Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” (1848), khi định nghĩa về giai cấp công

nhân và vị trí của


họ trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Giai cấp vô sản là những
công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của
mình để sống”[1]và “Giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm
được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phát triển
theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một
món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác”[2].
Ngày nay, cùng với các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là các phong trào đấu tranh chung vì sự
tiến bộ xã hội, cũng như những giá trị tiến bộ của nhân loại đang dần trở thành phổ quát và điều chỉnh các
hành vi toàn cầu, trong đó có hành vi của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Điều này đã buộc chủ nghĩa tư bản
hiện đại phải có những điều chỉnh mới về quan hệ sản xuất, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân
phối dưới các cấp độ khác nhau. Và do đó, giai cấp công nhân hiện nay cũng có nhiều thay đổi so với giai
cấp công nhân ở thế kỷ XIX như mô tả của của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Ở các nước tư bản, do ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là thành tựu của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư,làm cho năng suất lao động tăng cao, mức sống chung của xã hội, trong đó
có giai cấp công nhân được nâng lên rõ rệt. Một bộ phận công nhân hiện đại không những bảo đảm được
các nhu cầu tiêu dùng mà còn có tiền mua cổ phần, mua cổ phiếu trong doanh nghiệp.
Từ thực tế đó, đã có những luận điệu cho rằng: giai cấp công nhân trên thế giới đang “trung lưu hóa” nên
không còn sứ mệnh lịch sử như quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen đã nêu ra (?!). Thực chất đây là những
luận điệu nhằm cố tình che giấu bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân, phủ nhận chủ nghĩa Mác. Bởi lẽ:
Thứ nhất, mặc dù mức sống được nâng lên, giai cấp công nhân đã có các tư liệu tiêu dùng như: nhà cửa,
xe cộ... nhưng đó chỉ là tư liệu sinh hoạt chứ không phải tư liệu sản xuất, họ vẫn là những người làm thuê
trong chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai, dù hiện nay nay công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu trong doanh nghiệp nhưng tỷ trọng cổ phần,
cổ phiếu của họ rất nhỏ so với cổ phần, cổ phiếu mà giai cấp tư sản nắm giữ. Vì vậy, địa vị làm thuê của
họ cũng không thay đổi và họ cũng không thể chi phối được phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chẳng hạn, ở Mỹ có 40% người lao động làm công có cổ phiếu, nhưng tổng giá trị cổ phiếu mà họ sở hữu
chỉ chiếm trên 1% giá trị cổ phiếu mà các công ty phát hành. Việc các chủ tư bản bán cổ phần, cổ phiếu
cho công nhân một mặt giúp nhà tư bản huy động được các nguồn lực để mở rộng sản xuất; mặt khác, đây
là biện pháp hữu hiệu để buộc người công nhân phải lệ thuộc nhiều hơn nữa vào giới chủ. Và như vậy,
công nhân sẽ hạn chế đấu tranh đòi quyền lợi, tạo thuận lợi cho chủ tư bản quản lý, điều hành. Do đó, nếu
tin rằng, nhờ có cổ phần, cổ phiếu trong doanh nghiệp mà địa vị của công nhân đã thay đổi, công nhân đã
trở thành nhà tư bản, chỉ là ảo tưởng, sai lầm.
Thứ ba, chủ nghĩa tư bản hiện đại có điều chỉnh nhưng bản chất bóc lột vẫn không thay đổi, mà chỉ thay
đổi hình thức bóc lột theo hướng ngày càng tinh vi hơn, khôn khéo hơn với mức độ gay gắt hơn. Theo
ILO, hiện nay, tỷ suất bóc lột giá trị thăng dư trong các ngành công nghiệp ở Mỹ và Tây Âu trung bình là
300%, cá biệt có những lúc lên tới 5.000% như tại công ty Microsoft[3]. Vì vậy, trong chủ nghĩa tư bản
hiện đại mặc dù có những thay đổi nhưng giai cấp công nhân vẫn là những người làm thuê cho giai cấp tư
sản và vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư với tỷ suất rất cao.
Thêm nữa, trong lòng xã hội tư bản, các mâu thuẫn không hề mất đi mà vẫn biểu hiện gay gắt. Tình trạng
phân hóa giàu nghèo, phân biệt đối xử trong xã hội ngày càng lớn. Theo nghiên cứu thường niên của tổ
chức từ thiện toàn cầu Oxfam công bố tại Diễn Dàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) năm 2020, chỉ
ra rằng khoảng cách giữa những người siêu giàu với phần còn lại của thế giới đã đạt tới một khoảng cách
rất xa. Cụ thể, 1% dân số thế giới đang sở hữu khối tài sản gấp đôi gần 90% còn lại. Trong khi đó, có rất
nhiều người nghèo khổ, thất nghiệp, vô gia cư... ở các nước tư bản. Các phong trào chiếm phố Wall ở Mỹ
năm 2017, biểu tình chống phân biệt chủng tộc cuối tháng 5, đầu tháng 6-2020 ở Mỹ... là hệ quả của sự
phân cực giàu nghèo, phân biệt đối xử... do sự thống trị của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
gây ra.
Tất cả điều đó đã nói lên bản chất của chủ nghĩa tư bản, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng
định: “Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được
những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo;
làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu”[4]. Do đó, giai cấp công nhân vẫn có sứ
mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động xóa bỏ áp bức, bất công để xây dựng xã xã hội chủ nghĩa mà
“sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [5]

You might also like