TIỂU LUẬN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP.

HCM
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
----🙞🙜🕮🙞🙜----

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học

CHỦ ĐỀ 6: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÁI HỎA


GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY
(ĐẶC BIỆT TỪ THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY)

Nhóm 02
Khóa lớp: K61A

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................4
I. TỔNG QUAN BÁI HỎA GIÁO..............................................................................................................5

1. Tên gọi....................................................................................................................... 5
2. Nguồn gốc và lịch sử.................................................................................................5
2.1. Nguồn gốc..........................................................................................................5
2.2. Lịch sử............................................................................................................... 5
3. Tín ngưỡng................................................................................................................ 6
4. Nghi thức................................................................................................................... 7
4.1. Lửa thánh........................................................................................................... 7
4.2. Lễ Tân sinh........................................................................................................ 7
4.3. Nghi thức thanh tịnh.......................................................................................... 7
5. Đặc điểm....................................................................................................................8
5.1. Thuyết nhị nguyên............................................................................................. 8
5.2. Niềm tin vào thuyết mạt thế...............................................................................8
5.3. Tín ngưỡng đạo đức........................................................................................... 9
5.4. Tín ngưỡng khải huyền...................................................................................... 9
6. Một số quan điểm cơ bản của Bái Hỏa giáo.........................................................10
6.1. Quan điểm về Thượng đế.................................................................................10
6.2. Quan điểm về cái Ác........................................................................................10
6.3. Quan điểm về con người.................................................................................. 11
6.4. Quan điểm về sự Phán xét, Thiên đường và Địa ngục.....................................11
6.5. Quan điểm về ngày Tận thế và Trời mới, Đất mới.......................................... 12
6.6. Quan điểm của Bái Hỏa giáo về đạo đức trong sạch toàn diện....................... 12
II. ẢNH HƯỞNG CỦA BÁI HỎA GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY................................... 13
1. Nguyên nhân ảnh hưởng...........................................................................................13
2. Những lĩnh vực của Bái hỏa giáo ảnh hưởng đến tư tưởng phương Tây, đặc
biệt từ TK XIX đến nay:............................................................................................ 15
2.1. Tôn giáo........................................................................................................... 15
2.2. Văn học............................................................................................................ 15
Thời trang................................................................................................................16
2.3. Âm nhạc........................................................................................................... 16
2.4. Công nghiệp..................................................................................................... 17
C. KẾT BÀI...................................................................................................................... 17
1. Tóm tắt nội dung.................................................................................................... 17
2. Ý nghĩa.....................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 19
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng nhất định.
Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện
tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tôn giáo
đều hướng con người đến cái chân – thiện – mỹ với những giá trị tốt đẹp.

Bái hỏa giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, được sáng lập vào
khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại. Trong suốt hàng thiên
niên kỷ, Bái hỏa giáo đã trải qua nhiều thăng trầm và phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy Bái
hỏa giáo có sự ảnh hưởng lớn đến nhiều nơi trên thế giới như ở Trung Đông, Ấn Độ và
Trung Hoa. Đặc biệt Bái hỏa giáo cũng có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư tưởng
phương Tây trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt từ thế kỳ XIX đến nay. Bằng cách phân tích sâu
hơn về nguồn gốc và đặc trưng của Bái hỏa giáo, bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về sự ảnh hưởng của trường phái tôn giáo này đến tư tưởng phương Tây. Các nghiên
cứu về Bái hỏa giáo cũng đã đưa ra những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của nó, giúp chúng ta
nhận thức được tầm quan trọng của Bái hỏa giáo đối với sự phát triển của tư tưởng phương
Tây trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài tiểu luận này là phân tích sâu hơn về sự ảnh hưởng của Bái hỏa giáo đến
tư tưởng phương Tây, đặc biệt là từ thế kỷ XIX đến nay thông qua việc nghiên cứu nguồn
gốc và đặc trưng của trường phái tôn giáo này. Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích
những ảnh hưởng cụ thể của Bái hỏa giáo đến tư tưởng phương Tây trong lĩnh vực tôn giáo
và văn hoá, từ đó giúp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trường phái tôn giáo này đối với
sự phát triển của tư tưởng phương Tây.
B. PHẦN NỘI DUNG

I. TỔNG QUAN BÁI HỎA GIÁO

1. Tên gọi

Hỏa giáo hay Bái hỏa giáo, cũng còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, Đạo Zoroast, Đạo
Mazda hay Mazde, Hỏa yêu giáo.

2. Nguồn gốc và lịch sử

2.1. Nguồn gốc

- Được sáng lập bởi nhà tiên tri Zarathustra (Zoroaster) vào khoảng thế kỷ 7 trước Công
nguyên tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại.

- Tôn giáo này phát triển mạnh ở Ba Tư từ thế kỷ 7 TCN, sau đó, phát triển sang nhiều
nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa.

- Hiện nay, số lượng người theo Bái Hỏa Giáo ước tính khoảng 200.000 người, chủ yếu ở
Iran và Ấn Độ, ngoài ra còn có ở Pakistan, Mỹ và Anh,.
2.2. Lịch sử

Thời kỳ đầu Hỏa giáo nhanh chóng phát triển trở thành quốc giáo của Đế quốc Ba Tư
trong các triều đại Achaemenid, Arsacid và Sassanid. Trong giai đoạn này Hỏa giáo cũng
lan truyền nhanh chóng sang Ấn Độ và Trung Hoa. Vào năm 651 nhà Sassanid bị lật đổ
trong cuộc chinh phạt của người Hồi giáo, kể từ đó Hỏa giáo suy yếu dần tại Ba tư trước
sự bành trướng của Hồi giáo trong khu vực. Sau cách mạng Hồi giáo tại Iran trước sự đàn
áp dã man của chính quyền Hồi giáo, nhiều Parsi (tín đồ Hỏa giáo sống tại Ấn Độ) đã di
tản sang Mỹ, Úc, Ấn Độ, Pakistan,...

Hiện nay, Hỏa Giáo Ba Tư coi như đã bị xóa tên khỏi danh sách các tôn giáo trên thế giới
nhưng rất nhiều giáo lý quan trọng của Hỏa Giáo Ba Tư như: chỉ tôn thờ một Thiên Chúa,
tin có Thiên Thần và Ma Quỷ, Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ngày tận thế, mọi người chết sẽ
sống lại để hiện diện trong ngày Phán Xét Cuối Cùng… tất cả đều đã hòa nhập vào cốt
tủy của đạo Do Thái. Rồi từ đạo Do Thái, các đạo hậu sinh như Kitô Giáo (Công Giáo,
Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) và Hồi Giáo đã sao chép lại những giáo lý đó mà họ
tưởng là của các tiên tri Do Thái, nhưng họ không hề biết rằng tác giả của những giáo lý
đó là một người Ba Tư tên là Zoroaster. Các tiên tri Do Thái chỉ là những đứa học trò đã
học những bài học giáo lý của Zoroaster trong những thế kỷ Do Thái bị Ba Tư đô hộ, từ
thế kỷ 6 đến 4 trước Công Nguyên. Những giáo lý của Hỏa Giáo Ba Tư đã tạo nên những
yếu tố đồng nhất tiêu biểu cho tất cả các đạo thờ Chúa hiện nay. Nói cách khác, Hỏa Giáo
Ba Tư vẫn hiện diện và mãi mãi tồn tại trong linh hồn của các đạo thờ Chúa.

3. Tín ngưỡng

Bái Hỏa giáo cho rằng trong thời nguyên thủy đã tồn tại hai loại thần linh là "Thiện và
Ác", họ đều có sức mạnh sáng tạo và hơn thế còn tổ chức các trận địa của mình. Thần
Thiện Ahura Mazda có ý là “chúa của trí tuệ”, thần Ác Angara Mainyu là nơi hội tụ
của mọi tội ác như đen tối, chết chóc, hủy diệt, tội ác. Cả hai vị thần này đều có những
hiền thần hoặc quyến thuộc trung thành, họ đã tiến hành những cuộc đọ sức, chiến tranh.
Cuối cùng Thiện thần đã thắng Ác thần, đi theo thần Thiện để chủ quản thế giới gồm có 7
vị đại Thiên thần (Thánh linh, Thiện tư, Thiên tắc, chính nghĩa, Kiền kính, tùy tâm,
Vương quốc lý tưởng, hoàn hảo và bất hủ).

Một số tín ngưỡng chính của Bái hỏa giáo bao gồm:

● Tin vào một vị thần duy nhất, Ahura Mazda.

● Tin rằng thế giới đang bị chiến đấu giữa hai thế lực thiện và ác.

● Tin rằng con người phải sống một cuộc sống đạo đức, trung thực, giá trị như chính nghĩa,
sự thật, trật tự, kiên trì và lòng nhân ái để chiến thắng thế lực ác.

● Tin vào sự tái sinh.

● Tin vào sự phán xét sau khi chết: trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh
điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng. Tôn chỉ đạo đức của Bái Hỏa giáo là: “Nghĩ điều
thiện, nói điều thiện, làm điều thiện” bởi vì tôn giáo này tin rằng, con người sau khi chết,
linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của thần quang minh Ahura Mazđa. Thần quang
minh căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên
đường hay vào địa ngục.

4. Nghi thức

4.1. Lửa thánh

Hỏa giáo cho rằng lửa là con trai của Thần Thiện, có sức mạnh cao nhất, thanh tịnh sáng
láng và mạnh mẽ. Do vậy, lửa là con mắt của chính nghĩa. Thời cổ đại Ba Tư, lửa thánh
còn được phân chia theo đẳng cấp như tế tư, võ sĩ, nông dân.

4.2. Lễ Tân sinh

Nam nữ lên 7 (Ấn Độ) hoặc 10 (Ba Tư) đều phải cử hành nghi thức nhập môn do các tư
tế ban cho áo thánh và dây lưng thánh để làm dấu hiệu của giáo đồ chân chính. Áo thánh
dùng vải thô màu trắng may thành, hai mặt trước sau tượng trưng cho quá khứ và tương
lai. Dây lưng thánh tượng trưng cho phương hướng đúng đắn, được dệt bằng 72 sợi lông
cừu, vòng quanh bụng 3 lượt.

4.3. Nghi thức thanh tịnh

Chia làm 3 phần: Tiểu tịnh (vệ sinh thân thể sạch sẽ trước khi đọc kinh văn); Đại tịnh
(tắm gội trước khi làm lễ tân sinh hoặc kết hôn dưới sự chủ trì của một vị tư tế); Đặc tịnh
(chủ yếu cư hành đối với những người chuẩn bị đảm nhận thần cức hoặc vận chuyển thi
thể người chết, cần phải có hai tư tế chủ trì. Những người tham gia loại nghi lễ này dưới
sự canh giữ của một con chó; dùng nước, cát và nước đái bò để rửa sạch ô uế ở trên thân
thể đồng thời trừ bỏ ác tâm, và làm lễ trong vòng 9 ngày).
5. Đặc điểm

5.1. Thuyết nhị nguyên

Theo thuyết nhị nguyên, tín ngưỡng này không phải một thần như tín ngưỡng của người
Sumer, và Babylon, trong đó thần thánh có thể mang tính thiện và ác, cũng như không kỳ
vọng vào thuyết một thần, hay niềm tin vào một thần tính duy nhất, như trong tín ngưỡng
của người Do Thái và Ai Cập trước đó. Hai vị thần quan trọng cai quản vũ trụ:
Ahura-Mazda, vô cùng thiện, không hề làm điều ác, hiện thân cho nguyên tắc hiểu biết,
chân lý và công chính; Ahriman, vị thần xảo trá, hiểm ác, chúa tể các thế lực đen tối, độc
ác. Cả hai đều trong cuộc chiến vô vọng để giành uy thế. Mặc dù họ có sức mạnh ngang
nhau, nhưng thần hiểu biết sau cùng giành chiến thắng, và thế giới được cứu khỏi các thế
lực đen tối.

5.2. Niềm tin vào thuyết mạt thế

Bái hỏa giáo là tín ngưỡng theo thuyết mạt thế.

“Thuyết mạt thế” là giáo điều của sự vật gần đây hay cuối cùng bao gồm những quan
niệm như sự xuất hiện của đấng cứu thế, sự phục sinh từ cái chết, sự phán xét cuối cùng,
và truyền đạt ý người được cứu rỗi sẽ đến được thiên đàng vĩnh hằng.

Theo niềm tin Bái hỏa giáo, thế giới kéo dài 12.000 năm. Sau 9.000 năm, có sự quang
lâm lần hai của Zoroaster, như một dấu hiệu và lời hứa sự chuộc lỗi sau cùng vì đã làm
điều thiện, tiếp theo sau là sự sinh ra bằng phép màu của Saoshyant, với nhiệm vụ là làm
cho điều thiện trở nên hoàn hảo như sự chuẩn bị cho ngày tận thế. Sau cùng, ngày trọng
đại cuối cùng sẽ đến khi Ahura-Mazda chế ngự và ném Ahriman xuống địa ngục. Người
chết sau đó sẽ từ huyệt mộ sống dậy được phán xét theo những gì đáng được thưởng phạt.
Người công chính sẽ được hưởng phúc đời đời trong khi người độc ác sẽ bị xử bằng lửa
địa ngục thiêu đốt. Sau cùng, tất cả đều được cứu rỗi, vì địa ngục Ba Tư, không giống
như địa ngục của người Cơ Đốc, không kéo dài mãi.
5.3. Tín ngưỡng đạo đức

Từ những gì vừa nêu, có thể rút ra kết luận rằng tín ngưỡng Bái hỏa giáo rõ ràng là một
tín ngưỡng đạo đức. Mặc dù nội dung hàm chứa ý tiền định, chọn lọc một số được cứu
rỗi, nói chung vẫn dựa trên giả định cho rằng con người đều có tính tự nguyện, rằng mình
được tự ý phạm lỗi hay không phạm lỗi, và họ sẽ được thưởng phạt trong thế giới bên kia
theo hạnh kiểm của họ trên trần thế. Các đức hạnh được tán dương được liệt kê thật ấn
tượng. Một số mang nguồn gốc chính trị hay kinh tế: sự chuyên cần, tuân thủ hợp
đồng, phục tùng người cai trị, con đàn cháu đống, và canh tác đất (“Người nào gieo ngũ
cốc cũng gieo tính chất thiêng liêng”). Những điều khác cũng có ý nghĩa rộng hơn:
Ahura-Mazda khuyên con người nên thật thà, nên thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau bằng
mọi khả năng của mình, nên kết bạn với người nghèo và có lòng hiếu khách. Bản chất của
những đức hạnh rộng hơn này có lẽ được thể hiện trong một sắc lệnh khác của thánh thần:
“Hễ người nào cho người thật thà thịt… thì anh ta sẽ được lên Thiên đàng”.

Về “Tội trọng”: Các loại hạnh kiểm bị cấm đoán rất nhiều và đa dạng gồm toàn bộ danh
sách trong số Bảy tội trọng của đạo Cơ Đốc thời Trung cổ và nhiều tội khác. Kiêu ngạo,
tham ăn, lười biếng, thèm muốn, phẫn nộ, dâm ô, ngoại tình, phá thai, vu khống và lãng
phí là những tội trọng điển hình. Việc cho vay lấy lãi được mô tả là “trọng nhất trong số
các tội”, và sự tích góp của cải bị phản đối nhiều nhất. Những kiềm chế mà con người cần
có gồm loại Khuôn vàng thước ngọc tiêu cực: “Chỉ có những gì tự nhiên mới là điều tốt
và không nên làm bất kỳ điều gì không tốt đối với chính bản thân”. Cũng thật thích hợp
khi cho rằng Bái hỏa giáo ban đầu lên án cách sống khổ hạnh. Tự làm cho mình đau khổ,
chay tịnh, và đau buồn thái quá cũng bị cấm với lý do chúng làm tổn thương cả tinh thần
lẫn thể xác và làm cho con người không còn thích hợp với nhiệm vụ làm nông nghiệp và
sinh con đẻ cái. Sự điều độ chứ không phải kiêng cữ tuyệt đối là quan niệm truyền thống
của người Ba Tư.

5.4. Tín ngưỡng khải huyền

Bái hỏa giáo có ý nghĩa đặc biệt vì nó là một tín ngưỡng khải huyền – hiển nhiên là
hình thức đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử thế giới phương Tây. Tín đồ là những
người nắm giữ chân lý duy nhất, không phải vì họ khôn ngoan hơn người khác, mà còn
hiểu được những điều bí ẩn của thần thánh. Trong tư cách thành viên trong thực thể thần
thánh, đương nhiên họ có được sự hiểu biết của thần thánh, dĩ nhiên, không phải hoàn
toàn, mà chỉ một phần hiểu biết ấy. Chân lý họ đang hiểu vì thế cũng mang tính huyền
bí, không thể giải thích bằng logic hay khám phá bằng nghiên cứu, điều nghiên. Một
phần chân lý trong hình thức chữ viết thần thánh – Avesta, người ta cho rằng đã từ trên
trời gửi xuống – nhưng phần lớn gồm sự khải huyền bằng lời nói miệng mà Zoroaster tiếp
nhận từ Mazda rồi truyền cho các môn đệ. Trái với quan niệm chung, tín ngưỡng khải
huyền không phổ biến trong thế giới phương Tây. Người Ai Cập không có kinh thánh hay
Lời của Thần thánh, và các dân tộc vùng Lưỡng Hà cũng thế. Tương tự, các tín ngưỡng
của Hy Lạp và La Mã đều dựa trên nền tảng không có Chân lý nào do thần thánh ban cho.

6. Một số quan điểm cơ bản của Bái Hỏa giáo

6.1. Quan điểm về Thượng đế

Bái Hỏa giáo quan niệm và thờ kính duy nhất một Thượng đế toàn năng, vô hình, bao
trùm vũ trụ, còn ngọn lửa trên bàn thờ đơn giản chỉ là để phản ánh một vài trong những
bản tính của Thượng đế là sự Sáng và sự Sống. Tiếng Ba Tư xưa gọi Thượng đế là Ahura
Mazda (tức Thiên Chúa duy nhất) hay Ormazd (tức Đấng Toàn năng), hoặc Đấng Sáng
tạo ra vạn vật, nhưng vô hình, vô tượng, cũng là đấng cai quản toàn thể vũ trụ.

6.2. Quan điểm về cái Ác

Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, một trong các đóng góp lớn nhất của Bái Hỏa giáo
vào quan điểm của các tôn giáo trên thế giới hiện nay là quan niệm về cái ác. Các tôn
giáo đa thần thường gán cái ác cho một hiện tượng thiên nhiên nào đó, để rồi chịu khuất
phục và phát sinh các nghi lễ hiến tế có phần dã man. Đến Bái Hỏa giáo, cái ác đã được
đặt xuống bên dưới một thiện thần tối cao và quan trọng hơn, Bái Hỏa giáo quan niệm,
cái ác luôn xuất hiện trong đời sống và con người có thể chống lại cái ác thông qua các
hành vi của mình và trong ngày phán xét chung cuộc, cái ác sẽ bị tiêu diệt.
Bái Hỏa giáo quan niệm cái ác phát sinh từ Angara Mainyu tức là Thần Ác (còn có tên
khác như Ahriman, Shaitin hay Satan).

Cả Thần Ác và Thần Thiện đều có nguồn gốc chung là Thượng đế, trong đó Angara
Mainyu là Thần Ác, còn Spenta Mainyu là Thần Thiện. Cả Thần Thiện và Thần Ác đều
dưới quyền kiểm soát của Thượng đế (Ahura Mazda) và ràng buộc nhau, Thần Thiện
không thoát khỏi Thần Ác và ngược lại.

6.3. Quan điểm về con người

Bái Hỏa giáo quan niệm, con người được Thượng đế tạo ra trong quá trình sáng tạo ra thế
giới gồm cả phần linh hồn và thể xác. Phần thân xác sẽ chết, còn phần linh hồn sau khi
chết sẽ phải chịu sự phán xét để được đến Thiên đường hoặc rơi xuống Địa ngục. Bái Hỏa
giáo cho rằng, con người ta thật sự tự do để quyết định điều họ muốn làm hoặc tuân theo
cái Thiện hoặc đi theo cái Ác và phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của chính mình.

6.4. Quan điểm về sự Phán xét, Thiên đường và Địa ngục

Theo Bái Hỏa giáo, sau khi chết, phần linh hồn con người sẽ ở lại với thân xác ba ngày để
suy tư lại những việc làm trong đời, sau đó sẽ đến nơi phán xét lần thứ nhất. Thần Mithra
sẽ cân đong phần linh hồn theo những việc tốt và xấu người ta đã làm khi còn sống:

● Nếu nhiều việc tốt hơn việc xấu, phần linh hồn sẽ được đưa qua cầu Chinvat,
cầu sẽ rộng rãi, dễ đi và phần linh hồn sẽ được các nữ tỳ xinh đẹp chào mừng
đến Thiên đường, nơi đẹp đẽ có phần linh hồn của những người tốt lành, hoàn
hảo.

● Nếu việc xấu nhiều hơn việc tốt, cây cầu Chinvat sẽ trở nên khó đi, và phần linh
hồn còn bị hành hạ bởi một con quỷ, trước khi rơi xuống Địa ngục để bị ác quỷ
hành hạ khổ sở.

Địa ngục, theo quan điểm của Bái Hỏa giáo, là nơi của sự trừng phạt kinh hãi nhất mà
phần linh hồn người chết phải chịu đựng do những lỗi lầm phạm phải về việc không giữ
đạo đức trong sạch khi còn sống.
Thiên đường, trong quan điểm của Bái Hỏa giáo, là nơi đẹp đẽ, với hương thơm kỳ thú,
có các nữ tỳ xinh đẹp và có những phần linh hồn cao thượng, tốt lành đã sống với đạo
đức trong sạch của Bái Hỏa giáo.

6.5. Quan điểm về ngày Tận thế và Trời mới, Đất mới

Ngày tận thế, theo kinh sách của Bái Hỏa giáo, sẽ bắt đầu bằng những hiện tượng thiên
nhiên bất thường như mưa xuống những con vật có nọc độc, ngày ngắn lại, cây cối không
trổ hoa kết trái,…cũng là lúc nước sắt nóng chảy tràn trên mặt đất và cuộc Phán xét
chung cuộc bắt đầu.

Trời mới, Đất mới, sau khi thực hiện xong cuộc phán xét cánh chung, thế giới cũ sẽ kết
thúc và mở ra Trời mới Đất mới, thế giới sẽ bắt đầu chu kỳ mới, thời gian mới, không có
khổ đau, ác độc như đã từng có.

6.6. Quan điểm của Bái Hỏa giáo về đạo đức trong sạch toàn diện

Chủ đề đạo đức của Bái Hỏa giáo hướng người ta tới một sự thiện lành, thanh khiết hầu
như toàn diện, trong sạch trong mọi hoạt động của con người, trong mọi mối quan hệ của
con người, từ người với người, con người với thiên nhiên ở cả hai khía cạnh trong sạch ở
phần thân xác và trong sạch cả ở phần thiêng liêng.

Theo Bái Hỏa giáo, sự trong sạch của con người được coi là sự tôn vinh sự Sống, tức là
tôn vinh Thượng đế, Đấng tạo ra cả thế giới và con người. Chính vì vậy, Bái Hỏa giáo
chủ trương nghĩ thiện, nói thiện và làm việc thiện.

“Hãy làm cho chính mình trong sạch, hỡi người công chính. Bất cứ ai trên thế
gian này đều có thể đạt được sự tinh khiết của chính mình, tức là, khi người ấy
gột rửa cái tôi của mình bằng tư tưởng, lời nói và việc làm thánh thiện”
II. ẢNH HƯỞNG CỦA BÁI HOẢ GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY

1. Nguyên nhân ảnh hưởng

Độc nhất vô nhị: Bái Hỏa Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên khám phá ra khái
niệm độc nhất vô nhị, tức là sự tồn tại của một Thiên Chúa duy nhất. Trước đó, phần lớn
các tôn giáo xưa đều tôn thờ nhiều vị thần. Khái niệm monotheism (tôn thờ một vị thượng
đế) đã được truyền bá và lan rộng trong các tín ngưỡng khác, bao gồm các tôn giáo
Abraham (Judaism, Christianity, Islam).

Du nhập vào phương Tây: Sau khi người Ba-tư chinh phục được các đảo của Hy Lạp
trong thời hoàng kim của Đế chế Achaemenid, triết học Hy Lạp đã đi theo một hướng
khác. Người Hy Lạp trước đó tin rằng số phận con người phụ thuộc vào các vị thần, mà
những đấng quyền năng luôn hành động theo những vui buồn ngẫu hứng. Nhưng sau khi
làm quen với tôn giáo và triết học Iran, người Hy Lạp bắt đầu cảm thấy tin tưởng hơn vào
việc con người có thể làm chủ số phận mình, và rằng các quyết định của con người là do
chính con người đưa ra.

Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tôn giáo khác: Giáo lý nền tảng của Hỏa giáo – đạo thờ
thần lửa – do Zarathustra sáng lập nên với ý tưởng chỉ có một thượng đế duy nhất đã đi
vào các tôn giáo lớn khác, mà đáng kể nhất là ‘ba đại tôn giáo’: đạo Do Thái giáo, Cơ
Đốc và đạo Hồi. Hỏa Giáo Ba Tư coi như đã bị xóa tên khỏi danh sách các tôn giáo trên
thế giới hiện nay nhưng rất nhiều giáo lý quan trọng của Hỏa Giáo Ba Tư như: chỉ tôn thờ
một Thiên Chúa, tin có Thiên Thần và Ma Quỷ, Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ngày tận thế,
mọi người chết sẽ sống lại để hiện diện trong ngày Phán Xét Cuối Cùng... Tất cả đều đã
hòa nhập vào cốt tủy của đạo Do Thái. Rồi từ đạo Do Thái, các đạo hậu sinh như Kitô
Giáo (Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) và Hồi Giáo đã sao chép lại những
giáo lý đó mà họ tưởng là của các tiên tri Do Thái, nhưng họ không hề biết rằng tác giả
của những giáo lý đó là một người Ba Tư tên là Zoroaster. Các tiên tri Do Thái chỉ là
những đứa học trò đã học những bài học giáo lý của Zoroaster trong những thế kỷ Do
Thái bị Ba Tư đô hộ, từ thế kỷ 6 đến 4 trước Công Nguyên. Những giáo lý của Hỏa Giáo
Ba Tư đã tạo nên những yếu tố đồng nhất tiêu biểu cho tất cả các đạo thờ Chúa hiện nay.
Nói cách khác, Hỏa Giáo Ba Tư vẫn hiện diện và mãi mãi tồn tại trong linh hồn của các
đạo thờ Chúa.

Sự hồi sinh ở phương Tây: Trong thế kỷ XIX và XX, Bái hỏa giáo đã có sự hồi sinh ở
phương Tây. Điều này là do một số yếu tố, bao gồm:

- Sự quan tâm ngày càng tăng đến các tôn giáo cổ xưa
- Sự khám phá ra các văn bản cổ của Bái hỏa giáo
- Sự thành lập các cộng đồng Bái hỏa giáo mới ở phương Tây

Phản ánh xã hội: Bái Hỏa Giáo đặc biệt coi trọng việc xây dựng một cộng đồng công
bằng và duy trì trật tự. Tư tưởng này đã ảnh hưởng đến quan niệm phương Tây về chính
trị, xã hội và pháp luật.

Đạo đức cá nhân: Bái Hỏa Giáo cũng đề cao việc làm thiện và tránh tà ác trong đạo đức
cá nhân. Ý tưởng này đã có ảnh hưởng lớn đến quan niệm về đạo đức và trách nhiệm cá
nhân trong tư tưởng phương Tây.

Truyền bá và sự thích nghi: Bái Hỏa Giáo đã trải qua quá trình truyền bá và sự thích
nghi với các tôn giáo và văn hóa khác trong lịch sử. Việc tương tác và giao lưu với các
nền văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự lan rộng và ảnh hưởng của Bái Hỏa Giáo đến tư
tưởng phương Tây.

Tư duy triết học: Bái Hỏa Giáo cung cấp một cách tiếp cận triết học về cuộc sống và tồn
tại. Những nguyên tắc triết học như dualism (hai thực thể đối nghịch), miễn nhiễm huyền
hoặc và trách nhiệm cá nhân đã có ảnh hưởng đến triết học và tư duy phương Tây.
2. Những lĩnh vực của Bái hỏa giáo ảnh hưởng đến tư tưởng phương Tây, đặc biệt từ
TK XIX đến nay:

2.1. Tôn giáo

Sự ảnh hưởng của Bái hỏa giáo đối với lĩnh vực Tôn giáo được thể hiện qua việc
những khái niệm, giáo lý nền tảng của Bái Hỏa giáo được đưa vào các tôn giáo lớn
khác, cụ thể như:

Khái niệm Ý chí tự do được Bái hỏa giáo đưa vào Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, triết học
Hy Lạp và phương Tây nói chung.

Giáo lý nền tảng của Hỏa giáo – đạo thờ thần lửa – do Zarathustra sáng lập nên với ý
tưởng chỉ có một thượng đế duy nhất đã đi vào các tôn giáo lớn khác, mà đáng kể nhất là
‘ba đại tôn giáo’: đạo Do Thái giáo, Cơ Đốc và đạo Hồi.

Khái niệm quỷ Satan cũng là một khái niệm căn bản trong Hỏa giáo; trên thực tế, toàn bộ
niềm tin Hỏa giáo được miêu tả trên cơ sở cuộc đấu tranh giữa Thượng Đế và các lực
lượng thiện, hiền hòa, mà đại diện là Chúa Thánh Thần (Holy Spirit) và Thánh linh
(Spenta Mainyu), với phe do một Thiên sứ (Ahriman) đứng đầu các lực lượng hắc ám, ma
quỷ.

2.2. Văn học

Sự ảnh hưởng của Bái hỏa giáo đối với lĩnh vực Văn học được thể hiện cụ thể qua một số
ví dụ như:

Vở kịch Thần khúc nổi tiếng của Dante Alighieri, mô tả hành trình đến Địa ngục, được
cho là chịu ảnh hưởng của Cuốn sách cổ đại về Arda Viraf. Được viết từ nhiều thế kỷ
trước bởi một tác giả Zoroastrian, nó mô tả hành trình của một nhà du hành vũ trụ đến
Thiên đường và Địa ngục. Có lẽ nào là Dante đã nghe được câu chuyện kể trong Hỏa giáo
về một kẻ lãng du, lang thang trong vũ trụ? Câu chuyện kẻ lãng du đó được cho là đã trở
thành hoàn thiện như hiện nay vào khoảng thời gian Thế kỷ 10 sau Công nguyên, và hai
tác phẩm có những nét tương đồng tới mức kỳ lạ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể suy đoán
liệu những điểm tương đồng đó có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay Dante đã đọc hoặc
nghe nói về Cuốn sách của Arda Viraf trước khi viết Thần khúc của mình.

Tuyển tập thơ Đông-Tây (West-East Divan, 1819) của Goethe, lấy cảm hứng từ thi sĩ
người Ba-tư Hafez, đã có một chương mang chủ đề Hỏa giáo.

Loạt truyện giả tưởng nổi tiếng của George RR Martin A Song of Ice and Fire, sau này
được chuyển thể trong chương trình truyền hình HBO Trò chơi vương quyền, bao gồm
anh hùng huyền thoại nổi tiếng Azor Ahai. Tác giả đã nói rằng anh ấy được truyền cảm
hứng từ Ahura Mazda, vì Azor Ahai cũng được miêu tả là một Á thần Ánh sáng định
mệnh chiến thắng Bóng tối. Chiến tranh giữa các vì sao của George Lucas cũng chứa đầy
Các mô-típ Ánh sáng và Bóng tối mà người tạo ra nhượng quyền thương mại đã nói được
lấy cảm hứng từ Zoroastrianism.

2.3. Âm nhạc

Bản concerto của Richard Strauss cho dàn nhạc Thus Spoke Zarathustra được lấy cảm
hứng rất rõ ràng từ Hỏa giáo. Hơn nữa, nó còn được lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của
Nietzsche – Do đó Spoke Zarathustra.

Ngoài ra, phần ca từ trong tác phẩm âm nhạc Cây sáo thần của Mozart chứa đầy các chủ
đề mang nội dung Hỏa giáo, chẳng hạn như ánh sáng đối chọi với bóng tối, những phiên
phán xử bằng lửa và nước, và trên hết, là việc đi tìm trí khôn và điều tốt lành.

Tác phẩm âm nhạc "Symphony No. 3" (The Firebird, 1910) của nhà soạn nhạc Igor
Stravinsky được lấy cảm hứng từ câu chuyện về chim lửa trong Bái hỏa giáo. Chim lửa là
một sinh vật thần thoại tượng trưng cho ánh sáng và sự tái sinh. Tác phẩm âm nhạc này
đã thể hiện một cách mãnh liệt và đầy cảm xúc về sức mạnh của ánh sáng và sự tái sinh.

2.4. Công nghiệp

Thương hiệu ô tô Mazda xuất phát trực tiếp từ tên của Chúa tể Trí tuệ Hỏa giáo, Ahura
Mazda.
C. KẾT BÀI

1. Tóm tắt nội dung

Với những quan điểm về cái thiện cái ác và về số phận của linh hồn, con người, Bái
Hoả giáo đã mang đến một luồng gió mới trong tư tưởng của nhân loại, đồng thời
còn là tiền đề cho sự phát triển về các lý luận, triết lý của các giáo phái khác trong
tương lai. Để dẫn chứng cho điều này, trích lời của Mary Boyce trong cuốn
“Zoroastrians: Their Religious Beliefs and Practices” (Bái Hỏa giáo: Niềm tin tôn
giáo và hiện thực) “Bái Hỏa giáo có lẽ là tôn giáo cổ xưa nhất từng được sáng lập
trên thế giới. Bái Hỏa giáo ảnh hưởng lên con người nhiều hơn bất cứ tôn giáo nhất
thần nào khác dù là trực tiếp hay gián tiếp”. Bà Mary Boyce còn khẳng định thêm:
“Giáo chủ Zoroaster có lẽ là người đầu tiên truyền dạy quan điểm về sự phán xét
dành cho từng người, Thiên đường và Địa ngục, sự Phục sinh, ngày Phán xét cuối
cùng, sự sống đời đời cho thân thể và linh hồn tái hợp". Các quan điểm này đã trở
thành niềm tin của phần lớn nhân loại, thông qua sự vay mượn của Do Thái giáo,
Kitô giáo và Islam giáo; cả trong chính Bái Hỏa giáo với sự gắn kết đầy đủ và logic
nhất”.

Chính nhờ quan niệm và tư tưởng mới mẻ, cùng với sự lan rộng của các tín đồ, Bái
Hoả giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc và nhất định đến đời sống tinh thần của
nhân loại, trong đó có cả những nước Phương Tây. Những triết lý của Bái Hỏa
giáo không dừng lại ở việc lan tỏa mà còn được tiếp nhận và để lại vết tích của bản
thân ở rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, đi từ điêu khắc, âm nhạc đến văn học,... của
Phương Tây.

2. Ý nghĩa

Thông qua việc phân tích sâu hơn về tư tưởng và lịch sử của Bái Hỏa giáo, bài tiểu
luận này sẽ làm rõ hơn về tác động của trường phái tôn giáo này đối với tư tưởng ở
các nước phương Tây, đồng thời cũng cung cấp những ví dụ cụ thể. Từ đó, bài tiểu
luận giúp chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của nó trong sự phát triển trong tư
tưởng phương Tây ở các lĩnh vực tôn giáo và triết học. Ngoài ra, chúng ta sẽ có cái
nhìn rõ hơn về nguồn gốc phát triển của các thuyết lý về thiện và ác, linh hồn và
con người có trong các giáo phái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bái hỏa giáo, tôn giáo lâu đời nhất của Iran và thế giới [WWW Document], n.d. URL
https://www.migolatravel.com/bai-hoa-giao-ton-giao-lau-doi-iran/..
2. Hỏa giáo [WWW Document], n.d.. Holamon.cat. URL
https://www.holamon.cat/vi/hoa-giao..
3. Migola Travel, 2017.. Migola Travel. URL
https://www.migolatravel.com/bai-hoa-giao-ton-giao-lau-doi-iran/..
4. ONLINE T.T., 2011. Ngọn lửa vĩnh cửu của Hỏa giáo ở Iran [WWW Document].
TUOI TRE ONLINE. URL https://tuoitre.vn/news-438942.htm..
5. Phật Giáo Nước An Tức và Nước Khương Cư - I. Phật Giáo Nước An Tức [WWW
Document], n.d. URL
https://web.archive.org/web/20160911070353/http://vnbet.vn/nghien-cuu-phat-giao-ta
y-vuc/phat-giao-nuoc-an-tuc-va-nuoc-khuong-cu-i-phat-giao-nuoc-an-tuc-5063.html..
6. Sách tôn giáo/Hỏa giáo – Wikibooks tiếng Việt [WWW Document], n.d. URL
https://vi.wikibooks.org/wiki/S%C3%A1ch_t%C3%B4n_gi%C3%A1o/H%E1%BB%
8Fa_gi%C3%A1o.
7. Shahnameh - Thiên sử thi bi tráng về các Đế vương Ba Tư [WWW Document], n.d.
URL https://tinhhoa.us/shahnameh-thien-su-thi-bi-trang-ve-cac-de-vuong-ba-tu.html.
8. Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây – Cecrs, 2019. URL
http://www.trungtamtongiao.vn/suc-nong-hoa-giao-thoi-vao-phuong-tay/800.
9. Tiên tri về ngày tận thế của Zoroaster và sự tương đồng kỳ lạ với sách Khải Huyền,
n.d. URL
https://tinhhoa.in/tien-tri-ve-ngay-tan-the-cua-zoroaster-va-su-tuong-dong-ky-la-voi-s
ach-khai-huyen.html.
10. Zarathushtra | Biography, Religion, & Facts | Britannica [WWW Document], n.d.
URL https://www.britannica.com/biography/Zarathustra.
11. Zhelyazkov, Y., 2023. How Zoroastrianism Changed the West. Symb. Sage. URL
https://symbolsage.com/zoroastrianism-influence-in-west/.
12. Zoroastrianism – Tôn giáo Iran cổ đại này đã thay đổi phương Tây như thế nào
[WWW Document], 2023. URL
http://avareurgente.com/vi/zoroastrianism-ton-giao-iran-co-dai-nay-da-thay-doi-phuo
ng-tay-nhu-the-nao.

Tài liệu này bao gồm 19 trang./.

You might also like