Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

BTVN TUẦN 5

Bài 1. Một nguồn sáng điểm được đặt tại O phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600nm. Điểm
C nằm cách nguồn một khoảng OC = 2m. Người ta đặt một màn chắn có lỗ tròn tâm O1 trùng
với trung điểm của đoạn OC. Đường thẳng OO1C vuông góc với mặt phẳng của màn. Xác định
bán kính r của lỗ tròn để (a) điểm C sáng nhất; (b) điểm C tối nhất.
Bài 2. Chiếu chùm ánh sáng đơn sắc, bước sóng λ = 0,440 μm, tới vuông góc với một khe hẹp.
Trên màn quan sát đặt cách khe hẹp một khoảng D = 1m, người ta đo được khoảng cách từ cực
tiểu nhiễu xạ thứ 2 đến cực đại chính giữa là l = 50 cm. Xác định (a) góc nhiễu xạ θ2 ứng với
cực tiểu thứ 2, (b) độ rộng a của khe.
Bài 3. Trong một thí nghiệm nhiễu xạ của sóng phẳng qua một khe hẹp dài vô hạn có độ rộng
a = 1200 nm, khoảng cách từ khe đến màn quan sát là D = 1 m, bước sóng ánh sáng là λ = 600
nm. Lấy điểm chính giữa màn làm gốc, xác định vị trí góc và vị trí trên màn của cực tiểu và
cực đại phụ thứ nhất (về phía góc âm) trong trường hợp chùm sáng tới (a) vuông góc với khe
hẹp, (b) hợp một góc i = 30° với pháp tuyến của khe.
Bài 4. Chiếu chùm sáng đơn sắc song song, bước sóng λ = 0,550 μm, tới hai khe rất hẹp, giống
hệt nhau, song song với nhau và cách nhau một khoảng d = 1,55 mm. (a) Mô tả hiện tượng
quan sát được trên màn đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách mặt phẳng đó một
khoảng D = 1,00 m. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp. (b) Sau đó, hai khe được
mở rộng đều cho đến khi có độ rộng a = 0,25 mm. Mô tả hiện tượng quan sát được trên màn.
Tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp và số vân sáng quan sát được trong miền sáng
nhất ở trên màn.

You might also like