Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động
của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong
việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

- VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh.

- VHDN phát huy lợi thế nhân lực.

- VHDN tạo nên bản sắc riêng.

- VHDN ảnh hưởng đến chiến lược

- VHDN tạo nên sự ổn định.

- VHDN tạo nên sự cam kết chung

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

- Đổi mới sáng tạo & chấp nhận rủi ro: Mức độ nhân viên được khuyến khích phải đổi mới và mạo hiểm

- Chú ý tới từng tiểu tiết: Mức độ nhân viên được kỳ vọng chính xác trong phân tích và chú ý tới từng chi tiết
- Định hướng kết quả: Mức độ nhà quản lý tập trung vào kết quả hơn là kỹ thuật và quy trình áp dụng để được
kết quả đó

- Định hướng con người: Mức độ mà các quyết định quản lý được đưa ra trong nỗ lực cân nhắc về hiệu quả
công việc đối với người lao động trong doanh nghiệp

- Định hướng nhóm: Mức độ mà các hoạt động công việc được tổ chức theo nhóm thay vì cá nhân.

- Tính cạnh tranh, hiếu thắng: Mức độ cạnh tranh, hiếu thắng và thi đua của mọi người thay vì sự dễ dãi

- Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của doanh nghiệp nhấn mạnh tập trung duy trì vị thế bên trong, thay vì sự
phát triển.
CÁC CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Theo Edgar H.Shein, văn hóa doanh nghiệp chia thành 2 cấp độ khác nhau.

Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình) Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình)
- Cách thức bố trí và trang trí nơi làm việc, các  Những giá trị được tuyên bố: được thể hiện
biểu tượng vật chất, trang phục của nhân viên, điều qua phong cách giao tiếp, ứng xử của người
kiện và môi trường làm việc. lao động trong tổ chức, qua các triết lý kinh
- Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ sản phẩm doanh của doanh nghiệp, phong cách lãnh
- Lễ nghi, lễ hội hằng năm đạo...
- Các biểu tượng, slogan, logo, các khẩu hiệu, Với khẩu hiệu “Công ty là đại gia đình, đồng nghiệp
câu chuyện, tài liệu quảng cáo của DN là anh em”, công ty Việt Á đã thu hút được nhiều
- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của nhân tài, trở thành một doanh nghiệp thành công.
DN Còn công ty Mai Linh đã kết hợp với Trường văn
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, các biểu hiện cảm xúc hóa nghệ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh xây dựng
- Những huyền thoại, câu chuyện về DN giáo án về Văn hóa doanh nghiệp để dạy cán bộ
- Hình thức, mẫu mã sản phẩm của công ty trên toàn quốc.
- Thái độ, cung cách ứng xử của nhân viên  Những quan niệm chung (giả định, niềm tin,
nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô
thức, mặc nhiên được công nhận trong DN..):
đó là các giá trị ngầm định. Khi các giá trị
được tuyên bố được kiểm nghiệm qua thực
tế hoạt động của doanh nghiệp, được người
lao động chấp nhận thì sẽ được duy trì theo
thời gian và dần dần trở thành các giá trị
ngầm định.

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN

Văn hóa mạnh có thể có những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới tổ chức và hành vi của nhân viên.
Nền văn hóa mạnh là nền văn hóa, trong đó các giá trị cốt lõi có ý nghĩa sâu rộng và được chia sẻ rộng rãi. Giá
trị cốt lõi là những giá trị chính hoặc chủ đạo được chấp nhận trong toàn doanh nghiệp. Văn hóa chủ đạo là văn
hóa thể hiện những giá trị cốt lõi chung của phần lớn các thành viên trong doanh nghiệp. Các nhóm văn hóa
nhỏ tồn tại trong doanh nghiệp, phản ánh những chức năng của từng phòng ban và phân chia về địa lý.
CHƯƠNG 3: . ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DN
Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan
hệ kinh doanh;
- Đạo đức kinh doanh là 1 dạng đạo đức nghề nghiệp
- Các bên liên quan (như nhà đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp
lý, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét 1 hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh
+ Các yếu tố thể chế: Đạo đức pháp luật, tập tục xã - Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
hội - Trong marketing, quảng cáo
+ Các yếu tố cá nhân: Các giá trị và niềm tin; - Trong kế toán
+ Các yếu tố của tổ chức: Quy tắc đạo đức, phong - Đạo đức toàn cầu
cách lãnh đạo Tính trung thực, tôn trọng luật pháp.
Tôn trọng con người, gìn giữ môi trường. Gắn lợi ích
của DN với lợi ích của khác hàng, xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Vai trò của đạo
đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp Môi
trường đạo đức tạo:
- Sự tin tưởng của khách hàng & nhân viên
- Sự trung thành của nhân viên
- Sự hài lòng của khách hàng
- Chất lượng tổ chức

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền
vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia
đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã
hội. Nói cách khác, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố: bảo vệ
môi trường; đóng góp cho cộng đồng xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; bảo đảm lợi ích và an
toàn cho người tiêu dùng; quan hệ tốt với người lao động và đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động
trong doanh nghiệp.

Tác động của trách nhiệm xã hội Các nhân tố làm ảnh hưởng đến trách nhiệm xã
Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
hội
Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và
Quy định của pháp luật
uy tín của doanh nghiệp. Nhận thức xã hội
Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh thị trường
Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.
Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia.
CHƯƠNG IV. TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ
Truyền thông nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong một
công ty như giữa người chủ và người lao động, giữa người quản lý và nhân viên để có thể hiệu triệu mọi nguồn
lực, mọi nỗ lực trong nội bộ giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.
Nói chung thì tất cả các định nghĩa đó đều xoay quanh 3 vấn đề đó là:
 Truyền thông nội bộ liên quan đến thông điệp, mục đích, chỉ đạo và các phương tiện truyền thông.
 Hoạt động truyền thông nội bộ liên quan đến con người, thái độ, cảm xúc, mối quan hệ và kỹ năng.
 Thông tin liên lạc nội bộ xảy ra trong một hệ thống mở phức tạp và ảnh hưởng đến môi trường của nó.
Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp
Xây dựng và củng cố giá trị văn hóa của tổ chức: Một tập thể lớn mạnh là một tập thể mang bản sắc riêng.
Dù nhân viên ở bất cứ vị trí nào, cấp bậc lương ra sao, đến từ những nơi xa lạ và có những sở thích khác nhau,
những điều họ làm đều thể hiện văn hóa của tổ chức. Đó là những gì mà truyền thông nội bộ hiệu quả đem lại.
Tạo luồng thông tin xuyên suốt: Truyền thông nội bộ là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên, để thông tin
được truyền tải nhiều chiều. Bản thân lãnh đạo nắm được tình hình hoạt động bên dưới, những suy nghĩ, chia
sẻ của nhân viên. Người cấp dưới có cơ hội được lắng nghe, giải đáp thắc mắc và thấy tiếng nói của mình có
sức nặng và những cố gắng của mình được công nhận. Từ đó, hoạt động truyền thông nội bộ sẽ thúc đẩy phát
triển những giá trị tích cực, làm giảm bớt tiêu cực và các thông tin chưa rõ ràng.
Giữ chân nhân tài: Lương, thưởng không phải điều duy nhất giữ chân nhân sự giỏi. Môi trường làm việc sự
gắn kết giữa các cá nhân mới là điểm cộng để nhân viên quyết định gắn bó với công ty thay vì đầu quân sang
đơn vị khác.
Truyền thông nội bộ với các mối quan hệ trong Truyền thông nội bộ với các mối quan hệ trong
doanh nghiệp doanh nghiệp
Truyền thông nội bộ (TTNB) được xem là một trong Truyền thông nội bộ là một trong những “vũ khí” tạo
những chất xúc tác gắn kết nhân viên trong công ty. nên thành công. Không thể có văn hóa doanh nghiệp
Việc truyền thông thông suốt giữa các bộ phận không lành mạnh khi không có kênh truyền thông đối nội tốt.
những mang thông tin nhanh chóng, chính xác đến Truyền thông nội bộ đóng vai trò cực kì quan trọng
các thành viên trong công ty mà còn giúp thương hiệu trong toàn bộ hoạt động của tổ chức; nó vừa là động
doanh nghiệp (DN) lan tỏa đến khách hàng. lực vừa là công cụ triển khai chiến lược kinh doanh.
Truyền thông nội bộ hiệu quả giúp gia tăng giá trị của
doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng.
CHƯƠNG V. TRUYỀN THÔNG BÊN NGOÀI
Thương hiệu – yếu tố quan trọng trong truyền thông doanh nghiệp
Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất,
kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dich vụ; là tập hợp
các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp
khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh… hoặc
sự kết hợp các yếu tố đó.
Các loại thương hiệu
Thương hiệu doanh nghiệp (còn có sách đề cập là Thương hiệu sản phẩm (còn có sách gọi là thương
thương hiệu gia đình): Là thương hiệu dùng chung hiệu tập thể): Là thương hiệu của 1 nhóm hay 1 số
cho tất cả các hàng hoá dịch vụ của một doanh chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một DN sản
nghiệp (DN). Ví dụ Vinamilk (gán cho các sản phẩm xuất hoặc do các DN khác nhau sản xuất và kinh
khác nhau của Vinamilk). Honda (gán cho các sản doanh. Ví dụ rượu mạnh Cognac của Pháp do các
phẩm hàng hóa khác nhau của Công ty Honda – Bao Công ty khác nhau trong cùng một hiệp hội Cognac
gồm xe máy, ô tô, máy thủy, cưa máy…). sản xuất như Henessy, XO, Napoleon…

Ảnh hưởng của thương hiệu đối với hình ảnh của doanh nghiệp
Nhận biết và phân biệt thương hiệu
Thông tin và chỉ dẫn
Tạo sự cảm nhận và tin cậy
Chức năng kinh tế
CHƯƠNG VI. CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP
Đây là một hình thức tiếp thị hỗn hợp được phối hợp bởi bốn công cụ chính là sản phẩm (Product), giá
(Price), hệ thống kênh phân phối (Place), truyền thông và xúc tiến bán (Promotions). Marketing mix là sự kết
hợp có hệ thống của 4 công cụ trên để ra những quyết định dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường
theo đúng định hướng và mục tiêu đã hoạch định, tạo ra doanh số và lợi nhuận bán hàng, có thể đứng vững
trên thị trường và xây dựng thương hiệu bền vững.
Chiến lược sản phẩm Chiến lược giá Chiến lược kênh phân Chiến lược xúc tiến hỗn
Sản phẩm mới luôn là Giá của một sản phẩm phối hợp
bộ phận cốt lõi và sống thường bao gồm chi phí Sau khi đã ra các quyết Xúc tiến bán hay khuyến
còn trong chiến lược sản xuất, chi phí định về sản phẩm và giá mãi là những biện pháp
tăng trưởng và cạnh markerting, chi phí phân bán, để sản phẩm có thể tác động nhằm khuyến
tranh của doanh nghiệp. phối và một phần lợi nhuận dễ dàng tiếp cận được khích mua sản phẩm hay
Một sản phẩm tốt, tiếp cho doanh nghiệp. khách hàng, người làm dịch vụ và mua nhiều hơn.
cận đúng đối tượng marketing-mix cần phải xây Chiến lược này đòi hỏi
khách hàng sẽ dễ dàng dựng các mạng lưới kênh doanh nghiệp phải xây
thâm nhập vào thị phân phối, các trung gian dựng được chiến dịch
trường. thương mại đem đến cho truyền thông và lập kế
khách hàng các giá trị về hoạch quảng cáo đưa sản
thời gian, địa điểm và sở phẩm lại gần khách hàng
hữu. hơn.
CHƯƠNG VII. QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Quảng cáo là một hành vi truyền đạt thông tin đại chúng với mục đích thu hút sự chú ý của một nhóm
người tới một vấn đề, một sản phẩm nhằm mục đích nào đó.
Quảng cáo thương mại là hình thức tuyên truyền, phổ biến công khai thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng (được chủ quảng cáo tài trợ) nhằm tác động tới nhận thức, tình
cảm và hành vi của người tiêu dùng với mục đích thúc đẩy, kích thích tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ để kiếm
lời nhiều nhất.

Đặc điểm tâm lý của quảng cáo thương mại Chức năng tâm lý của quảng cáo thương mại
- Quảng cáo thương maị là biện pháp truyền đạt Chức năng truyền đạt
thông tin mang tính chất đại chúng thông qua các Chức năng kích thích
PTTT. Chức năng giáo dục
- Quảng cáo thương lại là hoạt động sáng tạo, tạo ra Chức năng tiết kiệm
nhu cầu tiêu dùng, xây dựng hình tượng doanh Chức năng thúc đẩy tiêu dùng
nghiệp hoặc hình ảnh sản phẩm.
- Đối tượng quảng cáo thương mại là người tiêu dùng,
các nhà quản lý doanh nghiệp và mọi tầng lớp người
trong xã hội.
- Quảng cáo thương mại là cầu nối giữa nhà sản xuất
và người tiêu dùng và giữa các doanh nghiệp.
CHƯƠNG VIII. ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ CHUYÊN NGHIỆP KHI LÀM TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP

các tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp đều có các quy ước đạo đức nghề nghiệp. Các tài liệu này
thường được gọi là Quy ước về việc hành xử chuyên nghiệp (Codes of professional conduct) và thường bao
gồm một danh sách các quy định do tổ chức hay doanh nghiệp thiết lập cho các chuyên gia và nhân viên của
mình. Hiệp hội quan hệ công chúng Mỹ (PRSA) và Hiệp hội các nhà truyền thông doanh nghiệp quốc tế (IABC)
cũng có những quy ước đạo đức nghề nghiệp.

Quy ước đạo đức nghề nghiệp của PRSA bản quy Quy ước đạo đức nghề nghiệp của IABC
ước đưa ra tuyên bố chung của các thành viên PRSA Bản quy ước này gồm có 12 điều, nhấn mạnh rằng
về những giá trị cốt lõi nhất của nghề nghiệp. bao nghề truyền thông chuyên nghiệp không chỉ dựa trên
gồm 6 giá trị cốt lõi cụ thể: các nguyên tắc do luật pháp quy định mà còn gồm cả
Sứ mệnh nghề nghiệp (Advocacy) những nguyên tắc đạo đức cũng như quan tâm đến
Sự trung thực các giá trị văn hóa và tín ngưỡng. Nội dung các điều
Khả năng chuyên môn quy ước cũng chủ yếu xoay quanh các vấn đề về sự
Sự độc lập trung thực, chính xác, đúng đắn, đáng tin cậy, không
Sự trung thành làm lộ bí mật thông tin của khách hàng, không chấp
Sự công bằng nhận việc biếu tặng quà để vụ lợi, phải tuân thủ pháp
luật…

You might also like