Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Khái niệm “ Hoạt động nhận thức “

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con
người

“Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách
quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa
trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân”
Gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính: là giai đoạn con người sử
dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật
ấy.
 Gồm: 3 hình thức
 Cảm giác: phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật,
hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan
của con người, là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết
quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ
bên ngoài thành yếu tố ý thức.

 Tri giác: phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó
đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người, là sự
tổng hợp các cảm giác.

 Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh
tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại
sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác
quan.

 Đặc điểm:
 Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ
thể nhận thức
 Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu
nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có
thể có trong tâm lý động vật
 Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt,
những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật.
Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn,
giai đoạn lý tính.

 Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp
trừu tượng, khái quát sự vật
 Gồm: 3 hình thức
 Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng,
phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình
thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện
chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

 Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các
khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc
điểm, một thuộc tính của đối tượng.

 Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán
đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết
luận tìm ra tri thức mới.

 Đặc điểm
 Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện
tượng
 Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

*Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không
có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được
bản chất thật sự của sự vật.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng
hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của
quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì
vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của
nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và
cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

II. Vận dụng quan niệm của Triết học Mác-lênin về bản chất của ý
thức vào việc phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động
nhận thức
a) Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất đối tượng:
- Nhận thức kinh nghiệm: hình thành từ quan sát trực tiếp vật trong
tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.
- Nhận thức lý luận: là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái
quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng.
b) Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất
sự vật:
- Nhận thức thông thường: là loại nhận thức được hình thành một
cách tự phát, trực tiếp từ hoạt động hàng ngày của con người.
- Nhận thức khoa học: loại nhận thức được hình thành một cách tự
giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ
tất yếu của các sự vật.

1. Cần tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, chủ động và đa chiều. Điều
này đòi hỏi phải tìm hiểu sâu về vấn đề, thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau và phải có sự chọn lọc thông tin để có được những nhận thức
đúng đắn cho bản thân

2. Cần sử dụng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong quá trình nhận
thức. Không giới hạn bởi những quan điểm, giả định hiện tại, hãy tìm cách
suy nghĩ khác biệt, đặt ra những câu hỏi và tìm ra những góc nhìn mới
trong quá trình nhận thức. Điều này có thể mở ra những cơ hội mới để
phát triển nhận thức của mỗi người.

3. Chủ động và tự chủ trong quá trình nhận thức. Đừng chấp nhận một
cách thụ động những quan điểm mà đã được cho là đúng. Hãy tìm hiểu,
phân tích, so sánh và đánh giá một cách khách quan. Điều này giúp mỗi
người có một cái nhìn tổng quan và đánh giá rõ ràng về các vấn đề.

4. Tự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi từ những người đi trước qua đó
giúp con người chủ động trong tư duy, tự hình thành một lối suy nghĩ logic,
kích thích khả năng sáng tạo của con người

5. Áp dụng suy luận logic và phân tích thông tin một cách cẩn thận và
khoa học. Điều này đòi hỏi con người cần có sự khảo sát, so sánh, đánh
giá từ đó đưa ra những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn dựa trên quá trình
phân tích từ các dữ liệu sẵn có.

6. Ý thức không phát triển độc lập mà nó được hình thành thông qua
tương tác xã hội. Để phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động nhận
thức, mỗi người cần tham gia vào các tập thể, tương tác với mọi người
xung quanh, học hỏi các quan điểm và kinh nghiệm khác nhau để nâng
cao khả năng nhận thức của bản thân về thế giới xung quanh

You might also like