Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
--------🙟🕮🙝--------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH THANG MÁY

Nhóm sinh viên thực hiện:


Họ và tên sinh viên Mã sinh viên
Hoàng Đình Biên 191313585
Đỗ Bá Quang 191302321
Nguyễn Công Thuận 191302741

Lớp: Cơ điện tử 2 Khóa: 60


Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Hiển

Hà Nội, 1/2024
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
--------🙟🕮🙝--------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH THANG MÁY

Nhóm sinh viên thực hiện:


Họ và tên sinh viên Mã sinh viên
Hoàng Đình Biên 191313585
Đỗ Bá Quang 191302321
Nguyễn Công Thuận 191302741

Lớp: Cơ điện tử 2 Khóa: 60


Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Hiển

Hà Nội, 1/2024
2

Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường Đại học Giao thông vận tải Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

Bộ môn: Cơ điện tử
Khoa: Cơ khí
Sinh viên: Hoàng Đình Biên
Đỗ Bá Quang
Nguyễn Công Thuận

Tên và tóm tắt yêu cầu, nội dung đề tài: “Thiết kế và chế tạo mô hình thang máy”
Số liệu cần thiết chủ yếu để thiết kế:
- Sinh viên tự lựa chọn các thông số kỹ thuật cho mô hình thang máy 3 tầng
Nội dung của bản thuyết minh, yêu cầu giải thích tính toán của thiết kế tốt nghiệp:
1. Tổng quan về thang máy
2. Thiết kế, chế tạo mô hình thang máy 3 tầng
3. Kết quả và thảo luận
3

Các bản vẽ chính:


- Các bản vẽ thiết kế mạch
- Các bản vẽ cơ khí
Những yêu cầu bổ sung thêm trong nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp hoặc chuyên đề:
Cán bộ hướng dẫn:
a. Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Hiển
b. Cán bộ ngoài sản xuất: …………………………………………………………
Ngày giao nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp: / /2023
Ngày bắt đầu thiết kế tốt nghiệp: / /2023

TL\Hiệu trưởng Ngày tháng năm 2023 Đã giao nhiệm vụ TKTN


Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Giáo viên hướng dẫn

Đinh Thị Thanh Huyền Phạm Xuân Hiển

Đã nhận nhiệm vụ TKTN


Sinh viên: Hoàng Đình Biên
Đỗ Bá Quang
Nguyễn Công Thuận

Lớp: Cơ điện tử 2 Khóa: 60


4

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép nhóm đồ án được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
trường Đại học Giao thông vận tải cùng với quý thầy, cô trong khoa Cơ khí và bộ môn Cơ
điện tử đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ
nhóm đồ án trong quá trình học tập rèn luyện và hoàn thiện đồ án. Đó là nền tảng cơ bản
và quan trọng nhất, là hành trang quý giá để nhóm đồ án hoàn thành đồ và tự tin bước tiếp
vào con đường sắp tới.
Nhóm đồ án xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS. Phạm Xuân Hiển đã tạo
điều kiện và cho phép nhóm đồ án được thực hiện đồ án tốt nghiệp. Nhóm đồ án xin chân
thành cảm ơn thầy TS. Phạm Xuân Hiển đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn nhóm đồ án qua
từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận nguyên cứu về đề tài. Nhờ có những lời
hướng dẫn, dạy bảo đó, đồ án này của nhóm đã hoàn thành một cách tốt nhất.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên chia sẻ về mặt vật chất cũng như
tinh thần tạo động lực để nhóm thực hiện đồ tài này.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, do còn hạn chế về kiến thức cũng như kỹ
năng thực tế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Nhóm đồ án kính mong thầy cô và bạn bè
có những ý kiến đóng góp quý báu để kiến thức trong lĩnh vực được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, nhóm đồ án xin kính chúc quý thầy, cô trong khoa Cơ khí, bộ môn Cơ điện
tử thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh tốt đẹp của mình và truyền
đạt kiến thực cho thế hệ mai sau.
Nhóm đồ án xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2024


Nhóm sinh viên thực hiện
Hoàng Đình Biên
Đỗ Bá Quang
Nguyễn Công Thuận
5

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA .................................................................................... 8

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 10

CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY ........................................................... 11

1.1. Khái niệm chung về thang máy ........................................................................... 11

1.2. Cấu tạo và trang thiết bị của thang máy ............................................................... 12

1.2.1. Cấu tạo cơ bản.............................................................................................. 12

1.2.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của thang máy.................................................. 13

1.3. Trang thiết bị trong thang máy ............................................................................ 14

1.3.1. Motor kéo ..................................................................................................... 14

1.3.2. Tủ điều khiển ............................................................................................... 15

1.3.3. Buồng thang (cabin) ..................................................................................... 15

1.3.4. Cáp tải .......................................................................................................... 16

1.3.5. Ray dẫn hướng ............................................................................................. 16

1.3.6. Đối trọng ...................................................................................................... 17

1.3.7. Ngàm dẫn hướng .......................................................................................... 17

1.3.8. Giảm chấn .................................................................................................... 18

1.3.9. Thiết bị cảm biến thang máy ........................................................................ 18

1.3.10. Hệ thống an toàn ........................................................................................ 20

1.3.11. Cấu tạo hố pit thang máy ............................................................................ 20

1.4. Phân loại thang máy ............................................................................................ 20

1.4.1. Theo công dụng (TCVN 5744 - 1993) .......................................................... 21

1.4.2. Phân loại theo vị trí đặt bộ tời kéo ................................................................ 21

1.4.3. Phân loại theo thông số cơ bản ..................................................................... 21


6

1.4.4. Phân loại theo hệ thống vận hành. ................................................................ 22

1.4.5. Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin ........................................................ 22

1.5. Trạng thái hoạt động của thang máy .................................................................... 23

1.5.1. Thang máy hoạt động bình thường ............................................................... 23

1.5.2. Thang máy sự cố .......................................................................................... 23

CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN VÀ THIẾT KẾ CƠ KHÍ CHO THANG MÁY ................... 24

2.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 24

2.2. Xác định kích thước và khối lượng của cabin ...................................................... 24

2.2.1. Kích thước của cabin .................................................................................... 24

2.2.2. Khối lượng của cabin ................................................................................... 25

2.3. Xác định khối lượng của đối trọng ...................................................................... 25

2.4. Tính chọn cáp tải................................................................................................. 26

2.5. Tính chọn puli quấn cáp ...................................................................................... 27

2.6. Tính toán công suất động cơ................................................................................ 27

2.6.1. Yêu cầu động cơ cho thang máy ................................................................... 27

2.6.2. Tính công suất động cơ ................................................................................ 28

2.6.3. Tính toán công suất động cơ cửa thang ......................................................... 28

2.7. Thiết kế cơ khí cho mô hình thang máy ............................................................... 29

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY BẰNG PLC ........................... 35

3.1. Yêu cầu công nghệ và bài toán đặt ra cho hệ thống điều khiển ............................ 35

3.2. Chương trình điều khiển và các khối lệnh ........................................................... 35

3.2.1. Chương trình điều khiển ............................................................................... 35

3.2.2. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển .................................................................... 36

3.2.3. Các khối lệnh ............................................................................................... 36

3.3. Giao tiếp giữa PLC và các thiết bị ngoại vi ......................................................... 39


7

3.3.1. Các địa chỉ ngõ ra ......................................................................................... 39

3.3.2. Sơ đồ mạch hiển thị ...................................................................................... 40

3.3.3. Lưu đồ thuật toán điều khiển ........................................................................ 47

3.4. Chọn trang thiết bị cho mô hình thang máy ......................................................... 48

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 58

4.1. Mô hình sản phẩm ............................................................................................... 58

4.2. Kết quả đạt được ................................................................................................. 63

4.3. Phương hướng phát triển ..................................................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 64

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 65


8

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA


Hình 1.1. Kết cấu cơ khí thang máy ............................................................................... 12
Hình 1.2. Động cơ nâng hạ cabin ................................................................................... 14
Hình 1.3. Động cơ kéo cửa cabin ................................................................................... 15
Hình 1.4. Buồng thang máy (Cabin) .............................................................................. 16
Hình 1.5. Cáp tải thang máy........................................................................................... 16
Hình 1.6. Ray dẫn hướng ............................................................................................... 16
Hình 1.7. Đối trọng thang máy ....................................................................................... 17
Hình 1.8. Ngàm con lăn ................................................................................................. 17
Hình 1.9. Ngàm trượt ..................................................................................................... 17
Hình 1.10. Giảm chấn thang máy ................................................................................... 18
Hình 1.11. Cảm biến cửa thang máy .............................................................................. 18
Hình 1.12. Cảm biến dừng tầng ..................................................................................... 19
Hình 1.13. Cảm biến trọng lượng ................................................................................... 20
Hình 1.14. Governor – thiết bị kiểm soát tốc độ ............................................................. 20
Hình 2.1. Bảng chọn thông số cáp.................................................................................. 27
Hình 2.2. Mô hình thang máy ........................................................................................ 30
Hình 2.3.Khung chính thang máy .................................................................................. 30
Hình 2.4. Mặt trước thang máy ...................................................................................... 31
Hình 2.5. Mặt bên cabin................................................................................................. 31
Hình 2.6. Mặt đáy ca bin................................................................................................ 32
Hình 2.7. Mặt trên cùng cửa ca bin ................................................................................ 32
Hình 2.8. Đối trọng thang máy ....................................................................................... 33
Hình 2. 9. Puli chủ động ................................................................................................ 33
Hình 2.10. Puli dẫn hướng ............................................................................................. 34
Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển ...................................................................... 36
Hình 3.2. Sơ đồ mạch nguồn .......................................................................................... 40
Hình 3.3. Sơ đồ mạch đầu vào PLC ............................................................................... 41
Hình 3.4. Sơ đồ mạch đầu vào PLC ............................................................................... 42
Hình 3.5. Sơ đồ mạch đầu ra PLC .................................................................................. 43
Hình 3.6. Sơ đồ mạch đầu ra PLC .................................................................................. 44
9

Hình 3.7. Sơ đồ mạch tải................................................................................................ 45


Hình 3.8. Ma ̣ch giải mã led 7 đoa ̣n ................................................................................ 46
Hình 3.9. Lưu đồ thuật toán điều khiển thang ................................................................ 47
Hình 3.10. Lưu đồ thuật toán điều khiển cửa thang ........................................................ 48
Hình 3.11. Động cơ kéo cabin thang máy ...................................................................... 49
Hình 3.12. Động cơ kéo cửa cabin thang máy ................................................................ 50
Hình 3.13. PLC FX1N-44MR ........................................................................................ 50
Hình 3.14. Nguồn 12VDC ............................................................................................. 51
Hình 3.15. Relay trung gian 12VDC .............................................................................. 51
Hình 3.16. Cảm biến tiệm cận ........................................................................................ 52
Hình 3.17. Nút nhấn tích hợp đèn báo ............................................................................ 53
Hình 3.18. Led 7 đoạn ................................................................................................... 53
Hình 3.19. Mạch điều khiển ........................................................................................... 53
Hình 3.20. Modun hạ áp ................................................................................................ 54
Hình 3.21. Modul tăng áp .............................................................................................. 55
Hình 3.22. Tấm nhựa mica ............................................................................................. 55
Hình 3.23. Nhôm định hình 20x20 ................................................................................. 56
Hình 3.24. Dây cáp tải ................................................................................................... 56
Hình 3.25. Atomat ......................................................................................................... 57
Hình 3.26.Con lăn trượt cửa........................................................................................... 57
Hình 4.1. Mô hình đồ án hoàn thiện ............................................................................... 58
Hình 4.2. Mặt bên của mô hình đồ án ........................................................................... 59
Hình 4.3. Mặt bên của mô hình đồ án ............................................................................ 59
Hình 4.4. Hệ thống đấu nối tủ điện ................................................................................ 59
Hình 4.5. Mô hình đồ án khi di chuyển tầng 1................................................................ 60
Hình 4.6. Mô hình đồ án khi di chuyển tầng 2................................................................ 60
Hình 4.7. Mô hình đồ án khi di chuyển tầng 3................................................................ 61
Hình 4.8. Mô hình đồ án khi đóng cửa ........................................................................... 61
Hình 4.9. Mô hình đồ án khi mở cửa thang .................................................................... 62
Hình 4.10. Mô hình đồ án hiện thị số tầng thông qua led 7 đoạn .................................... 62
10

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phương tiện di chuyển
là vấn đề quan tâm hàng đầu. Phương tiện di chuyển là thiết bị, máy móc... góp phần rút
ngắn thời gian di chuyển, đẩy mạnh nhanh hiệu quả công việc giúp mang lại nhiều lời ích.
Chính vì lý do thiết thực ấy, nên nhóm đã được giao đề tài thiết kế và chế tạo mô hình
thang máy. Nhắc đến thang máy thì không còn xa lạ với chúng ta nữa, nó gắn liền với cuộc
sống của chúng ta. Thang máy trong các khu công nghiệp, trong các ngành xây dựng và
hơn nữa là các nhà cao tầng.
Mục tiêu của nhóm với đề tài thiết kế và chế tạo mô hình thang máy là muốn hiểu rõ
hơn về lịch sử, cấu trúc, nguyên lý hoạt động của thang máy để trau dồi thêm kiến thức,
kinh nghiệm chuyên môn kỹ năng…giúp chuẩn bị tốt cho công việc tương lai và đồng thời
thiết kế thi công thang máy sử dụng PLC trong điều khiển và vận hành.
Nhóm đồ án đã cố gắng hoàn thành thật tốt Đồ án tốt nghiệp này, đồ án này góp phần
tích lũy thêm hành trang kiến thức cho sau này và để lại những kỷ niệm đẹp khi còn là sinh
viên chuyên ngành kỹ thuật Cơ điện tử nói riêng và Trường đại học Giao thông vận tải nói
chung.
11

CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY


1.1. Khái niệm chung về thang máy
Thang máy là một loại phương tiện vận chuyển người, vật dụng rất phổ biến và
quan trọng trong các khu chung cư, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại … nó
có tần suất lưu thông không hề thua kém bất kì loại phương tiện giao thông nào hiện
nay.
Ngày nay, thang máy và máy nâng được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất của
nền kinh tế quốc dân như trong ngành khai thác hầm mỏ, trong ngành xây dựng, luyện kim,
công nghiệp nhẹ…. Ở những nơi đó thang máy và máy nâng được sử dụng để vận chuyển
hàng hóa, sản phẩm, đưa công nhân tới nơi làm việc có tốc độ cao khác
nhau…. Nó đã thay thế sức lực của con người và mang lại năng suất cao.
Trong sinh hoạt dân dụng, thang máy được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong
các tòa nhà cao tầng, trong các khách sạn, siêu thị, công sở và trong các bệnh viện….
Hệ thống thang máy đã giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực.
Ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng
vẻ đẹp và tiện nghi của công trình. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định đối với các toà
nhà cao trên 6 tầng trở lên phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận
tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho
công trình so với tổng giá thành công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với
những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn… tuy số tầng nhỏ hơn 6
nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn hơn thì việc trang bị thang máy là bắt
buộc để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong nhà. Nếu vấn đề này
không được giải quyết thì các dự án xây dựng các tòa nhà cao tầng sẽ không thành
hiện thực.
Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều
kiện để đưa vào sử dụng mà còn phải đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy
như: điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông
báo, bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng)
12

1.2. Cấu tạo và trang thiết bị của thang máy


1.2.1. Cấu tạo cơ bản
Các loại thang máy hiện đại có cấu trúc phức tạp nhằm nâng cao tính tin cậy, an
toàn, tiện lợi trong vận hành. Thang máy có cấu tạo gồm một số bộ phận chức năng như
sau:
1. Động cơ thang máy (cơ cấu dẫn động motor, máy kéo)
2. Tủ điện điều khiển (điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực)
3. Cabin thang máy, cửa tầng, của cabin
4. Bộ chống vượt tốc (hệ thống an toàn)
5. Rail dẫn hướng và cáp tải
6. Giảm chấn
7. Đối trọng thang máy

Hình 1.1. Kết cấu cơ khí thang máy


13

1. Cabin 2. Con trượt 3. Ray dẫn hướng cabin

4. Thanh kẹp tăng cáp 5. Cụm đối trọng 6. Ray dẫn hướng

7. Cụm dẫn hướng đối trọng 8. Cáp tải 9. Cụm máy

10. Cửa xếp cabin 11. Nêm chống rơi 12. Cơ cấu chống rơi

13. Giảm chấn 14. Thanh đỡ 15. Kẹp ray cabin

16. Giá ray cabin 17. Bulông bắt giá ray 18. Giá ray đối trọng

19. Kẹp ray đối trọng

1.2.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của thang máy


Thang máy điện sẽ được hoạt động dựa trên nguyên lý là các ròng rọc được kết nối
với Motor. Khi động cơ điện quay làm cho các ròng rọc quay, sau đó ròng rọc sẽ làm cho
dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng được thiết đặt sẵn. Trường
hợp động cơ quay theo chiều người lại thì ròng rọc sẽ quay theo chiều ngược lại và làm
cho cabin thang máy di chuyển theo chiều mong muốn.
Toàn bộ cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua
hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy. Phần đường ray giữa cabin
và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và phần này cũng được sử dụng với mục đích là để dừng
cabin trong những trường hợp khẩn cấp.
Nguyên lý hoạt động của thang máy khi mất điện là điều quan trọng mà bạn nên biết,
nhằm xử lý tình huống kịp thời nhất. Thang máy được thiết kế bao gồm 2 chức năng: chức
năng cứu hộ tự động và chức năng hoạt động bằng nguồn điện dự trữ. Trường hợp thang
máy mất điện thi mỗi chức năng sẽ có nhiệm vụ riêng biệt, đảm bảo hoạt động của con
người khi sử dụng.
Ở thang máy được trang bị chức năng hoạt động khi có hỏa hoạn: Khi công tắc của các
chức năng vẫn hoạt động trong khi có hỏa hoạn trong phòng điều khiển, sảnh đợi thang
máy…sẽ được kích hoặc hoặc thang máy nhận được tín hiệu báo động hỏa hoạn của tòa
nhà, tất cả cabin trong cùng nhóm sẽ được đi đến tầng nhằm sơ tán nhanh nhất.
Lưu ý: Để thang máy được hoạt động an toàn và hiệu quả chúng ta cần cân nhắc một số
những điều sau đây:
14

- Trước khi sử dụng thang máy bạn hãy xác định thang máy có chạy ổn định hay
không, có dừng đúng điểm hay không…Bằng cách là hãy cho thang máy chạy đủ ít
nhất là 1 vòng từ dưới lên trên.
- Bạn nên kiểm tra và xác nhận xem cảm biến cửa có hoạt động bình thường hay
không
- Nên kiểm tra nút gọi, bảng điều khiển trong cabin có đang bị bẩn hay không
- Không tự ý sửa chữa, tháo dỡ khi thang máy không có các kỹ thuật viên giám sát
- Thận trọng trong việc lựa chọn loại có nguyên lý hoạt động phù hợp: Ban đầu khi
lựa chọn thì người sử dụng nên chọn những loại phù hợp với công trình của gia
đình.
- Mục đích sử dụng của thang máy là cho thuê, là ở, khách sạn hay nhà nghỉ
- Thang máy gia đình bạn có phòng máy hay không có phòng máy (điều này phụ
thuộc vào chiều cao công trình được cấp phép như thế nào)
- Luôn bảo trì và bảo dưỡng thang máy đúng hạn: Dù thang máy của gia đình là thang
máy liên doanh hay nhập khẩu, thì việc bảo trì cần được định kỳ và theo đúng quy
trình của nó.
1.3. Trang thiết bị trong thang máy
1.3.1. Motor kéo

Hình 1.2. Động cơ nâng hạ cabin


Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ
thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi motor
15

kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối
trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang.

Hình 1.3. Động cơ kéo cửa cabin

1.3.2. Tủ điều khiển


Tủ điện thang máy là một trong những bộ phận quan trọng cho quá trình hoạt động của
thang máy, nếu bộ phận máy kéo được ví như trái tim thì tủ điện là “bộ não” điều khiển
toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy. Tủ chứa các thiết bị đóng ngắt, điều khiển và
giám sát hoạt động của thang gồm mạch điều khiển chính (PLC hoặc VDK), biến tần, cầu
chì các loại, công tắc tơ và các loại rơle trung gian....

Tủ điện có tác dụng điều khiển và phối hợp cùng các thiết bị khác để cho thang máy
hoạt động an toàn và theo đúng mong muốn của nhân viên kỹ thuật.

1.3.3. Buồng thang (cabin)


Buồng thang là phần không gian được giới hạn bởi 4 vách. Đây cũng là nơi cho người
đứng hoặc đặt hàng hóa vào khi cần di chuyển lên xuống. Buồng thang di chuyển trong
giếng thang máy dọc theo các thanh dẫn hướng. Bên trong buồng thang được lắp đặt các
nút điều khiển chọn tầng có đèn, đèn chiếu sáng, loa báo trạng thái, nút báo sự cố…Ngoài
ra, buồng thang có lắp đặt phanh bảo hiểm, động cơ truyền động đóng - mở cửa buồng
thang.
16

Hình 1.4. Buồng thang máy (Cabin)


1.3.4. Cáp tải

Hình 1.5. Cáp tải thang máy


Có cấu tạo bằng sợi thép cacbon tốt có giới hạn bền 1400 – 1800 N/mm2. Trong
thang máy thường dùng từ 3 đến 6 sợi cáp bện lại với nhau.

1.3.5. Ray dẫn hướng


Ray dẫn hướng là thiết bị được sử dụng để dẫn cabin và đối trọng di chuyển lên
xuống dọc theo phương đứng của thang máy. Bộ phận này đảm bảo cho cabin và đối
trọng luôn cố định ở vị trí của chúng mà không dịch chuyển theo phương ngang trong quá
trình hoạt động.

Hình 1.6. Ray dẫn hướng


17

1.3.6. Đối trọng


Đối trọng là khối nặng treo vào đầu cáp tải để tạo lực ma sát giữa rãnh cáp của puly và
cáp tải, đồng thời đối trọng còn có tác dụng cân bằng với khối lượng cabin và 50% tải. Nhờ
đó mà motor làm việc nhẹ hơn, hiệu suất cao.
Cấu tạo đối trọng bao gồm: Khung đối trọng, shoe dẫn hướng, board gang, rail dẫn
hướng, giảm chấn đối trọng.

Hình 1.7. Đối trọng thang máy


1.3.7. Ngàm dẫn hướng
Có hai loại ngàm dẫn hướng: ngàm trượt và ngàm con lăn. Bộ phận này đảm bảo đối
trọng và cabin không bị dịch chuyển sang phương ngang quá giá trị cho phép trong quá
trình hoạt động đồng thời giúp dẫn hướng cho cabin và đối trọng theo phương đứng.

Hình 1.9. Ngàm trượt Hình 1.8. Ngàm con lăn


18

1.3.8. Giảm chấn


Giảm chấn thang máy là thiết bị an toàn được đặt dưới hố thang mà khi thang máy có
sự cố xảy ra làm thang máy chạy quá tốc độ theo chiều xuống thì giảm chấn là hệ thống an
toàn cuối cùng để cabin ngồi lên làm giảm bớt những tác động trực tiếp tới thang máy.
Các loại giảm chấn thang máy được sử dụng phổng biến hiện nay được cấu tạo từ lò
xo hoặc cao su. Chất liệu này có khả năng đàn hồi tốt, giúp đảm bảo an toàn hiệu quả cao.
Có 3 loại giảm chấn được sử dụng nhiều nhất: Giảm chấn thủy lực, lò xo và cao su.

Hình 1.10. Giảm chấn thang máy


1.3.9. Thiết bị cảm biến thang máy
- Cảm biến cửa
Cảm biế n cửa thang máy (hay còn được gọi là photocell) đươc̣ lắp đặt ở 2 bên cửa
thang. Thiết bị này là cảm biến quang học, giúp phát hiện vật cản khi đóng mở cửa để đảm
bảo an toàn cho người sử dụng, tránh tình trạng kẹt cửa, mất an toàn cửa hay kẹp người
trong lúc thiết bị hoạt động, giảm thiểu tai nạn không mong muốn. Hiê ̣n nay, hệ thống cảm
biến cửa thang máy có 2 dạng: dạng thanh và dạng điểm.

Hình 1.11. Cảm biến cửa thang máy


19

- Cảm biến dừng tầng


Đây là thiết bị quạn trọng trong thang máy nhằ m đảm bảo viê ̣c xác đinh
̣ đươc̣ vi ̣ trí
dừng thang chuẩ n xác để cửa cabin thang máy ăn khớp với vị trí cửa tầng.
Sau khi người dùng ấn nút gọi tầng, hệ thống cảm biến dừng tầng thang máy sẽ hoạt
động. Bộ phận này sẽ nhận biết và xác định được tầng cần đến, dừng đúng tầng sao cho
giếng thang và mặt sàn tầng bằng nhau, tạo thuận lợi cho hành khách di chuyển. Đối với
thang máy chở hàng, đây có lẽ là bộ phận quan trọng nhất bởi các thiết bị vận chuyển hàng
thường có bánh xe và dễ dàng được di chuyển khi sàn tầng và sàn cabin bằng nhau.

Hình 1.12. Cảm biến dừng tầng


- Cảm biến trọng lượng
Hê ̣ thố ng cảm biế n tải tro ̣ng của thang máy đươc̣ trang bi ̣ với nhiê ̣m vu ̣ chính là ta ̣o ra
tín hiê ̣u điê ̣n, với đô ̣ lớn tỉ lê ̣ thuâ ̣n với lực đo đươc̣ trong thực tế , đảm bảo phát hiê ̣n tình
tra ̣ng vươṭ tải dễ dàng và kip̣ thời hơn. Bộ phận cảm biến trọng lượng được lắp đặt bên
dưới sàn, hoạt động tương tự như một chiếc cân di động. Bộ phận này được kết nối với
thiết bị cảnh báo của thang, khi quá tải trọng quy định thang sẽ dừng hoạt động và phát ra
tín hiệu báo quá tải. Chỉ khi trọng lượng nằm trong tải trọng cho phép thang mới tiếp tục
hoạt động bình thường.
Cảm biến trọng lượng thang giúp giảm tối đa tình trạng quá tải, tiềm ẩn nguy cơ rơi tự
do, đứt cáp gây mất an toàn cho người sử dụng và ảnh hưởng đến chính độ bền của thang
máy.
20

Hình 1.13. Cảm biến trọng lượng


1.3.10. Hệ thống an toàn
Vai trò của hê ̣ thố ng thắng của thang máy: Tốc độ là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của thang máy. Nếu thang máy vượt quá giới hạn tốc độ cho phép thì sẽ gây ra
những ảnh hưởng nguy hiểm đến người sử dụng. Có nhiề u nguyên nhân dẫn đế n viê ̣c thang
máy vươṭ quá tố c đô ̣ cho phép như lỗi cài đặt, đứt cáp, thắng điện không đạt tiêu chuẩn…
Hệ thố ng thắ ng trong thang máy nhằm giúp thang máy giải quyết tình trạng vượt tốc,
đảm bảo cho quá trình vận hành.

Hình 1.14. Governor – thiết bị kiểm soát tốc độ

1.3.11. Cấu tạo hố pit thang máy


Đây là phần dưới cùng của cấu trúc thang máy, là phần hố âm được thi công xây dựng
sâu hơn với với mặt đất trong khoảng từ 800mm – 1400mm
1.4. Phân loại thang máy
Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng với nhiều kiểu,
nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình. Thang
máy có thể phân loại thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào các tính chất, chức năng như:
phân loại theo hệ dẫn động cabin, theo vị trí đặt bộ kéo tời, theo hệ thống vận hành,
theo công dụng… Dưới đây là một số phân loại:
21

1.4.1. Theo công dụng (TCVN 5744 - 1993)


Thang máy được chia làm 5 loại:
- Thang máy chuyên chở người:
Loại này chuyên vận chuyển hành khách trong các khách sạn, công sở, nhà nghỉ,
các khu chung cư, trưường học, tháp truyền hình... Gia tốc cho phép được quy định
theo cảm giác của hành khách. Gia tốc tối ưu là: a < 2m/s2.
- Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyên chở người nhưng có tính đến hàng hóa
mang kèm theo người:
Loại này thường được dùng cho các siêu thị, khu triển lãm…
- Thang máy chuyên chở bệnh nhân:
Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng. Đặc điểm của nó là
kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc giường của
bệnh nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm. Phải đảm
bảo rất an toàn, sự tối ưu về độ êm khi dịch chuyển, thời gian dịch chuyển, tính ưu
tiên đúng theo các yêu cầu của bệnh viện.
- Thang máy thiết kế chuyên chở hàng hóa nhưng thường có người đi kèm
theo:
Loại này thường dùng cho các nhà máy, công xưởng, kho… đáp ứng được các điều
được các điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động của môi trường
làm việc: độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, sự ăn mòn….
- Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm:
Loại này dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể…
Đặc điểm của thang máy này chỉ có điều khiển ngoài cabin (trước các cửa tầng).
1.4.2. Phân loại theo vị trí đặt bộ tời kéo
- Đối với thang máy điện: Thang máy có bộ tời kéo đặt dưới giếng thang.
- Đối với thang máy dẫn động: Cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng thì
bộ tời dẫn động đặt ngay trên nóc cabin.
- Đối với thang máy thuỷ lực: Buồng đặt tại tầng trệt.
1.4.3. Phân loại theo thông số cơ bản
Theo tốc độ di chuyển của cabin
- Thang máy tốc độ thấp: 𝑣 < 1 𝑚/𝑠.
22

- Thang máy tốc độ trung bình: 𝑣 = 1 ÷ 2,5 𝑚/𝑠. Thường dùng cho các nhà có số
tầng từ 6 ÷ 12 tầng.
- Thang máy tốc độ cao: 𝑣 = 2,5 ÷ 4 𝑚/𝑠. Thường dùng cho các nhà có số tầng lớn
hơn 16 tầng.
- Thang máy tốc độ rất cao (siêu tốc): 𝑣 = 5𝑚/𝑠. Thường dùng trong các toà tháp
cao tầng.
Theo khối lượng vận chuyển của cabin
- Thang máy loại nhỏ: 𝑄 < 500 𝑘𝑔.
- Thang máy loại trung bình: 𝑄 = 500 ÷ 1000 𝑘𝑔
- Thang máy loại lớn: 𝑄 = 1000 ÷ 1600 𝑘𝑔
- Thang máy loại rất lớn 𝑄 > 1600 𝑘𝑔
1.4.4. Phân loại theo hệ thống vận hành.
Theo mức dò tự động
- Loại nửa tự động
- Loại tự động.
Theo tổ hợp điều khiển
- Điều khiển đơn.
- Điều khiển kép.
- Điều khiển theo nhóm.
Theo vị trí điều khiển
- Điều khiển trong cabin.
- Điều khiển ngoài cabin.
- Điều khiển cả trong và ngoài cabin.
1.4.5. Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin
Thang máy dẫn động điện
Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc
tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà hành
trình lên xuống của nó không bị hạn chế. Ngoài ra, còn có loại thang máy dẫn động
cơ cabin lên xuống nhờ bánh răng thanh răng (chuyên để chở người phục vụ xây
dựng các công trình cao tầng).
Thang máy thủy lực (bằng xylanh - pittông)
23

Đặc điểm của loại này là cabin được đẩy từ dưới lên nhờ xylanh - pittông thủy
lực nên hành trình bị hạn chế. Hiện nay thang máy thủy lực với hành trình tối đa
khoảng 18m. Vì vậy không thể trang bị cho các công trình cao tầng, mặc dù kết cấu
đơn giản, tiết diện giếng thang nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn động cáp,
chuyển động êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của công trình khi có cùng
số tầng phục vụ vì buồng máy đặt ở tầng trệt.
1.5. Trạng thái hoạt động của thang máy
1.5.1. Thang máy hoạt động bình thường
Cửa thang máy phải đóng kín khi buồng thang đang chuyển động và khi chưa dừng
hẳn. Sau khi mở cửa tại tầng có yêu cầu để khách ra vào, cửa buồng thang chỉ đóng lại nếu
chưa quá tải và không còn khách hay hàng hóa nào di chuyển qua cửa buồng thang. Lực
đóng cửa có giá trị nhỏ để đảm bảo không gây tổn thương cho hành khách hay hư hỏng
cho hàng hóa.
1.5.2. Thang máy sự cố
Nếu xảy ra tình trạng mất điện đèn chiếu sáng khẩn cấp của cabin sẽ bật, cabin được
trang bị chức năng cứu hộ tự động khi mất điện sẽ tự động di chuyển và dừng ở tầng gần
nhất bằng cách sử dụng nguồn điện ắc quy và mở cửa để tạo điều kiện sơ tán hành khách.
Nếu xảy ra tình trạng hỏa hoạn với thang máy có trang bị chức năng hoạt động khi có
hỏa hoạn, thang máy nhận được tin hiệu từ báo động hỏa hoạn của tòa nhà, tất cả các cabin
trong cùng nhóm đi đến tầng để sơ tán hành khách.
24

CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN VÀ THIẾT KẾ CƠ KHÍ CHO THANG


MÁY
2.1. Đặt vấn đề
Hiện nay công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là xu hướng và là phục tiêu phấn đấu phát
triển của không chỉ đất nước mà còn có doanh nghiệp, gia đình, hộ gia đình. Việc thiết kế
và sửa dụng thang máy là một trong số đó, nhưng việc có thể thiết kế và sử dụng thang
máy còn nhiều khó khăn như: Đòi hỏi chi phí cao, không gian thiết kế lớn, độ an toàn, tính
thẩm mỹ với thang máy
Mục tiêu thiết kế là:
- Tối ưu chi phí
- Tính thẩm mỹ cao
- Hệ thống hoạt động ổn định, đạt độ chính xác, an toàn cao
- Mô hình thiết kế gọn gàng
- Thiết bị sử dụng có độ bền cao và tuổi thọ lớn
- Vốn đầu tư phù hợp, chi phí vận hành thấp.
- Xây dựng chương trình điều khiển, giám sát tối ưu.
Vì vậy nhóm lựa chon bài toán thiết kế với yêu cầu đặt ra là: Thiết kế thang máy cho
một căn hộ gia đình 3 tầng đông thành viên. Vì vậy ta lựa chọn loại thang để thiết kế là
thang máy loại vừa, tốc độ thấp và gồm có các đặc tính kỹ thuật như sau:
- Loại thang: Chuyên chở người
- Số người: 6-8 (người)
- Tải trọng: 𝐺𝑡𝑡 = 500 (𝑘𝑔)
- Tốc độ: 𝑣 = 0,75 (𝑚/𝑠)
- Số tầng: 3 (tầng)
- Chiều cao mỗi tầng: ℎ = 4 (𝑚)
2.2. Xác định kích thước và khối lượng của cabin
2.2.1. Kích thước của cabin
Xác định được kích thước của cabin phải dựa vào tải trọng, không gian lắp đặt thang
và tính kinh tế. Do thang máy được thiết kế cho căn hộ gia đình 3 tầng với chiều cao mỗi
tầng là ℎ = 4 (𝑚) và tải trọng không qua lớn: 𝐺𝑡𝑡 = 500 (𝑘𝑔) nên ta thiết kế cabin thang
25

với kích thước rộng x sâu x cao là 1200 x 1500 x 2200 mm. Chiều rộng cửa ra vào là 800
mm và mở về 2 phía.
2.2.2. Khối lượng của cabin
Với kích thước cũng như yêu cầu thiết kế nên vách cabin, trần cabin sử dụng tấm lớn
Inox 304 dày 𝑑1 = 3𝑚𝑚. Cabin có kích thước rộng (R) x sâu (S) x cao (C) là 1200 x 1500
x 2200 mm và khối lượng riêng của inox 304 là 𝐷𝑖𝑛𝑜𝑥 = 7,93(𝑔/𝑐𝑚3 ) thì khối lượng của
vách và trần cabin là:
𝑚1 = (𝑑1 ∗ 𝑆 ∗ 𝐶 ∗ 𝐷𝑖𝑛𝑜𝑥 ) ∗ 3 + (𝑑1 ∗ 𝑅 ∗ 𝑆 ∗ 𝐷𝑖𝑛𝑜𝑥 ) (2.1)
= (3* 1500* 2200* 7,93/1000000) * 3 + (3* 1200* 1500* 7,93/1000000)
= 78,507 * 3 + 42,822 = 278,343 (kg)
Sàn cabin sử dụng đá granite tiêu chuẩn dày 𝑑2 = 10𝑚𝑚, 𝐷𝑔 = 2,75 (𝑔/𝑐𝑚3 ). Khối
lượng của sàn cabin là:
𝑚2 = 𝑑2 ∗ 𝑅 ∗ 𝑆 ∗ 𝐷𝑔 (2.2)
= 10 x 1200 x 1500 x 2,75/1000000 = 49,5 (kg)
Khối lượng của cửa cabin dùng inox 304 với chiều dày 𝑑3 = 10𝑚𝑚, 𝑅𝑐 = 800𝑚𝑚 là:
𝑚3 = 𝑑3 ∗ 𝑅𝑐 ∗ 𝐶 ∗ 𝐷𝑖𝑛𝑜𝑥 (2.3)
= (10 ∗ 800 ∗ 2200 ∗ 7,93/1000000) = 139,568 (𝑘𝑔)
Vậy tải trọng của cabin là: 𝑚1 + 𝑚2 + 𝑚3 = 278,343 + 49,5 + 139,568 =
476,411(𝑘𝑔).
Ngoài ra ca bin còn một số bộ phận khác nên để thuận lợi cho việc tính toán ta lấy khối
lượng của cabin là 𝐺𝑐𝑎𝑏𝑖𝑛 = 500 (𝑘𝑔).
2.3. Xác định khối lượng của đối trọng
Để động cơ đạt được hiểu suất làm việc lớn nhất và giảm tải trọng tác dụng lên động
cơ và cáp tải thì ta sử dụng đối trọng. Nếu trọng lượng đối trọng cân bằng hoàn toàn với
trọng lượng cabin và tải trọng nâng hạ khi tải tối đa thì động cơ chỉ cần khắc phục lực cản
ma sát và lực quán tính. Nhưng khi không tải thì động cơ thì động cơ phải khắc phục thêm
lực cản đúng bằng tải trọng Gtt (hoặc nâng đói trọng). Vì vậy thông thường ta chọn đối
trọng với hệ số cân bằng 𝜓 sao cho lực cần thiết để nâng cabin đầy tải bằng lực để hạ ca
bin không tải
𝜓: Hệ số cân bằng trọng lượng vật nâng
26

Vậy ta chọn hệ số cân bằng 𝜓 = 0.5 tức là 50 % tải trọng định mức của thang.
𝐺đ𝑡 = 𝐺𝑐𝑎𝑏𝑖𝑛 + 𝜓 ∗ 𝐺𝑡𝑡 (2.4)
= 500 + 0,5 ∗ 500 = 750 (𝑘𝑔)
2.4. Tính chọn cáp tải
Dây cáp luôn chịu tải trọng khi thang máy hoạt động và luôn bị thay đổi trạng thái
thẳng và uốn cong khi đi qua puly dẫn động. Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền
của cáp thép là lực căng lớn nhất khi làm việc và bán kính uốn cong. Vì vậy khi tính toán
ta chọn cáp thép theo lực kéo đứt, còn độ bền của cáp được đảm bảo bằng hệ số án toàn k
và tỉ số giữa đường kính puly với đường kính cáp tùy thuộc vào máy và chế độ làm việc.
Cáp thép được tính chọn theo công thức:
𝐹𝑚𝑎𝑥 ∗ 𝑘 ≤ [𝐹𝑑 ] (2.5)
Trong đó: 𝐹𝑚𝑎𝑥 : lực căng lớn nhất trong quá trình làm việc
𝑘: là hệ số an toàn bền. Ta chọn 𝑘 = 10 với thang máy chở người.
[𝐹𝑑 ]: Lực kéo đứt cáp do hãng sản xuất quy định
Ta có:
𝐺𝑐𝑎𝑏𝑖𝑛 ∗𝑔 + 𝐺𝑡𝑡 ∗𝑔 + 𝐺𝑐á𝑝 ∗𝑔
𝐹𝑚𝑎𝑥 = (2.6)
𝑎∗𝑖

Trong đó: 𝐺𝑡𝑡 : Tải trọng nâng


𝐺𝑐𝑎𝑏𝑖𝑛 : Khối lượng cabin
𝐺𝑐á𝑝 : Khối lượng dây cáp ứng với vị trí cabin ở tầng dưới cùng
𝑖: Số sợ cáp treo. Thông thường các thang máy sử dụng 3 đến 5 sợi cáp treo
ta chọn 𝑖 = 5
𝑎: là bội số palăng cáp treo cabin và đối trọng. Theo thiết kế cabin và đối trọng
treo trực tiếp lên các sợi cáp nên 𝑎 = 1
Khi chọn cáp thép cho thang máy nên ưu tiên chọn cáp có sợi tiếp xúc đường vì có độ
bền mòn cao hơn. Hiện nay có hai loại cáp bện chéo và bện xuôi. Nhưng theo khả năng
chống mòn thì cáp bện chéo không bằng cáp bện xuôi. Nên ta chọn sử dụng cáp bện xuôi
đê thiết kế.
Chọn cáp theo TCVN 7550: 2005 ISO 4344:2004, cáp 6x19 ta có:
27

Hình 2.1. Bảng chọn thông số cáp


𝑑𝑐 = 10𝑚𝑚, [𝐹𝑑 ] = 49,5 (𝑘𝑁) = 49500 (𝑁)
Ta có 100𝑚 cáp có khối lượng là 35,9kg → 1m cáp có khối lượng là 0,359 (kg).
Vì thang máy 3 tầng mỗi tầng cao 4m và để đảm bảo an toàn ta dùng 5 sợi cáp nên khối
lượng cáp là 𝐺𝑐á𝑝 = 4 ∗ 3 ∗ 0,359 ∗ 5 = 21,54 (𝑘𝑔)
Vậy với gia tốc trọng trường g = 10m/s 2 thì
500 ∗ 10 + 500 ∗ 10 + 21.54 ∗ 10
𝐹𝑚𝑎𝑥 = = 2043,08 (𝑁)
1∗5
𝐹𝑚𝑎𝑥 ∗ 𝑘 = 2043,08 ∗ 10 = 20430,8 (𝑁) ≤ [𝐹𝑑 ] = 49500 (𝑁)
Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện bền.

2.5. Tính chọn puli quấn cáp


Đường kính tối thiểu của puli dẫn động được xác định:
𝐷 ≥ 𝑑. 𝑒 (2.7)
Trong đó: 𝑑: là đường kính cáp thép
𝑒: là hệ số phụ thuộc vào loại thang nâng và tốc độ chuyển động của thang máy.
Ở đây ta thiết kế là thnag chuyên dụng chở người với tốc độ 𝑣 = 0,75 (𝑚/𝑠) < 1,5 (𝑚/𝑠)
nên ta chọn 𝑒 = 40
Vậy: 𝐷 ≥ 10.40 = 400 (𝑚𝑚)
2.6. Tính toán công suất động cơ
2.6.1. Yêu cầu động cơ cho thang máy
Xuất phát từ yêu cầu thiết kế, đặc tính làm việc của thang máy dùng cho hộ gia đình
nên ta sẽ tính toán chọn lựa động cơ phù hợp với các yêu cầu như: làm việc ngắn hạn lặp
lại, yêu cầu thời gian đóng mở nhanh, số lần đóng mở nhiều, yêu cầu dừng chính xác, kết
cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ, công suất làm việc phải đủ.
28

2.6.2. Tính công suất động cơ


Ta có tổng lực tác dụng lên puli dẫn cáp trong chế độ làm việc nặng nề nhất là:
𝐹 = (𝐺𝑡𝑡 + 𝐺𝑐𝑎𝑏𝑖𝑛 +𝐺𝑐á𝑝 −𝐺đ𝑡 ) ∗ 𝑔 (2.8)
= 5000 + 5000 + 215,4 – 7500 = 2715,4(𝑁)
Ngoài ra động cơ còn phải thắng được các lực lực ma sát trong lúc di chuyển và lực cản
của không khí. Nhìn chung hai thành phần lực này có giá trị không đáng kể nên thường ta
tính chọn đến hệ số 𝑘 = 1,2.
Vậy tổng lực kéo lớn nhất mà động cơ phải sinh ra là:
𝐹 ∗ 𝑘 = 𝐹 ∗ 𝑘 = 2715,4 ∗ 1,2 = 3258,5(𝑁) (2.9)
Momen đầu trục động cơ phải sinh ra là:
𝐷 1 1
𝑀 = (𝐹𝑘 ∗ ) ∗ ∗ (2.10)
2 𝑖 𝜂

Trong đó: 𝐷: là đường kính puli


𝑖: là tỉ số truyền ta chọn bộ truyền trục vít bánh vít có 𝑖 = 48
𝜂: là hiệu suất của bộ truyền 0,65 – 0,76. Ta chọn 𝜂 = 0,75
→ 𝑀 = (3258,5 ∗ 0,4/2) ∗ 1/48 ∗ 1/0,75 = 18,1 (𝑁. 𝑚)
Để thang máy chạy với 𝑣 = 0,75 (𝑚/𝑠) thì tốc độ đầu trục động cơ phải đạt
𝑛 = 1500 (𝑣ò𝑛𝑔/𝑝ℎút)
Khi đó công suất động cơ cần tính là:
2𝜋.𝑛 2𝜋∗1500
𝑃= 𝑀∗ 𝜔=𝑀∗ = 18,1 ∗ ~ 2843 (𝑊 ) = 2,843 (𝑘𝑊) (2.11)
60 60

2.6.3. Tính toán công suất động cơ cửa thang


Do thiết kế thang cho hộ gia đình và cửa thang máy được thiết kế mở về hai phía, nên
bộ truyền chuyển động của nhóm dùng bộ truyền động đai. Lực cản mở cửa chủ yếu là lực
cản ma sát lăn và ma sát ổ trục do trọng lượng cửa cabin và cửa tầng tác động lên gây ra.
Với đường kính bánh xe 𝐷𝑏𝑥 = 60 𝑚𝑚, đường kính ngõng trục 𝑑𝑛𝑡 = 20 𝑚𝑚, puli của
bộ truyền đai 𝐷𝑝 = 40 𝑚𝑚.
Ta có lực cản do ma sát lăn và ổ trục được xác định:
2𝜇+𝑓∗𝑑𝑛𝑡
𝐹𝑚𝑠 = 𝑚3 ∗ 𝑔 ∗ ∗𝑘 (2.12)
𝐷𝑏𝑥

2 ∗ 0,3 + 0,015 ∗ 20
= 139,568 ∗ 10 ∗ ∗ 2,2 = 46(𝑁)
60
Trong đó: 𝑚3 là khối lượng của cửa cabin
29

𝜇 = 0,3 là hệ số cản lăn


𝑓 = 0,015 là hệ số ma sát ổ trục
𝐷𝑏𝑥 đường kính bánh xe treo cửa
𝑘 = 2,2 hệ số do ma sát thành bánh và mặt đầu xoay bánh xe
Hiệu suất chung của bộ truyền là: 𝜂 = 𝜂1 2 ∗ 𝜂2 2 = 0,932 ∗ 0,972 = 0,81
Với: 𝜂1 là hiệu suất của bộ truyền đai, 𝜂1 = 0,93
𝜂2 là hiệu suất của một cặp ổ lăn, 𝜂2 = 0,97
Khi cabin mở cửa thì cánh cửa di chuyển với đoạn đường:
𝑆 400
𝑆 = 𝑆1 = 𝑆2 = 400(𝑚𝑚) ứng với thời gian là 𝑡 = 2,5 (𝑠) → 𝑣1 = 𝑣2 = = =
𝑡 2
𝑚 𝑚
0,16 ( ) = 9,6 ( )
𝑠 𝑝ℎ

Vậy công suất cần thiết của động cơ cửa cabin được xác định:
𝐹𝑚𝑠 ∗(𝑣1 +𝑣2 ) 46∗(9,6+9,6)
𝑃đ𝑐𝑐 = = = 0,0181(𝑘𝑊 ) = 18,1(𝑊 ) (2.13)
60∗1000∗𝜂 60∗1000∗0,81

2.7. Thiết kế cơ khí cho mô hình thang máy


Tổng quan mô hình thiết kế gồm 3 tầng có chiều ngang được thiết kế:
- Chiều rộng 320𝑚𝑚,
- Chiều cao 1100𝑚𝑚,
- Chiều sâu là 320𝑚𝑚.
- Mô hình thang máy thiết kế 3 tầng mỗi tầng được thiết kế với chiều cao 340𝑚𝑚
- Tầng 1 (dưới cùng)
- Tầng 2 (trung gian thứ 2)
- Tầng 3 (trên cùng)
30

Hình 2.2. Mô hình thang máy


Mô hình sử dụng thanh trượt nhôm được cố định vào hai bên của khung để cabin và
đối trọng trượt lên theo hướng đã định sẵn. Hệ thống tủ điện điều khiển được bố trí lắp đặt
phía bên cạnh mô hình để dễ dàng đi dây và tối ưu. Hệ thống mạch động lực được lắp đặt
và bao bọc chắc chắn tránh hiện tượng rò điện gây nguy hiểm khi vận hành.
Khung chính thang máy
Khung chính thang máy là bộ phận bao bọc bên ngoài cùng, có khả năng chịu tải, va
đập tốt, bền bỉ. Đòi hỏi độ chính xác và tính thẩm mỹ cao.
- Vật liệu: nhôm 20 x 20
- Kích thước: 1020 x 320 x 320
- Khối lượng: 5 kg

Hình 2.3.Khung chính thang máy


31

Mặt trước thang máy


Mặt trước thang máy là nơi người sử dụng thang cũng như người thết kế đánh giá khách
quan về mô hình thang máy nên đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
- Vật liệu: Nhựa mica
- Kích thước: 1020 x 320
- Khối lượng: 1 kg

Hình 2.4. Mặt trước thang máy


Cabin
Cabin thiết kế chế tạo từ các mặt trước, sau trên dưới và bao gồm cả cửa thang.
- Vật liệu: Nhựa mica
- Kích thước: với chều rộng, chiều sâu và chiều cao 230 x 230 x 290
- Khối lượng: 3 kg

Hình 2.5. Mặt bên cabin


32

Hình 2.6. Mặt đáy ca bin

Hình 2.7. Mặt trên cùng cửa ca bin


Đối trọng
Được thiết kế nhỏ gọn
- Vật liệu: nhôm 20 x 20
- Kích thước: 230 x 180
- Khối lượng: 3 kg
33

Hình 2.8. Đối trọng thang máy

Puli quấn cáp: Gồm puli chủ động và puli dẫn hướng
Puli chủ động:
- Vật liệu: Thép C45
- Đường kính ngoài: ∅88 𝑚𝑚
- Đường kính trong: ∅10 𝑚𝑚
- Đường kính quấn cáp: ∅78 𝑚𝑚
- Khối lượng: 3 kg

Hình 2. 9. Puli chủ động


34

Puli dẫn hướng:


- Vật liệu: Thép C45
- Đường kính ngoài: ∅49 mm
- Đường kính trong: ∅10mm
- Đường kính quấn cáp: ∅45 mm
- Khối lượng: 1 kg
-

Hình 2.10. Puli dẫn hướng


35

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY BẰNG


PLC
3.1. Yêu cầu công nghệ và bài toán đặt ra cho hệ thống điều khiển
Yêu cầu công nghệ:
Thiết kế, chế tạo thành công mô hình thang máy 3 tầng với các chức năng:
- Mô hình hoạt động với điện áp lưới có sẵn 220VAC, 24 VDC và 12 VDC.
- Đáp ứng được di chuyển với số lượng tầng dự kiến là 3 tầng
- Thang máy hoạt động ổn định chính xác
- Có màn hình hiển thi số tầng di chuyển
- Có nút điều khiển vị trí bên trong, ngoài thang máy và đóng mở cửa thang
Bài toán đặt ra cho hệ thống điều khiển:
Khi vị trí buồng thang ở tầng 1 hành khách nhấn gọi tầng 1 đi lên trên mô hình thực tế
cửa lúc này sẽ mở và đóng sau 5 giây. Sau khi vào trong cabin hành khách tiếp tục nhấn
và lựa chọn tầng mong muốn đi đến. Thang máy sẽ di chuyển theo số tầng đã được chọn.
Tương tự khi buồng thang ở các vị trí tầng 2,3.
Khi thang máy đang ở tầng 1 và hành khách đang ở tầng 2 đi lên/ xuống, tầng 3 đi
xuống. Buồng thang sẽ di chuyển lên ưu tiên tầng gần nhất và đến các tầng còn lại.
Trong quá trình đi lên đèn báo thang máy đi lên sẽ hoạt động và đến tầng yêu cầu sẽ
tắt đèn. Tương tự khi đi xuống đèn sẽ báo đi xuống.
Sau khi đã đưa khách hàng đến tầng mong muốn thì thang sẽ reset gọi và chọn tầng
trước đó.
3.2. Chương trình điều khiển và các khối lệnh
3.2.1. Chương trình điều khiển
Chương trình điều khiển là một là một chuỗi các lệnh lập trình PLC dùng để điểu khiển
phần động lực của thang máy. Nó gồm nhiều khối chương trình nhỏ ghép lại với nhau. Mỗi
khối có nhiệm vụ khác nhau và chúng có mối liên hệ với nhau tạo thành một chương trình
hoàn chỉnh để điều khiển mô hình thang máy.
Các khối được liên kết và điều khiển bởi bảng điều khiển với trung tâm điều khiển là
PLC FX1N-44MR
36

3.2.2. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển

Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển


Giải thích sơ đồ khối:
Khối nguồn cấp nguồn điện cho các khối. Khi đưa lệnh điều khiển thông qua khối phát
lệnh điều khiển tín hiệu sẽ được đưa tới khối PLC từ khối PLC sẽ giải mã thông qua khối
giải mã và xuất tín hiệu điều khiển qua khối động lực. Tín hiệu sau khi được mã hóa sẽ
hiện thị thông qua khối hiển thị

3.2.3. Các khối lệnh


Khối phát lệnh điều khiển
Đây là khối chương trình dùng để phát lệnh gọi tầng cho thang máy hoạt động. Nó là
sự liên kết giữa các nút nhấn gọi tầng co trên thang máy và các rơle trung gian trong chương
trình PLC. Khi một trong các nút nhấn được tác động thì các cuộn dây của rơ le trung gian
có điện. Lúc này các tiếp điểm các tiếp điểm của nó sẽ thay đổi trạng thái và tạo ra tín hiệu
cho các khối hoạt động
Khối có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điều khiển từ nút nhấn (phím chuyển mạch) và công
tắc hành trình (công tắc chuyển mạch). Khi một nút nhấn được tác động, tạo ra một chuyển
37

mạch dưới dạng xung từ trạng thái tích cực sang trạng thái không tích cực, xung bit này
được đưa dến bộ phận xử lý. Mỗi nút nhấn được nối với ngõ vào của bộ phận xử lý
Khối chọn tầng
Khối này bao gồm 3 đèn báo với chức năng chọn tầng tương ứng.
Khối gọi tầng
Khối này được bố trí từ tầng 1 đến tầng 3
- Tầng 1 chỉ có một nút nhất gọi đi lên.
- Tầng 2 gồm hai nút đi lên và xuống.
- Tầng 3 chỉ có một nút nhấn đi xuống.

Khối PLC
Đây là khối quan trọng nhất, nó có chức năng nhập các tín hiệu ngõ vào sau đó xử lý
chúng theo một trình tự logic đã được lập trình sẵn. Vấn đề đặt ra là do các tín hiệu ngõ
vào là do các chuyển mạch nút nhấn cung cấp. Sau khi hoàn tất việc xử lý tín hiệu ngõ vào,
một quyết định sẽ được tạo ra để điều khiển các thiết bị động lực
- Khối xác định vị trí Cabin:
Đây là khối điều khiển giúp chúng ta xát định được vị trí cabin. Khối điều khiển này
được kết hợp bởi X012 và các lệnh lập trình như INC và DEC
X012 thực chất là cảm biến dừng tầng, nó giúp cabin dừng đúng tầng được gọi.
Lệnh INC là lệnh làm tăng thanh ghi D28, khi thực hiện lệnh này giá trị hiện thực
của thanh ghi tăng lên 1, lệnh DEC có chức năng làm thiết bị đích giảm xuống 1.
Và một lệnh vô cùng quan trọng là lệnh DECO. Nó là lệnh giải thanh ghi D28 với
4-bit bắt đầu từ M10 đến M25. Nó kết hợp với cảm biến dừng tầng giúp cho cabin
dừng đúng vị trí
- Khối điều khiển động cơ lên xuống
Việc điều khiển động cơ lên xuống được thực hiện khi cảm biến dừng tầng tác động
vào các mức dữ liệu của thanh ghi D28 đã được giải mã kết hợp với các tín hiệu gọi
tầng sẽ làm cho các cuộn dây của rơ le và rơ le có điện. Thang máy sẽ đi lên khi rơ
le có điện đóng tiếp điểm thường mở cấp điện cho động cơ, làm động cơ đi lên và
ngược lại khi rơle có điện động cơ sẽ đi xuống
- Khối điều khiển động cơ đóng mở cửa
38

Việc mở cửa chỉ được thực hiện khi động cơ đã ngừng lại. Khi thang máy đi đến
đúng vị trí thì sau thời gian 1s cửa thang máy sẽ mở ra và cửa sẽ đóng lại sau 5s
Khối động lực
Chấp hành tín hiệu điều khiển từ khối PLC, có nhiệm vụ kéo phần cơ cho thang máy
- Cơ cấu nâng hạ buồng thang
Hệ thống truyền động nâng hạ buồng thang được kéo bởi động cơ 12VDC có hộp
giảm tốc thông qua hệ thống dây cáp và líp buly dẫn hướng. Cabin treo ở một đầu
dây cáp, đầu cáp còn lại đối diện sẽ gắn đối trọng. Khi puly quay thì 1 đầu dây cáp
sẽ cuốn vào, đầu còn lại sẽ duỗi ra có nghĩa là cabin đi lên thì đối trọng sẽ đi xuống
và ngược lại.
- Cơ cấu đóng – mở cửa buồng thang
Được thiết kế một vòng kín giữa động cơ 12VDC có hộp giảm tốc và líp dẫn. Hai
cửa buồng thang được gắn cố định trên dây tải, 1 cửa ở trên và 1 cửa ở dưới để đảm
bảo ra vào cùng lúc. Khi nhận được tín hiệu mở cửa thì động cơ sẽ quay thuận đến
khi chạm vị trí 2 rồi dừng động cơ và khi có tín hiệu đóng thì động cơ đảo chiều
quay ngược về chạm vị trí 1 để dừng động cơ.
Khối hiển thị
Khối này có nhiệm vụ hiển thị số tầng đã được giải mã và khuếch đại. Khối hiển thị
giúp cho ta biết được vị trí của cabin dù đứng ở bất kì tầng nào của thang máy, việc hiển
thị Led được thực hiện bởi hai lệnh: lệnh DIV là lệnh thực hiện phép chia các dữ liệu của
thanh ghi D28 cho thanh ghi D29 kết quả được lưu ở thiết bị đích, lệnh BCD chuyển đổi
số nhị phân sang BCD và lưu ở thiết bị đích (D29), lệnh này dùng để xuất dữ liệu trực tiếp
cho đèn Led 7 đoạn. Hai lệnh này kết hợp với sự hoạt động của cảm biến dừng tầng tạo ra
tín hiệu làm Led hiển thị đúng vị trí mà cabin đang dừng ở đó.
39

3.3. Giao tiếp giữa PLC và các thiết bị ngoại vi


3.3.1. Các địa chỉ ngõ ra
Ngõ vào: Ngõ ra:

X0: Vị trí tầng 1 Y0: Thang máy đi lên

X1: Vị trí tầng 2 Y1: Thang máy đi xuống

X2: Vị trí tầng 3 Y4: Bit1 hiển thị tầng

X3: Cabin gọi tầng 1 Y5: Bit2 hiển thị tầng

X4: Cabin gọi tầng 2 Y6: Đóng/mở cửa

X5: Cabin gọi tầng 3 Y10: Đèn tầng 2 đi lên

X6: Tầng 1 đi lên Y11: Đèn tầng 2 đi xuống

X7: Tầng 2 đi lên Y12: Đèn tầng 3 đi xuống

X10: Tầng 2 đi xuống Y13: Đèn đóng cửa

X11: Tầng3 đi xuống Y14: Đèn mở cửa

X12: Đóng cửa Y15: Đèn tầng 1 cabin gọi tầng

X13: Mở cửa Y16: Đèn tầng 2 cabin gọi tầng

Y17: Đèn tầng 3 cabin gọi tầng

Y20: Đèn tầng 1 đi lên


40

3.3.2. Sơ đồ mạch hiển thị

Hình 3.2. Sơ đồ mạch nguồn


41

Hình 3.3. Sơ đồ mạch đầu vào PLC


42

Hình 3.4. Sơ đồ mạch đầu vào PLC


43

Hình 3.5. Sơ đồ mạch đầu ra PLC


44

Hình 3.6. Sơ đồ mạch đầu ra PLC


45

Hình 3.7. Sơ đồ mạch tải


46

Hình 3.7

Hình 3.8. Mạch giải mã led 7 đoạn.


Đây là mạch dùng để hiển thị vị trí của Cabin. Mạch sử dụng Led 7 đoạn loại Anot chung.
Đầu chung mắc vào nguồn. Mạch hoạt động được dưới sự điều khiển của 2 IC là: IC7404
và IC74247. IC7404 cấu tạo là các cổng đảo có chức năng đảo trạng thái của tín hiệu vào.
IC74247 là IC giải mã các tín hiệu vào thành các tín hiệu làm cho Led hoạt động. Hai IC
này hoạt động nhờ vào nguồn 5VDC cấp cho nó. Khi tín hiệu PLC được cấp vào các chân
1,3,5 của IC 7404. Do cấu tạo là cổng đảo nên khi tín hiệu qua IC7404 sẽ bị đảo trạng thái
từ cao xuống thấp và ngược lại sau đó truyền đến chân 7,2,1 của IC74247 tín hiệu được
giải mã và đi ra các chân 9,10,11,12,13,14,15 rồi đi vào Led, làm cho Led hoạt động. Mỗi
con số mà Led hiển thị tương ứng với vị trí cabin.
47

3.3.3. Lưu đồ thuật toán điều khiển

Hình 3.9. Lưu đồ thuật toán điều khiển thang


48

Hình 3.10. Lưu đồ thuật toán điều khiển cửa thang

3.4. Chọn trang thiết bị cho mô hình thang máy


Động cơ điện kéo cabin
Từ việc tính chọn động cơ, xong với mô hình thiết kế nhỏ gọn, kích thước cabin nhỏ
và tải trọng không đáng kể, vấn đề sử dụng động cơ điện cho băng tải củng không đặt nặng
49

vấn đề công suất. Động cơ nhóm chọn dùng để nâng hạ thang máy và tải trọng là động cơ
điện giảm tốc một chiều HS134

Hình 3.11. Động cơ kéo cabin thang máy


Thông số kỹ thuật:
- Điện áp định mức: 12 (V)
- Công suất: 50 (W)
- Dòng không tải: 1.2 (A)
- Dòng điện làm việc: 5 (A)
- Tốc độ: 2250/60 (rpm)
- Chiều dài: 90 (mm)
- Đường kính: 60 (mm)
- Đường kính trục quay: 8 (mm)
- Trọng lượng động cơ: 1.2 (kg)
- Hộp giảm tốc: L x W x H = 65x80x75 (mm)

Động cơ kéo cửa cabin


Cửa cabin được thiết kế nhỏ gọn tải trọng không đáng kể nên động cơ nhóm chọn dùng
để vận hành cửa cabin là động cơ 17PM-K049E
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp sử dụng 12VDC
- Dòng hoạt động 1 (A)
- Momen xoắn 200 (mN.m)
- Đường kính ngoài: 42 (mm)
50

- Quán tính rotor: 37 (g.𝑐𝑚2 )


- Độ tự cảm: 3,2 (mH)
- Điện trở: 3,2 (𝛺)
- Góc bước: 1.8 độ/1 step (Độ sai số 5%)
- Khối lượng 200 (g)

Hình 3.12. Động cơ kéo cửa cabin thang máy


Bộ điều khiển
Với động cơ được chọn là động cơ DC một chiều, công suất không lớn cùng với giá
thành hợp lý phù hợp mới mục đích thiết kế mô hình đang được ưu tiên sử dụng rộng rãi
nên phần mềm điều khiển nhóm chọn là PLC Misubishi FX1N-44MR (24 In / 20 Out
Relay)

Hình 3.13. PLC FX1N-44MR


Thông số kỹ thuật:
- Kích thước (Dài*Rộng*Cao): 95mmx118mmx45mm
- Nguồn cấp: 24VDC
- Ngõ ra: Relay 220VDC/24VDC – 5A
- Ngõ vào/ra: 24 vào / 20 ra
51

- Số lượng bước lập trình: 8000 bước


- Bộ đếm tốc độ cao: Bộ đếm 6 kênh mặc định 8k (Đếm 1 chiều
- Phần mềm lập trình: GX Developer – GX-Work 2
- Cổng lập trình: DP9/RS232
Bộ nguồn cấp
Nguồn 220VAC cấp cho hệ thống: là nguồn xoay chiều lấy từ lưới điện có tần số 50Hz.
Với nguồn cấp là VAC, và động cơ DC với dòng tải 5A nên nhóm chọn nguồn tổ ong với
thông số kỹ thuật:
- Điện áp: 12 VDC
- Dòng điện: 5 A

Hình 3.14. Nguồn 12VDC


Relay trung gian
Là loại thiết bị có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại chúng với
kích thước nhỏ. Thiết bị được lắp đặt ở vị trí trung gian nằm giữa thiết bị điều khiển công
suất nhỏ và thiết bị công suất lớn hơn. Vai trò cách ly mạch điều khiển với mạch động lực,
cách ly cấp điện áp… Trên thị trường với nhiều relay tùy theo nhu cầu sử dụng: Mức điện
áp hoạt động 12VDC, và số tiếp điểm sử dụng nên ta chọn sử dụng 2 relay trung gian
- Điện áp: 12 VDC
- Số chân: 8

Hình 3.15. Relay trung gian 12VDC


52

Cảm biến dừng tầng


Cảm biến dừng tầng được sử dụng trong mô hình là cảm biến tiệm cận LJ12A3-4-
ZBX NPN phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Đặc biệt cảm biến này hoạt động tốt ngay
cả trong những môi trường khắc nghiệt. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự
chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện.
Cảm biến tiệm cận hoạt động theo nguyên lý trường điện từ phát ra xung quanh cảm
biến và gặp vật thể thì nó sẽ phát tín hiệu truyền về bộ xử lý. Với giá thành rẻ, thiết bị
gọn gàng đáp ứng đầy đủ chức năng của mô hình nên trong mô hình sử dụng cảm biến
tiệm cận LJ12A3-4-ZBX NPN để nhận biết tiếp điểm tín hiệu giúp nhận biết vị trí cabin
và đóng mở cửa của thang máy.
- Điện áp hoạt động: 6VDC – 36VDC.
- Kích thước: M12x1x55mm
- Ngõ ra: NPN, 3 dây
- Đầu ra: Thường mở NO
- Khoảng cách phát hiện: 4 (mm)
- Phát hiện các đối tượng: Kim loại / sắt

Hình 3.16. Cảm biến tiệm cận


Nút nhấn, đèn báo
Là loại công tắc đơn giản để đóng ngắt các thiết điện, máy móc hoặc điều khiển hoạt
động các thiết bị điện tử…Trong thang máy nút nhấn sử dụng để chọn tầng bên trong buồng
thang hoặc gọi thang lên xuống ở từng tầng. Để tối ưu chi phí và thuận lợi cho quá trình
thao tác đấu nốim cho mô hình, nhóm lựa chọn nút bấm tích hợp đèn báo AL6-M
- Điện áp: 24 VDC
- Dòng điện: 5 A
53

Hình 3.17. Nút nhấn tích hợp đèn báo


Led 7 đoạn.
Sử dụng để hiện thị số tầng thang máy. Để tối ưu chi phí và thuận lợi cho quá trình
thao tác đấu nốim cho mô hình, nhóm lựa chọn led 7 đoạn thanh anot chung.
- Số chân: 10 chân
- Điện áp: 5 V
- Kích thước: 0.56 inch

Hình 3.18. Led 7 đoạn.


Mạch điều khiển
Với giá thành không quá đắt, và điện áp sử dụng thấp để điều khiển động cơ đóng mở
của thang và led 7 đoạn. Nên chọn mạch điều khiển là NodeMCU ESP 8266

Hình 3.19. Mạch điều khiển


54

Thông Số Kỹ Thuật:
- Microcontroller: ESP8266EX
- Điện áp hoạt động: 3.3V DC
- Số chân I/O: 17 chân GPIO
- Kết nối mạng: WiFi 802.11 b/g/n
- Giao diện mạng: TCP/IP
- Đồng hồ thời gian thực (RTC): không tích hợp
- Bộ nhớ trong: 4MB
- RAM: 80KB
- Cổng nạp: Micro-USB
- Kích thước: 49 x 24.5 x 13mm

Modul tăng áp và hạ áp
Với nhu cầu sử dụng điện áp thấp cho mạch và led 7 đoạn ta chọn sử dụng mạch hạ áp
với thông số:
- Dòng điện: 1,3 A
- Điện áp hạ: 12 - 5 V

Hình 3.20. Modun hạ áp


Với nhu cầu sử dụng điện áp cao cho đèn và nút ấn ta chọn sử dụng mạch tăng áp với
thông số:
- Điện áp tăng: 12 – 24 V
55

Hình 3.21. Modul tăng áp


Để mô hình đáp ứng được tính thầm mỹ cao cũng như gia thành hợp lý nhóm chọn làm
mô hình với một số vật liệu sau:
Nhựa mica:
Thông số kỹ thuật:
- Tên gọi: tấm nhựa Mica Đài Loan Trắng Sữa
- Kích thước chiều rộng: 1220mm
- Kích thước chiều dài: 2440mm
- Độ dày: 2mm
- Màu sắc: trắng sữa

Hình 3.22. Tấm nhựa mica

Nhôm định hình 20x20


Thông số kỹ thuật:
- Mã sản phẩm: LV2020AL
- Chất liệu: nhôm
- Màu sắc: trắng
- Được phủ anode bảo vệ chống oxi hóa.
- Cao x rộng: 20mm x 20mm.
56

- Trọng lượng ước tính: 0.432 kg/m.


- Thể tích ước tính: 159.3mm³.
- Độ thẳng: 0.3 x L/300.
- Độ bằng phẳng: 0.004.
- Rảnh nhôm: M6, 6.2mm.
- Tâm lỗ: M5, Ø5.
- Cạnh ngoài có độ dày: 2mm
- Vật liệu: 6063-T5

Hình 3.23. Nhôm định hình 20x20


Dây cáp tải nâng hạ cabin: ta sử dụng dây dù 5mm

Hình 3.24. Dây cáp tải


APTOMAT:
Thông số kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn: IEC 60898
- Mã sản phẩm: YCB6H-63
- Dòng định mức: 10A
- Điện áp: 230/400 VAC
57

- Dòng ngắn mạch: 6KA

Hình 3.25. Atomat


Con lăn trượt cửa:

Hình 3.26.Con lăn trượt cửa


58

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Mô hình sản phẩm
Dưới đây là hình ảnh mô hình thiết kế, chế tạo đồ án 3 tầng của nhóm. Với thiết kế nhỏ
gọn tủ điện điều khiển được đặt bên cạnh thuận tiện cho việc điều khiển

Hình 4.1. Mô hình đồ án hoàn thiện


59

- Hình ảnh tổng quan các mặt bên của mô hình

Hình 4.2. Mặt bên của mô hình đồ án Hình 4.3. Mặt bên của mô hình đồ án

- Hình ảnh hệ thống tủ điện điều khiển của mô hình đồ án

Hình 4.4. Hệ thống đấu nối tủ điện


60

- Hình ảnh mô hình đồ án khi di chuyển tầng 1

Hình 4.5. Mô hình đồ án khi di chuyển tầng 1


- Hình ảnh mô hình đồ án khi di chuyển tầng 2

Hình 4.6. Mô hình đồ án khi di chuyển tầng 2


61

- Hình ảnh mô hình đồ án khi di chuyển tầng 3

Hình 4.7. Mô hình đồ án khi di chuyển tầng 3


- Hình ảnh mô hình đồ án khi đóng cửa

Hình 4.8. Mô hình đồ án khi đóng cửa


62

- Hình ảnh mô hình đồ án khi đóng cửa

Hình 4.9. Mô hình đồ án khi mở cửa thang


- Hình ảnh mô hình đồ án hiện thị số tầng thông qua led 7 đoạn.

Hình 4.10. Mô hình đồ án hiện thị số tầng thông qua led 7 đoạn.
63

4.2. Kết quả đạt được


Trong quá trình thực hiện Đồ án “Thiết kế và chế tạo mô hình thang máy”, đã giúp em
hiểu rõ hơn về các kiến thức lý thuyết đã được học trên lớp cũng như trong quá trình thực
hành môn điều khiển tự động.
Thiết kế mô hình trên phần mềm kết hợp với việc cho chạy thực tế đã giúp em nắm
vững kiến thức chung. Việc thực hiện trên mô hình là vô cùng hưu ích và tiện lợi, bởi lẽ
thực hiện trên mô hình giúp sinh viên có thể tiếp cận thang máy thực tế một cách chủ động
hơn, làm quen với nguyên lý hoạt động và dễ dàng khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Công việc hoàn thành:
- Hoàn thành đồ án đúng hạn.
- Thiết kế và chế tạo thành công mô hình.
- Lập trình chạy đúng yêu cầu đặt ra.

4.3. Phương hướng phát triển


Trong suốt quá trình thực hiện đồ án “Thiết kế và chế tạo mô hình thang máy”, một số
vấn đề khó khăn gặp phải:
Khó khăn:
- Mô hình còn nhiều khuyết điểm về mặc thẩm mỹ.
- Chưa tích hợp được nhiều tính năng và các loại tối ưu cho mô hình thang máy.
Hướng phát triền của đề tài:
- Thêm module mở rộng để thêm chức năng mở cửa đóng cửa, bật cảnh báo…
- Nâng cấp hệ thống đóng cửa từng tầng.
- Nâng cấp hệ thống cơ khí.
- Nâng cấp chương trình, hệ thống điều khiển và giam sát.
- Cải tiến tích hợp một số chức năng tối ưu.
64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thanh Sơn, Thang máy, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM (2003).
[2] PGS.TS. Vũ Liêm Chính, Phạm Quang Dũng, Thang máy-cấu tạo, lựa chọn, lắp đặt và
sử dụng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật (2004).
[3] TS. Nguyễn Viết Nguyên, THS. Phạm Thị Thu Hương, Kỹ thuật mạch điện tử, Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
[4] TS. Đỗ Trung Hải, TS. Nguyễn Thị Mai Hương, Ts. Đinh Văn Nghiệp, Giáo trình điều
khiển Logic và PLC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[5] GS. TSTK Thân Ngọc Hoàn, PGS.TS Nguyễn Tiến Ban, THS.Tương Công Mỹ, THS.
Nguyễn Hoàng Hải, Giáo trình hệ thộng tự động điều khiển truyền động điện, nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật.
[6] GS. TSTK Đỗ Sanh, Động lực học máy, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
[7] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Nhà xuất bản Giáo
dục.
[8] Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn, Vẽ kỹ thuật, Nhà xuất bản Bách khoa- Hà Nội.
[9] Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vượng, Sức bền vật liệu, Nhà xuất bản Giáo dục.
65

PHỤ LỤC

- Code láp trình trên GX Works:


66
67
68
69
70
71
72
73

- Code adruino
#include "Arduino.h"
#include "uTimerLib.h"

#define SEG_A(x) digitalWrite(16,x) //D0(GPIO16)//Gọi SEG_A(1) thì


chân 16 = HIGH
#define SEG_B(x) digitalWrite(5,x) //D1(GPIO5)
#define SEG_C(x) digitalWrite(4,x) //D2(GPIO4)
#define SEG_D(x) digitalWrite(0,x) //D3(GPIO0)
#define SEG_E(x) digitalWrite(2,x) //D4(GPIO2)
#define SEG_F(x) digitalWrite(14,x) //D5(GPIO14)
#define SEG_G(x) digitalWrite(12,x) //D6(GPIO12)
#define DIR 13 //D7(GPIO13)
#define STEP 15 //D8(GPIO15)
#define OPCL A0
#define F1 3 //RX(GPIO3)
#define F2 1 //TX(GPIO1)

unsigned char dem = 0;


int stt;
int cua = 0; //0 la dong, 1 la mo
74

void timed_function() {
HienThi_Tang();
}

void setup() {
// put your setup code here, to run once:
pinMode(16,OUTPUT);
pinMode(5,OUTPUT);
pinMode(4,OUTPUT);
pinMode(0,OUTPUT);
pinMode(2,OUTPUT);
pinMode(14,OUTPUT);
pinMode(12,OUTPUT);
pinMode(13,OUTPUT);
pinMode(15,OUTPUT);
pinMode(3,INPUT_PULLUP);
pinMode(1,INPUT_PULLUP);
pinMode(A0,INPUT);
//Serial.begin(9600);
cua = 0;
TimerLib.setInterval_us(timed_function, 100000);
}
void SEG7_Send(unsigned char data)
{
unsigned char check, soBitDich=0;// dịch và so sánh giữa 2 giá
trị để định giá trị của chân output LED

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
SEG_A(check);

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
SEG_B(check);

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
SEG_C(check);

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
SEG_D(check);

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
75

SEG_E(check);

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
SEG_F(check);

check = data & (0x01<<soBitDich++);


check = check!=0?1:0;
SEG_G(check);

// check = data & (0x01<<soBitDich++);


// check = check!=0?1:0;
// SEG_DP(check);
}
void SEG7_Out(unsigned char dem)
{
unsigned char
MaCode[]={0x3F,0x06,0x5B,0x4F,0x66,0x6D,0x7D,0x07,0x7F,0x6F,0x00}
;//dùng chung anode khi dùng ic uln2003 đệm (đảo tín hiệu)
// unsigned char
MaCode[]={0xC0,0xF9,0xA4,0xB0,0x99,0x92,0x82,0xF8,0x80,0x90,0xFF}
; //chung cathode
unsigned char so_dem = MaCode[dem];
SEG7_Send(so_dem);//so_dem và data là 2 biến cục bộ sử dụng trong
2 hàm khác nhau
}
void Open()
{
digitalWrite(DIR,LOW);//Đặt hướng quay
// Tạo xung bước để di chuyển motor
for (int i = 0; i < 500; i++) {
digitalWrite(STEP, HIGH);
delay(5); // Điều chỉnh độ chậm của motor
digitalWrite(STEP, LOW);//Thay đổi mức logic của chân step thì
motor sẽ dịch thêm 1 bước
delay(5);
}
}
void Close()
{
digitalWrite(DIR,HIGH);//Đặt hướng quay
// Tạo xung bước để di chuyển motor
for (int i = 0; i < 500; i++) {
digitalWrite(STEP, HIGH);
delay(5); // Điều chỉnh độ chậm của motor
76

digitalWrite(STEP, LOW);//Thay đổi mức logic của chân step thì


motor sẽ dịch thêm 1 bước
delay(5);
}
}
void Cua_thang()
{
stt = analogRead(OPCL);//STATUS của cửa, PLC ra lệnh từ chân OPCL
(COM 0V) -> stt < 20 là OPEN & stt > 1000 là CLOSE
if (stt<20 && cua==0) //stt
{
// Serial.print("MO");
cua=1;
Open();
}
if (stt>1000 && cua==1)
{
// Serial.println("DONG");
cua=0;
Close();
}
}
void HienThi_Tang(){
if((digitalRead(F1) == 0) && (digitalRead(F2) == 1))
SEG7_Out(1);
if((digitalRead(F1) == 1) && (digitalRead(F2) == 0))
SEG7_Out(2);
if((digitalRead(F1) == 1) && (digitalRead(F2) == 1))
SEG7_Out(3);
// if((digitalRead(F1) == 0) && (digitalRead(F2) == 0))
// SEG7_Out(4);
}
void loop() {
// put your main code here, to run repeatedly:
Cua_thang();
// SEG7_Out(1);
// delay(1000);
// SEG7_Out(2);
// delay(1000);
// SEG7_Out(3);
// delay(1000);
}

You might also like