Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 56

Chương 2

CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS


NỘI DUNG

QUY LUẬT KINH TẾ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ,


1 THỂ CHẾ KINH TẾ

2 CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ


3
UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS
1. QUY LUẬT KINH TẾ, CƠ CHẾ QUẢN LÝ
KINH TẾ VÀ THỂ CHẾ KINH TẾ

1.1.Quy luật kinh tế


a- Quy luật là mối liên hệ nhân quả, bản
chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi
lặp lại trong các sự vật và hiện tượng khi
những điều kiện tòn tại của nó vẫn còn.
✔ VD; Khi còn sức hút của trái đất thì ta
tung một vật lên nó sẽ rơi xuống đất

3
b. Đặc điểm của quy luật:
◦ Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều
kiện của nó chưa có và ngược lại
◦ Các quy luật hoạt động không lệ thuộc vào
việc con người có thể nhận biết được nó hay
không
◦ Các quy luật tồn tại thành một hệ thống, đan
xen vào nhau
◦ Đối với con người, chỉ có quy luật chưa biết
chứ không có quy luật không biết

4
c- Tính khách quan của quy luật
✔Con người không thể tạo ra, bỏ đi thay thế các quy luật khách quan
✔Kết quả hoạt động của các quy luật không phụ thuộc vào ý muốn con
người
✔Thừa nhận tính khách quan của quy luật nhưng không có nghĩa là phủ
nhận vai trò tích cực của con người. Con người không thể tạo ra quy
luật nhưng hoàn toàn nhận biết được quy luật và vận dụng nó trong
hoạt động thực tiễn

5
d. Quy luật Kinh tế
KN: Quy luật KT là mối liên hệ nhân quả, bản chất, phổ biến, tồn tại trong các
hiện tường KT ở những thời điểm nhất định khi điều kiện tồn tại của nó vẫn còn.
VD: Khi có SX hàng hoác thì có quy luật giá trị hoạt động. Hoặc có cơ chế thị trường
thì có quy luật cạnh tranh
Đặc điểm của các quy luật kinh tế
✔ Các quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua hoạt động của con người
✔Trong tự nhiên, mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả trực tiếp hơn, vì thế
dễ phát hiện sự vi phạm của các quy luật tự nhiên
✔Độ bền vững của các quy luật kinh tế kém các quy luật tự nhiên
✔Các quy luật KT hoạt động trong mối liên hệ ràng buôc lẫn nhau, hõ trợ và thúc đẩy
lẫn nhau đi theo một hướng do quy luật KT cơ bản quy định
✔Các quy luật KT họat động có liên quan đến cơ chế QLKT

6
* Yêu cầu vận dụng các quy luật kinh tế

•Phải nhận thức được quy luật kinh tế (bằng thực tế và lý luận)
•Phải giải quyết đúng vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích cho con người
và xã hội
•Phải phát huy vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước (cơ chế quản
lý kinh tế)
e. Cơ chế vận dụng quy luật
* KN: Cơ chế vận dụng các quy luật là một quá trình bao gồm từ khâu nhận
thức quy luật đến tạo điều kiện và kết hợp hài hòa các lợi ích trong XH cho các
quy luật phát huy tác dụng
* Cơ chế vận dụng quy luật có đặc đểm sau:
- Nhận thức được quy luật (tính bao quát toàn diện và phục vụ cho việc vận
dụng, tổng hợp các quy luật khách quan trong QLKT, trong đó quy luật KT đóng
vai trò quyết định đối với sự PTKT)
- TÍnh thống nhất trong cả nền KT trong phạm vi cả nước và trong mỗi
lĩnh vực hoạt động KT
- Tính đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các yếu tố hợp thành cơ chế
thống nhất gắn liền với hạch tóa kt và các đòn bẩy khuyến khích KT
- Tính khoa học và tính cách mạng (Xử lý các ách tắc, sai phạm )
8
* Vai trò của nhận thức và vận dụng qui luật
Nắm được bản chất sự vật hiện tượng
Nắm được xu hướng vận động của sự vật
Tránh chủ quan, duy ý chí
Học hỏi được kinh nghiệm tốt và không tốt
Tiền đề cho việc hoạch định
Tránh được những sai lầm đáng tiếc

9
g) Một số quy luật cơ bản
* Các quy luật kinh tế
Quy luật giá trị (giá cả)
Quy luật cung cầu
Quy luật cạnh tranh
* Các quy luật tâm lý xã hội
Quy luật về nhu cầu
Quy luật về lợi ích
* Các quy luật mang tính tổng quát
Sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Các quốc gia đều có mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh,…
Quy luật về sự phân hoá xã hội.
10
1.2. Cơ chế quản lý kinh tế

a- Khái niệm
✔ Cơ chế KT biểu thị quan hệ và tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố
cấu thành một thể chế kinh tế nhất định
✔Cơ chế QLKT của nhà nước là phương thức điều hành có kế hoạch của nhà
nước đối với nền KT, dựa trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách
quan, bao gồm tổng thể các phương pháp, hình thức, thủ thuật để thực hiện
yêu cầu của các quy luật khác quan đó.
✔Cơ chế QLKT ở nước ta hiện nay là cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý
khác. Đóng vai trò điều hành KT vĩ mô nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn
chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực của KTTT

11
b- Nội dung cơ chế quản lý KT
- Xây dựng thể chế kinh tế (chế độ chính trị, kinh tế, quan điểm hình
thành bộ máy quản lý, nguyên tắc vận hành bộ máy)
- Xây dựng bộ máy QLKT
- Xác định đường lối, chủ trương, chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế
- Xác định phương thức trao đổi giữa sản xuất và tiêu thụ
- Tổ chức bộ máy sản xuất
- Sử dụng các đòn bẩy và lợi ích kinh tế
- Hạch toán, kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát kinh tế

12
c- Các bộ phận cấu thành cơ chế QLKT
-Các quy tắc, chuẩn mực về hành vi KT; các chính sách,
công cụ và phương pháp quản lý, các hình thức cụ thể của
quan hệ sản xuất (hệ thống kế hoạch, hệ thống đòn bẩy
KT)
-Các chủ thể tham gia nền KT và mối liên hệ giữa chúng
- Các cách thức tổ chức thực hiện và các quy tắc, chuẩn
mực về hành vi KT nhằm đạt được mục tiêu, kết quả các
chủ thể KT mong muốn

13
1.3. Thể chế kinh tế

a- Khái niệm
✔Thể chế là các quy tắc, quy định, chuẩn mực,
khuôn khổ do con người đặt ra nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ qua lại của con người
✔Thể chế KT được coi là 1 bộ phận cấu thành của
hệ thống thể chế XH, tồn tại song trùng với các bộ
phận khác như (thể chế chính trị, thể chế giáo dục,
tôn giáo)

14
b- Đặc trưng thể chế kinh tế

❖Thể chế KT bao gồm: Các quy định về KT của nhà nước và quy tắc XH được
nhà nước công nhận; hệ thống các chủ thể hoạt động KT; các cơ chế, phương
pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành bộ máy
❖ Những quy định mang tính chủ quan do con người đặt ra nên phụ thuộc vào
trình độ, nhận thức người ban hành ra chúng (nếu quy định đó tiến bộ, phù
hợp với các quy luật khách quan thì sữ thúc đẩy nền kT-XH cộng đồng thát
triển và ngược lại)

15
❖Thể chế KT là sự vận hành đồng bộ 3 bộ phận chính:

(1) Các quy tắc tạo thành luật chơi KT (khung pháp luật về
KT, các quy tắc, chuẩn mực xã hội về KT)
(2) Các chủ thể tham gia hoạt động KT (cơ quan, tổ chức
nhà nước, DN, đoàn thể, hiệp hội, động đồng dân cư và
người dân)

16
(3) Cơ chế thực thi các luật KT
✔Thể chế KT ở VN trong bối cảnh mới từng bước đạt được kết quả (Bước đầu hình
thành hệ thống thể chế QLKT ngày càng phù hợp với nền KTTT, hệ thống ngày càng phù
hợp trình độ phát triển KT-XH ở trong nước và quốc tế. Thẩm quyền ban hành đã được
tiêu chuẩn hóa)
✔Hạn chế, yếu kém: (tính ổn định chưa cao, hay thay thổi thất thường,; Hệ thống cơ chế
thiếu đồng bộ, thống nhất, chồng chéo, thiếu gắn kết. Quy trình ban hành nhiều điểm
chưa hợp lý, thiếu khác quan, chưa vì lợi ích số đông, còn hiện tượng lạm quyền trong
ban hành. Tổ chức thực hiện chưa nghiêm…)
=) Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế QLKT, quan trọng đổi mới thể chế cho phù hợp với
điều kiền trong nước và quá trình hội nhập theo thông lệ và luật quốc tế; hình thành hệ
thống thể chế đồng bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính
17
2. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

2.1. Khái niệm về chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế


✔ Là hình thức biểu hiện phương pháp, nội dung và giai đoạn tác động có
chủ đích của nhà nước lên đối tượng và khách thể quản lý;
✔ Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà nhà nước phải tiến hành
trong quá trình quản lý.
✔ Với mục đích là xác định hệ thống mục tiêu quản lý nền kinh tế quốc
dân cũng như phương thức thực hiện các mục tiêu đã định cho từng
thời kỳ nhất định của phát triển đất nước.

18
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

a- Định hướng sự phát triển của nền kinh


tế

Là vấn đề cơ bản nhất trong các chức


năng quản lý của Nhà nước về kinh tế.
Định hướng sự phát triển của nền kinh
tế là xác định xem phải làm gì, làm như
thế nào, khi nào và ai thực hiện
Đòi hỏi Nhà nước phải xác định chiến
lược phát triển đất nước và đề ra các
đường lối trên cơ sở các mục tiêu đề ra
và đòi hỏi của các quy luật khách quan.

19
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

Định hướng sự phát triển của nền kinh tế được thể hiện ở việc:
✔ Dự báo, chiến lược, quy hoạch, KH xác định hệ thống mục tiêu phát triển
và phương thức đạt được mục tiêu đó
✔Tạo điều kiện cho vc thực hiện các chức năng khác của quản lý KT. Không
thực hiện tốt chức năng định hướng thì các chức năng khác không thể
thực hiện tốt
✔ Đảm bảo cho nền KT phát triển ổn định, khai thác, huy động mọi nguồn
lực trong và ngoài nước cho phát triển, tránh được những rủi ro cho đất
nước.

20
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

❖Chức năng định hướng phát triển nền KT theo các hình thức:

✔Xây dựng chiến lược KT-XH tầm nhìn dài hạn


✔ Xây dựng QH phát triển KT-XH
✔ Lập kế hoạch PTKT-XH trung và dài hạn 5 năm
✔Lập KH KT-XH hàng năm
✔ Xây dựng chương trình quốc gia

21
2.2 Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế (tiếp)

b- Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế


✔Duy trì ổn định chính trị
✔ Duy trì môi trường KT thuận lợi (XD cơ sở hạ tầng, hệ thống quy
định, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị...)
✔ Xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ quan thi hành pháp luật
✔ Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo điều kiện các loại thị
trường phát triển và vận hành có hiệu quả
✔Phát triển hệ thống Giáo dục – Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

22
2.2 Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế (tiếp)
c- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế (tuần 5)
-Hoạt động giám sát nhà nước đều mang tính quyền lực,
chính trị
- Mục đích được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Chức năng: KT, GS các HĐKT nhằm phát hiện kịp thời xử lý
những sai sót, ách tắc, khó khăn... đảm bảo nền KT hoặt
động đúng hướng, hiệu quả
Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra giám sát cho việc thực hiện pháp luật và các kế
hoạch Kinh tế
+ Phát hiện sửa chữa sai lầm kịp thời

23
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế
(tiếp)

c- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế


+ Giúp nhà nước theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường, tạo sự phù hợp
của hệ thống Kinh tế với môi trường
+ Cho phép hoàn thiện các quyết định quản lý của nhà nước, của hệ thống kế hoạch,
đường lối và chính sách pháp luật nhà nước
Nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động Kinh tế bao gồm:
+ Kiểm tra giám sát sự phát triển theo định hướng kế hoạch của nền kinh tế
+ Các chủ trương , chính sách pháp luật nhà nước
+ Việc sử dụng các nguồn lực của đất nước
+ Các chức năng cơ quan nhà nước

24
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế (tiếp)
1) Hoạt động giám sát quốc hội
- QH giám sát tối cao (điều 70, hiến pháp 2013), giám sát tất cả hoạt động nhà nước (lập
pháp, hành pháp, tư pháp), từ TW, địa phương, các ngành các cấp và mọi công dân.
Họat động giám sát của QH thông qua UBTV QH, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban, các địa
biểu QH với các phương pháp như xét báo cáo, kiểm tra tại chỗ
-Quyền giám sát tối cao của QH được thể hiện bởi các đại biểu QH, thông qua tiếp xúc
cử tri, tiến hành xem xét, theo dõi đôn đốc, việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công
dân
-ĐBQH quyền chất vấn trong các kỳ họp (Chủ tịch nước, chủ tịch ĐBQH, Thủ tướng CP,
Chánh án tòa án ND tối cao, Viện trưởng viện KS...)
-Quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức XH, tổ chức KT trả lời vấn đề quan tâm,
cung cấp tài liệu cần thiết

25
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về
kinh tế

2) Hoạt động giám sát của HĐND


Với tư cách là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương có quyền ra nghị quyết và các biện pháp đảm bảo thi
hành nghêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật địa phương về:
-Kế hoạch PTKT-XH và ngân sách
-Quốc phòng An ninh địa phương
-Kiểm tra giám sát thực thi hiến pháp, pháp luật bằng cách xét báo cáo của
chủ tịch UBND, Chánh án tòa án ND tối cao, Viện trưởng viện KS cùng cấp
-Đại biểu HĐND có quyền Kiểm tra, giám sát thông qua mối liên hệ với cử
tri, chất vấn chủ tịch UBND, Chánh án tòa án ND tối cao, Viện trưởng viện
KS cùng cấp

26
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về
kinh tế

3) Hoạt động giám sát của Thủ tướng chính phủ


-Theo luật tổ chức Chính phủ có quyền kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển
khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc.
-Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ
thống hành chính nhà nước;
-Chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ
thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương
- Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính
quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước
từ trung ương đến địa phương.

27
2.2. Nội dung chức năng quản lý Nhà nước về
kinh tế

4) Hoạt động giám sát của Viện kiểm sát


Kiểm tra, giám sát thông qua các hoạt động kiểm sát chung: Kiểm tra điều tra; Kiểm sát xét
xử; kiểm sát giam giữ; thi hành án; Kiểm sát xét khiếu tố...
5) Hoạt động giám sát của Tòa án
Bằng hoạt động xét xử, Tòa án phát hiện ra những vi phạm, những hành vi phạm tội để xử lý
theo pháp luật, bảo vệ trật tự kỷ cương của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân
6) Hoạt động giám sát Kiểm toán nhà nước
Kiểm tra xác định đúng đắn, hợp pháp tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị KT của nhà nước, các đoàn thể, tổ chức
XH sử dụng ngân sách nhà nước cấp

28
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

3.1. Khái niệm nguyên tắc QLNN về KT


a) Khái niệm: Nguyên tắc QLNN về KT là những nguyên tắc chỉ đạo,
các tiêu chuẩn hành vi mà hoạt động quản lý nhà nước và cơ quan
quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý
b) Yêu cầu đối với nguyên tắc quản lý:
-Không trái quy luật khách quan
- Phù hợp mục tiêu quản lý
- Phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý
- Tính hệ thống, nhất quán

29
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

c. Các nguyên tắc:


- Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
- Tập trung dân chủ
- Kết hợp hài hòa các loại lợi ích
- Hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm
- Nguyên tắc pháp chế
- Phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý vĩ mô kinh tế
và chức năng vi mô của các doanh nghiệp
- Gắn phát triển kinh tế với vấn đề phát triển văn hoá xã
hội và an ninh quốc phòng
30
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

(1) Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế


Ktế là gì? Tổng thể các yếu tố SX và các mối quan hệ người - người, mà cốt yếu là quan hệ
sở hữu va lợi ích
Chính trị là gì?
- Nghĩa nộng: tổng thể quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tế của Đảng, của Nhà
nước, của giai cấp mà mấu chốt là vấn đề chính quyền, vấn đề quyền lực
- Nghĩa hẹp: đường lối xử sự khéo léo để đạt được mục tiêu đề ra
Mối quan hệ:
- KT quyết định chính trị: Sinh hoạt +Lợi ích quy định quan điểm, đường lối xử sự.
- Chính trị tác động trở lại đến KT: đường lối tốt🡪KT phát triển tốt; đường lối không tốt, bế
tắc🡪Kìm hãm sự phát triển KT, mất chế độ XH

31
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ
Làm thế nào kết hợp tốt giữa KT và CT?
Quan điểm của Đảng:
Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị
Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh t
và chính trị
❑Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới KT với đổi mới CT: Lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thờ
từng bước đổi mới CT, chúng ta vừa thúc đẩy được nền KT của đất nước phát triển theo quy luật
khách quan, vừa tạo nên sự năng động, tích cực trong tư duy, tư tưởng và đời sống tinh thần nói
chung của XH, làm cho con người được thực sự tự do và có điều kiện phát huy tính chủ động, sán
tạo của mình. Hai quá trình đó có quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên sức mạnh giúp chúng ta c
cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Hiện nay ở Việt nam có những vấn đề (mâu thuẫn) nào vừa mang tính chính trị lại vừa
mang tính kinh tế?

32
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

Hiện nay ở Việt nam có những vấn đề (mâu thuẫn) nào vừa mang tính chính trị lại
vừa mang tính kinh tế?
Trong lĩnh vực kinh tế: tranh chấp đất đai (giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân
với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cộng đồng, nhóm người với nhau về giải tỏa, đền bù); tranh
chấp hợp đồng kinh tế; phân chia tài sản, . . . .

33
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

Nội dung của nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế:
◦ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
◦ Đảng vạch đường lối, chiến lược phát triển
◦ Đảng phải nắm chắc công tác bố trí nhân sự
◦ Đảng phải tập hợp và lãnh đạo được quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chiến
lược
◦ Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước
◦ Nhà nước biến đường lối của Đảng thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
◦ Ban hành và thực thi pháp luật
◦ tổ chức thực hiện kế hoạch
◦ Tìm tòi các giải pháp phát triển mới
◦ Vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn bảo vệ chủ quyền độc lập đất nước, an ninh an toàn
xã hội.

34
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ
(2) Tập trung dân chủ
◦Yêu cầu: kết hợp tối ưu giữa Tập trung và Dân chủ
Khó thực hiện trên thực tế! Vì sao?
◦Biểu hiện của quản lý tập trung:
Có kế hoạch chung phát triển đất nước
Thống nhất ban hành luật pháp
Thực hiện chế độ một thủ trưởng trong QLKT
◦Biểu hiện của quản lý dân chủ:
Xoá bỏ cơ chế xin - cho
Cạnh tranh bình đẳng
Tăng cường phân cấp quản lý KT
* Tản quyền
* Uỷ quyền
* Trao quyền
* Mở rộng chế độ tham gia
◦Nội dung cơ bản của nguyên tắc: cấp dưới phải phục tùng cấp trên, số ít phải
phục tùng số đông
35
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ
(3) Kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội
Vì sao phải kết hợp các loại lợi ích?
Các biện pháp kết hợp:
- Đường lối, chính sách phát triển KT đúng, hợp lòng dân
- Hệ thống KH,QH tốt
- Hệ thống đòn bẩy KT ( thuế, lãi suất, tín dụng,bảo hiểm, phúc lợi..)
- Kết hợp các hệ thống hạ tầng xã hội

36
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ
(4) Tiết kiệm và hiệu quả
Thực chất của tiết kiệm, hiệu quả là phải tiến hành các phương án làm việc tối ưu trong
khả năng cho phép. Là tiết kiệm thời gian, sử dụng tốt tiềm lực, cơ hội, tính kế hoạch, là
việc tận dụng được các thành quả của khoa học công nghệ.
- Khả năng tiết kiệm bao gồm:
+ Đường lối, chiến lược PTKT đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan
+ Giảm chi phí vật tư (áp dụng KT mới và công nghệ tiên tiến, cải tiến sp, nâng cao chất
lượng SP, sử dụng vật liệu thay thế, tái sx…)
+ Tiết kiệm lao động sống
+ Tiết kiệm đầu tư, SX, tiêu dùng
+ Sử dụng hiệu quả kỹ thuật, khoa học công nghệ
+ Tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên…

37
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

Nêu Biện pháp tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên rừng (Tránh tình trạng rừng bị chặt, khai thác bừa bãi)
+ Tài nguyên khoáng sản (tránh tình trạng khai thác khoáng sản cạn
kiệt)
+ Tài nguyên Đất, Nước (quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý ( sử dụng
không hợp lý dẫn đến đất bạc màu, ô nhiễm đất, nước…)
+ Quản lý TN đa dạng sinh học (tránh cạn kiệt, tuyệt chủng loại quý
hiếm)…

38
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

5) Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý Nhà nước về
kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp
Quản lý nhà nước là tạo ra môi trường tốt cho các đơn vị kinh tế hoạt động
chứ không phải chỉ đạo các đơn vị kinh tế phải làm như thế nào.
Đơn vị kinh tế có chức năng phát huy tinh thần tự chủ để sản xuất kinh
doanh đóng góp cho sự phát triển của xã hội nhưng phải đảm bảo trong
khuôn khổ luật pháp hiện hành

So sánh sự khác nhau giữa QLNN về Kinh tế với QTKD của các doanh
nghiệp?

39
Sự khác nhau giữa QLNN về Kinh tế với QTKD của các doanh nghiệp
+ QLNN: Đối tượng tác động là toàn bộ nền - QTKD: Đối tượng là trong phạm vi doanh
kinh tế quốc dân, tạo ra môi trường hoạt nghiệp và các yếu tố liên quan đến doanh
động cho các doanh nghiệp. nghiệp

+ Quan hệ phát sinh trong quá trình QLNN - Quan hệ phát sinh trong quá trình QTKD
được điều chỉnh bằng luật hành chính được điều chỉnh bằng luật dân sự và hình sự

-
+ QLNN mang tính quyền lực Nhà nước,
có tính cưỡng chế -
+ Hoat động của các cơ quan QLNN
được đảm bảo bằng ngân sách nhà - Hoạt động của các đơn vị kinh tế là lợi
nước nhuận
+ Hoạt động của các cơ quan QLNN là lợi
nhuận và phi lợi nhuận
- Hoạt động QTKD mang tính cạnh tranh
+ Hoạt động QLNN mang tính độc quyền
- QTKD sẵn sàng mạo hiểm
+ QLNN ít dám mạo hiểm
3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ

6) Nguyên tắc pháp chế (Tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác
hiến pháp và pháp luật của mọi chủ thể của các quan hệ pháp
luật)
- Dựa trên pháp luật, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế,
đảm bảo tính tối cao của hiến pháp và luật…
7) Gắn phát triển kinh tế với vấn đề phát triển văn hoá xã hội
và an ninh quốc phòng

41
2.4. Thực hiện chức năng và nguyên tắc QLNN về KT ở Việt Nam

2.4.1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

2.4.2. Thực hiện các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế
2.4. Thực hiện chức năng và nguyên tắc QLNN về KT ở Việt Nam

2.4.1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

Theo nghĩa rộng, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước được thực hiện
thông qua hoạt động của cả ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
nghĩa hẹp, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước chính là chức năng quản lý
nhà nước về kinh tế, được hiểu là hoạt động điều hành nền kinh tế và được
thực hiện bởi cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao
nhất là chính phủ
2.4. Thực hiện chức năng và nguyên tắc QLNN về KT ở Việt Nam

2.4.1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng Hiến pháp, các đạo luật và các
quy định dưới luật. Để đưa ra khái niệm về chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước, cần xuất phát từ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước, cũng như trong mối quan hệ giữa các cơ quan
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bộ máy nhà nước,
mà trực tiếp ở đây là Quốc hội, Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao.
2.4. Thực hiện chức năng và nguyên tắc QLNN về KT ở Việt Nam

2.4.1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế

Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong vai trò kiến tạo
phát triển, chủ động tác động tới các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong từng giai đoạn phát triển đất nước
Đặc điểm chức năng gồm:

- Tính định hướng

- Tính pháp quyền

- Tính thống nhất

- Tính tương hợp “đối tác phát triển”


* Nội dung chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
- Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế;

- tổ chức triển khai thực thi pháp luật về kinh tế;

- xử lý các vi phạm và giải quyết tranh chấp kinh tế;

- ngăn ngừa và khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường;

- bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại.
* CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Chính trị - pháp luật,

- kinh tế,

- văn hoá,

- công nghệ
2.4. Thực hiện chức năng và nguyên tắc QLNN về KT ở Việt Nam

2.4.2. Thực hiện các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế
Thảo luận
1. Tại sao hoạt động kinh tế của Chính phủ thường kém hiệu quả
so với tư nhân? Làm thế nào để tăng cường hiệu quả và tiết
kiệm?
2. Tham nhũng? Nguyên nhân và cách phòng chống tham
nhũng? Kinh nghiệm chống tham nhũng một số nước trên thế
giới.

50
Thảo luận
1. Trình bày các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế? Trong thực tế chức
năng nào là quan trọng nhất, vì sao?
2. Nội dung nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý Nhà nước về kinh
tế? Biện pháp tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên là gì?
3. Trình bày nội dung, hình thức của chức năng kiểm tra, giám sát trong quản
lý nhà nước về kinh tế? Trong quản lý nhà nước vì kinh tế có thiếu chức năng
này được không? Vì sao?
4. Trình bày nội dung của nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong
quản lý nhà nước về kinh tế? Vì sao phải kết hợp các loại lợi ích đó?
5. Trình bày nội dung của nguyên tắc gắn phát triển kinh tế với phát triển văn
hóa, xã hội trong quản lý nhà nước về kinh tế? Để thực hiện tốt nguyên tắc
này cần chú ý điều gì?

51
1. Trình bày các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế?
Trong thực tế chức năng nào là quan trọng nhất, vì sao?

- Trình bày các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế


+ Định hướng sự phát triển của nền kinh tế:
+ Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế:
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế:
- Cả 3 chức năng đều quan trọng, lý giải:

52
2. Nội dung nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý Nhà
nước về kinh tế? Biện pháp tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên
thiên nhiên là gì?
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong QLNN về KT:
+ Đường lối, chiến lược
+ Giảm chi phí vật tư
+ Tiết kiệm lao động
+ Tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên…
+ Biện pháp tiết kiệm: Về giáo dục, Về kỹ thuật công nghệ, Về tổ chức
+ Thể chế quản lý, Tài nguyên thiên nhiên
- Biện pháp tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tránh tình trạng rừng bị chặt, khai thác bừa bãi
+ Khai thác khoáng sản cạn kiệt
+ Đất đai sử dụng không hợp lý (đất bạc màu, ô nhiễm…)
+ Đa dạng sinh học cạn kiệt…
53
3. Trình bày nội dung, hình thức của chức năng kiểm tra,
giám sát trong quản lý nhà nước về kinh tế? Trong quản lý
nhà nước vì kinh tế có thiếu chức năng này được không? Vì
sao?
-Hoạt động giám sát nhà nước đều mang tính quyền lực, chính trị:
- Mục đích được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất:
+ Kiểm tra giám sát cho việc thực hiện PL các kế hoạch KT
+ Phát hiện sửa chữa sai lầm kịp thời
+ Giúp nhà nước theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường, tạo sự
phù hợp của hệ thống KT với MT
+ Cho phép hoàn thiện các quyết định quản lý của nhà nước, của hệ thống
KH, đường lối và chính sách PL NN

54
4. Trình bày nội dung của nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi
ích trong quản lý nhà nước về kinh tế? Vì sao phải kết hợp các
loại lợi ích đó?

- Nội dung nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích:
+ Kết hợp hợp lý, khoa học, biện chứng giữa các loại lợi ích xã hội khi xử
lý việc quản lý xã hội
+ Bị vi phạm vì con người thường hay thiên vị lợi ích của cá nhân, của địa
phương, bản vị khi xử lý các mối quan hệ.
- Các biện pháp kết hợp:
- Đường lối, chính sách phát triển KT đúng, hợp lòng dân
- Hệ thống KH,QH tốt:
- Hệ thống đòn bẩy KT (thuế, lãi suất, tín dụng, bảo hiểm, phúc lợi..):
- Kết hợp các hệ thống hạ tầng xã hội:

55
5. Trình bày nội dung của nguyên tắc gắn phát triển kinh tế
với phát triển văn hóa, xã hội trong quản lý nhà nước về
kinh tế? Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý điều gì?
Nội dung của nguyên tắc:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả KT- XH, cải thiện
đời sống nhân dân
Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KT nhà nước, KT hợp tác (KT
nhà nước đóng vai trò chủ đạo…)
Xác lập, củng cố nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền SX xã hội,
thực hiện công bằng XH ngày càng tốt hơn
Thực hiện hình thức phân phối dự trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết
quả SX-KD và phân phối thông qua phúc lợi XH..
Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước…
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý điều gì:
56

You might also like