Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU

I. Bạch cầu: có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
+ Chia thành 2 loại: BC hạt & BC không hạt.
• BC hạt: chứa các hạt trong bào tương (có thể thấy dưới KHV). Dựa vào cách bắt màu
nhuộm mà chia thành 3 loại: BC trung tính, BC ưa acid, BC ưa kiềm.
• BC không hạt: không có các hạt trong bào tương mà KHV có thể thấy được do quá nhỏ và
bắt màu kém. Có 2 loại là: BC lympho và BC mono.
+ Định CT BC thường: là định tỉ lệ % giữa các loại BC trong máu ngoại vi. Sự thay đổi tỉ lệ
từng loại BC giúp ta xác định nguyên nhân, giúp chẩn đoán và theo dõi diễn biến 1 số bệnh.
=> Định CT BC thường là 1 trong những XN thường quy trên lâm sàng.
+ Có 2 pp định CTBC: pp sử dụng KHV quang học & pp máy đếm tế bào tự động.

II. PP sử dụng KHV quang học:


1. Nguyên tắc:
- Dàn mỏng máu trên phiến kính, nhuộm Giemsa & soi dưới KHV.
- Dựa vào hình dạng & kích thước BC, hình dạng nhân, cách bắt màu của nhân và bảo tương
để nhận dạng các loại BC.
- Đếm đủ 100 BC rồi định tỉ lệ % của từng loại.

2. Phương tiện, dụng cụ & hoá chất:


- Kính hiển vi.
- Máy đếm BC hoặc hình vẽ 100 ô vuông.
- Dụng cụ sát trùng chích máu: bông, cồn, kim chích máu.
- Phiến kính: 2 phiến kính khô & sạch (để làm tiêu bản phết).
- Dầu soi kính.
- Cồn tuyệt đối: để cố định tiêu bản kính phết & lau sạch vật kính dầu.
- Thuốc nhuộm Giemsa.

3. Các bước tiến hành KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN PHẾT


- Chọn 2 phiến kính khô & sạch, cạnh trơn không dính dầu mỡ.
- Sát trùng & chích máu đầu ngón tay, bỏ giọt máu đầu rồi nặn
ra 1 giọt máu đường kính khoảng 3 mm, đặt giọt máu vào
khoảng 1/4 phiến kính thứ nhất.
- Dùng phiến kính thứ 2, cạnh trơn, thẳng, không sứt mẻ, đặt
tiếp xúc với giọt máu của phiến kính thứ nhất 1 góc 30o sao
cho máu dàn đều trên cạnh của phiến kính thứ 2.
- Đẩy phiến kính thứ 2 về phía 3/4 còn lại của phiến kính thứ
nhất sao cho máu được dàn mỏng, đều, không gợn sóng & có
đuôi.
- Để tiêu bản khô tự nhiên, sau đó phủ cồn tuyệt đối cố định
tiêu bản trong 1 phút.
- Để khô tự nhiên.
- Nhuộm Giemsa: dùng dd Giemsa nhuộm theo tỷ lệ pha
loãng (Giemsa mẹ/ nước cất trung tính = 1/6 hay 1/7).
- Nhỏ dd Giemsa đã pha loãng lên tiêu bản đã cố định, để 15 -
20 phút. Rửa sạch tiêu bản dưới dòng nước chảy nhẹ. Để khô
tự nhiên.
4. Cách nhận dạng BC dưới KHV:
a. Dùng KHV để quan sát vi trường:
- Quan sát mặt phải & xác định phần đuôi của tiêu bản.
- Đặt tiêu bản lên KHV, rồi lên vật kính từ từ :)) (do t nhát ghi quá)
- Nhỏ 1 giọt dầu soi kính vào đuôi tiêu bản và xoay vật kính 100x cho chạm vào giọt dầu,
điều chỉnh ốc vi cấp để thấy rõ các BC trên tiêu bản.

b. Nhận dạng các loại BC:


- BC hạt trung tính: nhân chưa chia múi hoặc chia thành nhiều múi, BC càng già thì càng
nhiều múi, bào tương có nhiều hạt nhỏ, mịn, đều nhau bắt màu hồng tím.
- BC hạt ưa acid: nhân thường chia làm 2 múi nối với nhau như hình gọng kính. Bào tương
có những hạt to, tròn, đều nhau bắt màu da cam.
- BC hạt ưa base: nhân chia thành nhiều múi như hình hoa thị. Bào tương có những hạt to,
nhỏ, không đều, nằm chèn lên nhân bắt màu xanh đen.
- BC lympho: nhân to, trong bắt màu kiềm sẫm chiếm gần hết tế bào. Bào tương chỉ còn là 1
dãy xanh lơ bao quanh nhân, không có hạt. Có 2 loại BC lympho: lympho lớn & lympho bé.
- BC mono: là những BC có kích thước rất lớn. Nhân thường có hình hạt đậu hoặc hình
móng ngựa nằm lệch về phía bắt màu acid yếu trong khi bào tương bắt màu xám tro (base
yếu).

5. Cách đếm để định tỷ lệ %:


- Nguyên tắc đếm: đếm ở đuôi tiêu bản, đếm theo đường
zic - zac, đếm đủ 100 BC.
- Có thể dùng máy đếm BC hoặc vẽ 100 ô vuông để tính
CTBC.
=> Nếu dùng hình 100 ô vuông khi thấy 1 BC loại nào thì
viết tên BC đó vào 1 ô vuông. Khi đã đủ 100 ô vuông, ta đếm
từng loại để tính ra tỷ lệ %.
III. PP sử dụng máy đếm tế bào tự động:
=> Khá phức tạp và tuỳ vào từng loại máy.

1. Kích thước nhân BC:


- Đơn giản nhưng chỉ xác định được 3 loại (dd pha loãng máu sẽ phá vỡ HC & làm thủng
màng BC để màng co sát vào nhân => máy đếm & xác định BC dựa vào thể tích của nhân).
+ Từ 30 - 90 fl: lympho.
+ Từ 90 - 160 fl: BC hỗn hợp (Mix: BC mono, BC hạt ưa acid, BC hạt ưa base).
+ Từ 160 - 450 fl: BC trung tính.

2. Nguyên lý khác:
- Nhuộm tb phân biệt 5 loại BC.
- Dùng chất ly giải đặc biệt để ly giải các loại BC.
- Nguyên lý tán xạ ánh sáng, nguyên lý điện trở kháng, ...
=> Tuỳ từng loại máy mỗi hàng mà nguyên lý được sử dụng khác nhau. Tuy vậy định CTBC
bằng KHV quang học vẫn có độ tin cậy cao nếu KTV có kinh nghiệm.

IV. CTBC thường:


- BC hạt trung tính: 60 - 70 %
- BC ưa acid: 2 - 4 %
- BC ưa base: 0,5 - 1 %
- BC lympho: 20 - 25 %
- BC mono: 3 - 8 %

You might also like