đó lợi nhuận ròng năm 2010 chỉ tăng 1,38% so
với năm 2009. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí và doanh thu của công ty
vẫn chƣa tốt nên hiệu quả sinh lời bị giảm sút.
Năm 2011, với việc cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều giảm với tỷ lệ
lần lƣợt là 6,04% và 19,78% nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu cũng bị sụt giảm.
Trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2011 chỉ tạo ra 8,92 đồng lợi nhuận ròng, giảm
1,53 đồng so với năm 2010.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu vẫn tiếp tục giảm trong năm 2012 từ 8,92%
xuống còn 7,46%, giảm 1,46% so với năm 2011. Lợi nhuận ròng của công ty giảm từ
khoảng 20,436 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 17,880 triệu đồng (năm 2012), tƣơng
ứng giảm 14,29%. Trong khi đó doanh thu thuần năm 2012 lại tăng 4,59% so với năm
2011, từ khoảng 229,054 triệu lên 239,575 triệu. Doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận ròng
mang lại chƣa cao chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty chƣa tốt. Kết quả đòi hỏi
công ty phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.
Qua phân tích số liệu từ bảng 2.11 có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời trên doanh thu
(ROS) qua 4 năm có giá trị trung bình khoảng 9,33% và đang có xu hƣớng giảm dần
qua các năm (2009 - 2012). Sở dĩ có sự sụt giảm này 1 phần cũng là do sự tác động
36
của khủng hoảng kinh tế và lạm phát đã khiến cho các khoản chi phí của công ty tăng
lên kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận ròng, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh
thu. Có thể thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát liên tục tăng, giá cả các yếu
tố đầu vào nhƣ xăng, dầu, điện, nƣớc cũng liên tục đƣợc điều chỉnh tăng qua các năm
từ 2009 – 2012. Đây chính là nhân tố chính ảnh hƣởng đến chi phí của công ty.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đo lƣờng khả năng sinh lời của 1 đồng
tài sản, qua đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Từ bảng số liệu tính toán đƣợc có thể thấy tỷ suất này qua các năm từ
2009 - 2012 giảm liên tục. Cụ thể tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2012 chỉ đạt
7,96%, giảm 4,87% so với năm 2009, nghĩa là trong 100 đồng tài sản năm 2012 sẽ tạo
ra 7,96 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 4,87 đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do
lợi nhuận ròng của công ty năm 2012 giảm 28,84% so với năm 2009, trong khi đó tổng
tài sản lại tăng 14,71%. Điều này còn cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công
ty năm 2012 không bằng các năm trƣớc, khả năng quản lý tài sản, quản lý doanh thu
và chi phí của doanh nghiệp là kém hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu của công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu về
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giống nhƣ ROS và ROA, tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu qua các năm từ 2009 - 2012 cũng liên tục giảm sút. Cụ thể ROE năm
2012 chỉ đạt 11,25% trong khi chỉ tiêu này là 13,03% (năm 2011), 16,8% (năm 2010)
và 20,46% (năm 2009); nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu năm 2012 sẽ tạo ra
11,25 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 9,21 đồng so với năm 2009. Điều này là do mức
độ sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính còn thấp, công ty đang sử dụng vốn chủ sở hữu
không hiệu quả. Ngoài ra lợi nhuận thu đƣợc từ vốn chủ sở hữu đi xuống làm giảm
khả năng đầu tƣ của công ty nên cần có giải pháp khắc phục tình trạng này, nếu kéo
dài sẽ ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Đây còn là chỉ tiêu quan trọng
với các nhà đầu tƣ vì nó cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả hay không, khả năng
huy động vốn thế nào, từ đó đƣa ra quyết định có nên đầu tƣ hay không.
Để phân tích rõ hơn tình trạng tài chính của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải
Phòng, chúng ta cùng xem xét số liệu của một vài doanh nghiệp bia cùng ngành.

37

Thang Long University Library


Bảng 2.11. So sánh tỷ suất sinh lời năm 2012 với các doanh nghiệp cùng ngành
Đơn vị :%
Chỉ tiêu THB HAT HAD BHP
Suất sinh lời trên
7,88 7,82 12,7 7,46
doanh thu (ROS)
Suất sinh lời trên
9,45 8,11 20,5 7,96
tổng tài sản (ROA)
Suất sinh lời trên
13,5 13,8 24,2 11,25
VCSH ( ROE)
(Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính năm 2012 của các doanh nghiệp cùng ngành)
Từ số liệu bảng trên cho thấy, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty cổ phần
bia Hà Nội – Hải Phòng không có sự chênh lệch lớn so với hai công ty cùng ngành là
công ty cổ phần bia Thanh Hóa (THB) và công ty thƣơng mại bia Hà Nội (HAT). Tuy
nhiên tuy nhiên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
của công ty kém hơn hẳn so với 3 công ty còn lại. Có nghĩa là việc sử dụng tài sản và
vốn chủ sở hữu của công ty đề tạo ra lợi nhuận chƣa hiệu quả.
Kết Luận: Đối với các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty cổ phần
bia Hà Nội – Hải Phòng còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc các
chỉ tiêu này thấp hơn các doanh nghiệp khác trong ngành là do việc cơ cấu tài trợ tài
sản và nguồn vốn của công ty gặp trục trặc ngay từ đầu.
2.2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
2.2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Bảng 2.12. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Đơn vị: nghìn đồng
Chênh lệch
Năm 2012 Năm 2011
Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối(%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
Doanh thu thuần 239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59
Tổng tài sản 224.735.656 206.054.045 18.681.610 9,07
Tổng tài sản bình quân 215.394.850 210.262.352 5.132.498 2,44
Lợi nhuận sau thuế 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51)
Hiệu suất sử dụng tổng tài
1,07 1,11 (0,04) (3,60)
sản (Lần)
Suất hao phí của tài sản so
0,90 0,92 (0,02) (2,17)
với doanh thu thuần (Lần)
Suất hao phí của tài sản so
12,05 10,29 1,76 17,10
với lợi nhuận (Lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)

38
Số liệu tính toán đƣợc từ bảng 2.13 cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu
hƣớng giảm. Bên cạnh đó doanh thu thuần và tổng tài sản cũng có sự biến động không
ít. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ
mong muốn. Cụ thể: Năm 2012, hiệu suất sử dụng của tổng tài sản là 1,07 lần, giảm
0,04 lần so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đƣa vào hoạt động
kinh doanh sẽ tạo ra 1,07 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này giảm sở dĩ là do tốc độ
tăng của doanh thu thuần (4,59%) chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (9,07%).
Ngoài ra, trong năm 2012 công ty vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh và doanh
thu vẫn tăng nhƣng bị ảnh hƣởng của các khoản giảm trừ doanh thu do phải nộp thuế
tiêu thu đặc biệt. Điều này chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản
trong năm.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cho biết trong kỳ doanh nghiệp
cần bao nhiêu đồng tài sản để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần. Theo số liệu tính toán
đƣợc thì suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2012 là 0,9 lần, giảm
0,02 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm
2012 thì doanh nghiệp sẽ phải cần 0,9 đồng tài sản, ít hơn năm 2011 là 0,02 đồng. Qua
đây có thể thấy công ty đang sử dụng tài sản có hiệu quả, góp phần tiết kiệm tài sản và
nâng cao doanh thu thuần trong kỳ.
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau
thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu
này cho biết trong kỳ phân tích, để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp
cần bao nhiêu đồng tài sản. Từ bảng số liệu có thể thấy năm 2012, suất hao phí của tài
sản so với lợi nhuận là 12,05 lần, tăng 1,76 lần so với năm 2011, nghĩa là để tạo ra một
đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012 thì công ty cần 12,05 đồng tài sản, giảm 1,76 đồng
so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân năm 2012 tăng 2,44%,
trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm 12,51% so với năm 2011.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont

Muốn lý giải những thay đổi trong quá khứ của chỉ tiêu ROA của Công ty, hay
dự báo giá trị tƣơng lai của ROA thì cần phải lƣu ý đến các chỉ tiêu lợi nhuận ròng,
doanh thu và tổng tài sản của Công ty. Những phân tích cụ thể dƣới đây sẽ giúp ta hiểu
rõ nguyên nhân:

39

Thang Long University Library


Bảng 2.13. Mức độ ảnh hƣởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROS (%) 10,45 8,92 7,46
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 1,14 1,11 1,07
ROA (%) 11,88 9,92 7,96
Delta ROA (%) -1,96 -1,96
Ảnh hƣởng của ROS lên ROA (%) -1,7 -1,56
Ảnh hƣởng của hiệu suất sử dụng tổng TS lên
-0,27 -0,3
ROA (%)
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Năm 2010 - 2011: ROA giảm từ 11,88% (năm 2010) xuống còn 9,92% (năm
2011). Nguyên nhân là do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và số vòng quay tổng
tài sản giảm đã kéo theo hậu quả là với một trăm tồng tài sản đầu tƣ tại công ty chỉ
đem lại 9,92 đồng lợi nhuận. Năm 2011, khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến nền
kinh tế trên toàn thế giới bị ảnh hƣởng, và Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng cũng
không phải là ngoại lệ. Đầu tƣ vào tài sản nhiều nhƣng doanh thu, lợi nhuận mang lại
không cao, thậm chí âm. Với khả năng quản lý chi phí của công ty không hiệu quả dẫn
đến ROS giảm, điều này đã khiến cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm 1,7%. Mặt
khác, cũng trong năm 2011, khả năng quản lý tài sản của Công ty cũng giảm, tốc độ
guay vòng vốn của tài sản giảm 0,03 vòng khiến cho ROA giảm 0,27%. Tác động tổng
hợp của cả ROS giảm và Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm khiến cho hiệu quả sinh
lời tài sản của Công ty giảm 1,96% hay 100 đồng tài sản năm 2011 đã tạo ra ít hơn
năm 2010 là 2,9 đồng lợi nhuận.
Năm 2012, mặc dù Chính phủ đã đƣa ra nhiều gói giải pháp để kích thích kinh tế
nhƣng với tình hình quản lý tài sản và chi phí không mấy hiệu quả của công ty đã
khiến cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tiếp
tục giảm với mức giảm lần lƣợt là 1,46% và 0,04%. Sự giảm xuống đồng thời của 2 chỉ
tiêu này đã khiến cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty tiếp tục giảm
1,96%.
Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời trên
tổng tài sản của Công ty có xu hƣớng giảm mạnh qua các năm, điều này bị ảnh hƣởng
bởi cả 2 nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Nguyên nhân ảnh hƣởng
đến hai chỉ tiêu trên có thể giải thích do ảnh hƣởng của cả các nhân tố khách quan và
chủ quan. Cụ thể: Do tình trạng kinh tế bất ổn, giá nguyên vật liệu đầu vào có xu
hƣớng tăng mạnh khiến cho tốc độ tăng của chi phí giá vốn (5,47%) nhanh hơn tốc độ
tăng của doanh thu (4,47%). Mặt khác, Công ty có xu hƣởng mở rộng quy mô khiến
cho chi phí khấu hao TSCĐ cùng chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh, trong khi đó
40
để giữ vững thị trƣờng của mình, công ty tăng giá bán không nhiều, điều này khiến cho
doanh thu tăng chậm hơn chi phí và ROS của Công ty có xu hƣớng giảm qua các năm.
2.2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.14. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Tƣơng đối
Tuyệt đối
(%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
Doanh thu thuần 239.575.408. 229.054.905 10.520.503 4,59
Tổng TSNH 36.319.325. 40.503.295 (4.183.970) (10,33)
TSNH bình quân 38.411.310 41.205.730 (2.794.419) (6,78)
Lợi nhuận sau thuế 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51)
Hiệu suất sử dụng
6,60 5,66 0,94 16,64
TSNH (Lần)
Suất hao phí TSNH so
0,16 0,18 (0,02) (10,88)
với doanh thu (Lần)
Suất hao phí TSNH so
với lợi nhuận sau thuế 2,15 2,02 0,13 6,54
(Lần)
Tỷ suất sinh lời của
0,47 0,50 (0,03) (6,14)
TSNH (Lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Số liệu tính toán cho thấy năm 2012, hiệu suất sử dụng TSNH đạt 6,6 lần, tăng
0,94 lần so với năm 2011, nghĩa là 1 đồng tài sản ngắn hạn đƣợc đƣa vào hoạt động
kinh doanh năm 2012 sẽ tạo ra 6,6 đồng doanh thu thuần, tăng 0,94 đồng so với năm
2011. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2012 tăng 4,59% trong khi tổng tài sản
ngắn hạn lại giảm 10,33%.
Suất hao phí TSNH so với doanh thu thuần năm 2012 là 0,16 lần, giảm 0,02 lần
so với năm 2011, nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2012 thì doanh
nghiệp cần 0,16 đồng tài sản ngắn hạn. Sở dĩ có sự giảm sút này là do TSNH bình
quân giảm 6,78% trong khi đó doanh thu thuần lại tăng 4,59%. Bên cạnh đó, suất hao
phí TSNH so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 2,15 lần, tăng 0,13 lần so với năm
2011, nghĩa là để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012 thì doanh nghiệp cần 2,15
đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,13 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ

41

Thang Long University Library


giảm của TSNH bình quân (6,78%) chậm hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế
(12,51%).
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn (ROCA - Return on Current Assets) cho biết
mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ
bàng 2.11 có thể thấy 1 đồng tài sản ngắn hạn năm 2012 sẽ tạo ra đƣợc 0,47 đồng lợi
nhuận sau thuế, giảm 0,03 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 là kém hơn năm 2011. Trong tƣơng lai, công ty
cần có chính sách quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho một cách hợp lý để gia
tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá vốn hàng bán 183.778.254 175.433.474 171.310.274 180.679.918
Hàng tồn kho 16.591.069 18.589.186 20.116.624 19.402.011
Hàng tồn kho bình quân - 17.590.127 19.352.905 19.759.318
Số vòng quay hàng tồn
- 9,97 8,85 9,14
kho (Vòng)
Thời gian quay vòng hàng
- 36,60 41,23 39,92
tồn kho (Ngày)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, dự trữ
nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc liên tục, đáp
ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Nếu duy trì đƣợc mức dự trữ hợp lý sẽ góp phần
đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm đƣợc chi phí dự trữ hàng tồn kho. Vòng quay hàng
tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng bời vì sản xuất và dự trữ hàng hóa là nhân tố quan
trọng để đạt đƣợc mục tiêu doanh số và lợi nhuận nhƣ mong muốn trên cơ sở đáp ứng
nhu cầu của thị trƣờng.
Từ số liệu tính toán đƣợc ta thấy số vòng quay hàng tồn kho từ năm 2010 - 2012
có sự thay đổi thất thƣờng. Năm 2010 là năm hàng tồn kho quay đƣợc nhiều vòng nhất
(9,97 vòng) nhƣng đến năm 2011 thì giảm xuống còn 8,85 vòng, nghĩa là năm 2011
hàng tồn kho quay đƣợc ít hơn năm 2010 là 1,12 vòng. Do năm 2011 số vòng quay
hàng tồn kho giảm xuống nên thời gian quay vòng hàng tồn kho đã tăng từ 36,6 ngày
(năm 2010) lên 41,23 ngày (năm 2011). Điều này cho thấy hàng hóa năm 2011 sẽ phải
lƣu kho trong 41,23 ngày trƣớc khi đƣợc bán ra, tăng 4,63 ngày so với năm 2010.
Đến năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 9,14 vòng nhƣng vẫn
không bằng số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 (9,97 vòng). Số vòng quay hàng tồn
42
kho tăng lên sẽ khiến cho thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống còn 39,92
ngày. Thời gian quay vòng hàng tồn kho nhanh hơn sẽ giúp công ty tiết kiệm đƣợc chi
phí lƣu kho, từ đó giảm đƣợc chi phí sản xuất kinh doanh, giảm ứ đọng vốn và làm
tăng hiệu quả sinh lời của công ty.
Chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu
Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá tình hình khoản phải thu
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần 239.933.735 243.768.848 229.054.905 239.575.408
Khoản phải thu khách
3.137.787 7.826.159 4.513.203 1.652.114
hàng
Khoản phải thu khách
- 5.481.973 6.169.681 3.082.658
hàng bình quân
Vòng quay các khoản
- 44,47 37,13 77,72
phải thu (Vòng)
Thời gian thu nợ trung
- 8 10 5
bình (Ngày)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Nhìn vào bảng số liệu tính toán có thể thấy vòng quay các khoản phải thuvà thời
gian thu nợ trung bình từ năm 2010 - 2012 có sự biến động thất thƣờng. Cụ thể:
Trong năm 2011, các khoản phải thu quay đƣợc 37,13 vòng, giảm 7,34 vòng so
với năm 2010. Điều này đã khiến cho thời gian thu nợ trung bình tăng lên thành 9,83
ngày (tăng 1,62 ngày so với năm 2010). Thời gian thu nợ trung bình tăng chứng tỏ tốc
độ thu hồi các khoản phải thu của công ty năm 2011 là kém hơn năm 2010.
Tuy nhiên, đến năm 2012, do áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt nên vòng
quay khoản phải thu đã tăng mạnh, đạt 77,72 vòng, tăng 40,59 vòng so với năm 2011.
Cùng với đó, thời gian thu nợ trung bình năm 2012 giảm xuống chỉ còn 5 ngày, giảm 5
ngày so với năm 2011. Nhìn chung thời gian thu nợ trung bình của công ty qua các
năm đều ngắn (trung bình 8 ngày), chứng tỏ 1 đồng doanh nghiệp bán chịu đƣợc thu
hồi nhanh hơn. Điều này sẽ làm giảm chi phí đòi nợ và chi phí sử dụng vốn cho doanh
nghiệp, từ đó có thể làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

43

Thang Long University Library


Bảng 2.17. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chênh lệch
Năm 2012 Năm 2011 Tương đối
Chỉ tiêu Tuyệt đối
(%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
Doanh thu thuần 239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59
Tổng TSDH 188.416.331 165.550.749 22.865.581 13,81
Tổng TSDH bình quân 176.983.540 169.056.622 7.926.918 4,69
Nguyên giá TSCĐ 271.558.944 268.398.189 3.160.755 1,18
Nguyên giá TSCĐ bình quân 269.978.567 261.125.881 8.852.685 3,39
Lợi nhuận sau thuế 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51)
Hiệu suất sử dụng TSDH
1,27 1,38 (0,11) (8,10)
(Lần)
Suất hao phí TSDH so với
9,90 8,27 1,63 19,71
doanh thu (Lần)
Tỷ suất sinh lời của TSDH
10,10 12,09 (1,99)
(%)
Sức sản xuất của TSCĐ (Lần) 0,89 0,89 0 0
Suất hao phí của TSCĐ (Lần) 1,13 1,14 (0,01) (0,88)
Suất sinh lời của TSCĐ (%) 6,62 7,83 (1,21)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Từ bảng số liệu tính toán đƣợc có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 chỉ
đạt 1,27 lần, thấp hơn năm 2011 là 0,11 lần. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản dài
hạn đƣợc đƣa vào hoạt động kinh doanh sẽ thu đƣợc 1,27 đồng doanh thu thuần. Trái
ngƣợc với hiệu suất sử dụng TSDH, suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần lại
tăng từ 8,27 lần (năm 2011) lên 9,9 lần (năm 2012). Chỉ tiêu này cho biết để có một
đồng doanh thu năm 2012 thì doanh nghiệp phải bỏ ra 9,9 đồng TSDH. Tuy nhiên sự
biến động của hiệu suất sử dụng TSDH và suất hao phí của TSDH so với doanh thu
thuần qua 2 năm 2011 và 2012 là không đáng kể. Nguyên nhân là do trong năm 2012,
tốc độ tăng của tổng TSDH (13,81%) và tổng TSDH bình quân (4,69%) nhanh hơn tốc
độ tăng của doanh thu thuần (4,59%), sự biến động này đã làm cho hiệu suất sử dụng
TSDH giảm đi và suất hao phí TSDH tăng lên.
Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 12,51% trong khi tổng TSDH bình
quân lại tăng 4,69% so với năm 2011. Điều này làm cho tỷ suất sinh lời của TSDH
năm 2012 chỉ đạt 10,1%, giảm 1,99% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng

44
tài sản dài hạn năm 2012 sẽ tạo ra 10,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời trên
TSDH giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng TSDH kém hiệu quả hơn so
với năm 2010, điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 cho biết 1 đồng TSCĐ sẽ tạo ra 0,89 đồng
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này qua 2 năm 2011 và 2012 đều không có sự biến động.
Điều này cho thấy công ty vẫn đang duy trì đƣợc hiệu quả hoạt động của TSCĐ.
Không những vậy, suất hao phí của TSCĐ năm 2012 còn giảm 0,01 lần so với năm
2011, nghĩa là để có một đồng doanh thu thuần trong kỳ công ty sẽ phải cần 1,13 đồng
TSCĐ. Đây chính là căn cứ để công ty lên kế hoạch đầu tƣ TSCĐ sao cho hợp lý để
đạt đƣợc doanh thu nhƣ mong muốn.
Năm 2012, sự tăng lên của Nguyên giá TSCĐ bình quân (3,39%) và sự giảm sút
của lợi nhuận sau thuế (12,51%) đã khiến cho tỷ suất sinh lời của TSCĐ chỉ đạt
6,62%, tƣơng ứng giảm 1,21% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng
TSCĐ đƣợc đƣợc sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 6,62 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh
nghiệp. Sự sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty
năm 2012 là kém hơn năm 2011. Vì đây là một trong số các nhân tố để hấp dẫn các
nhà đầu tƣ nên trong tƣơng lai công ty cần có chính sách sử dụng TSCĐ hợp lý, đạt
đƣợc hiệu quả cao để từ đó thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ.
2.2.2.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Để đạt tới lợi nhuận tối đa, các doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh, trong đó quản lý và
sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh.

45

Thang Long University Library


Bảng 2.18. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần 239.933.753 243.768.848 229.054.905 239.575.408
EBT 27.572.842 33.973.714 27.255.931 24.056.998
Lãi vay 6.076.028 4.329.907 3.918.577 1.263.299
EBIT 33.648.870 38.303.621 31.174.509 25.320.298
Lợi nhuận sau thuế 25.128.242 25.473.972 20.436.302 17.880.526
Tiền vay bình quân - 30.900.886 20.340.958 28.812.117
Vốn cố định bình
- 172.627.634 169.056.622 176.983.540
quân
Vốn lƣu động bình
- 32.564.715 41.205.730 38.411.310
quân
Khả năng thanh toán
5,54 8,85 7,96 20,04
lãi vay (Lần)
Tỷ suất sinh lời của
- 82,44% 100,47% 62,06%
tiền vay (%)
Hiệu quả sử dụng
- 1,41 1,35 1,35
vốn cố định (Lần)
Hiệu quả sử dụng
- 7,49 5,56 6,24
vốn lƣu động (Lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Qua bảng số liệu tính toán đƣợc có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của công
ty từ năm 2009 - 2012 luôn biến động tăng giảm thất thƣờng. Số tiền vay bình quân
qua 4 năm liên tục giảm, cùng với chính sách điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của
Ngân hàng Nhà nƣớc khiến cho số lãi vay phải trả giảm đi. Cụ thể lãi vay giảm từ
6.076.028 nghìn đồng (năm 2009) xuống còn 1.263.299 nghìn đồng (năm 2012). Bên
cạnh đó, thu nhập trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) lại tăng từ 33.648.870 nghìn đồng (năm
2009) lên 38.303.621 nghìn đồng (năm 2010). Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ
số khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2010 đạt 8,85 lần, tăng 3,31 lần so với
năm 2009. Nghĩa là công ty có thể sử dụng 8,85 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
năm 2010 để trả cho 1 đồng lãi vay. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì khả năng thanh toán
lãi vay của công ty lại giảm 0,89 lần so với năm 2010 do sự sụt giảm của chỉ tiêu lợi
nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay lại có sự gia tăng
đột biến lên mức 20,04 lần, tăng 12,08 lần so với năm 2011. Sự tăng lên này là do tốc
độ giảm của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay năm 2012 (18,78%) chậm hơn tốc độ giảm

46
của lãi vay (67,76%). Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng đáp ứng
các khoản lãi vay của công ty dựa vào thu nhập. Qua 4 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1
chứng tỏ thu nhập để bù đắp cho lãi vay dƣ thừa, công ty đang quản lý nợ tốt. Điều
này làm giảm rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản, tăng hiệu quả sinh lời cho công ty.
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay có ý nghĩa rất quan trọng để các nhà quản trị đƣa ra
quyết định vay tiền đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh.Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ
phân tích, khi doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Từ số liệu tính toán ở bảng 2.16 thấy tỷ suất sinh lời trên tiền vay đã tăng từ
82,44% (năm 2010) lên 100,47% (năm 2011), nghĩa là trong 100 đồng tiền vay đƣợc
sử dụng cho hoạt động kinh doanh năm 2011 sẽ tạo ra 100,47 đồng lợi nhuận, tăng
18,03 đồng so với năm 2010. Tỷ suất sinh lời cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh và tốc
độ tăng trƣởng của công ty là khá tốt. Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tiền vay của
công ty chỉ còn 62,06%, giảm 38,41% so với năm 2011, nghĩa là trong 100 đồng tiền
vay năm 2012 sẽ chỉ tạo ra đƣợc 62,06 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do lợi nhuận
trƣớc thuế và lãi vay năm 2012 giảm từ 31.174.509 nghìn đồng (năm 2011) xuống còn
25.320.298 nghìn đồng trong khi đó số tiền vay lại tăng từ 19.521.284 nghìn đồng
(năm 2011) lên 38.102.949 nghìn đồng (năm 2012). Tuy nhiên tỷ suất này vẫn ở mức
cao chứng tỏ công ty vẫn kinh doanh tốt với tốc độ tăng trƣởng ổn định.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định bình quân
đƣợc sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Từ số liệu có thể thấy hiệu
quả sử dụng vốn cố định trong 2 năm 2011 và 2012 không có sự biến động nào, chứng
tỏ công ty vẫn đang duy trì hiệu quả sử dụng vốn cố định khá ổn định. Tuy nhiên hiệu
quả sử dụng vốn lƣu động của công ty từ năm 2010 - 2012 có sự biến động tăng giảm
thất thƣờng. Cụ thể hiệu quả sử dụng vốn lƣu động năm 2011 đạt 5,56 lần, giảm 1,93
lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần năm 2011 giảm trong khi vốn
lƣu động bình quân trong kỳ lại tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, chỉ tiêu này đã
tăng trƣởng trở lại, đạt 6,24 lần nhƣng vẫn không bằng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
năm 2009 (7,49 lần), nghĩa là 1 đồng vốn lƣu động bình quân đƣợc sử dụng trong năm
2012 sẽ tạo ra 6,24 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy vốn lƣu động đƣợc sử
dụng tốt hơn vốn cố định, tạo ra nhiều doanh thu hơn, ổn định và không quá thấp.
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn thông qua mô hình phân tích Dupont
Để bóc tách chi tiết hơn những yếu tố tác động lên chỉ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty, khóa luận sẽ nghiên cứu theo mô hình Dupont.
Thông qua mô hình, ROE sẽ đƣợc phân tích dựa trên 3 yếu tố: Đòn bẩy tài chính, vòng
quay tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

47

Thang Long University Library


Đòn bẩy tài chính = Tổng TS/VCSH
Bảng 2.19. Phân tích ROE theo mô hình Dupont
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROS (%) 10,45 8,92 7,46
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 1,14 1,11 1,07
Tổng TS/VCSH (Lần) 1,41 1,31 1,41
ROE (%) 16,80 13,03 11,25
Ảnh hƣởng của ROS lên ROE (%) - -2,22 -2,20
Ảnh hƣởng của hiệu suất sử dụng tổng tài
- -0,35 -0,42
sản lên ROE (%)
Ảnh hƣởng của Tổng TS/VCSH (%) - -0.99 0,8
Delta ROE (%) - -3,77 -1,78
(Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính)
ROE của Công ty trong thời gian gần đây luôn ở mức khá cao, bình quân trên
13,69%. Mặc dù vậy, việc phân tích theo mô hình Dupont lại cho thấy đang có sự thay
đổi trong 3 yếu tố cấu thành ROE và đạt mức cao nhất tại năm 2010 với 100 đồng vốn
chủ sở hữu tạo ra dƣợc 16,8 đồng lợi nhuận. Sau đó, chỉ tiêu này có xu hƣớng giảm
dần qua các năm do ảnh hƣởng của 3 nhân tố trong mô hình Dupont. Cụ thể:
Trƣớc hết là ảnh hƣởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) đến
ROE. Có thể nhận thấy rằng ROS có xu hƣớng bất ổn định và đạt mức cao nhất năm
2010 là 10,45%. Điều này ảnh hƣởng mạnh đến ROE qua các năm. Trong 2 năm 2011
vào 2012, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng
cao, làm phát, tỷ giá có xu hƣớng tăng, lãi suất vay kinh doanh tăng... khiến cho tốc độ
tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm
mạnh với mức giảm lần lƣợt là 1,53% (năm 2011) và 1,46% (năm 2012) đã khiến cho
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm liên tiếp 2,22% (năm 2011) và 2,20%
(năm 2012). Về mặt lý thuyết thì khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo
theo uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng giảm.
Thứ hai là ảnh hƣởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng phân tích ảnh hƣởng có thể thấy rằng hiệu
suất sử dụng tổng tài sản của Công ty trung bình ở mức 1,11 và đạt mức lớn nhất vào
năm 2010 là 1,14, sau đó có xu hƣớng giảm dần qua các năm do từ năm 2011, công ty
có kế hoạch xây dựng nhà máy số 2 để mở rộng quy mô sản xuất. Điều này khiến cho
tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và vòng quay của tài

48
sản chậm dần, kéo theo ROE giảm. Cụ thể năm 2011, do hiệu suất sử dụng tổng tài sản
giảm 0,03 lần so với năm 2010 đã kéo theo ROE giảm 0,35%. Năm 2012, hiệu suất sử
dụng tổng tài sản tiếp tục giảm 0,04 lần so với năm 2011 kéo theo ROE giảm 0,42%.
Thứ ba là ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính lên chỉ tiêu ROE. Có thể thấy công ty
đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn trong 2 năm 2010 và 2012. Năm 2011, công ty
hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính thể hiện qua chỉ tiêu Tổng TS/VCSH giảm từ 1,41
lần năm 2010 xuống còn 1,31 lần năm 2011. Với tác động giảm của đòn bẩy tài chính,
chỉ tiêu ROE năm 2011 đã giảm 0,99%. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số đòn bẩy tài
chính lại tăng lên mức 1,41 lần đã khiến cho chỉ tiêu ROE tăng 0,8%. Điều này cho
thấy công ty đang theo đuổi chiến lƣợc cấp tiến, chủ yếu sử dụng nợ để hoạt động sản
xuất kinh doanh. Phần lớn các khoản nợ của Công ty là vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động nhƣ nhập nguyên vật liệu.
Tóm lại, qua phân tích Dupont trên đây có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của
việc sử dụng nợ trong Công ty có tác động dƣơng đến hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở
hữu. Với việc sử dụng nợ đã làm ROE năm 2012 tăng 0,8%. Mặt khác, 2 nhân tố còn
lại là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời
của vốn chủ sở hữu khiến cho ROE có xu hƣớng giảm qua các năm. Vì vậy, công ty
cần có biện pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử
dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả năng sinh lời từ những yếu tố đầu vào sẵn có.
2.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.20. Phân tích tỷ trọng chi phí trên doanh thu
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 364.530.9625 350.496.4485 329.157.505 343.862.084
GVHB 183.778.254 175.433.4748171.310.274 180.679.918
Tỷ trọng GVHB trên
50,41% 50,05% 52,05% 52,54%
doanh thu (%)
6.077.641 4.329.907 3.918.933 1.263.299
Chi phí tài chính

Tỷ trọng chi phí tài


1,67% 1,24% 1,19% 0,37%
chính/Doanh thu (%)
Chi phí bán hàng và 22.880.932 31.036.831 28.321.885 35.525.498
quản lý doanh nghiệp
Tỷ trọng chi phí BH &
6,28% 8,86% 8,60% 10,33%
QLDN/Doanh thu (%)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)

49

Thang Long University Library


Bảng 2.21 cho thấy những biến động của tỷ trọng các chi phí trên doanh thu. Chi
phí giá vốn hàng bán qua các năm vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (trung bình trên 50%)
và ít biến động so với doanh thu. Ngoài ra tỷ trọng chi phí tài chính qua 4 năm từ 2009
- 2012 liên tục giảm trong khi tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại có
xu hƣớng tăng. Sự tăng lên của chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp là tất yếu bởi trong giai đoạn 2009 - 2012, tình hình biến động của kinh
tế thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến cho tỷ giá bị biến động không ít,
ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán vì nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ nƣớc
ngoài. Ngoài ra giá các yếu tố đầu vào nhƣ điện, nƣớc, xăng, dầu đƣợc điều chỉnh tăng
nhiều lần cũng khiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên.
Bảng 2.21. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị: %
Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu Công thức tính
2009 2010 2011 2012
1. Tỷ suất sinh lời
12,91 16,11 13,37 11,03
trên tổng chi phí
2. Tỷ suất sinh lời
30,56 38,95 33,71 32,60
của GVHB
3. Tỷ suất sinh lời
283,62 215,80 179,32 122,58
của chi phí BH
4. Tỷ suất sinh lời
210,95 214,37 202,62 138,05
của chi phí QLDN
Tổng chi phí = GVHB + CP tài chính + CP BH & QLDN + CP khác
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010,2011 và 2012)
Qua số liệu tính toán thấy tỷ suất sinh lời của các chi phí từ năm 2010 - 2012 liên
tục giảm sút, đặc biệt là tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu
tƣ 100 đồng chi phí thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Cụ thể: Tỷ suất
sinh lời tăng từ 12,91% (năm 2009) lên 16,11% (năm 2010) do tổng chi phí năm 2010
giảm từ 213.532.846 nghìnđồng xuống còn 210.858.651 nghìn đồng, trong khi lợi
nhuận trƣớc thuế tăng từ 27.572.842 nghìn đồng lên 33.973.714 nghìn đồng so với
năm 2009. Ngƣợc lại, từ năm 2010 - 2012, tổng chi phí hoạt động của công ty có sự
tăng lên trong khi lợi nhuận kế toán trƣớc thuế lại giảm đi khiến cho tỷ suất sinh lời
trên tổng chi phí của công ty giai đoạn này liên tục giảm từ 16,11% (năm 2010) xuống
còn 11,03% (năm 2012). Nghĩa là trong 100 đồng chi phí năm 2012 chỉ thu đƣợc
11,03 đồng lợi nhuận trƣớc thuế, giảm 5,08 đồng so với năm 2010, chứng tỏ công ty

50
chƣa sử dụng hiệu quả các khoản chi phí. Tƣơng lai nên có những chính sách quản lý
chi phí hợp lý để tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí, từ đó gia tăng lợi nhuận trong chi
phí.
Tỷ suất sinh lời trên GVHB cho biết trong kỳ doanh nghiệp đầu tƣ 100 đồng
GVHB thì thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Từ năm 2009 đến năm 2010, tỷ
suất sinh lời trên GVHB tăng 8,39% nhƣng từ năm 2010 - 2012 lại liên tục giảm sút
xuống còn 33,71% (năm 2011) và 32,6% (năm 2012). Nghĩa là trong 100 đồng GVHB
mà doanh nghiệp đầu tƣ vào năm 2012 sẽ thu đƣợc 32,6 đồng lợi nhuận gộp, giảm
6,35 đồng so với năm 2010. Mặc dù mức lợi nhuận trong GVHB giảm nhƣng tỷ suất
này vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty vẫn đang quản lý chi phí GVHB khá tốt.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua 4 năm 2009 - 2012
không tạo đƣợc hiệu quả cao trong kinh doanh mặc dù nguồn vốn chi cho chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng. Cụ thể chi phí bán hàng tăng từ 9.759.468
nghìn đồng (năm 2009) lên 18.817.100 nghìn đồng (năm 2012); chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng từ 13.121.464 nghìn đồng (năm 2009) lên 16.708.397 nghìn đồng (năm
2012). Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên qua 4 năm trong khi lợi
nhuận thuần lại giảm xuống khiến cho tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp giảm sút. Điều này cũng cho thấy khả năng quản lý chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp chƣa tốt, công ty cần phải nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục.
2.2.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.22. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Tƣơng đối
Tuyệt đối
(%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
Doanh thu thuần 239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59
Lợi nhuận trƣớc thuế 24.056.998 27.255.931 (3.198.933) (11,74)
Tổng số lao động 314 297 17 5,72
Năng suất lao động bình
quân ( 1000 762.979 771.228 (8.249.629) (1,07)
VNĐ/ngƣời)
Lợi nhuận bình quân/lao
động ( 1000 76.614 91.770 (15.156.169) (16,52)
VNĐ/ngƣời)
(Nguồn: Phòng tổng hợp và báo cáo tài chính năm 2012)

51

Thang Long University Library


Số liệu tính toán đƣợc tại bảng 2.22 cho thấy số lao động năm 2012 là 314 ngƣời,
tăng 17 ngƣời so với năm 2011 do công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh nên nhu cầu về lao động cho 2 nhà máy sản xuất số 1 Lạch Tray và số 2 Quán
Trữ cũng vì thế mà tăng theo. Tuy nhiên, trái ngƣợc với sự gia tăng của tổng số lao
động, năng suất lao động bình quân đầu ngƣời lại có sự giảm sút. Cụ thể năng suất lao
động bình quân năm 2012 đạt 762.979.008 đồng/ngƣời, nghĩa là một lao động sẽ tạo ra
đƣợc 762.979.008 đồng doanh thu thuần, giảm 8.249.629 đồng so với năm 2011.
Lợi nhuận bình quân trên một lao động năm 2012 đạt 76.614.645 đồng, giảm
15.156.169 đồng so với năm 2011. Nghĩa là bình quân một lao động năm 2012 tạo ra
76.614.645 đồng lợi nhuận trƣớc thuế, cho thấy cơ chế quản lý và đào tạochƣa phát
huy hiệu quả, Công ty cần ra những chính sách quản lý, khuyến khích và tổ chức khóa
học nâng cao tay nghề nghiệp vụ cho ngƣời lao động làm tăng năng suất lao động.
2.3. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia Hà Nội-
Hải Phòng
2.3.1. Thuận lợi và khó khăn
2.3.1.1. Thuận lợi
Bia là thị trƣờng mang tính cạnh tranh cao nhƣng ổn định về mặt tiềm năng tiêu
dùng do đặc điểm đối tƣợng tiêu thụ đa dạng và nhu cầu cần thiết của ngành giải khát.
Bên cạnh đó công ty cổ phần bia Hà Nội Hải Phòng còn có những lợi thế nhất định.
- Công ty đƣợc góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cũng nhƣ kinh nghiệm
quản lý, đào tạo nhân lực, định hƣớng tài chính từ phía tổng công ty HABECO.
- Công ty có đƣợc thị phần riêng tại khu vực thành phố Hải Phòng và các khu
vực lân cận do lợi thế về khoảng cách địa lý và môi trƣờng.
- Sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác qua nhiều năm phát triển.
Công ty có chiến lƣợc phát triển toàn diện, đa dạng với các sản phẩm bia truyền
thống; kinh doanh các dịch vụ liên quan nhƣ nhà hàng, tổ chức sự kiện hội nghị, dịch
vụ vận tải… qua đó mở rộng mạng lƣới sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
2.3.1.2. Khó khăn
- Tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bƣớc qua
giai đoạn khó khăn. Sức tiêu dùng sụt giảm dẫn đến doanh thu tiêu dùng sản phẩm và
dịch vụ của xã hội giảm theo.
- Lãi suất của ngân hàng vẫn còn cao đối với doanh nghiệp sản xuất cần nguồn
vốn dồi dào dẫn đến tình trạng kinh doanh sản xuất của công ty cũng bị ảnh hƣởng .
- Xu thế hội nhập của nền kinh tế là con dao hai lƣỡi đối với các doanh nghiệp
nội địa: phải đối mặt với sự lấn sân ồ ạt của các công ty giải khát nƣớc ngoài nhƣ công
ty bia Đông Nam Á. Các công ty nƣớc ngoài có lợi thế rất lớn, sở dĩ Công ty nội địa bị
mất thị phần về tay các Công ty liên doanh là do vốn ít, trình độ quản lý kém, dây
52
chuyền sản xuất lạc hậu, công suất nhỏ nên không thể đƣa ra thị trƣờng sản phẩm chất
lƣợng cao với các chƣơng trình quảng cáo rầm rộ và phân phối trên các kênh chọn lọc.
- Công ty có thị trƣờng chủ yếu tại miền Bắc nên điều kiện tự nhiên thời tiết khí
hậu ảnh hƣởng rất nhiều tới sản lƣợng bán ra. Tính thời vụ thể hiện rõ nhất vào cuối
năm, sản lƣợng tiêu thụ bia sẽ giảm so với mùa hè và mùa xuân, đặc biệt là bia hơi.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên chịu rủi ro trong vận chuyển, tốn
chi phí bảo hiểm, vận tải… và ảnh hƣởng từ biến động giá cả của thị trƣờng thế giới.
- Số vốn góp của tổng công ty HABECO chiếm đến 65% nên chịu sự ảnh hƣởng
lớn về công nghệ, phƣơng thức sản xuất, trình độ quản lý, quyền kiểm soát nội bộ…
- Để chiếm đƣợc thị phần cần có hệ thống phân phối rộng khắp với đội ngũ nhân
viên marketing kinh nghiệm sáng tạo để tạo hình ảnh của công ty tới ngƣời tiêu dùng.
- Để giành thị phần,cần quan tâm tới địa điểm và kế hoạch xây dựng nhà máy bia
tại các tỉnh, thành phố và chịu sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp địa phƣơng.
2.3.2. Những kết quả đạt được
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 công ty đã hoàn thành một số chỉ tiêu xây
dựng và hoàn thành quyết toán
- Cải tạo, mở rộng nhà máy bia số 2 (hệ thống xử lý nhiên liệu, nhà nấu, silo -
phần thiết bị) .
- Quyền sử dụng đất tại khu đô thị Cựu Viên
- Cải tạo, mở rộng nhà máy bia số 2
- Hệ thống thiết bị lạnh
- Dự án di dời nhà máy bia số 1 (móng silo và nhà)
- Dự án di dời nhà máy bia số 1 (tìm hiểu tác động môi trƣờng)
- Trạm biến áp điện
- Máy phát điện
- Cải tạo, mở rộng nhà máy bia số 2 (hệ thống xử lý nƣớc thải)
Tổng số tiền đầu tƣ xây dựng đƣợc quyết toán là 85.494.618.115 đồng .
Việc cải tạo nhà máy số 2 khiến cho việc sản xuất gặp đƣợc nhiều thuận lợi,
tƣơng lai tạo ra quy trình sản phầm an toàn và hiệu quả vững chắc cho công ty.
Công ty luôn quan tâm đến đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Năm 2012, tổng sản lƣợng bia sản xuất và tiêu thụ đạt 48,980 triệu lít (kế hoạch
là 44,350 triệu lít), nộp cho ngân sách 129,84 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 7,2 triệu
đồng/ngƣời/tháng, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông theo Nghị quyết Đại hội cổ đông
đã thông qua. Công ty đảm bảo sản xuất đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ, với
chất lƣợng ổn định và ngày càng nâng cao. Công tác quản lý chất lƣợng đƣợc tăng
cƣờng giám sát từ vật tƣ nguyên liệu đầu vào đến quá trình thực hiện công nghệ.

53

Thang Long University Library


- Ảnh hƣởng do suy thoái kinh tế nhƣng Công ty vẫn giữ vững thị trƣờng tại Hải
Phòng, đồng thời phát triển mở rộng mạng lƣới khách hàng các huyện ngoại thành và
vùng thị trƣờng các tỉnh lân cận. Sản lƣợng bia hơi tiêu thụ cao hơn so với năm 2011.
Công ty đã tích cực tuyên truyền, quảng bá các loại sản phẩm Bia Hải Phòng bằng
nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là quảng cáo trực tiếp và tham gia hội chợ, khuyến
mại, tặng quà để ngƣời tiêu dùng nhận biết sản phẩm, thƣơng hiệu Bia Hải Phòng.
2.3.3. Vấn đề còn tồn tại
2.3.3.1. Vấn đề về tài chính
- Có hiện tƣợng mất cân đối cơ cấu tài trợ vốn, vốn lƣu động ròng có xu hƣớng
giảm qua ba năm và bị âm năm 2012.Công ty có thể mất khả năng thanh toán, thậm
chí rơi vào tình trạng phá sản nếu vốn lƣu động ròng tiếp tục âm, do vậy việc tìm giải
pháp để vốn lƣu động ròng trở lại mức >0 là cần thiết và cấp bách nhất. Thậm chí việc
cân đối lại nguồn vốn cần đƣợc ƣu tiên trƣớc cả nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Từ năm 2010-2012 công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ, hiện nay tài sản dài hạn
chiếm 83,8% tổng tài sản, đây là con số khá cao. Hoạt động này khiến công ty mất cân
đối về vốn và vốn lƣu động ròng bị âm năm 2012.Tài sản dài hạn có chi phí xây dựng
cơ bản dở dang chiếm gần một nửa, gây khó khăn và cho thấy việc đầu tƣ chƣa mang
lại hiệu quả. Các tài sản nhƣ nhà xƣởng, máy móc vẫn trong quá trình hoàn thiện chƣa
đi vào hoạt động để đem lại lợi nhuận. Bên cạnh đó còn đầu tƣ vào các công ty và dự
án bên ngoài đến 22 tỷ làm ảnh hƣởng đến cơ cấu tài sản. Qua những điều trên, rõ ràng
chính sách đầu tƣ của công ty là thiếu thận trọng và không đƣợc nghiên cứu rõ ràng.
- Ngoài ra tỷ trọng hàng tồn kho năm 2012 vẫn ở mức cao (chiếm 53,42% cơ cấu
tài sản ngắn hạn), công ty cần lên kế hoạch sản xuất và có những chính sách quản lý
phù hợp để tránh ứ đọng vốn, gây lãng phí và tăng chi phí cho việc bảo quản hàng hóa.
- Quản lý khoản phải thu cũng là một khía cạnh công ty cần quan tâm nếu muốn
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các khoản phải thu không nhiều tuy nhiên có
xu hƣớng tăng trong năm 2012, công ty cần có chiến lƣợc quản lý và chính sách đối
với các khoản phải thu, việc có chính sách và chiến lƣợc hợp lý đối với khách hàng có
thể là nhân tố giúp gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp của công ty
đang sụt giảm, thể hiện ở năm 2009 - 2012, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời trên
doanh thu (ROS), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty đều giảm. Trong tƣơng lai cần có giải pháp khắc
phục kịp thời tình trạng này bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động
kinh doanh của công ty. Không những thế, đây còn là chỉ tiêu quan trọng với các nhà
đầu tƣ vì nó cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả hay không, khả năng huy động
vốn thế nào, từ đó đƣa ra các quyết định có nên đầu tƣ hay không.
54
- Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh không có xu hƣớng tăng qua các
năm, đây là kết quả của chính sách đầu tƣ gặp trục trặc và nguyên nhân thứ hai là do
tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Các khoản giảm
trừ doanh thu rất lớn cộng với việc chi phí bán hàng và chi phí quản lý có xu hƣớng
tăng về tỷ trọng làm cho tình hình kết quả sản xuất kinh doanh đi theo hƣớng tiêu cực.
2.3.3.2. Về thị trường
- Thị phần về bia của công ty bị lấn át bởi các đổi thủ cạnh tranh lớn nhƣ
SABECO, Tân Hiệp Phát… Thị phần nhỏ làm hạn chế doanh thu và khả năng phát
triển trong tƣơng lai của công ty.Nếu nhƣ không có giải pháp ở rộng thị phần, cạnh
tranh với các đối thủ hiện tại thì trong tƣơng lai khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài bƣớc
chân vào thị trƣờng bia tiềm năng nhƣ Việt Nam thì công ty còn có thể gặp nhiều khó
khăn hơn nữa.
- Mạng lƣới phân phối của công ty vẫn còn nhỏ hẹp, độ phủ sóng về thƣơng hiệu
và sự có mặt của bia Hải Phòng còn quá ít khiến cho ngƣời tiêu dùng không có cơ hội
tiếp cận bia. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh thu hoạt động sản
xuất kinh doanh qua những năm gần đây không có chuyển biến tích cực.
- Các chiến lƣợc quảng cáo và tiếp thị còn quá ít, trong khi đối với các mặt hàng
tiêu dùng thì quảng cáo là phƣơng thức quan trọng góp phần kinh nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh thì công ty chƣa tận dụng đƣợc điều này.

55

Thang Long University Library


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA HÀ NỘI – HẢI PHÕNG
3.1. Triển vọng phát triển
3.1.1. Phân tích ngành công nghiệp Bia Việt Nam
Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam đƣợc các tổ chức nghiên cứu Đồ uống
thế giới đánh giá cao bởi mức độ tăng trƣởng tiêu thụ ấn tƣợng. Việt Nam vừa là thị
trƣờng tiềm năng từ nguồn cầu (tiêu thụ 2,6 tỷ lít bia năm 2011, tăng trƣởng 15%/năm)
vừa thách thức cạnh tranh từ nguồn cung (350 cơ sở sản xuất bia phục vụ hơn 88 triệu
dân số, bia sản xuất trong nƣớc chủ yếu để tiêu dùng nội địa). Sản phẩm bia đƣợc chia
làm 3 phân khúc: Bia hơi bình dân, Bia tiệt trùng đóng chai, đóng lon và Bia cao cấp
thƣợng hạng. Trong đó phân khúc trung và cao cấp cạnh tranh sôi nổi nhất.
Bảng 3.1. Tổng quan thị trƣờng Bia Việt Nam
Năng lực sản xuất
Thế giới 192,71 tỷ lít
Việt Nam 2,63 tỷ lít
Sản lượng tiêu thụ 2,6 tỷ lít
Tiêu thụ bình quân 28 lít/ngƣời
Tốc độ tăng trưởng từ 2006 - 2011 11 - 15%
Quy mô thị trường 4,6 tỷ USD
(Nguồn: Theo Euromonitor dự báo năm 2012)
Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ
uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lƣợng. Là ngành sản xuất
công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu năm 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng.
Theo Euromonitor, quy mô ngành bia Việt Nam năm 2012 ƣớc đạt 4,6 tỷ USD
(chiếm 3,7% GDP), tốc độ bình quân tăng trƣởng là 11 - 15%. Thu nhập bình quân
đầu ngƣời tăng (gấp 10 lần từ 1994 đến 2012, đạt gần 1600 USD) và dân số ở độ tuổi
uống bia (20 - 40 tuổi) đƣợc dự báo tăng 5%/năm, tƣơng đƣơng mức tiêu thụ sẽ tăng
thêm 1,7 triệu ngƣời đến năm 2015. Đây là những nhân tố giúp ngành giữ đƣợc mức
tăng trƣởng khá.
Thị trƣờng bia Việt Nam hiện nay vừa tiềm năng về nguồn cầu nhƣng cũng đầy
thách thức cạnh tranh từ nguồn cung. Về phía cầu, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông
Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vƣợt xa 2 nƣớc đứng
ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippin. Việt Nam cũng lọt vào top 25 quốc gia tiêu
thụ bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trƣởng 11 -
15%, thị trƣờng bia Việt Nam đƣợc dự báo còn tiềm năng tăng trƣởng rất cao, sẽ xếp
thứ ba tại châu Á về sản lƣợng tiêu thụ, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc. Sức tiêu thụ
56
khổng lồ này cũng khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng bia Việt Nam tăng với
sự ra đời của hàng loạt nhãn hiệu mới. Từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thƣơng hiệu
thất bại nhƣng các hãng bia nƣớc ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trƣờng. Về phía
cung, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất bia, với tổng sản lƣợng bia năm
2011 là 2,63 tỷ lít và năm 2010 là 2,59 tỷ lít và là quốc gia có có mức tăng trƣởng cao
về sản lƣợng trong mƣời năm qua (240,4,%). Với 350 cơ sở sản xuất bia tập trung
quanh các thành phố lớn và vẫn tiếp tục gia tăng về số lƣợng, bia Việt Nam sản xuất
đang đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa. Ba doanh nghiệp lớn nhất trong thị trƣờng bia Việt
Nam: đứng đầu về thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco
(17,3%). Tuy nắm tới 83% thị phần trong nƣớc nhƣng các doanh nghiệp cạnh tranh
khá lành mạnh. Do bia không phải là hàng hóa thiết yếu các doanh nghiệp vẫn chƣa
thấy xuất hiện biểu hiện độc quyền nhóm với các hành vi thao túng thị trƣờng, lũng
đoạn giá cả, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay có các thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh.
(Theo Báo cáo phân tích ngành bia Việt Nam - CIMB Vinashin)
3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành Bia của Việt Nam
Ngày 21/5/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Việt Nam đến năm 2015.
Quan điểm phát triển:
Phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia, rƣợu, nƣớc giải khát theo hƣớng bền
vững, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm cho ngƣời dùng và bảo vệ môi trƣờng.
Áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất bia, rƣợu, nƣớc giải khát để
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lƣợng, nâng cao
năng lực cạnh tranh tập trung xây dựng một số thƣơng hiệu quốc gia với sản phẩm bia,
rƣợu, nƣớc giải khát để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, dƣới mọi hình thức để đẩy
mạnh sản xuất bia, rƣợu, nƣớc giải khát đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của xã hội.
Mục tiêu phát triển:
Xây dựng Ngành Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Việt Nam thành một ngành quan
trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu,
đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nƣớc; sản phẩm có chất lƣợng cao, uy
tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có thƣơng
hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn 2006-2010
đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm.
Đến năm 2010 sản lƣợng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rƣợu công nghiệp,
2,0 tỷ lít nƣớc giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD.
57

Thang Long University Library


Đến năm 2015, sản lƣợng sản xuất đạt 4,0 tỷ lít bia, 188 triệu lít rƣợu công
nghiệp, 4,0 tỷ lít nƣớc giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD.
Đến năm 2025, sản lƣợng sản xuất đạt 6,0 tỷ lít bia, 440 triệu lít rƣợu công
nghiệp, 11 tỷ lít nƣớc giải khác.
3.1.3. Định hướng phát triển đối với ngành bia:
Tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy
hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thƣơng hiệu để nâng cao hiệu quả sản
xuất của từng doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả toàn ngành.
Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên. Mở
rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu
trong nƣớc và xuất khẩu.
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản
phẩm bia nội địa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy hoạch sản xuất bia:
Giai đoạn 2008 - 2010: đến 2010 sản lƣợng bia đạt 2,5 tỷ lít.
Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lƣợng bia đạt 4,0 tỷ lít.
Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lƣợng bia đạt 6,0 tỷ lít.
Nhu cầu vốn đầu tƣ:
Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ toàn ngành giai đoạn 2008 - 2010 là 12.565 tỷ đồng,
trong đó sản xuất bia là 10.373 tỷ dồng.
Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ toàn ngành giai doạn 2011 - 2015 là 22.747 tỷ đồng,
trong đó sản xuất bia là 18.042 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu vốn đầu tƣ toàn ngành giai đoạn 2016 - 2025 là 39.015 tỳ đồng,
trong đó sản xuất bia là 24.056 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Quy hoạch sản xuất bia theo vùng
Đơn vị: Triệu lít
Năng lực sản xuất theo vùng
Tên vùng
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2025
Vùng đồng bằng sông Hồng 927 1326 1961
Vùng Trung du miền núi phía Bắc 79 191 320
Vùng Duyên hải miền Trung 600 1098 1450
Vùng Tây Nguyên 37 80 110
Vùng Đông Nam Bộ 637 992 1712
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 220 313 447
Cả nƣớc 2500 4000 6000
(Nguồn: Quyết định số 2435/QĐ-BCT)

58
Bảng 3.3. Nhu cầu vốn đầu tƣ sản xuất bia đến năm 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Năm Năm
2008-2010 2011-2015 2016-2025
Vùng đồng bằng sông Hồng 3.659 4.402
Vùng Trung du miền núi phía Bắc 86 1.740
Vùng Duyên hải miền Trung 2.620 5.575
Vùng Tây Nguyên 225 725
Vùng Đông Nam Bộ 1.835 4.480
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1.948 1.120
Tổng toàn ngành 10.373 18.042 24.056
(Nguồn: Quyết định số 2435/QĐ-BCT)
Theo báo cáo của Euromonitor International, nhu cầu tiêu thụ bia, rƣợu, nƣớc
giải khát ở các nƣớc khu vực châu Á đang và tiếp tục phát triển. Do vậy châu Á cũng
là thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam mặc dù
hiện tại bia mới chỉ đƣợc sản xuất và tiêu dùng nội địa. Cũng theo Euromonitor, thị
trƣờng bia Việt Nam đã tăng 13% trong năm 2011. Tổ chức này cũng dự báo thị
trƣờng sẽ còn tăng trƣởng với tốc độ bình quân khoảng 7,3% cho 5 năm tiếp theo. Việt
Nam sẽ đứng thứ 3 châu Á về sản lƣợng tiêu thụ chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo báo cáo của Bộ Công thƣơng, thị trƣờng bia Việt Nam tăng trƣởng bình
quân 12% trong giai đoạn 2006 - 2010. Bộ cũng dự báo tỷ lệ tăng là 13% trong giai
đoạn 2011 - 2015 và 8% trong giai đoạn 2016 - 2025. Cũng theo dự báo của Bộ và cơ
quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2 - 4,4 tỷ lít
bia, bình quân 45 - 47 lít/ngƣời/năm. Mƣời năm sau đó, mỗi ngƣời Việt Nam sẽ uống
bình quân 60 - 70 lít bia/năm.
3.1.4. Một vài xu hướng của ngành Bia Việt Nam:
Sức tiêu thụ bia còn tăng mạnh theo những phân tích đã nêu về tiềm năng của thị
trƣờng Bia Việt Nam.
Chi phí quảng bá sản phẩm ngành tăng: bia ngoại vẫn tiếp tục đổ bộ, cạnh tranh
gay gắt, khi đó chiến lƣợc quảng bá là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp
không chỉ ở những sản phẩm đã tồn tại mà cả các sản phẩm mới có mặt trên thị trƣờng.
Cấu trúc phân khúc thị trƣờng sản phẩm thay đổi: các sản phẩm bia hơi, bia giá
rẻ đang bị thu hẹp; bia hạng trung và cao cấp ngày càng tăng trƣởng mạnh và tiếp tục
đƣợc mở rộng. Nguyên nhân thứ nhất là do Việt Nam gia nhập WTO áp dụng 1 loại
thuế sẽ làm tăng thuế suất bia hơi lên 50%; thứ hai là do thu nhập của ngƣời dân ngày

59

Thang Long University Library


càng tăng và thứ ba là bia đang trở thành mặt hàng thể hiện đẳng cấp. Sự thay đổi cấu
trúc thị trƣờng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị quy mô thị trƣờng của ngành bia.
Xu hƣớng nhân khẩu học có thể ảnh hƣởng đến văn hóa uống bia: Ngƣời tiêu
dùng có khả năng sẽ giảm mức tiêu thụ bia do chế độ ăn uống và vấn đề sức khỏe.
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công
ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.
3.2.1. Giải pháp về tài chính
Tình hình tài chính doanh nghiệp là thông tin quan trọng cho các nhà đầu tƣ,
phân tích, khách hàng nhìn vào đó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi
công ty đều có hình thức hoạt động và đặc điểm tài chính riêng, tuy nhiên việc duy trì
cơ cấu tài sản nguồn vốn cân đối, giữ khả năng thanh toán an toàn và nâng cao khả
năng sinh lời trên tài sản luôn là mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp hƣớng tới.
Ngoài các mục tiêu tài chính nói trên doanh nghiệp còn cần quan tâm đến các
khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, v.v Khả năng tài chính cân đối và hợp lý
giúp doanh nghiệp có sự phát triển đồng đều và lâu dài, thu hút nguồn vốn từ các nhà
đầu tƣ, dành đƣợc lòng tin từ khách hàng, các bạn hàng doanh nghiệp và giữ vững vị
thế trên thị trƣờng trong nƣớc và có cơ hội vƣơn ra các thị trƣờng quốc tế lớn hơn.
3.2.1.1. Tái cơ cấu tài sản - nguồn vốn
Qua phân tích về cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn có thể thấy quy mô của Công ty
qua hai năm 2011 và 2012 tăng trƣởng ổn định. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tổng tài sản và tăng lên qua các năm cho thấy Công ty luôn hƣớng tới sự
phát triển bền vững và lâu dài, phù hợp với loại hình hoạt động là Công ty sản xuất.
Tuy nhiên chỉ tiêu tài sản ngắn hạn giảm và tài sản dài hạn tăng lên qua hai năm 2011 -
2012 cho thấy xu hƣớng dùng nguồn ngắn hạn đầu tƣ cho dài hạn, dẫn đến dễ mất khả
năng thanh toán. Bên cạnh đó, vốn lƣu động ròng năm 2012 bị âm (Tổng nợ ngắn hạn
> Tổng tài sản ngắn hạn), nghĩa là công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho
các chủ nợ trong ngắn hạn. Trƣờng hợp xấu nhất là có thể bị mất khả năng thanh toán
và rơi vào tình trạng phá sản. Giải pháp cho vấn đề này là các nhà quản trị cần thay đổi
lại lại cơ cấu tài trợ tài sản - nguồn vốn và giải quyết tình trạng vốn lƣu động ròng âm.
- Để làm thay đổi cơ cấu tài sản - nguồn vốn doanh nghiệp cần xem xét lại các
khoản mục nợ ngắn hạn, dài hạn trong nguồn vốn, các khoản mục trong tài sản ngắn
hạn. Trong giai đoạn qua công ty tập trung mua nguyên vật liệu và đầu tƣ tài sản dài
hạn bằng việc nâng cấp cơ sở và cải tạo nhà máy bia số 2 nên bán tài sản là một giải
pháp không khả thi, thay vào đó nên xem xét tăng vốn chủ sở hữu để cân bằng nguồn
vốn. Công ty có thể kêu gọi thêm nguồn vốn từ các cổ đông mà lớn nhất là công ty cổ
phần nƣớc giải khát bia rƣợu Hà Nội hoặc tăng phần lợi nhuận để lại chƣa phân phối.

60
- Cân nhắc đàm phán với ngân hàng kéo dài thời hạn của các khoản vay cụ thể là
khoản vay Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hải Phòng, thời hạn vay 12 tháng.
- Khoản mục đầu tƣ tài chính của công ty 22 tỷ có thể thu hồi để tài trợ lại cho
nguồn tài sản ngắn hạn nhằm cân đối với khoản mục nợ ngắn hạn.
3.2.1.2. Nghiên cứu và phân tích tài chính các dự án trước khi đầu tư
Công ty mất cân đối tài sản dẫn đến vốn lƣu động ròng âm là do trong giai đoạn
vừa qua tình hình đầu tƣ gặp trục trặc,thiếu hợp lý và an toàn. Nếu tình trạng này tiếp
diễn trong vòng 1 đến 2 năm tới công ty sẽ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
- Giải pháp đƣợc đề xuất là thay đổi lại mức độ quan tâm đối với chính sách đầu
tƣ của công ty, tránh đầu tƣ bằng mọi giá. Trƣớc mỗi quyết định đầu tƣ dài hạn hay
ngắn hạn công ty cần có những cái nhìn toàn diện về dự án, phân tích tổng hợp các sự
thay đổi về chỉ tiêu tài chính khi dự án đƣợc thực hiện nhằm đánh giá mức độ an toàn
khi đầu tƣ. Trong thời gian vừa qua việc đầu tƣ nâng cấp cải tạo nhà nhà xƣởng và các
chi nhánh vẫn chƣa đi vào hoạt động để mang lại nguồn lợi nhuận trong khi số tiền
phải bỏ ra quá nhiều, trong tƣơng lai công ty cần tập trung vào xu hƣớng đầu tƣ vào từ
các nguồn vay dài hạn, tập trung đầu tƣ cho tài sản ngắn hạn để cân bằng lại.
3.2.1.3. Nâng cao năng lực quản lý hàng tồn kho
Kết quả năm 2012 cho thấy lƣợng hàng tồn kho có tỷ trọng không nhiều tuy
nhiên trong giai đoạn sắp tới việc quản lý tốt khoản mục tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm đƣợc chi phí trong sản xuất, để làm đƣợc điều trên công ty có thể :
- Bảo quản tốt hàng trong kho. Hàng tháng, kế toán cần đối chiếu sổ sách phát
hiện để xử lý, tìm giải pháp giải quyết số hàng tồn đọng nhanh chóng thu hồi vốn.
- Thƣờng xuyên theo dõi biến động của thị trƣờng, dự đoán và quyết định điều
chỉnh kịp thời việc lƣu giữ hàng hóa trong kho để đảm bảo nguồn vốn của công ty.
- Để tăng lƣợng hàng đƣợc tiêu thụ, thúc đẩy tốc độ luân chuyển của hàng tồn
kho, gia tăng vốn lƣu động, làm giảm lƣợng vốn ứ đọng, công ty nên đƣa ra các
chƣơng trình khuyến mãi để kích thích ngƣời tiêu dùng.
3.2.1.4. Thiết lập chính sách phải thu hợp lý và hiệu quả
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa
dịch vụ. Các công ty đều phát sinh khoản phải thu từ mức không đáng kể đến không
thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu là đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất cơ hội bán hàng, mất lợi nhuận, bán chịu
quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, phát sinh các khoản nợ khó đòi, rủi ro
không thu hồi đƣợc cũng tăng. Vì vậycông ty cần có chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu phát sinh phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tình hình kinh tế, giá cả
sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong đó,
chính sách bán chịu ảnh hƣởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của nhà
61

Thang Long University Library


quản trị tài chính. Có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu cho
phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể
kích thích nhu cầu dẫn tới tăng doanh thu và lợi nhuận, nhƣng bán chịu sẽ làm phát
sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm nên công ty cần xem xét cẩn
thận sự đánh đổi này. Liên quan đến chính sách bán chịu,phải xem xét các vấn đề nhƣ
tiêu chuẩn, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, và chính sách và quy trình thu nợ.
3.2.1.5 Giải pháp nâng cao doanh thu và tiết kiệm chi phí.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm không có nhiều biến
đổi là tín hiệu xấu đối với công ty sản xuất trong thị trƣờng có nhu cầu tiêu thụ liên tục
tăng nhƣ bia, chƣa kể đến ảnh hƣởng của yếu tố lạm phát. Qua đó thấy đƣợc hiệu quả
kinh doanh có xu hƣớng sụt giảm, để cải thiện tình hình, công ty cần phân tích và
nghiên cứu kỹ lại thị trƣờng, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh nhằm đƣa ra chiến
lƣợc kinh doanh đúng đắn cho giai đoạn tiếp theo.
- Xem xét lại hệ thống phân phối và quản lý thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đây có
thể là một hạn chế của việc đƣa sản phẩm đến tay khách hàng. Tăng cƣờng các điểm
phân phối, đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. Hệ thống phân
phối cần có sơ đồ hợp lý để đảm bảo tính cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành .
- Nghiên cứu lại thị hiếu khách hàng và tìm ra các vấn đề trong chất lƣợng nhƣ
mùi vị, bao bì, nhận diện thƣơng hiệu… đƣa ra các biện pháp thay đổi hợp lý để nâng
cao nhận thức cho ngƣời tiêu dùng, tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm từ phía thị trƣờng.
- Quảng cáo giúp doanh nghiệp đƣa thông tin nhanh chóng cho thị trƣờng về đặc
tính, tính năng của sản phẩm, hỗ trợ bán hàng, giảm chi phí phân phối do khách hàng
tự tìm đến, trang bị cho khách hàng những kiến thức tốt nhất để lựa chọn sản phẩm
cho phù hợp với nhu cầu. Để quảng cáo, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
Tăng cƣờng quảng cáo sản phẩm của công ty trên các kênh sóng của đài truyền
hình Việt Nam cũng nhƣ các đài truyền hình địa phƣơng.
Tăng cƣờng quảng cáo tại các hội chợ, theo thống kê ngƣời tiêu dùng biết đến
sản phẩm thông qua các hội chợ hơn là những hình thức quảng cáo phụ khác.
- Xem xét điều chỉnh tỷ trọng của các chi phí liên quan đến bán hàng, sản xuất,
quản lý. Giảm đến mức tối đa có thể cải thiện đƣợc tình hình doanh thu của công ty.
3.2.2 Các giải pháp về marketing
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Sản phẩm của công ty là các đồ uống có cồn gồm chủ yếu là bia lon, bia chai và
bia hơi. Đây là các sản phẩm không kén ngƣời tiêu dùng về mặt nhận thức nhƣng lại
có sự phân hóa rõ ràng dựa trên khẩu vị, quan niệm và sở thích của ngƣời tiêu dùng.
Các yếu tố liên quan trực tiếp tới sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng bao gồm: mùi
vị của bia, bao bì và nhan hiệu, giá cả .
62
Về mùi vị của bia Hà Nội – Hải Phòng, cần tập trung làm hài lòng khách hàng
với sự cân bằng về độ mát, chát, đắng... nhƣng cũng cần có sự khác biệt với đối thủ
canh tranh. Để cải thiện hƣơng vị cần nghiên cứu chuyên sâu và lâu dài về thị hiếu
khách hàng, chuẩn bị về thay đổi trong công nghệ sản xuất và quy trình chế biến.
Yếu tố thứ hai là nhãn hiệu và bao bì. Một sản phẩm có đƣợc biết đến hay không
ảnh hƣởng nhiều từ vẻ ngoài của nó. Bao bì, logo, kiểu dáng chai là đặc điểm đầu tiên
giúp ngƣời tiêu dùng nhận thức và quyết định chọn. Thiết kế lại kiểu dáng cũng là một
cách giúp làm mới hình ảnh sản phẩm trong nhận thức của khách hàng.
Giá cả của sản phẩm cần có chiến lƣợc cụ thể. Chiến lƣợc giá dựa trên yêu tố địa
lý nhƣ giá cung cấp cho thị trƣờng thành phố có thể khác với giá cho nông thôn. Chiến
lƣợc giá là yếu tố quan trọng tuy nhiên trong khi đời sống và mức thu nhập của ngƣời
dân ngày càng cao thì giá cả không còn là trở ngại lớn nữa.
3.2.2.2 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá
Hiện nay với tốc độ phát triển chóng mặt của truyền thông đa phƣơng tiện thì
việc đƣa sản phẩm đến tay công chúng rất cần có sự giúp đỡ của hoạt động quảng bá.
- Chiến lƣợc quảng cáo trực tiếp trên sóng truyền hình và bên ngoài là cách
quảng bá sản phẩm truyền thống nhƣng chƣa bao giờ mất đi hiệu quả. Tuy nhiên cần
lƣu ý tới chi phí vì chi phí cho quảng cáo trên truyền hình là rất lớn
- Áp dụng các xu hƣớng marketing hiện đại nhƣ mạng xã hội, tối ƣu hóa công cụ
tìm kiếm về các từ khóa là một giải pháp quảng bá hiện đại, hiệu quả và ít chi phí trực
tiếp, bên cạnh đó cần có chi phí về nhân lực trong các mảng hoạt động mới này.
- Các hội nghị khách hàng và hội khi quảng bá sản phẩm, hội chợ là phƣơng thức
để tìm kiếm nguồn khách hàng mới và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng cũ.
Công ty nên có kế hoạch tổ chức sụ kiện với mức độ dày đăch hơn cho từng năm .
3.3 Các giải pháp khác
Nhân tố lao động là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ngƣời
lao động trực tiếp tham gia vào việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngƣời trực
tiếp thực hiện những mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra.
Lực lƣợng lao động ảnh hƣởng tới năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, dịch
vụ và tiến độ hoang thành công việc. Ngày nay công nghệ hiện đại phát triển mạnh
mẽ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng rõ
rệt nhƣng vẫn không thể phủ nhận vai trò của ngƣời lao động. Máy móc là do con
ngƣời tạo ra, công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tay nghề
của cán bộ công nhân viên thì mới phát huy hiệu quả đƣợc. Chính vì vậy việc nâng cao
trình độ hiểu biết của nguồn nhân lực là một việc làm rất quan trọng.

63

Thang Long University Library


Qua tìm hiểu nghiên cứu về cơ cấu lao động cũng nhƣ cách quản lý và sử dụng
lao động cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hƣởng một phần
bởi hạn chết trong chất lƣợng nguồn nhân lực và chất lƣợng quản lý nhân lực.
3.3.1 Quản lý tổ chức
Quản lý tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn
lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục đích của tổ chức với hiệu lực và hiệu
quả cao trong môi trƣờng luôn biến động. Quản lý giúp các tổ chức và các thành viên
của nó thấy rõ mục tiêu và hƣớng đi của mình. Chính vì vậy các nhà quản lý phải làm
tốt các chức năng sau:
Lập kế hoạch: các nhà quản lý phải xác định đƣợc các mục tiêu và phƣơng thức
để đạt đƣợc các mục tiêu đó. Mục tiêu của công ty là lợi nhuận, thị trƣờng tiêu thụ, sản
phẩm chất lƣợng cao…Từ đó sẽ đƣa ra bản kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển
và các nguồn lực của công ty.
Tổ chức: từ các kế hoạch trên, các nhà quản lý sẽ phân bổ, sắp xếp các nguồn lực
của công ty để thực hiện các kế hoạch. Trong quá trình này, yêu cầu đối với các nhà
quản lý là phải phân công rõ ràng, chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của từng
ngƣời trong công ty, từ đó tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để hoàn
thành các kế hoạch đã đặt ra.
Lãnh đạo: các nhà quản lý phải đƣa ra chủ trƣơng, đƣờng lối, nguyên tắc hoạt
động để đạt đƣợc các mục tiêu trên. Để thực hiện tốt kỹ năng lãnh đạo của mình đòi
hỏi các nhà quản lý phải có các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng lãnh đạo trực tiếp: đó là kỹ năng làm việc với con ngƣờitrong nội bộ
công ty và các cá nhân, tổ chức bên ngoài.
+ Kỹ năng ủy quyền: là kỹ năng ngƣời lãnh đạo cho phép cán bộ cấp dƣới có
quyền chịu trách nhiệm và ra các quyết định về những vấn đề thuộc quyền hợp pháp
nhƣng ngƣời lãnh đạo vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng.
+ Kỹ năng xây dựng hệ thống: các nhà quản lý phải hình thành các quy chế tổ
chức của công ty và môi trƣờng văn hóa hợp lý trong công ty để huy động sự tận tâm
và nhiệt tình của mỗi ngƣời trong công ty.
Kiểm tra: các nhà quản lý phải xem xét các hoạt động của công ty nhằm mục
đích làm cho các hoạt động đó đạt kết quả tốt hơn, đồng thời phát hiện ra đƣợc những
sai sót trong quá trình thực hiện để có thể kịp thời sửa chữa.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy vai trò to lớn của các nhà quản lý trong
mỗi tổ chức. Chính vì vậy, công ty nên có những chính sách tuyển dụng nhân tài vào
các vị trí quản lý trong công ty nhƣ: giám đốc, phó giám đốc, các trƣởng phòng… để
góp phần quản lý công ty tốt hơn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

64
3.3.2 Nâng cao năng suất lao động
Con ngƣời luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của
bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con ngƣời tác động đến việc nâng cao chất
lƣợng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm... Vì vậy công ty nên có kế
hoạch đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Căn cứ vào yêu cầu từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo, tập trung
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng
quy trình máy móc, thiết bị mới đầu tƣ. Nhu cầu đào tạo của công ty bắt nguồn từ đòi
hỏi về năng lực và trình độ cần đáp ứng để thực hiện nhiệm vụ và tƣơng lai. Do đó,
việc xác định nhu cầu đào tạo phải do trực tiếp các phòng ban chức năng tiến hành
dƣới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty qua khảo sát về trình độ hiểu biết năng lực
và khả năng đáp ứng của cán bộ công nhân viên dƣới hình thức phỏng vấn trực tiếp và
các phiếu điều tra cho phép các phòng ban chức năng xác định nhu cầu giáo dục, đào
tạo. Phòng tổ chức tổng hợp các nhu cầu đó đồng thời dựa trên các yêu cầu thực hiện
mục tiêu chiến lƣợc để xây dựng kế hoạch đào tạo. Quá trình giáo dục đào tạo và phát
triển nhân viên cần đạt đƣợc những yêu cầu sau:
Đào tạo cán bộ chủ chốt của công ty bằng chƣơng trình ngắn hạn và dài hạn do
các trƣờng đại học tổ chức. Cử cán bộ tham gia vào cuộc hội thảo trong và ngoài nƣớc
để học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài.
Mời các chuyên gia nƣớc ngoài nói chuyện chuyên đề, giảng dạy về thiết kế mẫu
và các sản phẩm trên thị trƣờng thế giới.
Tổ chức học tập trong nội bộ: về nội quy lao động, tổ chức thi tay nghề cho cán
bộ công nhân viên.
Tổ chức thi tuyển các vị trí cán bộ quản lý, công nhân sản xuất theo đúng quy
trình và yêu cầu của công việc.
Nếu đề ra đƣợc chiến lƣợc đúng đắn về con ngƣời, công ty sẽ tận dụng đƣợc sức
lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc biến các mục tiêu về phát
triển, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
thành hiện thực.
3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc
Để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, nhanh
nhạy trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có sự
phối hợp chặt chẽ để ban hành một chính sách về thuế hải quan thƣơng mại hoàn chỉnh
và đồng bộ sát với thực tế hơn.
Nhà nƣớc nên thành lập hiệp hội các nhà sản xuất và với nhiệm vụ theo dõi sản
xuất phát hiện kịp thời khó khăn, thuận lợi để giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất để

65

Thang Long University Library


nhà nƣớc điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp. Hiệp hội chủ động cùng các
doanh nghiệp nghiên cứu khai thác thị trƣờng hiện có, mở rộng thị trƣờng mới.
- Nhà nƣớc cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nhằm tạo hànhlang
pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần theo hƣớng cạnh tranh bình
đẳng. Mặt khác, để hoạt động tài chính của các công ty cổ phần đạt kết quả tốt, Nhà
nƣớc luôn tạo ra sự ổn định về mặt chính trị cũng nhƣ sự ổn định về mặt tiền tệ, ổn
định về các chính sách kinh tế, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của các công ty
cổ phần.
- Nhà nƣớc cần xây dựng khuân khổ pháp lý cho hoạt động giao dịch cổphiếu
của các công ty cổ phần qua thị trƣờng chứng khoán, hoàn thiện hệ thống thông tin
liên lạc, thúc đẩy các doanh nghiệp làm quen với chế độ công khai tài chính trên thị
trƣờng chứng khoán qua đó làm cho hoạt động của thị trƣờng chứng khoán đƣợc diễn
ra một cách sôi động, thực sự phát huy đƣợc những tích cực của mình, trở thành kênh
chủ yếu thu hút vốn đầu tƣ cho các công ty cổ phần.
- Nhà nƣớc cần đổi mới cơ chế cho vay các thành phần tƣ nhân, đặc biệtcác công
ty cổ phần có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả, đơn giản hóa các thủ tục đi vay, cũng
nhƣ tăng cƣờng các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và tƣ vấn cho doanh nghiệp linh hoạt
trong việc thay đổi hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp cần đầu tƣ vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp đồng bộ chính sách tín dụng với các chính
sách vi mô khác.

66
KẾT LUẬN
Trên cơ sở những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, luận văn đã đi sâu tìm
hiểu, nghiên cứu tình hình thực tiễn tại công ty cổ phần Bia Hả Nội Hải Phòng về vấn
đề đánh giá tình hình tài chính của công ty đồng thời tính toán, phân tích một số chỉ
tiêu năm 2011 vừa qua. Từ những kết luận trên, em đã mạnh dạn đề xuất một số
phƣơng hƣớng và biện pháp góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát
huy những thế mạnh của công ty.
Tuy vậy, công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là một lĩnh
vực vẫn đƣợc coi là khá mới mẻ, ít kinh nghiệm và chƣa thực sự phát triển ở Việt
Nam.Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài còn gặp phải một số khó khăn nhất
định. Thêm vào đó, do hạn chế về trình độ kiến thức và khả năng lĩnh hội thực tế, do
thời gian và điều kiện không cho phép, việc phân tích chủ yếu dựa vào các số liệu trên
báo cáo tài chính năm 2011 và 2012 nên chắc chắn luận văn của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn của các thầy cô giáo,
ban lãnh đạo công ty, sự góp ý kiến của bạn đọc quan tâm để luận văn của em đƣợc
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong bộ môn
tài chính doanh nghiệp, ban lãnh đạo, các cô chú trong phòng tài chính - kế toán của
công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải phòng, đặc biệt là thầy giáo - TS Nguyễn Thanh
Bình đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Đức

Thang Long University Library


PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1. Mẫu bảng nghiên cứu thị trƣờng : ...............................................................2
Phụ lục 3.2. Cơ cấu trình độ lao động của Công ty .........................................................4
Phụ lục 3.3. Cơ cấu trình độ lao động của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng ...........4
Phụ lục 3.4.Cơ cấu độ tuổi lao động của công ty ............................................................5

Phụ lục 3.1. Mẫu bảng nghiên cứu thị trƣờng :


Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài ―Khảo sát thị hiếu ngƣời tiêu
dùng về các loại bia tạị Hà Nội
Trong cuộc khảo sát này, tất cả các thông tin mà chúng tôi nhận đƣợc đều là các
thông tin hữu ích cho bài tiểu luận tới đây. Do vậy, rất mong nhận đƣợc sự hợp tác
chân thành từ các Anh/Chị. Mong các anh chị bớt chút thời gian hoàn thành các
câu hỏi dƣới đây sao cho phù hợp với ý kiến của anh chị nhất. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn!
Tại sao anh chị lại chọn bia để dùng thay vì chọn các sản phẩm nhƣ Trà
Xanh, C2,....
a) Ngon hơn
b) Rẻ hơn
c) Có giá trị dinh dƣỡng cao
d) Tốt cho sức khỏe hơn
e) Ít bị nhàm chán khi dùng
f) Ý kiến khác: ............................................................................................
Anh/Chị hãy kể tên một vài loại bia mà Anh/Chị hay mua dùng:

Trong các loại bia sau, Anh/Chị thích dùng loại nào nhất?
a) Tiger
b) Heineken
c) 333 (sabeco)
d) Carlsberg
e) Zorok
f) Sài Gòn Xanh (Đỏ) dạng chai
g) Ý kiến khác:.............................................................................................

Anh/Chị dùng bia khi nào?


a) Ngày nghỉ lễ
b) Tiệc tùng cùng bạn bè
c) Giao tiếp làm ăn
d) Đi chơi xa cùng gia đình, bạn bè
e) Tâm trạng không thoải mái (stress)
f) Không theo một thời gian nhất định nào cả

Tần suất sử dụng bia của Anh/Chị nhƣ thế nào?


a) 1 lần/tuần
b) 2 lần/tuần
c) 3 lần/tuần
d) 2 lần/tháng
e) 3 lần/tháng

Anh /chị đã từng sử dùng sản phầm nào dƣới đây ( có thể chọn nhiều câu trả lời)
a)Bia chai Hải Phòng
b)Bia tƣơi Hải Phòng
c)Bia chai 999
d)Bia hơi Hải Hà
e)Bia hơi Hải Phòng

Nếu đã từng sử dụng ít nhất một sản phẩm trên , Anh/chị hãy cho biết điểm nổi bật
nhất mà Anh/chị hài lòng về sản phẩm
a)Hƣơng vị bia
b)Gía thành
c)Nhận diện bề ngoài
d)Sự tiện lợi

Anh/Chị thƣờng chọn mua bia theo các tiêu chí nào?
a) Thƣơng hiệu sang trọng
b) Ngƣời dùng phổ biến
c) Ngon hơn
d) Rẻ hơn
e) Chất lƣợng bia
f) Độ cồn cao
g) Uống ít bị nhức đầu
h) Ý kiến khác: ............................................................................................
CHÚNG TÔI XIN CAM KẾT CÁC THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ANH/CHỊ SẼ
ĐƢỢC GIỮ KÍN VÀ CHỈ PHỤC VỤ CHO BÀI ĐIỀU TRA TRÊN. XIN CẢM
ƠN ANH/CHỊ ĐÃ DÀNH ÍT THỜI GIAN THỰC HIỆN BÀI ĐIỀU TRA NÀY,
KÍNH CHÚC QUÝ ANH/CHỊ SỨC KHỎE!

Thang Long University Library


Phụ lục 3.2. Cơ cấu trình độ lao động của Công ty
Đơn vị: Ngƣời
Tổng Trình độ
Đơn vị/Phòng ban số lao Trên Đại học- Trung cấp Lao động
động Đại học Cao đẳng - Dạy nghề phổ thông
1. Hội đồng quản trị 5 3 2
2. Ban Kiểm soát 4 3 1
3. Ban Giám đốc 3 2 1
4. Phòng Tiêu thụ sản phẩm 20 11 9
5. Phòng tổng hợp 7 7
6. Phòng Kỹ thuật KCS 12 12
7. Phòng Tài chính - Kế toán 9 9
8. Phân xƣởng bia số 1
134 3 124 7
(Lạch Tray)
9. Phân xƣởng bia số 2
109 2 104 3
(Quán Trữ)
10. Đội kho 11 3 4 4
Tổng số 314 8 51 241 14
Tỷ trọng (%) 100 2,55 16,24 76,75 4,46

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Phụ lục 3.3. Cơ cấu trình độ lao động của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng
004% 003%

016%

Sau đại học


Đại học - Cao đẳng
Trung cấp - Dạy nghề
077%
Lao động phổ thông

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Phụ lục 3.4.Cơ cấu độ tuổi lao động của công ty
Đơn vị: Ngƣời
Tổng số Độ tuổi
Đơn vị/ Phòng ban
lao động < 25 25 - 45 > 45
1. Hội đồng quản trị 5 5
2. Ban Kiểm soát 4 2 2
3. Ban Giám đốc 3 1 2
4. Phòng Tiêu thụ sản phẩm 20 16 3 1
5. Phòng tổng hợp 7 5 2
6. Phòng Kỹ thuật KCS 12 2 5 5
7. Phòng Tài chính - Kế toán 9 3 4 2
8. Phân xƣởng bia số 1 (Lạch Tray) 134 81 37 16
9. Phân xƣởng bia số 2 (Quán Trữ) 109 65 33 11
10. Đội kho 11 9 2
Tổng số 314 181 89 44
Tỷ trọng (%) 100 57,64 28,34 14,02
(Nguồn: Phòng Tổng hợp)

Thang Long University Library


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths.Ngô Kim Phƣợng (2012), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao
động, tái bản lần 2.
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
3. www.haiphongbeer.com.vn
4. Báo cáo tài chính năm 2010-2012 của công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng.
5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 của công ty cổ phần Bia Hà Nội –
Hải Phòng.
6. http://cafef.vn – báo cáo tài chính của THB, HAT, HAD.
7. Thị trƣờng bia và nƣớc giải khát sẽ khốc liệt vì hiệp định tpp -
http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/thi-truong-bia-nuoc-giai-khat-se-khoc-
liet-vi-hiep-dinh-tpp-201310121559431130ca47.chn
8. Bài giảng phân tich tài chính doanh nghiệp - http://doc.edu.vn/tai-lieu/bai-
giang-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-32927/
9. TheoBáo cáo phân tích ngành bia Việt Nam - CIMB Vinashin
10. Vốn lƣu động ròng nhỏ hơn 0 là điều nguy hiểm -
http://vi.scribd.com/doc/53754183/V%E1%BB%91n-l%C6%B0u-
%C4%91%E1%BB%99ng-rong-nh%E1%BB%8F-h%C6%A1n-0-la-
%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t-nguy-hi%E1%BB%83m
11. Các tài liệu khác đƣợc cung cấp bởi phòng kế toán.

You might also like