Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM

"Đất Nước có từ bao giờ


Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có từ những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…"
Phân tích:
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khái quát sự hình thành của đất nước có
từ lâu đời qua lời thủ thỉ chân thành: “Khi ta lớn lên…”. Ở đây,tác giả
dùng đại từ “ta” thật dung dị mà cũng thật đặc biệt, bởi trong “ta” có
“tôi” và có “bạn”. Đại từ ấy như chỉ cả người cầm bút và cả độc giả.
Mỗi người dân đất Việt đều sẽ mang trong mình hình bóng và câu
chuyện của quê hương, không loại trừ một ai cả.
Cũng chính từ “ta” dường như đã giúp ý thơ vượt qua những giới
hạn của thời gian, để biến thành một lời nhắn nhủ chung của biết bao
người con yêu nước, của ngày ấy – của bây giờ - và của cả tương lai
sau này. Bằng một cách thật nhẹ nhàng, tinh tế, nhà thơ đã đưa bạn
đọc vào không gian nghệ thuật giàu cảm xúc của tác phẩm. Ta tin
rằng, trong hành trình lớn lên của mỗi con người đều có sự chở che,
bao bọc của Đất Nước. Và ngược lại, trên chặng đường pháttriển của
Đất Nước, luôn có những mảnh ghép mang tên mỗi chúng ta.Đối diện
với câu hỏi về dấu mốc cụ thể hình thành Đất Nước, nhà thơ đã đưa ra
một câu trả lời đầy trừu tượng, không có bất cứ một dấu mốc nào về
ngày, tháng, năm. Hành trình của Đất Nước được định nghĩa bởi
chặng đường phát triển của từng cá nhân.
“Đất Nước đã có rồi”, nghĩa là từ khi tôi và bạn bắt đầu nhận thức về
thế giới này thì ĐN đã luôn ở đó – luôn hiện diện trong cuộc đời mỗi
người theo một cách riêng. Nhà thơ viết “lớn lên bởi lẽ ông muốn
nhấn mạnh rằng sự trưởng thành của mỗi con người được đánh dấu
bởi sự nhận thức của ta về giá trị của Tổ quốc trong trái tim
mình.Thông thường, khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn
ĐN, ta sẽ đưa ra những câu trả lời chính xác về dấu mốc lịch sử cụ
thể, về tên tuổi của những người anh hùng đã được sử sách ghi danh,
hoặc nhắc tới người đứng đầu non sông, Tổ quốc. Như trong “Sông
núi nước Nam”,ta thấy dõng dạc vang lên tiếng nói khẳng định chủ
quyền thông qua câu: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (“Sông núi
nước Nam vua Nam ở”). Hay như trong “Bình ngô đại cáo”, Nguyễn
Trãi đã từng liệt kê các triều đại để khắc họa dòng chảy lịch sử của
đất nước Đại Việt với nền văn hiến lâu đời đáng tự hào:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán,
Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Còn NKĐ lại thủ thỉ về những câu chuyện nhỏ bé, riêng tư của mỗi
con người. Với những câu thơ tiếp đây, nhà thơ gắn những truyện cổ
dân gian với sự ra đời của đất nước . Nhà thơ sử dụng phép điệp để
nhấn mạnh vào hình ảnh thiêng liêng mà bình dị của “ĐN” trong trái
tim mỗi người. Dường như, “ĐN” luôn hiện hữu trong tâm hồn ta một
cách thật đặc biệt biết bao. Cũng chính phép điệp ấy đã tạo nên nhạc
điệu cho lời thơ, khiến câu thơ càng thêm tha thiết. Hai từ “bắt đầu”
và “lớn lên” đã tạo nên một chặng đường phát triển bền bỉ, dài lâu và
bất tận của Tổ quốc. Ý thơ dường như cũng bộc bạch niềm tin mãnh
liệt của người nghệ sĩ, người chiến sĩ khi viết về non sông. Dù thời
điểm ấy ĐN còn đối diện nhiều thử thách, ta chưa có được độc lập, tự
do, hòa bình – thế nhưng, NKĐ vẫn tin rằng, mọi chuyện rồi sẽ ổn,
ĐN sẽ tiếp tục đi lên cho đến mãi sau này. Cũng giống như nhà thơ
Thanh Hải trong những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh, cũng
bày tỏ niềm tin vào tương lai của Tổ quốc: “ĐN như vì sao – Cứ đi
lên phía trước” …
Tác giả không trực tiếp gọi tên các câu truyện cổ mà dùng cụm từ
“Ngày xửa ngày xưa” để độc giả có những hồi tưởng riêng về những
ngày thơ ấu của chính mình thông qua lời kể của mẹ . Bên cạnh đó,
cụm từ trên còn chỉ sự xuất hiện của truyện cổ nói riêng và sự hình
thành của đất nước nói chung đã xuất hiện từ rất sớm và trải qua bề
dày lịch sử. Đất nước của ta “bắt đầu “ với hình ảnh miếng trầu làm
gợi lên tỏng tâm tưởng người đọc “Sự tích trầu cau”.Đây là biểu trưng
cho truyền thống : Nghĩa tình sâu đậm trong mỗi con người Việt
Nam. Có lẽ tác giả còn muốn truyền tải một thông điệp sâu xa hơn đó
là : Đất Nước lớn lao bắt đầu từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất trong
cuộc sống. Thoạt nhìn qua, cách cắt nghĩa của tác giả về sự hình thành
đất nước có phần vô lí khi đề cập đến chi tiết miếng trầu bà ăn nhưng
nó lại chứa đựng nhiều lí lẽ vô cùng hợp lí : Đất nước của hôm nay
bắt đầu từ trong quá khứ và chính quá khứ đã kiến tạo nên đất nước
của hiện tại và tương lai. Chỉ là miếng trầu nhỏ nhoi nhưng nó đã xuất
hiện từ lâu đời qua hàng nghìn năm, gắn liền với vẻ đẹp , truyền thống
văn hoá của dân tộc Việt Nam. Miếng trầu chính là khởi nguồn cho
những mối quan hệ tốt đẹp, kết nối con người với nhau : “Miếng trầu
làm đầu câu chuyện”.Hay nó cũng có vai trò đánh dấu một tình yêu
tuyệt đẹp để bước đến hôn nhân : “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Từ
chỉ thời gian: “bây giờ” chỉ hiện tại làm xóa nhòa khoảng cách của
thời gian, của thời đại nhấn mạnh tinh thần yêu nước được hun đúc từ
bao đời nay…Ngoài ra, nhà thơ cũng muốn nhắn nhủ đến độc giả
rằng – đất nước đã phải trải qua bao thăng trầm mới đi được đến
những ngày hòa bình, hạnh phúc? Để từ đó, ta càng thêm trân quý
cuộc sống ta đang có hôm nay. Hình ảnh người bà khiến lời thơ cũng
như trở nên dịu dàng hơn; bởi bà lúc nào cũng ân cần, chở che, bao
bọc – là một điểm tựa tinh thần quan trọng trong trái tim của mỗi
người. Như trong “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh hay “Bếp lửa” –
Bằng Việt, ta thấy hình ảnh bà luôn hiện lên trong kí ức như một chốn
ru vỗ tâm hồn, như xua tan đi bao nhọc nhằn, mỏi mệt của người
cháu. Hóa ra, ĐN có trong tình cảm ấy của bà…Như vậy trong miếng
trầu nhỏ bé ấy đong đầy bao tình nghĩa và là niềm tự hào của mỗi con
người Việt Nam.
Đất nước ta còn “lớn lên” khi dân mình biết trồng tre đánh khẳng định
sự phát triển ấy gắn liền với sự trỗi dậy mạnh mẽ của người dân.Cách
gọi “dân mình” bình dị, thân thuộc, gần gũi.Qua đó,tác giả muốn gợi
nhắc về truyền thuyết Thánh Gióng .Giống như Chế Lan Viên từng
thốt lên rằng:“Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình
ngựa thép đi đánh giặc”.Người anh hùng Thánh Gióng với kì tích
“vươn vai trở thành tráng sĩ”, nhổ tre đánh đuổi quân thù, bảo vệ dân
làng là biểu tượng cho sự vươn lên của một dân tộc nhỏ bé mà anh
hùng, bất khuất. Thánh Gióng còn là hiện thân cho sức mạnh quật
cường bên trong mỗi con người, thể hiện niềm tin rằng mỗi người đều
có thể trở thành một người anh hùng. Như vậy tình yêu nước đã được
nâng cao lên trở thành hành động bảo vệ quê hương,Tổ quốc.Song
hình ảnh cây trekhông chỉ là một vũ khí bình dị mà còn tượng trưng
cho vẻ đẹp phẩm chất kiên cường, bất khuất, dũng cảm, không bao
giờ cúi đầu trước kẻ thù của dân tộc Việt Nam . Đây là người bạn
đồng hành cùng ta qua chặng đường gian nan của lịch sử: “Tre giữ
làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” Từ đó khơi gợi
trong ta lòng yêu nước sâu sắc, đó là tình cảm thiêng liêng cao đẹp
được truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác. Đây là cơ sở để đất nước
ngày càng phát triển đi lên
Song, tác giả còn gắn hình ảnh đất nước với nền văn minh sông Hồng
cùng những phong tục, tập quán riêng biệt đó là phong tục búi tóc
thành cuộn sau gáy tạo nên vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu cho người phụ
nữ VN. Búi tóc bình dị ấy còn chứa đựng tinh thần bất khuất của
những người mẹ Việt Nam anh hùng. Trải các cuộc kháng chiến
trường kì điển hình là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu
nước,họ luôn xuất hiện với dáng vẻ chăm chỉ, tảo tần, chịu khó lao
động để phục vụ cho kháng chiến.Bên cạnh đó, họ luôn dành tình cảm
yêu thương đặc biệt đến những người lính,xem họ như những đứa con
trong gia đình. Trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”,
nhà thơ NKĐ cũng từng khắc họa hình ảnh người phụ nữ với tình yêu
nồng hậu dành cho con, cho bộ đội:
“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
ĐN không chỉ hiện hữu trong dáng hình lam lũ, tảo tần, nhọc nhằn
của những người phụ nữ - mà còn được tạo nên bởi truyền thống thủy
chung trọn vẹn nghĩa tình, bởi mối quan hệ hôn nhân gắn bó sâu sắc
giữa người vợ với người chồng, giữa “cha mẹ” với nhau. Nhà thơ đã
vận dụng tinh tế chất liệu văn hóa dân gian từ câu ca dao: “Gừng cay
muối mặn xin đừng quên nhau…” để nhấn mạnh tình nghĩa thiết tha,
mặn nồng giữa hai người thương nhau chân thành. Từ đó mở ra
trường liên tưởng cho người đọc về những câu ca dao tục ngữ : “Muối
ba năm muối đang còn mặn /Gừng chín tháng gừng hãy còn cay /Đôi
ta nghĩa nặng tình dày /Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn
ngày” Chính việc cha mẹ hạnh phúc, hòa thuận cũng sẽ trở thành nền
tảng để tạo nên một gia đình trọn vẹn, để từ ấy – những đứa trẻ hạnh
phúc sẽ ra đời và lớn lên trong tình yêu thương ngập tràn.
Một phong tục tập quán tiếp tục được tác giả đề cập là xây dựng nhà
cửa che mưa, che nắng thay cho cuộc sống tạm bợ trong hang đá.Từ
đó cho thấy sự tài hoa, chịu khó của người Việt trong hành trình xây
dựng và phát tiển đất nuóc theo bề dày lịch sử . Ý thơ “Cái kèo cái cột
thành tên” cũng gợi nhắc về quá trình đặt tên con rất bình dị, mộc
mạc, chất phác của người Việt xưa. Họ lấy chính tên của các đồ vật
trong gia đình để đặt cho đứa con yêu quý của mình. Kèo và cột cũng
là những vật liệu quan trọng để xây dựng nhà cửa, tạo nền móng vững
chắc cho một ngôi nhà. Những đứa con cũng vậy, chúng chính là linh
hồn của một tổ ấm… Cái tên tuy đơn sơ, không mỹ miều, nhưng vẫn
chứa đựng tình yêu thương dạt dào mà bố mẹ dành cho con. Như
“Chó Con” - biệt danh mà ngoại Lan đặt cho nhân vật chính trong
cuốn “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” đem tới một ý niệm rằng
“yêu thương một thứ gì đó là đặt cho nó cái tên thật thảm hại đến mức
có thể nó sẽ không bị động đến - và nhờ đó mà sống sót.
Kết lại đoạn 1, tác giả nhắc tới hạt gạo, đề cập đến truyền thống văn
minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta thấy được sự biến
chuyển của người việt từ lúc phải hái lượm bấp bênh chuyển sang
trồng cấy lúa nước để có cuộc sống ổn định Tuy nhiên,để tạo nên một
hạt gạo trắng ngần là biết bao sự nỗ lực cố gắng của người nông dân
Việt Nam. Họ phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết, với những
nhọc nhằn vất vả của công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Nhà thơ sử dụng thành ngữ “một nắng hai sương” kết hợp với thủ
pháp liệt kê từng bước một trong quá trình tạo nên hạt gạo – qua đó
nhấn mạnh sự tỉ mỉ, cẩn thận, vất vả trong từng công đoạn; trải qua
bao “đắng cay muôn phần” của người nông dân Việt Nam. Việc sử
dụng các dấu phẩy ngăn cách giữa các động từ dường như cũng nhấn
mạnh sự nỗ lực và chi chút trong từng bước để tạo nên hạt gạo. Nhà
thơ muốn nhắc nhở bạn đọc phải biết quý trọng hạt gạo, nâng niu
công sức lao động của người nông dân.
Như vậy qua ý thơ của NKĐ, Đất nước đã xuất hiện từ rất lâu đời
thông qua những cảm nhận của tác giả với những hình ảnh gần
gũi,bình dị nhưng lại mang chiều dài lẫn chiều sâu về văn hoá,lịch sử.

--------------------------SÓNG-----XUÂN QUỲNH------------
Rồi cứ thế , sóng là nỗi nhớ của tình yêu . Quả thật , tình yêu bao giờ
cũng gắn liền với nỗi nhớ , mà khi xa cách thì nỗi nhớ ấy càng tăng
lên gấp bội . Qua khổ thơ năm và khổ thơ sáu , nữ thi sĩ đã bày tỏ nỗi
nhớ , sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu rất da
diết , mãnh liệt :
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Sóng không chỉ mang trong mình trạng thái “ dữ dội và dịu êm” , “ ồn
ào và lặng lẽ” mà ở đây ta còn được chứng kiến thêm “ con sóng dưới
lòng sâu” , “con sóng trên mặt nước “ qua phép đối lập và lặp cấu trúc
câu , nhà thơ đã tạo nên sự trùng điệp của những con sóng với những
hình tượng khác nhau.Lần này , đối diện với biển lớn , Xuân quỳnh
mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là một chân lí sâu xa :
biển bao gồm những con sóng nổi và chìm , bởi mang hai thứ ấy mà
biển chẳng bao giờ đứng yên. Sóng ở đây cũng là em , em là sóng ,
hai hình tượng này luôn đồng hành với nhau . Vì thế cũng như sóng,
em và nỗi nhớ của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi
nhớ ấy vừa có chiều sâu và chiều rộng . Nhà thơ đã vô cùng tinh tế
khi mượn hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm , tâm tue của
người phụ nữ khi yêu . Hai câu thơ sau , nhà thơ tiếp tục diễn tả nỗi
nhớ của sóng , dù ở trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì tất cả đều
nhớ đến bờ , đều hướng về bờ “ ôi con sóng nhớ bờ -ngày đêm không
ngủ được”. Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ.
Tuy nhiên , điều thú vị ở chỗ : đã là sóng thì bao giờ cũng thức …
sóng không ngủ. Vì lí do này mà ta thấy sóng là nhịp đập của biển , là
sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh chỉ vì sóng nhớ bờ da diết mà
không ngủ được , từ đó nữ sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi
yêu . Và thật bất ngờ , thi sĩ đã khám phá ra mình trong đó
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Khi ẩn mình trong “sóng” , khi đứng hẳn ra xưng “em” , một mà hai,
hai mà một , cái “tôi” của Xuân Quỳnh luôn trăn trở , thao thức .
Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bày tỏ nỗi nhớ của mình một cách trực
tiếp , điều đó cho thấy nét hiện đại trong quan niệm tình yêu của nữ
thi sĩ . Điều đó cho thấy tình yêu của em dành cho anh phải mãnh liệt
đến nhường nào mới có thể làm được như vậy . Sự tương đồng giữa
hình tượng “ sóng” và “em” , giữa một hiệ tượng tự nhiên và một
trạng thái của con người, đó là nỗi nhớ , nhớ bờ , nhớ anh , là quy luật
của tự nhiên. Nỗi nhớ ấy thường trực mọi không gian , thời gian , len
lỏi vào tiềm thức , cả trong “mơ còn thức” .
Sau khi thể hiện nỗi nhớ trực tiếp , chân thành thì nhà thơ tiếp tục bày
tỏ sự thủy chung son sắt của mình trong tình yêu qua khổ thơ thứ sáu.
Đầu mỗi câu thơ , nhà thơ đã sử dụng phép đối “ xuôi-ngược” “ Bắc –
nam” như gợi nên sự gian nan, vất vả cần vượt qua khi chúng ta yêu
nhau . Qua đó nhà thơ cũng đưa ra lời nhắc nhở : cuộc đời dẫu có thế
nào đi nữa thì em vẫn hướng về anh một lòng thủy chung , son sắt.
Tuy được sáng tác vào giai đoạn sau khi nữ sĩ nếm trải sự đổ vỡ trong
tình yêu , thế nhưng không vì vậy mà bà mất đi niềm tin về tình yêu
đôi lứa mà trong trái tim nóng hổi ấy luôn ẩn chưa niềm tin mãnh liệt
vào tình yêu chân thành , nhưng cũng là những băn khoăn , trăn trở
cái hữu hạn của đời người với cái bao la của vũ trụ :
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
“Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật
chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là
khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh
viễn thành tình yêu muôn thuở.” – G.S Trần Đăng Suyền . Quả đúng
là như vậy , qua ba khổ thơ cuối ta đã thấy được tâm hồn yêu đời,
luôn ẩn chứa niềm tin , khát vọng yêu mãnh liệt của nữ sĩ. Hàng
trăm , hàng ngàn con sóng ở ngoài đại dương xa xôi, dù gặp muôn
vàn cách trở nhưng chúng vẫn luôn hướng về bờ . Và đó cũng là nghệ
thuật ẩn dụ mà nữ nhà thơ muốn gửi gắm ở đó niềm tin mãnh liệt vào
tình yêu đích thực . Như ông bà ta đã từng ví :
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội , mấy đèo cũng qua
Trong tình yêu , Xuân Quỳnh cũng từng trải qua những nỗi buồn , sự
đổ vỡ , cay đắng nên đâu đó trong tiềm thức của mình , bà vẫn luôn
băn khoăn , lo lắng về tình cảm đôi lứa . Những từ “ tuy dài thế” , “
vẫn đi qua”, “ dẫu rộng” diễn tả sự ngậm ngùi, nỗi lo âu của nhà thơ.
Tương lai sau này của mỗi người sẽ ra sao , không ai có thể đoán
trước được thế nhưng nhà thơ cũng nhắn nhủ : Hãy cứ tin vào tình
yêu , tình cảm chân thành sẽ vượt qua mọi thử thách, rào cản của cuộc
sống . Đồng cảm với những suy nghĩ ấy, ông hoàng thơ tình Xuân
Diệu cũng viết :
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Tưởng chừng như tin tưởng vào tình yêu chân thành là lời nhắn nhủ
đến tất cả chúng nhưng chưa hết , bà còn thể hiện cái tôi trữ tình :
khao khát hòa tình yêu của mình vào biển lớn để sống hết mình với
tình yêu và cũng là mong muốn được hóa thân chung vào cái vĩnh
hằng. Sóng khao khát được “ tan ra” thành “ trăm con sóng nhỏ” ,
sóng chỉ thực sự là sóng khi hào vào đại dương bao la . Tình yêu của
em cũng vậy , cũng muốn hòa vào tình yêu của nhân loại để bất tử
hóa với thời gian. Đây là một khát vọng vô cùng nhân văn , một khao
khát mãnh liệt của người phụ nữ với trái tim đôn hậu, chân thành ,
luôn ước muốn hạnh phúc đời thường bình dị , chân thành.
Sóng là sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Bài
thơ với âm hưởng nhịp nhàng dào dạt, gợi ra những nhịp sóng dồn
dập và liên tiếp. Lúc sôi nổi, lúc sâu lắng,thể thơ năm chữ, cách ngắt
nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu của sóng biển dào dạt, sôi nổi, lúc sâu
lắng, dịu êm chạy suốt bài thơ,tâm trạng hồn nhiên, chân thành, hình
tượng sóng được miêu tả trở đi trở lại mà không lặp, diễn tả được tâm
hồn người phụ nữ. Đồng thời cho ta thấy được tình yêu của người phụ
nữ trong thơ Xuân Quỳnh nồng nhiệt thiết tha, chủ động trong tình
yêu, yêu hết mình, quên mình nhưng cũng đòi hỏi sự duy nhất, tuyệt
đối luôn hướng về sự gắn bó thủy chung.
“Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc
ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết
trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường”. Quả đúng là như
vậy , Xuân Quỳnh là một tâm hồn sống trong tình yêu , sống bằng
tình yêu ,suốt đời trăn trở tìm kiếm một tình yêu lí tưởng. “Sóng”
không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên, “Sóng”
còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền
lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình. Thơ Xuân Quỳnh đã đi
vào tâm hồn người đọc và làm rung động những trái tim con người
cũng bởi lẽ đó
nhận định văn học 9+ cho Sóng
1. “Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ thơ của
tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì
thất tình,… Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm (Trần Đình Sử)
2. “Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng…” (Nguyễn Đăng
Mạnh)
3. “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ
nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời… Ở đó trái tim thơ
Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt
nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và
hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở…” (Chu Văn Sơn)
4. “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự
thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội
và cả tình yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng
thơ, trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ
cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi
của thơ Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực)
5. “Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên
mình cũng có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút,
cho nó phải nể.”

You might also like