Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC

TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI


(Tóm tắt)

MỞ ĐẦU

Chương 1:
VĂN HÓA, ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG YẾU TỐ QUY ĐỊNH ĐẶC
TRƯNG VĂN HÓA

1.1. Khái niệm văn hóa và đặc trưng văn hóa


1.1.1. Văn hóa
- Khái niệm văn hóa rất đa dạng và phong phú. Một trong số đó là khái niệm được đưa
ra bởi Tổng giám đốc UNESCO trong bài Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa:
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại.
Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị,
các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân
tộc.”
- Thuộc tính bản chất của văn hóa:
+ Xét theo phương thức hình thành, văn hóa là hoạt động sinh sống có ý thức của con người.
+ Xét theo thuộc tính và đặc trưng cơ bản, văn hóa là quá trình sáng tạo. Yếu tố hàng đầu của
văn hóa là tri thức.
+ Xét theo kết quả và vai trò định hướng cho phát triển, văn hóa là giá trị và hệ giá trị. Giá trị
to lớn nhất là thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Hệ giá trị phổ quát của văn hóa là
Chân - Thiện - Mỹ.
=> Nếu xét theo hệ thống cấu trúc, thuộc tính bản chất của văn hóa là tổng thể hoạt động sáng
tạo của con người trong quá khứ và hiện tại tạo nên các giá trị văn hóa phục vụ cho sự tồn tà
và phát triển của con người. Tuy nhiên, nó vẫn chưa bao quát được một thuộc tính khác là
thuộc tính thuộc về bản sắc văn hóa.
- Nội hàm khái niệm văn hóa:
+ Hoạt động sáng tạo tạo ra các giá trị văn hóa phục vụ cho con người.
+ Sự sáng tạo đó là khác biệt ở từng dân tộc và đó là bản sắc văn hóa dân tộc của văn
hóa.

1.1.2. Đặc trưng văn hóa


- Bản sắc văn hóa: “Bản sắc văn hóa dân tộc phải là sự tổng hòa các khuynh hướng cơ bản
trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên
với các điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng, v.v… trong quá
trình vận động không ngừng của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường
xuyên có định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) với cái chung (văn hóa khu vực, văn
hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa sẽ cống hiến những gì đặc sắc
của mình vào kho tàng văn hóa chung, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa
khác nhào nặn thành giá trị của mình.”
- Nằm trong khái niệm bản sắc văn hóa.
- Được xem là những tổng kết khái quát nhất về những nét riêng biệt, độc đáo của hệ
giá trị mà cộng đồng đó đã lựa chọn.

1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành và biến đổi đặc trưng văn hóa
1.2.1. Môi trường tự nhiên
- Đời sống vật chất và tinh thần của con người đều gắn chặt với môi trường tự nhiên
và chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường tự nhiên.
- Được xem là thành tố quan trọng tác động đến việc hình thành các đặc trưng văn hóa
cho dù, cùng với lịch sử phát triển của loài người, các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị
sẽ ngày càng quan trọng hơn.

1.2.2. Những điều kiện khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị trong nước
- Điều kiện kinh tế:
+ Toàn bộ hoạt động của con người trong quá trình sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
vật chất.
+ Sự khác biệt về trình độ lực lượng sản xuất và các sáng tạo văn hóa không chỉ là sự
khác biệt văn hóa của cộng đồng này với cộng đồng khác mà còn là của chính một
cộng đồng trong những thời gian lịch sử khác nhau với những biến đổi khác biệt về
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
- Điều kiện xã hội:
+ Quan hệ giữa con người trong xã hội.
+ Tác động đến đặc trưng văn hóa không tách rời điều kiện chính trị vốn xuất hiện,
tồn tại và phát triển trên nền tảng của các điều kiện kinh tế xã hội ấy.
- Điều kiện chính trị: Là tổng thể những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa
các giai cấp, tầng lớp xã hội xoay quanh vấn đề giành lấy, duy trì và sử dụng quyền
lực nhà nước.

1.2.3. Yếu tố tâm linh và tôn giáo


- Lựa chọn tín ngưỡng và tôn giáo là một lựa chọn có tác động cực kỳ quan trọng đến
với đời sống văn hóa của một cá nhân hay cộng đồng.
- Yếu tố tâm linh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên linh hồn văn hóa của
cộng đồng.

1.2.4. Những mối quan hệ với bên ngoài


Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là một nhu cầu tự nhiên và là một điều kiện của phát
triển của tiến hóa văn hóa. Vì vậy, tác động của ảnh hưởng văn hóa bên ngoài rất quan
trọng đối với việc hình thành và biến đổi các đặc trưng văn hóa.
Chương 2:
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRIỀU TIÊN TRUYỀN THỐNG
(TỪ ĐẦU ĐẾN THẾ KỶ XIX)

2.1. Đó là một nền văn hóa nông nghiệp giàu tính nhân văn
- Địa hình: Không mấy thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vì diện tích và đá sỏi lớn
(hơn 60%), đồng bằng không lớn, tập trung chủ yếu ở phía Nam. Bù lại, bán đảo này
lại có một lượng sông suối tương đối nhiều cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào và
tạo nên một hệ thống đường thủy, thuận lợi cho sinh hoạt.
- Khí hậu: Khí hậu bốn mùa khá thuận hòa, đảo bảo việc giao trồng và canh tác nông
nghiệp quanh năm.
- Đất canh tác: ⅖ diện tích là đất ruộng để trồng lúa và còn lại đất rẫy để trồng rau
củ. Nổi tiếng với món Kim Chi.
- Hệ thống lễ Tết dân gian của người Hàn: Thường tập trung vào các mục đích cầu
nông, cầu ngư, cầu bình an may mắn, tạ ơn tổ tiên, tạ ơn thần linh vào các dịp đầu
năm.
- Trên nền tảng văn hóa nông nghiệp trồng lúa và rau quả, văn hóa Hàn Quốc truyền
thống thấm đẫm chất nhân văn với các đặc trưng khá nổi bật: trọng tình, hòa hợp với
thiên nhiên, mẫn cảm và tinh tế.
+ Trọng tình: Gia đình nằm trong tâm điểm của mối quan hệ nông nghiệp cổ truyền
Hàn Quốc, vì vậy, nó đã được hết sức chú trọng. Mối quan hệ này mở ra trong quan
hệ cộng đồng làng trở thành cội rễ sâu xa của mối quan hệ người - người và làm cho
văn hóa Hàn Quốc thấm đẫm chất trọng tình. Ngoài ra, Nho giáo cũng ảnh hưởng rất
sâu sắc, đã nằm trong cấu trúc chiều sâu của văn hóa Hàn.
+ Tâm hồn tinh tế, mẫn cảm và văn hóa sống hòa hợp với thiên nhiên:
Thứ nhất, qua ẩm thực Hàn. Không chỉ có hương vị đặc trưng độc đáo mà ẩm thực
Hàn còn có màu sắc và cách trang trí hài hòa, hấp dẫn. Bên cạnh đó, ẩm thực Hàn ở
mỗi vùng miền, mỗi mùa đều rất đa dạng nên vì thế, ăn các món ăn Hàn Quốc là một
sự thưởng thức tổng hợp của các giác quan rất tinh tế và thú vị.
Thứ hai, các thành tựu văn hóa nghệ thuật nổi tiếng của Hàn Quốc như đồ gốm, kim
loại với kỹ thuật luyện kim cao, mặt nạ trong kịch múa mặt nạ của người Hàn, kỹ
thuật làm giấy,... đều có nét đặc trưng là một sự hòa hợp thầm lặng của các yếu tố
tươi tắn, tĩnh lặng, duyên dáng, sâu sắc.
Thứ ba, môi trường tự nhiên luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kiến
trúc Hàn Quốc.
- Thách thức: 70% là núi và đá sỏi, mùa đông dưới 0 độ C, mùa hè trên 30 độ C, ba
mặt giáp biển luôn đề phòng những cơn bão nhiệt đới. Tuy nhiên, thiên tai thường đe
dọa người Hàn là lụt lội và lở đất do mưa lớn.
=> Để canh tác được nông nghiệp, sáng tạo được các thành tựu văn hóa nghệ thuật
trong những điều kiện đó, người Hàn còn phải rèn luyện được tính cần cù, chịu khó và
kiên trì. Phẩm chất này cũng trở thành một đặc trưng của tính cách Hàn và chính nó đã
giúp cho Hàn Quốc có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong lịch sử và cất
cánh được ở thời kỳ hiện đại.

2.2. Văn hóa tôn ti, trọng lễ nghi, trọng danh


- Tôn ti:
+ Nghĩa: Việc phân loại thành thứ bậc theo các tiêu chí định sẵn.
+ Nguyên tắc chung: Cấp dưới phải có ý thức tuân thủ và tôn kính cấp trên. Ngược lại,
cấp trên cũng phải quý trọng cấp dưới.
- Cơ sở phương thức tổ chức xã hội theo hệ thống đẳng cấp:
+ Bản chất: Ba vương quốc (Goguryeo, Baekje và Silla) là các quốc gia quân sự với
cơ cấu xã hội đẳng cấp khắt khe phục vụ cho hoàng gia và các gia đình quý tộc.
+ Toàn bộ thứ bậc xã hội được xác định bởi sự kế thừa huyết thống.
+ Hệ thống đẳng cấp của xã hội cổ đại Hàn Quốc: Quý tộc hoàng gia => Quý tộc đầu
não, đẳng cấp 6, 5, 4 => Dân tự do, đẳng cấp 3, 2, 1. Tiện dân và nô lệ không được
tính vào hệ thống đẳng cấp.
+ Cơ cấu hành chính và quân đội.
+ Thời Chosun: Tiếp tục phân hóa theo các thứ bậc cao thấp rất khác biệt (Yangban -
giai cấp thống trị, Jungin - quan chức cấp dưới ở trung ương hay địa phương và tầng
lớp tri thức, Yangmin - nông dân, thợ thủ công, ngư dân và thương nhân, Cheonmin -
nô lệ và người vô gia cư).
- Nho giáo:
+ Về cơ bản là một học thuyết chính trị luân lý đạo đức, trong đó, điều quan trọng là
phải biết định phận và tu thân để ứng xử đúng lễ tức đúng phận.
+ Từ thời Goryeo (918 - 1392) đến thời Chosun (1392 - 1910), Nho giáo được giai
cấp thống trị Hàn sử dụng.
+ Từ thời hậu Chosun, Khổng giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị chi phối các quan
hệ gia đình, xã hội, nhà nước.
- Văn hóa tôn ti:
+ Hệ thống kính ngữ.
+ Gắn liền với tâm lý trọng lễ nghi bởi vì lễ nghi là phương tiện để thể hiện sự phân
biệt thứ bậc trong ứng xử. Kính ngữ không chỉ được thể hiện qua từ ngữ trong lời
nói mà còn thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ và những nghi thức giao tiếp. Sự
phân biệt đẳng cấp trong xã hội Hàn sản sinh hàng loạt các nghi lễ ứng xử khác nhau
và trở thành tín hiệu để phân biệt đẳng cấp này với đẳng cấp khác.
+ Đặc trưng được hình thành từ bản chất cấu trúc xã hội của người Hàn, đã có lịch sử
hàng ngàn năm và được củng cố, bổ sung, ấn định bằng tư tưởng định phận và ứng xử
theo phận của Nho giáo. Vì vậy, nó ngấm vào tất cả ứng xử xã hội của người Hàn
trong mọi quan hệ và trong mọi hoàn cảnh.
+ Sự bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ.
+ Dẫn đến một hệ lụy khác là rất trọng danh. Vì rất trọng danh nên người Hàn cũng
rất chú trọng tới vấn đề sĩ diện. Thế nên, Hàn Quốc được xem là một trong những
quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới.
+ Tính tập quyền.
+ Cơ sở để tạo ra xu hướng bè phái. Quan hệ trong nội bộ phe phái thể hiện rõ tính
chủ - tôi.
2.3. Ý thức cộng đồng và lòng tự tôn dân tộc cao
2.3.1. Ý thức cộng đồng
- Theo thần thoại Dangu, người Hàn là một tộc người cùng một huyết thống, cùng một
tổ tiên và ngay từ những năm TCN, họ đã nhen nhóm một ý thức cộng đồng mạnh mẽ.
- Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia nói một ngôn ngữ. Việc này cũng như việc
chung các văn hóa sinh hoạt, ý thức, trang phục, ẩm thực, cùng một phong tục và tín
ngưỡng đã khiến người Hàn có ý thức và tình cảm là một cộng đồng thuần nhất,
chung cội nguồn.

2.3.2. Lòng tự tôn dân tộc


- Không chịu khuất phục sự thống trị ngoại bang.
- Việc sáng tạo ra văn tự chữ viết Hangeul - minh chứng rõ rệt của tinh thần tự tôn
dân tộc cao độ:
+ Thế kỷ XV, vua Sejong tạo ra hệ thống chữ cái gọi là Hunmin Chongum, đầu thế kỷ
XX được gọi là Hangeul.
+ Từ thế kỷ XV, chữ Hangeul dần phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
ngôn ngữ người Hàn.
+ Từ thế kỷ XIX đến nay, nó trở thành văn tự chính thức độc tôn ở toàn bộ bán đảo
Hàn Quốc.
- Coi trọng hiệu quả lao động và thường muốn đạt vị trí số một. Vì vậy, người Hàn
có tinh thần vượt khó và chịu đựng rất cao.

2.4. Văn hóa Hàn thấm đẫm yếu tố tâm linh


- Shaman giáo:
+ Là loại tín ngưỡng đa thần trong tự nhiên, ra đời từ thời đồ đá và tồn tại cho đến
ngày nay.
+ Đời sống tư tưởng, văn hóa tinh thần của người dân thời kỳ văn hóa truyền thống
chịu sự chi phối mạnh mẽ của Shaman giáo. Tiêu biểu là kịch múa mặt nạ Talchum.
+ Kiến trúc truyền thống. Ở nông thôn, cột trụ tinh thần Shaman và những biểu tượng
khác được cho rằng để đẩy lùi tà ma độc ác và xoa dịu các vị thần tự nhiên.
- Tín ngưỡng âm dương ngũ hành:
+ Du nhập vào Hàn Quốc từ rất sớm nhưng từ thời kỳ Tam quốc mới bắt đầu biểu
hiện rõ nét.
+ Thể hiện trong quan niệm phương vị và màu sắc.
+ Biểu tượng nhị thái cực, âm dương bằng hình tròn có hai cực đen trắng của Trung
Quốc, khi vào Hàn Quốc thành tam thái cực (ba màu xanh, đỏ, vàng).
+ Quốc kỳ của Hàn Quốc.
- Phật giáo:
+ Du nhập vào năm 230 TCN.
+ Ngay sau khi du nhập đã lập tức trở thành quốc giáo tại Goguryeo và Baekge.
+ Phật giáo tiếp biến với Shaman giáo. Sự du nhập của Phật giáo không làm mất đi tín
ngưỡng Shaman giáo mà hòa lẫn vào nhau để cùng tồn tại.
+ Nguyên nhân Phật giáo được chấp nhận, phát triển nhanh chóng và có ảnh hưởng
sâu sắc ở Hàn Quốc: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu không phải nhìn từ góc độ
lợi ích của nhà nước cổ đại Hàn mà chủ yếu từ bản chất của Phật giáo và nhu cầu
tâm linh của cư dân sống trong xã hội Hàn cổ đại.
+ Hậu Chosun (1392 - 1910), giai cấp thống trị từ bỏ Phật giáo để sử dụng Nho giáo.
Chùa chiền và tu viện chỉ được phép tồn tại ở những vùng núi non xa xôi.
- Nho giáo:
+ Cuối thế kỷ XIX, vương triều Chosun quyết định mở cửa với văn minh phương Tây,
Nho giáo với tư cách vừa là quan niệm chính trị vừa là nền tảng của lối sống đã là thế
giới quan của xã hội Hàn Quốc truyền thống.
+ Theo bài viết, Nho giáo không phải là một tôn giáo. Việc trọng dụng Nho giáo
chủ yếu là từ nhu cầu cần một học thuyết tư tưởng hỗ trợ tốt hơn cho sự cai trị
của họ hơn là việc thay thế một tôn giáo.
- Các tôn giáo đến từ phương Tây là Cơ đốc giáo và Tin lành với quy mô rộng lớn và
tốc độ nhanh chóng. Đây là một đặc thù của đời sống văn hóa tâm linh thời hiện đại
của Hàn Quốc.
- Dù theo một tôn giáo hay không theo tôn giáo nào, tâm hồn người Hàn vẫn thấm
đẫm yếu tố tâm linh của các tín ngưỡng truyền thống. Các tín ngưỡng này đã ngấm
sâu không chỉ vào cuộc sống của họ mà còn hóa thân vào văn hóa nghệ thuật dân gian
truyền thống, góp phần tạo ra nét đặc sắc của văn hóa Hàn và cũng là đặc trưng rất
đáng chú ý của văn hóa Hàn.
Chương 3:
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC THỜI HIỆN ĐẠI

3.1. Những biến đối tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Hàn Quốc thời hiện
đại
3.1.1. Sơ kỳ hiện đại hóa, trải nghiệm thực dân
- Năm 1876, Hàn Quốc buộc phải bãi bỏ chính sách bế quan tỏa cảng để tiếp nhận tàu
buôn nước ngoài từ nước Nhật hay các nước phương Tây cập cảng bán đảo Hàn.
- Thế kỷ XIX là thời kỳ Hàn Quốc tiếp nhận ảnh hưởng của nền văn minh phương
Tây, đồng thời mò mẫm tìm kiếm một mô hình mới để thay đổi và phát triển. Vì vậy,
những biện pháp mới và những cải cách mới đã được hình thành, trong đó đặc biệt là
cải cách Giáp Ngọ 1894.
- Năm 1897, quốc hiệu đã được đổi thành Đại Hàn đế quốc.
- Quá trình hướng sang hiện đại hóa của Hàn Quốc không thể vận động thành công
một cách độc lập vào cuối thế kỷ XIX mà còn phải trải qua một thời kỳ thuộc địa dưới
ách thống trị của Nhật Bản vào nửa đầu thế kỷ XX.
- Thời kỳ thuộc địa (1910 - 1945): Hàn Quốc đã bị Nhật Bản dùng sức mạnh tước
quyền độc lập tự chủ, cưỡng bức và bóc lột thậm tệ về kinh tế, khinh rẻ về văn hóa.
Hơn nữa, đối với người dân Hàn Quốc, những người đã sống hàng ngàn năm độc lập
và có lòng tự tôn dân tộc cao, việc bị một dân tộc khác thống trị cả về tình cảm và văn
hóa đều là đau đớn và khó có thể chấp nhận.
- Mặc dù vậy, thời kỳ này lại là thời kỳ mà xã hội truyền thống của Hàn Quốc bắt đầu
chuyển bước sang hiện đại từ cuối thế kỷ XIX dưới thời Chosun - vỡ ra và bị cuốn vào
khuôn phép của xã hội hiện đại. Văn hóa Hàn Quốc từ đó cũng đã tiếp cận với văn
hóa Nhật và thông qua Nhật, người Hàn tiếp cận văn hóa phương Tây.

3.1.2. Sự chia cắt thành hai quốc gia


- Năm 1948, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chính quyền
và hai chế độ đối đầu về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- Cuộc chiến giữa hai miền (1950 - 1953): Cuộc chiến này đã bị biến thành đấu trường
của hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh.
- Cuối thập niên 90, khi chiến tranh kết thúc, Hàn Quốc đã rất chú trọng đến vấn đề
liên triều với chính sách Ánh Dương của Kim Dae Jung.
- Tuy nhiên, vấn đề chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên sau đó và hiện nay đã
lại khiến cho quan hệ hai bên rơi vào khủng hoảng, bế tắc.

3.1.3. Tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội


- Từ năm 1960, với chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, lấy xuất khẩu làm động
lực, tập trung xây dựng công nghiệp nặng hóa dầu làm nền tảng, nền kinh tế Hàn
Quốc đã phát triển vượt bậc.
- Những năm 1970: Công nghiệp nặng hóa dầu là trung tâm chính sách công nghiệp quốc gia.
- Những năm 1980: Tái cơ cấu công nghiệp nhằm phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Những năm 1990: Mở cửa và tự do hóa thị trường được chú trọng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc 1997: Dù quy mô của nó rất lớn và nghiêm trọng
nhưng Hàn Quốc vẫn thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó một cách ngoạn mục.
- Sự tăng trưởng như vũ bão của kinh tế Hàn Quốc đã tạo nên những biến đổi lớn lao
của cuộc sống và xã hội ở Hàn Quốc.

3.1.3.1. Sự thay đổi lớn nhất là sự sụp đổ nhanh chóng của cộng đồng làng xã
nông thôn cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và thần tốc
- Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ cất cánh vào thập niên 60, thời kỳ hoàng kim ở thập
niên 70, đầu thập niên 80 là thời kỳ chín muồi và nửa sau những năm 80 tiến vào thời
đại đô thị.
- Tỷ lệ đô thị của Hàn Quốc vào loại cao nhất thế giới.
- Không chỉ dừng lại ở sự di cư theo địa lý đơn thuần của dân cư và sự mở rộng đô thị,
quá trình di dân từ nông thôn vào đô thị còn là sự thay đổi môi trường quan hệ xã hội,
các chuẩn mực ứng xử và diện mạo quan hệ giữa người với người, tác động đến biến
đổi văn hóa.

3.1.3.2. Cơ cấu kinh tế thay đổi tất yếu kéo theo cơ cấu giai cấp và nghề nghiệp
biến đổi
- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, chế độ danh phận bị lung lay và chính thức sụp đổ vào
cuối thế kỷ XIX.
- Sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản:
+ Chịu sự tác động to lớn từ các chính sách của nhà nước.
+ Các Chaebol được coi là những tập đoàn quan trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc.
- Sự giảm sút nhanh chóng về số lượng của giai cấp nông dân và ngư dân do ảnh
hưởng quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
- Sự gia tăng nhanh chóng của giai cấp công nhân và tầng lớp trung lưu mới.
- Vì thời gian thay đổi từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu đến xã hội hậu công nghiệp
chỉ kéo dài không quá hai thế hệ, sự nảy sinh phát triển giai cấp mới và thế hệ mới với
những ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện đại hóa thay đổi rất nhanh nhưng cội nguồn của
quan hệ xã hội truyền thống thì không dễ dàng thay đổi.

3.1.3.3. Hội nhập thế giới và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
- Từ sau thập niên 90 của thế kỷ XX, Hàn Quốc thiết lập ngoại giao với hàng trăm
quốc gia khác.
- Thị trường Hàn Quốc ngày càng liên kết gần hơn với thị trường thế giới.
- Giáo dục Hàn Quốc tiếp nhận và giảng dạy tri thức phương Tây.
- Chủ nghĩa cá nhân là hệ giá trị của xã hội phương Tây đã ảnh hưởng rộng rãi một
cách tự nhiên vào xã hội Hàn hiện đại.
- Sự du nhập và phát triển nhanh chóng của tôn giáo có nguồn gốc phương Tây -
Cơ đốc giáo từ thời kỳ Nhật chiếm đóng.

3.1.3.4. Sự phát triển truyền thông


- Hàn Quốc đã trở thành xã hội thông tin hiện đại với sự phát triển vượt bậc của kỹ
thuật thông tin (IT).
- Thập niên 80: Internet đã được phổ cập sử dụng cho cả người trẻ và người già.
- Năm 2006: Hàn Quốc xếp thứ ba thế giới trong lĩnh vực tin học hóa quốc gia.
- Sự phát triển của Internet tạo nên những tác động mạnh mẽ về quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội hiện đại. Mối quan hệ này thoát khỏi hạn chế của
không gian, thời gian thuộc các sinh hoạt cộng đồng truyền thống. Thế nhưng, sự mở
rộng này không triệt tiêu và làm giảm mức độ quan trọng của các mối quan hệ truyền
thống.
- Dư luận của cộng đồng mạng.
- Những vấn đề như xâm phạm đời tư, nghiện game online, văn hóa đồi trụy, v.v.. là
những vấn đề hết sức chú trọng cần cảnh báo về những nguy cơ làm suy thoái văn hóa
có tính chất thời đại, toàn cầu.

3.1.3.5. Dân chủ hóa ở Hàn Quốc


- Song song với quá trình biến đổi kinh tế là quá trình biến đổi chính trị.
+ Về kinh tế: Từ một đất nước nghèo nàn, kiệt quệ sau chiến tranh đã trở thành một
cường quốc kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới.
+ Về chính trị: Từ nhà nước quân sự độc tài đến thời kỳ dân chủ.
- Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc là phong trào nổ
ra ở Gwangju (5/1980) và phong trào diễn ra trên toàn quốc với trung tâm là Seoul
(6/1987).
- Sau năm 1987, chế độ chính trị của Hàn Quốc đã vận hành theo một phương thức
hoàn toàn khác:
+ Về thể chế chính trị, nền dân chủ với hình thức bầu cử tổng thống bằng tuyển cử trực tiếp
được thực thi.
+ Về kinh tế, bãi bỏ sự độc tài khai thác theo hình thức chính phủ làm chủ đạo.
+ Thực thi chế độ tự trị địa phương và thiết chế hóa quyền cơ bản mang tính công dân.
+ Thay đổi tính chất của phong trào xã hội, không còn hình thức bạo lực chống chính phủ độc
tài mà hướng tới tính nhân bản, thực hiện điều thiện bằng các hình thức ôn hòa.
- Phong trào dân chủ ở Hàn Quốc từ thập niên 1990 đã phát triển vượt bậc cả về quy
mô lẫn chất lượng, cùng với đó số lượng các tổ chức dân sự gia tăng nhanh chóng.
- Phong trào đã tạo nên những cải cách xã hội quan trọng theo xu hướng mở rộng dân
chủ dựa trên tính công bằng, trong sạch và chính đáng.
- Những biến đổi của xã hội Hàn Quốc theo xu hướng mở rộng dân chủ đã tạo nhiều
điều kiện để văn hóa hiện đại phát huy tính nhân bản, khắc chế những mặt tồn tại
của các yếu tố tôn ti, độc tài trên bình diện chính trị, khiến cho chất lượng sống
của người dân Hàn Quốc không chỉ tốt lên nhờ phát triển kinh tế mà còn tốt lên
nhờ mở rộng dân chủ.

3.2. Những đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc hiện đại
Hai đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển ở Hàn Quốc:
- Sự phát triển nhảy vọt về chất ở tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, chính trị.
- Sự phát triển thần tốc, trong khoảng chưa đầy 50 năm.
Xã hội hiện đại của Hàn Quốc là một xã hội tồn tại đồng thời những cái không đồng
thời.

3.2.1. Tính hiện đại của văn hóa Hàn Quốc


- Giáo dục: Từ thập niên 50, chính phủ Hàn đã xây dựng và thực hiện một hệ thống
giáo dục tiên tiến. Sau đó, những cải cách giáo dục vẫn tiếp tục được thực thi để đảm
bảo tính hiện đại của nền giáo dục.
- Khoa học công nghệ: Từ thập niên 60, chính phủ đã thành lập Viện khoa học công
nghệ Hàn Quốc (KIST) năm 1966 và Bộ khoa học công nghệ (MOST) năm 1967.
Những thập niên sau đó, đặc biệt là khi bước vào thế kỷ XXI, Hàn Quốc đã là một
thành viên sáng giá của sân chơi cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hội
nhập toàn cầu. Tính tiên tiến nền khoa học kỹ thuật là sự thể hiện rõ rệt tính hiện
đại của nền văn hóa Hàn.
- Phong cách sống: Phong cách sống của người Hàn hiện đại là một phong cách sống
công nghiệp với các đặc điểm: trọng kỹ thuật, trọng pháp luật, sẵn sàng di chuyển và
đặc biệt là phải nhanh.

3.2.2. Tính hội nhập và tính mở


- Quan hệ giữa con người với con người: Sự phát triển vượt bậc của viễn thông đã
giúp người Hàn mở rộng quan hệ của mình cả về quy mô lẫn tốc độ, loại trừ được trở
ngại về không gian và thời gian. Vì vậy việc tiếp biến và giao lưu văn hóa có điều
kiện để phát triển. Điều đó khiến văn hóa hiện đại của Hàn Quốc là một nền văn hóa
có tính mở và hội nhập mạnh mẽ.
- Sự vươn mạnh đầu tư ra nước ngoài và sự xâm nhập thị trường thế giới rộng rãi
của nền kinh tế Hàn Quốc hiện đại. Các hoạt động du học, du lịch cũng tăng lên rất
đáng kể.
- Sự gia tăng kết hôn quốc tế và người lao động di trú. Hiện nay, vấn đề cấu thành
một xã hội đa nhân chủng, đa văn hóa vẫn còn gặp không ít trở ngại do ý thức của
lòng tự tôn về một cộng đồng thuần chủng và thuần ngôn ngữ của văn hóa truyền
thống vẫn còn rất mạnh. Dù vậy, vấn đề xã hội này đã và đang khiến văn hóa Hàn
phải tăng tính mở.
- Đặc trưng hội nhập và mở:
Thứ nhất, sự tiếp nhận khá sâu sắc văn hóa phương Tây vào văn hóa Hàn Quốc đã
làm cho diện mạo văn hóa biến đổi, tiêu biểu là những biến đổi của hoạt động sống
(ăn, ở, đi lại, mặc,...) (tr 58)
+ Sự du nhập thêm những yếu tố phương Tây vào hệ giá trị văn hóa Hàn chỉ là một sự
tiếp biến của yếu tố nội sinh với yếu tố ngoại sinh. Phần lớn các tiếp biến trong hệ giá
trị thẩm mỹ, phong cách sống là các tiếp biến thuận chiều vì không có mâu thuẫn lớn,
trừ chủ nghĩa cá nhân. (tr 60 nếu muốn đọc thêm chủ nghĩa cá nhân).

3.3.3. Các đặc trưng của văn hóa truyền thống đều có sự kế thừa và phát triển ở
văn hóa Hàn hiện đại
3.3.3.1. Văn hóa Hàn hiện đại vẫn là một nền văn hóa đậm tính nhân văn phương
Đông
- Sự thay đổi môi trường sống từ nông thôn ra thành thị quá nhanh, sự phát triển của
cộng đồng đô thị của Hàn Quốc kể cả Seoul vẫn mờ nhạt. Nói cách khác, cộng đồng
truyền thống bị tan vỡ một cách nhanh chóng, nhưng nguyên lý tổ chức xã hội phù
hợp với xã hội đô thị lại chưa tìm được chỗ đứng. Vì vậy, các mối quan hệ xã hội
truyền thống vẫn bảo lưu, trong đó, quan hệ huyết thống lấy gia đình làm trọng
tâm vẫn hết sức quan trọng.
- Quan hệ huyết thống trong gia đình thời truyền thống thể hiện trong chuẩn mực đạo
đức không chỉ mang đặc điểm văn hóa xã hội mà còn mang thêm đặc điểm kinh tế
chính trị.
- Trào lưu Hàn Quốc (Hallyu): Điều căn bản để Hallyu xuất hiện là khả năng khơi
gợi tình cảm từ vẻ đẹp nhân bản của văn hóa Hàn.
+ Tính nhân bản của văn hóa truyền thống đã trở thành nguồn tài nguyên và thấm đẫm
trong các thương phẩm văn hóa hiện đại, tạo ra sự ngưỡng mộ, nhiệt tình, hưng phấn
và đồng cảm cao.
+ Vẻ đẹp của sự mẫn cảm, tinh tế của tâm hồn Hàn vốn kết tinh và thăng hoa trong
các sản phẩm văn hóa truyền thống, được trân trọng bảo lưu và giữ gìn với một ý thức
cao.
+ Hệ thống bảo tàng (tr 63).
- Sự biến đổi chính trị theo chiều hướng dân chủ của xã hội. Không chỉ bó hẹp trong
vấn đề chống độc tài ở phong trào dân chủ thời kỳ đầu mà còn là phong trào công dân
nhằm thực hiện cải thiện chung mang tính xã hội đang ngày ngày càng phát triển ở
Hàn Quốc.
=> Văn hóa Hàn hiện đại vẫn bảo lưu, kế thừa và phát triển bản sắc nhân văn với một
tâm hồn dân tộc mẫn cảm, tinh tế và tài hoa từ di sản văn hóa Hàn truyền thống.

3.3.3.2. Tính tự tôn dân tộc được bảo lưu trong văn hóa Hàn hiện đại
- Trong giai đoạn hiện nay tính tự tôn dân tộc vẫn chảy mạnh trong huyết quản người
Hàn và góp phần làm nên kỳ tích sông Hàn.
- Người Hàn rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ và sự chịu đựng sức ép của công
việc vì đặc tính muốn là người số 1.
- Sự cộng hưởng của rất nhiều ý chí và cố gắng của cả một dân tộc tạo nên một sự
phát triển kỳ diệu trong các thập kỷ từ 60 đến 90.
- Trong cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 1997, lòng tự tôn dân tộc khiến cho người
Hàn vẫn đủ bản lĩnh để điều chỉnh lại cấu trúc kinh tế, sử dụng chính sách kinh tế chủ
nghĩa mới trên bình diện riêng và theo rất sát bản khuyến cáo cải cách kinh tế của
IMF. Vì vậy, kinh tế đã được phục hồi một cách nhanh chóng và ngoạn mục.
- Tuy nhiên, mặt trái của tính tự tôn dân tộc nếu bị cộng hưởng không kiểm soát với
tính tôn ti, tính tự tôn sẽ dễ có thái độ trịch thượng vì cho mình ở vị trí cao hơn dân
tộc khác.

3.3.3.3. Văn hóa Hàn hiện đại vẫn bảo lưu đậm nét tính tôn ti
- Văn hóa tôn ti là nếp hằn hàng ngàn năm của sự phân chia xã hội theo đẳng cấp và
những ảnh hưởng của Nho giáo. Xã hội Hàn Quốc hiện đại vẫn là một xã hội xem
trọng tôn ti và nó vẫn là một đặc trưng nổi bật của văn hóa.
- Các hệ lụy như tính trọng danh, trọng sĩ diện vẫn đậm đặc trong tính cách người Hàn
và chỉ khác ở chỗ là biểu hiện trong cuộc sống hiện đại.
- Tuy nhiên, tôn ti cũng có những tác dụng tích cực đối với việc duy trì tính kỷ luật
trong công việc - một phẩm chất cần có của chất lượng lao động hiện đại. Mặt khác,
quan hệ tôn ti có tính hai chiều đã tạo nên sự chặt chẽ trong các mối quan hệ của một
tập đoàn, một tổ chức.

KẾT LUẬN (tr 68-69)

You might also like