Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Đây chỉ là một phần nhỏ của bộ tài liệu “phân tích
chuyên sâu các tp văn 12”. Nếu mọi người thấy tài liệu
chất lượng, muốn có đủ các bài ptich văn 12 để phục vụ
quá trình ôn thi/giảng dạy, liên hệ qua fb theo đường
link sau hoặc zalo: 0345350272 (Phí chỉ 55k cho tất cả
các tp 12)

Đề bài: Phân tích 9 câu thơ đầu bài thơ “Đất Nước
“của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó nhận xét quan
niệm về đất nước của nhà thơ.

1
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Bài làm
“Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm
nên thi sĩ “(Andre Chenier). Thật vậy, Một tác phẩm
nghệ thuật được ví như “một bài ca đi cùng năm tháng
“chỉ khi nó để thương, để nhớ trong trái tim bạn đọc
bằng những tư tưởng, tình cảm chân thành. “Tình cảm
chân thành “ấy phải chăng là tình yêu đất nước - thứ
tình cảm đã làm xào xạc bao tâm hồn thi sĩ, và những
công trình trữ tình ấy đã ru ngọt trái tim bao độc giả
yêu thơ. Dọc phiên chợ Văn Chương, ta bắt gặp hình
ảnh đất nước trên từng gian hàng nhỏ. Ta đã từng bắt
hình ảnh của một đất nước “Nghiêng nghiêng trong
kháng chiến trường kì “ở “Bên kia sống Đuống “của
nhà thơ Hoàng Cầm, một đất nước “Bay lên bát ngát
giữa mùa xuân “trong thơ của Lê Anh Xuân. Và đến
với “Đất Nước “của Nguyễn Khoa Điềm ta lại thấy sức
sống của một đất nước rung lên mạnh mẽ từng nhịp,
như thấm sâu, đập những nhịp mạnh mẽ vào trong tim
mỗi chúng ta. Nguyễn Khoa điềm đã nhẹ nhàng thổi cái
hồn bình dị, giản đơn vào dáng hình kì vĩ của Đất
Nước, hóa những sự vật trừu tượng, lớn lao thành vật
2
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

dụng gần gũi, bình thường nhưng ko hề tầm thường,


ngược lại còn đẹp đẽ biết bao. Đó hóa ra mới chính là
đất nước thân thương nuôi dưỡng ta từ bé, đó thật ra
mới đúng là những đồng bào máu thịt sát cánh bên
nhau, đồng lòng đồng tâm thoát khỏi ách đô hộ. Vẻ đẹp
ấy với tư tưởng mới mẻ, sự chiêm nghiệm về nguồn
gốc Đất nước đã đươc nhà thơ hội tụ và tỏa sáng qua 9
câu thơ đầu nhằm lý giải cội nguồn của đất nước:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...
“mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn


Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà
đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần,
sàng
3
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Đất Nước có từ ngày đó... ’’


Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trẻ trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông sinh ra tại nơi
đất Huế thân thương, bởi vậy, từng lời ăn, tiếng nói nơi
xứ mộng mơ ấy cứ thấm dần, thấm sâu vào tâm hồn
ông từ khi thơ bé để rồi sau này, hòa cùng với những
suy tư sâu lắng, logic rành mạch, nhà thơ đã có riêng
cho mình một phong cách viết: trữ tình - chính luận;
một giọng văn đằm thắm, thâm trầm, thiết tha,... “Đất
Nước “trích trong “Mặt đường khát vọng “chính là
minh chứng cho phong cách nghệ thuật ấy. Bản trường
ca ra đời là tiếng lòng của một thanh niên thức tỉnh
những thanh niên thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền
Nam trước năm 1975. Viết bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm
không chỉ gửi gắm những tâm tư lúc “đương thời sôi
nổi “của mình mà còn để truyền cảm hứng đến cho thế
hệ đồng trang lứa. Đồng thời, bài thơ cũng là niềm ca
ngợi, tự hào, yêu mến của tác giả với quê hương - đất
nước - con người Việt Nam. Đoạn thơ trên mở đầu cho
tác phẩm, đã giới thiệu và lí giải về hành trình hình
thành nên Đất Nước bằng những chất liệu văn hoá đậm
chất dân gian.

4
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Trên những ngày dài triền miên dõi theo hình hài
đất nước, ta bắt gặp hình ảnh đất mẹ từ lúc hình thành
thật hùng vĩ tuyệt đẹp, tráng lệ với vóc dáng kì vĩ, có gì
đó khó chạm tới qua từng mạch tư tưởng của bao thi sĩ.
Nguyễn Trãi trong bình ngô đại cáo khẳng định sự
tồn tại lâu đời của đất nước bằng các yếu tố văn hóa
văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, sự
hiện diện của các triều đại lịch sử, các anh hùng hào
kiệt:
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế
một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có".
Lý Thường Kiệt thì cất giọng oai hùng 1 khúc tự hào
trong Nam quốc sơn hà với 1 lòng tự tôn, tự hào về
lãnh thổ chủ quyền:
"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
5
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm


Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. “
Hay hình ảnh Đất nước với những đường nét hoành
tráng, kì vĩ của Nguyễn Đình Thi:
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. “
Nhưng khi đến với Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,
người ta lại thấy đất nước mình bình dị và thân quen,
gần gũi đến lạ thường. Nhà thơ cảm nhận đất nước từ
những nét văn hóa, văn học dân gian, từ những nét
truyền thống quý báu của dân tộc, từ chiều dài lịch sử,
chiều rộng địa lí và chiều sâu văn hóa. Có thể nói,
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ đầu tiên và cũng là nhà
thơ duy nhất trầm tư sâu lắng và đưa đến 1 sự lý giải về
nguồn cội ra đời của đất nước. Đúng vậy, Đất nước
không ở đâu xa, mà: "Khi ta lớn lên, đất nước đã có
rồi". Đọc câu thơ đầu tiên, dường như có 1 cảm giác gì
đó đã dội vào sâu trong tâm khảm, một cảm giác thật
6
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

đặc biệt, ta cảm nhận trước mắt như có gì đó xưa cũ


vậy, dù vẫn còn mơ hồ nhưng đã khơi gợi trong ta 1
niềm nghĩ suy về hai tiếng "đất nước". Có bao giờ
trong cơn mê man với cuộc sống thực tại, ta chợt lặng
băn khoăn:"Đất nước có từ bao giờ?". Sự thật thì điều
ấy đến nay không ai có thể xác định rõ, nguồn gốc ra
đời của đất nước vẫn là dấu hỏi lớn bởi các nhà khảo cổ
học, lịch sử học, địa lý học cũng chưa thể đưa ra 1 lý lẽ
thuyết phục. Ấy thế mà những năm "bom napan dội lửa
mái nhà", Nguyễn Khoa Điềm đã vô cùng chắc
chắn:"Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi". Trước mắt
người tiếp nhận, hai tiếng “Đất Nước “được cẩn thận
viết hoa khiến lòng người không khỏi xao xuyến 1 nỗi
niềm khó tả. Phải chăng đất nước trong ông từ lâu đã là
1 sinh thể, đất nước không hề vô giác vô tri mà đã
mang hồn cốt dân tộc đậm đà, đằng sau đó là sự trân
trọng, yêu kính và ngợi ca Tổ quốc mình. “Ta “ấy
không là ai, là nhân vật trữ tình, là chúng ta hay cả 1
cộng đồng, bao thế hệ cha ông?. “Khi ta lớn lên “là chỉ
sự trưởng thành của mỗi con người, song song với sự
trưởng thành đó là sự trưởng thành về nhận thức. Ba
chữ “đã có rồi “vang lên tha thiết như một lời khẳng
định chắc nịch về sự trường tồn của Đất Nước vừa bộc
7
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

lộ niềm tự hào mãnh liệt về lịch sử hình thành và phát


triển qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta. Với cách dẫn vào mạch thơ rất đỗi tự nhiên
như một lời chuyện trò tâm tình, chân thành, mộc mạc
cất lên từ trái tim nhà thơ, tác giả khẳng định: Đất
Nước đã có từ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi
ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước rồi, đó là điều hoàn
toàn dễ hiểu. Vì thế đất nước xứng đáng được tôn kính
như 1 sinh thể, ta dành 1 tấm lòng nghiêng mình trước
non sông. Ta sinh ra và lớn lên trong dòng sữa mẹ ấm
nóng, trong tiếng quê hương tha thiết gọi về 1 nỗi nhớ
xa xăm:
"Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên"
(Phạm Tiến Duật)
Trong hành trình ấy, đất nước đã lặng nhìn ta lớn lên,
"xây thành đắp bể"những mộng mơ tuổi trưởng thành.
Đất nước ở đó, đón nhận và chờ đợi bao thế hệ cùng
nhau"hóa thân cho dáng hình đất nước".

8
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Sự bình dị không chỉ hiện lên qua nguồn cội của


Đất nước mà còn phảng phất ở lời thơ như thủ thỉ,
chiêm nghiệm, tâm tình. Đất nước chính là không gian
sống, nuôi dưỡng ta từ thuở ấu thơ đến khi trở về với
cát bụi. Đất nước như cái nôi chung, ru đời ta mãi xanh
tươi. Tiếp nối câu thơ trên, tác giả dần dần vén bức
màn về nguồn gốc của Đất nước 1 cách cụ thể, chi tiết
hơn:
"Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ
thường hay kể".
Ngay từ những câu đầu tiên, NKĐ đã đưa cội nguồn
đất nước về con người ngay từ thuở nằm nôi:
"Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con"
(Huy Cận)
Cụm từ "ngày xửa ngày xưa “được Nguyễn Khoa Điềm
sử dụng thật tinh tế và giàu mĩ cảm. Bởi cụm từ ấy đã
đi sâu vào văn hóa của mỗi con người Việt Nam, như
con thuyền nhỏ xinh dẫn ta về những miền xưa cũ thân
thuộc, một miền êm ru đưa ta về chiếc nôi bé bỏng,
chiếc võng kẽo cà, nơi có chiếc quạt nan thoăn thoắt từ
tay bà, nụ cười hiền hậu từ khóe môi của mẹ."Ngày xửa
9
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

ngày xưa "ấy đi cùng con người trong khoảng trời tuổi
thơ, khi câu chuyện cổ dân gian đưa mỗi đứa trẻ vào
ranh giới thiện-ác để hiểu được bài học "ở hiền gặp
lành", nơi có cô Tấm, nơi có sọ Dừa, nơi có chàng
Thạch Sanh quả cảm, nơi có tiếng lòng xót xa của
người con đất Việt, khi chàng trai 28 tuổi ấy đã nhói
đau khi nhìn Tổ quốc bị xâm lăng, bị tàn phá, bởi vậy
đã cất lên tiếng gọi để khứ hồi 1 chuỗi kí ức xa xưa,
từng vệt nắng ấm ban sơ trong tuổi thơ mỗi người. Nó
gợi cho ta 1 niềm thích thú như ùa về 1 khoảng trời
xanh ngắt cùng hình ảnh "mẹ thường hay kể". Thân
thuộc biết mấy! Yêu thương biết chừng nào! Một bài
thơ nói về đất nước mà đọc lên ta rưng rưng nhớ mẹ,
nhớ thuở nhỏ nằm nôi bi bô tập nói, nhớ về công ơn
dưỡng dục sinh thành. Câu thơ như gợi cả chiều dài
lịch sử của Đất nước vọng về nguyên sơ. Tôi tựa hồ
nhớ tới những niềm thương nhớ trong thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ:
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta

10
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần."


Rồi thì, “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ
bà ăn". Bằng cách gắn liền miếng trầu với sự ra đời của
sinh linh Đất nước, nhà thơ đã bộc lộ 1 tâm hồn thấm
nhuần tính dân tộc, cùng sự tinh tế, uyên bác của bản
thân. Ông không những trả lời và cụ thể hóa cho cội
nguồn của đất nước thân thương này, ông còn gợi nhắc
về truyền thông nhuộm răng, ăn trầu của các bà, các
mẹ. Có bao giờ ta tự hỏi rằng thói quen ăn trầu của bà
đã có từ khi nào không? Cũng như ca dao, miếng trầu
ấy cũng chở trong mình lịch sử ngàn năm của quá khứ
xa xôi vọng lại bồi hồi. Hình ảnh "miếng trầu"nhỏ bé
ấy lại dung chứa cả 1 cuộc đời của đất bước, dung chứa
biết bao bình dị, mà dù cho những thứ sang trọng như
hạt dẻ, hạt điều đóng hộp ngày tết bây giờ cũng khó
lòng bì kịp. Hương trầu thơm tho như phả vào từng con
chữ, đưa ta về 1 miền kí ức nhỏ đầy ắp yêu thương bên
người bà kính yêu, nơi có bà miệng nhai trầu móm
mém, thơm thật thơm 1 kí ức sống mãi trong lòng
người. Và miếng trầu têm khéo ấy, dẫu thật nhỏ bé, lại
chở cả 1 "đất nước “cùng đi..., lại là biểu tượng của
tình yêu, là vật chứng cho sợi dây tơ duyên gắn kết đôi
lứa, tượng trưng cho tấm lòng thành của con cháu dâng
11
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

lên bậc tiền bối đã khuất. Tục nhuộm răng đen cũng từ
đó mà ra đời:
"Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng “
Sau ba câu thơ nói về sự ra đời của Đất nước, câu
thơ thứ tư đưa ta về những ngày tháng Đất nước bắt
đầu "lớn lên “như 1"con người", quá trình phát triển
của đất nước cũng trải qua những giai thoại đặc biệt:
“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh
giặc". Câu thơ của NKD cũng thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc tuyệt vời, song song với cổ tích, truyền thuyết
đã đi vào các trang sách, vào kí ức của con người Việt,
qua đó, tác giả cũng khéo léo nhắc nhở về truyền thống
đánh giặc cứu nước của dân tộc, như Bác Hồ đã khẳng
định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Và
trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm tinh thần ấy lại
một lần nữa làm cho ta thêm yêu truyền thống vẻ vang
12
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

ấy. Câu thơ như dâng cơn sóng lòng ta lên bởi những
thanh âm trong trẻo tràn đầy tình cảm với hai từ "dân
mình". Nghe sao mà thân thương quá, nghe sao mà
nghẹn ngào xúc cảm! Đến đây, ta còn bắt gặp hình ảnh
Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà quật mạnh vào giặc Ân,
khiến chúng khiếp đảm mà bỏ chạy, sự vươn mình của
cậu bé 3 tuổi trở thành 1 tráng sĩ oai hùng cũng là sự
vươn mình của cả dân tộc, từ những ngày đói khổ, năm
tháng đau thương đến những ngày vươn dậy hào hùng,
mang 1 sức mạnh quật khởi, kiên cường qua những giai
thoại đấu tranh và gìn giữ đất nước. Hình ảnh cây tre
đầu làng, trong từng kí ức, trong từng giấc mơ trưa mát
dịu của mảnh sân vườn nơi đáy lòng mỗi con cháu lạc
hồng cũng lẳng lặng tìm 1 chỗ đứng trong trang thơ
NKĐ. Tự bao giờ, làng quê Việt Nam đã gắn với tre,
với loài cây mộc mạc bình dị hệt như tính cách của
người Việt: thật thà, chất phác, hiền hậu và kiên cường.
Và tre cũng đã xuất hiện như dáng hình thân thuộc
của thi nhân:
“Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
13
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?


Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.”
Cây tre trở thành người bạn kiên cố cho những mái nhà
bình dị mà ấm áp. trở thành chiếc cầu tre vắt vẻo mà trẻ
con nông thôn vẫn tinh nghịch đi qua, trở thành từng
vật dụng trong ngôi nhà đơn sơ vách lá...Tre đã đi cùng
người Việt 1 chặng đường dài, đủ để chứng kiến từng
lớp người "tre già măng mọc “nối tiếp nhau trưởng
thành và lớn mạnh.
Ngân nga chỉ 4 câu thơ nhưng cả đất nước kì vĩ,
lớn lao đã được NKĐ gói gọn trong từng câu chuyện,
từng sự vật nhỏ bé, giản đơn, từng truyền thống văn
hóa dân tộc. Đất nước qua lời kể của tác giả hóa ra là
những gì bình dị, gần gũi ta hoàn toàn có thể bắt gặp ở
mỗi gia đình: bữa cơm ấm cúng bà kể chuyện cháu
nghe, khúc hát ru ầu ơ về truyền thuyết cha ông đánh
giặc...Hay như đó nền văn minh lúa nước từ thời Âu lạc
xưa "Khi bùn non nối đời anh với đất....cho đồng ta
lúa chạy ngút chân trời", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
tiếp tục khai thác thêm nhiều yếu tố mang vẻ đẹp thuần
phong mĩ tục của người dân nước Việt với vẻ đằm
thắm và dịu dàng của người mẹ nói riêng, của người
14
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

phụ nữ Việt Nam nói chung qua câu thơ: "Tóc mẹ thì
bới sau đầu". Câu thơ cất lên như vẽ ra trước mắt
người đọc đoạn phim trắng đen ngắn ngủi bên hiên
nhà- nơi có mẹ đang ngồi, búi tóc gọn gàng, chỉn chu.
Mái tóc mẹ đen tuyền, óng ả 1 màu, mượt mà như dòng
suối mát trong. Ý thơ gợi cho ta vẻ giản dị, tảo tần của
người phụ nữ vì chăm lo việc đồng áng, chăm chút gia
đình mà búi cuộn lên cao đẻ thuận lợi cho công việc
hàng ngày. Vẻ đẹp ấy đã được gợi nhắc qua câu ca dao

"Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài cho rối lòng anh. “
Hình ảnh đó đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa
nước ta, nó hằn ghi về 1 tập quán rất duyên, phảng phất
nét anh hùng, thể hiện tính tự tôn dân tộc, độc lập tự
chủ không quy phục phương Bắc, không quy phục
trước đế quốc và thực dân phương Tây. Những cái búi
ấy có thể không có châm cài đính ngọc lấp lánh nhưng
nó vẫn sáng ngời vẻ đẹp của tình yêu, của nét đẹp phụ
nữ Việt Nam, của tình thương của mẹ dành cho con,
của bà dành cho cháu. Chữ "bới “thể hiện sự gần gũi,
thân thuộc trong cách NKĐ viết về người phụ nữ Việt
15
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Nam. Tất cả đã tạo nên 1 hồn cốt dân tộc, vừa trân
trọng những người đã khuất, vừa là cốt cách, tâm hồn
của con người hiện đại, hồn cốt dân tộc ấy đã được
nuôi dưỡng thành 1 nền văn hóa suốt mấy nghìn năm.
Ở đó còn là đạo lý ân tình ân nghĩa ngàn đời của
cha mẹ, những con người cùng nhau cư trú, lao động,
chiến đấu trên mảnh đất cong cong hình chữ S để giữ
gìn tôn tạo dáng hình đất nước. Mà trong họ đạo lý ân
nghĩa thủy chung đã trở thành nét truyền thống: "Cha
mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". “Cha mẹ
thương nhau “- câu thơ như 1 lời khẳng định, "nghe
“hạnh phúc ngập tràn trong lòng độc giả. Được chắt lọc
từ văn hóa dân gian, câu thơ trầm tính những ý tứ sâu
xa. Dù cuộc sống có thiếu thốn, có gian khổ nhưng cha
mẹ vẫn thương nhau bằng cái cay của gừng, cái mặn
của muối. Thành ngữ "gừng cay muối mặn “được sử
dụng đầy hữu ý, đó là những gia vị đậm đà, quen thuộc,
không thể thiếu trong ẩm thực việt, cái cay, cái mặn
đặc trưng không đổi của gừng và muối cũng như tình
yêu, ân nghĩa thủy chung của cha, của mẹ cũng mãi
mặn mà như vậy. Câu thơ như 1 lời răn dạy về đạo lí
trăm năm của vợ chồng, dạy con người ta sống có

16
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

nghĩa tình, dẫu có hết tình thì vẫn còn chữ "nghĩa". Một
ngày nên duyên, cả đời ân tình không sao kể xiết:
"Muối 3 năm muối đang còn mặn
Gừng 9 tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Dẫu có xa nhau đi nữa thì 3 vạn 6 ngàn ngày
mới xa. “
Tác giả đã cảm nhận đất nước trong tình nghĩa, trong
gian nan, cay đắng, đồng cam cộng khổ, nặng nghĩa
nặng tình. Câu thơ được đúc lại thể hiện đạo nghĩa vợ
chồng, đó là truyền thống đạo lí, thuần phong mỹ tục
của con người Việt nam, nhắn gửi con cháu phải biết
yêu thương và sẻ chia, trân quý những giá trị ân tình
cao đẹp trong cuộc đời mình.
Trong những câu thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng các từ
xưng hô quen thuộc trong đời sống mỗi người, từ "mẹ",
đến "bà “rồi "cha mẹ “- ta như đang được ở trong 1 sợi
dây máu thịt gắn bó bởi huyết thống, mà rằng ta đều là
"con rồng cháu tiên “cùng đoàn kết, thủy chung, yêu
thương nhau thành truyền thống đậm đà bản sắc dân
17
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

tộc. Nhưng ta gắn bó với đất nước không chỉ bởi những
tình cảm thiêng liêng ấy, mà còn ở 1 quá trình cùng
nhau phấn đấu từ thuở hàn vi đến khi đủ đầy. Câu thơ:
“Cái kèo cái cột thành tên”, gợi nhắc một nét văn hóa
của người Việt, ta nhớ về mái nhà tranh, vách lá, nghe
tiếng kêu "kẽo kè kẽo kẹt “ở đâu vọng về. Đó là truyền
thống làm nhà “kèo - cột”, “cái kèo “
CÒN TIẾP...

18
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

BẢN ĐỌC THỬ:


TÂY TIẾN

Đề 1: Phân tích khổ 1 của bài thơ Tây Tiến. Từ


đó, nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mãn
trong thơ Quang Dũng.
BÀI LÀM
Một nhà phê bình văn học đã từng nhận xét thế này
về thơ: “Thơ ca là tiếng lòng của người cầm bút”. Quả
thực, trong chuyến xe của cuộc đời mình, Quang Dũng
đã lựa chọn đi qua từng sân ga, nhìn ngắm và thấu hiểu
những thăng trầm của Tổ Quốc.Và rồi khi chuyến xe
đời lính kết thúc, những “tiếng lòng” ấy lại được nhà
thơ xứ Đoài mây trắng kí thác vào từng vần thơ Tây
Tiến, để từng dòng thơ là từng dòng nhớ miên man của
xúc cảm. Người nhớ thì cảnh cũng khắc khoải khôn
nguôi, Quang Dũng đã lật mở ngăn kéo kí ức về thiên
nhiên Tây Tiến, hùng vĩ nhưng cũng chẳng kém phần
thơ mộng qua khổ thơ đầu: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi..”, đồng thời đó cũng chính là chất liệu làm nổi bật
bút pháp hiện thực và lãng mạn của nhà thi sĩ này.
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Lê Đạt từng khẳng định: “Mỗi công dân đều có một


dạng vân tay, mỗi người nghệ sĩ đều có một dạng vân
chữ không trộn lẫn”. Thực thế, hồn thơ xứ Đoài Mây
Trắng đã có cho mình một dạng “vân chữ không trộn
lẫn”, đó là vân chữ của người nghệ sĩ đa tài, dưới phong
cách: tài hoa, lãng mạn, hồn hậu và phóng khoáng. Nhắc
đến ông là nhắc đến một hồn thơ với tình yêu mãnh liệt
với Tây Tiến và xứ Đoài, những vần thơ của ông đâu
đâu cũng là đất, là hương vị, là nếp sống, là tình cảm đối
với Tây Tiến và xứ Đoài phả vào một cách dung dị, mộc
mạc mà sâu sắc, oai hùng. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu
cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện đậm phong cách nghệ
thuật của “người con xứ Đoài”. Tây Tiến được sáng tác
năm 1948, khi nhà thơ đang đằm mình trong kỉ niệm
nhớ thương đơn vị cũ – quân đoàn Tây Tiến.
Bước vào không gian của bài thơ Tây Tiến, ta thấy
nguồn cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, nỗi nhớ được cất lên
ngay từ câu thơ đầu tiên làm ta vừa bất ngờ nhưng cũng
vừa náo nức, một tiếng gọi làm nao lòng người, làm
sống dậy cả một miền kí ức. Nỗi nhớ như nén chặt bỗng
trào dâng, bật lên thành tiếng gọi tha thiết, tiếng gọi như
vọng ra từ những vách đá núi rừng Tây Bắc, từ nỗi nhớ
ngàn trùng:
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Câu thơ cảm thán kết hợp với điệp từ “nhớ” làm cho
người đọc cảm nhận câu thơ như một tiếng gọi cất lên từ
trái tim của người lính, câu thơ hàm chứa nỗi nhớ bồng
bềnh, dài trải như một dải lua, vương vấn trong lòng
người đọc mãi khôn nguôi. Hình tượng con sông Mã mở
đầu cho hoài niệm về Tây Tiến như một sự khẳng định
âm hưởng hào hùng, bi tráng của những tháng năm Tây
Tiến không thể mờ phai trong tâm trí không chỉ mỗi
những người lính Tây Tiến mà của cả dân tộc, cả đất
nước. Và con sông ấy như khoác lên mình chiếc áo
mang màu sắc kỉ niệm, đó cũng chính là dòng sông cảm
xúc của nhà thơ khi viết về Tây Tiến – một thời quá khứ
oanh liệt, hào hùng, đầy niềm kiêu hãnh và tự hào. Vậy
là sông Mã không đơn thuần là một con sông – nơi đã
từng là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến – mà
nó đã trở thành một chứng nhân lịch sử, một người bạn
khăng khít trong suốt cuộc đời người lính với bao niềm
vui, nỗi buồn.. Quang Dũng đã gắn tên đoàn quân với
sông Mã cùng núi rừng miền Tây cũng có nghĩa là
chừng nào còn dòng sông Mã, còn núi rừng miền Tây
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

thì người ta còn nhắc về binh đoàn Tây Tiến. Sức nặng
của của hai câu thơ đổ dồn lên hai chữ “xa rồi” bởi binh
đoàn Tây Tiến đã xa nhân vật trữ tình cả về không gian
lẫn thời gian. Khi ông nói “xa rồi” là lúc những hình
ảnh của một quá khứ đang ập tới, nhấc bổng ông khỏi
mảnh đất thực tại để lửng lơ, chơi vơi trong nỗi nhớ.
Nhà thơ như để tiếng gọi yêu thương “Tây Tiến ơi!”
vọng về trong thời gian khổ ải nhưng nghĩa tình, đầy sự
gắn bó và cũng không ít những hi sinh mất mát, vọng về
một miền đất xa xôi, vọng tới những người đồng đội của
mình dù đã nằm lại nơi biên cương hay đang chiến đấu
ở những chiến trường khác. Âm hưởng của thơ có sức
vọng mạnh mẽ làm cho tiếng lòng của Quang Dũng như
xoáy vào tâm hồn người đọc những cảm xúc bâng
khuâng khó tả. Sau khúc dạo đầu ấy là tất cả những kỉ
niệm được hiện về trong nỗi nhớ mang một màu sắc
lung linh, đẹp một cách lạ thường. Kỉ niệm về một thời
chinh chiến với dòng sông Mã thân thương và khoảng
trời miền Tây theo thời gian cứ lần lượt hiện về. Thông
thường, khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ
đến những kỉ niệm để lại dấu ấn sâu sắc, khó quên. Điều
đầu tiên Quang Dũng nhớ đến là núi rừng. Bởi núi rừng
là nơi xưa kia ông và đồng đội đã cùng sống, cùng chiến
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

đấu, kề vai sát cánh bên nhau; ở đó in đậm bao nỗi khổ,
bao niềm vui của những người chiến sĩ. Kỉ niệm sống
dậy, tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ một nỗi niềm nhớ
tiếc, nhớ những tháng ngày hành quân, nhớ quá khứ đã
xa, giờ đây chỉ còn là hoài niệm. Tính từ “chơi vơi” kết
hợp với điệp từ “nhớ” mang nhịp điệu của điệp khúc,
làm cho nỗi nhớ thêm da diết, sâu lắng. Ta cũng từng
bắt gặp cấu trúc thơ này trong thơ của Chế Lan Viên:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”. Nỗi nhớ ở
đây được vật chất hóa, tưởng như đang cất lên ở lưng
chừng trời, có thể khiến người đọc muốn rời chân khỏi
mảnh đất thực tại mà tham dự vào một cuộc viễn chinh
đầy khao khát. Nỗi nhớ của Quang Dũng là nhớ “chơi
vơi” - một nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình
như nhẹ tênh mà nặng vô cùng; nó vừa tạo âm hưởng
cho câu thơ vừa tạo sự vang vọng trong lòng người đọc.
Bởi nó không đo được, không cân được, chỉ biết nó lửng
lơ mà đầy ắp, mênh mông, nó chập chờn giữa hai bờ hư
– thực trong không gian bao la, nỗi nhớ trơ trọi, chênh
vênh, không có điểm tựa, nỗi nhớ rất rõ nhưng lại rất
đỗi mơ hồ trong thời gian xa xăm, lưu luyến đầy nhớ
thương. Nỗi nhớ “chơi vơi” ấy ta cũng từng bắt gặp
trong cái tương tư chiều của nhà thơ Xuân Diệu
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời


Tương tư nâng lòng lên chơi với”.
Với ông hoàng thơ tình thì nỗi nhớ chơi vơi ấy là tương
tư, là nỗi nhớ vượt không gian vô hạn, còn Quang Dũng
thì nỗi nhớ chơi vơi gắn liền với tinh thần đồng đội, gắn
liền với tình yêu quê hương, đất nước, nhớ cảnh, nhớ
người, nhớ về một thời oanh liệt chỉ còn trong kí ức.
Cách gieo vần “ơi” của Quang Dũng càng làm cho âm
hưởng câu thơ ngân dài, lan tỏa, cho thấy nỗi nhờ trải
dài, miên man, da diết và vang vọng. Có lẽ ở đây Quang
Dũng đã học tập cách diễn đạt nỗi nhớ trong ca dao: “Ra
về nhớ bạn chơi vơi”, nhưng không phải nhớ bạn yêu
mà là nhớ rừng núi, nhớ tháng ngày kháng chiến. Như
vậy, nỗi nhớ “chơi vơi” hẳn là nỗi nhớ mà nhà thơ đặt
mình vào thế giới của miền kí ức rộng lớn trong nơi sâu
thẳm tâm hồn. Hai câu thơ đầu xác định rõ hai khoảng
không gian khác nhau: không gian của thực tại và không
gian hồi tưởng. Nó mang cái bâng khuâng hoài niệm để
gọi về những gì thân thuộc đáng nhớ nơi tâm tưởng nhà
thơ về một thời Tây Tiến. Nỗi nhớ vừa được khơi lên thì
hàng loạt hình ảnh những ngày cùng Tây Tiến hành
quân ập tới mà không cần sự dẫn dắt dềnh dàng. Tất cả
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

hiện ra trong nỗi nhớ rừng núi, nơi thử thách cũng là nơi
bao bọc, che chở đoàn quân. Bằng cách sử dụng câu
cảm thán và thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, câu thơ trở
nên đẹp diệu kì. Do đó, “Tây Tiến” không chỉ để gọi tên
một đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành một người bạn ‚tri
âm tri kỉ để nhà thơ giãi bày tâm sự.
Từ bức tranh toàn cảnh của nỗi nhớ “chơi vơi”, kỉ
niệm như ống kính quay phim làm hiện lên những
chặng đường đã qua. Với 6 câu thơ tiếp theo, Quang
Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hũng vĩ, dữ dội
song cũng thơ mộng, trữ tình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Tây Bắc là vùng đất “phương xa xứ lại”, lắm khói nhiều


sương, sớm sương muối, trưa sương mù, trưa hoe hoe
nắng, tối tù mù mây, vùng đất hoang sơ gây nên nhiều
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

hiểm nguy cho đoàn binh Tây Tiến:


“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Nhớ về Tây Tiến, nhà thơ không thể nào quên được
những khó khăn, gian khổ suốt chặng đường hành quân.
Những cuộc hành quân đi qua và những cuộc hành quân
mới lại tiếp nối trong cuộc đời của người lính. Tác giả
nhắc đến hai cái tên Sài Khao,
Mường Lát là những địa danh cụ thể, quen thuộc
trong kí ức, những miền đất ấy vời vợi nghìn trùng, đã
một thời từng gắn bó máu thịt, từng in dấu chân của
đoàn chiến binh Tây Tiến, là những cái tên mang hơi
thở của rừng núi hoang vu. Và cũng chính nơi hoang vu
đó, kí ức dồn dập xô về, một màn sương trắng mờ nhòe
phủ kín lối đi, che lấp cả đoàn quân mỏi mệt. Sương
bồng bềnh, giá buốt làm trơn trượt những con đường,
làm tê lạnh da người đi trong sương. Mặc dù cuộc sống
gian khổ không phải là điều nhà thơ chú trọng phác họa
nhưng trước mắt ta vẫn hiện ra cái khắc nghiệt của núi
rừng. Nói đến sương, đã có nhiều vần thơ viết về nó bởi
nó mang đậm hơi thở của núi rừng, như trong “Tiếng
hát con tàu” nhà thơ Chế Lan Viên từng viết “Nhớ bản
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

sương giăng, nhớ đèo mây phủ”, sương trong thơ của
Chế Lan Viên có gì đó rất mơ mộng, trữ tình, làm cho
con người say đắm, tuy nhiên sương trong Tây Tiến lại
làm hiện lên con đường hành quân đầy chông gai, thử
thách, là hiện thực khắc nghiệt mà đoàn binh phải
đương đầu. Thế nhưng, với trái tim trẻ trung của người
thanh niên Hà Thành, các anh vẫn tìm thấy cái đẹp, cái
lãng mạn trong cái gian truân, vất vả ở hình ảnh “hoa
về”. “Hoa” đấy là ngọn đuốc hoa của những người dân
vùng biên giới đi đón bộ đội giữa rừng trong đêm khuya
chăng? Hay đó là những bông hoa rừng lung linh? Đó
cũng có thể là những đóa- hoa-người? Những cô gái trẻ
vùng biên cương lặng lẽ và hân hoan đón những chàng
lính trẻ về với rừng, với bản? Có lẽ Quang Dũng đã nói
tất cả, câu thơ của ông, sự sáng tạo ấy đã bao hàm và
ôm chứa tất cả những ý nghĩa đó. Câu thơ “ Mường Lát
hoa về trong đêm hơi” được gieo toàn thanh bằng lại
càng làm cho câu thơ thêm phần nhẹ nhàng, tạo cảm
giác thoải mái và sâu lắng. Cái hay ở đoạn thơ này chính
là cùng một lúc xuất hiện hai hình ảnh, hai trạng thái
tình cảm đối lập nhưng thống nhất, hài hòa với nhau:
vừa gợi sự mịt mù, lạnh lẽo của miền đất lạ cùng sự khó
khăn, vất vả của người lính Tây Tiến, đồng thời gợi lên
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

vẻ độc đáo, bí ẩn của Tây Bắc. Thêm một chữ “mỏi”,


cái mĩ lệ, lãng mạn biến mất, câu thơ nặng trĩu khung
cảnh hiện thực trần trụi. Đoàn quân không gợi một chút
nào cái oai hùng sân khấu mà là cái mệt mỏi vì
đường xa, vì những gian khổ. Vẻ đẹp ở đây là vẻ
đẹp hiện thực chứ không phải sự hào nhoáng thoáng
qua. Ngày nối ngày, đêm nối đêm, “đoàn quân mỏi”
giữa cái biển sương mù của núi rừng miền Tây; “đoàn
quân mỏi” tưởng như bị lấp đi, bước chân trùng xuống
trong mệt mỏi, gian truân. Nhưng khi xuất hiện“hoa về
trong đêm hơi”, cái mỏi mệt, cái gian khổ như đã tiêu
tan bởi hình ảnh đẹp lung linh như trong cõi mộng ấy.
Đây là hình ảnh đầy sáng tạo, một hình ảnh thơ mang
đậm tâm hồn thi nhân. Người lính như thả hồn vào cõi
mộng của “đêm hơi” giữa núi rừng, tận hưởng hương
thơm của hoa rừng. Tưởng chừng như thiên nhiên đang
ban thưởng cho người lính hương hoa để có sức mạnh
vượt đèo, leo dốc, cố gắng gượng chiến đấu đến hơi thở
cuối cùng. Tiếp tục cảm hứng lãng mạn, khung cảnh núi
rừng miền Tây với thác lúc mưa nguồn cùng con đường
hành quân cheo leo trên dốc núi, trong sương mờ, bên
vực thẳm cứ lần lượt hiện ra như một thước phim quay
chậm, mở ra theo bước chân hành quân của người lính:
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Có lẽ đây là bốn câu thơ gây ấn tượng mạnh nhất đối
với độc giả. Bút pháp lãng mạn xây đắp hình ảnh núi
non nên nhạc, nên họa, mà đúng như lời cổ nhân nói:
“Thi trung hữu họa”, “Thi trung hữu nhạc”. Đất nước ta
với đặc điểm địa hình 3/4 là đồi núi, nhưng qua những
lời thơ đậm chất tạo hình của Quang Dũng, tưởng chừng
như bao dãy núi, ngọn đồi đều đã đổ bộ, tập trung hết
lên vùng Tây Bắc này, phủ đặc những cung đường của
binh đoàn Tây Tiến. Núi rừng Tây Bắc đẹp, hùng vĩ mà
dữ dội, một vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc
nghiệt. Thiên nhiên cứ cố tình giăng ra biết bao thử
thách, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng bẻ gãy ý chí của con
người. Người lính Tây Tiến cứ thầm lặng dấn thân, cứ
dần vượt qua hiểm trở của lộ trình oai linh nơi rừng
thiêng nước độc. Quang Dũng đã dựng lên được một
không gian ba chiều khiến hình ảnh thơ được chạm nổi
lên thành bức phù điêu hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc
trên mặt phẳng trang thơ.
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Heo hút cồn mây súng ngửi trời


Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Trong ba câu thơ, nhà thơ sử dụng chủ yếu thanh trắc
mang đến cho người đọc một con đường hành quân
nặng nề, chênh vênh, trúc trắc, vô cùng nguy hiểm. Điệp
từ “dốc” được nhắc lại hai lần, cùng với việc sử dụng
nhiều tính từ là từ láy tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm
thẳm”, “heo hút”,... hòa hợp với tiết tấu nhịp điệu, âm
thanh cùng cách ngắt nhịp 4/3 tất cả như để nhấn mạnh
hơn sự hiểm trở, dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Thiên
nhiên Tây Bắc, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng,
được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng, vừa độc đáo.
Dốc rồi lại dốc, khúc khuỷu, gập ghềnh đường lên, rồi
lại thăm thẳm, hun hút đường xuống. Thiên nhiên chênh
vênh, dựng đứng chính là lời thách thức bước chân
chinh phục của người lính Tây Tiến. Dốc dựng đứng
giữa trời, khi chinh phục được tưởng chừng con người
đang bồng bềnh đứng giữa biển mây. Lắng nghe âm
điệu của những câu thơ tả dốc, ta thấy dội lên hơi thở
nặng nhọc của người lính Tây Tiến. Trong tưởng tượng
của người đọc, hình ảnh đoàn quân như đang trèo trên
những cồn mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Nó gợi ta
nhớ đến thơ cổ của Lí Bạch:
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước


Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây”
Những người lính đột nhiên xuất hiện ở tầm cao đỉnh
trời trong tiếng cười lạc quan với chi tiết “Heo hút cồn
mây súng ngửi trời”, câu thơ thật độc đáo khi Quang
Dũng lấy súng để đo độ cao của trời xanh.
Thông thường, ta sẽ dùng là “chạm trời” tuy nhiên, nếu
dùng từ “chạm” sẽ khiến câu thơ yếu đi, không thể lột tả
hết độ cao của địa hình, có thể nói cách dùng từ độc đáo
và táo bạo này làm cho câu thơ thêm phần sinh động,
chính vì vậy ngay cả khi có cơ hội tái bản lại ông cũng
không hề có ý định sửa lại. “Ngửi trời’’là một hình ảnh
nhân hóa ẩn dụ, được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo
bạo, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Ta lại chợt
nhớ đến câu thơ trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu:
“Đầu súng trăng treo” thú vị mà ngỗ nghĩnh. Hình ảnh
ấy được hiện ra từ cái nhìn của những người lính trẻ -
những người đã vượt qua muôn
trùng con dốc để vươn tới tận trời. Ta hiểu đây không
chỉ là đỉnh cao của
thiên nhiên mà còn là đỉnh cao của sự chiến thắng,
của nghị lực người chiến sĩ. Nó cho ta thấy bên cạnh
thiên nhiên hiểm trở là hình ảnh người lính với tư thế
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

oai phong lẫm liệt nơi núi rừng hoang vu. Song ở câu
thơ của Quang Dũng, người lính thật hồn nhiên và lãng
mạn, vừa thật, vừa khái quát, vừa giàu ý nghĩa tượng
trưng. Ta như nghe thấy tiếng cười rũ sạch mọi mệt
nhọc gian nan, rũ sạch cả “Bụi trường chinh phai bạc áo
hào hoa”. Mũi súng của họ như đang “ngửi” để thăm dò,
nhận biết, để thưởng thức hương vị mát lành của mây
trời. Nhờ đó mà thiên nhiên trở nên gần gũi với con
người và người lính được nâng lên một tư thế rất đỗi tự
hào. Đó là tư thế chiến thắng của con người tươi trẻ, lạc
quan, yêu đời. Tuy nhiên cần phải thấy thơ Quang Dũng
có một điểm rất nổi bật, đó là những hình ảnh tương
phản có giá trị nâng đỡ lẫn nhau về mặt cảm xúc. Cho
nên những “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã
trở thành vô nghĩa trong sự thử thách của thiên nhiên
đối với con người. Vì sau tất cả những thử thách ấy, là
một cảm xúc đầy kiêu hãnh của người lính, họ bất chấp
mọi khó khăn để vươn tới một tầm cao lồng lộng giữa
đỉnh trời “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh”. Hình
ảnh ấy gợi nhớ đến những dòng thơ trong “Lên Tây
Bắc” của Tố Hữu:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

Núi không đè nổi vai vươn tới


Lá ngụy trang reo với gió đèo”
Có thể thấy, thời nào cũng vậy người bộ đội cụ Hồ
vẫn sáng ngời vẻ đẹp anh dũng, kiêu hãnh, gian khổ
không thể làm tắt đi ngọn lửa yêu nước đang hừng hực
của các anh, càng gian khổ bao nhiêu ta lại càng thấy cái
quyết tâm, cái “chí cao hơn đèo” của các anh bấy nhiêu.
Thiên nhiên có lúc vụt hiện ra từ những câu thơ giàu giá
trị tượng hình, có những nét thật táo bạo, câu thơ như bẻ
gãy làm đôi: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”,
hai vế của của thơ tạo thành cặp tiểu đối hoàn chỉnh,
dấu phẩy giữa dòng chia câu thơ làm hai nửa cân xứng
tạo ấn tượng về một địa hình gấp gãy giữa không gian.
Thế núi như vút lên, dựng đứng rồi lại đột ngột đổ
xuống bất ngờ. Nhà thơ đã đặt một chữ “cao” vào giữa
sự đối lập của “ngàn thước lên” và “ngàn thước xuống”.
Chính cấu trúc ngữ nghĩa ấy tạo nên đỉnh cao nghìn
thước giữa câu thơ. Chẳng những thế, với hai chữ “lên”
và “xuống” còn gợi ra hình ảnh trập trùng của đoàn binh
Tây Tiến đang cố gắng vượt dốc cao, vực thẳm; làm nổi
bật tư thế và bản lĩnh của người chiến binh Tây Tiến
trên bước đường hành quân gian nan nhưng vẫn lạc
quan, yêu đời. Cảnh tượng chiến trường đâu chỉ có đèo
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

cao, cồn mây, dốc thẳm, đâu chỉ có mưa ngàn, muỗi
rừng, vắt núi, mà còn có biết bao thử thách của rừng
thiêng, nước độc. Nếu ở mấy câu đầu tác giả mở rộng
thiên nhiên miền Tây Bắc mênh mông qua không gian
hùng vĩ, thơ mộng của những cơn mưa rừng, với độ cao
chạm đến mây trời của đỉnh núi Tây Bắc, thì đến với hai
câu thơ sau thiên nhiên lại được khám phá theo chiều
của thời gian:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Thiên nhiên Tây Bắc như rùng mình trong bản giao
hưởng của đại ngàn với tiếng thác gầm và tiếng chân
cọp dữ. Với rừng núi Tây Bắc, cứ mỗi buổi chiều ta lại
nghe thác “gầm thét” đổ xuống từ trên cao và cứ mỗi
đêm lại nghe tiếng cọp gầm gừ. Điều đó như là một sự
liên tục, tuần hoàn khép kín thông qua hai trạng từ chỉ
thời gian “chiều chiều” và “đêm đêm’’. Đó là những âm
thanh dữ dội, bí hiểm, man rợn như khúc hòa tấu của
chốn oai linh. Cũng là danh từ riêng nhưng Mường Lát
lãng mạn bao nhiêu, thơ mộng bao nhiêu thì Mường
Hịch dữ dằn, đầy sát khí bấy nhiêu. Tên địa danh
Mường Hịch đọc lên có cảm giác nặng nề như tiếng
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

chân cọp rậm rịch đi trong đêm. Rừng núi mang một
không khí rờn rợn, nguyên vẹn vẻ hoang sơ của nó. Ở
nơi xa xôi, con người lần đầu đặt chân đến, khi mà thiên
nhiên vẫn đang làm chủ thì khó khăn chắc chắn còn tăng
thêm gấp bội lần. Những nguy hiểm vẫn rập rình đâu
đó, đó là sự quyết liệt mà binh đoàn Tây Tiến đã một
thời vượt qua. Vị chúa rừng xanh ấy như đang trêu đùa
trước những nỗi sợ của những chàng trai trẻ Hà Thành.
Từ “trêu” là cách nói dí dỏm, hài hước, đẩy nỗi sợ hãi
của người lính lùi xa, dù khó khăn là vậy, rừng thiêng
nước độc có thể cướp đi mạng sống của các anh bất cứ
lúc nào nhưng các anh vẫn chỉ xem đó là một trò đùa để
che dấu đi nỗi sợ hãi trước thiên nhiên rộng lớn, qua đó
thể hiện sự bản lĩnh, cùng nét tinh nghịch của những
chàng trai Hà Thành. Mỗi vần thơ để lại trong tâm trí
người đọc một ấn tượng: gian nan tột cùng mà cũng can
trường tột bậc. Với những sự đe dọa từ mọi phía phong
tỏa, chúng ta thêm một lần nữa càng thấm thía những
khó khăn, vất vả của người lính Tây Tiến khi phải sống
và chiến đấu ngơi nước độc, rừng thiêng. Dù cho có bao
nhiêu khó khăn, thử thách đi chăng nữa thì đoàn quân
vẫn tiến bước, người nối người băng lên phía trước. Uy
lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

được nâng lên một tầm vóc mới. Trong đoạn thơ này,
Quang Dũng có lẽ đã nói quá lên về cái ghê gớm của
núi rừng chỉ là để làm bật lên vẻ đẹp hào hùng của con
người chứ không phải để hạ thấp nó. Như vậy, bằng
cách dùng từ độc đáo cùng bút pháp tả thực chân thật,
Quang Dũng đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh
đậm mùi gian khổ của chiến tranh, như mang đến cho
người đọc một bộ phim về chiến tranh chân thực hết
sức.
Tuy nhiên, trong con mắt của người thi sĩ Quang
Dung, thiên nhiên Tây Bắc không chỉ có sương lấp, dốc
lên khúc khuỷu, heo hút cồn mây hay tiếng gầm gào cuả
thác dữ và chúa sơn lâm, mà ở đó còn là bức tranh thiên
nhiên thơ mộng và yên bình. Ném vào trong khung cảnh
ấy là một bức tranh thủy mặc hiện đại làm xao động
lòng người: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Giữa âm
điệu gồ ghề của những thanh trắc, câu thơ thả xuống
toàn thanh bằng, tạo một dấu lặng đột ngột của khúc
quân hành, mở ra nét nhạc bâng khuâng man mác hồn
người. Cũng chính vì thế mà câu thơ đã trả cho người
đọc trạng thái cân bằng, lâng lâng. Hình ảnh ấy tạo sự
tương phản gay gắt trong diện mạo thẩm mĩ của vùng
đất này. Âm hưởng nhịp nhàng, nhè nhẹ của những
thanh bằng cùng với cách ngắt nhịp 2/2/3 như kéo dài
âm điệu mượt mà trong lời thơ, vẽ ra trước mắt ta một
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

không gian mênh mông, bao la. Không gian ấy được thu
vào tầm mắt người lính một thế đứng rất “lính’’. Tuy
rằng những cơn mưa rừng bất chợt mang đến cho người
lính Tây Tiến sự giá rét, nhưng khi đưa ánh mắt sang
ngang, xa xa, lẫn trong màn mưa núi, sương rừng, người
lính thấy bản làng mờ ảo, thấp thóang trong thung lũng,
lúc ẩn, lúc hiện. Nhà thơ đã rất sáng tạo khi nói đến mưa
rừng bằng cụm từ “mưa xa khơi”. Hình ảnh thơ với cấu
trúc ngôn từ lạ, táo bạo: “xa khơi” vốn là hình ảnh tả
không gian biển, nay được Quang Dũng sử dụng để tả
cảnh không gian núi rừng. Hình ảnh này khép dòng thơ
làm cho câu thơ đẹp như một bức tranh lụa mềm mại,
rất nên thơ. Âm điệu thơ nhẹ nhàng, như thể giúp người
đọc hình dung những ngôi nhà đang bồng bềnh giữa
biển khơi. Nó gợi lên một cái gì đó rất kì bí, hoang sơ
giữa trốn núi rừng. Thiên nhiên hùng tráng được miêu tả
bằng hình, bằng âm, bằng nhịp điệu và đặc biệt là bằng
cảm hứng lãng mạn để sự hiểm trở của thiên nhiên khơi
gợi cảm hứng chinh phục trong con người. Vượt lên
gian khổ, hi sinh, hành trang người lính đầy ắp những kỉ
niệm đẹp của tình quân dân:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hai câu thơ cuối đoạn gợi cảm giác tươi mát, ngọt ngào
về cuộc sống thanh bình thoáng bắt gặp trên
đường hành quân. Đằng sau vẻ hoang dại, bí ẩn của đại
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

ngàn hiện lên hình ảnh con người với vẻ đẹp thật thơ
mộng, lãng mạn. Bút pháp của Quang Dũng biến thiên
nhiên: đang gân guốc, dữ dằn thoắt đã dịu dàng, e ấp.
Chiến binh Tây Tiến hào hùng mà cũng rất đỗi hào hoa,
rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và đằm thắm tình
người. Chữ “nhớ” đứng ở đầu câu thơ như kết tụ lại bao
tình cảm nhớ thương, bao bồi hồi, xao xuyến vấn
vương. Câu thơ giống như tiếng gọi thoảng thốt ngân
lên từ trong tiềm thức.“Nhớ ôi” là một câu cảm thán gợi
nỗi bâng khuâng khi hồi tưởng lại những kỉ niệm ấm áp:
lúc đoàn binh dừng lại sau một đoạn đường hành quân
vất vả, lều trại được dựng lên ở một bản làng, một bếp
lửa ánh đỏ hồng, một nồi xôi hương bay ngào ngạt, khói
bếp, khói cơm bay lên hòa quyện vào khói lam chiều.
Khung cảnh ấy mới đầm ấm làm sao! Nó cho ta thấy
tình cảm của tác giả được hướng vào nội tâm như tiếng
gọi hoài niệm, xao xuyến, cháy bỏng trong trái tim nhà
thơ. Và nỗi nhớ ấy không kìm nén được nữa để rồi phải
thốt lên thành lời. Nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp
xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, nhớ tình nghĩa,
nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào người dân Tây Bắc.
Bữa cơm lên khói tỏa lan mùi nếp xôi gợi cái không khí
gia đình ấm áp, xua tan đi cảm giác trống vắng trong
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

tâm hồn những người chiến sĩ. Lúc đó, đồng đội quây
quần bên nhau, quên đi bao vất vả, gian khổ. Chiến
tranh lùi lại vào một góc khuất, nhường chỗ cho cảnh
sinh hoạt tươi vui. Chữ “mùa” ở đây là một mốc thời
gian đã trở thành dấu ấn in sâu trong trái tim người
chiến sĩ. Tác giả không dùng “mùa vụ” mà lại sử dụng
từ “mùa em” – một từ ngữ sáng tạo, độc đáo - thể hiện
tình yêu, nỗi nhớ trở thành hoài niệm. “Mùa em” không
phải là một trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất
trời mà là mùa của riêng Quang Dũng khi nhớ về Tây
Tiến, nhớ về nơi đã đi qua, ghi lại những kỉ niệm thời
trẻ của mình, nó là mùa của kỉ niệm, của những hồi ức.
Đọng lại trong hai câu thơ là hình ảnh người con gái
Mai châu cần cù, tần tảo và có vẻ đẹp tâm hồn trong
sáng, là một sáng tạo độc đáo về con người trong ngôn
ngữ thi ca, tứ thơ hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ,
nhịp thơ vì thế trở nên uyển chuyển, mềm mại. Giữa cái
khổ đau, đoạn thơ bỗng khép lại bằng một kỉ niệm thật
ấm áp, như một tiếng hát vui bỗng vút lên. Cái tình cảm
thắm thiết ấy, sự hào hoa, nét lãng mạn ấy được bồi đắp
trong tâm hồn người chiến sĩ, có lẽ bởi đó là tâm hồn
của những
chàng trai, “thanh lịch’’ xuất thân từ Hà thành. Đây là
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

đoạn thơ có sức tạo hình hết sức độc đáo. Cảm hứng
lãng mạn đã làm cho hình tượng người lính trở nên rực
rỡ. Hình tượng nghệ thuật vừa bám sát hiện thực
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ FB “TRUNG NGUYÊN”, “HƯNG NGUYÊN”

41

You might also like