Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 56

LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Lịch sử hình thành của PepsiCo Việt Nam.......................................................6
Bảng 2: So sánh nguồn lực của PepsiCo và Coca-Cola...............................................40
Bảng 3: So sánh năng lực của PepsiCo và Coca-Cola..................................................42
Bảng 4: So sánh khả năng cạnh tranh của PepsiCo và Coca-Cola...............................43
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các lĩnh vực kinh doanh của PepsiCo...............................................................6
Hình 2: Danh mục sản phẩm của PepsiCo Việt Nam.....................................................7
Hình 3: Doanh thu của PepsiCo và Coca-Cola...............................................................8
Hình 4: Lợi nhuận của PepsiCo......................................................................................8
Hình 5: Doanh thu và lợi nhuận của PepsiCo.................................................................9
Hình 6: Giá trị thương hiệu của một số thương hiệu nước giải khát năm 2023...........11
Hình 7: Mô hình Chuỗi giá trị của Michael Porter.......................................................14
Hình 8: Phân bổ doanh thu thuần theo các mảng hoạt động........................................16
Hình 9: Tầm nhìn về bao bì bền vững của Pepsi..........................................................20
Hình 10: PepsiCo cải thiện việc sử dụng nước trong hoạt động..................................20
Hình 11: Các nhà máy PepsiCo vận hành với lượng nước ngọt bằng không...............21
Hình 12: Danh mục nước giải khát của PepsiCo..........................................................25
Hình 13: Danh mục đồ ăn vặt, ngũ cốc của PepsiCo....................................................26
Hình 14: Cơ cấu doanh thu của pepsi trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống...............26
Hình 15: Phần trăm thị phần về thị trường của PepsiCo..............................................28
Hình 16: Trang web chính thức của PepsiCo Việt Nam..............................................35
Hình 17: Kênh phân phối online của PepsiCo..............................................................35
Hình 18: Hệ thống SAP của PepsiCo Việt Nam..........................................................36
Hình 19: Bao bì 100% từ nhựa tái chế của PepsiCo.....................................................38
Hình 20: Các giải thưởng của PepsiCo Việt Nam........................................................39
Hình 21: Mục tiêu phát triển bền vững của PepsiCo Việt Nam...................................39
Hình 22: Thương hiệu nước giải khát có giá trị nhất thế giới năm 2023, dựa trên......40
Hình 23: Thông tin về Coca-Cola.................................................................................41
Hình 24: Thông tin của PepsiCo...................................................................................41
Hình 25: PepsiCo đăng meme và gắn thẻ Coca-Cola trên Twitter...............................46
Hình 26: Thử thách #MyCokeBreakUp được đăng tải ngay sau meme.......................47
Hình 27: Quảng cáo “cà khịa” của PepsiCo tại “quê nhà” của Coca-Cola..................47
Hình 28: Khẩu hiệu “cà khịa” của PepsiCo với Coca-Cola ngày Cá tháng tư.............48
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PEPSICO
1. Sơ lược về PepsiCo và PepsiCo Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành
Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại Harrison, New York, trong
ấp Purchase. Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành tập đoàn
PepsiCo. Trải qua hơn 60 năm phát triển, PepsiCo đã trở thành một tập đoàn đa quốc
gia hùng mạnh với hơn 91.000 nhân viên và hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ.
Sứ mệnh: “Create more smiles with every sip and every bite”
(i) Dành cho người tiêu dùng: Bằng cách tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ thông qua
các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và trải nghiệm thương hiệu độc đáo.
(ii) Dành cho khách hàng của chúng tôi: Bằng cách trở thành đối tác tốt nhất có thể,
thúc đẩy sự đổi mới mang tính thay đổi cuộc chơi và mang lại mức độ tăng trưởng
chưa từng có trong ngành của chúng tôi.
(iii) Dành cho các cộng sự và cộng đồng của chúng tôi: Bằng cách tạo ra những cơ
hội làm việc có ý nghĩa, đạt được các kỹ năng mới và xây dựng sự nghiệp thành công
cũng như duy trì một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập.
(iv) Vì hành tinh của chúng ta: Bằng cách bảo tồn các nguồn tài nguyên quý giá của
thiên nhiên và nuôi dưỡng một hành tinh bền vững hơn cho con cháu chúng ta.
(v) Dành cho các cổ đông của chúng tôi: Bằng cách mang lại tổng lợi nhuận bền vững
cho cổ đông hàng đầu và áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp tốt nhất.
Tầm nhìn: “Dẫn dắt PepsiCo là tầm nhìn của chúng tôi nhằm nắm bắt tinh
thần cạnh tranh, sự tập trung cao độ và các giá trị chung của PepsiCo: Trở thành
Công ty dẫn đầu Toàn cầu về Đồ uống và Thực phẩm Tiện lợi. Chúng ta phải liên tục
thử thách bản thân để trở nên Nhanh hơn, Mạnh hơn và Tốt hơn.”
Giá trị cốt lõi: “PepsiCo cam kết mang lại sự tăng trưởng bền vững thông qua
những người được trao quyền hành động có trách nhiệm và xây dựng niềm tin”.
PepsiCo tin rằng nhân viên là lý do dẫn đến thành công của công ty; do đó, công ty cố
gắng tạo ra một môi trường làm việc hòa nhập và hợp tác nhằm trao quyền cho các cá
nhân theo đuổi niềm đam mê của họ, đảm bảo người lao động của mình cảm thấy
được coi trọng và tôn trọng bằng cách cung cấp điều kiện làm việc an toàn và trải
nghiệm nghề nghiệp phong phú.

1.2. Lĩnh vực kinh doanh


Hình 1: Các lĩnh vực kinh doanh của PepsiCo
Nguồn: https://businessmodelanalyst.com/pepsico-subsidiaries/

PepsiCo hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồ uống và
đồ ăn nhẹ và sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng và giá trị, trong đó có Pepsi, Lay's,
Gatorade, Quaker Oats.

1.3. PepsiCo Việt Nam

Bảng 1: Lịch sử hình thành của PepsiCo Việt Nam


24/12/1991 Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh
giữa SP.Co và Marcondray – Singapore.
1994 Pepsico gia nhập thị trường Việt Nam với 2 nhãn hiệu Pepsi và 7Up.
Liên doanh với số vốn góp của Pepsico là 30%.
2003 Pepsico mua cổ phần còn lại và đổi tên thành Công ty Nước giải khát
Quốc tế PepsiCo Việt Nam.
2005 Công ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt nam có thị phần nước
giải khát có ga lớn nhất Việt Nam.
23/10/2012 Liên doanh với công ty Suntory Holdings Limited (Suntory) với số
vốn góp của Pepsi là 49% và Suntory 51%.
21/02/2013 Thành lập công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam.
4/2013 Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) ra đời với 100% vốn nước ngoài
hình thành thông qua hình thức liên doanh giữa tập đoàn Suntory
(Nhật Bản) và Pepsico (Mỹ).
Hình 2: Danh mục sản phẩm của PepsiCo Việt Nam
Nguồn: https://www.suntorypepsico.vn/page/bao-bi-ben-vung

2. Báo cáo nguồn lực của PepsiCo


a) Nguồn lực hữu hình
Về nguồn lực vật chất:
PepsiCo đã mở rộng mạng lưới phân phối của mình với hơn 900 công ty đang
vận hành và các nhà máy nhượng quyền thương mại đóng chai trên thế giới. Để nâng
cao hiệu quả hoạt động này Pepsi đã phát triển mối quan hệ dài hạn với các nhà cung
cấp, đưa vào hoạt động các nhà máy sản xuất mới và kỹ thuật kho hàng để tiết kiệm
chi phí (khoảng 25 nghìn USD). Đặc biệt, trong các nhà máy của PepsiCo đều được
trang bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản xuất ra sản phẩm chất
lượng cao, đạt tiêu chuẩn toàn cầu. Hiện tại, Pepsico đang sở hữu 5 nhà máy tại Việt
Nam, đánh dấu sự hiện diện tại TP. HCM, Đồng Nai, Cần Thơ, Bắc Ninh và Quảng
Nam, mỗi một nhà máy đều được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cùng với cơ sở hạ tầng,
các dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn của tập đoàn mẹ
và đáp ứng tiêu chuẩn khác theo quy định pháp luật Việt Nam
=> Đây là một trong những nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh quan trọng
giúp PepsiCo duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành. Tuy nhiên, nguồn lực này không quá
vượt trội so với các đối thủ như Coca-Cola hay Mondelez International, vì các công ty
đều hướng đến mở rộng hệ thống nhà máy sản xuất, mạng lưới phân phối cũng như
đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị hiện đại nhất để nâng cao hiệu quả và
chất lượng cho sản phẩm của mình để đạt được một kết quả kinh doanh tốt nhất.
(i) Nguồn tài chính:
Năm 2023, PepsiCo đã tạo ra doanh thu 91,47 tỷ USD vào năm 2023, hơn 86 tỷ
USD vào năm 2022 và chủ yếu đến từ việc bán các sản phẩm thực phẩm, đồ uống và
đồ ăn nhẹ. Ngoài ra, doanh thu hàng quý của PepsiCo cũng tăng 6,7% so với cùng kỳ
năm trước. Mức doanh thu này cao hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành là Coca-
Cola khoảng 2 lần.
Hình 3: Doanh thu của PepsiCo và Coca-Cola
Nguồn: https://fourweekmba.com/pepsico-revenue/

Bên cạnh đó, PepsiCo đã tạo ra lợi nhuận 9,07 tỷ USD vào năm 2023, so với
gần 9 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2022, hơn 7,6 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2021 và
hơn 7 tỷ USD vào năm 2020.

Hình 4: Lợi nhuận của PepsiCo


Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2,25 USD được điều chỉnh so với 2,15 USD dự
kiến. Đây là một con số cao hơn so với của Coca-Cola (0,49 USD) hay của Mondelez
International (0,72 USD).
Dòng tiền kinh doanh trong năm 2023 đạt 13 tỷ USD, cao hơn 11 tỷ USD của
năm 2022.
Hình 5: Doanh thu và lợi nhuận của PepsiCo
Như vậy, có thể thấy nguồn tài chính của PepsiCo có giá trị cạnh tranh khá cao
so với các đối thủ lớn cùng ngành. Ngoài ra, PepsiCo có dòng tiền hoạt động mạnh
mẽ, giúp công ty có thể đầu tư vào phát triển sản phẩm cũng như mở rộng thị trường
để giữ vững lợi thế cạnh tranh trong ngành.
(ii) Tài sản công nghệ:
Hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp (ERP): PepsiCo sử dụng hệ thống
ERP SAP để quản lý các hoạt động kinh doanh cốt lõi như tài chính, kế toán, chuỗi
cung ứng và sản xuất. Hệ thống ERP giúp PepsiCo cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm
chi phí và tăng khả năng hiển thị dữ liệu.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng: PepsiCo có một hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng tiên tiến, độc đáo với khả năng hiển thị tăng lên, họ có thể giám sát nơi sản phẩm
được tạo ra và phân phối, giúp xác thực những hoạt động liên quan tới nhà cung cấp
và dễ dàng tiếp cận các nhà cung cấp mới có thể phù hợp hơn cho các khu vực hoặc
sản phẩm nhất định. Không chỉ giúp PepsiCo tăng hiệu quả bán hàng, đáp ứng nhu
cầu khách hàng mà còn tăng tính minh bạch và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường
toàn cầu.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI): PepsiCo đã áp dụng thành công AI để phát triển
các sản phẩm mới và hương vị, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, phân tích dữ liệu
khách hàng, cũng như sử dụng AI để tuyển dụng và tạo quảng cáo được cá nhân hoá
hơn.
Vậy, PepsiCo sở hữu nhiều tài sản công nghệ có giá trị cạnh tranh cao, giúp họ
duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm, đồ uống và đồ ăn nhẹ. Các đối thủ của
PepsiCo cũng đầu tư vào các công nghệ tương tự, tuy nhiên, với hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng thì PepsiCo được đánh giá cao hơn về khả năng tự động hóa so với
Coca-Cola và có mạng lưới phân phối rộng hơn Mondelez International; với AI thì
mức độ đầu tư của Coca-Cola và Mondelez International thấp hơn PepsiCo. Và đối
với công nghệ thì việc bị các đối thủ sao chép có thể xảy ra nhưng phải cần nhiều thời
gian, chi phí, nguồn lực và chuyên môn cao.
(iii) Nguồn lực tổ chức:
Văn hoá doanh nghiệp: PepsiCo luôn tạo cơ hội phát triển cho nhân viên cùng
với một môi trường làm việc đa dạng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Bên cạnh đó các
chiến dịch cũng là một phần trong văn hóa quản lý của công ty. Ví dụ như chiến dịch
"Một Điều Đơn Giản" - nhân viên có thể chọn một điều quan trọng trong cuộc sống và
xây dựng lịch trình làm việc dựa trên đó: Giám đốc Tài chính của công ty, mỗi buổi
sáng Thứ 6 ông sẽ đích thân đưa con gái của mình đi học và sau đó đi làm trễ một tý
so với ngày thường.
Cấu trúc tổ chức PepsiCo được phân cấp theo khu vực và chức năng nhằm để
linh hoạt trong việc thích ứng với thị trường địa phương và tối ưu hóa hiệu quả hoạt
động.
PepsiCo sở hữu đội ngũ nhân viên tài năng và giàu kinh nghiệm, lên đến
291.000 nhân viên và được tuyển dụng trên toàn thế giới. PepsiCo đầu tư vào đào tạo
và phát triển nhân viên, giúp họ nâng cao kỹ năng và kiến thức.
Như vậy, hiện tại PepsiCo đang sở hữu cho mình nguồn lực tổ chức mạnh mẽ
với nhiều điểm mạnh, có thể giúp họ có được lợi thế cạnh tranh trong ngành so với
các đối thủ khác. Tuy nhiên, không phải hầu hết các nhân viên đều sẽ thích hợp với
những văn hoá, cấu trúc, chính sách,... của công ty và việc bị các công ty khác sao
chép là điều dễ dàng xảy ra. Do đó, PepsiCo cần tận dụng những nguồn lực tổ chức tốt
hiện có và tiếp tục phát triển thêm để phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty
và đạt được hiệu quả.
b) Nguồn lực vô hình
(i) Thương hiệu:
PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản
phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, PepsiCo sở hữu 22 nhãn hiệu tương ứng
là các danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên toàn cầu.
Với độ nhận diện cao và yêu thích từ khách hàng, PepsiCo ngày càng khẳng định
được thương hiệu sản phẩm uy tín, chất lượng của mình. Mặc dù, giá trị thương hiệu
của PepsiCo xếp sau Coca-Cola nhưng vẫn hơn các đối thủ còn lại. Do đó, PepsiCo
phải không ngừng duy trì phát triển, đẩy mạnh nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm
mới lạ, phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hình 6: Giá trị thương hiệu của một số thương hiệu nước giải khát năm 2023
Nguồn: Statista
(ii) Mối quan hệ bên ngoài:
Thông qua việc cải thiện chuỗi cung ứng đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa
PepsiCo và các nhà cung cấp. PepsiCo tham gia vào các cuộc kiểm toán hàng năm để
đo lường hiệu suất của nhà cung cấp về hiệu quả chi phí và đạt được các mục tiêu
năng suất do công ty đặt ra. Những đánh giá nghiêm ngặt này tạo ra thời gian giao
hàng hiệu quả hơn, đồng thời cho phép công ty duy trì cam kết tìm nguồn cung cấp
chất lượng tốt nhất với giá thấp nhất có thể. Do có vị thế vững chắc và mối quan hệ
hợp tác đáng tin cậy với các nhà cung cấp của mình, PepsiCo thường có thể phản ứng
nhanh chóng do đã có sẵn nguồn lực dồi dào từ các nhà cung cấp đó bất chấp tình
trạng thiếu hụt ở những nơi khác trong toàn ngành – giúp họ tiết kiệm cả thời gian và
tiền bạc trong tương lai.
Pepsico có một hệ thống phân phối và kèm theo mạng lưới bán hàng đại lý khá
dày đặc ở hầu như khắp các quốc gia, hợp tác với nhiều siêu thị, đại lý, cửa hàng ăn
nhanh, rạp chiếu phim,...Điều này giúp các sản phẩm của công ty đến với người tiêu
dùng ở mọi khu vực địa lý, hàng hóa cũng được luân chuyển thường xuyên hơn. Các
đối tác này có qua đào tạo để có thể hỗ trợ PepsiCo trong việc cung cấp các sản phẩm
đến tay khách hàng
(iii) Văn hoá công ty và hệ thống khuyến khích:
PepsiCo, công ty thực phẩm đa quốc gia có trụ sở tại New York, bên cạnh kế
hoạch cho phép nghỉ hậu sản tới 16 tuần cho nhân viên, được về sớm vào ngày thứ 6
trong những tháng hè, nhân viên còn được khuyến khích tham gia vào chiến dịch
“One Simple Thing”: Trong đó, nhân viên có thể vạch ra một điều quan trọng trong
cuộc sống và xây dựng kế hoạch để đạt được điều đó. Từ khi áp dụng chính sách này
vào năm 2017, tỷ lệ nghỉ việc thường niên của PepsiCo đã giảm từ 12% xuống 7%.
Có thể khẳng định rằng, coi trọng sự linh hoạt trong thời gian và công việc của nhân
sự là một trong những yếu tố để doanh nghiệp có được thành công.

3. Báo cáo năng lực cạnh tranh của PepsiCo


PepsiCo là một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh với nguồn lực dồi dào, do đó
có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.

● Công ty sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng với danh mục sản phẩm đa dạng.
Các thương hiệu này đã được xây dựng uy tín và nhận được nhiều sự đón nhận
từ khách hàng trong nhiều năm qua.
● Đội ngũ nhân viên sáng tạo, chuyên nghiệp cùng ban lãnh đạo tài ba luôn nỗ
lực để có thể tạo ra những giá trị cho thương hiệu ngày càng phát triển mạnh
mẽ hơn.
● Thị trường thực phẩm và đồ uống ở các nước đang phát triển có tiềm năng tăng
trưởng cao, mang đến cơ hội cho PepsiCo mở rộng thị trường toàn cầu, dễ dàng
đưa sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn.
● Các chiến dịch marketing của PepsiCo có sự đầu tư mạnh, sáng tạo, thu hút sự
chú ý của khách hàng và tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Cùng với đó, PepsiCo
luôn chú trọng đổi mới sáng tạo, đầu tư những công nghệ hiện đại và nỗ lực
phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu trở thành công ty hàng đầu trong
ngành thực phẩm và đồ uống.

Tuy nhiên, PepsiCo đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ
như Coca-Cola, Mondelez International, Nestle,... và sự thay đổi đa dạng trong nhu
cầu của người tiêu dùng bởi trong thời gian gần đây, khách hàng ngày càng chú ý hơn
những sản phẩm tốt cho sức khỏe và quan tâm hơn đến tiêu chuẩn dinh dưỡng trong
các thực phẩm, đồ uống. Vì thế công ty cần liên tục cập nhật xu hướng và đổi mới,
phát triển các sản phẩm nhưng vẫn cần chú trọng hơn đến các vấn đề môi trường và xã
hội để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA PEPSI
DỰA TRÊN MÔ HÌNH PORTER.

1. Cơ sở lý thuyết
a. Khái niệm chuỗi giá trị (Value Chain)
Chuỗi giá trị là tập hợp các nguồn lực, hoạt động, quy trình và con người cần
thiết để duy trì và vận hành một doanh nghiệp khả thi.
Chuỗi giá trị cũng mô tả quá trình biến đổi nguyên liệu hoặc thông tin thành
sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn đối với khách hàng. Chuỗi giá trị được xem
như một dãy các hoạt động phối hợp nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và cung cấp
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
b. Vai trò chuỗi giá trị
- Xác định các hoạt động nội bộ chính tạo ra giá trị khách hàng và các hoạt động
hỗ trợ liên quan.
- Cho phép nhìn sâu vào cơ cấu chi phí và khả năng đưa ra mức giá thấp của
công ty.
- Tiết lộ sự nhấn mạnh mà doanh nghiệp đặt vào các hoạt động nhằm nâng cao
sự khác biệt và hỗ trợ mức giá cao hơn.
2. Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu của PepsiCo.
Pepsi là một trong hai thương hiệu hàng đầu ngành nước ngọt có ga với sự hiện diện
toàn cầu cùng mạng lưới phân phối và bán hàng vô cùng mạnh mẽ. Ngoài việc là một
thương hiệu có tính cạnh tranh cao về đồ uống không cồn và đồ ăn nhẹ, Pepsi còn
được xem là đối thủ mạnh nhất của Coca Cola. Trong những năm gần đây, Pepsi cũng
đã mở rộng danh mục sản phẩm và thương hiệu của mình để thỏa mãn nhu cầu phong
phú và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng hơn.

Ngành công nghiệp soda đã và đang phát triển với tính cạnh tranh cao hơn bao giờ
hết, việc giữ cho mình một miếng bánh thị phần và duy trì sự tăng trưởng hiện nay đòi
hỏi sự tập trung nhất quán vào chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing cũng như
quản lý sự giao tiếp với khách hàng. Đứng trước tình hình đó, Pepsi tiếp tục đầu tư
vào tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) để tăng mức độ tương tác với khách hàng
và duy trì lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ Coca Cola và các
thương hiệu khác. Và một trong những yếu tố hàng đầu góp phần vào sự phát triển và
thành công của Pepsi trên toàn thế giới chính là chuỗi cung ứng. PepsiCo đã tối ưu
hóa chuỗi giá trị của mình để đạt được kết quả tốt nhất cho mình, đồng thời đáp ứng
nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Hình 7: Mô hình Chuỗi giá trị của Michael Porter
Chuỗi giá trị phức tạp của PepsiCo bắt đầu bằng việc tìm nguồn cung ứng hơn
30 loại cây nông nghiệp và nguyên liệu từ nông dân và nhà cung cấp trên khắp thế
giới. Những loại cây trồng và nguyên liệu này được sản xuất thành các sản phẩm
PepsiCo được yêu thích tại hơn 1.000 cơ sở sản xuất, bao gồm 291 cơ sở thuộc sở hữu
của công ty. Sản phẩm được đóng gói và sau đó vận chuyển đi khoảng 1,3 tỷ dặm trên
toàn thế giới bởi đội xe thuộc sở hữu của công ty hoặc thông qua các nhà cung cấp
dịch vụ vận tải bên thứ ba, để đưa đến người tiêu dùng bán và thưởng thức hơn một tỷ
lần mỗi ngày. Sau khi sản phẩm đã được sử dụng, bao bì thường được thu gom dưới
dạng rác thải hoặc được tái chế để sử dụng cho mục đích khác.

1.1. Phân tích các hoạt động chính:


a. Inbound logistics (Hậu cần đầu vào):
Danh mục các thương hiệu của công ty toàn cầu PepsiCo bao gồm 22 thương
hiệu: Pepsi-Cola, Tropicana, Gatorade, Mountain Dew và Diet Pepsi. [1] Hoạt động
Logistics đầu vào của mỗi thương hiệu trong danh mục của PepsiCo phản ánh tính
chất và số lượng nguyên liệu thô được sử dụng, khoảng cách giữa các nhà cung cấp và
nhà máy sản xuất cũng như các yếu tố khác.
Pepsi có chuỗi cung ứng toàn cầu và lấy nguyên liệu thô từ nhiều quốc gia trên
thế giới. Pepsi làm việc với hàng nghìn nhà cung cấp trên khắp thế giới để tìm nguồn
nguyên liệu thô và chủ yếu là nguyên liệu đến từ nông nghiệp. Công ty đã thiết lập
được một chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối mạnh mẽ. Hoạt động Logistics của
công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành dịch vụ Logistics đầu vào
một cách thuận tiện và đảm bảo nguyên liệu thô đầu vào đi vào chuỗi cung ứng một
cách liền mạch. Trong những năm gần đây, PepsiCo đã đầu tư rất nhiều vào đội tàu -
một trong những nguồn lực của công ty nhằm hiện đại hóa, cải thiện hiệu suất hoạt
động đồng thời nâng cao tính thân thiện và bền vững với môi trường hơn. Pepsi đã
thiết lập kho hàng tại các địa điểm quan trọng trên toàn thế giới và gần các nhà cung
cấp của mình để giảm chi phí vận chuyển và hậu cần, từ đó tăng nguồn lợi nhuận và
lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, Pepsi cũng áp dụng các phần mềm tiên tiến để quản lý
hàng tồn kho và quản lý hậu cần nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc.

b. Operations:
Mức độ quan trọng của việc phân tích các hoạt động vận hành sẽ tăng lên khi
nguồn nguyên liệu thô bắt đầu đi vào chuỗi cung ứng. Pepsi luôn đảm bảo mọi thứ
trong trạng thái sẵn sàng để xử lý nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng và tung
ra thị trường. Hoạt động vận hành trong công ty bao gồm cả hoạt động sản xuất và
dịch vụ, có thể kể đến như: gia công, đóng gói, lắp ráp và thử nghiệm sản phẩm, sửa
chữa và bảo trì thiết bị cũng được xem là quản lý hoạt động vận hành trong doanh
nghiệp. Phân tích các hoạt động vận hành rất quan trọng để nâng cao năng suất, tối đa
hóa hiệu quả và đảm bảo sự thành công trong cạnh tranh của Pepsi. Năng suất tăng lên
có thể giúp Pepsi đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, tăng lợi nhuận và tạo cơ
sở vững chắc cho lợi thế cạnh tranh.
Cụ thể, Pepsi đã chia hoạt động toàn cầu của mình thành sáu phân khúc như
sau:
1) Frito-Lay North America (FLNA) – doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và
đồ ăn nhẹ mang thương hiệu Pepsico tại Hoa Kỳ và Canada;
2) Quaker Foods North America (QFNA) - Kinh doanh ngũ cốc, gạo, mì ống
và các thực phẩm có thương hiệu khác của Pepsico tại Hoa Kỳ và Canada;
3) North America Beverages (NAB) – Hoạt động kinh doanh đồ uống của
Pepsico tại Hoa Kỳ và Canada;
4) Châu Mỹ Latinh – Hoạt động kinh doanh đồ uống, thực phẩm và đồ ăn nhẹ
của Pepsico tại Châu Mỹ Latinh;
5) Châu Âu Châu Phi cận Sahara (ESSA) – Các doanh nghiệp đồ uống, thực
phẩm và đồ ăn nhẹ của Pepsico ở Châu Âu và Châu Phi cận Sahara; Và
6) Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi (AMENA) – Các doanh nghiệp đồ uống,
thực phẩm và đồ ăn nhẹ của Pepsico ở Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Trong đó, các phân khúc đồ uống Bắc Mỹ và Frito-Lay Bắc Mỹ là những nguồn mang
lại doanh thu lớn nhất cho PepsiCo, chiếm 55% tổng doanh thu. (Hình 8)
Hình 8: Phân bổ doanh thu thuần theo các mảng hoạt động
PepsiCo tiến hành các hoạt động sản xuất của mình bằng cách sử dụng các hệ
thống vận hành phức tạp và công nghệ tiên tiến. Việc tập trung đặc biệt vào các vấn
đề bền vững như một phần không thể thiếu trong chiến lược CSR, là một đặc điểm
quan trọng trong hoạt động của PepsiCo và là nguồn gia tăng giá trị vững chắc. Hơn
nữa, PepsiCo điều chỉnh sản phẩm của mình theo thị hiếu và sở thích địa phương và
điều này được phản ánh trong hoạt động của họ. Ví dụ, PepsiCo đã điều chỉnh sản
phẩm của mình cho phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc và giới thiệu nhiều
hương vị địa phương khác nhau cho thương hiệu Lay's. Pepsi cũng đã thiết lập một
mạng lưới rộng lớn các văn phòng, trung tâm phân phối, nhà kho, nhà máy và các cơ
sở khác.

c. Outbound logistics (Hậu cần đầu ra):


Outbound Logistics có nghĩa là luồng hàng hóa được đưa ra khỏi chuỗi cung
ứng đến với thị trường thông qua mạng lưới phân phối và bán hàng của một công ty.
Outbound logistics đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của một công ty và là
một mắt xích không thể thiếu bởi lẽ hiệu quả của nó sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động và
thành công cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Pepsi đã duy trì sự hiện diện quốc tế mạnh mẽ thông qua mạng lưới phân phối
đa kênh của mình. Pepsi đưa sản phẩm của mình ra thị trường cho khách hàng thông
qua sự kết hợp của nhiều kênh bán hàng và phân phối khác nhau. Pepsi chủ yếu sử
dụng mạng lưới giao hàng trực tiếp tại cửa hàng, giao hàng tới kho của khách hàng và
giao hàng thông qua các nhà phân phối để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Tuy
nhiên, loại kênh nào sẽ được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào nhu
cầu của khách hàng, đặc điểm của sản phẩm cũng như tập quán thương mại địa
phương.
(i) Giao hàng trực tiếp - tận nơi đến các cửa hàng (Direct-store Delivery):
Pepsico vận hành hệ thống giao hàng trực tiếp đến cửa hàng với sự trợ giúp của các
nhà máy đóng chai và nhà phân phối. Hệ thống giao hàng trực tiếp sẽ cung cấp đồ
uống, thực phẩm và đồ ăn nhẹ đến các cửa hàng bán lẻ - nơi được quản lý và bán bởi
nhân viên Pepsico hoặc các đơn vị đóng chai độc lập của công ty. Hình thức phân
phối thông qua việc giao hàng trực tiếp đến các cửa hàng cho phép Pepsico kinh
doanh các sản phẩm của mình với mức độ hiển thị và sức hấp dẫn cao hơn, mang lại
lợi nhuận cho Pepsi.
(ii) Giao hàng đến kho của khách hàng:
Một số sản phẩm của Pepsi được vận chuyển từ nhà máy sản xuất và kho hàng đến
kho của khách hàng. Các sản phẩm dễ hư hỏng, có kim ngạch thấp hơn chủ yếu được
phân phối qua kênh này.
(iii) Mạng lưới phân phối:
Pepsico cũng sử dụng các nhà phân phối bên thứ ba để phân phối một số sản phẩm
của mình. Công ty sử dụng kênh này khi phải phân phối nhiều loại sản phẩm khác
nhau nhưng phải vận chuyển trong cùng một phương tiện giao hàng.

d. Marketing và bán hàng:


Pepsi rất xuất sắc về mặt tiếp thị và đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm
trong chuỗi giá trị của mình. Coca Cola là đối thủ lớn nhất của Pepsi và để duy trì vị
thế cạnh tranh, Pepsi đầu tư lớn vào hoạt động quảng cáo và khuyến mãi mỗi năm.
Ngoài các kênh marketing kỹ thuật số như mạng xã hội, công ty còn sử dụng các
chương trình ngoài trời để quảng cáo sản phẩm của mình và thu hút khách hàng. Tiếp
thị bằng video cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ phổ biến
của các thương hiệu và sản phẩm Pepsi trên toàn thế giới.
PepsiCo có ngân sách quảng cáo vững chắc khoảng 2,4 tỷ USD [4] và chiến
lược tiếp thị của PepsiCo sử dụng rộng rãi các hình thức. Thông điệp tiếp thị cố gắng
liên kết việc tiêu dùng các sản phẩm của PepsiCo với nhận thức về việc tận hưởng
cuộc sống ở mức tối đa, luôn năng động và dành thời gian chất lượng cùng bạn bè và
những người thân yêu.

e. Sản phẩm và dịch vụ:


Pepsi cung cấp nhiều loại đồ uống, đồ ăn nhẹ và thực phẩm đa dạng. Danh mục
sản phẩm của Pepsi bao gồm đồ uống, đồ uống ít calo cũng như nhiều loại thực phẩm
và đồ ăn nhẹ lành mạnh. Danh mục sản phẩm đa dạng hóa cao cũng đã giúp công ty
đạt được mức tăng trưởng nhanh hơn về doanh thu và doanh thu tổng thể.
PepsiCo chỉ bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua
người bán lại và người trung gian như siêu thị, cửa hàng tạp hóa thuộc nhiều hình thức
khác nhau, nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và hoạt động kinh doanh dịch vụ
ăn uống khác. Do đó, PepsiCo không cung cấp dịch vụ khách hàng trực tiếp cho người
tiêu dùng cuối cùng tại thời điểm mua hàng. Tuy nhiên, PepsiCo giải quyết các thắc
mắc và câu hỏi về dịch vụ khách hàng liên quan đến thương hiệu và sản phẩm cụ thể
của mình thông qua số điện thoại dịch vụ khách hàng và biểu mẫu liên hệ trực tuyến
có sẵn trên trang web chính thức của mình.

1.2. Phân tích các hoạt động hỗ trợ


a. Technology (Công nghệ):
Pepsi sử dụng rất nhiều công nghệ để tối đa hóa hiệu quả hoạt động toàn cầu
của mình. Ngoài ra, công ty còn tiếp tục tăng cường đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số
và tính bền vững để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, sản xuất, tiếp thị cũng như
mạng lưới bán hàng và phân phối. Công ty cũng sử dụng công nghệ để đào tạo nhân
viên cũng như quản lý hàng tồn kho và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Ngoài
hiệu quả hoạt động, trọng tâm của công ty là hoạt động kinh doanh bền vững và do đó,
công ty đầu tư vào công nghệ để phát triển các giải pháp thân thiện với môi trường,
giảm thiểu lượng khí thải carbon cũng như tận dụng dữ liệu và phân tích để phục vụ
khách hàng tốt hơn.

b. HRM (Nhân sự):


Quản lý nhân sự là một trong những lĩnh vực trọng tâm chiến lược của công ty.
Nhân viên là nguồn lợi thế cạnh tranh trong ngành và do đó ngoài việc thu hút nhân
tài, công ty phải tập trung vào việc đào tạo, giữ chân và phát triển liên tục. Tính đến
ngày 29 tháng 12 năm 2018, Pepsico và các công ty con hợp nhất đã tuyển dụng
khoảng 267.000 người trên toàn thế giới, bao gồm khoảng 114.000 người ở Hoa Kỳ
(Báo cáo thường niên, 2018).

c. Infrastructure (Cơ sở hạ tầng):


Pepsi đã chia hoạt động kinh doanh của mình thành các bộ phận dựa trên khu
vực địa lý. Tuy nhiên, công ty cũng quản lý các hoạt động kinh doanh toàn cầu của
mình trên cơ sở chức năng và việc quản lý hoạt động kinh doanh toàn cầu của mình
được xử lý thông qua nhiều phòng ban và chức năng khác nhau. Điều này đã giúp
công ty quản lý hiệu quả và mô hình lãnh đạo đảm bảo thành công và năng suất tổ
chức cao hơn. Mỗi bộ phận chức năng khác nhau đều có một Phó Chủ tịch lãnh đạo
các hoạt động toàn cầu của mình. Hội đồng quản trị bao gồm 2 giám đốc điều hành và
12 giám đốc độc lập cũng đóng vai trò trung tâm trong việc định hướng chiến lược
kinh doanh và ra quyết định tại Pepsico.

d. Procurement (Hoạt động thu mua):


Là nhà sản xuất hàng đầu về đồ uống có ga, đồ ăn nhẹ và các sản phẩm thực
phẩm, công ty phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp trên toàn cầu để cung cấp
nguyên liệu thô có chất lượng tốt. Công ty đặc biệt tập trung vào việc quản lý nhà
cung cấp, mối quan hệ với nhà cung cấp và tính bền vững trong chuỗi cung ứng của
mình. Ngoài chất lượng sản phẩm, nhóm thu mua tại Pepsico còn giám sát các lĩnh
vực khác liên quan đến chuỗi cung ứng như Quy tắc ứng xử cũng như kiểm tra và đào
tạo nhà cung cấp. Điều này đảm bảo cung cấp liên tục nguyên liệu thô có chất lượng
tốt cho công ty cho hoạt động sản xuất cũng như hoạt động của chuỗi cung ứng có đạo
đức. Nhóm mua sắm cũng liên tục đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp thông qua sự
trợ giúp của thẻ điểm nhà cung cấp để cải thiện và đạt được hiệu quả cũng như năng
suất cao hơn trong toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng của công ty.

2. Xây dựng chuỗi giá trị tích cực và bền vững (Pepsi’s Positive Value
Chain)
Ngoài ra, khi phân tích chuỗi giá trị của Pepsi dưới góc nhìn chuỗi cung ứng
toàn cầu, PepsiCo cam kết xây dựng một chuỗi giá trị bền vững hơn, nhằm gắn mình
với mục tiêu ESG và tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Chiến lược bền
vững của Pepsi nhắm đến mọi giai đoạn trong chuỗi giá trị phức tạp nhằm sử dụng tài
nguyên hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải GHG (Khí nhà kính), bổ sung nước, cải tiến
sản phẩm và thu hồi vật liệu đóng gói.
Pepsi cố gắng làm cho mọi giai đoạn trong chuỗi giá trị của mình trở nên tuần
hoàn và toàn diện hơn, đồng thời giúp thúc đẩy những thay đổi mang tính hệ thống
cần thiết để giải quyết những thách thức toàn cầu như suy thoái môi trường, bất bình
đẳng xã hội và khả năng tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng. Những thay đổi này không chỉ
tốt cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với đối thủ của Pepsi mà còn có lợi cho
các đối tác và mọi người trong toàn bộ chuỗi giá trị cũng như các cộng đồng của
Pepsi.
Năm 2020, Pepsi đã xây dựng mục tiêu Pep+ và chiến lược Pep+ RENew để
thúc đẩy tính bền vững trong chuỗi giá trị của mình. Pepsi đã và đang thực hiện các
hành động thiết thực và ý nghĩa trong toàn bộ chuỗi giá trị nhằm giảm các tác động
liên quan đến khí hậu, giảm thiểu việc sử dụng nước, đổi mới bao bì bền vững hơn và
thu hồi lại vật liệu đóng gói, dù biết rằng họ sẽ còn rất nhiều thách thức cần vượt qua.
Pepsi mong muốn tiếp tục thúc đẩy những điều tốt đẹp hơn - đặc biệt là đối với các
mục tiêu về phát thải khí nhà kính và đóng gói để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục
tiêu Pep+.
Ví dụ, một số “mắt xích” trong chuỗi giá trị mà Pepsi đã thay đổi và cải tiến để
chuỗi giá trị trở nên bền vững hơn có thể kể đến như giảm phát thải khí CO2 trong
toàn bộ chuỗi, sử dụng bao bì đóng gói bền vững.
Hình 9: Tầm nhìn về bao bì bền vững của Pepsi

Hình 10: PepsiCo cải thiện việc sử dụng nước trong hoạt động
Hình 11: Các nhà máy PepsiCo vận hành với lượng nước ngọt bằng không
Chính những nỗ lực bền vững hóa chuỗi giá trị toàn cầu của mình, Pepsi đã
bước đầu vượt lên các đối thủ cạnh tranh trong mục tiêu ESG. Cụ thể, so với đối thủ
chính, số liệu của PepsiCo thấp hơn 5,17 triệu tấn CO2 của Coca-cola. Nó phản ánh
một quá trình nỗ lực của PepsiCo trong việc giữ đúng lời hứa về vấn đề môi trường và
để lại ấn tượng khác biệt đối với các đối tác trong hệ sinh thái, đặc biệt là người tiêu
dùng và cộng đồng của Pepsi. Điều này đã giúp PepsiCo trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh và tối đa lợi nhuận từ chuỗi giá trị toàn cầu của mình.

3. Đánh giá ưu nhược điểm của chuỗi giá trị PepsiCo.


3.1. Ưu điểm
● Xây dựng chuỗi giá trị tích cực và bền vững, nhận thức và hướng đến mục tiêu
ESG từ rất sớm, giúp tạo ra lợi thế dẫn đầu so với các đối thủ trong ngành.
● Đầu tư nguồn lực vững chắc cho hoạt động tiếp thị và xây dựng các chiến dịch
Marketing trong chuỗi giá trị và đạt được những hiệu quả đáng kể.
● Áp dụng các phần mềm khoa học tiên tiến để quản lý hiệu suất chuỗi giá trị của
doanh nghiệp.
3.2. Nhược điểm:
● Tập trung vào chiến lược khác biệt hóa quá sớm dẫn đến tác dụng ngược vì
không tương thức với nguồn lực của chuỗi giá trị.
● Chuỗi giá trị gây ra tiêu cực cho môi trường những ngày đầu phát triển trong
ngành.
CHƯƠNG III.
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA CÔNG TY PEPSICO

1. Tổng quan về thị trường ngành hàng F&B

Ngành F&B có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
Từ đó đến nay, ngành F&B đã trở thành một lĩnh vực kinh tế toàn cầu với quy mô
khổng lồ. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh thu toàn
cầu của ngành F&B vào năm 2022 đạt khoảng 2,7 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đây là con số ấn
tượng cho thấy sự quan trọng và phát triển của ngành F&B trong nền kinh tế thế giới.
Thị trường ngành hàng F&B được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng phát triển và
dự kiến sẽ chứng kiến được những sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các năm tiếp
theo. .

a. Xu hướng ngành

Quy mô thị trường ngành hàng F&B tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm
gần đây. Theo báo cáo của The Business Research Company, thị trường này sẽ tăng từ
3715,91 tỷ USD vào năm 2023 lên 3903,1 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng
trưởng kép hằng năm CAGR là 5,0%. Sự tăng trưởng này có thể là do sự thay đổi sở
thích của người tiêu dùng, nhu cầu ngày càng tăng của ngành hàng, cùng với đó là xu
hướng kinh tế, đô thị hóa và toàn cầu hóa văn hóa ẩm thực.

Sự thay đổi của môi trường kinh tế, văn hóa toàn cầu đã có những tác động mạnh mẽ
lên xu hướng phát triển của ngành trong thời gian gần đây. Sự chuyển dịch và thích
nghi đó là minh chứng cho sự phục hồi của ngành sau khoảng thời gian ngưng trệ vì
đại dịch, và hứa hẹn sự phát triển bùng nổ của ngành trong các năm tới.

(i) Chuyển đổi kỹ thuật số thúc đẩy mở rộng trong ngành F&B:

Chuyển đổi số chính là bệ phóng tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang hoạt
động trong ngành F&B tiến xa hơn trong kỷ nguyên 4.0 nở rộ. Điển hình là các mô
hình bán lẻ trực tiếp đang dần chuyển mình sang các hình thức bán hàng online, hoặc
có sự kết hợp giữa online và offline; những sự thay đổi trong hành vi mua hàng của
người tiêu dùng, nhất là khi tùy chọn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt;
hay xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đặt đồ ăn trực tuyến và giao hàng
tận nhà, theo KPMG, mức chi tiêu trung bình mỗi người mỗi năm cho đồ ăn mang về
ở Vương quốc Anh là 721 USD vào năm 2021;... đã cho thấy những sự phát triển
mạnh mẽ của chuyển đổi số trong ngành.

(ii) Sự phổ biến ngày càng tăng của thực phẩm có nguồn gốc thực vật và nhu
cầu ăn uống lành mạnh:
Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để cập đến các sản phẩm thực phẩm có
nguồn gốc chủ yếu hoặc hoàn toàn từ thực vật, chẳng hạn như rau, trái cây, ngũ cốc,
quả hạch, hạt và các loại đậu,... Các sản phẩm làm từ thực vật phủ sóng trên toàn thế
giới cho những người tiêu dùng đang muốn cắt giảm thịt, có ý thức về sức khỏe, sống
theo một chế độ ăn kiêng nhất định hoặc chỉ đơn giản là muốn sống bền vững. Các
thực phẩm protein thực vật, thay thế sữa và thịt hay thịt nuôi trong phòng thí nghiệm,
v.v… là các cải tiến mà các nhà khoa học đã tìm ra trong năm 2020. Nhưng các
nghiên cứu cho thấy xu hướng thực phẩm có nguồn gốc thực vật vẫn đang ngày càng
phổ biến hơn, khi các công nghệ mới được phát triển để phục vụ cho nhu cầu này.

Vào tháng 2 năm 2023, theo hiệp hội thực phẩm dựa trên thực vật có nguồn
gốc tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ thực phẩm có nguồn gốc thực vật tiếp tục tăng, tăng
6,2% vào năm 2021, đây là một năm tăng trưởng kỷ lục và mang lại tổng giá trị thị
trường dựa trên thực vật lên mức cao nhất mọi thời đại là 7,4 tỷ USD doanh thu.
Trước những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe và thực phẩm bẩn, nhu cầu ăn uống của
người tiêu dùng giờ đây không chỉ là sự ngon miệng và kích thích về vị giác, mà còn
phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cao hơn về sức khỏe, xu hướng ăn uống lành
mạnh ngày càng được nhiều người quan tâm hơn, sự chuyển dịch đó cũng khiến cho
ngành hàng F&B đã, đang và sẽ có những sự chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng.

(iii) Tác động của công nghệ hiện đại đến doanh số bán hàng và trải nghiệm
khách hàng:

Hiện đại hóa công nghệ trong nhà hàng giúp cải thiện sự hài lòng của khách
hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng cao hơn. Các cơ sở trong ngành đang giới
thiệu các ki-ốt màn hình cảm ứng tự đặt hàng, ứng dụng di động để đặt hàng có thể
tùy chỉnh và thanh toán nhanh chóng cũng như giải trí kỹ thuật số như chơi game.

Vào tháng 4 năm 2023, PepsiCo đã triển khai chương trình “Greenhouse
Accelerator Program”. Chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp
F&B nhỏ mới nổi thuộc sở hữu của người gốc Tây Ban Nha. Điều này được thực hiện
bằng cách cung cấp sự cố vấn, tài trợ và các nguồn lực khác để giúp các công ty khởi
nghiệp phát triển và thành công trong ngành.

(iv) Xu hướng phát triển bền vững trong ngành F&B:

Ở khía cạnh phát triển bền vững, F&B hiện cũng là một trong những ngành dẫn
đầu. Theo nghiên cứu của ESG EcoVadis trên 46.000 công ty, ngành F&B có số điểm
48,9 - nằm trong Top 3 các ngành có điểm số cao nhất cho các vấn đề môi trường,
điểm bền vững tổng thể.
Bên cạnh đó, ngành F&B dễ hứng chịu các tác động do biến đổi khí hậu dưới
dạng thiên tai bão, lũ lụt, hỏa hoạn... là rủi ro đối với các công ty F&B, phá vỡ chuỗi
cung ứng, giảm nguồn cung nguyên liệu. Điều này thúc đẩy cộng đồng F&B hướng
hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chiến lược bền vững, phát triển (R&D) vào công
nghệ xanh, quy trình, sản phẩm bền vững hơn.

Hãng bia BrewDog đầu tư 12 triệu bảng Anh vào hệ thống sản xuất nhằm
chuyển đổi chất thải từ quá trình sản xuất bia thành năng lượng sinh học, cung cấp
năng lượng cho nhà máy, các phương tiện vận chuyển, giảm tiêu thụ nước. Hay Công
ty kẹo Ferrara đặt mục tiêu tất cả bao bì đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy
100% vào năm 2025; Wheyward Spirit sử dụng váng sữa từ quá trình sản xuất phô
mai để làm rượu thủ công; ReGained sử dụng ngũ cốc do các nhà máy bia để lại để
tạo ra nguyên liệu cho các thanh đồ ăn nhanh, khoai tây chiên. Xu hướng này cũng đã
lan đến những chuỗi nhà hàng, doanh nghiệp nhỏ, cụ thể là thay thế muỗng nĩa, hộp
nhựa bằng vật liệu thân thiện môi trường.

b. Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh thu hút khách hàng trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B)
ngày càng khốc liệt, trong đó chất lượng món ăn hay giá cả vẫn chưa quyết định được
khả năng thành công hay thất bại, khiến các chuỗi nhà hàng lớn phải tập trung nâng
cao trải nghiệm của khách hàng. Người Nhật có một khái niệm về dịch vụ khách hàng
gọi là “Omotenashi”. Đây được coi là giáo trình đầy đủ và chuẩn nhất về chăm sóc
khách hàng. Omotenashi là sự kết hợp của hai từ “omo” và “nashi”, có nghĩa là không
quá chú trọng đến hình thức bên ngoài. Tóm lại, khái niệm này hàm ý sự tận tâm và
hiếu khách.

Dù xuất phát từ sự tử tế và tận tâm của các nhà cung cấp dịch vụ, nhưng để có
thể đảm bảo trải nghiệm khách hàng nhất quán nhất tại từng điểm tiếp xúc trên quy
mô lớn thì không thể không có sự trợ giúp của công nghệ. Hơn 400 nhà hàng thuộc 22
thương hiệu của Tập đoàn Golden Gate được trang bị iPad thay vì thực đơn giấy, cho
phép khách hàng gọi món trực tiếp. Việc sử dụng công nghệ 100% trong đặt hàng còn
cho phép khách hàng kiểm tra số lượng đơn hàng đã đặt, theo dõi tình trạng đơn hàng,
đảm bảo tính minh bạch cao nhất và loại bỏ tình trạng lỡ đơn hàng.

Các rào cản gia nhập đã giảm xuống. Việc cạnh tranh bằng quy mô lớn nhất và
tận dụng lợi thế không còn đủ nữa. Thay vào đó, ngay cả những công ty lớn nhất cũng
cần đổi mới nhanh hơn bao giờ hết để luôn dẫn đầu. Họ phải tận dụng tất cả thông tin
sẵn có để xác định các cơ hội thị trường và phản ứng nhanh chóng trước các mối đe
dọa từ những công ty mới nổi. Họ phải phát triển trải nghiệm của người tiêu dùng, có
thể kết hợp nhiều tính cá nhân hóa và công nghệ hơn vào các sản phẩm truyền thống,
đồng thời triển khai linh hoạt các sản phẩm mới vào chuỗi cung ứng toàn cầu của
mình với tốc độ chưa từng có. Họ phải tiếp tục thúc đẩy mức năng suất ngày càng cao
hơn để thu được lợi nhuận, bất chấp tỷ suất lợi nhuận eo hẹp, cạnh tranh toàn cầu cũng
như các yêu cầu pháp lý và chất lượng phức tạp.

2. Phân tích mô hình SWOT của công ty Pepsi

2.1. Điểm mạnh

(i) Giá trị thương hiệu lớn

Lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1890, đến nay Pepsi đã và đang là một
trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng nhất thế giới, có nhận thức về
thương hiệu mạnh mẽ và chiếm được lượng lớn khách hàng trung thành trên quy mô
toàn cầu. Tính riêng tại thị trường Việt Nam, Pepsi được đánh dấu là công ty có 7 năm
liên tiếp nhận được danh hiệu "Top 1 công ty đồ uống uy tín nhất Việt Nam" (từ 2017
đến 2023) theo xếp hạng của Việt Nam Report. Trên toàn cầu, năm 2020, Pepsi có giá
trị thương hiệu khoảng 11 tỷ đô la Mỹ, trở thành thương hiệu nước ngọt có giá trị thứ
tư trên thế giới lúc bấy giờ. Đến năm 2021, PepsiCo được xếp hạng là thương hiệu
nước giải khát lớn thứ hai thế giới với giá trị thương hiệu là 21 tỷ USD theo thống kê
của Statista. Năm 2022, PepsiCo được xếp hạng là công ty lớn thứ 86 trên thế giới
trong Global 2000 của Forbes.

(ii) Danh mục sản phẩm đa dạng

Sức mạnh thương hiệu của Pepsi phần nào được thể hiện thông qua các dòng
sản phẩm của công ty. Ngoài nước giải khát chính là đồ uống có gas Pepsi Cola,
PepsiCo còn cho ra mắt các dòng nước giải khát khác như nước uống tăng lực Sting,
nước giải khát có ga Mountain Dew, Tropicana Twister – Nước uống hương có vị,
nước uống có ga 7UP và 7UP Revive, Nước giải khát Mirinda, cà phê đóng lon Boss
Cà Phê, nước khoáng đóng chai Aquafina. Ngoài ra còn có một số dòng trà như trà
uống liền Ô Long TEA+ Plus, trà uống liền Lipton Teas.
Hình 12: Danh mục nước giải khát của PepsiCo
Là một thương hiệu sản xuất nước ngọt hàng đầu thế giới, Pepsi luôn lắng nghe
nhu cầu của khách hàng, và liên tục cải tiến, nâng cấp chất lượng sản phẩm và sản
xuất các sản phẩm phù hợp với sức khỏe của người tiêu dùng. Công ty liên tục cho ra
mắt nhiều dòng nước giải khát với hàm lượng đường thấp như Pepsi Không Calo, Diet
Pepsi Max, Pepsi Zero Sugar, Revive Zer calo, Twister vị cam và Sting, một số đồ
uống lành mạnh hơn cho sức khỏe người dùng như 7Up mới bao gồm chất xơ hỗ trợ
hệ tiêu hóa, Trà Oolong không đường,... Với mỗi thương hiệu như vậy mang lại hơn 1
tỷ USD đóng góp vào doanh thu bán lẻ hàng năm của Pepsi.

Ngoài ra, Pepsi còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành thức ăn vặt với
các thương hiệu như Cheetos, Doritos, Tostitos, Fritos và cả Lay’s. Pepsi cũng sở hữu
thương hiệu ngũ cốc Quaker Oats và các loại snack được ưa thích trên các chuyến bay
như SmartPop hay Sun Chips.

Hình 13: Danh mục đồ ăn vặt, ngũ cốc của PepsiCo


Theo báo cáo thường niên PepsiCo 2022, hoạt động kinh doanh thực phẩm
chiếm 58% và đồ uống chiếm 42% doanh thu của công ty:

Hình 14: Cơ cấu doanh thu của pepsi trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống
Nguồn: Báo cáo thường niên PepsiCo 2022

(iii) Hoạt động Marketing mạnh mẽ

Pepsi là công ty toàn cầu với tiềm lực và nguồn vốn khá lớn. Công ty được
đánh giá là thương hiệu có hoạt động truyền thông và tiếp thị vô cùng mạnh mẽ. Pepsi
sử dụng Trade Marketing và chiến lược khuyến mãi bán hàng tại điểm bán. Mỗi
thương hiệu của PepsiCo luôn được xây dựng chỉn chu từ việc định vị đến triển khai
hỗ trợ Trade Marketing tại điểm bán. Năm 2019, Pepsi đã tăng ngân sách tiếp thị,
quảng bá thương hiệu lên 12%. Trong đó, các giải pháp tiếp thị đều tập trung vào công
nghệ, kỹ thuật số.

Pepsi thực hiện các chiến lược truyền thông thông qua quảng cáo trên Tivi, tạo
fanpage trên mạng xã hội, đặt banner và billboard ngoài trời,... nhằm thu hút, kết nối
người dùng trên toàn thế giới đến với thương hiệu. Pepsi “chọn mặt gửi vàng” khi hợp
tác với các Influencer nổi tiếng, và tài trợ cho những chương trình thể thao nổi tiếng
như bóng đá. Chẳng hạn, năm 2015, Pepsi tài trợ thực phẩm, đồ uống chính thức cho
Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA), NBA nữ, NBA Development League và USA
Basketball. Đến năm 2016, họ tiếp tục “bắt tay” với Ban kiểm soát Cricket tại Ấn Độ.
Và vào năm 2017, Pepsi lần nữa hợp tác với UEFA Champion League để quảng bá
thương hiệu của mình. Cùng với đó, Pepsi đã hợp tác với nhóm nhạc nổi tiếng
BlackPink, để họ làm đại diện phát ngôn cho thương hiệu của mình.

2.2. Điểm yếu


Với lịch sử là hãng nước ngọt ra đời sau Coca Cola, cùng với hiện trạng thị
trường nước giải khát dường như bão hòa, PepsiCo phải đối mặt với môi trường cạnh
tranh tại các thị trường phát triển cao như Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong việc thực hiện
chiến lược kinh doanh và tiếp thị, Pepsi đã có những điểm yếu dẫn đến kết quả không
như mong muốn. Ngoài ra, bao bì nhựa của PepsiCo cũng là một điểm yếu đáng bàn
đến khi xu hướng kinh doanh bền vững ngày càng được chú trọng.

(i) Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ

Hiện tại Pepsi đã mở rộng hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy
nhiên hơn một nửa tổng doanh thu của công ty lại đến từ thị trường Mỹ. Theo báo cáo
thường niên của PepsiCo năm 2022, thị phần của Pepsi tại thị trường Mỹ chiếm 57%,
trong khi thị phần tại các thị trường khác ngoài nước Mỹ chiếm 43%. Điều này cho
thấy rằng Pepsi đang quá phụ thuộc vào thị trường này. Trong khi đó, thế giới đang
rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, và Mỹ là một quốc gia có thể gây tác động lớn,
ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Pepsi. Công ty cũng phải tập trung vào việc
tăng doanh thu ở các quốc gia khác để ngăn chặn sự suy giảm của mình.

Hình 15: Phần trăm thị phần về thị trường của PepsiCo
Nguồn: Báo cáo thường niên của PepsiCo 2022

(ii) Quá vội vàng chạy đua với khác biệt hóa:

Những quyết định vội vàng của hãng do ý định chủ quan trong tư duy chiến
lược đã dẫn đến sai lầm không đáng có. Một ví dụ điển hình đó là vào cuối thập niên
80, Pepsi đã cho ra mắt dòng sản phẩm Pepsi AM – một loại cola có hàm lượng cafein
cao, sau khi họ phát hiện có một phân khúc khách hàng thích uống Cola thay vì cafe
cho bữa sáng. Tuy nhiên, chiến lược này đã nhanh chóng thất bại bởi vì người tiêu
dùng không nhận thấy sự cần thiết về một loại Cola chỉ dành riêng cho bữa sáng.

(iii) Quá phụ thuộc vào đồ uống có ga


Mặc dù PepsiCo có danh mục sản phẩm đồ uống và thực phẩm phong phú
nhưng công ty này có xu hướng phụ thuộc vào đồ uống có ga làm nguồn tạo doanh thu
chính, khi xu hướng cho thấy rằng nhu cầu về nước ngọt có ga đang giảm dần trong
những năm qua do người tiêu dùng lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe hơn. Ngoài ra,
các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện chất gây ung thư trong cả Pepsi và Coca Cola.
Thành phần của hai loại nước giải khát Coca – Cola và Pepsi đều chứa nồng độ cao
chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE. Chất gây ung thư nói trên nằm trong caramel làm
màu cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có
thể gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột.

(iv) Áp lực về tính bền vững

PepsiCo còn đối mặt với áp lực về tính bền vững. Pepsi đã nhiều lần bị chỉ trích
vì các tác động tiêu cực đến môi trường trong chuỗi cung ứng của mình và các hoạt
động phân phối như phá rừng liên quan đến dầu cọ và sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng
tài nguyên nước và các tác động tiêu cực của bao bì – luôn là một trong những nguồn
gây ô nhiễm nhựa hàng đầu trên toàn cầu.

2.3. Cơ hội

(i) Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm

Một số thị trường như Ấn Độ, Châu Phi được xem xét là có tiềm năng và Pepsi
có thể tiến hành các nghiên cứu thị trường để có nhiều cơ hội khám phá tại thị trường
này. Ngoài ra, với sự nâng cao nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng, thị trường
đồ uống tốt cho sức khỏe đang phát triển nhanh chóng và Pepsi có thể chiếm lĩnh thị
trường bằng cách phát triển các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mới.

Sau đại dịch Covid 19, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tốt cho sức khỏe tăng
vượt trội. Thị trường nước giải khát cũng không đi ngoài xu hướng đó. Đây là cơ hội
để Pepsi tập trung vào R&D nhằm nghiên cứu và phát triển thêm các dòng sản phẩm
lành mạnh hơn, ít đường hơn cho nước giải khát hay giảm vị mặn cho đồ ăn nhẹ,...
Pepsi đã từng tạo ra 7Up thông qua việc sử dụng đường tổng hợp được gọi là Stevia.
Hay Pepsi đã từng tung ra một biến thể của loại Cola được làm ngọt bằng Stevia và
đường được gọi là Pepsi Next. Nhiều nghiên cứu như vậy cần phải được thực hiện và
phát huy hơn nữa để tạo ra những dòng sản phẩm đa dạng có lợi cho sức khỏe của
người tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày nay đang dần chủ động hơn trong việc trải nghiệm một
lối sống lành mạnh và bền vững. Để thu hút khách hàng, ngoài nâng cao trải nghiệm
khách hàng nhờ hương vị độc đáo của sản phẩm, Pepsi cần chú trọng hơn trong khâu
đóng gói bao bì, sử dụng bao bì tái chế, bao bì sinh học phân huỷ hoặc bao bì có
nguồn gốc từ nguồn tài nguyên tái sử dụng, phù hợp với lối sống lành mạnh của người
dùng, sẽ là cơ hội lớn để Pepsi chinh phục thiện cảm của khách hàng.

(ii) Đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số

Pepsi có một số cơ hội có thể giúp hãng phát triển thương hiệu và hoạt động
kinh doanh của mình. Đổi mới công nghệ và số hóa cũng có thể mang lại cơ hội tăng
trưởng trong một số lĩnh vực từ quản lý chuỗi cung ứng đến sản xuất ngoài tiếp thị và
phân phối. Cả số hóa và IoT đều mang lại những cơ hội tăng trưởng lớn và có thể giúp
mạng lưới phân phối của Pepsi mở rộng và hiệu quả hơn. Đầu tư vào R&D và đổi mới
sản phẩm cũng như công nghệ kỹ thuật số mang lại cơ hội tăng trưởng nhanh hơn và
các lựa chọn mở rộng thị trường cho Pepsi.

(iii) Tăng cường liên minh và quan hệ đối tác

Các doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng luôn cần tìm kiếm và nuôi
dưỡng các mối quan hệ đối tác liên minh vững chắc trong thị trường toàn cầu hóa.
Trong thế giới đồ uống, mối quan hệ hợp tác giữa Starbucks và PepsiCo đóng vai trò
là một trường hợp điển hình hấp dẫn về cách hai gã khổng lồ trong ngành có thể cùng
nhau hợp tác và cạnh tranh. Liên minh này, được gọi là Hiệp hội Cà phê Bắc Mỹ
(NACP), minh họa cho sự cân bằng tinh tế cần có trong việc điều hướng bối cảnh kinh
doanh hiện đại. Hiện tại, nó chiếm tới 97% tổng doanh số bán RTD ở Thị trường Bắc
Mỹ. Hay sự hợp tác của PepsiCo và N-Drip để mở rộng quy mô công nghệ tưới nhỏ
giọt độc đáo nhằm khai thác các lợi ích về tiết kiệm nước và nâng cao năng suất cây
trồng,... Tất cả chính là cơ hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn mà
trong tương lai PepsiCo cần phải nâng cao và mở rộng hơn nữa.

2.4. Thách thức


(i) Cạnh tranh mạnh mẽ:

Nhắc đến đối thủ cạnh tranh của PepsiCo, không thể không nhắc đến sự hiện
diện của đối thủ Coca Cola. Hai doanh nghiệp này đã có những sự đối đầu kinh điển
trong lịch sử. Có thể thấy, Coca-Cola đã có lợi thế cạnh tranh lâu dài so với Pepsi.
Điều này phần lớn nhờ vào chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu vượt trội của
Coca-Cola. Coca-Cola đã có thể truyền đạt thông điệp thương hiệu của mình tới người
tiêu dùng một cách hiệu quả và điều này đã mang lại mức độ nhận diện và lòng trung
thành với thương hiệu cao hơn. Ngoài ra, Coca-Cola đã có thể duy trì mức chất lượng
cao hơn trong các sản phẩm của mình, điều này càng củng cố thêm lợi thế cạnh tranh
của hãng. Coca Cola có chiến lược tiếp thị tốt hơn và danh mục sản phẩm rộng hơn
giúp phân biệt nó với PepsiCo. Chiến lược chung của PepsiCo là tìm cách giảm chi
phí, nhưng ưu điểm của Coca Cola lại lớn hơn nhược điểm của nó.
Chìa khóa bán hàng chung là chiến tranh về giá giữa các công ty cạnh tranh
cùng ngành vì các công ty phải giảm giá thấp hơn giá sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng
đến cơ cấu chi phí của một công ty và khiến công ty gặp bất lợi trong cạnh tranh vì
doanh số bán dưới mức giá có nghĩa là công ty đang lỗ. Một ví dụ về cuộc chiến giá
cả giữa Pepsi và công ty Coca Cola là vào những năm 1970, Coca Cola đã mua hầu
hết các chai đóng gói trên thị trường để đảm báo giá sản xuất thấp hơn so với các đối
thủ cạnh tranh khác. Đáp lại, Pepsi đã phải cắt giảm quảng cáo và giảm giá bán, làm
giảm lợi thế về chi phí (sự thiếu văn minh của Coke và Pepsi). Cuộc chiến về giá giữa
Pepsi và các đối thủ cạnh tranh đã diễn ra liên tục trong nhiều thập kỷ. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến lợi thế về chi phí của Pepsi, từ đó làm giảm lợi thế cạnh tranh của
công ty.

Một nghiên cứu cũng cho thấy Pepsi, Coca Cola và Dr Pepper Snapple liên tục
tranh giành “hợp đồng tiếp thị” với các siêu thị ở Hoa Kỳ, cho phép cho một không
gian quảng cáo độc quyền cho các sản phẩm trong một khoảng thời gian. Trong những
tháng khi các thương hiệu nước giải khát khác được quảng cáo trên kệ khuyến mại
này, doanh số bán hàng của Pepsi lại giảm. Điều này cho thấy sự hiện diện của các đối
thủ cạnh tranh đang cố gắng mở rộng mạng lưới phân phối hoạt động bán hàng tự
động và hoạt động trưng bày trên kệ sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của Pepsi (Klein
2008).

Theo một số liệu từ vtown.vn thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần
nước giải khát Việt Nam. Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu
thế, khi Trà mới là mặt hàng được ưu ái trong nước, chiếm đến 36,97% thị phần. Có
thể thấy rõ lý do tại sao, Việt Nam là một quốc gia Á Đông và trà là thức uống truyền
thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt. Nước tăng lực chiếm vị trí
ngay sau với 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%.

(ii) Thách thức về môi trường:

Pepsi đã nhiều lần bị các nhà môi trường chỉ trích vì các tác động tiêu cực đến
môi trường trong chuỗi cung ứng của mình và các hoạt động phân phối như phá rừng
liên quan đến dầu cọ và sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng tài nguyên nước và các tác
động tiêu cực của bao bì – luôn là một trong những nguồn gây ô nhiễm nhựa hàng đầu
trên toàn cầu. Pepsi từng bị cáo buộc là một trong ba thương hiệu “không có tiến bộ”
trong việc giảm rác thải nhựa, khi nhà máy sản xuất của họ có lượng rác thải nhựa
hàng đầu thế giới trong nhiều năm liền. Mới đây nhất, chính quyền bang New York
ngày 15/11 đã đệ đơn kiện PepsiCo (Mỹ), cáo buộc tập đoàn khi họ sản xuất đồ uống
và đồ ăn vặt gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe cộng đồng bằng các loại
chai, nắp và giấy gói bằng nhựa dùng một lần. Trong hồ sơ khiếu nại, Bộ trưởng Tư
pháp bang Letitia James cáo buộc PepsiCo góp phần gây ô nhiễm cho môi trường sinh
hoạt của công chúng khi làm gia tăng đáng kể lượng rác thải nhựa tìm thấy trong và
gần ngoại ô sông Buffalo. Có hơn 17% rác thải nhựa tại đây có thể xác định ngay
nguồn gốc nhãn hàng cụ thể. Có thể thấy, PepsiCo đang đứng trước thách thức về môi
trường rất lớn.

Tại thị trường Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đã, đang
và sẽ là vấn đề đáng bàn cãi. Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải
nhựa, với con số “khổng lồ” 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm
và dự kiến con số này còn tăng cao nữa. Đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý
rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam,
chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và
túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Đây là
một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể có nguy Điều này cho thấy bao bì
nhựa của PepsiCo đang được chú ý và công ty cần nỗ lực thay thế bao bì truyền thống
bằng bao bì bền vững, tuy nhiên điều này cũng gây áp lực lên công ty trong việc phân
bổ nguồn lực.

(iii) Rào cản thích nghi với các tiêu chuẩn của thị trường nội địa các nước

Khó khăn đối với Pepsi là việc phải thích nghi phù hợp với tiêu chuẩn của các
thị trường nội địa, bởi lẽ công ty có sự thâm nhập rộng trên thị trường toàn cầu. Pepsi
có quy mô khá lớn, do đó công ty phải có những chính sách marketing, những giải
pháp thích hợp để ứng phó với từng điều kiện, quy định về văn hóa, xã hội, kinh tế,
chính trị và những quy định của Chính phủ các nước.

3. Phân tích chiến lược kinh doanh của PepsiCo dựa trên mô hình Swot.
a. Chiến lược S - O:
(i) Chiến lược đa dạng hóa và phát triển sản phẩm (Product)

Pepsi đã sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm theo đường thẳng và mở rộng
nhãn hiệu thông qua các chiến lược Marketing phù hợp, đúng đắn. Với tiềm lực lớn từ
tập đoàn mẹ PepsiCo kết hợp với tiềm lực thị trường giải khát ngày càng lớn mạnh và
xu hướng người dùng đang ngày có những sự chuyển biến, dựa trên sản phẩm chủ lực
là Pepsi Cola, Pepsi đã nghiên cứu và cho ra đời các dòng sản phẩm có thành phần,
tính năng và hương vị khác nhau dành cho phân khúc người ăn kiêng như: Pepsi Diet,
Pepsi Lemon, Pepsi Xanh, Pepsi One,... Công ty cũng đã giới thiệu các dòng sản phẩm
khác như nước trái cây Aqua Minerale, nhiều hương vị hơn cho nhãn hiệu Kevita
Master Brew Kombucha và Tropicana Probiotics, cùng nhiều loại khác.

Đối với các thị trường khác nhau, Pepsi thường cho ra mắt những sản phẩm
khác nhau nhưng vẫn đảm bảo không xa rời dòng sản phẩm chủ đạo. Ví dụ. đối với thị
trường Mỹ Latinh, Pepsi tung ra mặt hàng thực phẩm làm từ yến mạch nguyên hạt có
tên Three Minutos. Họ giới thiệu Khoai lang chiên giòn, Khoai tây chiên giòn
Hummus và Khoai tây chiên giòn chay cho thị trường Anh và Mỹ.
Tại thị trường Việt Nam, ngoài các sản phẩm chủ lực, Pepsi cũng lấn sân sang
các loại nước giải khát khác như trà, nước trái cây, đặc biệt là sữa trái cây cung cấp
năng lượng và tốt cho sức khỏe người dùng,... và cũng đón nhận những phản hồi tích
cực từ thị trường. PepsiCo cần đầu tư nghiên cứu, thay đổi công thức để tạo ra các sản
phẩm đa dạng và lành mạnh hơn, phù hợp hơn với lối sống năng động và bảo vệ sức
khỏe của người dùng hiện nay.

(ii) Chiến lược phát triển thị trường

Tuy đã mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu, song vẫn có những thị
trường màu mỡ mà Pepsi có thể hướng đến như đã phân tích. Pepsi cần xây dựng
những chiến lược kinh doanh riêng cũng như có những điều chỉnh cần thiết để phù
hợp cho các thị trường này, tập trung các hoạt động quảng bá, nâng cao hình ảnh
thương hiệu để cạnh tranh lại với hãng nước giải khát lớn nhất thế giới Coca Cola ở
các thị trường này.

b. Chiến lược S – T:

(i) Chiến lược về giá (Price):

Chiến lược giá của Pepsi rất cẩn thận và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Đồng thời, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường và đảm bảo lợi nhuận bền
vững.

● Định giá thâm nhập thị trường: Pepsi định giá sản phẩm thấp ngay từ ban đầu
với mục đích thâm nhập thị trường. Hãng mong muốn tiếp cận được số đông
khách hàng và chiếm được thị phần lớn.
● Định giá chiết khấu: Việc định giá này áp dụng cho khách hàng thanh toán
trước thời hạn hoặc mua số lượng lớn. Pepsi sẽ điều chỉnh mức giá của sản
phẩm để chiết khấu cho những khách hàng này
● Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Mỗi sản phẩm sẽ định giá khác nhau
để phù hợp với từng loại.

Giá cả gia tăng nhưng với sự uy tín và lượng khách hàng lớn sẽ không tác động
lớn tới nhu cầu về sản phẩm. Giá cả một số nguyên vật liệu có thể gia tăng nhưng với
những nhà cung cấp uy tín lâu đời thì việc chèn ép giá sẽ khó xảy ra và sẽ tác động
không đáng kể đến giá thành sản phẩm. Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn
được nắm bắt kịp thời. Đối thủ cạnh tranh khó có thể chèn ép Pepsi đến đường cùng
bởi những thành công và tầm ảnh hưởng của của pepsi đến người tiêu dùng không dễ
bị lật đổ và thay thế.

(ii) Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion):


Mặc dù nước giải khát của Pepsi có hệ thống sản xuất hiện đại, cùng với hương
vị truyền thống và độ ngọt nồng, rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, thì việc
xúc tiến và quảng bá sản phẩm mới là phương tiện hữu hiệu để Pepsi đến gần với
người tiêu dùng và đã đạt được doanh số lớn như hiện tại.

Đối với thị trường Việt Nam, Pepsi nắm bắt và hiểu rõ các trạng thái như: Biết,
hiểu, thích, chuộng, tin và mua của người tiêu dùng, từ đó áp dụng các công cụ hỗ trợ
đầy sáng tạo và hiệu quả.

❖ Quảng cáo:

Nhãn hàng đã quảng cáo trên nhiều phương tiện, “phủ sóng” khắp nơi để đẩy
mạnh chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi :

● Quảng cáo in ấn: báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại.
● Quảng cáo điện tử: truyền hình, phim, internet,...
● Quảng cáo ngoài trời: banner, áp - phích, bảng hiệu,...
● Quảng cáo theo hình hình thức trực tiếp: thư trực tiếp, điện thoại.
● Các phương tiện quảng cáo khác: quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo
trên các vật phẩm…
❖ Quan hệ công chúng:

Pepsi thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu thông qua hoạt động
quan hệ công chúng. Điển hình như tổ chức sự kiện, báo chí và từ thiện.

● Tổ chức sự kiện: Pepsi đã tổ chức các chương trình âm nhạc với những trò chơi
vận động thú vị, có nhiều phần quà hấp dẫn
● Hoạt động xã hội: Pepsi đã làm nên chương trình “PepsiCo Việt Nam và những
người bạn chung tay vì cộng đồng”. Chương trình đã thu hút sự quan tâm đông
đảo từ cộng đồng: vừa giàu giá trị nhân văn, vừa ghi dấu ấn thương hiệu trong
lòng khách hàng.
❖ Khuyến mãi:

Khuyến mãi là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu
của Pepsi. Pepsi nổi tiếng với việc cung cấp mã giảm giá cho các đơn hàng lớn. Nếu
một nhà phân phối khi đặt hàng với số lượng lớn và phương thức thanh toán được
Pepsi chấp nhận thì sẽ được giảm giá đáng kể. Điều này giúp khách hàng có động lực
mua thêm hàng của công ty.

c. Chiến lược W – O:

(i) Chiến lược hệ thống phân phối (Place):


Về hệ thống phân phối, Pepsi có một hệ thống phân phối đa dạng thông qua
việc hợp tác với các siêu thị, đại lý, các cửa hàng ăn nhanh, rạp chiếu phim,…

Pepsi đã mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt
Nam thông qua các kênh phân phối trung gian. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí và không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô.

Pepsi đã phân phối sản phẩm thông qua các kênh siêu thị lớn như: BigC,
Metro, Co.opmart,… Bên cạnh đó, Pepsi cũng mở rộng hệ thống kênh phân phối bằng
việc hợp tác với các đại lý và các cửa hàng ăn nhanh như Lotteria, KFC và
McDonald’s.

Đồng thời Pepsi cũng đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối online cho sản
phẩm. Ở Việt Nam, Pepsi cũng đã phát triển một số kênh phân phối online để tiếp cận
khách hàng trên mạng. Dưới đây là một số kênh phân phối online của Pepsi ở Việt
Nam:

❖ Trang web chính thức: PepsiCo có trang web chính thức tại Việt Nam, nơi
khách hàng có thể tìm hiểu về các sản phẩm PepsiCo và tham gia các chương
trình khuyến mãi. Trên trang web này, khách hàng có thể tìm thông tin về sản
phẩm, xem các chương trình khuyến mãi và tìm hiểu về thương hiệu PepsiCo.

Hình 16: Trang web chính thức của PepsiCo Việt Nam
❖ Các nền tảng thương mại điện tử: PepsiCo có mặt trên các nền tảng thương
mại điện tử phổ biến ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và các trang
web mua sắm khác. Khách hàng có thể tìm thấy các sản phẩm PepsiCo và mua
hàng trực tuyến thông qua các nền tảng này.
❖ Giao hàng qua ứng dụng: Pepsi hợp tác với các ứng dụng giao hàng trực
tuyến như GrabFood, Now.vn để cung cấp các sản phẩm của mình đến khách
hàng tại Việt Nam. Khách hàng có thể đặt mua các sản phẩm Pepsi thông qua
các ứng dụng này và nhận giao hàng tận nơi.

Hình 17: Kênh phân phối online của PepsiCo


(ii) Chiến lược đẩy mạnh công nghệ kỹ thuật số:

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, Suntory PepsiCo Việt Nam vận hành
thành công hệ thống SAP S/4HANA vào năm 2020. Đây là giải pháp quản lý nguồn
nhân lực ERP (Enterprise Resource Planning) thế hệ mới, do SAP - công ty phần mềm
nổi tiếng từ châu Âu vận hành trên nền tảng công nghệ HANA. Được xây dựng dựa
trên công nghệ tính toán trong bộ nhớ (in-memory computing), hệ thống vận hành và
truy xuất dữ liệu theo thời gian thực.
Hình 18: Hệ thống SAP của PepsiCo Việt Nam
Nguồn: SuntoryPepsiCo. Vn

PepsiCo đã bắt đầu sử dụng các công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để nắm
bắt sở thích về thực phẩm và đồ uống của mọi người cũng như hiểu lý do đằng sau sở
thích của họ. Các công cụ này phân tích trực tuyến lượng lớn dữ liệu liên quan đến
thực phẩm và đồ uống như các món trong thực đơn, bài đăng trên mạng xã hội, tương
tác về công thức nấu ăn, các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội về thực phẩm và đồ
uống,... và cung cấp thông tin chi tiết cho phép PepsiCo hiểu các xu hướng mới nhất
trong lĩnh vực F&B. PepsiCo đã dựa trên những hiểu biết sâu sắc này để phát triển các
sản phẩm thực phẩm và đồ uống sáng tạo gây được tiếng vang lớn với người tiêu
dùng.

PepsiCo đã tham gia vào một số quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược về công
nghệ cũng như phát triển và triển khai công nghệ trong vài năm qua.

Ví dụ: công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với Microsoft để sử dụng công cụ
Microsoft Azure Machine Learning để dự đoán nhu cầu sản phẩm tại các cửa hàng
bán lẻ trên khắp Hoa Kỳ. Trong một dự án thí điểm, các nhà khoa học dữ liệu của
PepsiCo đã sử dụng công cụ này để tạo danh sách ưu tiên hàng ngày cho các cộng sự
tại hiện trường. mỗi cửa hàng trong lãnh thổ của họ. Danh sách này cho phép các cộng
tác viên tại hiện trường dự đoán các món ăn nhẹ mà mỗi cửa hàng phải dự trữ để đáp
ứng nhu cầu của người mua hàng.

Tựu chung lại, những điểm yếu này khó có thể hạn chế được sự nâng cấp và
phát triển của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. Công nghệ phát triển, có thể cải
thiện được việc thiết kế nhiều gói sản phẩm khác nhau. Thị hiếu và xu hướng tiêu
dùng hiện đại ngày càng lớn là cơ hội để Pepsi mở rộng thị phần.

d. Chiến lược W – T:

(i) Chiến lược phát triển bền vững:

Là một trong những thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam
(PRO Vietnam), Suntory PepsiCo chú trọng cải tiến bao bì thân thiện với môi trường
thông qua các sáng kiến giảm nhựa và tăng cường sử dụng nhựa tái chế. Năm 2021,
sản phẩm Pepsi với bao bì được sản xuất 100% từ nhựa tái chế được ra mắt, là sản
phẩm có bao bì 100% từ nhựa tái chế tiên phong ở Việt Nam. Với các sáng kiến từ
giảm nhựa và bao bì làm từ nhựa tái chế, từ 2022 đến tháng 8/2023, công ty đã giảm
hơn 6.770 tấn nhựa trong sản xuất, góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu gần 27
nghìn tấn carbon ra môi trường, theo ước tính của PepsiCo.

Hình 19: Bao bì 100% từ nhựa tái chế của PepsiCo


Nguồn: Báo VietNamnet.Vn

Tháng 11/2023, Suntory Pepsico Việt Nam nhận 2 giải thưởng quốc tế về
doanh nghiệp dẫn đầu và phát triển bền vững ESG Business Awards tại Singapore và
Asia Corporate Excellence & Sustainability Awards) tại Malaysia. Ở Việt Nam, ngày
22/11/2023, công ty được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) vinh danh Xuất
sắc về các sáng kiến ESG tạo tác động tích cực cho cộng đồng.

Hình 20: Các giải thưởng của PepsiCo Việt Nam


Nguồn: Báo VietNamnet.Vn
Hình 21: Mục tiêu phát triển bền vững của PepsiCo Việt Nam
Nguồn: SuntoryPepsiCo. Vn

CHƯƠNG 3.
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
PEPSICO VÀ COCA-COLA

1. Sơ lược về Coca cola


Coca Cola được thành lập vào năm 1886. Trải qua nhiều năm chinh chiến,
Coca Cola đã gây dựng cho mình nền tảng vững chắc với nguồn lực dồi dào cả về tài
nguyên, công nghệ lẫn nhân lực. Năm 2023, thương hiệu của Coca-Cola được định giá
ở mức 106,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 8% so với năm 2022 và nằm trong danh sách 10
thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất. Ở thị trường nước giải khát, Coca Cola chiếm thị
phần tới 45% (Statista).
Hình 22: Thương hiệu nước giải khát có giá trị nhất thế giới năm 2023, dựa trên
giá trị thương hiệu
Nguồn: Statista
2. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh Pepsico - Coca
Cola
2.1. Nguồn lực:

Bảng 2: So sánh nguồn lực của PepsiCo và Coca-Cola

Tiêu chí PepsiCo Coca-Cola

Vốn hóa thị trường 226,21 tỷ USD 256,72 tỷ USD

Doanh thu 91,471 tỷ USD 45,754 tỷ USD

Thu nhập ròng 9,074 tỷ USD 10,71 tỷ USD

Giá trị thương hiệu 18,335 tỷ USD 33,468 tỷ USD

Thị phần 31% 42%

Số nhà máy 210+ 95+

Số nhân viên 300.000+ 79.000+

Độ phủ sóng Hẹp hơn, quy mô nhỏ Rộng, quy mô lớn

Coca-Cola rõ ràng là công ty dẫn đầu trong thị trường đồ uống không cồn toàn
cầu với thị phần 42% (theo GlobalData), Coca cola đã đem về 45 tỷ USD doanh thu
và thu nhập ròng là 10,71 tỷ USD. Ngược lại, PepsiCo chiếm 31% thị phần, tạo ra
doanh thu 91 tỷ USD và 9,074 tỷ USD thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh đồ
uống của họ.
Tính đến tháng 3/2024 Coca-Cola có vốn hóa thị trường là 256,72 tỷ USD đứng thứ
42 trên thế giới với giá trị thương hiệu toàn cầu là gần 33,5 tỷ USD (Hình 6), được
xếp hạng là thương hiệu Mỹ có giá trị nhất trong danh mục nước giải khát. Trong khi
đó Pepsico có vốn hóa thị trường là 226,21 tỷ USD, đứng ở vị trí 47 với giá trị thương
hiệu là 18,3 tỷ USD (Hình 6).

Hình 23: Thông tin về Coca-Cola

Hình 24: Thông tin của PepsiCo


Ngoài ra, về vị trí địa lý, Coca-Cola thống trị các thị trường mới nổi trong khi
PepsiCo dẫn đầu ở Bắc Mỹ. Coca-Cola sở hữu 60% thị trường Mỹ Latinh và 75-80%
thị trường châu Phi theo CNBC và The Wall Street Journal. Tại Ấn Độ, Coca-Cola
nắm giữ 65% thị phần so với 30% của PepsiCo. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, PepsiCo
chiếm 43% thị phần so với 42% của Coca-Cola theo Beverage Digest.
Về mặt phân phối và độ phủ sóng, Coca-Cola sở hữu hệ thống phân phối đồ
uống lớn nhất thế giới với hơn 16 triệu cửa hàng bán lẻ tại 200 quốc gia, tiếp cận 99%
dân số toàn cầu. PepsiCo tuy cũng có mạng lưới rộng khắp hơn 200 quốc gia nhưng
quy mô nhỏ hơn và tập trung chủ yếu vào các nước đang phát triển.

2.2. Năng lực:


Bảng 3: So sánh năng lực của PepsiCo và Coca-Cola

PepsiCo Coca-Cola

Năng lực Sản xuất và tiếp thị đa dạng các loại Sản xuất độc quyền và có độ nhận
đồ uống để đáp ứng nhu cầu của thị diện cao, chiến lược tiếp thị độc đáo,
trường. kinh điển.

Năng lực - Quy trình sản xuất và phân phối - Sự thành thạo và lành nghề trong
cốt lõi các loại đồ uống đa dạng. quy trình sản xuất nước ngọt mang
- Phát triển và mở rộng danh mục hương vị độc quyền là trung tâm của
sản phẩm thông qua các hoạt động chiến lược và khả năng cạnh tranh
mua lại và phát triển nội bộ, không của công ty.
chỉ trong lĩnh vực nước ngọt mà - Các chiến lược tiếp thị độc đáo,
còn trong các lĩnh vực khác như mang đậm bản sắc văn hóa theo từng
thực phẩm đóng hộp và bán lẻ. vùng miền và mùa lễ hội.

Năng lực Khả năng đổi mới và thích ứng với Khả năng xây dựng và duy trì thương
đặc biệt thị trường. Họ liên tục tung ra các hiệu mạnh mẽ. Họ có khả năng tạo ra
sản phẩm mới và cải tiến để đáp những chiến dịch quảng cáo ấn tượng
ứng nhu cầu của khách hàng, đồng và có nhận diện thương hiệu toàn cầu
thời thúc đẩy việc tiếp cận thị cao.
trường mới và mở rộng phạm vi
kinh doanh.

2.3. Các khả năng cạnh tranh khác:

Bảng 4: So sánh khả năng cạnh tranh của PepsiCo và Coca-Cola

PepsiCo Coca-Cola

Sự đa dạng - Pepsi - Coca-Cola


về - Caffeine Free Coca-Cola - Caffeine Free Coca-Cola
loại/hương - Coca-Cola Cherry - Coca-Cola Cherry
vị sản - Mirinda - Fanta
phẩm - 7Up - Sprite
- Fuze - Lipton
- Sting - Monster
- Aquafina - Dasani

Sự cải tiến đổi mới


PepsiCo Coca-Cola

Thích nghi Về mặt chiến lược: Về mặt chiến lược: Coca-Cola luôn
với thị Sử dụng chiến lược kinh doanh đa kiên định với những thị trường truyền
trường quốc gia. Ở mỗi quốc gia khác nhau thống. Chiến lược kinh doanh và
thì sẽ có chiến lược riêng biệt, phù quảng bá mang tầm vĩ mô hơn
hợp với thị hiếu, sở thích, văn hóa
tiêu dùng đặc thù, đồng thời thành
lập các công ty con độc lập, hoặc
liên doanh với công ty nước sở tại.

Về mặt pháp lý: Về mặt pháp lý:


Khi thâm nhập thị trường Việt Nam, Cũng giống như Pepsico, Coca Cola
Pepsico luôn có sự thay đổi về việc đến đầu tư tại Việt Nam liên tục khai
lỗ và lãi trong doanh thu, dù liên tục lỗ. Điều này đã giúp Coca Cola tránh
báo lỗ nhưng hoạt động đầu tư và được việc đóng thuế cho nhà nước sở
xây dựng nhà máy của Pepsico vẫn tại. Không chỉ dính nghi án chuyển
được thực hiện. Sau khi bị cơ quan giá, trốn thuế Coca Cola còn bị cho là
thuế phát hiện và điều tra, Pepsico đã lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư
đã phải nộp tổng số tiền phạt (phạt ở Việt Nam để tham lam mở rộng đất
kê khai sai và phạt chậm nộp) là đai cho các cơ sở sản xuất của mình.
19,739 tỷ đồng. Cuối năm 2013 Chính sự việc này đã khiến cho phần
Pepsico Việt Nam bị cơ quan thuế lớn người tiêu dùng quay lưng và tẩy
xem xét xử phạt vi phạm hành chính chay thương hiệu
đối với các hành vi khai sai mã số
đối với một số mặt hàng nhập khẩu
phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp, mức
xử phạt khoảng trên 700 triệu đồng.

Sản phẩm Pepsi Zero Sugar Đối với Coca-Cola, hãng có Coke
không PepsiCo từng đưa ra một tuyên bố Zero, Diet Coke, Coke Life và Coca-
đường, tốt gây sốc là cho tới năm 2025 sẽ giảm Cola Zero Sugar.
cho sức lượng đường xuống 100 calories Tuy tự nhận là "một công ty trà",
khỏe trong 2/3 sản phẩm. "một hãng nước quả cao cấp", nhưng
PepsiCo cũng đã và đang mở rộng trong một báo cáo tháng 2/2017,
phạm vi sản phẩm về hướng nguồn lực marketing của hãng vẫn đổ
"Everyday Nutrition" là các sản dồn vào đồ uống có gas. Các hoạt
phẩm chứa thành phần dinh dưỡng động nổi bật trong năm vẫn xoay
hàng ngày. Ngoài ra, các thương vụ quanh chuyện giảm đường cho Coke
M&A chiến lược cũng giúp PepsiCo và thay đổi kích cỡ lon. Và khi nhìn
PepsiCo Coca-Cola

đẩy mạnh quá trình "healthy hóa" vào bộ sản phẩm của Coca-Cola, đồ
của mình. uống có gas vẫn chiếm hơn 70% hoạt
động kinh doanh của công ty.

Sự thân Doanh nghiệp giảm trọng lượng 7 năm liên tiếp được công nhận là
thiện với bao bì các sản phẩm để hạn chế việc doanh nghiệp bền vững hàng đầu tại
môi trường sử dụng nhựa, trong đó Aquafina Việt Nam. Vào tháng 9/2022, Coca-
PET mới không còn dùng màng co Cola Việt Nam ra mắt sản phẩm làm
đã giúp tiết kiệm 140 tấn nhựa mỗi từ 100% nhựa PET tái chế (rPET),
năm. trừ nắp và nhãn chai, trên toàn quốc,
giúp giảm sử dụng hơn 2.000 tấn
Suntory PepsiCo cũng là công ty nhựa mới tại Việt Nam hàng năm.
đầu tiên tại Việt Nam cho ra mắt sản
phẩm có bao bì làm từ 100% nhựa
tái sinh – sản phẩm Pepsi.

Với nhiều sáng kiến phát triển bền


vững, tính từ 2022 đến tháng
8/2023, Suntory PepsiCo đã giảm
được 6.770 tấn nhựa nguyên sinh,
tương đương với việc giảm 27 ngàn
tấn CO2 thải ra môi trường.

Marketing

Sản phẩm Đa dạng từ nước có gas đến nước trái cây và nước suối. Bên cạnh đó cả 2
thương hiệu còn không ngừng tung ra các sản phẩm giảm đường tương tự
nhau trong thời gian gần đây

Giá ● Lon 330ml: 10,600 ● Lon 330ml: 11,000


● Thùng 24 lon 330ml: ● Thùng 24 lon 330ml: 253,000
216,000 ● Chai 1.5l: 18,000
● Chai 1.5l: 16,000

Phân phối Kênh phân phối offline: Kênh phân phối offline:
Pepsi đã xây dựng một mạng lưới Coca phân phối rộng khắp trên toàn
phân phối rộng khắp trên toàn cầu. cầu. Trên thị trường ăn nhanh, Coca-
Ngoài ra còn có các cửa hàng thức Cola vượt qua Pepsi với các hãng ăn
ăn nhanh như KFC, Texas và Pizza nhanh lớn như McDonald's,
Hut. Subway, Burger King.
PepsiCo Coca-Cola

Kênh phân phối online: Kênh phân phối online: Trang web
Trang web chính thức; Các nền tảng chính thức; Các nền tảng thương mại
thương mại điện tử (Shopee, điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo
Lazada, Tiki, Sendo và các trang và các trang web mua sắm khác)
web mua sắm khác); Các ứng dụng
giao hàng trực tuyến như GrabFood,
Now.vn và Baemin

Xúc tiến Chạy nhiều quảng cáo và hợp tác Ngoài những quảng cáo tận dụng
với nhiều người nổi tiếng phù hợp màn cà khịa của đối thủ Pepsi để đáp
với thời điểm và địa điểm như: trả thì Coca cola cũng có cho mình
Britney Spears, Blackpink, Sơn những chiến dịch marketing rất thành
Tùng MTP (Việt Nam),... Cùng với công và hiệu quả, cụ thể là những
đó là nhiều hoạt động xã hội, từ quảng cáo của hãng với việc tận dụng
thiện và là nhà tài trợ cho nhiều sự hình ảnh ông già Noel trong mùa
kiện chương trình lớn như Rap Giáng sinh,... Coca cola cũng hợp tác
Việt,... Ngoài ra, Pepsi còn tạo nên với nhiều người nổi tiếng để làm Đại
dấu ấn thương hiệu đặc biệt thông sứ thương hiệu cho mình như: diễn
qua các câu slogan ấn tượng. Ví dụ viên và người mẫu châu Á Win
như "Live for now – Sống trọn từng Metawin, nhóm nhạc New Jeans,...
giây", "The Choice of a New
Generation", "Đã quá Pepsi ơi!".

❖ Các quảng cáo kinh điển khác:


Vào tháng 7/2021, Coca-Cola đã đặt câu hỏi “Coke Zero Sugar có phải là loại
Coke ngon nhất từ trước đến nay không?” trong chiến dịch “Best Coke Ever?”. Sau
chiến dịch, doanh số của Coke Zero Sugar đã tăng 13%, trở thành loại soda bán chạy
thứ 7 tại Mỹ trong nửa đầu năm nay. Đồng thời, Coke Zero Sugar chiếm 3,5% phân
khúc không đường. Trong khi đó, doanh số của Pepsi Zero Sugar cũng tăng 22%
nhưng chỉ chiếm 0,8% phân khúc này.
Tuy nhiên, Coke Zero Sugar nhận không ít phản ứng trái chiều trên mạng xã hội vì đổi
mới hương vị của sản phẩm. Pepsi đã không bỏ lỡ cơ hội và nhanh chóng đăng một
meme với dòng tweet “Trong khi bạn đang tiếp tục thay đổi New Coke Cola, chúng
tôi vẫn luôn giữ hương vị tuyệt vời”. Nhãn hàng còn mạnh tay gắn thẻ Coca-Cola như
khẳng định cuộc chiến bắt đầu.
Hình 25: PepsiCo đăng meme và gắn thẻ Coca-Cola trên Twitter
Ngoài ra, Pepsi còn khuyến khích mọi người tham gia thử thách mua Pepsi Zero
Sugar, sau đó đăng một bức ảnh với sản phẩm lên mạng xã hội cùng hashtag
#MyCokeBreakUp. Sau khi hoàn thành, người dùng sẽ được hoàn trả chi phí của một
chai Pepsi Zero Sugar 20 oz (khoảng 600ml) và được tặng thêm các phiếu giảm giá.

Hình 26: Thử thách #MyCokeBreakUp được đăng tải ngay sau meme
Pepsi là đồ uống chính thức của Giải Bóng bầu dục quốc gia Hoa Kỳ NFL. Đầu
năm 2019, Pepsi cũng theo chân Super Bowl (Siêu cúp bóng bầu dục Hoa Kỳ) “hạ
cánh” tại Atlanta. Trùng hợp thay, Atlanta lại là “quê nhà” của Coca-cola. Chính vì
vậy, Pepsi đã không bỏ qua cơ hội cà khịa đối thủ khi cho dựng rất nhiều bảng quảng
cáo “Look who’s in town for Super Bowl” (Nhìn xem ai đang ở thành phố chuẩn bị
cho Super Bowl đây!).

Hình 27: Quảng cáo “cà khịa” của PepsiCo tại “quê nhà” của Coca-Cola

Hình 28: Khẩu hiệu “cà khịa” của PepsiCo với Coca-Cola ngày Cá tháng tư
3. Nhận xét và đánh giá:
3.1. Nhận xét chiến lược khác nhau cốt lõi:
Về chiến lược đa dạng hóa: PepsiCo đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
giữa đồ uống và thực phẩm. Năm 2017, thực phẩm chiếm 53% doanh thu của công ty.
Ngược lại, Coca-Cola chỉ tập trung vào đồ uống.
Về chiến lược phân phối: Cả Coca-Cola và PepsiCo đều có chiến lược phân
phối rộng khắp , với mạng lưới hoạt động, đối tác đóng chai, nhà phân phối và nhà
bán lẻ toàn cầu, trong đó Coca-Cola có hệ thống phân phối đồ uống rộng khắp nhất
thế giới .
Về danh mục sản phẩm: Coca-Cola chủ yếu tập trung vào đồ uống, trong khi
PepsiCo có nhiều loại sản phẩm từ thực phẩm đến đồ uống. Danh mục đầu tư đa dạng
của PepsiCo cho phép công ty tiếp cận các phân khúc người tiêu dùng rộng hơn, cạnh
tranh hiệu quả với Coca-Cola trên nhiều mặt trận.
Sự khác biệt trong việc cung cấp sản phẩm , đa dạng hóa, chiến lược phân phối
và phương pháp tiếp thị làm nổi bật mô hình kinh doanh khác biệt của Coca-Cola và
PepsiCo.
Vậy mô hình và chiến lược nào tốt hơn?
Theo quan điểm của nhóm, PepsiCo có danh mục đầu tư đa dạng hóa giữa đồ
uống và thực phẩm là một lợi thế. Điều này cho phép công ty khai thác được thị
trường tiêu dùng lớn hơn đồng thời cạnh tranh thành công với Coca-Cola trên quy mô
lớn hơn. Khi người tiêu dùng có thể thích đồ uống Coca-Cola hơn PepsiCo, công ty
vẫn có thể tận dụng danh mục đồ ăn nhẹ lớn của mình để khai thác các phân khúc thị
trường tương tự. PepsiCo đang nhanh chóng hướng tới những lựa chọn “lành mạnh
hơn” và số hóa bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh tự nhiên .

3.2. Đánh giá và kết luận


Pepsi đã tạo dựng một hình ảnh khác so với Coca-Cola - mới mẻ, thân thiện,
đầy sức sáng tạo. Điều đó đã để lại nhiều kinh nghiệm trong việc đưa ra nhiều kế sách
cạnh tranh hiệu quả, cũng như chiến lược marketing đúng đắn tạo dựng hình ảnh
thương hiệu trong người tiêu dùng.
Coca-Cola có một chiến lược kinh doanh mang tầm vĩ mô, còn PepsiCo mang
tính vi mô hơn. Điều này đều là chiến lược đúng đắn của 2 hãng vì Coca-Cola ra đời
trước, hình ảnh luôn được quảng bá ở diện rộng (98% người dân trên thế giới biết đến
Coca-Cola ). Song PepsiCo ra đời sau, với cùng một loại sản phẩm nước ngọt có gas
hướng đến khách hàng mục tiêu chung giống nhau, PepsiCo đã có cách đi rất khôn
khéo khi có chiến lược đa quốc gia, với mỗi quốc gia sẽ có những chiến lược riêng
biệt. Điều này giúp PepsiCo đánh bại Coca-Cola ở những thị trường bé mà Coca-Cola
chưa đặt chân đến. Chính sách đầu tư thị trường đúng đắn chính và kim chỉ nam cho
việc mở rộng thị trường, từ đó đem lại khoản lợi nhuận lớn nhằm khuếch trương thế
lực tập đoàn. Một trong những chính sách đầu tư khôn ngoan hiệu quả chính là việc
Pepsi tận dụng cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam sớm hơn so với Coca Cola. Và
hiệu quả mang lại đã được trình bày ở phần trên. Việc tin tưởng ủy quyền cho một
CEO có năng lực ở bản địa tuy có nhiều rủi ro, nhưng cũng không ít những điểm lợi
thế, đặc biệt là trong việc hiểu biết tâm lý người tiêu dùng, từ đó tạo dựng hình ảnh
gần gũi hơn, và doanh thu cũng từ đó tăng lên.
Thực tế thì Coca có lợi thế cạnh tranh hơn so với Pepsi bởi vì Coca- Cola là
dòng nước giải khát truyền thống có tuổi đời 130 năm. Hơn nữa, chiến lược marketing
của Coca Cola có tính sáng tạo và thông minh hơn khi biết vận dụng nhân vật nổi
tiếng để quảng cáo sản phẩm đó là hình ảnh ông già Noel phát phì khi uống Coca-
Cola. Bên cạnh đó, Coca-Cola biết vận dụng những giá trị văn hoá truyền thống
phương Tây và thời đại để thực hiện chiến dịch quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Hoạt động chính: Hoạt động chính của PepsiCo là tại Hoa Kỳ. Coca-Cola giữ danh
hiệu công ty nước giải khát lớn nhất thế giới.
Tổng quan lại, cả Coca-Cola và PepsiCo đều có các chiến lược kinh doanh hiệu
quả, nhưng mỗi công ty đều có những điểm mạnh và yếu riêng.
Dưới đây là một số điểm chênh lệch và giải pháp để cải thiện hiệu quả:
a. Chiến lược của Coca-Cola:
● Điểm mạnh: Coca-Cola có một thương hiệu mạnh mẽ và rộng lớn, với mạng
lưới phân phối toàn cầu và sự nhận biết thương hiệu cao.
● Điểm yếu: Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn trong việc đổi mới sản phẩm và
mở rộng danh mục sản phẩm của mình, do họ tập trung chủ yếu vào ngành
nước ngọt.
● Giải pháp: Coca-Cola có thể tăng cường nghiên cứu và phát triển để phát triển
thêm các sản phẩm mới và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bao gồm cả các
sản phẩm có lợi ích sức khỏe và thức uống không có đường.

b. Chiến lược của PepsiCo:


● Điểm mạnh: PepsiCo có một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm cả thực
phẩm và đồ uống, giúp họ đa dạng hóa doanh nghiệp và tăng cơ hội thu nhập.
● Điểm yếu: Tuy nhiên, một số sản phẩm trong danh mục của họ có thể không
được phát triển mạnh mẽ như các thương hiệu nước ngọt của họ.
● Giải pháp: PepsiCo có thể tập trung vào việc tăng cường tiếp thị và phát triển
cho các sản phẩm không phải nước ngọt, đồng thời cải thiện chất lượng và khả
năng cạnh tranh của chúng.

Tóm lại, cả Coca-Cola và PepsiCo đều có tiềm năng để cải thiện hiệu quả kinh doanh
của mình bằng cách tăng cường đổi mới sản phẩm, mở rộng danh mục sản phẩm và
cải thiện chiến lược tiếp thị. Bằng cách tận dụng những điểm mạnh và khắc phục
những điểm yếu, họ có thể tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành đồ uống và thực
phẩm.
Kết luận:
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA PEPSICO

1. Thiết kế các chiến lược kinh doanh phù hợp với nhiều quốc gia khác
nhau
Pepsi đã mở rộng hoạt động trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với mỗi khu
vực như vậy khách hàng sẽ có những nhu cầu, thị hiếu khác nhau. Pepsi cần phải nắm
bắt, nghiên cứu kỹ để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng địa phương, điều chỉnh
sản phẩm của mình để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu tiêu dùng của từng quốc gia,
hoặc là hợp tác với các công ty địa phương để tận dụng kiến thức về thị trường và
mạng lưới phân phối. Pepsico sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh
địa phương và tăng cường hiện diện của mình trên thương trường. Hợp tác với các
công ty địa phương cũng giúp cho Pepsico hiểu rõ hơn về văn hóa và thói quen của
người tiêu dùng. Trong một số nước Châu Á thì nước ngọt có vị truyền thống như trà
và nước ép trái cây có thịnh hành hơn, do đó PepsiCo có thể phát triển các sản phẩm
mới như trà chanh Pepsi hoặc nước ép trái cây Pepsi để thu hút khách hàng địa
phương.

2. Cân nhắc về việc đổi mới và cải tiến sản phẩm


Pepsi có thể cân nhắc về việc đổi mới và cải tiến sản phẩm dịch vụ của mình để
đáp ứng nhu cầu thị trường mới, xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ để tăng cường
kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi hương
vị, thiết kế bao bì, đa dạng hóa sản phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm địa phương mới.
Việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu đặc thù của thị trường
mới sẽ giúp PepsiCo thu hút và giữ chân khách hàng.

3. Phát triển bền vững đồng hành cùng các dự án cộng đồng
PepsiCo là công ty chuyên sản xuất các loại đồ uống phục vụ cho nhu cầu của
con người, vì vậy không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa.
Ngày 15/11/2023, bang New York đã đệ đơn kiện PepsiCo (Mỹ) cáo buộc tập đoàn
sản xuất đồ uống và đồ ăn vặt này gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe
cộng đồng bằng các loại chai, nắp và giấy gói bằng nhựa dùng một lần. Và rất nhiều
năm liền PepsiCo luôn đứng trong top những doanh nghiệp có lượng rác thải nhựa xả
ra môi trường nhiều nhất thế giới (theo thống kê của trang web Break Free From
Plastic). Đó là những báo động cho thấy PepsiCo cần nỗ lực và hành động quyết liệt
hơn nữa để giải quyết thách thức này, nhằm thích ứng với cuộc đua bảo vệ môi
trường, giảm thiểu rác thải nhựa trên toàn cầu, đồng hành với trách nhiệm cộng đồng
giảm lượng khí thải carbon, sử dụng tài nguyên tái chế, bảo vệ môi trường và tạo ra
giá trị cho cộng đồng. Ngoài ra, Pepsi có thể đặt mục tiêu và triển khai các chương
trình bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất và
phân phối. Đồng thời, công ty nên tối ưu hóa sử dụng nước, năng lượng và nguyên
liệu tái chế trong quá trình sản xuất để giảm tác động đến môi trường.

PepsiCo nên tập trung vào việc tạo ra giá trị cho cộng đồng thông qua các dự
án cộng đồng có ý nghĩa, tạo ra các chương trình hỗ trợ và là đối tác với nông dân địa
phương nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Công ty có thể đầu tư vào
các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo,cung cấp các dịch vụ y
tế, phát triển nông thôn và hỗ trợ cộng đồng địa phương để cải thiện chất lượng cuộc
sống và góp phần vào sự phát triển cộng đồng.

4. Chiến lược khác biệt hóa


Coca Cola, Nestle và các đối thủ khác của Pepsico đều có danh mục sản phẩm
khá lớn, bao gồm nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Pepsico có thể mở rộng danh mục
sản phẩm bằng cách đưa ra những sản phẩm mới và đa dạng hơn, hay mở rộng về lĩnh
vực thực phẩm bằng nhiều cách khác nhau như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để
tạo ra các sản phẩm khác biệt và đột phá. Công ty có thể tìm hiểu về công nghệ mới,
nguyên liệu sáng tạo và cách thức sản xuất tiên tiến để tạo ra những sản phẩm mới,
phù hợp với xu hướng và yêu cầu của thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Pepsico có thể duy trì, sửa đổi những mặt hàng hiện đang có như ít calo, ít muối. Một
cách khác mà Pepsi đang tạo sự khác biệt hóa thông qua bao bì, sử dụng bao bì tái
chế, bao bì sinh học phân huỷ hoặc bao bì có nguồn gốc từ nguồn tài nguyên tái sử
dụng,... Bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo
ấn tượng và truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu. Việc sử dụng bao bì
thông minh, dễ dùng và tiện ích có thể tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và tạo ra
lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh việc xây dựng những đặc tính sản phẩm hoàn toàn khác biệt, ý tưởng
quảng bá sản phẩm lành mạnh lối sống và dinh dưỡng chất lượng cao có thể giúp
PepsiCo trở nên nổi bật trước đối thủ chính Coca Cola xác định tính giải trí, sự lạc
quan và niềm đam mê là những khái niệm chính để thúc đẩy sản phẩm.

Pepsico nên tập trung hơn vào những sản phẩm tốt cho sức khỏe để thu hút
người tiêu dùng. Khách hàng hiện nay hầu như đều đang tìm cách ăn uống lành mạnh
tốt cho sức khỏe, và Pepsico chưa khai thác được hết tiềm năng thị trường này. Pepsi
có thể tạo ra những thương hiệu mới cung cấp đồ ăn nhẹ với công thức sản phẩm phù
hợp với yêu cầu dinh dưỡng, áp dụng công nghệ tiên tiến để nghiên cứu thành phần và
quy trình sản xuất, kết hợp với công nghệ thông tin để thu thập dữ liệu và phân tích
thông tin sức khỏe thị trường, giúp cho công ty có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu hay tạo
ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Pepsico nên xem xét việc tập
trung sử dụng kỹ thuật số để tối đa hóa nỗ lực và hợp tác. Cũng nên cân nhắc việc sử
dụng người có ảnh hưởng như idol, ca sĩ để quảng bá sản phẩm. Và việc đưa các trò
chơi hoặc thử thách cũng nỗ lực thúc đẩy sự tham gia và khuyến khích của người tiêu
dùng ở lại.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
Từ là một đối thủ lép vế so với Coca Cola, nhiều lần phải tuyên bố phá sản do thế
cạnh tranh khốc liệt và không tương xứng do đối thủ tạo ra, giờ đây Pepsi lại phát
triển với con số vượt bậc, trở thành một mối lo lớn nhất của tập đoàn khổng lồ Coca
Cola, tạo dựng một hình ảnh khác – mới mẻ, thân thiện, đầy sức sáng tạo. Điều đó đã
để lại nhiều kinh nghiệm trong việc đưa ra nhiều kế sách cạnh tranh hiệu quả, quản lý
nguồn lực, chất lượng sản phẩm cũng như chiến lược marketing dùng dần tạo dựng
hình ảnh thương hiệu trong người tiêu dùng. Tuy nhiên, PepsiCo cần phải thận trọng
trước những mối đe dọa tiềm tàng, không chỉ những rào cản về thương mại mà còn cả
sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thị trường quốc tế và sự thay đổi nhu cầu của người
tiêu dùng. PepsiCo cần tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới nổi và không ngừng
tối ưu hóa công tác quản lý để phát triển bền vững, đảm bảo sự tăng trưởng bền và
thành công trong bối cảnh kinh doanh năng động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew, J. (2023, 9 7). Inside PepsiCo’s Effort to Reach Net Zero Emissions.
Retrieved 3 2024, from https://hbr.org/: https://hbr.org/2023/09/inside-
pepsicos-effort-to-reach-net-zero-emissions
2. Anh, Y. (2023, 11 17). PepsiCo duy trì mức cổ tức 1,265 USD cho quý
IV/2023. Retrieved 3 2024, from investo.info: https://www.investo.info/thi-
truong-my/pepsico-duy-tri-muc-co-tuc-1265-usd-cho-quy-iv-2023
3. Cuofano, G. (2024, 2 26). PepsiCo Revenue. Retrieved 3 2024, from
https://fourweekmba.com/: https://fourweekmba.com/pepsico-revenue/
4. Dudovskiy, J. (2016, 5 6). PepsiCo Value Chain Analysis. Retrieved 3 2024,
from https://research-methodology.net/:
https://research-methodology.net/pepsico-value-chain-analysis/#_ftnref2
5. GORTON, D. (2023, 8 29). Coca-Cola vs. Pepsi Business Models: What's the
Difference? Retrieved 3 2024, from investopedia.com:
https://www.investopedia.com/articles/markets/081415/comparing-cocacola-
and-pepsis-business-models.asp
6. Gupta, S. (2024, 1 14). SWOT Analysis of Pepsi. Retrieved 3 2024, from
bstrategyhub.com: https://bstrategyhub.com/pepsico-swot-analysis/
7. Hà, L. (2021, 8 30). Pepsi "tuyên chiến" với Coca-Cola, dùng meme kêu gọi
khách hàng "chia tay" Coke Zero Sugar. Retrieved 3 2024, from
https://advertisingvietnam.com/: https://advertisingvietnam.com/pepsi-tuyen-
chien-voi-coca-cola-dung-meme-keu-goi-khach-hang-chia-tay-coke-zero-
sugar-p17543?
fbclid=IwAR3rYlZn0rQq2YCdnzyREm6Z6drnZLwZlNOsJCBnt39lB1TT2m3
YwHck91A
8. Mar, B. (2023, 12 4). Phân tích mô hình SWOT của Pepsi. Retrieved 3 2024,
from https://brademar.com/: https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-swot-
cua-pepsi-2/
9. MAVERICK, J. (2022, 11 14). Coke vs Pepsi: Ai kiểm soát thị phần?
Retrieved 3 2024, from investopedia.com:
https://www.investopedia.com/ask/answers/060415/how-much-global-
beverage-industry-controlled-coca-cola-and-pepsi.asp
10. P.Q. (2022, 11 15). Suntory PepsiCo khẳng định giá trị bền vững trong ngành
đồ uống. Retrieved 3 2024, from https://tuoitre.vn/: https://tuoitre.vn/suntory-
pepsico-khang-dinh-gia-tri-ben-vung-trong-nganh-do-uong-
20221115111905378.htm?
fbclid=IwAR2QmJeasRrRppW7GlgwamoyTfo4mRaY0Q5UOZq9f6EUISRYr
mwfz2lmlIE
11. PepsiCo, I. (2021, 9 15). PepsiCo Announces Strategic End-To-End
Transformation: pep+ (PepsiCo Positive). Retrieved 3 2024, from
pepsico.com: https://www.pepsico.com/our-stories/press-release/pepsico-
announces-strategic-end-to-end-transformation-pep-pepsico-positive09152021
12. PEREIRA, D. (2023, 6 28). Công ty con của Pepsico. Retrieved 3 2024, from
https://businessmodelanalyst.com/: https://businessmodelanalyst.com/pepsico-
subsidiaries/
13. PEREIRA, D. (2023, 4 13). PepsiCo SWOT Analysis. Retrieved 3 2024, from
https://businessmodelanalyst.com/: https://businessmodelanalyst.com/pepsico-
swot-analysis/
14. PEREIRA, D. (2023, 6 20). Tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của PepsiCo.
Retrieved 3 2024, from https://businessmodelanalyst.com/:
https://businessmodelanalyst.com/pepsico-mission-and-vision-statement/
#Core_Values
15. Thắng, Q. (2023, 10 19). Suntory PepsiCo Việt Nam giảm 27 ngàn tấn CO2
thải ra môi trường từ 2022 đến nay. Retrieved 3 2024, from
https://baotainguyenmoitruong.vn/: https://baotainguyenmoitruong.vn/suntory-
pepsico-viet-nam-giam-27-ngan-tan-co2-thai-ra-moi-truong-tu-2022-den-nay-
364684.html
16. Thảo, T. (2018, 1 12). Coca-Cola và PepsiCo thời “healthy”: Ai sẽ vượt lên?
Retrieved 3 2024, from https://cafebiz.vn/: https://cafebiz.vn/coca-cola-va-
pepsico-thoi-healthy-ai-se-vuot-len-20180111170945754.chn?
fbclid=IwAR18mJLPf7d6RSq5X-5oja4T8ToF3gz2pG_j784AItl_BN-
TEwAkfcTEDt0
17. Vy, H. (2019, 10 24). Những màn cà khịa không hồi kết: Pepsi và Coca Cola.
Retrieved 3 2024, from https://diendandoanhnghiep.vn/:
https://diendandoanhnghiep.vn/nhung-man-ca-khia-khong-hoi-ket-pepsi-va-
coca-cola-160196.html?
fbclid=IwAR3sh9xpDr9Hwj1x20TRmwvJB8sM6oyw82fAt59EM_fztksrXgTv
YMZucw4
18. Walters, S. (2023, 9 28). Better Buy: Coca-Cola vs. PepsiCo. Retrieved 3 2024,
from nasdaq.com: https://www.nasdaq.com/articles/better-buy:-coca-cola-vs.-
pepsico-4
19. Xie, X. (2024, 1 15). SWOT Analysis of PepsiCo. Retrieved 3 2024, from
researchgate.net:
https://www.researchgate.net/publication/377745042_SWOT_Analysis_of_Pep
siCo
20. Yalalov, D. (2023, 4 11). PepsiCo đang tích cực truyền bá việc sử dụng AI
trong công ty. Retrieved 3 2024, from https://mpost.io/vi:
https://mpost.io/vi/pepsico-is-actively-spreading-the-use-of-ai-within-the-
company/

You might also like