Phân Tích Bà C T

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt

Nam.
Những tác phẩm của ông thường viết về nông thôn và những con người quê lam lũ,
hồn hậu, chất phác, giàu tình yêu thương. Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu
biểu của ông. Tác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn
đói 1945 đồng thời khẳng định, ca ngợi tình yêu thương, đùm bọc, khát khao hạnh
phúc, hướng tới tương lai của những người lao động. Trong đó nổi bật là nhân vật
bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ sinh động, tinh tế, bà hiện lên với hình ảnh một
người mẹ nghèo khổ, trải đời, giàu tình yêu thương và có nội tâm phong phú, phức
tạp.
Nếu ai đã từng đọc qua giọng văn Ngô Tất Tố, Nam Cao, chúng ta sẽ thấy đồng cảm
với cuộc sống cơ cực của những người dân lao động. Họ bị bần cùng và bức bách
khiến họ bị tha hoá về nhân phẩm. Nhưng có những con người trong nỗi cơ cực ấy
vẫn liều lĩnh chấp nhận thêm những khốn khổ cùng cực, vì tình yêu, tình người, lòng
nhan hậu. Đó là chị Dậu, là cụ Tứ, là anh cu Tràng.
Trong những tháng ngày u ám vì nạn đói, cái chết có thể rơi xuống bất kì ai thì anh
cu Tràng lại làm một việc tưởng như bị "điên" đó là lấy vợ, tuy nhiên chỉ có mẹ anh-
bà cụ Tứ mới là người thấm thía hết cơ sự.
Bà cụ Tứ là mẹ anh cu Tràng. Hình ảnh bà được khắc hoạ trong tác phẩm đó là
trong bóng hoàng hôn chiều, người mẹ nghèo khổ "húng hắng ho". Trước mái tranh
nghèo trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, người mẹ nghèo lại càng
thêm cơ cực.
Vốn dĩ việc làm nhà, cưới vợ là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người,
cần có sự đóng góp ý kiến của cha mẹ - những người đi trước. Thế nhưng sự kiện
Tràng lấy vợ lại đi ngược lại với những lẽ hiển nhiên đó, việc Tràng lấy vợ được
thông báo đột ngột khiến bà cụ Tứ ngạc nhiên, ban đầu chỉ là sự thắc mắc thái độ
sốt sắng của thằng con trai, bà cụ Tứ hấp háy hai con mắt nhìn Tràng chậm chạp
hỏi: Có việc gì thế vậy? Khi Tràng vẫn thong thả chưa trình bày câu chuyện, bà cụ
phấp phỏng bước theo con vào nhà. Kim Lân đã rất khéo léo khi dùng hai từ "phấp
phỏng" để diễn tả sự lo lắng và sự nhẫn nại chờ đợi của bà cụ. Hành động "đứng
sững lại" thể hiện sự ngạc nhiên đã lên cao trào, nhà văn đã thấu suốt những nỗi
băn khoăn của nhân vật, rất nhiều câu hỏi đang xoay quanh bà: Quái sao lại có
người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường
thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà ai
thế nhỉ? Những câu hỏi cứ dồn dập được đặt ra mà không có câu trả lời. Mọi thắc
mắc xoay quanh sự xuất hiện của người đàn bà trong ngôi nhà vốn dĩ chỉ có hai mẹ
con bà sống. Đáng thương hơn bà cụ lại tưởng mình nhầm lẫn: bà cụ hấp háy mắt
cho đỡ cay, nỗi băn khoăn của bà vẫn không được giải bày, bà lão quay sang nhìn
con ra chiều không hiểu. Điều này thật dễ hiểu, trong sự việc này bà cụ hoàn toàn bị
động, mọi việc đã rồi mà bà không hay biết điều gì cả.

Khi con trai bà vẫn trì hoãn bí mật, mời mẹ vào nhà ngồi, bà cụ "lập cập" bước vào
nhà. "Lập cập" là sự run rẩy của người già hay là sự thấp thỏm, lo sợ những điều
không hay xảy đến. Với một người mẹ cả đời lam lũ này còn gì khủng khiếp sẽ xảy
đến với bà nữa đây. Kim Lân đã khơi dậy lên trong lòng người đọc một sự cảm
thương sâu sắc với hai từ "lập cập".
Có lẽ bà cụ Tứ không nghĩ được rằng người đàn bà đang ngồi kia chính là vợ của
con trai, là con dâu của bà. Có lẽ cảm thấy sốt ruột trước thái độ của bà cụ mà Tràng
phải lên tiếng: "kìa nhà tôi nó chào u". Vậy mà bà cụ vẫn không hiểu được đầu đuôi
câu chuyện, làm sao một người mẹ nghèo khốn khổ ấy có thể tin rằng con trai mình
có vợ. Bà cũng hiểu rõ hoàn cảnh đáng thương của con trai mình, vừa nghèo, vừa
xấu, vừa cục mịch, làm gì có ai để ý tới chứ đừng nói lấy vợ, trong giai đoạn nghèo
khó "ốc chẳng mang nổi mình ốc mà còn mang cọc cho rêu" ai có thể nghĩ tới
chuyện cưới xin được. Nỗi băn khoăn của bà cụ từ đầu tới giờ mới được gỡ khi
Tràng dõng dạc vắn tắt trình bày cơ sự :" nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!
Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau. Chẳng qua nó cũng là cái số cả. Và thế là
bà cụ cúi đầu nín lặng. Không phải là im lặng mà là im lặng nín nhịn không thể nói
được điều gì. Lúc này bà đã hiểu hết sự tình. Nhà văn Kim Lân đồng cảm với những
suy tư, những tủi hờn xót xa trong lòng bà cụ: "lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con của mình.
Những nỗi ai oán, xót thương, những thổn thức trong lòng bà chỉ nhà văn Kim Lân
mới hiểu được. Thì ra suy nghĩ của bà cụ không đơn giản như chúng ta nghĩ, cái
nghèo đói không làm bà cụ chấp nhận cuộc sống buông tuồng, bà đau đá trong lòng
vì không thể hoàn thành trách nhiệm của người mẹ đó là chăm lo cho hạnh phúc của
con trai mình một cách chu đáo. "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc
trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này". Còn bản
thân cụ Tứ, khi đứa con độc nhất của mình cưới vợ là những lời tự trách, là tiếng
khóc nghẹn ngào của người mẹ nghèo khổ. Tuổi già hạt lệ như sương, nhưng trong
kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ vẫn rỉ xuống hai dòng nước mắt. Đó là những giọt nước
mắt tủi phận cùng cực, đó là những giọt nước mắt xót thương cho sự khốn khó của
chính mình. Đó đồng thời cũng chính là giọt nước mắt của lòng tự trọng, những giọt
nước mắt giữ nhân cách của con người, những giọt nước mắt ấy là minh chứng thể
hiện tình yêu của mẹ đối với các con.
Bà cụ Tứ hết sức lo lắng cho cuộc sống của các con. Chỉ một câu đáp: Biết rằng
chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Băn khoăn ấy có
cơ sở cả, xóm ngụ cư của cụ đang sống trong những tháng ngày lầm than do cơn
đói hoành hành, việc giữ cho mình được mạng sống còn khó huống chi cu Tràng còn
đèo bòng. Ở cái tuổi gần đất xa trời, đáng lẽ bà đã được nghỉ ngơi, nhưng vì cái
nghèo đói, khổ cực mà trong lòng bà vẫn đau đáu một nỗi niềm lo lắng cho các con.
Hình ảnh bà cụ Tứ chỉ xuất hiện nửa sau tác phẩm, có thể người ta sẽ nghĩ bà cụ
xuất hiện với dáng vẻ cay nghiệt thường thấy ở các bà mẹ chồng, nhưng cụ xuất
hiện với sự nhã nhặn trong cách cư xử đặc biệt là chuỗi diễn biến tâm trạng nhân vật
khắc hoạ nhân cách cao đẹp của người phụ nữ. Trước mắt chúng ta đó là hình ảnh
một người mẹ thương con vô bờ bến, những nỗi lo, những suy nghĩ trong lòng cụ
được nhà văn ghi lại một cách chân thật, xúc động.
Qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với biết bao tâm trạng xen lẫn với các tình huống
con trai "nhặt được vợ", nhà văn Kim Lân đã làm nổi bật lên tấm lòng của người mẹ
nghèo khổ nhưng giàu lòng vị tha, nhân hậu. Với những tình cảm mà bà cụ đã dành
cho con trai và con dâu, chúng ta càng thấu hiểu hơn về tấm lòng của người mẹ và
cũng chính điều đặc biệt này khiến nhân vật bà cụ Tứ hiện lên chân thật và cảm
động hơn đối với người đọc. Hình ảnh người mẹ với tình yêu thương con ấy, như
một ngọn nến thắp sáng cuộc đời tối tăm của những kiếp người nghèo khổ bị cùng
cực.

You might also like